Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan trung ương hội liên hiệp phụ ...

Tài liệu Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan trung ương hội liên hiệp phụ nữ việt nam

.PDF
123
524
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NÔNG THỊ ÁNH PHƯỢNG LẬP HỒ SƠ VÀ NỘP LƯU HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ TẠI CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ học Hà Nội-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NÔNG THỊ ÁNH PHƯỢNG LẬP HỒ SƠ VÀ NỘP LƯU HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ TẠI CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lưu trữ học Mã số 60 32 24 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lệ Nhung \ Hà Nội-2013 MỤC LỤC Trang Mở đầu 03 Nội dung Chƣơng 1: Khái quát chức năng, nhiệm vụ và vị trí, vai trò công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lƣu trữ của cơ quan Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 11 1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 11 1.2. Vị trí, vai trò của công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 21 Chƣơng 2: Tình hình công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lƣu trữ tại cơ quan Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 30 2.1. Quy định của Đảng và Nhà nước về công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành 30 2.2. Tình hình công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 2.3. Nhận xét chung 38 52 Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lƣu trữ cơ quan Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 60 3.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ về vai trò, tầm quan trọng và trách nhiệm phải lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 60 3.2. Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 63 3.3. Xây dựng danh mục hồ sơ 66 3.4. Phát huy hơn nữa vai trò của Văn phòng và cán bộ văn thư, lưu trữ đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 68 3.5. Tổ chức kiểm tra và sơ kết, tổng kết việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 71 Kết luận 74 Danh mục tài liệu tham khảo 76 Tài liệu phụ lục MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của luận văn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi tầng lớp phụ nữ Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Chỉ thị về thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (kế tục sự nghiệp của các tổ chức Hội trước đó như Hội phụ nữ giải phóng, Hội phụ nữ phản đế, ...). Trong quá trình hoạt động, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã và đang hình thành khối lượng tài liệu rất lớn. Tài liệu đã phản ánh một cách chân thực vai trò, nhiệm vụ và những đóng góp to lớn của Trung ương Hội trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tài liệu, trong quá trình hoạt động, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã luôn quan tâm đến việc tổ chức quản lý an toàn và khai thác sử dụng tài liệu có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý tài liệu còn nhiều hạn chế, công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành chưa được thực hiện nề nếp, chưa xây dựng được các công cụ để quản lý tài liệu một cách khoa học, hầu hết tài liệu chưa được lập hồ sơ, xác định giá trị kịp thời ngay từ khâu giải quyết công việc hàng ngày. Do vậy, công tác này đã làm hạn chế việc phát huy giá trị của tài liệu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, trong giải quyết công việc của cán bộ, chuyên viên cũng như việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò, lịch sử hình thành và phát triển của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Thực hiện tốt việc lập hồ sơ từ giai đoạn văn thư sẽ khắc phục được tình trạng tài liệu tập trung vào lưu trữ cơ quan theo đống, bó, gói; tài liệu có giá trị và hết giá trị đang được lưu giữ lẫn lộn như hiện nay ở Trung ương Hội. Do đó, để tăng cường hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của cán bộ, đồng thời giúp cho hoạt động quản lý văn bản được chặt chẽ, khoa học thì việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là rất cần thiết. Từ những lý do trên, với khả năng nghiên cứu của bản thân, chúng tôi chọn đề tài "Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam" làm đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành lưu trữ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn hiểu rõ hơn về thực trạng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Qua đó, giúp cho lãnh đạo, cán bộ, công chức Trung ương Hội nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của việc lập hồ sơ trong hoạt động của mỗi cá nhân và đưa công tác này của cơ quan dần dần đi vào nề nếp. 2. Mục tiêu của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn lập hồ sơ hiện hành, đề tài được thực hiện nhằm đưa ra hai mục tiêu: - Khảo sát thực trạng công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất với lãnh đạo cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, đối tượng tiếp cận, nghiên cứu của đề tài là: - Thành phần, nội dung, đặc điểm tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Các giải pháp để nâng cao chất lượng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ đối với khối tài liệu hành chính của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội và các ban tham mưu giúp việc ở khu vực phía Bắc) trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành nói chung; - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, thành phần, nội dung tài liệu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Thực trạng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở nước ngoài: Những vấn đề liên quan đến lập hồ sơ hiện hành đã được nghiên cứu bởi các nhà lưu trữ học, các nhà nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, như: ở Liên Xô, văn bản chỉ đạo nghiệp vụ "Chế độ văn thư Nhà nước thống nhất" năm 1974 đã quy định cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập hồ sơ đối với những công việc có liên quan đến văn bản, giấy tờ thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giải quyết; đồng thời cũng quy định cụ thể thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong vào lưu trữ hiện hành của cơ quan. Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn lập hồ sơ được các nhà khoa học đề cập trong giáo trình "Văn thư học" giảng dạy tại các cấp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… Ở trong nước: Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ cũng được quy định trong một số văn bản của Nhà nước, Chính phủ, như Luật Lưu trữ năm 2011, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ. Trong hệ thống cơ quan Đảng, công tác lập hồ sơ được đề cập ngắn gọn trong một số văn bản, như Quy định số 210-QĐ/TW ngày 06/3/2009 của Văn phòng Trung ương về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Hướng dẫn số 22HD/VPTW/nb ngày 22-11-2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của các cơ quan, tổ chức đảng các cấp. Những văn bản mang tính pháp quy, chỉ đạo này đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và thực hiện công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành ở các cơ quan, tổ chức được thống nhất và nề nếp hơn. Vấn đề lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ được nhiều nhà khoa học lưu trữ quan tâm nghiên cứu, như PGS Vương Đình Quyền, PGS.TS Vũ Thị Phụng, GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và những cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước… Nhiều bài viết, nghiên cứu, trao đổi đề cập đến công tác này, như giáo trình "Lý luận và phương pháp công tác văn thư" của PGS Vương Đình Quyền, tập bài giảng của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, của Trường Đại học Nội vụ; trong tạp chí ngành, như những bài viết: “Về việc lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan” (Tạp chí lưu trữ Việt Nam số 1-1999) của Nguyễn Thị Thuỷ, “Vài ý kiến về công tác quản lý tài liệu và lập hồ sơ ở cơ quan quản lý hành chính Nhà nước” (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 6-2000) của Kiều Thị Mai, “Một vài suy nghĩ trong việc lập hồ sơ vấn đề ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương” (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2-2002) của Tô Duy Nghĩa. Bên cạnh đó, công tác lập hồ sơ còn là vấn đề được nhiều cán bộ ngành lưu trữ quan tâm nghiên cứu, như: "Nghiên cứu xác định giá trị hồ sơ tài liệu và xây dựng danh mục hồ sơ mẫu tài liệu của hệ thống tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến tỉnh, thành phố" đề tài KHBĐ (2007)-31 của Văn phòng Trung ương Đảng do Nguyễn Thị Kỳ làm chủ nhiệm; Luận văn thạc sỹ "Lập hồ sơ hiện hành ở các ban Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương - Thực trạng và giải pháp" của tác giả Trịnh Thị Hà, 2006 và "Công tác lập hồ sơ hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng - Thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Văn Tâm, 2008. Có thể thấy rằng, các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả đã đề cập và đưa ra khái niệm về hồ sơ, lập hồ sơ, phương pháp lập hồ sơ cũng như xác định giá trị hồ sơ, tài liệu, vấn đề xây dựng danh mục hồ sơ, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện ở cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức Đảng. Tuy nhiên, từ sau khi Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001 có hiệu lực thi hành, công tác văn thư, lưu trữ của các tổ chức chính trị - xã hội do cơ quan quản lý lưu trữ của Đảng chỉ đạo thì thực trạng lập hồ sơ hiện hành và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác này ở các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và ở Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng chưa được đề cập đến một cách cụ thể. Chính vì vậy, trên cơ sở vận dụng những kết quả nghiên cứu của các đề tài trước, chúng tôi cố gắng giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra theo phạm vi của đề tài này là tìm hiểu tình hình công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác này. 6. Nguồn tƣ liệu tham khảo Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau ở trong nước và ngoài nước: - Tài liệu nước ngoài: văn bản, sách, giáo trình của Trung Quốc, Liên Xô về công tác văn thư, trong đó có công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan. - Trong nước, chúng tôi tham khảo các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành nói riêng; Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, chương trình, quy chế làm việc, kế hoạch, báo cáo năm về các mặt công tác của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Các giáo trình nghiệp vụ lưu trữ của Trường Đại học Nội vụ; tập bài giảng của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Các bài viết đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ. Ngoài ra, để thực hiện đề tài, chúng tôi còn tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các luận văn thạc sỹ chuyên ngành lưu trữ học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ để từ đó nhận định đánh giá một cách chính xác những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong công tác này của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê: giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các ban tham mưu của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, qua đó đánh giá được thực trạng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ của cơ quan Trung ương Hội. - Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, như: khảo sát thực tiễn, phân tích các nguồn tài liệu tham khảo, phỏng vấn một số cán bộ văn thư, lưu trữ và cán bộ ở các ban của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thống kê số liệu và tổng hợp các nguồn thông tin thu nhận được để sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 8. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp cho cơ quan quản lý lưu trữ của Đảng, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xem xét và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để chấn chỉnh việc quản lý tài liệu, khắc phục những hạn chế trong công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan. Góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng. Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành lưu trữ chưa có điều kiện tiếp cận với thực tiễn tài liệu của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Khái quát chức năng, nhiệm vụ và vị trí, vai trò công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nội dung chủ yếu được trình bày ở chương 1 là giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, sự hình thành tài liệu của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và vị trí, vai trò của công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam. Chương 2: Tình hình công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Chương này tập trung tìm hiểu thực tiễn công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ của văn phòng và các ban tham mưu giúp việc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nội dung của chương này là đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để nâng cao chất lượng lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Phần kết luận đánh giá cách giải quyết vấn đề và kết quả của đề tài trên cơ sở nhiệm vụ của đề tài đặt ra, đồng thời đưa ra những kết luận, khuyến nghị sau khi nghiên cứu đề tài. Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, để minh họa thêm cho đề tài, luận văn của chúng tôi còn đưa ra một số phụ lục: Quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các ban tham mưu giúp việc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quy định về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ VÀO LƢU TRỮ CỦA CƠ QUAN TRUNG ƢƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Trung ƣơng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Hệ thống tổ chức Hội gồm 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ sở). Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức Hội ở cấp Trung ương. Ở Trung ương, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc bầu; Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc. 1.1.1. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc Đại hội được tổ chức thường lệ 5 năm/lần, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Đại hội sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 1 năm. Đại hội có nhiệm vụ: Đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới; góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội và dự thảo Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội; biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Để chuẩn bị đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội thành lập các tiểu ban: Tiểu ban văn kiện, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban phục vụ đại hội. Các tiểu ban này không có bộ máy riêng, thành viên của tiểu ban là các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm và cán bộ của các ban tham mưu; các tiểu ban hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội. Các tiểu ban của đại hội được lập ra và hoạt động đến ngày khai mạc đại hội. Trong quá trình tiến hành đại hội, Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch để điều hành công việc của Đại hội; bầu Đoàn Thư ký để ghi biên bản, tổng hợp các ý kiến thảo luận tại Đại hội, ghi nhật ký Đại hội và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu để xem xét việc chấp hành thủ tục, nguyên tắc bầu cử của đại biểu, kết luận tố cáo và khiếu nại về tư cách đại biểu để trình Đại hội quyết định. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc không có văn thư riêng. Khi Đại hội hoạt động, bộ phận văn thư của Ban Chấp hành Trung ương Hội làm văn thư của Đại hội và quản lý văn bản đi, đến của Đại hội. Thành phần tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Đại hội gồm: Tài liệu của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và các ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Hội chỉ đạo, hướng dẫn việc chuẩn bị đại hội; tài liệu của các tiểu ban: văn kiện, điều lệ, nhân sự, phục vụ; các văn kiện chính tại Đại hội; tài liệu của Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, tài liệu của Trung ương Đảng, các ban trực thuộc Trung ương Đảng chỉ đạo, hướng dẫn về Đại hội; tài liệu của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; tài liệu của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc; báo cáo về đoàn đại biểu dự Đại hội; tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đơn thư của các cá nhân gửi đến Đại hội. Nội dung tài liệu phản ánh sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, các ban trực thuộc Trung ương Đảng về Đại hội; quá trình dự thảo và góp ý vào các văn kiện trình Đại hội; chuẩn bị nhân sự Đại hội và nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá mới; thủ tục tổ chức Đại hội, dự thảo văn kiện và ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện; bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá mới; biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội; phục vụ về tài liệu, cơ sở vật chất, bảo vệ Đại hội từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc Đại hội. 1.1.2. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam họp thường kỳ 1 lần/năm, khi cần thiết có thể họp bất thường. Ban Chấp hành Trung ương Hội có những nhiệm vụ chủ yếu: Tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc và Điều lệ Hội; đánh giá, tổng kết phong trào phụ nữ; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi, đời sống phụ nữ; đại diện tổ chức Hội phụ nữ trong các hoạt động với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế; quyết định số lượng ủy viên Đoàn Chủ tịch, các phó chủ tịch; bầu Đoàn Chủ tịch, chủ tịch và các phó chủ tịch. Đoàn Chủ tịch là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Hội, Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ: thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc, nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Hội giữa 2 kỳ hội nghị Ban Chấp hành; chuẩn bị nội dung và triệu tập các kỳ hội nghị Ban Chấp hành, quyết định các vấn đề về tổ chức, cán bộ. Thường trực Đoàn Chủ tịch do Đoàn Chủ tịch cử, gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Nhiệm vụ của Thường trực Đoàn Chủ tịch là thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc giữa 2 kỳ họp Đoàn Chủ tịch; xử lý các công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề trình Đoàn Chủ tịch quyết định; quản lý cơ quan chuyên trách Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan nghiên cứu, tham mưu giúp cho Ban Chấp hành, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để hoạch định các chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác của Hội và lãnh đạo thực hiện, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề có liên quan tới phong trào phụ nữ, hoạt động Hội, công tác cán bộ nữ; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Hội. Để thực hiện chức năng, cơ quan Trung ương Hội có nhiệm vụ nghiên cứu giúp Ban Chấp hành, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội chỉ đạo phong trào phụ nữ và các hoạt động của Hội; hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác Hội; tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại của cơ quan; giữ mối liên hệ với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành; hướng dẫn, thực hiện công tác tổ chức cán bộ, chính trị nội bộ của Hội và cơ quan Trung ương Hội; xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, tài sản cơ quan. Giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương Hội là văn phòng, các ban chuyên trách và các đơn vị trực thuộc. Trong đó, cơ quan chuyên trách gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Quốc tế, Ban Tuyên giáo, Ban Gia đình - Xã hội, Ban Tôn giáo - Dân tộc, Ban Chính sách - Luật pháp, Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Ban Kế hoạch - Tài chính. Mỗi ban có trưởng ban, các phó trưởng ban và các chuyên viên. Mỗi chuyên viên được phân công theo dõi và tham mưu một hoặc một số vấn đề thuộc chức năng của ban. - Văn phòng Trung ương Hội: có chức năng tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Đảng đoàn, thủ trưởng cơ quan về lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ, quản lý, điều hành cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nhiệm vụ của Văn phòng là tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác; chuẩn bị nội dung cho các kỳ Hội nghị; soạn thảo các văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ (không thuộc phạm vi các ban chuyên đề); theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội phụ nữ các cấp, của các ban, đơn vị Trung ương Hội; tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương công tác; làm nhiệm vụ thư ký Đảng đoàn, Thư ký Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, thư ký các cuộc họp, hội nghị của cơ quan; đề xuất về chủ trương chỉ đạo, theo dõi, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống tổ chức Hội; là đầu mối tiếp nhận, phát hành, xử lý thông tin tư liệu, lưu trữ tài liệu của Trung ương Hội; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, quản lý hành chính, tài chính, tài sản của cơ quan. - Ban Tổ chức có chức năng tham mưu giúp Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương Hội về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra trong hệ thống Hội và cơ quan Trung ương Hội. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức là xây dựng phương hướng, kế hoạch toàn khoá, hàng năm về công tác tổ chức, cán bộ; tuyển dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, điều chuyển… cán bộ cơ quan Trung ương Hội; tham gia công tác bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan; nghiên cứu, hướng dẫn các cấp hội địa phương thực hiện chủ trương công tác của Hội về công tác tổ chức, cán bộ; thu và sử dụng quĩ Hội; hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hội các cấp; đề xuất, thực hiện chính sách cán bộ. Hướng dẫn theo dõi việc thực hiện Điều lệ Hội; thực hiện việc tặng huy chương và kỷ niệm chương của Hội; tham mưu cho Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch giới thiệu nhân sự nữ tham gia các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước. - Ban Tuyên giáo có chức năng tham mưu với Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch về công tác tuyên truyền giáo dục của Hội; nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ để phản ảnh kịp thời với Đảng, Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban Tuyên giáo là phối hợp với các ngành chức năng để xây dựng kế hoạch hợp tác truyền thông, giáo dục; bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo các chuyên đề; tuyên truyền những nội dung hoạt động của phong trào phụ nữ Việt Nam, truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; tổ chức các hoạt động về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho phụ nữ, về phòng chống tệ nạn xã hội, về bảo vệ, chăm sóc trẻ em,… Biên soạn và phát hành tờ “Thông tin phụ nữ” và một số chuyên đề liên quan. Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch tổ chức xét và trao giải thưởng Kovalevskaia và Giải thưởng phụ nữ Việt Nam, giải báo chí cho tập thể, phóng viên, biên tập viên có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền của Hội. - Ban Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mưu, giúp việc Đoàn Chủ tịch, thủ trưởng cơ quan về công tác kế hoạch - tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc cơ quan Trung ương Hội. Ban có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước dài hạn, hàng năm của cơ quan Trung ương Hội; theo dõi việc thực hiện kế hoạch - tài chính hàng quý, năm của các ban, đơn vị trực thuộc và của cơ quan Trung ương Hội; thẩm định kế hoạch hoạt động, dự toán và thanh, quyết toán tài chính, dự án đầu tư của các ban, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thuộc cơ quan trung ương Hội; tham mưu, khai thác các nguồn lực phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan Trung ương Hội. - Ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế có chức năng nghiên cứu, đề xuất với Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch về các chủ trương công tác liên quan tới lĩnh vực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Ban có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích tình hình và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủ trương liên quan đến phụ nữ về vấn kinh tế, như: đói nghèo, dạy nghề, việc làm, phát triển doanh nghiệp,… Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các ban, đơn vị của Trung ương Hội vận động, khai thác nguồn lực và thực hiện các dự án, chương trình nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. - Ban Chính sách - Luật pháp có chức năng tham mưu Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành xây dựng, giám sát các văn bản luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới và phản biện xã hội. Để thực hiện được chức năng trên, Ban Chính sách - Luật pháp có một số nhiệm vụ, như: tham gia xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra các cấp hội thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết đơn thư và tư vấn pháp luật; làm thường trực Hội đồng giáo dục pháp luật, tham mưu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Ban Dân tộc - Tôn giáo có chức năng tham mưu giúp Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch chỉ đạo các hoạt động dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng. Nhiệm vụ của Ban là tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch các chủ trương, chính sách và nắm tình hình tư tưởng, đời sống của phụ nữ dân tộc, tôn giáo; tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo, công tác an ninh quốc phòng; phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng, thực hiện các chương trình liên quan đến phụ nữ dân tộc, tôn giáo; tham gia thực hiện công tác an ninh quốc phòng. - Ban Quốc tế có chức năng tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch vận động, thực hiện đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng trong hoạt động của Hội. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban là tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm khai thác nguồn lực, kinh nghiệm hoạt động, quản lý về kinh tế đối ngoại; tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hoạt động của Hội về đất nước, con người, phụ nữ Việt Nam với các tổ chức quốc tế; hỗ trợ các ban, đơn vị, các tỉnh, thành Hội quản lý, giám sát, kiểm tra các dự án quốc tế; phối hợp can thiệp giải quyết các vấn đề có yếu tố nước ngoài; biên dịch những tài liệu nước ngoài cần thiết phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các đoàn công tác nước ngoài và đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm, làm việc tại Trung ương Hội. - Ban Gia đình - Xã hội có chức năng tham mưu đề xuất với Đoàn Chủ tịch về các vấn đề liên quan đến đời sống gia đình và xã hội nhằm cải tiến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Nhiệm vụ của Ban là tham mưu, giúp Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực gia đình, xã hội; các vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình về công tác gia đình; xây dựng gia đình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", tư vấn hôn nhân - gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, nuôi dạy con; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện nội dung về lĩnh vực dân số, gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS; chương trình an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chương trình về hậu phương quân đội; các hoạt động giúp đỡ gia đình chính sách, khó khăn, phụ nữ cao tuổi đơn thân, phụ nữ tàn tật, trẻ em mồ côi. Về tổ chức văn thư của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bộ phận văn thư của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đặt trong Phòng Văn thư, lưu trữ trực thuộc Văn phòng Trung ương Hội. Hình thức tổ chức văn thư là hỗn hợp, bộ phận văn thư Văn phòng Trung ương Hội có nhiệm vụ làm công tác văn thư cho Đại hội (khi Đại hội hoạt động), Ban Chấp hành Trung ương Hội, cơ quan Trung ương Hội, Văn phòng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan