Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng việt...

Tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng việt

.PDF
142
1662
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- PHÍ LÊ MAI KHẢO SÁT TẦNG NGHĨA TRÍ TUỆ CỦA HỆ THUẬT NGỮ TRÊN VĂN BẢN LUẬT TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- PHÍ LÊ MAI KHẢO SÁT TẦNG NGHĨA TRÍ TUỆ CỦA HỆ THUẬT NGỮ TRÊN VĂN BẢN LUẬT TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan Hà Nội - 2012 QUY ƢỚC VIẾT TẮT STT Viết tắt Đầy đủ 1 BLDS Bộ luật Dân sự 2 BLHS Bộ luật Hình sự 3 LTM Luật Thƣơng Mại DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – MÔ HÌNH Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sự phát triển nghĩa trên cơ sở tƣ liệu thuật ngữ………….. .57 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ BLDS…………….77 Mô hình 3.2: Tháp thuật ngữ trong BLDS…………………………………………….79 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ trong BLHS………82 Mô hình 3.4: Tháp thuật ngữ trong BLHS…………………………………………….83 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ trong LTM………..86 Mô hình 3.6: Tháp thuật ngữ trong LTM……………………………………………...88 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ luật Việt Nam…….90 Mô hình 3.8. Tháp thuật ngữ trong hệ thống Luật Việt Nam………………………...92 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 4 2. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu ......................................................... 5 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 5 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................................. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 5. Ý nghĩa của luận văn......................................................................................... 8 6. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................ 9 1.0. Dẫn nhập........................................................................................................ 9 1.1. Từ đa nghĩa .................................................................................................... 9 1.1.1. Từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa .................................................................... 9 1.1.2. Đa nghĩa là một sản phẩm và là một cấu tạo .......................................... 11 1.1.2.1. Đa nghĩa là một sản phẩm ............................................................... 11 1.1.2.2. Đa nghĩa là một cấu tạo ................................................................... 12 1.1.3. Các kiểu - loại nghĩa của từ đa nghĩa .................................................... 13 1.2. Tầng nghĩa trí tuệ và thuật ngữ ..................................................................... 20 1.2.1. Mối quan hệ giữa tầng nghĩa trí tuệ và thuật ngữ ................................... 20 1.2.2. Quan niệm về thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ ............................... 21 1 1.2.2.1. Cách hiểu về thuật ngữ .................................................................... 21 1.2.2.2. Đặc điểm của thuật ngữ ................................................................... 23 1.3. Hƣớng nghiên cứu của luận văn ................................................................... 24 Tiểu kết ............................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẦNG NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA THUẬT NGỮ LUẬT ........................................................................................................... 27 2.0. Dẫn nhập...................................................................................................... 27 2.1. Con đƣờng phát triển của nội hàm thuật ngữ ................................................ 27 2.2. Sự nâng cấp của thuật ngữ luật từ từ thông thƣờng ....................................... 29 2.3. Thực tế quá trình biến đổi của nội hàm thuật ngữ ......................................... 30 2.3.1. Sử dụng nguyên nội hàm về nghĩa của nội dung từ trong các sử dụng đời thƣờng ............................................................................................................. 31 2.3.2. Sử dụng một phần nội hàm nghĩa và làm rõ chi tiết theo chiều sâu ........ 39 2.3.3. Sử dụng từ một phần nội hàm về nghĩa và mở rộng nội hàm nghĩa ........ 43 2.3.4. Nội hàm nghĩa biểu niệm rộng hơn nghĩa biểu thị ................................. 47 2.4. Sự chuyển hoá giữa nghĩa biểu niệm và biểu chỉ, chuyển dịch giữa các nghĩa, dùng chung nội dung .......................................................................................... 50 2.4.1. Lí do của việc chuyển hóa chức năng-nghĩa của từ ................................ 50 2.4.2. Phân loại sự phát triển về nội hàm nghĩa theo cơ sở tƣ liệu .................... 54 Tiểu kết ............................................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: NGHĨA HỆ THỐNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TỪ NGHĨA HỆ THỐNG CỦA THUẬT NGỮ LUẬT ..................................................................... 57 3.0. Dẫn nhập...................................................................................................... 57 3.0.1. Mục đích ............................................................................................... 57 2 3.0.2. Ý niệm quy ƣớc không tham gia vào hệ thuật ngữ ................................. 57 3.1. Tính chặt chẽ về nghĩa của mỗi hệ thuật ngữ ................................................ 58 3.1.1. Quan niệm về giá trị hệ thống ................................................................ 58 3.1.2. Tính hệ thống và sự nghiêm ngặt trong tính hệ thống của hệ thuật ngữ luật .................................................................................................................. 58 3.2. Giá trị của các thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ Luật ............................... 70 3.2.1. Hệ thuật ngữ Luật Việt Nam .................................................................. 70 3.2.2. Hệ thuật ngữ trong BLDS ...................................................................... 71 3.2.2.1. Khảo sát số liệu trên cơ sở BLDS .................................................... 71 3.2.2.2. Hệ thống thuật ngữ BLDS qua tháp thuật ngữ ................................. 73 3.2.3. Hệ thuật ngữ trong BLHS ...................................................................... 75 3.2.3.1. Khảo sát số liệu trên cơ sở BLHS .................................................... 76 3.2.3.2. Hệ thống thuật ngữ BLHS qua tháp thuật ngữ ................................. 77 3.2.4. Hệ thuật ngữ trong LTM ........................................................................ 79 3.2.4.1. Khảo sát số liệu trên cơ sở LTM ..................................................... 80 3.2.4.2. Tháp hệ thống thuật ngữ LTM ........................................................ 82 3.2.5. Tháp thuật ngữ Luật Việt Nam .............................................................. 84 Tiểu kết ............................................................................................................... 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ......................................................................... 91 TƢ LIỆU .................................................................................................................. 1 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học đều chịu sự tác động sâu sắc của quá trình ấy. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, vai trò của Nhà nƣớc pháp quyền càng có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở để đẩy nhanh phát triển kinh tế, đi kèm theo đó là những tiến bộ của xã hội, mang lại nền dân chủ thực sự cho ngƣời dân trong xã hội. Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp nói chung và hệ thuật ngữ luật pháp nói riêng là yếu tố quan trọng. Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả việc quản lý ngƣời dân bằng pháp luật, Chính phủ đã ra hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, đề ra những quy tắc, chuẩn mực chung, có tính chất bắt buộc thực hiện với tất cả mọi ngƣời, đƣợc ban hành bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo trình tự thủ tục lập pháp. Theo đó, có nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến một số các lĩnh vực khác nhƣ hệ thống pháp luật, kết cấu bộ máy Nhà nƣớc, thể chế chính trị,… và cả các vấn đề liên quan chặt chẽ đến ngôn ngữ nhƣ hệ thống thuật ngữ và sự phát triển của nhận thức thể hiện trong ngôn ngữ. Yếu tố này không thể phát triển tự do mà luôn phải tuân thủ theo một logic chặt chẽ. Theo logic đó, các nghĩa của từ khi đƣợc nhận thức tập hợp luôn phải tồn tại và đƣợc sắp xếp theo một qui luật tổ chức nhất định. Nhƣng bài toán về mối liên hệ giữa các thành phần ý nghĩa và đặc biệt là thành phần thể hiện nghĩa khoa học theo chiều hƣớng logic xuyên suốt toàn bộ tập hợp nghĩa của từ thì chƣa có đƣợc lời giải thỏa đáng. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan rằng, sự biến đổi nghĩa của từ không phải là kết quả tác động của một yếu tố, mà đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố tác động. Thứ nhất, kết cấu nghĩa của từ không bất biến mà luôn vận động và phát 4 triển. Thứ hai, sự biến đổi của đời sống xã hội và nhất là sự phát triển không ngừng của nhận thức của nhận thức con ngƣời đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ, làm cho một từ phát sinh thêm các biến thể ngữ nghĩa. Ngoài hai yếu tố trên, còn phải kể đến bản thân hệ thống ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn đƣợc bổ sung nhiều yếu tố mới, đồng thời nó loại bỏ đi những yếu tố không còn phù hợp. Nhìn chung, đây là một vấn đề phức tạp trong ngôn ngữ nói chung và thuật ngữ luật nói riêng. Việc nghiên cứu khó có thể bao quát hết bởi dung lƣợng của nó quá lớn và tính đúng đắn chỉ đạt đƣợc trong một thời gian nhất định. Nhận thức đƣợc những vấn đề trên, với phạm vi luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đặc điểm của một bộ phận nghĩa của thuật ngữ. Đó chính là bộ phận thể hiện cao độ nhận thức của con ngƣời về khoa học xã hội. Theo đó, năng lực nhận thức của con ngƣời đƣợc đánh giá một cách tƣơng đối rõ ràng. Đƣa ra kết quả khảo sát về bộ phận này chính là một bƣớc chứng minh cho khả năng tƣ duy của nhân loại dƣới góc nhìn ngôn ngữ đồng thời chỉ ra những điểm nóng trong hệ thống pháp luật Việt Nam một cách chung nhất từ những khảo sát cụ thể. 2. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là các thuật ngữ trong văn bản luật tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật lại đƣợc phân công điều chỉnh một nhóm quan hệ nhất định. Trong đó, cơ sở của hệ thuật ngữ Luật Việt Nam đƣợc xây dựng từ hệ thuật ngữ Luật Dân sự, Hình sự và Thƣơng Mại. Đến nay, hệ thống Pháp luật của Việt Nam đã phát triển, theo kịp và đáp ứng tối đa nhu cầu về điều chỉnh các nhóm quan hệ quan hệnhất định. Cùng với đó, hệ văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt đến một trình độ tƣơng ứng. Tuy nhiên, trong những tình huống chƣa đƣợc quy định rõ ràng ở các văn bản cụ thể thì việc giải quyết các mâu thuẫn luôn đƣợc quy về hệ thống 3 luật cơ bản: 5 Dân sự, Hình sự và Thƣơng mại, trong đó, Dân sự luôn đƣợc coi là nền tảng cơ bản của Pháp luật Việt Nam. 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu Với những lý do đã trình bày ở trên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung thu thập tƣ liệu và nghiên cứu trên cơ sở các thuật ngữ trên văn bản Bộ luật Dân sự của Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là BLDS), Bộ luật hình sự của Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là BLHS) và Luật Thƣơng mại (năm 2005) do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích chính của luận văn là khảo sát các vấn đề cơ bản của tầng nghĩa trí tuệ ở các từ thể hiện nội dung khoa học thƣờng gặp. Chúng tôi hiểu rằng việc nghiên cứu tầng nghĩa thể hiện khả năng nhận thức của con ngƣời là không hề đơn giản bởi muốn có kết quả khảo sát chính xác, chúng tôi cần có lƣợng kiến thức chuyên ngành tƣơng đối lớn và sâu sắc. Tuy nhiên, đây lại là việc làm hết sức cần thiết. 3.2. Nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển của phổ nghĩa từ vựng, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới tầng nghĩa trí tuệ. Theo đó, chúng tôi tập trung phân tích một số thuộc tính cơ bản của tầng nghĩa nhƣ mối tƣơng quan về số lƣợng giữa các kiểu nghĩa, mối liên hệ giữa các kiểu nghĩa hay sự phát triển của từng kiểu nghĩa dẫn đến sự mở rộng của cả tầng nghĩa. Cùng với đó, chúng tôi song song khảo sát những từ khoá của mỗi ngành luật và của chung hệ thống luật cơ bản của Việt Nam để bƣớc đầu đƣa ra những vấn đề đƣợc pháp luật và xã hội quan tâm dƣới góc nhìn từ hệ thống thuật ngữ luật Việt Nam. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp miêu tả: Phƣơng pháp miêu tả dùng để miêu tả các phƣơng thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn của luật và đặc điểm định danh của hệ thuật ngữ luật. - Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ. Từ đó, tìm ra đƣợc các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ luật, các mô hình cấu tạo của chúng và các quy luật cấu tạo nên các thuật ngữ này. - Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa: Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa đƣợc áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ luật, từ đó thiết lập đƣợc các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trƣng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa, là cơ sở tạo nên thuật ngữ mới trong luật. - Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để tìm hiểu số lƣợng, tần số xuất hiện, tỷ lệ phần trăm của các phƣơng thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn ngành luật, các mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê sẽ đƣợc tổng hợp lại dƣới hình thức các bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trƣng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ luật đang nghiên cứu. Dựa vào nhiều thao tác, các đơn vị khảo sát sẽ đƣợc xem xét trong các bình diện kết hợp. Chúng tôi chú ý nghiên cứu theo hƣớng đồng đại. Dƣới ánh sáng của ngôn ngữ học đồng đại, các cách sử dụng từ khác nhau sẽ đƣợc so sánh nhằm để làm nổi bật đặc điểm về sử dụng, đặc điểm về nội hàm nghĩa của chính thuật ngữ đó. 7 5. Ý nghĩa của luận văn Chúng tôi hi vọng luận văn này sẽ cho thấy một phần bức tranh từ vựng -ngữ nghĩa tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ khoa học, góp phần làm sáng rõ quá trình biến đổi từ vựng -ngữ nghĩa tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi chỉ ra sự phát triển của tầng nghĩa trí tuệ, chỉ ra các phạm trù đáng quan tâm trong luật dƣới góc nhìn ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng. Qua đó, góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chƣơng. Phần mở đầu, chúng tôi đề cập đến lí do chọn đề tài và giới thiệu về mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn này, nhƣ đã nêu ở trên. Chƣơng 1, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận cho sự tồn tại của phổ nghĩa từ vựng nói chung và của tầng nghĩa trí tuệ nói riêng và các khái niệm liên quan. Chƣơng 2, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát hai kiểu nghĩa biểu niệm và biểu hiện về tƣơng quan số lƣợng cũng nhƣ sự tồn tại của nó trong một số ngành khoa học cơ bản. Chƣơng 3 là đóng góp chính của luận văn về sự nghiên cứu đặc điểm của tầng nghĩa trí tuệ trong chính bản thân nó cũng nhƣ trong mối liên hệ với cách sử dụng đời sống. Cuối cùng, phần kết luận sẽ trình bày những nhận xét có đƣợc sau quá trình thực tế nghiên cứu. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.0. Dẫn nhập Theo GS. Hoàng Tuệ: “Từ vựng của tiếng Việt là cả một thế giới biểu trƣng hoá. Chất liệu của sự biểu trƣng hoá này là thực tế của cuộc sống đƣợc khái niệm hoá theo cái lí của trí tuệ ngƣời Việt Nam. Đó là phần độc đáo trong bản sắc của tiếng Việt chúng ta, và nói chung, cái khác nhau giữa các ngôn ngữ chính là cuối cùng cái khác nhau giữa các cấu trúc - ngữ nghĩa.” [6; 25]. Nhƣ vậy, theo GS. Hoàng Tuệ, mặt ngữ nghĩa mới là mặt đáng lƣu ý trong một đơn vị ngôn ngữ. Ý nghĩa không chỉ tồn tại trong phạm vi ngôn ngữ mà còn tồn tại trong cả lĩnh vực ngoài ngôn ngữ. Song tất cả những lĩnh vực đó đều phải có sự tham gia của nhận thức con ngƣời. Nhận thức quyết định ý nghĩa. Nhận thức càng phát triển thì nội hàm ý nghĩa càng đƣợc mở rộng. Để thể hiện sự phức tạp của ý nghĩa từ vựng, ngôn ngữ học có hai khái niệm: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa. Đây là hai khái niệm cơ sở, có nội hàm bao trùm toàn bộ nội dung ý nghĩa từ vựng nói chung. Trong sự phát triển ở mức độ cao, thuật ngữ và nghĩa thuật ngữ cũng là một hƣớng phát triển đặc biệt của từ đa nghĩa. Thuật ngữ luật cũng tuân thủ yếu tố nguồn gốc này. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, hầu hết nghiên cứu về mặt từ vựng – ngữ nghĩa đều nên bắt nguồn từ việc nghiên cứu từ đơn nghĩa, đa nghĩa. Theo đó, để đặt vấn đề nghiên cứu mang tính lý luận về thuật ngữ, chúng tôi bắt nguồn từ yếu tố đơn giản nhất và cũng là cơ bản nhất của phạm trù ngữ nghĩa: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa, trong đó, yếu tố chính cần nhấn mạnh chính là: Từ đa nghĩa. 1.1. Từ đa nghĩa 1.1.1. Từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa Từ đơn nghĩa có cấu tạo đơn giản về mặt ý nghĩa. Nó chỉ thể hiện một nghĩa nhất định. Trong bất kì trƣờng hợp sử dụng nào, với bất kì văn cảnh nào, từ đơn nghĩa 9 cũng chỉ thể hiện một nghĩa duy nhất đã đƣợc xác định. Từ đa nghĩa đƣợc dùng để phân biệt với từ đơn nghĩa. Trong đời sống, từ đa nghĩa đƣợc hiểu là từ có chứa nhiều nghĩa và giữa các nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau [6]. Về chuyên môn, ngành Ngôn ngữ học cũng đã đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ đa nghĩa. Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận cách hiểu về từ đa nghĩa nhƣ sau: Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này lập thành hệ thống nằm trong mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt, thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt trên cơ sở một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng [12]. Bởi quan điểm này đã chỉ rõ các đặc điểm của từ đa nghĩa: - Từ và nghĩa của từ là hai đơn vị của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa. - Tổng thể các nghĩa của từ là một hệ thống con của các biến thể từ vựngngữ nghĩa. Chúng đƣợc tập hợp trên cơ sở nét nghĩa chung và loại biệt - Mối quan hệ giữa các nghĩa nằm trong tƣơng quan dẫn xuất phái sinh, là kết quả của việc sử dụng và phát triển lịch đại ngữ nghĩa. - Các nghĩa của một từ đa nghĩa đƣợc nhìn nhận từ góc độ biểu vật nhƣng lại định hình nhƣ một đơn vị, một cấu tạo từ góc độ biểu niệm. Nhƣ vậy, từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa đƣợc phân biệt dựa trên cơ sở số lƣợng nghĩa của từ. Từ đơn nghĩa có cấu trúc nghĩa rất đơn giản, chỉ gồm một nghĩa duy nhất trong mọi tình huống xuất hiện của từ. Ngƣợc lại, từ đa nghĩa có cấu trúc nghĩa rất phức tạp và với mỗi văn cảnh, chỉ có một trong số nhiều nghĩa của từ đƣợc thể hiện, đƣợc hiện thực hóa. Trong ngôn ngữ, cũng nhƣ các lĩnh vực khác, đơn vị nào hoạt động càng nhiều thì càng có sự biến đổi và phát triển mạnh về chức năng. Quá trình biến đổi và phát triển hệ thống từ vựng có sự tham gia của hiện tƣợng vay mƣợn và hiện tƣợng 10 cấu tạo các đơn vị mới. Vì lƣợng từ trong ngôn ngữ không thể tăng lên vô hạn tƣơng ứng với sự phát triển của nhận thức, của các nội dung cần biểu đạt nên một hình thức ngữ âm đôi khi phải biểu đạt nhiều nội dung khác nhau. Hơn nữa, ngôn ngữ có sự đa dạng về chức năng, phong phú về loại hình văn bản nên đơn vị ngữ nghĩa của từ luôn phải mở rộng phạm vi hành chức. Việc mở rộng dung lƣợng nghĩa của một đơn vị từ vựng chính là con đƣờng làm giàu vốn từ theo chiều sâu. 1.1.2. Đa nghĩa là một sản phẩm và là một cấu tạo 1.1.2.1. Đa nghĩa là một sản phẩm Là một hiện tƣợng có tính phổ biến và tính qui luật, đa nghĩa là một sản phẩm tất yếu của tính không đối xứng, không đồng hình của tín hiệu ngôn ngữ. Hơn nữa, vì ngôn ngữ tham gia vào quá trình tƣ duy, góp phần và tiếp nhận nhiều hoạt động sáng tạo, nên từ đơn nghĩa dần biến đổi thành từ đa nghĩa. Cũng bởi vậy, xét từ góc độ sử dụng ngôn ngữ, từ đa nghĩa thƣờng thuộc lớp từ toàn dân, có tần số xuất hiện cao, tồn tại trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, khi xem xét đặc điểm nghĩa của từ đa nghĩa, ta không thể bỏ qua mối quan hệ giữa cấu trúc hình thức và nội dung ý nghĩa của từ. Theo đó, những từ đa nghĩa thƣờng có cấu trúc hình thức khá đơn giản. Chúng thƣờng là những từ có kích cỡ nhỏ, nói một cách đơn giản là đƣợc cấu tạo bởi số lƣợng âm tiết hữu hạn. Điều này cho phép nhận định về mối quan hệ giữa mức độ đơn giản về hình thức và sự phát triển về nghĩa của từ. Chúng có mối tƣơng quan thƣờng theo tỉ lệ thuận. Từ nào càng đơn giản về cấu trúc hình thức thì càng có khả năng trở thành từ đa nghĩa. Theo thời gian và sự phát triển về nhận thức của con ngƣời, từ đơn nghĩa biến đổi thành từ đa nghĩa. Những nghĩa mới của từ thể hiện sự phát triển về tƣ duy, sự nâng cao về nhận thức. Nó đáp ứng đòi hỏi của con ngƣời, sao cho ngôn ngữ thực sự thể hiện đƣợc tƣ duy một cách chính xác, mạch lạc. Có nhƣ vậy, ngôn ngữ mới đảm 11 bảo đƣợc vai trò làm công cụ của tƣ duy. Sau đó, ngôn ngữ phải diễn đạt chuẩn xác những suy nghĩ của con ngƣời là kết quả của quá trình tƣ duy. Đa nghĩa là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển trình độ nhận thức của cộng đồng. Bởi những điều mà họ mong muốn biểu đạt không chỉ là những khái niệm đơn giản và thiếu tính hệ thống nhƣ thời kì nguyên sơ. Cũng vì lí do này, những từ đa nghĩa thƣờng xuất hiện với tỉ lệ cao ở những ngành khoa học phát triển và ở những nền văn minh tiên tiến. 1.1.2.2. Đa nghĩa là một cấu tạo Theo cách hiểu về từ đa nghĩa đã nêu trên, từ đa nghĩa có cấu trúc nghĩa bao gồm một số nghĩa khác nhau, chúng tạo thành một hệ thống nghĩa. Xét tại thời điểm khi mới xuất hiện, mọi từ đều chỉ có một nghĩa. Nhƣng cùng với thời gian và sự nâng cao nhận thức của con ngƣời, những từ một nghĩa đó dần biến đổi thành từ nhiều nghĩa -từ đa nghĩa. Nhƣ vậy, từ đơn nghĩa ban đầu dần có cấu tạo phức tạp, chứa đựng trong lòng nó thêm nhiều nghĩa, tạo thành từ đa nghĩa. Nội dung của từ đa nghĩa là một tập hợp những nghĩa có mối liên hệ nhất định trên một cơ sở chung nào đó. Đó là một hệ thống các nghĩa ổn định và ràng buộc nhau bằng những liên hệ nhất định. Cũng chính nhờ hệ thống ổn định này, ta có thể mô tả các nghĩa theo đặc điểm và tôn ti nhất định trong từ điển. Nhƣ vậy, từ đa nghĩa là một cấu tạo, bản thân nó chứa đựng một hệ thống các nghĩa. Hệ thống này càng ngày càng mở rộng theo sự phát triển nhận thức của con ngƣời. Đặc biệt, sự xuất hiện nghĩa mới của từ đa nghĩa làm phong phú và góp phần phát triển thành phần từ vựng của một ngôn ngữ. Đây là kết quả của sự phát triển lịch đại ngữ nghĩa của từ nói riêng và hệ thống từ vựng – ngữ nghĩa nói chung. Sự phát triển của từ đa nghĩa là biểu hiện của sự phát triển ngôn ngữ văn hóa, sự phong phú về tƣ duy và kinh nghiệm của cộng đồng. Hơn nữa, đó còn là cách là giàu thêm vốn từ ngữ dân tộc. Qua đó, thể hiện một sự tiết kiệm tối ƣu, triệt để khi 12 khai thác số lƣợng vỏ ngữ âm hữu hạn của ngôn ngữ để biểu đạt nội dung phong phú và vô tận của tƣ duy con ngƣời. Ngoài ra, sự phát triển trong bản thân cơ cấu nghĩa của từ là sự phát triển theo chiều sâu, điển hình cho sự phát triển về khả năng nhận thức, tƣ duy và giao tiếp của con ngƣời. 1.1.3. Các kiểu - loại nghĩa của từ đa nghĩa Kiểu – loại nghĩa của từ đa nghĩa là một vấn đề gây rất nhiều tranh luận từ trƣớc tới nay. Điều đó đủ cho thấy sự phức tạp của vấn đề này. Tuy cùng thống nhất rằng các nghĩa của từ đa nghĩa không phải là một tổ chức lộn xộn, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết. Nhƣng các ý kiến lại không thể thống nhất về nội dung các nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa đó. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng nghĩa của từ là một hiện tƣợng phức tạp, bao gồm các thành tố đơn giản hơn nhƣ: - Nghĩa sở chỉ: chỉ ra mối quan hệ từ với sự vật, hiện tƣợng, quá trình mà từ biểu thị. - Nghĩa sở biểu: là quan hệ của từ vói ý, tức là khái niệm hoặc biểu tƣợng mà từ biểu thị. - Nghĩa sở dụng: là quan hệ từ với ngƣời sử dụng từ. Nhờ đó, ngƣời sử dụng có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình. - Nghĩa kết cấu: là quan hệ của từ với những từ khác trong hệ thống [19]. Để đánh giá sự phân chia các thành tố nghĩa, ta thấy nghĩa sở dụng đƣợc tác giả quan niệm nhƣ là mối quan hệ của từ với ngƣời sử dụng. Trong khi đó, để là một thành tố nghĩa của từ thì yếu tố đó phải chỉ ra mối liên hệ giữa từ và yếu tố nào đó trong bản thân ngôn ngữ. Do vậy, quan hệ giữa từ với ngƣời sử dụng không thể thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ nghĩa học. Nó phải nằm trong lãnh địa của ngữ dụng học. Cũng với cách nhìn nhận nhƣ vậy, nghĩa kết cấu không nghiên cứu mối 13 quan hệ trong bản thân từ mà xem xét nó với các từ khác trong hệ thống. Nghĩa kết cấu phải thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ pháp. Nhƣ vậy, khi xem xét các thành tố tạo nghĩa của từ, Nguyễn Thiện Giáp đã chƣa phân biệt đƣợc rạch ròi các yếu tố nằm trong bản thân nghĩa của từ với các yếu tố có quan hệ với nghĩa của từ. Chính điều này tạo nên hạn chế trong phân chia các thành tố nghĩa của tác giả. Tránh đƣợc hạn chế trong việc phân chia của Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu cho rằng ý nghĩa từ vựng gồm 3 thành phần tƣơng ứng với 3 chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm: - Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật - Ý nghĩa biểu niệm tƣơng ứng với chức năng biểu niệm - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái. Các ý nghĩa này có tính chất tƣơng đối cố định, bền vững và là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Đi sâu vào từng loại ý nghĩa, tác giả quan niệm: - Ý nghĩa biểu vật tạo nên khi từ biểu thị sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm,… ngoài ngôn ngữ. - Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức nhất định. - Ý nghĩa bỉểu thái của từ là những nhân tố đánh giá, nhân tố cảm xúc, nhân tố thái độ,… mà từ gợi ra cho ngƣời nói và ngƣời nghe [1]. Đánh giá một cách khách quan, các loại nghĩa mà Đỗ Hữu Châu đƣa ra hợp lí hơn. Nhƣng theo chúng tôi, loại nghĩa biểu thái dƣới quan niệm của tác giả chính là loại nghĩa biểu niệm đối với tính từ. Hay nói cách khác, nghĩa bỉểu niệm của tính từ đƣợc tác giả phân thành một kiểu riêng: nghĩa biểu thái. Do vậy, cách phân chia theo hƣớng này vẫn còn có điểm bất hợp lí. 14 Nhìn chung, theo quan điểm đồng đại xem xét cấu trúc nghĩa trong một tĩnh trạng tƣơng đối, ngƣời ta không tính đến nhân tố nguồn gốc hay thời điểm xuất hiện. Điều đƣợc đặc biệt chú ý là đặc điểm nội dung và mối quan hệ giữa các nghĩa. Theo đó, ngƣời ta phân biệt nghĩa cơ bản – không cơ bản; nghĩa đen – nghĩa bóng; nghĩa độc lập – nghĩa phụ thuộc văn cảnh,… Cách phân chia này căn cứ vào đặc điểm sự tổ hợp các nét nghĩa. Lê Quang Thiêm cho rằng chƣa có khái niệm nào đƣợc dùng từ cổ xƣa cho đến nay nhƣ những loại nghĩa nêu trên lại thiếu cơ sở lí luận đến thế [13]. Bởi lẽ các khái niệm này trong ngôn ngữ học chƣa đƣợc xác định một cách khoa học. Theo ông, các khái niệm trên cần phải đƣợc xác định một cách cụ thể bằng các thành tố nội dung và cách thức tổ chức các thành tố đó [13]. Tác giả chỉ ra rằng nghĩa cơ bản là nghĩa chịu sự chi phối của các quan hệ hệ hình nhiều nhất; ngoài ra còn phải chịu sự chi phối của các quan hệ cú đoạn. Còn nghĩa không cơ bản thì ngƣợc lại. Trong mỗi nghĩa cơ bản thƣờng có chứa một hoặc một vài nét nghĩa khái quát phạm trù mà nghĩa cơ bản bao chứa và kèm theo một vài nét nghĩa loại biệt do các kết hợp cú đoạn tạo ra. Sự phân biệt nghĩa đen – nghĩa bóng cũng đƣợc giải quyết trên cơ sở phân biệt các nét nghĩa đƣợc xác định theo quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn. Nhƣ vậy,việc xác định các loại nghĩa và các nét nghĩa dựa trên hai quan hệ này là khoa học, bởi nó cho phép xác định một cách khách quan nội dung của các loại nghĩa và chỉ rõ con đƣờng hình thành của chúng. Mối quan hệ nghĩa, xét về mặt đồng đại, rất đa dạng và phức tạp. Thực tế, trong các từ điển giải nghĩa, chỉ các nghĩa của từ đa nghĩa có quan hệ đơn tuyến mới đƣợc phản ánh chính xác. Đối với các nghĩa đƣợc tổ chức theo quan hệ đa tuyến, từ điển giải nghĩa không thể chỉ ra một cách cụ thể rằng nghĩa phái sinh này đƣợc xuất hiện dựa trên nghĩa cơ bản hay nghĩa không cơ bản liền trƣớc nó. Chính điều này tạo 15 ra ấn tƣợng sai lạc, làm cho ngƣời đọc hiểu sai các mối quan hệ, liên hệ ngữ nghĩa vốn có trong các từ đa nghĩa. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, các loại nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa đều có mối liên hệ nhất định với quan hệ liên tƣởng. Do liên tƣởng có đặc điểm là phản ánh sự vật hiện tƣợng qua mối quan hệ tƣơng đồng và biểu tƣợng hóa nên các nghĩa cũng đƣợc hình thành qua các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Hệ quả của đặc điểm này là sự phân chia nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo đó, nghĩa đen phản ánh trực tiếp, nghĩa bóng phản ánh gián tiếp sự vật. hiện tƣợng. Nghĩa đen gắn liền với các dấu hiệu của hiện thực, nghĩa bóng gắn liền với hình tƣợng biểu trƣng hóa, tƣơng ứng với sự sử dụng trong từng văn cảnh. Xét về mặt lịch đại, từ đa nghĩa cũng có cơ cấu nghĩa riêng. Trên bình diện này, nội dung nghĩa của từ đa nghĩa gắn liền với quá trình chuyển nghĩa và sự xuất hiện của nghĩa bóng. Sự chuyển nghĩa này là hệ quả của việc mở rộng dung lƣợng nghĩa của cùng một từ nhằm thể hiện những nội dung nhất định có mối liên hệ nào đó với nghĩa ban đầu. Nghĩa mới đƣợc hình thành trên cơ sở sự chuyển nghĩa này đƣợc gọi là nghĩa bóng hay nghĩa phái sinh. Để phân biệt với nghĩa phái sinh đƣợc tạo ra sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa ban đầu đƣợc gọi là nghĩa từ nguyên. Bằng tƣ duy hình tƣợng, sự chuyển nghĩa đƣợc thực hiện qua quá trình chuyển tên gọi của đối tƣợng này sang tên gọi của đối tƣợng khác. Sự chuyển nghĩa tạo nên cách dùng từ mới mẻ, có tính hình tƣợng cao. Nghĩa phái sinh có thể đƣợc sử dụng một cách linh hoạt dựa trên khả năng sáng tạo ngôn ngữ của cộng đồng tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Rõ ràng trên cả bình diện đồng đại và lịch đại, một từ dù có nhiều nghĩa đến đâu cũng chỉ có thể đƣợc phân chia theo hƣớng lƣỡng phân mà thôi. Sự phân biệt nhƣ vậy không thể chỉ rõ, không thể gọi tên một cách chính xác vị thế, vai trò của nó trong các bộ phận nghĩa còn lại của từ. Bởi không thể đƣa ra một sự định loại đích đáng cho từng bộ phận nghĩa của từ nhiều nghĩa nếu phân chia chúng theo hƣớng 16 lƣỡng phân. Theo đó, sẽ tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Lƣỡng phân không đủ thang độ để loại biệt các thành tố nghĩa của từ đa nghĩa. Hơn nữa, nó không bao quát hết đƣợc sự đa dạng của vốn từ và các loại hình phong cách chức năng. Do vậy sự đa dạng của ngôn ngữ đời thƣờng cũng nhƣ sự đa dạng, phong phú của văn bản khoa học – kĩ thuật không đƣợc xem xét triệt để. Để giảm thiểu những hạn chế trên khi xác định các kiểu - loại nghĩa của từ đa nghĩa, Lê Quang Thiêm đƣa ra mô hình phân chia các kiểu - loại nghĩa của từ đa nghĩa thành 3 tầng nghĩa với 6 kiểu nghĩa. Theo quan điểm của tác giả, trong rất nhiều các nhân tố tác động và qui định nghĩa từ vựng, nhân tố cần đƣợc ƣu tiên là vai trò của chủ thể ngôn ngữ và sự tri nhận nghĩa. Sở dĩ có sự phân chia thành các tầng nghĩa và các kiểu nghĩa nhƣ vậy là vì ở các phong cách chức năng nhất định, từ đa nghĩa chỉ thể hiện một hoặc một vài nghĩa tƣơng ứng. Các nghĩa này không thể bao quát hết toàn bộ hệ thống nghĩa thực sự của từ. Tác giả cho rằng nội dung phổ nghĩa của từ không phải chỉ là một sự hình dung tiên nghiệm chủ quan. Đó thực chất là sự phản ánh thể hiện qua văn cảnh nội dung các từ ngữ thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau. Các yếu tố thuộc tính của nội dung đó trải dài trong phổ nghĩa từ vựng và đƣợc thể hiện tách bạch trong tầng nghĩa, kiểu nghĩa của từ [13]. Với lập luận nhƣ vậy, Lê Quang Thiêm đƣa ra sơ đồ tầng nghĩa và kiểu nghĩa từ vựng nhƣ sau: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan