Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát việc dùng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ...

Tài liệu Khảo sát việc dùng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở vài trường mầm non trên địa bàn hà nội

.PDF
92
1792
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẪ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ HẠNH KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 TUỔI) Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn: GS. TSKH. Lý Toàn Thắng HÀ NỘI - 2012 Quy ước kí hiệu, viết tắt 1. Quy ước viết tắt: C – V: Chủ ngữ - vị ngữ. C – V – B : Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ. CN: Chủ ngữ. CTNP: Cấu trúc ngữ pháp. CTNMT: Cấu trúc nghĩa miêu tả. BN: Bổ ngữ MGN: Mẫu giáo nhỡ. VN: Vị ngữ SL: Số lượng. QHT: Quan hệ từ. 2. Quy ước kí hiệu: / : Phân biệt thành phần câu. // : Ranh giới cú. /// : Tổ hợp cú. % : Tỷ lệ phần trăm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Vài nét về lịch sử vấn đề ........................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài ............................ 5 4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6 5. Nội dung của luận văn .............................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.............................................................. 8 1.1. Cơ sở tâm lí học ................................................................................. 8 1.1.1. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) .... 8 1.1.2. Hoạt động ngôn ngữ và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ. ...................................................................................... 10 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ......................................................................... 13 1.2.1. Các bình diện trong nghiên cứu cú pháp .................................. 13 1.2.2. Cú và các tổ hợp cú.................................................................... 23 Tiểu kết ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA CÁC TỔ HỢP CÚ Ở TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 – 5 TUỔI). .................................. 28 2.1. Khái quát.......................................................................................... 28 2.2. Tổ hợp cú đơn .................................................................................. 29 2.2.1. Xét về cấu tạo và chức năng ngữ pháp ...................................... 29 2.2.2.Xét về tính chất ........................................................................... 33 2.3. Tổ hợp cú phức ................................................................................ 33 2.3.1. Xét về cấu tạo và chức năng ...................................................... 34 2.3.2. Xét về tính chất ......................................................................... 36 2.4. Tổ hợp cú ghép ................................................................................ 36 2.4.1. Cú ghép đẳng lập ....................................................................... 37 2.4.2. Tổ hợp cú ghép qua lại ............................................................. 39 Tiểu kết ................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỔ HỢP CÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) 44 3.1 Khái quát .......................................................................................... 44 3.2. Sự tình (vị từ và tham thể) của cú. .................................................. 45 3.2.1. Cấu trúc vị từ - tham thể ............................................................ 45 3.2.2. Sự thể hiện bằng ngôn ngữ của các sự tình trong các tổ hợp cú. ............................................................................................................. 46 3.3. Chức năng nghĩa (vai nghĩa) trong các tổ hợp cú ........................... 49 3.4. Loại hình sự tình trong các tổ hợp cú. ............................................ 53 3.4.1. Một số quan điểm về loại hình sự tình. ..................................... 53 3.4.2. Loại hình sự tình trong các tổ hợp cú ...................................... 53 3.5. Mối quan hệ ngữ nghĩa trong các tổ hợp cú ................................... 57 3.5.1. Tình thái chủ quan trong các tổ hợp cú .................................... 58 3.5.2. Những phương tiện biểu thị tình thái....................................... 60 Tiểu kết ................................................................................................... 63 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA CÁC TỔ HỢP CÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ ............................................................................. 65 4.1. Khái quát.......................................................................................... 65 4.2. Lập luận trong các tổ hợp cú .......................................................... 65 4.2.1. Quan niệm về lập luận ............................................................... 65 4.2.2. Lập luận trong các tổ hợp cú ..................................................... 65 4.2.3. Hướng lập luận và hiệu lực lập luận......................................... 66 4.3. Hàm ngôn ......................................................................................... 69 Tiểu kết ................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................. 78 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 83 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển tư duy. Đồng thời, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ. Trong ngôn ngữ học và tâm lý học, vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi đi học đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Nói đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, người ta thường đề cập đến sự phát triển về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc. Tất cả các yếu tố ngôn ngữ đó sẽ giúp trẻ diễn đạt ý nghĩ, biểu lộ cảm xúc, trao đổi tư tưởng, tình cảm … với các trẻ cùng lớp và những người xung quanh ngày một chuẩn xác hơn, đa dạng hơn. Thực tế quan sát của chúng tôi cũng cho thấy: xét về mặt các phương tiện ngôn ngữ, ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), trẻ cũng đã nắm được một vốn từ nhất định cũng như một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt để tư duy và trẻ luôn có nhu cầu rõ rệt trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ, để trình bày nguyện vọng, để lập luận, giải thích, chứng minh v.v. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do thiếu phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là thiếu các từ liên kết để chỉ các mối quan hệ khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, cho nên trong lời nói hàng ngày của các em, trẻ có thể chưa biết tổ chức câu hay đoạn (lớn hơn câu), gồm nhiều cú khác nhau (mà chúng tôi tạm gọi là “tổ hợp cú”), để tạo lập một “ngôn ngữ mạch lạc”, nhằm trình bày, mô tả các sự việc (sự tình) theo một lôgic hay trình tự diễn biến nhất định. Thí dụ như trong đoạn thoại sau ghi ở một lớp mẫu giáo nhỡ giữa cô và trẻ, chúng ta có thể thấy trẻ đã sử dụng một “tổ hợp cú” mà chúng tôi tạm đánh dấu “//” để biểu thị sự kết thúc của từng cú (có thể là một câu hoàn chỉnh, có thể là một vế của câu ghép): (1) Cô: Sao con không chơi với bạn Việt? Trẻ: Tại vì con sợ bạn ấy lắm // bạn ấy cứ sụt sịt suốt ngày // rồi lại còn buộc khăn ở cổ // bạn ấy là em bé hay sao // 1 Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội”, nhằm tập trung vào tìm hiểu các liên kết ngữ pháp và ngữ nghĩa mà trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thường sử dụng để biểu hiện các mối quan hệ của các sự việc diễn ra trong cuộc sống thường nhật của các em. Với đề tài này, chúng tôi mong góp một phần nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) mà còn góp phần chuẩn bị phương tiện ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) và sau đó là để trẻ vào lớp 1, giúp trẻ nắm được các quy tắc ngữ pháp, sử dụng được những cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn của ngôn ngữ mạch lạc, biểu hiện được những nội dung ngữ nghĩa phong phú hơn so với những lứa tuổi trước. 2. Vài nét về lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu điển hình về ngôn ngữ trẻ em của các nhà khoa học quốc tế Khi nghiên cứu về sự lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ em, các nhà khoa học đã có nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó có quan điểm cho rằng bản thân trẻ có sự thiên bẩm cho việc lĩnh hội ngôn ngữ và ngôn ngữ là một quá trình trưởng thành bình thường. Tiêu biểu cho quan niệm trên là những nghiên cứu của L.Bloomfield, N.Chomsky (1965), Mc Neill (1966), Lenneberg (1967)… Đầu thế kỉ XX, chịu ảnh hưởng của lí thuyết hành vi trong tâm lí học Mỹ, nhà ngôn ngữ nổi tiếng L.Bloomfield đã xây dựng lí thuyết về ngôn ngữ. Trong đó, ông cho rằng ngôn ngữ là một dạng hành vi của con người và ngôn ngữ của trẻ được từng bước kiến tạo thông qua bắt chước và củng cố; trong đó cha mẹ, người thân trong gia đình và giáo viên ở trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhưng sự sáng tạo trong lời nói, sự nổi trội của những cụm từ và các câu được trẻ em sáng tạo khác với lời nói của người lớn. Điều đó cho thấy trẻ luôn sáng tạo ngôn ngữ chứ trẻ không đơn thuần bắt chước ngôn ngữ của người lớn một cách cơ học. 2 Theo trường phái ngữ pháp tạo sinh với đại biểu là N.Chomsky cho rằng khả năng sử dụng ngôn ngữ là một đặc điểm quyết định phân biệt con người với các loài động vật khác. Theo đó, ông coi con người có năng lực bẩm sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để con người tư duy, diễn đạt tư duy. Ông chỉ rõ trẻ em đóng vai trò chính và là nhân tố chính trong sự phát triển ngôn ngữ của chính trẻ và ngôn ngữ có cơ sở sinh học: ngôn ngữ chỉ có ở con người, có ở não bộ. Khi có tác động từ bên ngoài (từ môi trường ngôn ngữ) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Cũng như vậy, ông cho rằng kiến thức ngữ pháp của trẻ có từ lúc trẻ mới sinh ra, trẻ có một số yếu tố ngữ pháp phổ quát. Chính cơ chế bẩm sinh này cho phép giải thích tại sao trẻ lại có khả năng phát ra những hình thái của từ và những mô hình câu mà trẻ chưa hề nghe thấy. Đồng thời, trẻ em không lặp lại những diễn đạt mà mình đã học được, trẻ em cũng kiểm soát được những nguyên tắc mà trẻ sử dụng để xây dựng ngôn ngữ của mình. Mc Neill (1966) đánh giá trẻ em hiểu một cách bản năng những cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ hoặc những câu chính từ các dạng câu khác đã được tạo sinh. Thông qua những giả định ban đầu, thử và sai, trẻ thiết lập những nguyên tắc dịch chuyển cấu trúc cơ bản sang các thể loại câu. J. Piaget (1955), nhà tâm lí học Thụy Sĩ đã tập trung nghiên cứu mặt chất lượng của tư duy và ngôn ngữ trẻ em. Ông đã nêu ra những vấn đề mới mẻ về ngữ pháp và logic trong ngôn ngữ của trẻ. Theo ông: “con đường phát sinh, phát triển ngôn ngữ là từ ý tưởng tự ngã – tự kỉ trung tâm – ý tưởng hướng ra ngoài”. Như vậy, ngôn ngữ của trẻ có chức năng tự kỉ (trẻ nói cho bản thân) và chức năng xã hội hóa (thực hiện chức năng giao tiếp). Dĩ nhiên khi trẻ trưởng thành cả về nhận thức và kinh nghiệm sống thì ngôn ngữ tự ngã trung tâm mất dần đi, thay vào đó là ngôn ngữ xã hội. Vưgôtxki (1962) trong lí thuyết về vùng phát triển gần nhất, cho rằng ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Ngôn ngữ là nền tảng cho các quá trình tâm lí bậc cao như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Các nhà ngôn ngữ cũng rất tán thành quan điểm này của ông, họ gọi 3 ngôn ngữ trẻ tự nói với chính nó là ngôn ngữ cá nhân và chứng minh rằng những đứa trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ cá nhân mỗi khi gặp các nhiệm vụ khó thường giải quyết tốt hơn những đứa trẻ ít nói. Như vậy ngôn ngữ cá nhân ảnh hưởng tới nhận thức. Lí thuyết của Vưgôtxki cũng nhấn mạnh tới ngữ cảnh giao tiếp. Các nghiên cứu trên đều khẳng địng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trong sự phát triển của trẻ. Khi nghiên cứu chất lượng ngôn ngữ chính là xem xét các yếu tố tâm lí cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động ngôn ngữ. Ở mỗi độ tuổi, mỗi cá nhân đều có cách sử dụng từ, câu cũng như biết cách trình bày ý nghĩ, ngữ điệu giọng nói… khác nhau. Nhìn chung, dù xuất phát từ quan điểm nào, sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ thu hút được nhiều sự nghiên cứu, làm tiền đề cho các nhà giáo dục nghiên cứu sâu về các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và cách thức nhằm thúc đẩy quá trình đó. 2.2. Những nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em của các nhà khoa học trong nước Kế thừa các nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em của các nhà khoa học trên thế giới, ở Việt Nam, ngôn ngữ trẻ em chủ yếu được nghiên cứu theo hai hướng: + Khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ trẻ mầm non (1 – 6 tuổi), như ở các tác giả Nguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan… + Xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, như ở các tác giả như Nguyễn Huy Cẩn, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Xuân Khoa, Hồ Lam Hồng, Võ Phan Thu Hương… Ngôn ngữ trẻ em trước tuổi đi học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các tác giả đã tập trung miêu tả tỉ mỉ các hiện tượng xuất hiện ngôn ngữ tự nhiên cũng như quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ; tiêu biểu là những các công trình của Nguyễn Huy Cẩn - “Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em”; của Lưu Thị Lan - “Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 – 6 tuổi”; hay ”Khả năng tạo câu của trẻ 3 – 7 tuổi”… 4 Hướng nghiên cứu xây dựng hệ thống phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ: Nguyễn Huy Cẩn, Nguyễn Xuân Khoa, Hoàng Thị Oanh, Đinh Hồng Thái… Nhóm tác giả này đã tổng hợp các phương pháp phát triển ngữ âm, vốn từ, ngữ pháp cũng như các hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng: những công trình nghiên cứu này chưa chuyên sâu hẳn vào một năng lực ngôn ngữ cụ thể nào đó của trẻ. Cùng với việc giáo dục chuẩn mực ngữ âm, cung cấp vốn từ thì quá trình dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, làm tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc sau này. Song chưa hề có tác giả nào nghiên cứu sâu về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của trẻ 4 – 5 tuổi cũng như các biện pháp tác động. Do đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này với mong muốn cung cấp cái nhìn toàn diện về các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi). Từ đó, luận văn của chúng tôi có thể cung cấp công cụ cho giáo viên mầm non thực hiện các biện pháp phát triển ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 - 5 tuổi, cũng như công tác chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp Một. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát tình hình sử dụng các tổ hợp cú của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), luận văn muốn làm rõ các đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa trong các tổ hợp cú. Từ đó, luận văn sẽ khái quát hoá những tổ hợp cú điển hình về ngữ pháp và ngữ nghĩa, ngữ dụng cũng như đưa ra một số biện pháp giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi dự định đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Trình bày một cách khái quát về các đặc điểm tâm lí - ngôn ngữ nói chung và đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc nói riêng của trẻ mẫu giáo nhỡ. - Phân tích, miêu tả các đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa, ngữ dụng của các tổ hợp cú điển hình của trẻ mẫu giáo nhỡ. 5 - Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng và phát triển tốt hơn nữa các tổ hợp cú trong ngôn ngữ mạch lạc. 3.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa lí luận: Những nghiên cứu về ngôn ngữ ở trẻ 4 – 5 tuổi của chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu tâm lí - ngôn ngữ học về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam nói chung, cũng như lí thuyết về ngữ pháp trong ngôn ngữ trẻ em Việt Nam nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ trong các gia đình và các trường mầm non. 4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra (bằng cách trao đổi trực tiếp, ghi âm, ghi hình…): - Phương pháp thống kê để thu thập tư liệu. - Phương pháp miêu tả để khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của các tổ hợp cú. Để thu thập tư liệu cho luận văn, bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với trẻ, ghi hình thì chúng tôi sử dụng biện pháp ghi âm là chủ yếu. Do tính sinh động của lời nói nên việc nhận diện các cú và tổ hợp cú trong luận văn này có thể mang tính “chủ quan” của người viết. 4.2 Phạm vi tư liệu Chúng tôi đã tiến hành thống kê các phát ngôn giao tiếp hàng ngày của trẻ. Cụ thể, chúng tôi đã chọn mẫu nghiên cứu là các cháu ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ở một số trường mầm non thuộc quận Cầu Giấy, Đống Đa và Ba Đình của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát các phát ngôn của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà mà đối tượng là các trẻ ở khu tập thể C2 Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), khu chung cư huyện ủy Thanh Trì (huyện Thanh Trì). Qua khảo sát, chúng tôi đã thu được 857 phiếu. Các tư 6 liệu trên sẽ là công cụ để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong luận văn. 5. Nội dung của luận văn Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Đặc điểm cấu trúc hình thức của các tổ hợp cú của trẻ mẫu giáo nhỡ. Chương 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của các tổ hợp cú của trẻ mẫu giáo nhỡ. Chương 4: Đặc điểm ngữ dụng của các tổ hợp cú của trẻ mẫu giáo nhỡ. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Cơ sở tâm lí học 1.1.1. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu, nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải được một số bài toán đơn giản theo kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Cùng với sự phát triển của hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác (như vẽ, nặn, kể chuyện, xây dựng, đi chơi, đi dạo…), vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ được làm giàu lên thêm nhiều, chức năng kí hiệu phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy trực quan – hình tượng và đây cũng là thời điểm kiểu tư duy đó phát triển mạnh mẽ nhất. Theo những nghiên cứu của Piaget [23], Vưgôtxki [37], ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu đề ra cho mình những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thích những hiện tượng mà mình thấy được. Trẻ thường “thực nghiệm”, chăm chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ về các hiện tượng để rút ra kinh nghiệm. Tất nhiên những kết luận đó còn ngây ngô, ngộ nghĩnh, nhiêu khi còn gây ngạc nhiên đối với người lớn. Bên cạnh đó, trẻ MGN không chỉ sử dụng những kinh nghiệm đã có mà còn không ngừng biến đổi những kinh nghiệm ấy để thu nhận những kết quả mới hơn. Các em có nhu cầu khám phá các mối quan hệ phụ thuộc giữa các đồ vật, các hiện tượng và luôn tìm tòi cách giải thích những hiện tượng mà mình thấy. Tuy nhiên, vì chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ MGN mới chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận về những vấn đề mới. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chúng mới chỉ dừng ở các hiện tượng bên ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất bên trong. Ví dụ, một trẻ 4 – 5 tuổi, sau kì nghỉ ở biển về đã kể cho cô và các bạn nghe: “Ở biển nhé/ con được tắm mát cả ngày// mà nước biển bị đổ muối vào// xong uống mấy ngụm là bị ho cô ạ// mà không biết ai đổ muối vào biển thế? 8 Cũng do đó, trẻ dễ bị lẫn lộn thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật và hiện tượng xung quanh. Ví dụ, trẻ vào bệnh viện, cứ thấy ai mặc áo trắng thì đều gọi là “bác sĩ”. Nếu theo đà suy luận này thì tư duy của trẻ MGN sẽ có nguy cơ biến thành kiểu tư duy theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa. Tư duy trực quan – hình tượng tỏ ra có hiệu quả khi giải những bài toán trong đó thuộc tính bản chất là những thuộc tính có thể hình dung được. Ví dụ, trẻ có thể hình dung được rằng quả bóng lăn trên đường nhựa nhanh hơn là lăn trên mặt đá gồ ghề. Tuy nhiên, những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng thường lại kín đáo, ẩn bên trong, khó mà hình dung được. Chúng có thể biểu hiện bằng từ hoặc những kí hiệu khác. Bởi thế, trẻ mẫu giáo nhỡ nói chung chưa có khả năng tìm ra những thuộc tính bản chất bằng con đường tư duy trừu tượng. Do đó, trong ngôn ngữ giải thích của trẻ, trẻ mới chỉ nhận xét được những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Cũng ở tuổi MGN, trẻ bắt đầu hiểu được mình là người như thế nào, mình có những đặc điểm nào (về hình dáng, phẩm chất…), mọi người xung quanh đối xử với mình như thế nào…Đó chính là sự tự ý thức (ý thức bản ngã). Ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, đánh giá về khả năng của bản thân. Đồng thời, trẻ biết đánh giá người khác (trên cơ sở so sánh mình với những người khác). Đây chính là cơ sở để trẻ tự noi gương những người tốt, việc tốt. Ví dụ: Em mà là Gấu// thì em chỉ ăn kẹo buổi sáng thôi//chứ ăn tối// đau răng là phải. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực của xã hội và thực hiện các các hành động một cách chủ tâm hơn. Bởi vậy, các quá trình tâm lí mang tính chủ định rõ rệt. Khi ý thức bản ngã của trẻ phát triển thì không những nhân cách của trẻ được khẳng định mà ngôn ngữ giao tiếp của trẻ cũng thay đổi theo. Ngôn ngữ ở đây sẽ giúp trẻ đặt kế hoạch để tìm cách giải quyết và nghe những lời giải thích, hướng dẫn của người lớn. 9 1.1.2. Hoạt động ngôn ngữ và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ. Hoạt động ngôn ngữ là sự trao đổi giữa con người với nhau. Đây là dạng hoạt động đặc biệt của con người bởi cùng lúc hai dạng quá trình tâm lí và ngôn ngữ cùng được thực hiện. Hoạt động ngôn ngữ gồm hai quá trình: tạo sinh lời nói (speech production) ở người nói và tiếp nhận lời nói (speech perception) ở người nghe. Sự lĩnh hội ngôn ngữ là một quá trình phát triển ngôn ngữ của con người. Ở trẻ mầm non, quá trình phát triển này chịu sự chi phối mạnh mẽ từ yếu tố văn hóa gia đình, văn hóa xã hội và văn hóa trường mầm non. Ngôn ngữ phát triển không chỉ giúp trẻ hiểu được mọi người xung quanh, lĩnh hội tri thức nhân loại mà còn giúp trẻ trao đổi tư tưởng, tình cảm, thái độ… của mình khi giao tiếp. Chất lượng phát triển ngôn ngữ ở trẻ thể hiện khả năng sử dụng những hiểu biết và kĩ năng ngôn ngữ như một phương tiện để giải quyết các tình huống giao tiếp cá nhân. Nội dung ngôn ngữ nói của trẻ rất đa dạng, phản ánh các hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, từ thế giới tự nhiên đến các mối quan hệ xã hội, từ các quan hệ trong thế giới thực cho đến các quan hệ trong thế giới tưởng tượng, trong hoạt động chơi của trẻ. Bước sang tuổi mẫu giáo, đặc biệt là thời kì trẻ từ 4- 5 tuổi, trẻ được tham gia nhiều hình thức hoạt động như tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, múa, hát, đọc thơ, kể chuyện… Do đó, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc, giúp cho trẻ đạt được kết quả cao trong hoạt động. Đồng thời, sự phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ ý thức được quá trình tâm lí của mình, biến các quá trình tâm lí thành các chức năng tâm lí bậc cao. Hơn nữa, khi ngôn ngữ phát triển thì trẻ dễ dàng chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong (tức là chuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành động thành kiểu tư duy trực quan – hình tượng). 10 Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ MGN, các tác giả như Lưu Thị Lan, Nguyễn Xuân Khoa, Hoàng Thị Oanh… đều có những đánh giá chung: - Về ngữ âm: Do môi trường giao tiếp ngày càng rộng mở, tai nghe được rèn luyện thường xuyên, cơ quan phát âm đã phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy và khả năng phát âm mềm dẻo, tự nhiên. Đến độ tuổi này, nếu trẻ còn phát âm ngọng thì nguyên nhân có thể là do bộ máy phát âm bị tổn thương hoặc do yếu tố môi trường (do người lớn quá nuông chiều, do tiếng địa phương…). Trẻ 4 – 5 tuổi cũng đã biết sử dụng ngữ điệu phù hợp để giao tiếp. Ví dụ, khi trẻ kể lại các câu chuyện (các tác phẩm văn học), trẻ điều chỉnh giọng và ngữ điệu kể theo hoàn cảnh, hoạt động, tính chất của từng nhân vật, từng sự kiện. Trong đó, với các nhân vật hiền lành, trẻ thường thể hiện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng với các nhân vật gian ác thì trẻ sử dụng ngay ngữ điệu mạnh.Tuy nhiên có một số trẻ khi diễn đạt vẫn còn ê a, kéo dài giọng. -Về vốn từ: Vốn từ tăng nhanh với sự đa dạng của các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, đại từ, quan hệ từ… Trẻ luôn có như cầu tìm hiểu ý nghĩa và nguồn của từ. Do vậy ở độ tuổi này, trẻ thường giải thích: “Con của con bò gọi là con bê vì nó kêu “bê bê” cô ạ”. Rõ ràng, sự lĩnh hội ngôn ngữ được quyết định bởi sự tích cực của đứa trẻ với ngôn ngữ. Khi trẻ chủ động giao tiếp, chủ động tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ thì trẻ sẽ hiểu được từ ngữ và nắm được ngữ pháp. - Về ngữ pháp: Quá trình tiếp nhận ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của trẻ là quá trình không có ý thức (khác với việc học ngữ pháp ở Tiểu học). Do trẻ điều kiện sống và giáo dục tốt nên việc sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ diễn ra rất tự nhiên. Khi trẻ 4 – 5 tuổi, trẻ không còn dùng câu 1 từ, câu cụm từ nữa mà trẻ có xu hướng sử dụng nhiều dạng câu đơn mở rộng thành phần như mở rộng thành phần trạng ngữ, bổ ngữ... Đồng thời, dạng câu phức tạp cũng tăng dần ở theo kinh nghiệm ngôn ngữ của trẻ như câu phức, câu ghép. Tuy nhiên câu nói của trẻ thường không đầy đủ, thiếu quan hệ từ hoặc chưa đầy đủ thành 11 phần hay trẻ thường sử dụng các từ “xong”, “xong rồi” tách các mệnh đề trong câu. Ví dụ: (2) Ban nãy con tắm// xong con chơi với búp bê. - Về ngôn ngữ mạch lạc: Lời nói mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển cao không chỉ về phương diện ngôn ngữ mà cả phương diện tư duy. Theo V.M.Mukhina, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trải qua ba giai đoạn: dạng ngôn ngữ được hình thành sớm nhất là ngôn ngữ tình huống rồi đến sự xuất hiện của ngôn ngữ ngữ cảnh và ngôn ngữ giải thích. Ngay từ tuổi nhà trẻ, trẻ đã có biết sử dụng một dạng ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ tình huống làm phương tiện giao lưu. Dần dần, dưới ảnh hưởng của những người lớn xung quanh, “trẻ em bắt đầu chỉnh đốn ngôn ngữ tình huống thành một ngôn ngữ dễ hiểu hơn đối với người nghe”- đó là ngôn ngữ ngữ cảnh. Đó là dạng ngôn ngữ xuất hiện trên cơ sở trẻ phải xây dựng một ngữ cảnh ít phụ thuộc vào tình huống hơn. Ở trẻ mẫu giáo, ngôn ngữ ngữ cảnh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các hoạt động đòi hỏi lời nói của trẻ phải rõ ràng, tình huống được miêu tả khá đầy đủ, để người nghe không tri giác trực tiếp tình huống ấy cũng có thể hiểu được như kể chuyện, mô tả một sự vật hay kể lại một hoạt động của chính trẻ…Trẻ MGN nắm được ngôn ngữ ngữ cảnh, ngôn ngữ giải thích cùng với việc mở rộng phạm vi giao lưu và sự phát triển của hứng thú nhận thức. [20, tr.153-154]. Như vậy, ở trẻ MGN, trẻ chủ động giao tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh và hay đặt các câu hỏi như: Như thế nào? Làm gì? Bao giờ? Tại sao?... Trẻ cũng biết lắng nghe các câu trả lời của người khác và thích được tham gia nói chuyện tập thể. Đồng thời, trẻ có thể kể lại các sự việc theo trình tự thời gian. Song, trẻ có nhu cầu rất lớn là được giải thích cho những người xung quanh những gì mà trẻ cần họ hiểu, ví dụ như nội dung của trò chơi, các làm cách đồ dùng cho trò chơi, những yêu cầu của bản thân với một sự việc nào đó… Ngôn ngữ giải thích yêu cầu trẻ phải trình bày có trình tự, phải nêu được những điểm chủ yếu và mối liên hệ giữa các sự việc, hiện tượng một 12 cách hợp lí để thuyết phục người nghe. Tuy nhiên, trong quá trình diễn đạt, do thiếu phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là thiếu các từ liên kết để chỉ các mối quan hệ khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, trẻ MGN có thể chưa biết tổ chức câu hay đoạn (lớn hơn câu), gồm nhiều cú khác nhau (mà chúng tôi tạm gọi là “tổ hợp cú”), để tạo lập một “ngôn ngữ mạch lạc”, nhằm trình bày, mô tả các sự việc (sự tình) theo một lôgic hay trình tự diễn biến nhất định. Ví dụ: (3) Tại con hư// bố phạt đứng vào tường// không được đánh em. 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.1. Các bình diện trong nghiên cứu cú pháp 1.2.1.1. Bình diện kết học Kết học là bình diện nghiên cứu sự liên kết về mặt hình thức giữa các đơn vị ngôn ngữ trong câu. Bình diện này chỉ ra rằng trong ngôn ngữ, các đơn vị phải được kết hợp theo một quy tắc hình thức nhất định. Liên quan tới các tổ hợp cú, trên bình diện kết học, chúng tôi sẽ xem xét các vấn đề sau: (i) Phương thức ngữ pháp: Trong ngôn ngữ, ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu thị bằng những hình thức nhất định – đó chính là phương thức ngữ pháp. Xét ở bình diện kết học thì phương thức ngữ pháp chính là các mô hình kết hợp các từ với nhau. Trong một cấu trúc ngôn ngữ (cụm từ hay câu), việc thêm bớt hay thay đổi một yếu tố nào đó cũng có thể dẫn tới thay đổi cả hình thức và ý nghĩa của cấu trúc đó. Trong tiếng Việt có hai phương thức ngữ pháp điển hình: + Phương thức hư từ: Phương pháp hư từ là phương pháp sử dụng hư từ để biểu thị cho ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong câu. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái nên hư từ có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp. Ví dụ: (4) Tôi mua nó. 13 (5) Tôi mua cho nó. Ví dụ (4) không sử dụng hư từ nên “nó” đứng sau từ “mua” biểu thị đối tượng trực tiếp của hoạt động “mua” và đóng vai trò là bổ ngữ trực tiếp. Nhưng ở ví dụ (5), giới từ “cho” đã chuyển bổ ngữ “nó” trở thành bổ ngữ gián tiếp. Hoặc xét ví dụ: (6) Trời mưa và gió vẫn lạnh. (7) Vì trời mưa to nên học sinh được nghỉ học. Ở ví dụ (6), sự xuất hiện của liên từ “và” đã giúp chúng ta nhận diện được có hai kết cấu C-V trong câu và quan trọng hơn nó đã thể hiện được mối quan hệ giữa các vế câu. Còn với ví dụ (7), cặp liên từ Vì…nên… được sử dụng nhằm thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Như vậy, việc sử dụng hư từ hay không sử dụng hư từ hoặc việc dùng hư từ loại nào chính là để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp nào đó. Do vậy, phương thức hư từ rất quan trọng trong tiếng Việt. + Phương thức trật tự từ: Trong tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung, việc thay đổi trật tự từ đồng nghĩa với việc thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: (8) Mẹ yêu con. (+) (9) Con yêu mẹ. (+) (10) Yêu mẹ con. (-) Phương thức hư từ, phương thức trật tự từ có liên quan mật thiết tới kết cấu hình thức và ngữ nghĩa của các tổ hợp cú mà trẻ MGN sử dụng. Do đó, trong chương 2, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn luận tới hai phương thức này. (ii) Các quan hệ ngữ pháp: - Quan hệ đẳng lập: Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thể hiện ở chỗ các thành tố có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả ngữ đoạn. Ví dụ: (11) Tôi và cô ấy (đã công tác cùng nhau 5 năm liền). 14 Hai thành tố “tôi”, “cô ấy” nằm trong mối quan hệ liệt kê. Thông thường các yếu tố của tổ hợp có quan hệ liệt kê thường được nói kết với nhau bằng các liên từ: và, cùng, với.. Ngoài ra, quan hệ đẳng lập còn được chia thành các kiểu nhỏ: + Quan hệ lựa chọn: Các yếu tố của tổ hợp có quan hệ lựa chọn thường nối kết với nhau bằng các liên từ: hay, hoặc, hoặc…hoặc… Ví dụ: (12) đi hay ở, tôi hoặc anh… + Quan hệ giải thích. Ví dụ: (13) Nguyễn Du, tác giả của tác phẩm “Truyện Kiều” (đã được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới). Đây là quan hệ giữa danh từ và danh ngữ có cùng sở chỉ. + Quan hệ qua lại. Ví dụ: (14) tuy thông minh nhưng lười, càng học càng không biết gì… Các yếu tố của tổ hợp có quan hệ qua lại thường nối kết bởi các cặp liên từ hay phó từ: Nếu…thì…, tuy…nhưng, không những…mà còn… - Quan hệ chính phụ: Theo Nguyễn Văn Hiệp [14,93], đây là quan hệ giữa những yếu tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, theo đó một thành tố đóng vai trò chính (thành tố trung tâm) còn thành tố khác đóng vai phụ. Ví dụ: (15) ăn xong (ăn: thành tố chính, xong: thành tố phụ) (16) cửa sắt (cửa: thành tố chính, sắt: thành tố phụ). Như vậy, khi hư từ kết hợp với thực từ thì thực từ luôn là thành tố chính, còn hư tư là thành tố phụ. Còn khi thực từ kết hợp với thực từ thì thành tố phụ chính là thành tố có thể thay thể bằng từ nghi vấn (Ví dụ: cửa sắt  cửa gì?). - Quan hệ chủ - vị: Đây cũng là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc nhau. Trong đó, thành tố chủ thường đứng trước thành tố vị. Bên cạnh đó, quan hệ chủ - vị còn được biểu hiện bằng các hư từ (như: là, thì…) và ngữ điệu. Ví dụ: (17) Tôi/ đi học. 15 Quan hệ ngữ pháp luôn tồn tại giữa các đơn vị có mặt trong phạm vi câu. (iii) Các thành phần cú pháp trong câu: Các thành phần cú pháp trong câu tiếng Việt (xét theo cấu trúc ngữ pháp) đã được bàn luận rất nhiều, tiêu biểu trong các cuốn sách của Viện Khoa học Xã hội [33], hay của các tác giả Hoàng Trọng Phiến [24] , Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban [1], Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp[14]…Trong đó, thành phần câu gồm có thành phần chính (thành phần tham gia nòng cốt câu): vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ; và các thành phần phụ (thành phần có quan hệ phụ thuộc vào nòng cốt câu) như trạng ngữ, định ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ [14, tr.127 – 128]. + Vị ngữ: Trong câu, vị ngữ có mối quan hệ qua lại mật thiết với chủ ngữ. Vị ngữ có thể biểu thị thông tin miêu tả, thông tin tình thái. Ví dụ: (18) Bé/ ngủ. (19) Nó/ giả vờ ngủ. Xét về cấu tạo, vị ngữ cũng có thể là một từ, cụm từ hoặc một cụm CV. Ví dụ: (20) Nó /đọc sách. (21) Con gà này mỏ ngắn. + Chủ ngữ: Chủ ngữ là thành tố thuộc nòng cốt câu. Nếu đã xác định được vị ngữ mà trong nòng cốt câu chỉ còn một thành tố thì thành tố đó mặc nhiên là chủ ngữ. Về cấu tạo, chủ ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc một kết cấu C-V đảm nhận. Ví dụ: (22) Tôi/ là sinh viên. (23) Cậu làm thế/ là đúng. Về vị trí, chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, trước vị ngữ. Tuy nhiên có những trường hợp, vị trí đứng đầu của chủ ngữ bị chiếm bởi trạng ngữ, khởi ngữ. Ví dụ: (24) Giết ai/ cái thứ văn chương ấy. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan