Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát năng lực dùng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên họ...

Tài liệu Khảo sát năng lực dùng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng việt như một ngoại ngữ (học viên ở trình độ c và trên c)

.PDF
137
1375
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ l-¬ng hoµng nga kh¶o s¸t n¨ng lùc sö dông tõ t×nh th¸i vµ c¸ch nãi biÓu thÞ c¶m xóc cña häc viªn häc tiÕng viÖt nh- mét ngo¹i ng÷ (häc viªn ë tr×nh ®é c vµ trªn c) LUËN V¡N TH¹C SÜ ng«n ng÷ häc Hµ Néi, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ l-¬ng hoµng nga kh¶o s¸t n¨ng lùc sö dông tõ t×nh th¸i vµ c¸ch nãi biÓu thÞ c¶m xóc cña häc viªn häc tiÕng viÖt nh- mét ngo¹i ng÷ (häc viªn ë tr×nh ®é c vµ trªn c) CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Mà SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam Hµ Néi, 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT ......................................................... 7 1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu .................................................. 7 1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học ......................................... 7 1.1.2. Vấn đề phân loại các ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái................. 10 1.1.3. Phương tiện biểu thị nghĩa tình thái .............................................. 17 1.2. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp ................................................ 20 1.2.1. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp ............................................ 20 1.2.2. Phương tiện biểu thị cảm xúc........................................................ 21 CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ TÌNH THÁI VÀ CÁCH NÓI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN HỌC TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ (TRÌNH ĐỘ C VÀ TRÊN C) .............................................................. 25 2.1. Kết quả định lƣợng ............................................................................ 25 2.1.1. Kết quả định lượng qua bài thi trình độ C .................................... 25 2.1.2. Kết quả định lượng qua băng ghi âm ............................................ 28 2.1.3. Kết quả định lượng qua bài tập kiểm tra trình độ ......................... 33 * Tiểu kết .................................................................................................... 38 2.2. Kết quả định tính ............................................................................... 39 2.2.1. Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc được học viên nắm bắt khá tốt khi làm bài tập kiểm tra trình độ ................................................. 39 2.2.2. Từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc được học viên ưa sử dụng ......................................................................................................... 44 2.2.3. Những tình huống giao tiếp thể hiện năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên .............................................. 48 2.2.4. Một số hiện tượng biểu hiện hạn chế trong năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc của học viên trình độ C và trên C ..... 55 * Tiểu kết .................................................................................................... 67 1 CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ TÌNH THÁI VÀ CÁCH NÓI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN NƢỚC NGOÀI. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NGƢỜI NGHIÊN CỨU ................................. 69 3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng ................................................................ 69 3.1.1. Tiếng mẹ đẻ của học viên ............................................................. 69 3.1.2. Vị trí của từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay....................... 71 3.1.3. Ứng xử của học viên và giáo viên với từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc trong quá trình dạy và học ................................................... 79 3.1.4. Cá tính của học viên và môi trường sống của học viên trong quá trình học tập tiếng Việt tại Việt Nam ...................................................... 84 3.2. Một số đề xuất..................................................................................... 86 3.2.1. Đề xuất phương pháp học tập ....................................................... 86 3.2.2. Đề xuất phương pháp giảng dạy ................................................... 87 3.2.3. Đề xuất về công tác biên soạn sách và giáo trình ......................... 95 * Tiểu kết .................................................................................................... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...101 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay việc học tiếng Việt đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều người nước ngoài. Công tác nghiên cứu về hoạt động dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng có những chuyển biến mới. Hàng năm các cuộc hội thảo, các hội nghị khoa học về “Tiếng Việt cho người nước ngoài” đã được tổ chức cả trong và ngoài nước. Ngày càng có nhiều người viết về những vấn đề xung quanh việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ những bài viết nhỏ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho đến cả những công trình nghiên cứu khá sâu sắc. Tất cả những nghiên cứu đó đã cung cấp những kinh nghiệm quí báu về phương pháp dạy tiếng ở nhiều phương diện khác nhau. Nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ C và trên C)”. Chúng tôi lựa chọn đề tài này là xuất phát từ những lý do sau: - Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc là những phương tiện chuyển tải nhanh nhất những nhận định, đánh giá, thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói tới người nghe. - Bên cạnh việc học các kiến thức ngữ pháp cơ bản như cách sử dụng các động từ, tính từ, danh từ; vấn đề về chủ ngữ, vị ngữ, vấn đề về cách viết câu, viết đoạn văn, học viên nước ngoài học tiếng Việt cần học cả những phương tiện để thể hiện những thái độ, cảm xúc. - Học viên nước ngoài học tiếng Việt, nếu biết sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt đúng nơi, đúng lúc sẽ tạo được sự hấp dẫn cho câu chuyện, tạo sự ngạc nhiên cho người bản ngữ. 2. Mục đích của đề tài Chúng tôi đặt ra mục đích cụ thể trong quá trình làm việc là: 3 - Tìm hiểu những mặt mạnh và những điểm yếu trong năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên. - Nêu đề xuất cho việc học của học viên, cho công tác giảng dạy của giáo viên, cho công tác biên soạn sách và giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên cơ sở khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh trong năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên. 3. Nhiệm vụ của đề tài Muốn đạt được mục đích trên chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ phải làm là: 1. Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc của nhiều đối tượng học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ và khái quát lên tình hình chung. 2. Lí giải nguyên nhân có tình hình như trên. 4. Đối tƣợng khảo sát Nói chung đối tượng được khảo sát là các học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ ở trình độ C và trên C (trình độ của người học được đánh giá bằng số lượng, chất lượng các giáo trình họ đã học. Tuy nhiên có những học viên học tiếng Việt không theo trình tự các giáo trình vì thế cũng có thể đánh giá trình độ của họ theo thời gian đã học tiếng Việt.) Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng đối tượng học như thế nào là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động giảng dạy cũng như việc nghiên cứu hoạt động này nên đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng được chọn lọc và phân loại kỹ lưỡng. Đối tượng cụ thể như sau: Chủ yếu là học viên đã và đang học tiếng Việt ở khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đối tượng khảo sát ở những lứa tuổi khác nhau, có sở thích, thói quen khác nhau, đến từ những nước khác nhau và có mục đích học tập khác nhau. 4 Vì thế khi làm việc chúng tôi chú ý tới đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí sau: 1. Quốc tịch, lứa tuổi, cá tính. 2. Mục đích học tiếng Việt 3. Thời gian đã học tiếng Việt. 4.. Thời gian tự học tiếng Việt. 5. Thời gian tiếp xúc với người bản ngữ. 5. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cho thấy rõ những mặt mạnh và mặt yếu trong sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên, từ đó người ta có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề về phương pháp học, phương pháp dạy. Luận văn cũng cho thấy những thiếu sót trong một số cuốn giáo trình hiện hành, từ đó giải quyết những vấn đề về biên soạn giáo trình dạy tiếng. 6. Phƣơng pháp làm việc 6.1. Phương pháp lấy tư liệu * Soạn bài tập kiểm tra trình độ cho học viên làm. * Ghi âm các cuộc nói chuyện của học viên với người bản ngữ * Dự một số giờ học của học viên. * Thu thập một số bài thi (môn viết) lấy chứng chỉ tiếng Việt trình độ C của học viên 6.2. Phương pháp xử lý tư liệu Áp dụng hệ các phương pháp: thống kê, miêu tả, đối chiếu, phân tích và quy nạp. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết Chương này nêu khái quát những vấn đề lý thuyết về nghĩa tình thái của câu. Lí thuyết về giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp. Làm rõ nội hàm các thuật ngữ được dùng trong luận văn: từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc. Chương 2. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ C và trên C) Chương này đưa ra những con số thống kê cụ thể trong thực tế sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng học viên đã tiến hành khảo sát. Theo đó đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu về năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên. Tiếp đó luận văn tiến hành nghiên cứu định tính để tìm hiểu sâu hơn về những ưu điểm và những tồn tại trong năng lực của học viên về từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc. Chương 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên nước ngoài.Một số đề xuất của người nghiên cứu Chương này phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới tình hình sử dụng ngôn ngữ của học viên như chương 2 đã trình bày. Cuối cùng trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và những nhận định người viết có được trong quá trình nghiên cứu, cũng như qua thực nghiệm, luận văn xin đưa một số đề xuất về cách học hiệu quả cho học viên, một cách dạy tích cực đối với giáo viên và một số đề xuất cho công tác biên soạn giáo trình. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu 1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học Khái niệm tình thái vốn xuất phát từ trong logic học. Trong logic học, nội dung mệnh đề thường được chia ra làm hai phần: ngôn liệu và tình thái. Ngôn liệu là cái tập hợp gồm vị ngữ logic và các thành tố của nó, được xem xét như mối liên hệ tiềm năng. Còn tình thái là cách hiện thực mối liên hệ tiềm năng ấy là hiện thực hay phi hiện thực; tất yếu hay không tất yếu, có khả năng hay không có khả năng. Do chỗ chỉ quan tâm đến giá trị chân nguỵ của nội dung mệnh đề, gạt bỏ đi vai trò chủ quan của người nói cùng nhiều nhân tố khác nên “cái âm giai tình thái logic chỉ giới hạn trong tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng với những mức độ khác nhau của tính chất ấy và sự phối hợp giữa các tính chất ấy” (16, tr50). Vậy là tình thái trong logic học chỉ liên quan đến phạm trù tình thái khách quan. Cái tình thái miêu tả chỉ duy nhất xoay quanh mối quan hệ giữa nội dung của điều được nói ra với thực tế. T. Givon viết “… trong ngôn ngữ học tình thái đã được nhìn nhận và lý giải từ góc độ dụng học với những sở chỉ rõ ràng về người nói, người nghe, với sự quan tâm đến ý đồ, mục đích giao tiếp của họ.” (dẫn theo 14, tr13). Vì thế tình thái trong ngôn ngữ học làm thành một phổ đa dạng về màu sắc, phong phú về cách thức biểu hiện hơn nhiều so với tình thái khách quan trong lôgic học. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu các nhà ngôn ngữ học đã ý thức được như vậy. Trong một thời gian dài do ảnh hưởng sâu sắc về sự phân giới dứt khoát giữa ngôn ngữ và lời nói mà F.D. Saussurre đã xác lập, tính tình thái trong ngôn ngữ học bị đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ yếu. Mấy chục năm trở lại đây, tình thái của ngôn ngữ được nhìn nhận lại và đã trở thành một 7 trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ. Nhiều nhà ngữ học trên thế giới đã bàn luận về vấn đề này như Ch. Phillmore, J. Lyons, V.V Vinogradov… Quan điểm đáng chú ý nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất phải kể đến đó là quan điểm của Ch. Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp. Theo ông nội dung ngữ nghĩa của câu cần được phân biệt thành hai yếu tố khác nhau đó là Dictum và Modus. Dictum được hiểu là nội dung biểu hiện làm thành cốt lõi ngữ nghĩa của câu, miêu tả một sự tình nào đó của thế giới. Còn Modus là những thái độ, những cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung được biểu hiện cũng như mối quan hệ giữa nội dung ấy với hiện thực trong cách nhìn nhận của chủ thể phát ngôn. Hai thành phần nghĩa vừa kể trên luôn luôn gắn kết với nhau trong mọi phát ngôn nhưng chính Modus mới là “linh hồn của câu”. Quan điểm của Ch. Bally được coi là quan điểm mở đường cho công cuộc nghiên cứu nghĩa tình thái của câu. Về sau có nhiều nhà ngôn ngữ học khác tiếp bước ông và cũng nghiên cứu tình thái theo hướng đó. Cặp thuật ngữ Dictum và Modus ông dùng được gọi theo nhiều tên khác, khi là mệnh đề / tình thái, khi là ngôn liệu / tình thái, tình thái/ mệnh đề hay cơ sở mệnh đề / tình thái … tuỳ theo cách tiếp cận của từng nhà ngôn ngữ. Ở Việt Nam, Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, Cao Xuân Hạo, và nhiều nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu nghĩa tình thái của câu. Tuy cách đặt vấn đề, hướng nghiên cứu có nhiều điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở một điểm là coi tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa - chức năng, phản ánh mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế, phản ánh thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong quan hệ với người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Cao Xuân Hạo, người đã nêu nhiều vấn đề đáng chú ý trong nghiên cứu về tình thái, viết rằng “trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn làm thành 8 một bảng màu cực kỳ đa dạng, trong đó phần lớn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau.” (16, tr50). Chính do “bảng màu cực kỳ đa dạng này” mà tình thái trở thành vấn đề hết sức phức tạp trong ngôn ngữ. Các cuộc bàn luận về nội hàm của khái niệm tình thái cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm chưa được thống nhất. Với tính chất của luận văn, chúng tôi không có ý định bàn luận thêm về tính hợp lý hay phi lý của các quan điểm hiện có về khái niệm tình thái. Chúng tôi chấp nhận một quan điểm phổ biến nhất về tình thái để thuận tiện cho quá trình khảo sát. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của hai tác giả Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: để chỉ sự đối lập Modus và Dictum thì dùng cặp thuật ngữ tình thái/ nội dung mệnh đề là hợp lý hơn cả. Vì như các tác giả cũng đã chỉ ra, cặp thuật ngữ này tỏ ra bao quát và quen thuộc nhất. Hơn nữa dùng thuật ngữ nội dung mệnh đề một mặt cho phép ta chỉ ra tính tiềm năng của sự tình được biểu hiện, mặt khác nó không hoàn toàn trùng với cách hiểu của lôgích học. Thêm vào đó cặp thuật ngữ này tạo điều kiện cho việc cấu tạo các thuật ngữ khác như khung tình thái, nội dung mệnh đề của hành vi ngôn ngữ…Khái niệm tình thái, theo đó, nên được hiểu theo nghĩa rộng nhất như Bybee đã nói. Đó là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề” (dẫn theo 8, tr23). Nếu hiểu theo nghĩa rộng như thế thì khái niệm tình thái trong ngôn ngữ sẽ bao gồm nhiều kiểu ý nghĩa rất khác nhau. Có thể phân thành những nhóm cơ bản sau: 1. Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời …) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại. 2. Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay xúc cảm của người nói đối với nội dung thông báo về mức độ quan trọng, về 9 độ tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về khả năng, tính hiện thực… 3. Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình. 4. Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái…) 5. Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Chẳng hạn như đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác… 1.1.2. Vấn đề phân loại các ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái Hầu hết các công trình nghiên cứu về tình thái (những luận văn, luận án và một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ) đều nói tới nội hàm của phạm trù tình thái và vấn đề phân loại các ý nghĩa đó. Có thể các tác giả gọi tên theo nhiều cách khác nhau: vấn đề phân loại tình thái, ý nghĩa bộ phận của khái niệm tình thái hay một số thế đối lập chủ yếu của tình thái trong ngôn ngữ, nhưng tựu chung lại vẫn cùng một mục đích là làm sáng rõ bức tranh nội hàm của khái niệm tình thái và phạm trù hoá chúng thành một số loại cơ bản. Bản thân khái niệm tình thái là một khái niệm rộng lớn. Mỗi phát ngôn đều mang trong mình một nghĩa tình thái nhất định nếu không muốn nói là còn có thể có nhiều nghĩa tình thái chồng chéo lên nhau, đan bện vào nhau trong chỉ một phát ngôn. Vì vậy việc làm rõ nội hàm của khái niệm tình thái đã là một vấn đề khó khăn thì việc phạm trù hoá các ý nghĩa đó lại càng khó khăn hơn. Công việc này đòi hỏi phải có quá trình phân tích tỉ mỉ và óc bao quát để sao cho kết quả các phạm trù phải vừa rõ nghĩa lại vừa không bỏ sót các ý nghĩa bộ phận. 10 Th.s Đoàn Thị Thu Hà, trong luận văn tốt nghiệp của mình, nêu ý kiến về vấn đề tình thái “là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu”. Có hai loại tình thái: tình thái chủ quan và tình thái khách quan. Trong đó tình thái chủ quan là kiểu tình thái mà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định “Các ý nghĩa tình thái nhiều khi đan bện vào nhau làm thành một phổ liên tục không dễ gì quy hoạch thành những kiểu loại những bình diện rõ ràng: “Nhiều khi một ý nghĩa lại có thể đồng thời tham gia vào nhiều đối lập, thuộc nhiều bình diện khác nhau.” “lại cũng có tình trạng là cùng dùng chung một thuật ngữ mà các tác giả khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau, hay cùng một hiện tượng, cùng chấp nhận một cách phân loại mà tác giả này xếp vào kiểu loại tình thái này, tác giả khác lại xếp vào kiểu loại tình thái khác …”. (19, tr15) Theo đó, chúng ta đều biết rằng thế đối lập tình thái khách quan và tình thái chủ quan là thế đối lập vẫn thường được nhắc tới. Thế nhưng cách hiểu thế nào là tình thái khách quan và thế nào là tình thái chủ quan lại khác xa nhau. Chẳng hạn: A.V.Bondarko khẳng định chỉ có hai nhóm ý nghĩa được các nhà nghiên cứu công nhận là các ý nghĩa tình thái là: - Tính khả năng, tính tất yếu, tính cần yếu. Nhóm này làm cơ sở cho tình thái khách quan. - Sự nghi ngờ, tính không chắc chắn, giả định khả năng và tính dứt khoát. Nhóm này làm sơ sở cho tình thái chủ quan. J. Lyons cũng phân chia tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Khi chú ý hơn tới tình thái chủ quan, ông cho rằng tình thái chủ quan có một phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với quan điểm về tình thái chủ quan của A.V. Bondarko. Theo ông tình thái chủ quan có thể được chia làm hai tiểu loại: tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Tình thái nhận thức có thể 11 được hiểu là sự cam kết ở một mức độ nào đó của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra; tình thái đạo nghĩa biểu thị thái độ của ngưòi nói đối với hành động mà mệnh đề biểu thị chúng được xem xét theo các nội dung về tính nghĩa vụ, sự cấm đoán và sự miễn trừ. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Phương Trà trong luận văn của mình đều công nhận rằng tình thái khách quan là loại tình thái của lôgích học, nó chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của phán đoán với hiện thực, mang tính chất khách quan, bản thể và xem đó như một đặc trưng nội tại của bản thân cấu trúc chủ từ - vị từ lôgích. Tình thái khách quan tách khỏi những nhân tố thuộc về thái độ tình cảm, đánh giá, mục đích, nhu cầu, ý chí của con người nói chung và của từng chủ thể phát ngôn nói riêng, còn tình thái chủ quan là tình thái trong ngôn ngữ học vì ngôn ngữ luôn gắn liền với con người, với chủ thể phát ngôn. Đó là những thái độ về tình cảm, cách đánh giá, mong muốn, nguyện vọng, cam kết, sự tin tưởng, nghi ngờ… của người nói trong mối quan hệ với nội dung được thông báo trong câu và với thực tế. Bùi Trọng Ngoãn trong luận án Tiến sĩ cũng đồng quan điểm với hai tác giả nói trên. Theo Bùi Trọng Ngoãn khi nói tới tình thái trong ngôn ngữ là nói tới tình thái chủ quan. Bởi vì trong ngôn ngữ vai trò của người nói được đặc biệt coi trọng. Người nói không trình bày hiện thực như nó vốn có mà trình bày theo lăng kính chủ quan của mình và theo những ý định riêng của mình. Những người nghiên cứu vừa nêu trên có khuynh hướng phân chia dứt khoát tình thái chủ quan và tình thái khách quan, dựa trên tiêu chí vai trò vị trí của người nói vào lúc nói. Theo đó họ thường nhấn mạnh tính chất chủ quan của ngôn ngữ và nhận định chỉ có tình thái chủ quan mới là tình thái trong ngôn ngữ học. Vì thế, nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ tức là nghiên cứu về tình thái chủ quan. Một số nhà nghiên cứu khác cũng công nhận có một sự đối lập giữa tình thái chủ quan và tình thái khách quan tuy nhiên dựa trên một tiêu chí 12 khác nên quan điểm về tình thái chủ quan và tình thái khách quan có phần khác biệt. Chẳng hạn, các nhà ngôn ngữ học thuộc nhóm ngữ pháp chức năng Hà Lan đã cho rằng: - Tình thái khách quan thể hiện sự đánh giá dựa trên hiểu biết của người nói về thực cách của sự tình và gồm hai tiểu loại: nhận thức và đạo nghĩa, mỗi loại đều được biểu hiện trên một thang độ, từ chắc chắn đến không thể, từ bắt buộc đến cấm đoán. - Tình thái chủ quan lại biểu thị sự cam kết có tính cá nhân của người nói về tính chân thực của sự tình, thể hiện qua những bằng chứng (suy luận, trải nghiệm, trích dẫn, nghe tường thuật …) Quan niệm như thế rõ ràng cả tình thái chủ quan và tình thái khách quan đều có mối liên hệ tới yếu tố người nói, điều khác nhau là ở chỗ cách thức và phạm vi, thái độ, tình cảm mà người nói biểu thị qua câu nói. Rõ ràng cả hai loại tình thái đều thuộc vào phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học. Ở Việt Nam Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, cũng đề nghị một thế đối lập khá bao quát là tình thái chủ quan và tình thái khách quan. Theo hai tác giả thì: - Bộ phận nghĩa trực tiếp gắn phát ngôn với cái tôi chủ thể, chủ quan của người nói, gắn với ngữ cảnh giao tiếp, với sự tương tác liên chủ thể và do đó là những kiểu nghĩa ngữ dụng, đều thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng, được gọi chung là tình thái chủ quan. Tình thái chủ quan sẽ bao gồm a) Những kiểu mục đích phát ngôn được ngữ pháp hoá, được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp cũng như những kiểu câu ngôn hành. b) Tất cả các ý nghĩa tình thái liên quan đến thái độ, cách đánh giá của người nói đối với điều anh ta nói ra. Nói theo cách nói của Hare, đó là những ý nghĩa thể hiện những sự cam kết của người nói đối với hành vi tại lời. - Bộ phận nghĩa tình thái phản ánh đặc trưng mang tính bản thể của hành động, trạng thái, tính chất (bắt đầu/ kết thúc, kéo dài/ không kéo dài) hay 13 mối quan hệ của chủ thể đối với hành động, tính chất, trạng thái do vị ngữ hạt nhân biểu thị (ví dụ: chủ thể muốn, có ý định, có khả năng …thực hiện hành động, mức độ của tính chất, trạng thái mà chủ thể mang trong bản thân). Đây là bộ phận tình thái mà người nói chỉ đơn thuần truyền đạt lại nên gọi là tình thái khách quan, hay gọi là tình thái của sự tình được truyền đạt. Về cơ bản tình thái này nằm ở bình diện nghĩa học. Như vậy, cũng tạo lập thế đối lập giữa tình thái khách quan và tình thái chủ quan nhưng theo một hướng khác. Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp không sử dụng thuật ngữ tình thái khách quan theo nghĩa là khách quan lôgích như đã trình bày ở hướng quan niệm thứ nhất (nhóm tác giả phân lập ranh giới tình thái khách quan và tình thái chủ quan, trong đó chỉ có tình thái chủ quan mới là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học). Các ông đã đi theo hướng phân loại các kiểu tình thái theo lý thuyết hành vi ngôn từ, tiến tới sự phân lập thành tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Cả hai loại tình thái này đều thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học. Chỉ khác nhau ở bình diện nghiên cứu, tình thái khách quan thuộc bình diện nghĩa học còn tình thái chủ quan thuộc bình diện dụng học. Nói như vậy không có nghĩa rằng tất cả các nhà ngôn ngữ học đều phân ra thế đối lập tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Vì theo nhiều nhà nghiên cứu khách quan hay chủ quan là những khái niệm rất mơ hồ, thật khó để xác định khi nào là tình thái khách quan khi nào là tình thái chủ quan. Chẳng hạn như: khi câu nói nghe hoàn toàn là khách quan (chỉ thông báo một sự tình như nó vốn có) như nó nghỉ học. Người nói không thể hiện một thái độ hay sự cam kết nào trong câu nói. Thế nhưng sự không cam kết nào lại chính là một sự cam kết. Ở đây người nói chắc chắn về việc nó nghỉ học. Hay câu nói nó nói nó nghỉ học. Thoạt tiên nghe câu nói cũng như là hoàn toàn khách quan nhưng xét kỹ lại mang tính chất chủ quan. Người nói thông báo cả 14 nguồn chứng cứ là “ nó nói” giống như thể hiện của một sự chưa chắc chắn. Chúng ta có thể diễn đạt câu nói theo một cách khác như Nó nói nó nghỉ học nhưng tôi không biết có thật không. C. Kerbrat Orecchioni, khi đề cập tới tính chủ quan trong lời nói đã chỉ rõ tính mơ hồ của thuật ngữ này. Theo bà thuật ngữ chủ quan mơ hồ bởi tác động của các yếu tố liên quan đến ngữ nghĩa của lời nói trong giao tiếp là: - Tình huống hoặc ngữ cảnh của phát ngôn - Lối sử dụng ngôn từ còn tuỳ thuộc vào nền văn hoá, tư tưởng, niềm tin, hy vọng của người nói. Thứ nữa là tính chủ quan của lời nói có thể được thể hiện bằng hiển ngôn hoặc được thể hiện một cách hàm ẩn ở trong câu. Vì thế bà không đề cập tới cặp đối lập tình thái khách quan và tình thái chủ quan trong ngôn ngữ. Với những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy cách phân chia tình thái khách quan và tình thái chủ quan như Lê Đông và Nguyễn Văn HIệp đã đề xuất là hợp lý. Khung lý thuyết đó sẽ giúp ích rất nhiều cho những người đi sau khi nghiên cứu về tình thái. Đã có nhiều thế đối lập về phạm trù tình thái được nêu ra nhằm làm cho bức tranh tình thái được sáng rõ hơn. Chẳng hạn như tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa; tình thái căn bản và tình thái nhận thức (tình thái căn bản bao gồm tình thái đạo nghĩa và tình thái trạng huống); tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói; tình thái mục đích phát ngôn và tinh thái của lời phát ngôn. Trong những thế đối lập này, thế đối lập tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn là thế đối lập nhiều hứa hẹn hơn cả. Cách tiếp cận này là cách tiếp cận theo hướng ngữ dụng học, “cho phép người nghiên cứu có thể miêu tả toàn diện tình thái với các phương tiện tình thái hoạt động như những siêu tác tử tác động vào nội dung mệnh đề, hình thành nên khung tình thái rộng lớn của câu”(19, tr24). Cao Xuân Hạo, có lẽ là người 15 đầu tiên trong giới Việt Ngữ học chủ trương phân loại tình thái theo tinh thần phân biệt tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn, nhưng ông gọi là tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. - Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt lời nói về phương diện mục đích và tác dụng trong giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, vốn là những sự phân biệt được ngữ pháp hoá (được thể hiện bằng những sự phân biệt về hình thức đã được mã hoá trong ngữ pháp) cho nên được ngữ pháp cổ truyền miêu tả từ lâu. Ngoài ra tình thái của hành động phát ngôn còn phải kể thêm sự phân biệt giữa hai loại câu trần thuật (hay miêu tả), tức mang tính chất thông báo thuần tuý và những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản bác (đặc biệt là câu phản bác phủ định) và nhất là câu ngôn hành. Tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp. - Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, hoặc đến quan hệ sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một phần quan trọng của bình diện nghĩa học. Tình thái của lời phát ngôn còn có thể chia thành hai loại tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân. - Tình thái của câu phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của tính hiện thực (trong thời gian chẳng hạn – phạm trù thì), mức độ của tính xác thực, của tính tất yếu (khách quan hay đạo lý), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc v.v. của điều được thông báo. - Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái, hay tính chất do phần thuyết (hay vị ngữ diễn đạt. Dạng thức ở đây gồm những đặc trưng như “kéo dài/ không kéo 16 dài, bắt đầu / kết thúc”) v.v thường gọi là những đặc trưng về thể. Nếu hạt nhân vị ngữ của câu có chủ thể thì tình thái phản ánh mối quan hệ của chủ thể (tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân của phần thuyết biểu đạt (chẳng hạn như có ý muốn, có ý định làm, có đủ cam đảm hay đủ tàn nhẫn để làm, mức độ của trạng thái, tính chất được chủ thể mang trong bản thân v.v.) 1.1.3. Phương tiện biểu thị nghĩa tình thái Chấp nhận một quan niệm rộng về tình thái như đã nêu ở phần trên, cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi công nhận rằng bất kỳ một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng ít nhất một tình thái. Tình thái có thể được coi như trung hoà (không đánh dấu) là tình thái “hiện thực” hay “trần thuật khẳng định” được thể hiện bằng thái trần thuật trong các ngôn ngữ biến hình và thể hiện bằng sự vắng mặt của mọi yếu tố chỉ tình thái trong cấu trúc câu đã thành hình (nghĩa là đã tuyến tính hoá theo các quy tắc câu) trong các ngôn ngữ không biến hình. Tình thái có thể được thể hiện bằng các phương tiện tình thái, nghĩa là có hình thức đánh dấu ở trong câu. Các ý nghĩa tình thái rất rộng và phong phú vì thế để thể hiện được hết các ý nghĩa đó trong ngôn ngữ, các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái cũng rất phong phú và có phần phức tạp. Trong các ngôn ngữ biến hình thì các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đã được nghiên cứu có hệ thống và thường được phân biệt là các phương tịên ngữ pháp và các phương tiện từ vựng. Đối với các ngôn ngữ biến hình nói chung thì các phương tiện ngữ pháp được chú trọng hơn và thường được các tác giả nêu ra đó là thức của động từ, động từ tình thái, tiểu từ tình thái…Trong tiếng Việt, các phương tiện biểu thị tình thái trước đây chưa được miêu tả một cách có hệ thống. Các tác giả thường gọi tên các phương tiện tình thái theo những đặc trưng của 17 cách biểu đạt. Chẳng hạn như, khởi ngữ, phó từ phủ định, động từ tình thái, ngữ khí từ, phạm trù thì, phạm trù thể, phó từ, phó động từ v.v. Và thực tế là các phương tiện biểu thị tình thái không được xem là những thành phần quan trọng cần quan tâm nhiều. Chúng thường được xem là những hư từ không mang nghĩa từ vựng. Với sự quan tâm ngày càng nhiều tới phạm trù tình thái, trong nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái. Chẳng hạn như Nguyễn Văn Hiệp, Lê Đông, Lê Thị Hoài Dương nghiên cứu về hệ thống tiểu từ tình thái cuối câu; Bùi Trọng Ngoãn khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt; Đoàn Thi Thu Hà khảo sát nghĩa và cách dùng các quán ngữ tình thái trong tiếng Việt; Trần Thị Mỹ So sánh các yếu tố biểu thị tình thái nhận thức trong câu tiếng Việt và những hình thức biểu đạt tương ứng trong câu tiếng Anh v.v. Hệ thống các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt ngày càng được làm sáng rõ. Xét một cách chung nhất có thể thấy các phương tiện dùng để biểu đạt nghĩa tình thái có thể xếp thành ba nhóm phương tiện lớn là : - Phương tiện ngữ âm: trong hầu hết các ngôn ngữ người nói sử dụng ngữ điệu và trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá và những thông tin mà người nói cần nhấn mạnh.Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy phương tiện ngữ âm được ưa dùng để thể hiện ý nghĩa tình thái bởi có lẽ cách thể hiện tình thái bằng ngữ âm dễ gây ấn tượng và có nhiều điều khá thú vị. - Phương tiện ngữ pháp: các phương tiện ngữ pháp thường được nhắc tới là thời và thức của động từ trong các ngôn ngữ biến hình và phương thức đảo trật tự từ hay thay đổi cấu trúc của câu trong các ngôn ngữ không biến hình. - Phương tiện từ vựng: Bộ phận từ vựng biểu thị nghĩa tình thái khá phong phú trong các ngôn ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ đơn lập. Có những bộ phận từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái chuyên dụng trong các ngôn ngữ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan