Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên kết nguồn lực nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại phường ngọc sơ...

Tài liệu Liên kết nguồn lực nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại phường ngọc sơn, quận kiến an, thành phố hải phòng dựa vào cộng đồng

.PDF
152
737
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN MINH LIÊN KẾT NGUỒN LỰC NHẰM PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM TẠI PHƢỜNG NGỌC SƠN QUẬN KIẾN AN THÀNH HẢI PHÒNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN MINH LIÊN KẾT NGUỒN LỰC NHẰM PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM TẠI PHƢỜNG NGỌC SƠN QUẬN KIẾN AN THÀNH HẢI PHÒNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Công tác xã hội Hà Nội-2014 LỜI CAM ĐOAN 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Minh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 03/10/1985 4. Nơi sinh: Xã Quốc Tuấn, huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng 5. Quyết định công nhận học viên cao học số /2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin cam đoan trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, kết quả nghiên cứu đạt đƣợc trong luận văn là do chính bản thân tôi thực hiện và chƣa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào Ngƣời cam đoan Nguyễn Văn Minh LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Lliên kết nguồn lực nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em tại phƣờng ngọc Sơn – quận Kiến An – thành phố Hải Phòng dựa vào cộng đồng” đƣợc hoàn thành sau một thời gian làm việc khẩn trƣơng và nghiêm túc. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trƣờng cùng các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn tập thể UBND phƣờng Ngọc Sơn, các trƣờng THCS, các Hội phụ nữ, phụ lão, đoàn thanh niên, trạm y tế, các tổ chức công giáo, các doanh nghiệp và các hộ gia đình trên địa bàn phƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu, thông tin phục vụ luận văn. Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn lớp cao học QH1-2012 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình bạn bè đã luôn động viên, khích lệ giúp tôi hoàn thành khóa học Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 18 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................... 18 1.1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 18 1.1.1.1. Liên kết .................................................................................................. 18 1.1.1.2. Nguồn lực .............................................................................................. 18 1.1.1.3. Liên kết nguồn lực................................................................................. 20 1.1.1.4. Cộng đồng ............................................................................................. 20 1.1.1.5. Dựa vào cộng đồng ................................................................................ 21 1.1.1.6. Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng ................................................. 22 1.1.1.7. Phòng ngừa ............................................................................................ 22 1.1.1.8. An toàn .................................................................................................. 23 1.1.1.9. Cộng đồng an toàn ................................................................................ 23 1.1.1.10. Mô hình cộng đồng an toàn................................................................. 23 1.1.1.11. Trẻ em. ................................................................................................ 24 1.1.1.12. Tai nạn thƣơng tích ............................................................................. 24 1.1.1.13. Phòng ngừa tai nạn thƣơng tích .......................................................... 25 1.1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu. ............................................... 25 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. ................................................................... 37 1.2.2. Phân loại các loại rủi ro do tai nạn thƣơng tích ....................................... 30 1.2.2.1. Phân loại theo chủ đích ......................................................................... 30 1.2.2.2. Phân loại theo các nguyên nhân ............................................................ 31 1.2.3. Tiêu chí của một cộng đồng an toàn theo Tổ chức Y tế thế giới........................... 33 1.2.4. Tiêu chuẩn của cộng đồng an toàn tại Việt Nam. .................................... 34 1.2.5. Cơ sở pháp lý của việc giảm thiểu tai nạn thƣơng tích trẻ em. ................ 34 1.2.5.1. Luật Quốc tế .......................................................................................... 34 1.2.5.2. Luật Việt Nam ....................................................................................... 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG NGỌC SƠN- QUẬN KIẾN AN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY ................................. 40 2.1. Thực trạng rủi ro về TNTTTE tại phƣờng Ngọc Sơn ................................. 40 2.2. Các biện pháp phòng ngừa TNTTTE tại phƣờng Ngọc Sơn hiện nay........ 47 2.2.1. Nhóm biện pháp truyền thông phòng ngừa TNTTTE ............................. 47 2.2.1.1. Tình hình thực hiện biện pháp truyền thông phòng ngừa TNTTTE….45 2.2.1.1.1. Ngƣời làm công tác truyền thông phòng ngừa TNTTTE……...........45 2.2.1.1.2. Hình thức truyền thông phòng ngừa TNTTTE……………………...49 2.2.1.1.3. Nội dung truyền thông phòng ngừa TNTTTE………………………51 2.2.1.1.3. Mức độ quan tâm của các lực lƣợng trong cộng đồng đối với công tác truyền thông phòng ngừa TNTTTE……………………………………………55 2.2.1.2 . Đánh giá của cộng đồng về công tác truyền thông phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em……………………………………………………………...59 2.2.2. Nhóm biện pháp xây dựng hệ thống kỹ thuật bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thƣơng tích.......................................................................................................... 61 2.2.2.1. Tình hình thực hiện biện pháp xây dựng hệ thống kỹ thuật bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thƣơng tích………………………………………………………..61 2.2.2.1.1. Hệ thống báo hiệu nguy hiểm……………………………………….61 2.2.2.1.2. Hệ thống rào chắn ở những nơi có rủi ro cao……………………….64 2.2.2.2. Đánh giá của cộng đồng về nhóm biện pháp xây dựng hệ thống kỹ thuật bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thƣơng tích………………………………………...66 2.2.3. Nhóm biện pháp xây dựng nhóm công dân trách nhiệm và tự nguyện hỗ trợ trẻ em ở những tình huống dễ xảy ra rủi ro, tai nạn thƣơng tích .................. 69 2.2.3.1. Tình hình thực hiện biện pháp xây dựng nhóm công dân trách nhiệm và tự nguyện hỗ trợ trẻ em ở những tình huống dễ xảy ra tai nạn thƣơng tích…..69 2.2.3.2. Đánh giá của cộng đồng về nhóm biện pháp xây dựng nhóm công dân trách nhiệm và tự nguyện hỗ trợ trẻ em ở những tình huống dễ xảy ra tai nạn thƣơng tích……………………………………………………………………72 2.2.4. Nhóm biện pháp xây dựng các lớp tập huấn về kĩ năng phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em và gia đình. .................................................................... 74 2.2.4.1.Tình hình thực hiện biện pháp xây dựng các lớp tập huấn về kĩ năng phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em và gia đình….......................................74 2.2.4.2. Đánh giá của cộng đồng về nhóm biện pháp xây dựng các lớp tập huấn phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em và gia đình trẻ………………………..75 Chƣơng 3: HƢỚNG TỚI XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG AN TOÀN PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TẠI PHƢỜNG NGỌC SƠN – QUẬN KIẾN AN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. ............................ 78 3.1. Nhu cầu liên kết nguồn lực của cộng đồng để phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em. ................................................................................................... 78 3.2. Đánh giá nguồn lực công đồng taị phƣờng Ngọc Sơn trong việc phòng ngừa TNTTTE. ............................................................................................................ 81 3.3. Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc xây dựng CĐAT phòng ngừa TNTTTE ......................................................................................... 87 3.4. Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng nhằm phòng ngừa TNTTTE…………90 3.5. Quy trình xây dựng mô hình phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em. ........ 92 3.6. Mô hình cộng đồng an toàn phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em. ....... 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 111 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.3. Thực trạng rủi ro về TNTTTE tại phƣờng Ngọc Sơn..................... 42 Bảng 2.4. Ngƣời làm công tác truyền thông phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em48 Bảng 2.5. Mức độ tiếp cận các hình thức truyền thông phòng ngừa TNTTTE53 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ quan tâm của các tiểu hệ thống trong cộng đồng đối với công tác truyền thông phòng ngừa TNTTTE............................................ 59 Bảng 2.7. Đánh giá của cộng đồng về hiệu quả công tác truyền thông phòng ngừa TNTTTE………………………………………………………………59 Bảng 2.8. Thực tế tham gia làm hệ thống báo hiệu nguy hiểm của các tiểu hệ thống trong việc phòng ngừa TNTTTE .......................................................... 62 Bảng 2.9. Thực tế tham gia làm hệ thống rào chắn của các tiểu hệ thống trong việc phòng ngừa TNTTTE .............................................................................. 73 Bảng 2.10. Đánh giá của cộng đồng về hiệu quả của hệ thống báo hiệu nguy hiểm phòng ngừa TNTTTE ............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11. Đánh giá của cộng đồng về hiệu quả của hệ thống rào chắn ở những nơi có rủi ro cao...................................................................................................... 77 Bảng 2.12. Thực tế tham gia xây dựng nhóm công dân trách nhiệm và tự nguyện của các tiểu hệ thống trong việc phòng ngừa TNTTTE……………………..70 Bảng 2.13. Đánh giá hiệu quả tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nhóm công dân trách nhiệm và tự nguyện phòng ngừa TNTTTE…………...72 Bảng 2.14. Mức độ tham gia các lớp tập huấn phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em…………………………………………………………………………….74 Bảng 2.15. Đánh giá hiệu quả tham gia của các tiểu hệ thống xã hội trong việc xây dựng các lớp tập huấn phòng ngừa TNTTTE……………………………75 Bảng 3.1. Đánh giá của các tiểu hệ thống về mức độ cần thiết liên kết cộng đồng nhằm phòng ngừa TNTTTE .............................................................. ….82 Bảng 3.2. Đánh giá về nguồn lực của các tiểu hệ thống xã hội trong việc liên kết phòng ngừa TNTTTE. ..................................................................................... 82 Bảng 3.3. Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc phòng ngừa tai nạn thƣơng tích ................................................................................ 918 Bảng 3.4. Đánh giá về mức độ quan trọng của ngƣời đại diện của tiểu hệ thống trong cộng đồng trong việc phòng ngừa TNTTTE…………………………..90 Bảng 3.5. Chƣơng trình lễ phát động xây dựng CĐAT .................................. 99 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng mô hình CĐAT phòng ngừa TNTTTE ........ 108 Sơ đồ 3.2: Mô hình cộng đồng an toàn phòng ngừa TNTTTE ..................... 109 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐAT CN BS NXB PVS TL TNTTTE TS PGS UNICEF VMIS CỘNG ĐỒNG AN TOÀN CỬ NHÂN BÁC SĨ NHÀ XUẤT BẢN PHỎNG VẤN SÂU TRẢ LỜI TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM TIẾN SĨ PHÓ GIÁO SƢ QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC ĐIỀU TRA LIÊN TRƢỜNG VỀ TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TẠI VIỆT NAM UBND ỦY BAN NHÂN DÂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc sống hiện tại của trẻ em sẽ ảnh hƣởng tới tƣơng lai của đất nƣớc. Vì vậy, chúng ta cần dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, vì một tƣơng lai tƣơi sáng. Đất nƣớc ta đang ngày càng phát triển về tất cả các lĩnh vực đem lại cuộc sống ấm no, sung túc hơn, nhƣng kéo theo đó là hàng loạt những vấn đề xã hội nảy sinh nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, bạo lực, tai nạn giao thông... ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống mọi ngƣời dân, trong đó có trẻ em. Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi, chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, dễ bị tổn thƣơng, thiếu khả năng tự bảo vệ, có những nhu cầu đặc biệt nhƣ nhu cầu đƣợc nuôi dƣỡng, sống cùng cha mẹ, học tập, vui chơi…nên cần đƣợc bảo vệ, giúp đỡ để trẻ em phát triển một cách toàn diện và đƣợc thực hiện các quyền của trẻ em [36]. Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của trẻ em trong xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của trẻ em. Trong Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11 đã ghi rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng, Nhà nƣớc, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải đƣợc quan tâm hàng đầu” [36]. Nếu nhƣ trẻ em luôn phải sống trong môi trƣờng đầy rẫy những nguy hiểm, rủi ro thì các em sẽ không đƣợc phát triển toàn diện, kèm theo đó là tâm trạng hoang mang, lo sợ. Những thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc nhƣ vậy tất sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trẻ em vẫn đang phải sống hàng ngày trong một môi trƣờng có rất nhiều rủi ro về tai nạn thƣơng tíchvà bạo lực. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua, trẻ em vẫn bị sát hại khắp nơi trên thế giới, bị bóc lột sức lao động, bị tai nạn… Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em đó là tai nạn thƣơng tích. Hằng năm, tai nạn thƣơng tích là nguyên nhân cƣớp đi sinh mạng của trăm nghìn trẻ em trên toàn thế giới [16]. Không kể giới tính, dân tộc, hay tình trạng kinh tế 1 xã hội, tai nạn thƣơng tích hiện vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nhiều lứa tuổi, nhất là ở lứa tuổi trẻ em [18]. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng và môi trƣờng, từ năm 2005 – 2013 có 7253 trẻ em bị tử vong do tai nạn thƣơng tích, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có khoảng 700 trẻ em bị tử vong do đuối nƣớc chủ yếu là vào mùa hè [17]. Qua số liệu báo cáo của cơ quan chức năng, tai nạn thƣơng tích xảy ra ở nông thôn nhiều hơn thành thị [16]. Trẻ em sống ở nông thôn, trong gia đình có thu nhập thấp thƣờng phải làm nhiều việc nhà nhƣ nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, lau dọn và tham gia sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tai nạn thƣơng tích trong cộng đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của phần lớn tai nạn thƣơng tích ở trẻ em bắt nguồn từ sự bất cẩn, thiếu quan tâm của ngƣời lớn [16]. Nếu nhƣ ngƣời lớn quan tâm tới trẻ hơn, nhận thức đƣợc những nguy hiểm đang rình rập trẻ thì rất có thể những cái chết thƣơng tâm đã không xảy ra. Đứng trƣớc những hậu quả đáng báo động về tai nạn thƣơng tích ở trẻ em Việt Nam, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thƣơng tích ở trẻ: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em (2001-2010); Quyết định của Bộ Y tế về việc triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006); Quyết định của Bộ Giáo dục về việc triển khai chƣơng trình trƣờng học an toàn (2007)… Những nỗ lực trên của Nhà nƣớc và xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thƣơng tích ở trẻ em. Tuy nhiên, cần phải có những chƣơng trình cụ thể phù hợp với từng địa bàn, từng khu vực, điều kiện vật chất nơi trẻ sinh sống. Thực tế cho thấy phƣờng Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thƣơng tích ở trẻ em. Tại đây điều kiện sống, cơ sở vật chất, môi trƣờng sống đều ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho trẻ em, đặc biệt đây là đầu mối giao thông quan trọng của trung tâm thành phố với các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh đó, các giải pháp đƣa ra nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em chỉ mang tính tự phát chƣa có sự gắn kết, liên kết giữa các tiểu hệ thống với nhau, cho nên dẫn đến nhiều sự việc đau thƣơng và tình trạng tai nạn thƣơng tích ở phƣờng Ngọc Sơn vẫn ngày càng gia tăng, năm 2012 có 45 trẻ em bị tai nạn thƣơng tích, đến năm 2013 đã có tới 74 trƣờng hợp trẻ em bị tai nạn thƣơng tích [42], hơn thế nữa các giải phát đƣa ra chủ yếu tập trung vào việc chống tai nạn thƣơng tích mà bỏ 2 qua công tác phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em tại phƣờng Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Dƣới góc độ công tác xã hội, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng rủi ro tai nạn thƣơng tích trẻ em, những biện pháp mà cộng đồng hiện nay đang áp dụng để phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em, đồng thời đánh giá những nguồn lực của cộng đồng để tìm cách liên kết, xây dựng thành mô hình phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Liên kết nguồn lực nhằmphòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em tại phƣờng Ngọc Sơn – quận Kiến An – thành phố Hải Phòng dựa vào cộng đồng”.Khi thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn thƣơng tích trẻ em. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài TNTTTE là vấn đề đang đƣợc toàn xã hội quan tâm, vấn đề chung của toàn cầu, không của riêng quốc gia nào. Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp TNTTTE đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề TNTT nói chung và TNTTTE nói riêng. Theo “Báo cáo thế giới về phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em” của nhóm tác giả Margie Peden, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, Kayode Oyegbite, Joan Ozanne-Smith, Adnan A Hyder, Christine Branche, AKM Fazlur Rahman, Frederick Rivara và Kidist Bartolomeos 2008 [19], thƣơng tích giao thông đƣờng bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao trong số trẻ độ tuổi 15-19 và là nguyên nhân thứ hai trong số các thanh thiếu niên 10-14 tuổi. Tại báo cáo các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định: “Gánh nặng thƣơng tích ở trẻ em là bất bình đẳng”. Trẻ em ở các quốc gia nghèo hơn và ở các gia đình nghèo hơn tại các quốc gia giàu thì dễ bị tổn thƣơng nhất. Mặc dù tỉ lệ tử vong do thƣơng tích ở trẻ emlà thấp hơn rất nhiều tại các quốc gia phát triển, nhƣng thƣơng tích vẫn là nguyên nhân chính của tử vong. Trong báo cáo, các tác giả ngoài việc đƣa ra một “bức tranh” tổng thể về TNTTTE để mọi ngƣời thấy đƣợc tầm quan trọng của việc phòng chống TNTTTE, còn 3 đi sâu tìm hiểu về các loại thƣơng tích chủ yếu nhƣ tai nạn thƣơng tích giao thông, đuối nƣớc, bỏng, ngã. 2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc. Trong nhiều năm qua vấn đề tai nạn thƣơng tích trẻ em đã đƣợc các cấp Đảng và nhà nƣớc hết sức quan tâm, từ việc ban hành các điều luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, quyết định của thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình phòng, chống tai nạn, thƣơng tích trẻ em giai đoạn 2013 – 2015, ban hành ngày 11/11/2013 số ra 2158/QĐ – TTg do Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội đề xuất và thực hiện, quyết định của Bộ trƣởng giao thông vận tải về việc ban hành kế hoạch phòng chống tai nạn thƣơng tích, phòng, chống đuối nƣớc trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 đến các cuộc hội thảo về tai nạn thƣơng tích nhƣ : Hội thảo phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em thực trạng, thách thức và các giải pháp ngày 27/10/2011 do Ban tuyên giáo trung ƣơng tổ chức… tất cả đều nhằm mục tiêu giảm thiểu tai nạn thƣơng tích cho trẻ em, thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc Việt Nam.Cũng có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề tai nạn thƣơng tích cho trẻ em trong giai đoạn gần đây ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 2.2.1. Những nghiên cứu theo tiếp cận y tế cộng đồng. Trƣờng Đại học Y tế công cộng và các đối tác thuộc Mạng lƣới y tế công cộng đã tiến hành “Điều tra quốc gia về tai nạn thƣơng tích năm 2001” (Điều tra liên trƣờng về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam – VMIS) [18]. Điều tra VMIS cho thấy tỷ lệ tử vong và không tử vong do TNTT cao hơn so với các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Trong đó, tai nạn giao thông đƣờng bộ và đuối nƣớc đƣợc xác định là các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho dân số Việt Nam. Trong thời gian đầu, TNTT đƣợc ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dƣới 18 tuổi. Với thiết kế quy mô lớn và chất lƣợng mang tầm quốc gia, điều tra đã cung cấp một bức tranh tổng thể đúng đắn về thực trạng TNTT ở Việt Nam và là số liệu cho việc lập kế hoạch phòng chống TNTT trong những năm tiếp theo ở Việt Nam. Để thu thập số liệu cơ bản về tình hình chấn thƣơng ở trẻ em, trong thời gian từ 7/2003 – 7/2004, Dự án phòng chống TNTTTE do Bộ Y tế và Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) triển khai, đã tiến hành “Điều tra tình hình chấn thƣơng và các yếu tố ảnh hƣởng ở trẻ em dƣới 18 tuổi tại các hộ gia đình thuộc 6 tỉnh Hải Dƣơng, Hải 4 Phòng, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Đồng Tháp, Cần Thơ, do tác giả Lê Vũ Anh” làm chủ nhiệm đề tài [2]. Dự án đã tiến hành điều tra tình hình chấn thƣơng và các yếu tố ảnh hƣởng với mục đích xác định tỷ suất chấn thƣơng ở trẻ dƣới 18 tuổi; mô tả một số yếu tố ảnh hƣởng đến chấn thƣơng và tử vong; và đánh giá gánh nặng do chấn thƣơng theo mức độ chấn thƣơng. Kết quả phân tích chấn thƣơng theo nguyên nhân chung cho các xã nghiên cứu cho thấy 5 nguyên nhân gây chấn thƣơng không tử vong thƣờng gặp là ngã, chấn thƣơng do giao thông, chấn thƣơng do động/súc vật tấn công, chấn thƣơng do vật sắc nhọn, và chấn thƣơng do bỏng. Ba nguyên nhân chấn thƣơng gây tử vong hay gặp là đuối nƣớc, chấn thƣơng do giao thông và ngã. Hậu quả thƣờng gặp của chấn thƣơng là các vết cắt/trầy xƣớc, gãy xƣơng và bỏng. Phần lớn các chấn thƣơng là nhẹ và không để lại di chứng, tuy nhiên chấn thƣơng gây tử vong vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ. Điều tra cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm lập kế hoạch làm giảm tỷ lệ chấn thƣơng nhƣ xây dựng ngôi nhà an toàn, trƣờng học an toàn và CĐAT, đồng thời nâng cao năng lực, cung cấp các trang thiết bị và nâng cao khả năng điều trị cho các cơ sở y tế. Nhƣ vậy, dƣới góc độ tiếp cận y tế công cộng, những khảo sát quốc gia đã cho phép khẳng định rằng tai nạn thƣơng tích trẻ em là một nan đề cần đƣợc can thiệt giải quyết. Các khảo sát này đã chỉ ra đƣợc thực trạng và nguyên nhân tai nạn thƣơng tích trẻ em. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực y tế công cộng đang tập trung hoặc nhấn mạnh đến yếu tố chống tai nạn thƣơng tích trẻ em hoặc một số biện pháp đƣa ra còn mang tính thiết chế vĩ mô tức là chƣa đƣa ra đƣợc nhiều mô hình phòng ngừa cụ thể. 2.2.2. Những nghiên cứu liên ngành Năm 2006, để làm rõ hơn về gánh nặng thực tại của vấn đề trẻ em bị ngộ độc, hoàn cảnh xảy ra, và các nguyên nhân chính đƣa đến thực trạng này; từ đó đƣa ra kiến nghị cho công tác phòng chống ngộ độc trẻ em, nhóm tác giả gồm Trần Tuấn, Văn Thị Mai Dung,Trần Đình Dũng, Nguyễn Thu Trang đã tiến hành nghiên cứu về “Ngộ độc trẻ em tại Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp” [14]. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác phòng chống TNTT của Bộ Y tế và UNICEF. 5 Sau điều tra, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra rất nhiều kết luận về vấn đề ngộ độc trẻ em nhƣ tình hình ngộ độc, nguyên nhân ngộ độc, hoàn cảnh ngộ độc, hậu quả, cách xử lý ngộ độc tại cộng đồng… Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của TNTT là tai nạn giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả Trần Thị Ngọc Lan, Phó Cục trƣởng Cục y tế dự phòng và môi trƣờng đã có bài nghiên cứu về “Thực trạng tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam 2005 – 2009” [7]. Kết quả nghiên cứu cho thấy,vùng Đông Nam Bộ có tổng số tử vong do tai nạn giao thông cao nhất, đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội là địa phƣơng có tổng số tử vong do tai nạn giao thông cao nhất, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Đối với trẻ em và vị thành niên dƣới 19 tuổi, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau đuối nƣớc. Nghiên cứu này cũng đã đƣa ra những kết quả tƣơng đối toàn diện về tình hình tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân gây tử vong cao không kém gì tai nạn giao thông là tai nạn đuối nƣớc. Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm nghiên cứu do tác giả Trần Thị Ngọc Lan làm trƣởng nhóm đã có bài nghiên cứu về “Tổng quan tình hình đuối nƣớc ở trẻ em Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009” [6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trẻ em là nhóm có nguy cơ tử vong do đuối nƣớc cao, trong đó trẻ nam có nguy cơ tử vong nhiều hơn trẻ nữ. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội hiện đang là 3 tỉnh có sốtrẻ em tử vong cao nhất. Tai nạn thƣơng tích là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Những yếu tố quan trọng góp phần tăng tỉ lệ tai nạn thƣơng tích hiện nay là do ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tai nạn thƣơng tích [4]. Ngoài ra, công tác truyền thông về phòng chốngtai nạn thƣơng tích cũng chƣa đƣợc các cấp, bộ, ngành quan tâm đúng mức cả về số lƣợng và chất lƣợng [12]. Vì vậy việc xây dựng, in ấn và phân phối tài liệu tuyên truyền về phòng chốngtai nạn thƣơng tích cho các nhóm đối tƣợng khác nhau trong cộng đồng là rất cần thiết để nâng cao nhận thức, giáo dục phòng chống tai nạn thƣơng tích tại gia đình, cộng đồng và trƣờng học, tiến tới giảm nguy cơ và thiệt hại do tai nạn thƣơng tích gây nên. 6 Tác giả Khƣơng Anh Tuấn,nghiên cứu viên Viện chiến lƣợc và chính sách Y tế có bài nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu tài liệu truyền thông phòng chống tai nạn thƣơng tích tại cộng đồng” [13]. Qua tìm hiểu và khảo sát các địa điểm đƣợc lựa chọn vào nghiên cứu, kết quả cho thấy: Nhu cầu về tài liệu tuyên truyền phòng chốngtai nạn thƣơng tích của ngƣời dân địa phƣơng rất lớn cả về số lƣợng và nội dung và hình thức của tài liệu. Một số nhóm đối tƣợng cần tập trung tuyên truyền và nội dung truyền thông tƣơng ứng cho từng nhóm: thanh thiếu niên, đối tƣợng học sinh các trƣờng phổ thông cơ sở, đối tƣợng làm việc tại các công trình xây dựng, các bậc cha mẹ và các đối tƣợng khác trong cộng đồng. Nhƣ vậy, dƣới góc độ nghiên cứu liên ngành, các nghiên cứu cũng chỉ chú trọng vào công tác chống tai nạn thƣơng tích trẻ em và các giải pháp cũng dừng lại ở tính thiết chế vĩ mô tức là chƣa đƣa ra đƣợc nhiều mô hình phòng ngừa cụ thể, chƣa thực sự quan tâm tới công tác phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em. 2.2.3. Một vài mô hình hành động phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em. Thứ nhất; Mô hình " Ngôi nhà an toàn" phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em Năm 2010, Phƣờng Nghi Thuỷ ( Thị xã Cửa Lò ) là đơn vị chọn điểm xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn” và đƣợc chính quyền và nhân dân phƣờng hƣớng ứng sâu rộng. Trƣớc đó, ở phƣờng Nghi Thuỷ là đơn vị thƣờng xảy ra nhiều trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích không đáng có, gây thiệt hại về ngƣời và của cho các hộ gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, bỏng hay thƣơng tích do các vật nhọn, sắc gây ra. Đáng lo ngại là tỷ lệ tai nạn thƣơng tích xảy ra ở trẻ em rất cao. Sau gần một năm triển khai thực hiện với mục tiêu giúp cho các bậc cha mẹ và những ngƣời chăm sóc trẻ nhận biết các mối nguy hiểm xung quang nhà và trong nhà có thể gây ra tai nạn thƣơng tích cho trẻ; biết cách loại bỏ các mối hiểm hoạ xung quanh nhà và trong nhà có nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích cho trẻ em, giảm đến mức thấp nhất các loại tai nạn thƣơng tích ở trẻ em tại cộng đồng và gia đình do các nguyên nhân do sinh hoạt hàng ngày gây ra, góp phần nâng cao ý thức của ngƣời dân về an toàn cộng đồng, đặc biệt là lấy sự an toàn của trẻ em làm trọng tâm cho công tác này. Phƣờng Nghi Thuỷ đã gặt hái đƣợc nhiều thành công khi xây dựng mô hình “cộng đồng an toàn”, “Ngôi nhà an toàn”, phƣờng Nghi thuỷ đã khởi động dự án phòng 7 chống tai nạn thƣơng tích ở trẻ em. Đến nay, mạng lƣới Phòng chống tai nạn thƣơng tích đã bao phủ toàn phƣờng, gõ cửa từng gia đình. Ông Dƣơng Văn Xô, Chủ tịch UBND phƣờng cho biết, đến nay phƣờng đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thƣơng tích, có kế hoạch xây dựng “Ngôi nhà an toàn” với sự tham gia của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân; tổ chức thƣờng xuyên và hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục cho ngƣời dân về nguyên nhân và cách phòng chống tai nạn; tổ chức hàng chục lớp tập huấn cho các ban ngành, đoàn thể, các bí thƣ, khối trƣởng và cộng tác viên về xây dựng kế hoạch, báo cáo, giám sát, sơ cấp cứu... Triển khai can thiệp các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích nhƣ làm nắp giếng khơi, nắp bể, rào chắn ao, tủ thuốc gia đình, giá để phích nƣớc, giá để dao trong gia đình hay làm tƣờng bao, lan can, cải tạo sân chơi cho học sinh ở trƣờng học. Bởi vậy, trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích tại địa phƣơng đã giảm đáng kể, đặc biệt là các bậc phụ huynh rất phấn khởi , hƣởng ứng tham gia [23]. Cũng theo ông Xô, phƣờng xây dựng quy chế và nội dung hoạt động, BCĐ Phòng chống tai nạn thƣơng tích đã phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, mỗi thành viên phụ trách một nhóm hoạt động chuyên đề phòng chống một lĩnh vực tai nạn thƣơng tích. Theo đó, hiệu trƣởng trƣờng THCS, tiểu học, mầm non làm tổ trƣởng nhóm hoạt động phòng chống tai nạn thƣơng tích cùng xây dựng trƣờng học an toàn; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phối hợp với trƣởng khối, các đoàn thể khác thành lập hội đồng hòa giải nhằm giảm bạo lực, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, gắn kết tình làng nghĩa xóm, đoàn tụ vợ chồng; Hội Nông dân phụ trách đảm bảo an toàn lao động trong nông nghiệp, hạn chế tối đa ngộ độc hóa chất. Ban chỉ đạo cũng giao nhiệm vụ cho đội ngũ cộng tác viên đến từng gia đình, đặc biệt là những hộ có trẻ dƣới 10 tuổi tƣ vấn về các yếu tố gây tai nạn thƣơng tích và các biện pháp can thiệp tránh xảy ra tai nạn cho trẻ. Thƣờng xuyên giám sát, tƣ vấn, hỗ trợ từng hộ thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn nhƣ để vật sắc nhọn xa tầm tay trẻ em, nồi canh nóng phải che chắn cẩn thận. Ban chỉ đạo còn đƣa ra nhiều sáng kiến xây dựng và phát triển các trang thiết bị an toàn để phòng chống tai nạn cho trẻ em nhƣ làm cũi giữ trẻ, làm giá để dao, chắn bậc cầu thang, dây điện và ổ điện, hàng rào quanh ao... Đoàn Thanh niên phối hợp với Công an phƣờng, trƣởng các khối và các gia đình phát quang cây che khuất, mở rộng và đổ bê-tông các đƣờng liên thôn, liên khối; thực hiện tuyên 8 truyền các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của ngƣời dân về an toàn giao thông, cách phòng tránh và khống chế tai nạn giao thông. Anh, Nguyễn Quang Dũng, Chuyên trách Lao động, Thƣơng binh và xã hội phƣờng cho biết thêm: Khi có kế hoạch chỉ đạo điểm về xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, toàn phƣờng đã triển khai chƣơng trình phòng chống tai nạn thƣơng tích ở trẻ em, trong đó chú trọng công tác truyền thông trong cộng đồng, gia đình. Riêng năm 2010, phƣờng đã tổ chức ký cam kết 100% gia đình có trẻ em trong năm không có trẻ em tai nạn thƣơng tích tại nhà, tổ chức 12 buổi tuyên truyền ở 9 khối, 9 buổi truyền thông tại các trƣờng Tiểu học, THCS trên địa bàn về phòng chống tai nạn thƣơng tích. Với rất nhiều hoạt động nói trên, công tác đảm bảo an toàn, hạn chế xảy ra tai nạn thƣơng tích thực sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm ở phƣờng ngày càng đƣợc nâng cao. Đây thực sự là mô hình cần đƣợc nhân rộng, đặc biệt là ở vùng ven biển, đời sông còn nhiều khó khăn [23]. Nghi Thuỷ đang có kế hoạch xây dựng những khu vui chơi giải trí an toàn cho các em. Hiện nay, khu vui chơi giải trí ở phƣờng không nhiều, điều này góp phần làm cho tai nạn trẻ em tăng lên. Do đó, việc tạo ra một môi trƣờng xóm làng bình yên là rất cần thiết. Đó là, đƣờng đi không bị ổ gà, không có gạch đá, ve chai vứt bừa bãi, trang bị đủ ánh sáng vào ban đêm. Những đoạn đƣờng có sông, suối phải có cầu, kiểm tra ao hồ, các đƣờng dây điện cao thế… Đây đƣợc xem là trách nhiệm thuộc về ngƣời lớn chúng ta, đặc biệt, kiến thức về phòng chống tai nạn thƣơng tích cho trẻ thì tất cả mọi ngƣời ai cũng phải biết để xử lý những sơ cứu ban đầu và giúp giảm tối đa những tổn thƣơng cho trẻ… Thứ hai; Hiện nay Bộ Y tế đang triển khai mô hình “Trường học nâng cao sức khỏe”nhằm tạo môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, an toàn, cung cấp kỹ năng bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thƣơng tích để nâng cao sức khỏe học sinh, nâng cao chất lƣợng học tập… Mặc dù đã triển khai thí điểm từ năm 2004 nhƣng đến nay, mô hình “Trƣờng học nâng cao sức khỏe” do Bộ Y tế phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức ở 40 tỉnh, thành trong cả nƣớc vẫn gặp không ít khó khăn. 160 trƣờng học đầu tiên đƣợc chọn tham gia dự án có chất lƣợng cơ sở vật chất không đồng đều, biên chế nhân sự nơi không nơi có, kinh phí thực hiện chƣa rõ 9 ràng khiến các đơn vị lúng túng trong triển khai thực hiện.Tổng kết 10 năm triển khai dự án, TS Ngũ Duy Anh, Vụ trƣởng Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên, Bộ GD-ĐT thừa nhận một trong những bất cập của quá trình triển khai dự án là chƣa có cơ chế đãi ngộ, thu hút lực lƣợng cán bộ y tế trƣờng học: “Hiện nay, một số địa phƣơng đã duyệt định biên cán bộ y tế trƣờng học, tuy nhiên nhiều nơi vẫn chƣa có. Bên cạnh đó, chế độ lƣơng bổng, chính sách đãi ngộ dành cho đối tƣợng này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức khiến họ không thể yên tâm công tác, cống hiến với nghề”[43]. Ngoài ra, theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Trần Thị Kim Thanh, hiện nay mới có quy định biên chế cán bộ y tế trong trƣờng học, riêng đối với cấp phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT chƣa có quy định biên chế rõ ràng. Bà Thanh cho biết: “TPHCM có 24 quận, huyện nhƣng mới có 11 phòng GD-ĐT có cán bộ y tế chuyên trách, 13 địa phƣơng còn lại phải sử dụng đội ngũ kiêm nhiệm, thiếu tính chuyên môn hóa cao”[43]. Trƣớc thực trạng đó, Sở GD-ĐT TPHCM đã trình UBND TP Đề án “Tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ chính sách cho công chức, viên chức y tế trƣờng học giai đoạn 2014 - 2016”. Nếu đƣợc phê duyệt, từ năm học 2014 - 2015, mỗi cán bộ y tế trƣờng học sẽ đƣợc nhận phụ cấp 600.000 đồng/tháng/ngƣời. “Số tiền phụ cấp tuy không lớn nhƣng qua đó chúng tôi hy vọng có thể động viên tinh thần làm việc của các cán bộ y tế, giúp anh em yên tâm công tác, bám trụ với nghề”, bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, Phó Trƣởng phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ. Nhân lực không có, kinh phí càng hóc búa hơn. Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng cho biết: “Hƣớng dẫn chi cho hoạt động y tế trƣờng học của liên Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế quy định, nguồn thu này đƣợc lấy từ nguồn 20% tiền đóng bảo hiểm y tế của học sinh. Riêng với trẻ dƣới 6 tuổi, do miễn phí bảo hiểm y tế nên tuyệt nhiên không có nguồn thu nào khiến các trƣờng lúng túng, không biết tìm đâu ra kinh phí phục vụ công tác chăm sóc y tế trƣờng học”[43]. Vừa qua đã xảy ra tình trạng hơn 20 phòng nha của các trƣờng học trên địa bàn quận Gò Vấp đồng loạt đóng cửa do không có kinh phí hoạt động. Nguyên nhân, theo một đại diện Sở GD-ĐT TP là do trƣớc đây, các phòng nha này hoạt động chủ yếu nhờ vào khoản tiền đóng góp 20.000 đồng/học sinh/năm của phụ huynh. Nhƣng từ đầu năm học 2013 - 2014, UBND quận Gò Vấp không đồng ý cho các trƣờng tiếp tục thu 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan