Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Không gian công cộng dưới góc nhìn của cư dân trong các khu đô thị mới xây ở hà ...

Tài liệu Không gian công cộng dưới góc nhìn của cư dân trong các khu đô thị mới xây ở hà nội gần đây ( nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới văn quán, hà đông, hà nội)

.PDF
89
531
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGUYỄN HỒNG GIANG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CƯ DÂN TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI XÂY Ở HÀ NỘI GẦN ĐÂY (Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) Chuyên ngành Mã số : XÃ HỘI HỌC : 603130 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN HAI Hà Nội - 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................................................................. 1 PHẦN A: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................................ 1 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: ............................................................................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................... 3 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Tƣơng quan giữa các biến số............................................................................................................................ 4 6. Giả thuyết nghiên cứu:....................................................................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................................................................. 4 8. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................................................... 5 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 6 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................................................... 6 2. Định nghĩa và thao tác hóa khái niệm làm việc ............................................................................................. 9 3. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................................................. 11 4. Giới thiệu địa bàn khảo sát.............................................................................................................................. 12 CHƢƠNG II: KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI DƢỚI GÓC NHÌN CỦA NGƢỜI DÂN.... 17 1. Sự hình thành và phát triển không gian công cộng trong đời sống xã hội............................................... 17 2. Yếu tố cộng đồng truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam .................................................. 21 3. Sự nhìn nhận của ngƣời dân về không gian công cộng ở khu đô thị mới Văn Quán............................ 24 CHƢƠNG III: NHU CẦU, NGUYỆN VỌNG CỦA NGƢỜI DÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRONG VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI............................................. 46 1. Nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân ...................................................................................................... 46 2. Kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng của một số nƣớc trên thế giới..................................... 55 3. Một số giải pháp trong việc tổ chức không gian công cộng trong các đô thị mới ở Hà Nội ................ 59 Phần C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 65 1. Kết luận.............................................................................................................................................................. 65 2. Kiến nghị ........................................................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................. 68 PHỤ LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các khu đô thị mới hiện nay, ngoài không gian ở đóng vai trò chủ đạo còn tồn tại các loại hình không gian khác, trong đó có không gian công cộng. Không gian công cộng (KGCC) là một phần quan trọng trong hệ thống các không gian và không thể thiếu trong cấu trúc của khu ở hay đô thị. Không gian công cộng luôn gắn với không gian ở, nó góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân trong các khu đô thị mới, thông qua đó góp một phần quan trọng làm đẹp cho thủ đô Hà Nội. Không gian công cộng là những không gian thân thiện, gần gũi với mọi ngƣời. Ðó là nơi mà mọi ngƣời có thể trò chuyện với nhau, cùng vui chơi, cùng nhau thi thố tài năng. Ðó cũng là nơi mà mọi ngƣời có thể mua sắm, ngồi nhâm nhi tách cà phê và đắm mình vào cảnh vật xung quanh. Thậm chí đơn giản hơn, không gian thân thiện có thể xuất hiện lúc mọi ngƣời trò chuyện trong khi chờ xe buýt. Với tính chất mở và thân thiện, không gian công cộng đã trở thành những nơi chốn quen thuộc của mọi ngƣời, ngoài ngôi nhà của họ. Tuy nhiên, cƣ dân trong các khu đô thị lại luôn phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn về phí dịch vụ cao, về thiếu các không gian cây xanh, không gian giao tiếp công cộng. Hơn nữa, hệ thống các công trình dịch vụ công cộng trong các khu đô thị mới phần lớn đều không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh đó, ở các khu đô thị mới, bể bơi, sân tennis, nhà trẻ, mẫu giáo, bãi đỗ xe…thƣờng bị quá tải so với yêu cầu thực tế. Vì vậy, cƣ dân các khu đô thị mới nhiều khi phải tìm kiếm các dịch vụ ở bên ngoài. Nhìn chung, các khu đô thị mới có quy mô lớn, xây dựng độc lập, hệ thống công trình hạ tầng xã hội đa dạng và hoàn thiện hơn về loại hình, đối tƣợng và thời gian phục vụ so với các khu đô thị mới quy mô trung bình và nhỏ, nằm xen kẽ ven đô. Các khu đô thị phục vụ mục đích tái định cƣ, cung 1 cấp nhà ở xã hội do giá thành xây dựng rẻ nên hầu nhƣ thiếu các công trình dịch vụ công công, trang thiết bị tiện ích đô thị. Thành phần dân cƣ đa dạng đòi hỏi các công trình hạ tầng xã hội cần phải đa dạng và có quy mô hợp lý, có các hệ thống dịch vụ đặc biệt cho những nhóm ngƣời khác nhau. Về tổ chức không gian, thực tế cho thấy các khu đô thị có hình thức khép kín sẽ ngày càng trở nên không phù hợp. Một mô hình mở, kết nối thuận tiện với xung quanh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình ảnh không gian liên tục và thân thiện, tăng cƣờng các diện tích cây xanh và không gian giao tiếp cho cƣ dân là mô hình lý tƣởng cho sự lựa chọn của những ngƣời dân về cuộc sống trong tƣơng lai. Nói tóm lại, việc xây dựng, sử dụng và hoàn thiện không gian công cộng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội hiện đang đặt ra nhiều vấn đề, không chỉ về mặt kỹ thuật, kiến trúc mà cả về mặt xã hội ở các khu dân cƣ. Và đây cũng chính là lí do để chúng tôi chọn đề tài “Không gian công cộng dƣới góc nhìn của cƣ dân trong các khu đô thị mới xây ở Hà Nội gần đây” mà cụ thể là nghiên cứu trƣờng hợp khu Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2.1 Ý nghĩa lý luận Thông qua khảo sát về ý kiến của ngƣời dân đối với việc sử dụng không gian công cộng tại một khu đô thị mới (khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội), luận văn cung cấp thêm nguồn số liệu thực tế cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Xã hội học đô thị, Xã hội học văn hóa…..Ngoài ra, việc vận dụng một vài lý thuyết xã hội học trong quá trình nghiên cứu cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn đời sống xã hội ở Việt Nam. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm luận cứ khoa học trong việc tìm hiểu, đánh giá hiện trạng không gian công cộng từ đó tìm ra giải pháp phát triển thích hợp cho hệ thống cấu trúc không gian ở nói chung và hệ thống tổ chức không gian công cộng nói riêng tại Hà Nội. Đây là một việc 2 làm thiết thực, thể hiện khả năng ứng dụng của đề tài vào trong đời sống thực tiễn của đất nƣớc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu - Qua việc khảo sát ở khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội, đề tài có mục tiêu mô tả thực trạng của việc xây dựng, sử dụng cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của cƣ dân đối với không gian công cộng trong các khu cƣ trú của họ. - Phân tích các giá trị tốt đẹp cần bảo tồn, phát huy, cũng nhƣ sự cần thiết của không gian công cộng trong các khu đô thị mới hiện nay, những thiếu hụt một số yếu tố cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp duy trì và phát huy các giá trị tích cực của không gian công cộng đối với cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. 3.2 Nhiệm vụ Từ mục đích nêu trên đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây: - Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc khảo sát và nghiên cứu không gian công cộng. - Qua việc khoả sát tại thực địa, thu thập các số liệu, các dữ liệu về định lƣợng và định tính nhằm mô tả thực trạng của không gian công cộng đang diễn ra, trong đó bao gồm cả việc thụ hƣởng, sự đánh giá cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân. - Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng ở các khu đô thị mới trên thế giới và dự báo xu hƣớng biến đổi, phát triển của không gian công cộng trong xu hƣớng phát triển của các khu đô thị mới trong tƣơng lai. - Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và hành động cụ thể nhằm cải thiện tình trạng bất cập về không gian công cộng ở các khu đô thị mới hiện nay. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Sự nhìn nhận, đánh giá cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân về không gian công cộng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội hiện nay. 3 4.2 Khách thể nghiên cứu: Cƣ dân sinh sống trong các khu đô thị mới (thành phố Hà Nội). 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian địa lý: Do những hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ chọn khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội làm địa bàn khảo sát. - Về thời gian: Ngoài thời gian chuẩn bị (kể cả về ý tƣởng, soạn thảo bộ công cụ và việc liên hệ với địa phƣơng), cuộc khảo sát đƣợc tiến hành trong suốt tháng 7 năm 2009. 5. Tƣơng quan giữa các biến số - Biến số phụ thuộc: Là sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời dân (bao gồm cả quan niệm của họ về không gian công cộng, thái độ, sự đánh giá , nhu cầu và nguyện vọng của họ) về không gian công cộng ở các khu đô thị mới. - Biến số độc lập: + Thành phần (công nhân, trí thức, các thành phần khác còn lại nhƣ tiểu thƣơng, tiểu chủ, ngƣời làm dịch vụ, v…v….) + Mức sống (gồm ba mức: giàu, trung bình, nghèo) + Giới tính: (nam, nữ) + Độ tuổi: (gồm 3 nhóm: trẻ - trung niên - cao tuổi) + Nguồn gốc xuất thân (ngƣời Hà Nội gốc hay từ nơi khác đến). 6. Giả thuyết nghiên cứu: Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng nhƣ hiện nay thì không gian công cộng ở các khu đô thị mới vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân ở hai phƣơng diện: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 7.1 Sử dụng tài liệu đã có nhằm giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực này, từ đó thừa kế và định hƣớng về vấn đề nghiên cứu. 7.2 Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 10 trƣờng hợp, các đối tƣợng phỏng vấn có nghề nghiệp và trình độ học vấn khác nhau. Thông tin 4 thu đƣợc từ các cuộc phỏng vấn sâu mang tính chất bổ trợ và đƣợc dùng chủ yếu nhƣ là những dẫn liệu minh họa, giải thích, bổ sung thêm cho các dữ liệu định lƣợng 7.3 Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi: Nhằm đo lƣờng nhận thức thái độ cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân về việc tổ chức, sử dụng, quản lý không gian công cộng hiện nay ở các khu đô thị. Ở đây tác giả đã sử dụng 150 phiếu hỏi, trong đó nam chiếm 38%, nữ chiếm 62%, giàu là 15,4%, nghèo là 37,3%, trung bình là 47,4%; nhóm ngƣời dƣới 35 tuổi là 27,3%, trung niên là 46%, ngƣời cao tuổi là 26,7%. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của Luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng. Chƣơng I trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, trong đó bao gồm tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và các lý thuyết sử dụng, các khái niệm và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu. Chƣơng II mô tả các kết quả thu đƣợc từ cuộc khảo sát về không gian công cộng (bao gồm cả quan niệm của họ về không gian công cộng, thái độ và sự đánh giá , nhu cầu và nguyện vọng của họ). Chƣơng III trình bày về nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm từng bƣớc hoàn thiện không gian công cộng trong các khu đô thị mới, sao cho các không gian này vừa mang tính hiện đại, vừa kế thừa đƣợc các giá trị cổ truyền của dân tộc Việt Nam. 5 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Các lý thuyết xã hội học đƣợc vận dụng trong nghiên cứu này Nhƣ chúng ta đều biết, để có thể nắm bắt hiện thực của đời sống xã hội, ngành xã hội học đã hình thành nên nhiều lý thuyết khác nhau: lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết mâu thuẫn xung đột, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng, lý thuyết sinh thái học văn hóa, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, v…v…. Để giải quyết đề tài “Không gian công cộng dƣới góc nhìn của cƣ dân trong các khu đô thị mới xây ở Hà Nội gần đây” trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ lựa chọn hai lý thuyết để ứng dụng: đó là lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết xung đột. - Lý thuyết cấu trúc - chức năng Lý thuyết cấu trúc - chức năng có lịch sử phát triển khá dài với nhiều tác giả lớn nhƣ: Bronislaw Malinowski, Radcliffe – Brown, Talcott Parsons, Robert Merton, v..v…Ở đây chúng tôi cũng chỉ vận dụng quan điểm của Robert Merton mà thôi. Công trình khoa học nổi tiếng nhất của Merton là cuốn “Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội” (Social Theory and Social structure). Theo đó thì nghiên cứu xã hội theo cấu trúc - chức năng là sự giải thích một hiện tƣợng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ phận cấu thành. Nói cho dễ hiểu là mỗi bộ phận hay thành phần của cấu trúc tổng thể đều giữ một hoặc nhiều chức năng. Các chức năng rối loạn sẽ dẫn đến sự bất ổn của cấu trúc. Việc thực hiện đúng chức năng của các thành phần tạo nên cấu trúc sẽ đảm bảo cho cả hệ thống ổn định và bền vững. Giống nhƣ quan niệm của Durkheim và Parsons, 6 Merton cho rằng các cấu trúc văn hoá mà cụ thể là hệ các giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản để lý giải cơ chế hoạt độngvà phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội. Một đóng góp lớn của Merton đối với chủ thuyết chức năng trong xã hội học là việc phát hiện ra sự loạn phản chức năng còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng. Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội, Merton chỉ ra những phản chức năng của thiết chế xã hội. Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc. Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tƣợng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại tới lợi ích của ai? Cần thấy rằng hệ quả có thể là chức năng, tức là có lợi cho nhóm ngƣời này nhƣng lại là phản chức năng, tức là có hại cho nhóm ngƣời kia. Một đóng góp quan trọng khác của Merton là việc phân loại chức năng trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng. Merton chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội vận hành một cách bình thƣờng (cấu trúc chức năng thay thế) và gọi chúng là “những điều kiện tiên quyết về mặt chức năng đối với xã hội”. Ông cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội, trên thực tế trong xã hội luôn có “các cấu trúc chức năng thay thế nhau” để thoả mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra. Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện. Các thiết chế xã hội luôn luôn có khả năng thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của xã hội. Vận dụng lý thuyết chức năng - cấu trúc vào nghiên cứu không gian công cộng trong khu đô thị mới ở Hà Nội thì có thể giúp lý giải đƣợc nhiều điều. Chẳng hạn, nhiều vỉa hè, mặt phố ở các khu đô thị mới đang bị sử dụng sai chức năng (điểm đỗ xe, mở quán nƣớc ….), các sân chơi cho trẻ còn thiếu, các cửa hàng chƣa đáp ứng đủ cho ngƣời làm nội trợ, v..v…Lý thuyết cấu 7 trúc - chức năng cũng giúp cho việc nhìn nhận và tìm ra các giải pháp (về mặt chức năng của cấu trúc tổng thể) nhằm hoàn thiện không gian công cộng trong các khu đô thị mới hiện nay. - Lý thuyết xung đột Cũng nhƣ lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết xung đột cũng có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Các đại biểu lớn của lý thuyết này là Karl Marx, và tiếp sau đó là Loser, Dahrendort, Gurvitch, v..v…Ngƣời ta cho rằng mâu thuẫn và xung đột xã hội là một hiện tƣợng mang tính phổ biến và đƣợc lặp đi lặp lại trong mọi xã hội và mọi nền văn hóa. Lý thuyết xung đột cho rằng xung đột có thể xảy ra trên mọi phƣơng diện của đời sống xã hội: mục đích, đánh giá, lợi ích, hệ tƣ tƣởng….Các cách thức thực hiện hành vi xung đột vừa đa dạng vừa bị chi phối bởi nhiều động cơ khác nhau. Việc phân tích, tìm hiểu làm rõ động cơ của các hành vi xung đột sẽ giúp cho việc quản lý xã họi tiếp cận đƣợc các giải pháp khoa học, qua đó đƣa các quan hệ xã hội trở về trạng thái bình thƣờng và ổn định để phát triển. Vận dụng lý thuyết xung đột vào nghiên cứu không gian công cộng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội hiện nay, chúng tôi thấy đôi khi xuất phát từ các lợi ích, nhu cầu, thị hiếu khác nhau nên các nhóm xã hội khác nhau cũng có thể xảy ra mâu thuẫn, xung đột về không gian công cộng. Cụ thể ở đây là xung đột giữa ban quản lý dự án với ngƣời dân tại các khu chung cƣ về phí dịch vụ quá cao hay việc sử dụng sai mục đích khu đất trong quy hoạch, mâu thuẫn xung đột giữa ngƣời dân bình thƣờng với những ngƣời làm dịch vụ (nhƣ mở quán, trông xe…) v..v…. Việc phân tích các loại hình và nguyên nhân xung đột sẽ giúp hiểu thêm những mặt tích cực cũng nhƣ những khó khăn trong việc quản lí và khai thác không gian công cộng hiện nay. Trong nghiên cứu này, tác giả thử vận dụng hai lý thuyết trên làm cơ sở để giải thích cho việc sử dụng không gian công cộng của ngƣời dân trong các khu đô thị mới. Mỗi cách tiếp cận trên đều có những mặt mạnh và mặt yếu 8 của nó. Tuy nhiên, sự phối hợp cả hai cách tiếp cận trên sẽ giúp chúng tôi hạn chế bớt những thiếu sót của từng cách tiếp cận đơn lẻ, qua đó chúng tôi hi vọng phản ánh đƣợc về không gian đô thị đúng nhƣ những gì nó đang diễn ra trong thực tế. 2. Định nghĩa và thao tác hóa khái niệm làm việc - Định nghĩa các khái niệm làm việc + Khái niệm “không gian công cộng” Không gian công cộng có nhiều cấp độ khác nhau từ vĩ mô nhƣ không gian công cộng của đô thị, khu vực đô thị, đơn vị ở đến vi mô nhƣ ngôi nhà, ngõ phố, thậm chí là một hành lang đi lại trong các chung cƣ. Trong nghiên cứu này thuật ngữ không gian công cộng đƣợc giới hạn và hiểu nhƣ sau: “Không gian công cộng có thể hiểu là không gian diễn ra các hoạt động mang tính tập thể giữa một cộng đồng hay một nhóm ngƣời có xu hƣớng kết hợp với nhau và liên kết với nhau vì lợi ích, giá trị và nhu cầu chung” [32, tr.96] + Khái niệm “khu đô thị mới” Nhìn trên quy mô thế giới, ngƣời ta thấy những khu định cƣ đô thị mới phát triển phổ biến trên khắp thế giới thông qua lịch sử nhân loại, thƣờng là tự phát bởi sự tăng trƣởng “hữu cơ” của các làng xóm và sự phát triển dần dần của cây xanh. Đầu tiên là thành phố vƣờn của Howard (1850-1928) với các đặc trƣng: Quy mô đất đai khoảng 400ha với nhà ở thấp tầng có vƣờn: Dân số khoảng 32.000 ngƣời; thành phố đƣợc bao quanh bởi các khu cây xanh và đất đai sản xuất nông nghiệp; Tiếp cận với các đô thị lân cận (cũ) bằng các tuyến đƣờng sắt chạy nhanh và các tuyến ô tô khác. Thiết bị phục vụ cơ sở đảm bảo yêu cầu toàn dân, tạo điều kiện cho cuộc sống văn hóa, xã hội thành phố phát triển. Đất đai xây dựng thuộc quyền sở hữu chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng toàn thể các điểm dân cƣ Theo quan điểm của một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp… thì khu đô thị mới phải có diện tích từ 400 ha trở lên và cách xa đô thị cũ không quá 30 km2. 9 Ở Việt Nam, theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP “Khu đô thị mới” là khu xây dựng mới tập trung theo dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển nhà của toàn khu, đƣợc gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới và chức năng đƣợc xác định phù hợp với qui hoạch xây dựng đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Những khu nhà ở đô thị tập trung có quy mô trên 10 ha phù hợp với một bán kính phục vụ khép kín hoàn chỉnh theo dạng một khu ở hay có cấu trúc nhƣ một đơn vị ở thƣờng đƣợc gọi là khu đô thị mới. Khái niệm khu đô thị mới cho đến nay vẫn chỉ đƣợc hiểu nhƣ một khu xây dựng mới (có quy mô từ 10 ha trở lên) tập trung theo dự án đầu tƣ phát triển hoàn chính, đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, và các công trình công cộng khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh. Các khu đô thị mới này đƣợc bố trí gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới chức năng xác định, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt (Theo TS.KTS Trần Trọng Hanh). Vào ngày 05 tháng 01 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quy chế khu đô thị mới kèm theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP. Bộ Xây dựng quản lý việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình thuộc dự án khu đô thị mới. Dự án khu đô thị mới đƣợc lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên. Trƣờng hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhƣng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới có quy mô dƣới 50 ha nhƣng không đƣợc nhỏ hơn 20 ha. Giới hạn trong phạm vi luận văn này chỉ dùng thuật ngữ khu đô thị mới để chỉ các khu ở đƣợc xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ các công trình kiến trúc và hạ tầng cơ sở để quản lý khai thác sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của một bộ phận dân cƣ đặc trƣng theo khu vực. Khu đô thị mới có 10 quy mô diện tích tƣơng đƣơng một hoặc một tổ hợp các đơn vị ở, giới hạn nhỏ hơn 100 ha. - Thao tác hóa khái niệm làm việc: Ngƣời ta có thể xuất phát từ nhiều góc nhìn khác nhau về không gian công cộng trong các khu đô thị mới đƣợc xây dựng: đó là góc nhìn của kiến trúc sƣ, góc nhìn của chủ thầu xây dựng, góc nhìn của ngƣời quản lý, góc nhìn của ngƣời dân, v..v…Trên tƣ cách là một đề tài xã hội học, nghiên cứu này chỉ đi sâu tìm hiểu “góc nhìn của ngƣời dân” với những nội dung cụ thể nhƣ sau: + Quan niệm của ngƣời dân về không gian công cộng + Thái độ, sự thụ hƣởng và đánh giá của họ về không gian công cộng nơi họ đang cƣ trú. + Nhu cầu và nguyện vọng của họ đối với không gian công cộng trong điều kiện hiện nay. 3. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về không gian công cộng trong các khu đô thị mới. Trƣớc hết, có thể kể đến công trình: - Tổ chức không gian công cộng trong đơn vị ở đô thị tại Hà Nội, Luận án tiến sỹ Kiến trúc - Chuyên ngành Kiến trúc nhà ở và công trình công cộng, trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2002 của Phạm Trọng Thuật. Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận án đã xác định thực trạng cụ thể của hệ thống không gian công cộng tại đơn vị ở xây dựng có quy hoạch từ trƣớc đến nay, căn cứ vào nguyện vọng và nhu cầu sinh hoạt và phục vụ công cộng của cƣ dân đơn vị ở. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình mang tính mềm dẻo cho cấu trúc hệ thống không gian công cộng tại các đơn vị ở Hà Nội, đề xuất kiến nghị các biện pháp khả thi của việc xây dựng cải tạo hoàn thiện cấu trúc không gian công cộng cho từng loại hình đơn vị ở hiện hữu của Hà Nội. Công trình thứ hai có thể kể đến là Nghiên cứu phát huy tính cộng đồng trong tổ chức các không gian ngoài căn hộ với nhà cao tầng Việt Nam - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kiến trúc, trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội, 2002 11 của Phạm Mạnh Hải. Luận văn đã xác định tầm quan trọng của sinh hoạt cộng đồng trong đô thị nói chung và trong phạm vi nhà ở cao tầng nói riêng. Diễn giải các quá trình lịch sử phát triển, các biểu hiện của đời sống sinh hoạt cộng đồng từ xƣa tới nay. Khảo sát các không gian chức năng sinh hoạt cộng đồng trong nhà ở câo tầng, các mối quan hệ giữa chúng qua đố phân tích những tác động tƣơng hỗ giữa việc tổ chức các không gian này với đời sống của cƣ dân trong đó. Cũng ở công trình này, tác giả đã phát hiện, đề xuất các nguyên tắc chung để tổ chức các không gian chức năng trong nhà ở cao tầng nhằm mục đích nâng cao tính gắn kết của cộng đồng, ứng dụng thực tiễn vào thiết kế cụ thể công trình nhà ở cao tầng trong một khu đô thị mới của Hà Nội. Ngoài ra, cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học nhƣ một số luận văn thạc sỹ của các trƣờng Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng hay những đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Qui hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, các đề tài này chỉ dừng ở bƣớc tổ chức không gian ở hoặc tổ chức không gian vui chơi giải trí của một địa bàn cụ thể. Nhìn chung lại, có thể thấy các công trình nghiên cứu về không gian công cộng từ trƣớc đến nay đều đƣợc thực hiện bởi các kiến trúc sƣ hoặc các kỹ sƣ xây dựng chủ yếu tập trung nghiên cứu ứng dụng các giải pháp Quy hoạch, Kiến trúc, Quản lý đô thị không gian công cộng cho các khu đô thị vì vậy đều nghiêng về kinh tế hoặc kỹ thuật mà chƣa quan tâm đầy đủ đến khía cạnh xã hội của vấn đề nghiên cứu. Đề tài “ Không gian công cộng dƣới góc nhìn của cƣ dân trong các khu đô thị mới xây ở Hà Nội gần đây” của chúng tôi chính là một cố gắng nhằm bổ sung cho khiếm khuyết đó. 4. Giới thiệu địa bàn khảo sát Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, khu đô thị mới Văn Quán là một khu dân cƣ đô thị mới khang trang với cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp cùng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội đồng bộ nhƣ nhà trẻ, siêu thị, trung tâm y tế… 12 Khu đô thị mới Văn Quán có vị trí ở phía Tây thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính của hai phƣờng Văn Quán, Phúc La, thuộc Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Có ranh giới: - Phía Đông Bắc giáp với đƣờng Nguyễn Trãi - Phía Đông Nam giáp với viện Quân Y 103 - Phía Tây Nam giáp với làng Triều Khúc - Phía Tây Bắc giáp với đƣờng Chiến Thắng Các chỉ tiêu kỹ thuật: Tổng diện tích đất trong phạm vi dự án: 625.300 m2 Trong đó: - Đất giao thông: 142.000 m2 - Đất công cộng: 177.500m2 - Đất ngoài dân dụng: 43.430 m2 - Đất ở: 262.370 m2 Khu đô thị có mối liên hệ với các khu đô thị khác của quận Hà Đông với khoảng cách nhƣ sau: + Cách bến xe Hà Đông khoảng 500 m2 tính từ đƣờng Nguyễn Khuyến + Cách bện viện Quân y 103 khoảng 1 km, theo đƣờng 19-5 + Đƣờng vào chính của khu đô thị đối diện đƣờng vào khu đô thị Mỗ Lao, Làng Việt Kiều Châu Âu. Các công trình công cộng cấp đơn vị ở đƣợc bố trí trên trục đƣờng Nguyễn Khuyến để đảm bảo bán kính phục vụ và liên hệ thuận tiện với các khu vực lân cận. Trƣờng học, nhà trẻ, khu cây xanh thể thao đƣợc bố trí tại trung tâm khu đất nối liền với hồ Văn Quán tạo nên một hệ thống cây xanh liên hoàn, liên hệ chặt chẽ với khu ở. 13 Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Văn Quán Các công trình nhà ở cao tầng, công trình công cộng đƣợc bố trí dọc theo các trục đƣờng lớn xung quanh khu đất để tạo cảnh quan cho trục đƣờng và hình thành tuyến phố thƣơng mại. Các công trình đƣợc xây dựng lùi vào chỉ giới đƣờng đỏ, phần đất phía trƣớc đƣợc tổ chức kết hợp sân vƣờn, cây xanh. Nhóm nhà biệt thự đƣợc bố trí xung quanh hồ điều hòa. Nhà ở cao tầng có 1 tâng dành cho mục đích công cộng đƣợc bố trí dọc theo các đƣờng giao thông bao quanh khu đất. Trong các nhóm nhà kết hợp tổ chức lối vào nhà với sân vƣờn và bãi đỗ xe nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt dân cƣ. Khu đô thị mới Văn Quán (quận Hà Đông - Hà Nội) đƣợc khởi công xây dựng cuối năm 2003, do Tổng Công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tƣ, đƣợc tổ chức khánh thành vào ngày 3 tháng 2 năm 2007. 14 Hình 1.2: Lễ cắt băng khánh thàh Khu đô thị mới Văn Quán (nguồn: internet) Với diện tích gần 62 ha, với quy mô dân số gần 15.000 ngƣời, khu đô thị Văn Quán đƣợc thực hiện trong 3 năm rƣỡi với tổng mức đầu tƣ khoảng 1.300 tỉ đồng. Trong đó, 400 tỉ đồng đầu tƣ vào các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, 500 tỉ đầu tƣ nhà ở cao tầng và 400 tỉ đầu tƣ xây dựng nhà ở thấp tầng. Có thể nói, đây là khu đô thị mới đầu tiên ở Hà Tây đƣợc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cùng các công trình nhà ở cao, thấp tầng, dịch vụ công cộng, khu cây xanh thể thao... Riêng về nhà ở, khu đô thị có tổng cộng 2.641 căn hộ, trong đó có 1.412 căn (tƣơng đƣơng 37,6 vạn m2 sàn xây dựng) là nhà thấp tầng liền kề, biệt thự. Cạnh đó là 10 khối nhà cao từ 9-21 tầng, gồm 1.229 căn hộ (tƣơng đƣơng 12,4 vạn m2) gồm các tòa nhà CT1A, CT1B, CT2A, CT2B, CT3A, CT3B, CT7A CT7B, CT8A, CT8B và khoảng 4 ha công viên cây xanh, thảm cỏ với gần 4.000 cây bóng mát và các công trình công cộng nhƣ khu thƣơng mại, siêu thị, bãi đỗ xe ô tô, vƣờn hoa, hồ mát, nhà trẻ, mẫu giáo, trƣờng học và các khu dịch vụ nhƣ siêu thị... 15 Hình 1.3: Sơ đồ tổng thể khu đô thị mới Văn Quán . 16 CHƢƠNG II KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI DƢỚI GÓC NHÌN CỦA NGƢỜI DÂN 1. Sự hình thành và phát triển không gian công cộng trong đời sống xã hội - Trở lại đôi chút về lối sống cộng đồng truyền thống của người Việt Lối sống sinh hoạt cộng đồng đƣợc thể hiện ở những hoạt động văn hóa từ: hội làng, những cuộc vui biểu diễn văn nghệ truyền thống đến những nhu cầu giao tiếp hàng xóm, láng giềng, thôn làng. Đó cũng là những hoạt động ở những phạm vi hẹp hơn nhƣ cúng bái ông bà tổ tiên, ôn lại các sự kiện lịch sử trong gia đình, dòng họ. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp, làng xã trở thành cái nôi văn hóa của ngƣời Việt, ở đó lối sống cộng đồng là một đặc trƣng nổi bật. Trong làng xã, mỗi con ngƣời là một thành viên chịu sự ràng buộc nhiều mối quan hệ phức tạp: Gia đình, dòng họ ngõ xóm, giáp, phƣờng, hội…..Nếp nghĩ “sống ở làng, sang ở họ” đã đi vào tiềm thức, các giá trị nhân văn làng xã cơ bản đƣợc hình thành từ hai nguyên tố nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông và lối sống cộng đồng. Nét đặc trƣng lối sống của làng còn thể hiện qua các mối quan hệ theo nhóm nơi ở. Mỗi nhà thƣờng là một gia đình gồm 3 - 4 thế hệ sống trên một khuôn viên bám theo ngõ, xóm. Mỗi xóm lại có một vài dòng họi có quan hệ huyết thống hoặc phần nào quan hệ kinh tế. Nhiều xóm tạo thành làng, trong phạm vi mỗi xóm, hình thành mối quan hệ tối lửa tắt đèn có nhau, họ quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhau, giúp đỡ nhau. Thói quen và lối sống sinh hoạt ấy đã có từ hàng nghìn năn nay hình thành lối sống mang nặng tính cộng đồng làng xã. Cội nguồn cơ bản của các loại hình sinh hoạt cộng đồng là thời vụ cấy trồng và cầu mong sinh sôi đông đúc. Thờ cúng tổ tiên vốn là một tín ngƣỡng 17 của ngƣời dân trồng lúa nƣớc. Sự gắn bó thiết tha với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mỗi ngƣời cùng với ý nghĩa có chung một dòng họ với tổ tiên, với ông tổ của làng đã tạo nên mối liên kết bền vững với ngƣời dân trong làng. Nó thể hiện tính đoàn kết chung sống hoà thuận và đó chính là nét sinh hoạt nổi bật của sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn làng. - Không gian sinh hoạt cộng đồng truyền thống Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng - nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tƣởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trƣng, làm nên biểu tƣợng của làng quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nƣớc, sân đình, bụi tre, vƣờn cây, ao cá...". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi ngƣời dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam. Cái đình trang trọng và thiêng liêng, nó gần nhƣ đại diện, là biểu tƣợng của làng xã. Nhƣng đình làng lại là nơi tụ họp mọi ngƣời trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nƣơng tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những ngƣời nông dân Việt Nam. Không gian công cộng của mỗi một làng quê Việt còn gắn với hình ảnh cây đa, bến nƣớc, sân đình, chùa miếu, mỗi làng đều có một thần hoàng làng và mỗi dòng họ trong làng có một nhà thờ họ. Không gian công cộng nơi làng xã là không gian mở, mọi ngƣời, mọi nhà, mọi dòng họ thƣờng quây quần bên nhau và sum họp để bàn bạc những công việc lớn, để tƣởng nhớ đến ông bà tổ tiên và nhắc nhở nhau trong cuộc sống để làng xã đƣợc an khang, thịnh vƣợng. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trƣớc khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan