5
Tuy nhiên, do địa bàn rất rộng nên luận văn này chỉ khảo sát điểm, tức
là khảo sát trưng hợp ở một số địa bàn nhất định trong vùng.
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã
hội như điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trưng hợp…, phương pháp diễn
dịch, quy nạp và các thủ pháp xử lí tư liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gp phần bổ sung cho
lý luận ngôn ngữ học xã hội ni riêng và cho ngôn ngữ học ni chung trong
việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn liên
quan đến hoạch định chính sách xã hội.
Về mt thực tiễn, đề tài gp phần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và đề
xuấ t các kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề ngôn ngữ dân tộc cho Đảng và
Nhà nước tại vùng chiến lược Tây Bắc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương I - Cơ sở lý thuyết: trình bày một số khái niệm cơ bản về chính
sách ngôn ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thi, giới thiệu
một số mô hình chính sách ngôn ngữ dân tộc của một vài quốc gia trên thế
giới. Ngoài ra, chương này cũng dành một phần đáng kể nhằm giới thiệu các
văn bản trực tiếp hoc gián tiếp liên quan đến chính sách ngôn ngữ dân tộc
của Đảng và Nhà nước Việt Nam thi gian gần đây.
Chương II - Cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc: trên cơ sở lý thuyết
cảnh huống ngôn ngữ, chương này tập trung giới thiệu những nét cơ bản về
cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc (gồm lượng, chất và thái độ ngôn ngữ).