Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát từ mượn tiếng anh trong tiếng hàn (có đối chiếu với tiếng việt)...

Tài liệu Khảo sát từ mượn tiếng anh trong tiếng hàn (có đối chiếu với tiếng việt)

.PDF
112
2323
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN JOU YOUN HEE KHẢO SÁT TỪ MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : NGÔN NGỮ HỌC : 60.22.01 LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG Hà Nội - 2008 MỤC LỤC 1.1 1.2 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 1.2.4. 1.3 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.4. MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1. Tình hình sử dụng từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) ………………………………….. 9 Khái niệm từ vay mượn............................................................ Hiện trạng về sử dụng từ ngữ tiếng Anh hiện nay trong tiếng Hàn............................................................................................. Tiếng Anh ở Hàn Quốc: Phổ biến hóa tiếng Anh...................... Từ tiếng Anh tràn lan trên phương tiện phát sóng và sách báo Hàn Quốc................................................................................... Từ ngữ tiếng Anh trong công nghệ thông tin Hàn Quốc........... Từ ngữ tiếng Anh trong đời sống giao tiếp bằng tiếng Hàn….. Đối chiếu với tiếng Việt............................................................ Nhận định chung........................................................................ Sự vay mượn từ ngữ tiếng Anh có nguyên nhân từ việc học tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ ........................................... Từ tiếng Anh được sử dụng khi giao tiếp bằng tiếng Việt ….. Những nhận xét rút ra................................................................ Chƣơng 2. Diễn tiến từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) ………………………………….. 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.3. 2.4. Quá trình từ Anh du nhập vào tiếng Hàn…………………...… Khái quát quá trình du nhập....................................................... Con đường du nhập qua tiếng Nhật............................................ Đối chiếu với tiếng Việt............................................................. Phong trào “se ma ul un dong” (phong trào “làng mới”) và phong trào “Làm trong sáng chữ Quốc ngữ” của Hàn Quốc…………………………………………………………… Đối chiếu với tiếng Việt về phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và từ sau chính sách “Đổi mới” của Việt Nam………………………………………………………. ….. 3 9 13 13 14 21 22 23 23 24 27 34 36 36 36 39 41 43 52 Chƣơng 3. Khảo sát sự đồng hoá từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) …………………………… 54 Đôi nét về tiếng Hàn................................................................... 3.1.1. Giới thiệu chung......................................................................... 3.1.2. Nhận xét...................................................................................... 3.2. Khảo sát hiện tượng đồng hoá ngữ âm đối với từ mượn tiếng Anh............................................................................................. 3.3. Khảo sát hiện tượng đồng hoá về hình thái học đối với từ mượn tiếng Anh.......................................................................... 3.4. Khảo sát hiện tượng rút gọn các từ mượn Anh trong tiếng Hàn.............................................................................................. 3.5. Khảo sát hiện tượng từ viết tắt tiếng Anh trong tiếng Hàn........ 3.6. Tiểu kết....................................................................................... 54 54 55 57 3.1. KẾT LUẬN............................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ PHỤ LỤC.................................................................................. 4 59 60 62 63 64 67 70 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Thế giới mà chúng ta đang sống luôn có sự vận động và biến đổi qua từng ngày, và có một thực tế là sự giao lưu tương hỗ giữa các quốc gia trên thế giới đang dần được thúc đẩy tăng cường, đồng thời ngôn ngữ của chính các quốc gia đó cũng đang trực tiếp ảnh hưởng lẫn nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp, trong quá trình du nhập, các yếu tố của ngôn ngữ cho vay sẽ bị biến đổi về mặt hình thái và nội dung. Theo đó, những yếu tố mang tính văn hóa, kinh tế, chính trị của khu vực sử dụng ngôn ngữ này cũng ảnh hưởng tới khu vực sử dụng ngôn ngữ đi vay. Mỗi quốc gia đều sở hữu một ngôn ngữ có tính chất kế thừa. Nói như vậy tức là ngôn ngữ của mỗi một quốc gia chính là gốc rễ cơ bản nhất của quốc gia đó. Vì vậy thật chẳng quá lời khi ta nói rằng, mỗi lời văn viết ra đã làm nên và thể hiện dòng chảy văn hóa. Hướng tới sự phát triển của quốc gia mình, ngày nay các nước trên thế giới đang sống trong môi trường học tập song ngữ do nhận thức được yêu cầu cần phải làm quen với một thứ ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ quốc tế. Thứ ngôn ngữ quốc tế tiêu biểu cho thời đại này đã đi vào nhận thức chúng ta một cách vô ý thức chính là tiếng Anh. Chúng ta đang không chỉ coi nỗ lực tiếp nhận cũng như chấp nhận thực tế này trong phạm vi một nước như là một mắt xích cần thiết cho sự phát triển đất nước mà giờ đây, khi tiếng Anh đã tạo lập được cho mình vị trí thống trị trong hàng ngũ các ngôn ngữ khiến cho cả những quốc gia không sử dụng Anh ngữ là ngôn ngữ mẹ đẻ hay ngôn ngữ quốc gia cũng bị cuốn vào dòng chảy đó. Hàn Quốc với tiếng Hàn là ngôn ngữ quốc gia cũng không ngoại lệ. Vì thế, luận văn này khảo sát từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) - hai quốc gia không sử dụng Anh ngữ như là ngôn ngữ mẹ đẻ, 5 và không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia, nhưng vẫn có sử dụng tiếng Anh. Bằng việc đối chiếu, so sánh chúng tôi hi vọng có thể đạt được một cuộc điều tra mang tính thời đại về từ vay mượn của tiếng Anh trong tiếng Việt. Về mặt ngôn ngữ xã hội học, chúng ta có thể so sánh cục bộ sự biến đổi các từ vựng đã được vay mượn. Đó chính là nội dung của luận văn này. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích của luận văn này là thông qua khảo sát từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn và có đối chiếu với sự vay mượn của từ tiếng Anh trong tiếng Việt, nhằm chỉ rõ mức độ đồng hóa của từ tiếng Anh cũng như mức độ vay mượn từ ngữ Anh ở các ngôn ngữ khác nhau và trong bối cảnh xã hội khác nhau. Từ mục đích này, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ như sau: 1/ Chỉ ra quan niệm về từ vay mượn của giới Hàn ngữ học. 2/ Tình hình sử dụng từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn và có đối chiếu với tiếng Việt. 3/ Khảo sát từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hàn, từ góc độ ngữ âm hình thái học và có đối chiếu với tiếng Việt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát chủ yếu là các từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hàn hiện nay. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội về từ vay mượn. - Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học đối chiếu. - Phương pháp quy nạp diễn dịch. 6 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Ý nghĩa lí luận: Khảo sát từ ngữ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn có đối chiếu với tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng vay mượn ở hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau: tiếng Hàn thuộc ngôn ngữ chắp dính (agglutinative language) và tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập (isolating language) ngôn ngữ trong thời đại quốc tế hóa hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giúp người Việt Nam học tiếng Hàn và người Hàn học tiếng Việt, cũng giúp cho người dân hai nước hiểu thêm về tình hình ngôn ngữ văn hóa của nhau trong quan hệ hợp tác hữu nghị. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình sử dụng từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) Chương 2: Diễn tiến của từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) Chương 3: Khảo sát sự đồng hoá từ tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt) 7 CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ TIÊNG ANH TRONG TIẾNG HÀN ( CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 1.1. Khái niệm từ vay mƣợn Ngôn ngữ phản ánh văn hóa, xã hội và đồng thời thống trị cả tư tưởng, tình cảm, phương thức sinh hoạt của một dân tộc. Vì vậy sự biến chất của ngôn ngữ cũng có thể gây nên sự hỗn loạn về tư tưởng của một dân tộc. Vì thế, đối với các yếu tố ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia khác thâm nhập vào trong hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia này thì cần phải được nghiên cứu đầy đủ. Trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu định nghĩa về từ vay mượn, đối tượng trọng tâm của nghiên cứu định hướng ở trên. Theo từ điển, định nghĩa cơ bản nhất về từ vay mượn là từ được mượn từ một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ khác mà trong nhiều trường hợp, hệ thống ngôn ngữ khác đó chính là ngoại ngữ. Theo nghĩa rộng, từ vay mượn là từ ám chỉ toàn thể từ vựng mượn từ ngoại ngữ để sử dụng, cho nên nó là từ ngoại lai. Tuy nhiên với ý nghĩa rộng hơn, những từ cổ được du nhập trở lại để cùng sử dụng với ngôn từ hiện đại, hay trường hợp tuyển chọn từ vựng từ hệ thống ngôn ngữ địa phương nào đó cũng chính là từ vay mượn. (Trích từ điển tra cứu điện tử Naver). Từ vay mượn là một trong ba loại từ: từ du nhập, từ vay mượn, từ ngoại lai. Có nhiều từ ngữ, tuy được vay mượn rồi sử dụng lâu dài, đã được phổ biến, nhưng vì vẫn chưa quen sử dụng nên nhiều người vẫn coi đó như là một thứ tiếng nước ngoài. Ví dụ: 잉크 Ing-khư (tiếng Anh: Ink) 택시 Théc-si (tiếng Anh: Taxi) 크레용 Khư-rê-giông (tiếng Pháp: Crayon) 8 컵 Khóp (tiếng Hà Lan: kop) Thực chất, việc phân biệt từ vay mượn và từ ngoại lai dựa theo mức độ mà người sử dụng ngôn ngữ đang nhận thức, có đặc điểm mập mờ nhưng có thể kiểm soát được tùy theo trình độ tri thức hoặc nghề nghiệp của người nói. Vay mượn (borrowing) là việc một hệ thống ngôn ngữ tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ từ một hệ thống ngôn ngữ khác để sử dụng một phần có tính hệ thống của hệ thống ngôn ngữ đó. Đặc biệt, một từ có trong một ngôn ngữ được du nhập vào một ngôn ngữ khác và được viết y nguyên như vậy thì từ đó gọi là “từ vay mượn” (loanword). Lúc này ngôn ngữ cho vay mượn được gọi là ngôn ngữ gốc (source language) và ngôn ngữ tiếp nhận được gọi là ngôn ngữ đích (target language). Ví dụ, cà-phê, gêm, gôn, sport, sport car là những từ vay mượn từ tiếng Anh. Và tiếng Anh lúc này chính là ngôn ngữ gốc, từ vay mượn từ tiếng Anh được viết sang tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt chính là ngôn ngữ đích. Đối tượng trọng tâm của luận văn này là từ việc vay mượn giữa các ngôn ngữ sẽ tiến hành xem xét và so sánh từ vay mượn tiếng Anh được du nhập vào tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt. Tuy nhiên có mấy điểm cần phải cân nhắc đối với việc vay mượn giữa các ngôn ngữ . Trước hết, khi tiếng Anh được du nhập vào tiếng Hàn thì phải làm rõ tiếng tiếng Anh đó là thứ tiếng Anh nào. Trong luận văn này sẽ không chia riêng rẽ “tiếng Anh Mỹ” và “tiếng Anh Anh” mà sẽ ghi hết tất cả từ vay mượn tiếng Anh được phổ biến hóa tại Hàn Quốc (và Việt Nam) đang được sử dụng trong hiện tại lẫn đã được sử dụng trước đây. Tất nhiên khi nghiên cứu về từ vay mượn tiếng Anh, việc diễn đạt kí hiệu phát âm của mỗi từ chủ yếu đều được sử dụng theo cách phát âm của người Mỹ. Ví dụ , phát âm của một từ tiếng Anh được vay mượn vào tiếng Hàn, từ “pop” có hai cách phát âm, một là cách phát âm của người Anh thì là [pops ], hai là cách phát âm 9 của người Mỹ thì là [paps]. Trong hai cách phát âm như vậy ngôn ngữ gốc sẽ được phát âm theo tiếng Anh Mỹ. Thứ hai, vẫn còn một vấn đề khác không thể giải quyết được dù chúng ta có xây dựng hình thức ngữ âm của ngôn ngữ gốc một cách chính xác. Điều đó có nghĩa là khi một ngôn ngữ gốc cho vay, chúng ta phải biết được đó là “vay mượn trực tiếp” (direct borrowing) hay “vay mượn gián tiếp” (indirect borrowing). Cụ thể: - “Vay mượn trực tiếp” là sự chuyển tiếp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích mà trạng thái ngôn từ không chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ trung gian. Lúc này khoảng cách tiếp xúc giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích là trực tiếp. Ví dụ, các từ tiếng Anh là ngôn ngữ gốc như “spray”, “spring”, “strike” khi được vay mượn vào trong tiếng Hàn thì vẫn được phát âm như vậy, tức là “spray” phát âm là [s-p-rei ], “spring” phát âm là [s-p-ri ], và “strike” phát âm là [s-t-raik]. Cũng cần nhấn mạnh là, người ta nói tiếng Hàn có nhận thức về tiếng Anh rất chuẩn xác nên khi phát âm cũng phát âm được khá giống với phát âm gốc của tiếng Anh. - “Vay mượn gián tiếp” nhiều khi được hiểu, là ngay trước khi ngôn ngữ gốc được du nhập sang ngôn ngữ đích thì nó phải trải qua ngôn ngữ trung gian. Ngay khi qua trung gian thì ngữ âm và hình thái của từ đó cũng đã bị thay đổi. Điều đó có nghĩa rằng, hình thái cuối cùng tại ngôn ngữ trung gian ngay trước khi du nhập sang ngôn ngữ đích chính là cơ sở mang tính ngữ âm cho từ vay mượn. Ví dụ, theo Park Gap Su (1995:286), : Từ “cup” (tiếng Anh) đã du nhập vào tiếng Hàn trước đây thông qua tiếng Nhật đã được phát âm thành [kopp‟u] giống như tiếng Bồ Đào Nha. [kopp‟u] trong tiếng Nhật không phải là là “cup” trong tiếng Anh mà đầu tiên được vay mượn từ từ „copo [kopp‟u] trong tiếng Bồ Đào Nha, rồi tiếp đó lại được vay mượn lại thành từ [kopp‟u] trong tiếng Hàn. Như vậy có 10 nghĩa là từ “cup” trong tiếng Anh và từ [kopp‟u] được sử dụng trong tiếng Hàn trước đây không có cùng gốc rễ ngôn ngữ. Các từ sê-mên-tô (cerment), pêng-ki (pek) là những trường hợp tiếng Hà Lan du nhập vào tiếng Nhật rồi lại tiếp tục du nhập vào tiếng Hàn. Cũng có những trường hợp từ tiếng Anh là từ gốc thông qua tiếng Nhật mà du nhập vào tiếng Hàn. Ví dụ, theo Seo Jae Won (1992:352), từ “ham-pak sư-thê-i-kư” được vay mượn trong tiếng Hàn chính là từ “hamburg steak” [hmb :rgsteik] trong tiếng Anh, nhưng khi du nhập vào tiếng Nhật thì từ này lại được phát âm theo phong cách tiếng Nhật thành “ham-pa-ku-sư-tê-ki” và khi được vay mượn trong tiếng Hàn thì cách phát âm đó vẫn được giữ nguyên. Những trường hợp vay mượn gián tiếp khác, ta có thể tìm được những ví dụ là từ tiếng Hàn vay mượn thông qua tiếng Nhật như “ma-hu-ra” (muffler), “a-pa-tô” (apartment), “ếch-ki-sư” (extract). Luận văn này chú trọng tới các từ vay mượn tiếng Anh được chính tả hóa bằng tiếng Hàn. Ví dụ , “gas” [gæs ] và “bus” [bs ] khi sang tiếng Hàn sẽ được chính tả hóa thành “ga-sư” và “ bo-sư”. Thực tế những từ này có thể phát âm là “po-sư” và “ka-sư” nhưng người ta vẫn chọn hình thức vay mượn thành “ga-sư” và “bo-sư”. Những ví dụ về từ vay mượn trong luận văn này được tập hợp từ các ví dụ trong báo viết, tạp chí, biển hiệu, theo tuyển tập các ví dụ về từ ngoại lai của Viện nghiên cứu chữ quốc ngữ (xuất bản năm 1988) và quy tắc cách biểu hiện từ ngoại lai trong Phương pháp Hangul hóa, ngoài ra còn bao gồm cả các lời nói mang tính cố định đã trở thành quán dụng ngữ hoặc trở nên thông dụng trong xã hội. (Tham khảo: Trung tâm thông tin Ka Uh Ri, tìm kiếm Naver). Ngoài ra, luận văn này tập trung vào tất cả những lời nói với khởi nguồn là tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ vay mượn, và tập trung vào tất cả các từ ngoại lai và từ tiếng nước ngoài hiện đang được sử dụng làm ngôn ngữ vay mượn. Giống như việc các địa danh và tên người Hàn Quốc là một 11 phần của tiếng Hàn Quốc, địa danh và tên người các nước khác trên thế giới do vẫn được sử dụng trong đời sống sinh hoạt ngôn ngữ nên cũng trở thành một phần của tiếng quốc ngữ. Tất nhiên không phải tất cả từ ngữ được in ấn trong quyển từ điển tiếng Anh đều được nhận định là từ vay mượn nhưng những từ tiếng Anh vẫn được thấy trên ngôn ngữ viết giống như báo chí đều được coi là từ vay mượn. 1.2. Hiện trạng về sử dụng từ ngữ tiếng Anh hiện nay trong tiếng Hàn 1.2.1. Tiếng Anh ở Hàn Quốc: Phổ biến hóa tiếng Anh Bước vào năm 2000, xã hội Hàn Quốc từng dấy lên cơn sốt tranh luận với hai thái cực khác nhau là, đồng tình và phản đối việc phổ biến sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính. Năm 1998, ý tưởng về việc “phổ biến hóa” tiếng Anh như là ngôn ngữ chính do tiểu thuyết gia Pok Keo Il đề xuất, ngay khi đó đã mang tính đột phá rất lớn và làm nổi lên cuộc tranh luận gay gắt, nóng hổi. Và nó cũng đã trở thành đề tài xuất hiện trên các phương tiện thông tin địa chúng, các cơ quan ngôn luận, báo chí. Pok Keo Il đã đưa ra chủ trương rằng, tiếng Anh ngữ đang có vị trí tuyệt đối, là một thứ ngôn ngữ quốc tế. Khi mạng thông tin càng phát triển thì tiếng Anh càng trở thành công cụ quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Trước tình hình đó, Hàn Quốc nên bắt đầu bằng việc phổ biến sử dụng rộng rãi tiếng Anh rồi dần thay thế ngôn ngữ thông dụng bằng tiếng Anh. Chủ trương đã tạo ra ảnh hưởng to lớn của tiếng Anh trong xã hội Hàn Quốc. Đây cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Từ đó, hiện tượng vay mượn các từ tiếng Anh trong tiếng Hàn đã liên tục xảy ra. 12 Nhiều nhà ngôn ngữ học đã bắt đầu lên tiếng rằng, việc lạm dụng từ vay mượn tiếng Anh đã trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, và đề nghị chấn chỉnh. 1.2.2. Từ tiếng Anh tràn lan trên phương tiện phát sóng và sách báo Hàn Quốc Người hưởng ứng đầu tiên là ủy ban phát sóng. Ủy ban này đã đứng ra yêu cầu sửa chữa các tiêu đề chương trình phát sóng bằng tiếng nước ngoài và những từ ngữ mới chẳng rõ gốc gác từ bất kỳ quốc tịch nào như “ Star Survival Meeting”, “Cult Nara”. Thống kê cho thấy, trong bốn đài truyền hình phổ biến nhất thì chỉ ngoại trừ đài KBS 1TV và EBS, còn hơn 1/3 số các chương trình là có sử dụng tiêu đề tiếng nước ngoài. Trước tình hình này, Ủy ban phát sóng yêu cầu các đài truyền hình phải hạn chế sử dụng các tiêu đề bằng tiếng nước ngoài và từ ngữ mới không rõ gốc gác quốc tịch vào các chương trình phát sóng mùa thu. Ủy ban phát sóng cho biết: “Trong tổng số 69 chương trình của đài KBS 2TV, 28 chương trình (chiếm 40,6%) là có sử dụng tiêu đề và phụ đề tiếng nước ngoài, đài MBC là 28/74 chương trình (chiếm 37,8%), và đài SBS là 22/66 chương trình (chiếm 33,3%)” (Nhật báo Choson ngày 5 tháng 9 năm 2000). „Tiếng nước ngoài chiếm lĩnh 60% tên chương trình phát sóng‟ Diễn đàn thảo luận của liên đoàn văn hóa Hangeul. “Cần phải kiểm soát tình trạng lạm dụng ngay từ những người làm nghề ngôn luận” “ɎewsȠline”," “Star Golden Jѥll”, “Rainâow Romance㰝, “ࡂravo Well-being Lifm”, “Science Magazine N”, “Hello$Music Shake”ࡂ là 13 những chương trình TVࡂmà chúng ta có thể thường xuyên dễ dàng bắt gặp. Tất cả đều được viết theo từ ngoại lai và tiếng nước ngoài. 60% chương trình hiện nay đang phát sóng đều xuất hiện với tiêu đề là tiếng nước ngoài bao gồm cả từ ngoại lai. Để hưởng ứng lễ kỷ niệm “Ngày chữ Hangeul” tròn 560 tuổi, tại diễn đàn thảo luận “đối sách trước hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài của ngôn luận” do liên đoàn văn hóa Hangeul tổ chức tại hội quán giáo dục Seoul Cheong Dong Francisco, ủy viên học thuật Kim Hyeong Bae đã chia sẻ kết quả khảo sát tình hình lạm dụng tiếng nước ngoài khi phát sóng trên TV thông qua những bản khảo sát đã phân phát trước đó. Như vậy, trong 412 chương trình được phát sóng thông qua 6 kênh truyền hình thì có 246 chương trình (chiếm 59.7%) có tên là tiếng nước ngoài trong có cả tiếng ngoại lai; 123 chương trình (chiếm 29.9%) có tên hoàn toàn là tiếng nước ngoài là tiếng nước ngoài thuần túy ngoại trừ danh từ riêng tiếng nước ngoài hoặc từ ngoại lai. (Tiêu chuẩn ngày 25/9, đối tượng là KBS-1TV, KBS-2TV, MBC, SBS, EBS, YTN) Ủy viên học thuật Kim chỉ trích rằng, “trong 20 chương trình phát sóng của YTN, ngoại trừ một chương trình ra thì tất cả số còn lại đều là tên tiếng nước ngoài và tên từ ngoại lai”, và “KBS2 cũng vậy, trong 59 chương trình phát sóng thì tận 72.9% với 43 chương trình là có tên bằng tiếng nước ngoài bao gồm cả từ ngoại lai, như thế so với các đài truyền hình khác, chỉ số sử dụng tiếng nước ngoài này là rất cao”. Theo nội dung phát sóng, từ cuối tháng 6/2006 đến cuối tháng 7/2006, kết quả điều tra chỉ ra rằng trong hơn 150 chương trình có loại trừ chương trình nước ngoài hoặc kịch dã sử của 6 đài truyền hình, đài YTN sử dụng tiếng nước ngoài thường xuyên nhất (cứ 1,73 phút lại có 1 chương trình), trái lại đài KBS-1TV có mức độ sử dụng tiếng nước ngoài thấp nhất. Dưới đây là những con số cụ thể: 14 Bảng 1. Tần số thường xuyên sử dụng tiếng Anh trên các kênh của các đài phát sóng: phát Thời lượng phát Kênh Số lượng từ Tần số thường xuyên sóng theo điều ngoại ngữ được (bao tra sử dụng chương trình) YTN 585 339 1,73 SBS 11.083 2.687 4,11 EBS 1.130 200 5,65 KBS2 8.247 1.195 6,90 MBC 9.952 1.413 7,04 KBS1 3.967 369 10,75 Tổng cộng 34.967 6.203 5,64 sóng nhiêu phút/1 Nguồn: 역사가새겨진 우리말 정주리외 (2006) Nói về lý do lạm dụng tiếng Anh khi phát sóng, phó đại biểu liên đoàn văn hóa Hangeul, ông Jeong Jae Hwan đã phân tích như sau: “Đó là vì khi ngôn từ tiếng nước ngoài được du nhập vào, nhưng đúng lúc đó lại không có sự chuẩn bị ngôn từ thay thế, và lại do chúng ta bàng quan khoanh tay đứng nhìn mà không có bất kỳ đối sách nào thích hợp nên những “dụng ngữ chuyên môn” được giữ lại y nguyên hình thái vốn có”. “Trước việc ngôn từ tiếng Anh được sử dụng đối với cả tên các chính sách, thì để giải thích cho điều này khi phát sóng truyền hình, chúng ta chỉ có thể nói, đó là điều không tránh khỏi”. 15 Ông Jeong Jae Hwan cũng nói thêm rằng, tình trạng lạm dụng tiếng Anh trong xã hội công chức, khi đến cả chính phủ còn sử dụng ngôn từ tiếng Anh một cách lộn xộn vào tên các chính sách của mình thì đương nhiên cũng đã và đang gây cho người dân sự hỗn loạn. Phó đại diện Jeong bày tỏ nỗi lo lắng nghiêm trọng trước tình hình lạm dụng tiếng Anh vào các chương trình giải trí – hài kịch: “ Một bộ phận người xem cảm thấy thích thú trước cách biểu đạt bằng tiếng Anh của những người xuất hiện trên truyền hình nên đã bắt chước mô phỏng theo lối nói đó, bằng cách đó cuộc sống sinh hoạt ngôn ngữ đang thực sự “lâm bệnh”, và “Chúng ta nên sửa đổi “quy định cân nhắc khi phát sóng” mới chỉ đang dừng lại ở tiêu chuẩn quy định và khuyên bảo, trở thành quy định buộc hạn chế có tính chất thực tế, hoặc nên xem xét về việc lập ra một quy định liên quan mới”. Giám đốc sản xuất đài SBS Min In Sik thì chỉ ra rằng, tiếng Hàn phải được sử dụng nhiều hơn nữa đối với trường hợp là tin tức hoặc chương trình thời sự so với chương trình giải trí hoặc phim truyền hình, và người xuất hiện trên các chương trình giải trí phải nhận thức được rằng mục đích gây cười và có vẻ đẳng cấp hơn khi sử dụng tiếng Anh, ngoài ra những lối diễn đạt theo phong cách Anh ngữ một cách sai lệch để trông có vẻ ngờ nghệch hơn đang trở thành trào lưu sẽ làm thoái hóa, làm hỏng phong cách ngôn ngữ của những người trẻ tuổi ở lứa tuổi đôi mươi. Sau đó ông còn nói thêm: “Điều quan trọng hơn cả là tôi muốn tạo một không khí cảm thấy yêu thích tiếng Hàn và mọi nỗ lực được đặt ra là để nhằm mục đích đó”. Tính chất nghiêm trọng của việc lạm dụng tiếng Anh trong báo chí cũng giống như vậy. Đại diện liên đoàn văn hóa Hangeul Kim Yeong Myeong chỉ trích rằng, báo chí đang lạm dụng từ vựng tiếng Anh một cách không cần thiết và đang kết hợp, sử dụng lộn xộn các ký tự chữ viết Anh ngữ một cách không cần thiết, ngoài ra còn lạm dụng quá mức ngôn từ 16 Konglish ( là loại từ ngoại lai và từ phức hợp không rõ quốc tịch xuất xứ được kết hợp với tiếng Hàn), các từ viết tắt của tiếng Anh, có khi người ta còn không thèm kết hợp Hangeul với tiếng Anh mà chỉ sử dụng mỗi tiếng Anh mà thôi. Nói về lý do tại sao ngôn luận lại lạm dụng tiếng Anh, đại diện Kim cho rằng, đó là vì các nhà báo và những người trong ngành đã bị thấm nhuần ý thức Elite. Đại diện Kim nhận xét: “ Trong khi sẽ phải đối mặt với sự phát triển của tiếng Hàn, các phương tiện thông tin báo chí ngôn luận lại đang đối mặt với hành động quay ngược lại, giết chết sự phát triển đó.” và ông yêu cầu, “ Mong rằng những người làm nghề báo chí sẽ nhận thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề để hạn chế tình hình lạm dụng ngoại ngữ thiếu phân biệt và hãy tìm ra phương án thúc đẩy tiếng Hàn của chúng ta được tiếp tục phát triển hơn.” Tiếng Anh đang xâm phạm ranh giới lĩnh vực của tiếng Hàn và bị lạm dụng theo cách mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các tên chương trình được phát sóng trên TV vốn được coi là đại diện của phương tiện thông tin đại chúng. Tất nhiên, những từ vay mượn giống như “News Programme” khi du nhập cũng làm phong phú thêm tiếng Hàn, nhưng những ngôn từ, cách biểu hiện với ý nghĩa không rõ ràng và thực ra là có thể thay thế được bằng tiếng Hàn lại đang không chỉ giết chết ngôn từ thuần Hàn mà những từ ngữ bị sử dụng sai lệch còn làm cho chúng ta khó có thể hiểu được nội dung chương trình. Nêu ra một vài dẫn chứng trên đây để thấy rằng, tư tưởng trọng tiếng Anh trong xã hội Hàn Quốc đang tràn lan khắp nơi không chỉ qua các kênh truyền hình mà là khắp cả xã hội, điều này gây ảnh hưởng không ít tới công tác giáo dục. 17 Tờ The Washington Post của Mỹ có nói, các ngành giáo dục bổ túc, đào tạo bổ túc đối với công nhân viên chức, du học thời kỳ đầu, nghiên cứu ngôn ngữ học, v.v… chiếm phần lớn trong xã hội Hàn Quốc, đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế, và cơn sốt giáo dục đào tạo Anh ngữ đang vượt quá cả trí tưởng tượng. Thực tế là từ năm 2004 ~ 2005, khoảng 20% số người tham gia thi Toefl dành cho người nước ngoài nói tiếng Anh là người Hàn Quốc; và năm ngoái số người Hàn Quốc tham gia ứng thi chứng chỉ Toefl là 130.000 người với tổng kinh phí là 23 triệu đôla Mỹ (tương đương 21 tỷ Won) Theo khảo sát điều tra của Viện nghiên cứu SamSung, năm ngoái người Hàn Quốc đã dành khoảng 15.000 tỷ Won để đi học thêm tiếng Anh. Thậm chí gần đây còn xuất hiện tổ chức chuyên môn giáo dục tiếng Anh tiền sinh cho các bà mẹ để tạo sự thích thú học tiếng Anh cho các em bé ngay từ trong bụng mẹ qua những bài hát đồng dao và câu chuyện thần tiên bằng tiếng Anh. Không chỉ có vậy, thành phố Pusan đang xúc tiến dự án đến năm 2020 sẽ “xây dựng cơ sở hạ tầng tiếng Anh”, nhằm “làng hóa Anh ngữ” toàn vùng. Dự đính sẽ đầu tư với chi phí dự án là 2.775 tỷ Won vào 100 dự án nhỏ lẻ được chia ra làm 4 lĩnh vực như dẫn đầu lĩnh vực công cộng và xây dựng môi trường sử dụng Anh ngữ có liên quan tới dự án giáo dục như cải thiện công tác giáo dục tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2009 sẽ xây dựng xong làng Anh ngữ tại khu Pu Jeon Dong cùng với các ngân hàng, bệnh viện chuyên dùng tiếng Anh và cả khu mua sắm chuyên dùng tiếng Anh như hiệu sách tại khu vực lân cận, ngoài ra còn có kế hoạch chỉ định chọn “Ngày cả nước sử dụng Anh ngữ”. Anh ngữ vẫn chưa được chỉ định là ngôn ngữ phổ biến như một thứ quốc ngữ để cùng đồng hành với tiếng Hàn trên toàn quốc nhưng những “làng Anh ngữ” cũng đang ngày càng mọc lên như nấm tại nhiều vùng trong cả nước. Tại “Làng Anh ngữ”, người ta phải sử dụng duy nhất tiếng Anh trong cuộc sống thường nhật; kiểu làng này đã bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên vào 18 mùa hè năm 2004 tại vùng ven biển khu Dae Bu Do - thành phố An San – tỉnh Kyeong Ki Do rồi sau đó đã kéo theo một loạt các địa phương khác như Pa Ju, Seoul, Kang Bok, Song Pa, Jeon Ju, Kyeong Ju, Dae Gu, Su Won, Cheju, Jang Hueng, Yeong Gwang, và tính ra đã có đến hơn 40 nơi khác đang có dự định sẽ thành lập. < Sport Seoul, ngày 20/7/2007 >. Khi đọc các bài phóng sự trên báo chí hay căn cứ vào kết quả điều tra như trên, có thể thấy Hàn Quốc đã vượt qua ranh giới đồng hoá từ vay mượn và đang từng bước nguy hiểm hóa hiện tượng vay mượn tiếng Anh nguyên dạng tiếp thu từ phạm vi văn hoá tiếng Anh. Đồng thời, theo các nhà ngôn ngữ, tính nghiêm trọng của việc lạm dụng từ vay mượn đã ăn sâu vào gốc rễ của tiếng mẹ đẻ và đang bành trướng đến mức nguy hiểm. Dưới đây là thống kê (1989) do Hwang Hee Yong khảo sát 2.130 danh từ và thuật ngữ mới xuất hiện từ sau giải phóng: - Từ ngoại lai gốc gồm 91 từ, chiếm 43%. Ví dụ: Nylon, Nitron, DDVP. - Từ kết hợp từ ngoại lai và từ Hán gồm 28 từ, chiếm 13%. Ví dụ: rocket+포, carving+총, fascio+주의. - Từ kết hợp từ ngoại lai và từ cổ gồm 2 từ. - Ví dụ: 레이져+빛, 게-지+마당 Qua tài liệu điều tra của năm 1989 trên đây, có thể xác định được rằng khoảng 60% (43%+13%) từ mới được cấu tạo bởi từ ngoại lai. Hai tài liệu đưa ra ở trên nhằm điều tra thực trạng sử dụng từ ngoại lai mà trung tâm là ngôn ngữ văn tự. 19 1.2.3. Từ ngữ tiếng Anh trong công nghệ thông tin Hàn Quốc Dưới đây là các nghiên cứu về mức độ sử dụng từ ngoại lai dễ thấy trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực sử dụng rất nhiều lời lẽ của giao tiếp thường ngày. Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng từ ngoại lai của những người điều hành công nghệ thông tin. Từ ngoại lai Từ cổ Phân loại (tiếng nước ngoài) (Bao gồm cả Hán tự) Phiên âm tiếng Hàn Tổng cộng Phiên âm tiếng Anh Số ngữ tiết 1,371 237 179 1,787 Tỷ lệ 767 133 100 100% (Nguồn: Lee Jung Boc 1998) Nếu quan sát bảng 2 ở trên có thể thấy được trong số toàn bộ 1.787 ngữ tiết thì từ ngoại lai (tiếng nước ngoài) được phiên âm bằng Hangul có 237 từ, chiếm 13.3% và từ được phiên âm bằng tiếng Anh gồm 179 từ, chiếm 10.0%. Hơn nữa, toàn bộ các từ sử dụng được sử dụng trong tài liệu lên tới 416 từ, chiếm 23.3%. Sự thật là cứ 100 ngữ tiết thì có khoảng 23 từ là từ ngoại lai, riêng điều này cũng đã chỉ ra tính nghiêm trọng của việc lạm dụng từ tiếng Anh vay mượn trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngoại trừ các tiểu từ thì đa số các cuộc hội thoại trong cuộc sống hàng ngày cũng đã chỉ ra một 20 số lượng đáng kể những từ ngoại lai được vay mượn và để dùng trong văn nói. 1.2.4. Từ ngữ tiếng Anh trong đời sống giao tiếp bằng tiếng Hàn Một câu hỏi đặt ra là, sử dụng một cách thông thường các từ vay mượn diễn ra như thế nào? Xem xét một phần các đoạn hội thoại trong cuộc sống, để có thể thấy được việc sử dụng từ vay mượn đứng ở vị trí nào trong đời sống hàng ngày, người viết xin được trích dẫn một ví dụ như sau: “미스김! 어제오후에 브리핑 해 놓은 자료들 팀장님께 제출했나?” 예 아침에 팀장님 책상에 올려 놨습니다.” “아~ 그래? 땡큐~, 미스김 오늘 스타일 죽이는데… 오늘 데이트 있나봐?” 오늘 친구가 소개팅 시켜 준데서 옷에 신경 좀 썼어요. 근데 컬러가 촌스러워 보여서요…” “노,노,노,노~ 아주 굳이야 굳~ 베리 나이스!” “Ms Kim! Chiều hôm qua cô đã nộp mấy tài liệu briefing cho trưởng team chưa?” “Vâng, sáng nay tôi đã đặt lên bàn làm việc của trưởng team rồi ạ”. “À, thế à? Thank you, Ms Kim! Hôm nay trông style của cô được lắm… Chắc hôm nay cô có buổi date à?” “Hôm nay bạn tôi có tổ chức buổi meeting (làm quen) cho tôi nên tôi cũng để ý đến áo xống một chút. Nhưng color trông có vẻ hơi quê…” “No, no, no, no… Rất good đấy chứ! Good~ Very nice!”. Chúng ta hãy cùng quan sát các từ vay mượn trong từng câu ở đoạn hội thoại trên. Ms + Kim, Briefing, Trưởng + team Thank you, style, date Meeting, color Good Very nice 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan