Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua vài tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quố...

Tài liệu Khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua vài tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quốc

.PDF
119
960
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐỖ THỊ ĐIỀN KHẢO SÁT TỪ XƢNG HÔ TIÊNG HÀN THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐỖ THỊ ĐIỀN KHẢO SÁT TỪ XƢNG HÔ TIÊNG HÀN THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC Chuyên ngành Châu Á Học Mã số: 60 31 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Trịnh Cẩm Lan Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo – PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Em cũng xin cảm ơn tới các thầy cô giáo, các anh chị khóa trên và bạn bè cùng khóa đang học tập tại Hàn Quốc đã giúp đỡ, cung cấp cho em những tài liệu quý báu giúp em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bạn bè, đã luôn bên cạnh, động viên em yên tâm học tập và hoàn thành được luận văn này LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn không sao chép từ các công trình nghiên cứu khác, các nguồn trích dẫn đều rõ ràng, đảm bảo và có độ tin cậy, những thông tin trong Luận văn là đúng sự thật, không bịa đặt. Tác giả luận văn Đỗ Thị Điền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………......1 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………..………….............…........1 2. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu…………………………………….............................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………….................…..3 4. Nguồn tƣ liệu …………………….....………………......……………............…..4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………............…….4 6. Bố cục luận văn …………………………………….............................................5 Chƣơng 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN………………………………..…......6 1.1. Từ xƣng hô ……….…….....………………………………………………...6 1.2. Từ xƣng hô trong tiếng Hàn ……………………….....………………..........7 1.2.1.Các quan niệm về từ xưng hô trong tiếng Hàn …………….........................…7 1.2.2.Các phương tiện xưng hô trong tiếng Hàn…………………………................10 1.2.2.1.Xưng hô bằng tên riêng …………………………………....…….................10 1.2.2.2.Xưng hô bằng danh từ thân tộc ………………………………….….............13 1.2.2.3.Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp chức vụ …………………………............15 1.2.2.4.Xưng hô bằng đại từ nhân xưng …………………………………................16 1.3. Từ xƣng hô trong gia đình và từ xƣng hô ngoài xã hội …….…...................18 1.3.1.Từ xưng hô trong gia đình ………………..…………………….....................18 1.3.2.Từ xưng hô ngoài xã hội ……………………………………….....................18 1.4. Vài nét về các tác phẩm đƣợc nghiên cứu ………………….........................19 1.4.1.Các tác phẩm văn học ………………………………………………..............19 1.4.2.Các tác phẩm điện ảnh ………………………………………….....................20 Chƣơng 2. TỪ XƢNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH HÀN QUỐC ...........................22 2.1. Ý nghĩa của từ xƣng hô trong gia đình Hàn Quốc .......................................22 2.1.1. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩa chỉ thế hệ ..........................22 2.1.2. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩa chỉ giới tính......................24 a. Ý nghĩa giới tính trong xưng hô từ góc độ của người nghe (đối tượng h............24 b. Ý nghĩa giới tính trong xưng hô từ góc độ người nói .........................................25 2.1.3. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩ tuyến thân tộc .....................27 2.1.4. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩ chỉ hàng .............................29 2.1.5. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩa chỉ sự kính trọng ..............30 2.1.6. Từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc có ý nghĩa chỉ quan hệ hôn nhân ..........31 a. Tùy thuộc vào mối quan hệ trong hôn nhân mà có cách xưng hô khác nhau .........32 b. Tùy thuộc vào giai đoạn của cuộc hôn nhân mà có cách xưng hô khác nhau.........34 2.2Cách sử dụng từ xƣng hô trong gia đình Hàn Quốc ........................................36 2.2.1. Từ xưng hô giữa ông bà và các cháu ...............................................................37 2.2.1.1. Cháu xưng hô với ông bà ..............................................................................37 2.2.1.2. Từ xưng hô ông bà dùng để gọi cháu ...........................................................38 2.2.2. Xưng hô giữa cha mẹ và con cái .....................................................................40 2.2.2.1. Con cái xưng hô với cha mẹ .........................................................................40 2.2.2.2. Cha mẹ gọi con cái ……………...................................................................45 2.2.3. Từ xưng hô giữa vợ chồng ..............................................................................51 2.2.3.1. Từ xưng hô của vợ với chồng ......................................................................51 2.2.3.2. Từ xưng hô của chồng với vợ .....................................................................56 2.2.4. Từ xưng hô giữa anh chị em ruột và với vợ chồng của họ ............................59 2.2.4.1. Từ xưng hô của người em đối với anh chị ruột và với vợ/chồng của họ.....59 2.2.4.2. Từ xưng hô của anh chị đối với em và với vợ/chồng của họ ......................62 2.2.5.Từ xưng hô với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ .......................................................67 2.2.5.1. Xưng hô của con dâu con rể với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ ........................67 2.2.5.2. Xưng hô của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng với con rể, con dâu ...........................69 2.2.6.Từ xưng hô đối với anh chị em của bố mẹ và người bạn đời của họ .......... ....71 2.1.6.1. Cháu xưng hô với anh chị em của bố mẹ và người bạn đời của họ ...............71 2.1.6.2. Cô dì chú bác xưng hô với các cháu .............................................................74 Chƣơng 3. TỪ XƢNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI .........................................................78 3.1. Ý nghĩa của từ xƣng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn ...................................79 3.1.1. Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện nét nghĩa cấp bậc, vị trí hết sức rõ ràng......79 3.1.2. Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện nét nghĩa thân sơ, kính trọng .......................82 3.1.3. Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện nét nghĩa quyền uy ......................................84 3.2. Cách sử dụng từ xƣng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn .................................85 3.2.1. Từ xưng hô nơi công sở ....................................................................................85 a. Xưng hô của cấp trên với cấp dưới ..........................................................................85 b. Xưng hô của cấp dưới với cấp trên ..........................................................................87 c. Xưng hô giữa giữa những người đồng cấp... ............................................................88 3.2.2. Từ xưng hô với bạn bè, người yêu ....................................................................92 a. Xưng hô với người yêu ..........................................................................................92 b. Xưng hô với bạn bè ............................................................................................93 3.2.3. Từ xưng hô trong các quan hệ xã hội khác ......................................................95 PHẦNKẾT LUẬN ..................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................103 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ, với tư cách là một thành tố của văn hóa, vừa là một phương tiện biểu hiện của văn hóa, là sự phản ánh các giá trị văn hóa, cách tư duy, sự suy nghĩ và quan niệm nhân sinh của một dân tộc. Trong mỗi ngôn ngữ, từ xưng hô là một bộ phận hợp thành quan trọng, có ý nghĩa xác định vai giao tiếp và góp phần tạo nên hiệu quả giao tiếp. Thực tế, trong giao tiếp hàng ngày, cách xưng hô cho chúng ta biết về mối quan hệ thứ bậc, thái độ, tình cảm của những người đối thoại với nhau. Những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ văn hóa - giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện phần nào chiều sâu văn hóa của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ ấy. Lớp từ xưng hô trong mỗi ngôn ngữ, không chỉ thế, còn phản ánh một phần quan niệm ứng xử có văn hóa của mỗi dân tộc. Nghiên cứu lớp từ này sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, cách tư duy, tình cảm của dân tộc, quốc gia chủ thể của ngôn ngữ đó. Đó chính là lí do mà việc nghiên cứu lớp từ ngữ xưng hô nói chung và quá trình hành chức của chúng nói riêng luôn luôn là mối quan tâm, trước hết là của các nhà ngôn ngữ học, sau đó là của các nhà nghiên cứu văn hoá học và của những người nghiên cứu và giảng dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ. Một vài thập kỉ trở lại đây, cùng với sự thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, việc dạy và học tiếng Hàn ở Việt Nam cũng theo đó phát triển, đòi hỏi phải có những nghiên cứu tìm hiểu để giúp người Việt học tiếng Hàn tốt hơn, tiếp cận và làm chủ ngôn ngữ này một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Từ xưng hô là một trong những lớp từ mà người nước ngoài được tiếp cận đầu tiên khi học tiếng Hàn nói riêng, ngoại ngữ nói chung. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng và mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, việc sử dụng từ xưng hô một cách phù hợp trong giao tiếp tiếng Hàn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào việc gọi đối phương như thế nào. Yếu tố đầu tiên phải biết khi giao tiếp với người khác là phải biết cách gọi và xưng như thế nào cho phù hợp. Chính vì điều đó mà có thể nói từ xưng hô là một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng và cần thiết đầu tiên với mỗi người học tiếng nước ngoài nói chung và người 1 Việt học tiếng Hàn nói riêng. Tuy vậy, có thể thấy trong các nghiên cứu so sánh tiếng Hàn với tiếng Việt, vấn đề này vẫn chưa được chú ý đúng mức. Ở Hàn Quốc, giới ngôn ngữ học đã có khá nhiều nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Hàn và so sánh từ xưng hô tiếng Hàn với xưng hô của các ngôn ngữ khác, tuy nhiên, việc nghiên cứu so sánh từ xưng hô tiếng Hàn với tiếng Việt thì chưa được giới Hàn ngữ học chú ý, và tại Việt Nam việc nghiên cứu này hầu như vẫn còn là một khoảng trống. Từ xưng hô tiếng Hàn là lớp từ khá phức tạp, nó được đánh giá là phức tạp hơn từ xưng hô của một số ngoại ngữ hiện đang phổ biến ở Việt Nam như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... và thậm chí, một số người đánh giá là phức tạp hơn từ xưng hô trong tiếng Việt. Do đó, người Việt Nam khi học và sử dụng tiếng Hàn gặp không ít khó khăn do sự phức tạp của nó gây ra. Việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là ở trình độ nâng cao cho thấy hiểu biết về nền văn hóa của ngoại ngữ mà mình đang học lại càng cần thiết. Đó là cách tốt nhất giúp người học tiếp cận được với cách tư duy, cách ứng xử của người bản ngữ. Hiểu được những nét nghĩa sâu xa, tinh tế và sử dụng được một cách thành thục lớp từ xưng hô là một trong những bằng chứng về sự thuần thục ngôn ngữ và sự hiểu biết về nền văn hóa mà mình đang học. Vì những ý nghĩa trên, với mục đích tìm hiểu từ xưng hô trong tiếng Hàn phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập, tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát từ xƣng hô tiếng Hàn thông qua một số tác phẩm văn học và điện ảnh Hàn Quốc”. Trên cơ sở phân tích các tình huống sử dụng từ xưng hô trong các tác phẩm phim ảnh và văn học Hàn Quốc, luận văn cố gắng giúp người học tiếng Hàn có thể hiểu và sử dụng từ xưng hô tiếng Hàn một cách có hiệu quả trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau. 2. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu Có thể nói, với mục đích tìm hiểu ngôn ngữ nhằm tìm hiểu những đặc trưng văn hóa, lối sống, suy nghĩ của một dân tộc, việc nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Hàn được khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tại Hàn Quốc, có khá nhiều nghiên cứu về từ xưng hô, chẳng hạn “Chuẩn mực xưng hô của người Hàn Quốc” của Lee Mo Yeong [23], “Từ xưng hô và xã hội Hàn Quốc”[22], “Nghiên cứu so sánh từ 2 xưng hô Hàn - Trung” của Gyo Ryuk Yang – Park Eui Jeong [17]... Bên cạnh đó, có khá nhiều luận văn, luận án chú ý đến từ xưng hô tiếng Hàn, đặc biệt là các nghiên cứu so sánh đối chiếu như “Nghiên cứu so sánh từ xƣng hô Hàn Trung”[30], “Nghiên cứu so sánh xƣng hô xã hội hiện đại Hàn Trung”[31], “Nghiên cứu so sánh từ xƣng hô thân tộc Hàn Nhật”[29]. Đặc biệt, cũng có một vài nghiên cứu về từ xưng hô tiếng Việt có so sánh với tiếng Hàn như luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu từ xưng hô tiếng Hàn dành cho người Việt” của Nguyễn Thị Minh Trang [28], luận văn “Nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua từ xưng hô” của Đinh Lan Hương [26]… Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Hàn và đặc biệt là những nghiên cứu so sánh với lớp từ này trong tiếng Việt chưa nhiều, mặc dù, hiện nay, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người học và có mong muốn làm chủ tiếng Hàn. Trong nhà trường, cũng đã xuất hiện một vài nghiên cứu nhỏ lẻ về tiếng Hàn với mục đích giúp cho việc dạy và học tiếng Hàn được thuận lợi hơn. Tiêu biểu là nghiên cứu “Mấy nhận xét về từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hàn” của học giả Nguyễn Minh Thuyết và Kim Yeong Soo. Có thể thấy các nghiên cứu trên đều chỉ là những tìm hiểu bước đầu về cách hành thức, đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Hàn có một chút liên hệ với tiếng Việt. Tuy nhiên, có thể thấy, từ xưng hô tiếng Hàn vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong luận văn này, bằng phương pháp khảo sát cách sử dụng từ xưng hô thực tế thông qua phim ảnh và các tác phẩm văn học nghệ thuật, chúng tôi cố gắng rút ra những đặc điểm chung nhất về cách hành chức từ xưng hô trong tiếng Hàn, đó cũng là cách để tiếp cận chân thực và gần gũi với lối tư duy và cách diễn đạt, ứng xử có văn hóa của người Hàn 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt mục đích khảo sát ý nghĩa và cách sử dụng từ xưng hô, phân tích những tình huống giao tiếp cụ thể có sử dụng từ xưng hô nhằm tìm ra những đặc điểm về sự hành chức của lớp từ này trong tiếng Hàn ở cả hai phạm vi trong gia đình và 3 ngoài xã hội, giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận với lối tư duy, lối diễn đạt, cách ứng xử và văn hóa của người Hàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích trên, nhiệm vụ cơ bản của luận văn là: - Tập hợp các từ xưng hô cùng với ngữ cảnh xuất hiện của chúng trong các tác phẩm văn học và điện ảnh được chọn làm tư liệu nghiên cứu. - Phân tích ngữ nghĩa của lớp từ xưng hô đã tập hợp. - Phân tích đặc điểm sử dụng của lớp từ xưng hô thông qua các ngữ cảnh xuất hiện cụ thể của chúng. 4. Nguồn tƣ liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập tư liệu từ hai nguồn, đó là một số tác phẩm văn học và một số tác phẩm điện ảnh của Hàn Quốc. Các tác phẩm văn học được chọn là một số truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc” đã được dịch sang tiếng Việt như: “Hai đời thọ nạn”, “Seoul mùa đông 1964” Hai tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc được chọn là hai bộ phim truyền hình nhiều tập đã được phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam là “Tối nay ăn gì?” và “Kim chi củ cải”. Tư liệu thu được bao gồm: - Các tình huống giao tiếp có sự xuất hiện của từ xưng hô trong một số tác phẩm văn học Hàn Quốc hiện đại (12 tình huống hội thoại) - Các lời thoại tiếng Hàn của một số phim truyền hình Hàn Quốc đã được công chiếu tại Việt Nam (133 tình huống hội thoại) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng để phân tích ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng các từ xưng hô trong các tình huống hội thoại thu thập được, phân tích và khái quát ý nghĩa và giá trị văn hóa – giao tiếp của lớp từ là đối tượng nghiên cứu. 4 - Phương pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt trong hành chức của các từ thuộc lớp từ này trong những bối cảnh sử dụng khác nhau. - Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể sử dụng những thủ pháp như thống kê, mô hình hóa… khi cần thiết. 6. Bố cục luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Những khái niệm cơ bản 1.1. Từ xưng hô 1.2. Từ xưng hô trong tiếng Hàn 1.3. Từ xưng hô trong gia đình và từ xưng hô ngoài xã hội 1.4. Vài nét về các tác phẩm được nghiên cứu Chƣơng 2. Từ xƣng hô trong gia đình Hàn Quốc 2.1. Ý nghĩa của từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc 2.2. Cách sử dụng từ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc Chƣơng 3. Từ xƣng hô ngoài xã hội Hàn Quốc 3.1. Ý nghĩa của từ xưng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn 3.2. Cách sử dụng từ xưng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Từ xƣng hô Từ xưng hô là một bộ phận, một tập hợp thuộc nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được đem ra sử dụng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô) trong giao tiếp xã hội. Cách xưng hô và từ xưng hô có thể thay đổi linh hoạt theo các hoàn cảnh giao tiếp và theo diễn tiến của cuộc hội thoại. Xưng hô là hành vi xuất hiện mở đầu cho mọi cuộc giao tiếp và đi đến suốt tận cùng của các cuộc giao tiếp đó. Có rất nhiều cách hiểu về xưng hô. Xưng hô được một số người nhìn nhận như một hành vi. Trong sổ tay từ ngữ Hán Việt, xưng hô được định nghĩa là “Gọi mình (xưng) và gọi người khác (hô) trong trật tự gia đình và xã hội” [4] Theo quan niệm trên, xưng hô bao gồm hai mặt tồn tại đồng thời trong một cuộc hội thoại: Xưng (tự xưng mình) và hô (gọi người khác). Trong Đại từ điển tiếng Việt, xưng hô được định nghĩa là hành vi “Tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp hoặc trong thư từ”[12] Trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, khái niệm xưng hô được trình bày một cách đầy đủ và khoa học hơn. Nguyễn Văn Chiến cho rằng “Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp” [1] Phạm Ngọc Tưởng tách bạch hai yếu tố “xưng” và “hô”, trong đó “Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình”, còn “hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói [10]. Như vậy xưng hô được coi là một dạng hành động, một hành vi ngôn ngữ có chức năng đưa người nói và người nghe vào cuộc giao tiếp. Tác giả Đức Nguyễn đưa ra khái niệm xưng hô, trong đó cũng định nghĩa rõ hai yếu tố xưng và hô. Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy . Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy [5]. Có thể thấy rằng, các quan điểm đã nêu đều thống nhất ở chỗ coi từ xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. Xưng hô bao gồm hai yếu tố Xưng và Hô. Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất. 6 Một người xưng thuộc ngôi thứ nhất số ít. Từ hai người trở lên là ngôi thứ nhất số nhiều. Các phương tiện nhân xưng ngôi thứ nhất là sự tự qui chiếu của người nói. Tương tự, hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai. Các phương tiện nhân xưng ngôi thứ hai là sự qui chiếu đến người nghe. Hành động xưng hô chỉ diễn ra trong cuộc thoại và một người có thể (và thường) thực hiện cả hai hành động: Xưng (tự qui chiếu đến mình) và hô (qui chiếu đến người đối thoại). Như vậy có thể hiểu chức năng của xưng hô là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc hội thoại. 1.2. Từ xƣng hô trong tiếng Hàn 1.2.1. Các quan niệm về từ xƣng hô trong tiếng Hàn Liên quan đến quan niệm về xưng hô, trong tiếng Hàn xuất hiện hai khái niệm từ xưng hô và từ chỉ danh(danh từ định danh). Do đó, việc giới thiệu và phân định hai khái niệm này là cần thiết. Trong Đại từ điển quốc ngữ của Viện nghiên cứu từ điển tiếng Hàn, từ xưng hô được định nghĩa là từ dùng để gọi người khác, còn từ dùng để chỉ người được gọi là từ chỉ danh. [25]. Như vậy, căn cứ vào định nghĩa từ xưng hô này, chúng ta có thể hiểu định nghĩa từ xưng hô và từ chỉ danh thông qua ví dụ sau đây: 선우[Seon Woo] 은지 엄마!(mẹ Eun Ji) 영란[Yeong Ran] 그래! 나 은지 엄마야! 맞어!(Đúng!Tôi là mẹ Eun Ji đây! Phải rồi! (Kịch bản phim “Tối nay ăn gì”) Theo định nghĩa ở trên, từ 은지 엄마 [Eun Ji eomma](mẹ Eun Ji) mà nhân vật Seon Woo nói sẽ là từ xưng hô, nhân vật Seon Woo nói để gọi người vợ của mình. Còn Mẹ Eun Ji trong câu “tôi là mẹ Eun Ji đây” do nhân vật Yeong Ran nói là từ chỉ danh, không phải là từ được dùng để xưng hô. Trong tình huống này, đại từ nhân xưng 나[na] là từ được dùng để xưng hô (nhân vật Yeong Ran tự xưng mình) Để hiểu rõ thêm về định nghĩa này, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ xưng hô và từ chỉ danh theo quan điểm của các học giả nghiên cứu tiếng Hàn. 7 Theo Seo Jeong Soo (1984): Từ xưng hô là từ dùng để gọi một người nào đó, từ chỉ danh là từ dùng để chỉ một người nào đó. Ngày nay người ta hợp nhất hai loại này làm một, gọi là từ xưng hô [22]. Lee Ik Seob (2000) lại cho rằng: Xưng hô là cách chỉ trực tiếp đối phương trong cuộc trò chuyện trực tiếp với người đó, và được phân biệt với hô ngữ. Từ chỉ danh (term of reference) là cách nói chỉ người thứ ba trong giao tiếp [Dẫn theo 22]. Lee Seon Hwa (2002) lại cho rằng từ xưng hô là từ dùng để gọi đối phương trong cuộc giao tiếp, từ chỉ người nghe được gọi là từ chỉ danh ngôi thứ 2, từ chỉ người thứ 3 được gọi là từ chỉ danh ngôi thứ 3 [Dẫn theo 22]. Jeon Eun Ju (2009): Từ xưng hô là từ, cụm từ, cách biểu hiện để người nói gọi người đối phương trong cuộc trò chuyện với người đối phương đó, và từ chỉ danh là từ người nói chỉ đối tượng được nói đến, nói cách khác là từ mà người nói chỉ định đối tượng được nói đến trong cuộc trò chuyện [Dẫn theo 22]. Các quan niệm trên cho thấy hầu hết các học giả phân định một cách rạch ròi từ xưng hô là từ dùng để gọi người nghe trong cuộc giao tiếp, từ chỉ danh là từ dùng để chỉ người được nói đến, thường chỉ người thứ 3. Sự khác biệt của hai nhóm này chủ yếu nằm ở yếu tố “gọi” hay “chỉ”. Như vậy, quan niệm về từ xưng hô tiếng Hàn có sự khác biệt với quan niệm về xưng hô trong tiếng Việt. Xưng hô trong tiếng Việt có sự phân biệt rạch ròi giữa hai hành vi xưng và hô. Tuy nhiên trong tiếng Hàn, xưng hô lại chỉ tương ứng với hành vi hô trong tiếng Việt. Trong tiếng Hàn, các học giả hoàn toàn không đề cập đến hành vi tự xưng mình (tương ứng với hành vi xưng trong tiếng Việt). Đó là một sự khác biệt căn bản. Trong tiếng Việt, việc tự xưng biến đổi tùy vào việc người đối thoại ở vai giao tiếp nào. Thông thường, người ta có xu hướng căn cứ trên tuổi tác theo xu thế gia đình hóa để xưng hô với người đối thoại, dù người đó có thể không thuộc gia đình mình. Ví dụ đối với bạn bè người nói có thể xưng là tôi, tao, mày; đối với những người đáng tuổi ông bà, bố mẹ, cô dì chú bác, người nói có thể xưng là con, cháu; đối với những người đáng tuổi anh chị thì xưng em, đối với những người đáng tuổi em, người nói lại tự xưng là anh, chị; đối với những người đáng tuổi con cháu xưng người 8 nói có thể xưng là bác, chú dì cô… Đối với số nhiều cũng vậy, các từ tự xưng được dùng là chúng mình, chúng tôi, chúng con, các anh, các chị, bọn anh, bọn chị… Như vậy, có thể nói việc tự xưng trong tiếng Việt ngoài việc dùng đại từ nhân xưng như tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, còn dùng nhiều danh từ thân tộc để xưng hô với người nghe như anh, chị, con, em, bác, cô, dì... Tuy nhiên, hệ thống từ tự xưng trong tiếng Hàn đơn giản hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Việc tự xưng trong tiếng Hàn tùy thuộc vào mức độ kính trọng, có thể sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: 나/저 [na/Jeo] trong đó 저 [jeo] là từ khiêm xưng, ngôi thứ nhất, được dùng khi trò chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn, còn 나 [na] là dạng cơ bản của ngôi thứ nhất, được dùng khi quan hệ người nói và người nghe cùng bậc, hoặc trong trường hợp vị trí của người nghe thấp hơn. Khi người nói tự xưng ở số nhiều, trong tiếng Hàn cũng chỉ có hai dạng: 우리 [uri] hoặc 저희 [Jeo Hui] trong đó 우리 [uri] là ngôi thứ nhất số nhiều có cùng sắc thái trung tính với 나 [na], còn 저희 [jeo hui] là số nhiều cùng sắc thái kính trọng với 저 [jeo]. Tuy nhiên khác với 우리 [uri], 저희 [jeo hui] không bao gồm người nghe. Mặt khác, một đặc điểm quan trọng trong tiếng Hàn, nhất là trong phạm vi giao tiếp bằng lời, người ta có thể lược bỏ chủ ngữ khi giao tiếp. Nghĩa là khi giao tiếp với người khác, người Hàn Quốc có thể lược bỏ yếu tố tự xưng (chủ ngữ) mà người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của câu. Ví dụ trong tình huống phim sau đây: 윢여사(Bà Yoon) : 아들? (Con trai?) 윢수(Yun Soo) :예! 엄마, 웬일이에요? 지금요? 점심 먹으러 가는 길인데.. (Vâng! Mẹ, có chuyện gì vậy ạ? Bây giờ ạ? Con đang đi ăn cơm) Trong tình huống phim ở trên, khi bà Yoon gọi điện thoại cho con trai, hỏi con trai. Tuy nhiên khi người con trai trả lời:예! 엄마, 웬일이에요? 지금요? 점심 9 먹으러 가는 길인데.. (vâng, mẹ ạ, có chuyện gì vậy ạ? Bây giờ ạ? Con đang đi ăn cơm). Trong câu trả lời này, khi dịch ra tiếng Việt, có từ tự xưng “con” , tuy nhiên, trong nguyên bản tiếng Hàn, không xuất hiện từ xưng hô “con”. Ở đây, yếu tố tự xưng mà lẽ ra người con Yun Soo phải dùng khi nói với mẹ của mình đã bị lược bỏ. Nếu trong tiếng Việt, sự lược bỏ này có thể bị xem là nói trống không hay vô lễ thì trong tiếng Hàn việc lược bỏ này không hề làm giảm sắc thái kính trọng của câu nói. Như vậy, có thể hiểu rằng, phía sau quan niệm về xưng hô trong tiếng Hàn là quan niệm và tiêu chí đánh giá sự ứng xử được coi là có văn hóa, điều này khác với quan niệm tương ứng trong tiếng Việt và theo đó, quan niệm về xưng hô trong hai ngôn ngữ cũng khác nhau. Như vậy, liên quan đến vấn đề xưng hô trong tiếng Hàn, thống nhất các tranh luận trên, khi nói đến xưng hô, cần phân biệt rõ ràng các khái niệm: Xưng hô là từ mà người nói gọi trực tiếp người nghe (đối phương) trong cuộc trò chuyện trực tiếp, còn chỉ danh là từ được người nói dùng để chỉ người thứ 3 được nói đến trong cuộc giao tiếp. Luận văn này sẽ tìm hiểu từ xưng hô với nghĩa là từ mà người nói gọi trực tiếp người nghe (đối phương) trong cuộc trò chuyện trực tiếp. 1.2.2. Các phƣơng tiện xƣng hô trong tiếng Hàn Cũng giống như quan niệm về từ xưng hô, việc phân loại các phương tiện xưng hô trong tiếng Hàn cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Park Kap Soo (1989), các phương tiện được dùng trong xưng hô bao gồm: 1.Cảm thán từ, 2. Tên + phụ tố, 3. Từ chỉ chức vụ, 4. Từ chỉ quan hệ thân tộc, 5. Danh từ tên gọi, 6. Đại từ nhân xưng, 7. Danh từ hô ứng, 8. Từ ngoại lai. Park Jeong Un (1997) phân chia phương tiện xưng hô thành: 1. xưng hô theo tên, 2. xưng hô theo chức vụ, 3. xưng hô bằng từ thân tộc, 4. xưng hô bằng đại từ nhân xưng, 5. xưng hô theo bí danh, 6. Các loại từ xưng hô khác (biệt danh, xưng hô sử dụng danh từ địa phương). Lee Ik Seob (2000) cho rằng các phương tiện được dùng trong xưng hô bao gồm: đại từ nhân xưng, tên và chức vụ, danh từ thân tộc và các loại hình khác. Nhìn vào các cách phân loại trên của các học giả, có thể thấy mỗi học giả đều có cách phân chia các phương tiện xưng hô theo quan điểm riêng của mình. Tuy 10 nhiên, có thể nhận thấy trong hầu hết trong cách phân loại của các học giả, có nhiều học giả nhắc đến 4 phương tiện xưng hô cơ bản: xưng hô bằng tên riêng; xưng hô bằng danh từ thân tộc; xưng hô bằng chức vụ; xưng hô bằng đại từ nhân xưng. 1.2.2.1. Xƣng hô bằng tên riêng Nói đến tên riêng, có thể hiểu là tên, hoặc cũng có thể hiểu là tên bao gồm cả họ tên đầy đủ. Ví dụ trong tên gọi Kim Yoeng Ran, bao gồm phần họ Kim và phần tên Yoeng Ran. Trong trường hợp cần phân biệt 2 ý nghĩa của tên gọi thì sẽ phân ra là họ và tên. Trong tiếng Hàn, họ mang ý nghĩa dòng tộc được dùng khá nhiều làm phương tiện xưng hô. Tuy nhiên khi dùng tên hoặc họ để xưng hô, trong tiếng Hàn thường có gắn các hô ngữ 아/야 hoặc 이, hoặc các trợ từ như 씨/굮/양 được sử dụng để thể hiện mối quan hệ trên dưới, thân sơ giữa người nói và người nghe. Người Hàn xem các hô ngữ này như một bộ phận hữu cơ của từ xưng hô và khi nghiên cứu từ xưng hô người ta thường không bỏ qua yếu tố đó. Hô ngữ 아/야[a/ya] thường được gắn vào sau tên, thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa người nói và người nghe. Trong trường hợp tên của đối phương kết thúc bằng phụ âm thì gắn thêm 아[a] Ví dụ: 영심(Yeong Sim): 얘, 웅아! 그만 보고 자라! 응? (Ung à, con xem thế thôi rồi ngủ đi nhé) 웅이(Ung): 곧 끝나요! (Con xong ngay đây) Trường hợp kết thúc bằng nguyên âm thì gắn thêm 야[ya]: Ví dụ: 선우(Seon Woo): 얘, 은지야! 학원 갔다 오는 거니? (này, Eun Ji à, con đi học thêm về rồi à?) Cách gọi này thường dùng chủ yếu cho người nghe là trẻ con như gọi con cái, em ún. 11 Tuy nhiên nó cũng có thể dùng gọi người nghe là bạn bè, đã trưởng thành thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Hai ví dụ ở trên, cách xưng hô 아/야 được dùng trong trường hợp cha mẹ gọi các con Hô ngữ “이”[i] dùng trong xưng hô gắn với “họ - tên” hoặc tên có cấu tạo kết thúc bằng phụ âm. Trong trường hợp tên hoặc họ tên, kết thúc bằng nguyên âm sẽ chỉ gọi nguyên tên và họ tên. Sắc thái thân mật của hình thái xưng hô này có phần thấp hơn so với với việc kết hợp tên/họ tên với hô ngữ 아/야[a/ya]. Cách xưng hô này theo nhà nghiên cứu Hwang(1975) thì thường dùng cho người nghe đã trải qua thời kỳ thanh thiếu niên. Ví dụ: 선우[Seon Woo] 화진이 아이, 열일곱이라고 했지? (Con của Hwa Jin, nó bảy tuổi rồi phải không?) (Kịch bản phim “Tối nay ăn gì”) Trong tình huống này, nhân vật Seon Woo đã gọi nhân vật Hwa Jin là 화진이[Hwa Jin i] Trợ từ 씨[ssi] có thể gắn vào tất cả họ tên, tên hay họ khi xưng hô. Cách xưng hô kiểu này chỉ dùng cho người trưởng thành. Cách xưng hô gắn 씨[ssi] vào tên hoặc họ-tên dùng khi quan hệ giữa người nói và người nghe không gần gũi lắm. Việc dùng trợ từ 씨[ssi] gắn sau tên hoặc họ tên có thể dùng trong trường hợp người nói người nghe có mối quan hệ chưa đến mức gần gũi thân thiết, và thường dùng trong trường hợp lần đầu gặp mặt hoặc mối quan hệ mang tính chất công việc chung. Trong xưng hô, cách xưng hô này thể hiện quan hệ bình đẳng lẫn nhau hoặc dùng khi lần đầu tiên gặp mang tính chất công việc chung. Cách xưng hô tên + 씨[ssi]có một chút ý nghĩa tôn trọng đối với người nghe trong quan hệ bình đẳng, tuy nhiên không phải là cách xưng hô biểu thị sự kính trọng. Cách kết hợp Họ+ 씨[ssi] có thể dùng trong trường hợp người nói và người nghe là nam giới và có mối quan hệ công việc mang tính chất chung chung, không chính thức. Tuy nhiên, trong thực tế người Hàn không sử dụng cách xưng hô này. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan