Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên dựa trên tư liệu tiếng việt và...

Tài liệu Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên dựa trên tư liệu tiếng việt và tiếng anh

.PDF
146
2020
107

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn -------*****------- Lê Thị Thu Hoài Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên (dựa trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh) Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ Hà nội - 2005 Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn -------*****------- Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên (Dựa trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh) Chuyên ngành : lý luận ngôn ngữ Mã số : 5 04 08 Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Đức Dân Người thực hiện : Lê Thị Thu Hoài Hà nôi - 2005 Mục lục Phần mở đầu ………………………………………………………………………. 4 01 Lý do chọn đề tài …………………………………….….…….. 4 02 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………... 5 03 Lịch sử vấn đề ……………………………………….………… 7 04 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………..….……... 9 05 Phương pháp nghiên cứu ………………………….….……... 11 06 Bố cục luận văn ………………………………………………... 11 Phần nội dung …………………………………………………………….……… 13  Chương 1: Logic và ngôn ngữ tự nhiên…………………………….……. 13 Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu…….…... 13 1.1.1. Logic học và ký hiệu logic …………………….……… 13 1.1. 1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ ………………….………………….. 1.1.3. Logic tư duy và logic ngôn ngữ …………….….…… 1.2. 17 20 Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên …………………………………………………... 22 1.2.1. Logic mệnh đề ………………………………………… 22 1.2.2. Sự tương ứng giữa liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên …………………………………………… 26  Chương 2: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên…………………………………………………………… 29 2.1. Liên từ “” logic …………………………………….….…….. 29 2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic …………………………………………………………… 31 2.2.1. Liên từ “và” trong tiếng Việt ……………….…………. 31 2.2.1.1 Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “và” . tiếng Việt ………………………………….……... 1 31 2.2.1.2 Những liên từ đồng nghĩa với “và” về mặt . logic ……………………………………….……… 41 2.2.2. Liên từ “and” trong tiếng Anh ………………….……... 46 2.2.2.1 Những quan hệ ngữ nghĩa của liên từ “and” . tiếngAnh ………………………………….……… 2.2.2.2 Những liên từ đồng nghĩa với “and” về mặt . logic ……………………………………….……… 46 53 2.2.3. Một số lưu ý khi dịch liên từ “and” sang tiếng Việt và 2.3. liên từ “và” sang tiếng Anh …………………………… 57 Một số nhận xét ………………………………………………. 60  Chương 3: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên………………………………………………….……….. 62 3.1. Liên từ “” logic ……………………………………………… 62 3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic …………………………………………………………… 65 3.2.1. Liên từ “hay/hoặc” trong tiếng Việt …………………... 65 3.2.2. Liên từ “or” trong tiếng Anh ………………………….. 78 3.2.3. Những lưu ý khi chuyển dịch liên từ “or” sang tiếng 3.3. Việt và liên từ “hay/hoặc” sang tiếng Anh .…………… 85 Một số nhận xét ………………………………………………. 88  Chương 4: Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngô ngữ tự nhiên…………………………………………………………… 91 4.1. Liên từ “” logic …………………………………………….. 91 4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic …………………………………………………………… 4.2.1. Cặp liên từ “nếu … thì” trong tiếng Việt 94 94 ……………… 4.2.1.1 Những đặc trưng và sắc thái ngữ nghĩa của . cặp liên từ ………….….. 2 “nếu…thì” tiếng Việt 94 4.2.1.2 Những liên từ đồng nghĩa với “nếu … thì” về . mặt logic …………………………………………. 109 4.2.2. Liên từ “if … then” trong tiếng Anh ………………….. 114 4.2.2.1 Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ “if … . then” tiếng Anh …………………………………. 4.2.2.2 Những liên từ đồng nghĩa với “if … then” về . mặt logic …………………………………………. 114 121 4.2.3. Một số lưu ý khi chuyển dịch các câu điều kiện tiếng 4.3. Anh sang tiếng Việt và ngược lại ……………………... 125 Một số nhận xét ……………………………………………….. 129 Phần kết luận …………………………………………………………………… 133 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………. 139 3 Phần mở đầu 0.1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đều biết rằng, logic là khoa học nghiên cứu về quy luật và hình thức của tư duy. Mà tư duy hay tư tưởng chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trên cơ sở chất liệu ngôn ngữ. Vì vậy, với chức năng vừa là công cụ giao tiếp vừa là công cụ tư duy, ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học, mà còn của logic học. Nhưng khác với ngôn ngữ học, logic học nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách như một chiếc cầu nối để dẫn đến tư duy, thông qua ngôn ngữ để hiểu và nắm bắt được các quy luật của tư duy. Có thể nói, ngôn ngữ học và logic học là hai ngành khoa học có một mối quan hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau. Trong lịch sử phát triển của ngành ngôn ngữ học, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của logic học. Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trong một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn ngữ học vẫn sử dụng rộng rãi để phân tích câu từ xưa cho đến nay như : mệnh đề, chủ ngữ, vị ngữ, vốn xuất phát từ các khái niệm logic. Không chỉ vậy, nhiều lý thuyết logic như : logic mệnh đề, logic vị từ, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ … đã trở thành những vốn quý cho việc miêu tả ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ học hiện đại. Đặc biệt phải kể đến hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa hay logic của ngôn ngữ tự nhiên đã có những đóng góp đáng kể. Hướng nghiên cứu này có thể nói là không mới. Đây đó đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên, cho tới này nó vẫn chưa được quan tâm một cách thoả đáng, đặc biệt là ở trong nước. Chúng ta chỉ có thể kể ra đây những cái tên ít ỏi trong giới Việt ngữ học đã tiếp cận vấn đề này như : Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê. Có thể nói logic - ngữ nghĩa là những vấn đề vô cùng lý thú, hấp dẫn nhưng cũng vô cùng phức tạp. Để tiếp cận vấn đề đòi hỏi 4 người nghiên cứu phải có những hiểu biết đến một chứng mực nhất định tri thức của cả hai ngành khoa học ngôn ngữ học và logic học. Trong logic học tồn tại nhiều hệ thống logic khác nhau như chúng ta đã đề cập đến ở trên. Trong đó, logic mệnh đề được xem là một trong những hệ thống logic cơ bản. Nó sử dụng các tác tử logic (hay còn gọi là liên từ logic) : hội (), tuyển (), kéo theo (), để liên kết hai phán đơn đã cho tạo ra những phán đoán mới, phức hợp. Trong ngôn ngữ, phán đoán được thể hiện bằng câu tường thuật và các tác tử logic được biểu hiện bằng các liên từ. Như vậy là, có một sự tương ứng giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Đề tài “Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên” được chúng tôi lựa chọn nằm hướng tới việc miêu tả, so sánh mức độ tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống liên từ này. Và nó sẽ là một dẫn chứng sinh động cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa. Một mảnh đất còn nhiều chỗ trống. 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Logic mệnh đề được xác định gồm có năm tác tử logic, đó là : phủ định (~), hội (), tuyển (), kéo theo (), tương đương (), biểu hiện năm quan hệ logic khác nhau. Tuy nhiên, được hiểu với chức năng như một liên từ liên kết hai phán đoán đơn tạo thành một phán đoán mới, phức hợp mang tính đặc trưng thì chỉ gồm ba liên từ : hội (), tuyển (), kéo theo (). Còn hai tác tử phủ định (~) và tương đương () không được xem là đặc trưng cho chức năng liên kết vì những lý do sau :  Tác tử phủ định (~) không có chức năng liên kết nên tương ứng với nó không phải là một liên từ trong ngôn ngữ.  Tác tử tương đương (), hay phép tương đương thực chất chỉ là một hình thức khác của phép kéo theo. Chính vì thế, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến ba liên từ logic nêu trên và các liên từ ngôn ngữ tương ứng với ba liên từ đó. 5 Đó là về phía các liên từ logic, còn về phía các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên thì phạm vi nghiên cứu cũng có những giới hạn nhất định. Như chúng ta đã biết, thuật ngữ “ngôn ngữ tự nhiên” có một ngoại diên rất rộng, nó bao gồm tất cả các ngôn ngữ đã và đang được sử dụng như một công cụ giao tiếp và biểu đạt tư duy. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu liên từ của tất cả các ngôn ngữ tự nhiên được mà chỉ lựa chọn hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, xem chúng như là những đại diện tiêu biểu cho hệ thống các ngôn ngữ tự nhiên. Việc lựa chọn này không khỏi nhuốm màu sắc chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi cũng dựa trên một số lý do ít nhiều mang tính khách quan sau :  Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ thuộc về hai loại hình khác hẳn nhau. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, còn tiếng Anh lại là một ngôn ngữ nằm trong nhóm các ngôn ngữ biến hình. Sự đa dạng về loại hình ngôn ngữ cũng sẽ giúp cho những kết luận mà chúng tôi rút ra sau quá trình nghiên cứu mang tính bao quát và khách quan hơn.  Đối với người thực hiện đề tài này, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc chọn tiếng Việt là một sự lựa chọn chính đáng, vì khi đó người nghiên cứu có thể cảm nhận hết được những sắc thái ngữ nghĩa cũng như cách thức sử dụng các liên từ trong ngôn ngữ đó.  Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, có phạm vi và số lượng người sử dụng cao nhất thế giới. Nó là một ngoại ngữ thông dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế tiếng Anh là sự lựa chọn hợp lý có tính phổ quát và ứng dụng cao. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, liên từ là nhóm từ biểu hiện quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa. Chính vì vậy, các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩa mang tính riêng biệt của chúng thì đôi khi chỉ có người bản ngữ mới có thể biết và cảm nhận được. Vì thế, việc chúng tôi chọn tiếng Anh chỉ mang tính chất như là bổ sung thêm nguồn tư liệu cho ngôn ngữ tự nhiên, để kết luận 6 mà chúng tôi đưa ra có cơ sở vững chắc hơn, chính xác hơn và phổ quát hơn. Chúng tôi không cho rằng những phân tích đưa ra là đã khái quát hết được những khả năng biểu đạt của liên từ tiếng Anh mà chỉ khẳng định rằng đó là những quan hệ ngữ nghĩa nổi bật nhất và đã được các nhà Anh ngữ học xác nhận là tồn tại. Và do đó, phần lớn các ví dụ tiếng Anh trong luận văn cũng được chúng tôi trích dẫn từ những cuốn sách nghiên cứu tiếng Anh trên cả phương diện lý luận cũng như thực hành. Các liên từ ngôn ngữ được xác định là tương ứng với các liên từ logic hội (), tuyển (), kéo theo () là : và, hay/hoặc, nếu … thì trong tiếng Việt và and, or, if … then trong tiếng Anh. Chúng ta cũng biết rằng, một liên từ logic sẽ có nhiều hình thức biểu hiện ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ứng với mỗi liên từ logic chúng tôi chỉ chọn một liên từ ngôn ngữ ương ứng được xem là tiêu biểu nhất. Lý do của sự lựa chọn này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua những miêu tả, phân tích từng liên từ cụ thể, chúng tôi quan tâm đến chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ này. Từ đó so sánh và rút ra những luận điểm về sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. 0.3. Lịch sử vấn đề. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một trong những vấn đề cơ bản không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của logic học. Tuy nhìn nhận vấn đề này dưới những góc độ khác nhau nhưng hai ngành khoa học này vẫn có chung một phạm vi nghiên cứu nhất định. Chính vì vậy, nhiều nhà triết học, logic học đã quan tâm đến ngôn ngữ, nghiên cứu các hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và điều đó được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng chân trời chân trời của logic học hiện đại, thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hàng loạt hệ thống logic như : logic tình thái, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ. .. Ngược lại, cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học quan 7 tâm đến logic. Sự phân tích logic đối với ngôn ngữ tự nhiên thực tế đã soi sáng nhiều hiện tượng cú pháp - ngữ nghĩa, góp phần tạo nên một hướng nghiên cứu, một hướng mới tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu này đã được khá nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu thấy xuất hiện khuynh hướng vận dụng logic để phân tích ngôn ngữ. Ban đầu chỉ là phân tích cấu trúc cú pháp, dần dần về sau là phân tích cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa và cấu trúc logic - ngữ nghĩa của câu. Có thể kể tên các đại diện tiêu biểu như : J.D. McCawley, G. Lakoff, H.P. Grice, O. Ducrot… ở Việt Nam , cũng đã có những nhà ngôn ngữ học quan tâm đến hướng nghiên cứu này nhưng quả thực là không nhiều. Có thể nói, cho đến nay thực tế chỉ có hai nhà ngôn ngữ học Việt Nam thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, và đã có những đóng góp nhất định cả về lý thuyết lẫn thực hành, đó là : Nguyễn Đức Dân và Hoàng Phê. Đề tài mà chúng tôi thực hiện lấy đối tượng nghiên cứu là liên từ trong logic mệnh đề và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên (để cho gọn, từ đây trở đi chúng tôi chỉ nói “liên từ logic” với nghĩa là “liên từ trong logic mệnh đề”). Đứng trên phương diện thuần tuý ngôn ngữ, thì thực sự vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về chức năng, phạm vi hoạt động cũng như phạm vi biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể. Có chăng thì các nhà ngữ pháp chỉ định nghĩa liên từ và phân chia chúng thành các nhóm dựa trên những đặc điểm , sắc thái quan hệ phổ quát của chúng, như : liên từ đẳng lập, liên từ chính phụ hay liên từ hạn định, liên từ phụ thuộc … Nếu có đi vào giới thiệu từng liên từ cụ thể thì chỉ nêu những đặc điểm khái quát chung của chúng mà chưa đi sâu tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện. Thoảng đây đó cũng có những bài nghiên cứu về liên từ nói riêng hay hư từ nói chung, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật thoả đáng cho một nhóm từ loại có chức năng liên kết và có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng này. Chẳng hạn như Diệp Quang Ban, trong Ngữ pháp tiếng Việt (1998, tập 1), đã gọi liên từ bằng cái tên khác là kết từ và ông chỉ ra : “và” là kết từ đẳng 8 lập chỉ ý nghĩa tập hợp, liệt kê; “hay, hoặc” là kết từ đẳng lập chỉ ý nghĩa quan hệ lựa chọn; hay “nếu … thì” chỉ ý nghĩa quan hệ giả thiết hệ quả. Thực sự đây chỉ là những nét nghĩa khái quát của các liên từ này, trong quá trình hành chức, chúng còn biểu hiện nhiều nét nghĩa khác, phong phú và đa dạng hơn nhiều. Nghiên cứu liên từ theo hướng logic - ngữ nghĩa đã được Nguyễn Đức Dân chú ý và quan tâm. Trong bài “Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt” (Ngôn ngữ, 4.1976), bằng việc tiến hành so sánh liên từ logic và liên từ tương ứng trong tiếng Việt, ông đã chỉ ra được các sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ: và, hay/hoặc, nếu…thì khi đi vào hoạt động. Tiếp thu phương pháp và những kết quả từ nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài “Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên” với mong muốn bổ sung thêm những sắc thái nghĩa, phạm vi hoạt động cũng như những nhân tố tác động đến khả năng biểu nghĩa của các liên từ tiếng Việt, ngoài ra mở rộng hơn phạm vi đối chiếu với liên từ logic không chỉ có tiếng Việt mà gồm cả tiếng Anh để thấy rõ hơn sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic mệnh đề và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Hơn nữa, đề tài của chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn vai trò của logic mệnh đề trong việc miêu tả và phân tích các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được xem là một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu liên từ nói riêng và cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa - cú pháp nói chung. 0.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau :  Thu thập và xử lý các tư liệu liên quan đến thực tiễn hành chức của các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên.  Miêu tả, phân tích chi tiết về phạm vi hoạt động, chức năng, các sắc thái ngữ nghĩa cũng như các nhân tố tác động đến việc biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể.  Tiến hành so sánh trên tất cả các khía cạnh từ hình thức đến nội dung giữa các liên từ logic với các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh. 9  Nhận xét về những nét tương đồng và khác biệt giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên.  Khái quát được những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu: logic và ngôn ngữ.  Dựa trên những miêu tả, phân tích các liên từ tương ứng trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, rút ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình chuyển dịch các liên từ đó ở hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cần thuyết minh thêm ở đây là, mục đích của đề tài không hướng tới việc đối chiếu liên từ tiếng Việt và tiếng Anh. Mà như đã nói ở trên, các liên từ trong hai ngôn ngữ này chỉ là những tư liệu về ngôn ngữ tự nhiên mà chúng tôi sử dụng để phân tích. Từ một điểm tựa chung là logic chúng tôi thấy được những cơ chế biểu nghĩa cũng như những sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ trong hai ngôn ngữ này là không giống nhau. Chính vì thế, chúng tôi xin mạo muội đưa ra đây những lưu ý trong quá trình chuyển dịch liên từ giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như trên nhằm hướng đến những mục đích và đóng góp sau :  Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu : đề tài được tiến hành theo hướng logic - ngữ nghĩa - ngữ pháp, một hướng nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Nó sẽ là minh chứng cụ thể cho một hướng tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ một cách hệ thống và mang lại hiệu quả, giúp chúng ta thấy được tính hữu ích và giá trị của hướng nghiên cứu này.  Đóng góp về phương diện lý thuyết : Bằng những miêu tả và phân tích cụ thể đối với từng liên từ trong cả hai hệ thống logic và ngôn ngữ, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát, đầy đủ và toàn diện về chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ trong từng hệ thống nói chung cũng như thấy được các sắc thái, các quan hệ ngữ nghĩa riêng biệt đặc trưng của từng liên từ trong từng 10 ngôn ngữ nói riêng. Từ đó có thể góp thêm những dẫn chứng về sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ.  Đóng góp về mặt thực hành : Đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực cho công tác dạy tiếng, đặc biệt là quá trình giảng dạy các liên từ, một nhóm từ không dễ tiếp nhận và sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là sự gợi ý hữu ích cho quá trình chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. 0.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau.  Phương pháp diễn dịch : Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản. Phương pháp này trước hết đưa ra những nhận định về một vấn đề và sau đó bằng những ví dụ cụ thể sẽ chứng minh cho những nhận định trên là đúng đắn.  Phương pháp quy nạp : Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu hết sức cơ bản, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học. Ngược lại với phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp lại đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc ra những luận điểm mang tính kết luận. Đề tài của chúng tôi sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm tạo nên những lập luận vững chắc và chặt chẽ, để những kết luận đưa ra có sức thuyết phục cao.  Phương pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp : Từ những câu cụ thể chúng tôi tiến hành miêu tả và phân tích các khả năng biểu hiện nghĩa cũng như các quan hệ ngữ nghĩa của từng liên từ. Từ đó tổng hợp lại và rút ra những luận điểm lý thuyết.  Phương pháp so sánh, đối chiếu : Từ những miêu tả và phân tích về chức năng cũng như phạm vi hoạt động của các liên từ logic và liên từ ngôn ngữ, 11 chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu chúng với nhau để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 0.6. Bố cục luận văn. Luận văn được chia thành ba phần :  Phần mở đầu.  Phần nội dung.  Phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm có bốn chương ;  Chương 1 : Logic và ngôn ngữ tự nhiên. 1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu. 1.2. Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên.  Chương 2 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 2.1. Liên từ “” logic. 2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic. 2.3. Một số nhận xét.  Chương 3 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 3.1. Liên từ “” logic. 3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic. 3.3. Một số nhận xét.  Chương 4 : Liên từ “” logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 4.1. Liên từ “” logic. 4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ “” logic. 12 4.3. Một số nhận xét. 13 Chương I : Logic và ngôn ngữ tự nhiên 1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu. 1.1.1. Logic học và ký hiệu logic. Logic được xem như là đối tượng của một ngành khoa học độc lập từ rất sớm ở các quốc gia như Hy Lạp, Trung Quốc, ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Thuật ngữ logic được xuất phát từ từ logos trong tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là tư tưởng, lập luận, trí tuệ. Thuật ngữ logic được nhìn nhận từ hai góc độ sau :  Logic khách quan : là logic của sự vật, của cái tồn tại bên ngoài con người. Đây là logic của sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật trong thế giới khách quan. Có nghĩa là, ở góc độ này logic đã được đồng nhất với quy luật sự vật. Mà quy luật sự vật mang tính tất yếu, chính vì vậy mà logic cũng là cái bất biến, tất yếu của thế giới khách quan. Ví dụ như các quy luật sinh tử, quy luật về nước chảy chỗ trũng … là logic sự vật, logic khách quan.  Logic chủ quan : đây là logic tồn tại bên trong con người, là logic của tư duy. Như vậy logic chủ quan được đồng nhất với quy luật tư duy, đồng nhất với quá trình con người nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Nhìn cả hai cách quan niệm về logic trên ta thấy rằng nguồn gốc ra đời của logic chủ quan chính là từ logic khách quan. Từ sự nhìn nhận logic khách quan mà trong con người hình thành nên logic chủ quan. Bởi vì chúng ta đều biết, tư duy ra đời là để phản ánh đúng sự vật và quy luật vận động của sự vật. Logic khách quan (logic sự vật) là cái tồn tại bên ngoài con người, tất yếu và bất biến nên nó không phải là đối tượng nghiên cứu của logic học. Logic với tư cách là một ngành khoa học xác định cách hiểu về thuật ngữ logic như sau :  Là khoa học về hình thức và quy luật của tư duy. Trong quá trình tư duy, có những tư duy đúng đắn và tư duy sai lầm. Tuy nhiên, logic chỉ nghiên cứu về tư duy với tư cách là tính chân lý của sự phản ánh. Có nghĩa là logic học 13 nghiên cứu phương thức làm thế nào tư duy phản ánh một cách đúng đắn và chân thực hiện thực khách quan. Hay nói cách khác tư duy logic giúp chúng ta tiếp cận hiện thực khách quan, chân lý và bản chất sự vật, hiện tượng bằng con đường ngắn nhất.  Là những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan cũng như giữa suy nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người. Sự vật, hiện tượng hay ý nghĩ, tư tưởng không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà chúng luôn có những mối quan hệ, sự ràng buộc lẫn nhau, từ cái này có thể suy ra cái kia. Logic học nghiên cứu chính những quy luật đó, những mối liên hệ đó. Như vậy, có thể nói ngắn gọn logic học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy và về những suy luận đúng đắn. Con đường nhận thức thế giới khách quan của con người được thực hiện qua hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng. Nhận thức cảm tính cho ta tri thức về các sự vật riêng lẻ và các thuộc tính của chúng. Tư duy trừu tượng cho ta hình ảnh đầy đủ, sâu sắc và chính xác hơn về thế giới khách quan luôn vận động và biến đổi. Tư duy tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là : khái niệm và phán đoán. Đây cũng chính là hai đơn vị cơ bản của logic học. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, khác biệt của sự vật riêng lẻ hay lớp sự vật đồng nhất, phân biệt sự vật này với sự vật khác. Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy dưới dạng khẳng định hoặc phủ định, thể hiện nhận thức của người về thế giới khách quan. Một phán đoán sẽ có một và chỉ một trong hai giá trị hoặc đúng hoặc sai. Các khái niệm và phán đoán này trong logic được miêu tả, được hình thức hoá thông qua một hệ thống các ký hiệu, biểu thức logic. Ngoài ra, mỗi một hệ thống logic lại có những quy tắc và phép toán riêng. Tất cả tạo nên một 14 hệ thống các ký hiệu nhân tạo để mô hình hoá tư tưởng và con đường đi tới một tư duy đúng đắn, một nhận thức chân thực về thế giới. Gọi là hệ thống ký hiệu nhân tạo vì để phục vụ cho nghiên cứu của mình logic học đã sáng tạo ra chúng. Và thông qua hệ thống ký hiệu này logic học đã phân tích về mặt lý thuyết kết cấu cũng như quá trình của tư tưởng trong việc nhận thức và phản ánh thế giới khách quan. Trong thực tiễn tư duy, các tư tưởng có thể có nội dung khác nhau nhưng lại có hình thức logic giống nhau. Hình thức logic của một tư tưởng là cấu trúc của tư tưởng đó, là phương thức liên kết các yếu tố cấu thành tư tưởng đó với nhau. Hình thức logic của một tư tưởng xác định là sự phản ánh cấu trúc của các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các thuộc tính của chúng. Ví dụ, chúng ta có hai phán đoán “Nếu một vật rắn bị đốt nóng thì nó nở ra” và “Nếu ai nghiên cứu logic học thì người đó nâng cao được trình độ tư duy logic của mình” có nội dung tư tưởng khác nhau nhưng lại có chung một hình thức logic. Hai phán đoán trên có cùng một cấu trúc và được biểu diễn bằng ký hiệu logic như sau: Nếu S là P thì S là P1. Hệ thống ký hiệu hay hệ thống ngôn ngữ nhân tạo này là công cụ nghiên cứu tư duy của một ngành khoa học độc lập đó là logic học hình thức. Chúng ta biết rằng, tư duy là quá trình mang tính phổ quát đối với mọi dân tộc, chính điều này giúp con người trên trái đất này có thể hiểu được nhau mặc dù có thể nói những ngôn ngữ khác nhau. Để có được một tư duy đúng đắn thì quá trình tư duy cũng như các yếu tố cấu thành của tư duy phải tuân theo những quy luật logic hình thức cơ bản sau :  Luật đồng nhất : Trong một thời gian, không gian xác định và với những quan hệ xác định, sự phản ánh về sự vật phải đồng nhất với chính nó. Khái niệm đồng nhất ở đây được hiểu theo 3 khía cạnh : + Đồng nhất về mặt phản ánh : Có nghĩa là sự vật tồn tại như thế nào thì tư duy phải phản ánh về nó đúng như vậy. 15 + Đồng nhất về mặt ngôn ngữ : Tư duy phải đồng nhất với mặt diễn đạt, hay nói cách khác tư tưởng và ngôn ngữ phải nhất quán. Tư duy biểu hiện như thế nào thì phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ đúng như vậy. + Đồng nhất với chính nó : Được hiểu là sự nhất quán trong tư duy. Tư duy tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu.  Luật cấm mâu thuẫn : Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để phản ánh sự vật, hiện tượng ở một phẩm chất xác định thì đồng thời không được mang hai giá trị logic trái ngược nhau. Có nghĩa là tư duy phải không được mâu thuẫn. Trước cùng một sự vật với hai thuộc tính trái ngược nhau thì không thể xác nhận là cùng đúng. Có hai loại mâu thuẫn : + Mâu thuẫn trực tiếp : không được khẳng định đồng thời phủ định sự vật ở một thuộc tính xác định. + Mâu thuẫn gián tiếp : không được cho sự vật một thuộc tính nào đó mà những hệ quả được suy ra từ thuộc tính đó lại phủ định chính thuộc tính đó.  Luật bài trung : Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để phản ánh về một sự vật ở một phẩm chất xác định thì phải mang một giá trị logic xác định, hoặc đúng hoặc sai chứ không có khả năng thứ ba (vừa đúng vừa sai). Để xác định được giá trị logic của tư tưởng chúng ta phải đưa ra những chuẩn để làm cơ sở cho việc tính giá trị.  Luật lý do đầy đủ : Trong tư duy, một tư tưởng chỉ được công nhận là chân thực khi ta có đủ cơ sở để chứng minh cho tính chân thực của tư tưởng đó. Luật này bị vi phạm khi kết luận là đúng nhưng không có đủ cơ sở. Các quy luật này tác động tới mọi quá trình tư duy theo một thể thống nhất. Vì thế khi tư duy vi phạm một trong những yêu cầu cơ bản của một quy luật nào đó thì đồng thời nó cũng vi phạm những quy luật còn lại ở những khía cạnh khác nhau. Các quy luật logic là độc lập với ý chí của con người. Chúng không do ý chí và nguyện vọng của con người tạo ra. Chính vì vậy mà đặc trưng mang tính 16 nhân loại chung của những quy luật logic này là ở bất kỳ nơi nào, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào, dù con người thuộc giai cấp nào, thuộc dân tộc nào đều suy nghĩ theo cùng các quy luật logic. Có nghĩa là quy luật logic là những quy tắc hình thức mang tính phổ quát, bất biến. 1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ. C. Mác đã từng nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Mỗi tư tưởng chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trên cơ sở các chất liệu ngôn ngữ, biểu hiện trong các từ và câu. Nhờ ngôn ngữ con người biểu thị, diễn đạt, củng cố các kết quả tư duy của mình, trao đổi tư tưởng với người khác, kế thừa và bổ sung tri thức của thế hệ trước. Logic học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy. Tư duy lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Chính vì vậy không ai có thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa logic và ngôn ngữ. Logic có thể là điểm tựa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ tự nhiên giúp cho ngôn ngữ logic học hình thành và phát triển. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt có chức năng là phương tiện giao tiếp và phương tiện để biểu đạt tư duy của con người. Hệ thống ký hiệu logic lại có chức năng phân tích kết cấu và quá trình của tư duy trong việc nhận thức và phản ánh thế giới khách quan. Rõ ràng là hai hệ thống ký hiệu này sẽ tồn tại những đặc điểm tương đồng và khác biệt. Chúng ta cùng thử tiến hành so sánh hai hệ thống này.  Sự giống nhau : Xét về mặt ký hiệu, vì ngôn ngữ và logic là hai hệ thống ký hiệu nên chúng đều mang những đặc trưng chung của ký hiệu. Đó là, chúng tồn tại và có giá trị trong hệ thống không phải là do những thuộc tính tự nhiên vốn có của nó mà do chúng được người ta trao cho những thuộc tính để biểu thị một khái niệm hay tư tưởng nào đó. Chính vì vậy, mỗi ký hiệu luôn có tính hai mặt : mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt. Hai mặt này luôn kết hợp với nhau thành một tổng thể 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan