Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lỗi của người trung quốc học tiếng việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khí...

Tài liệu Lỗi của người trung quốc học tiếng việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng)

.PDF
62
1373
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ XẢO BÌNH LỖI CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ XUYÊN VĂN HOÁ ( XÉT VỀ KHÍA CẠNH TỪ VỰNG) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 50408 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học PGS-TS TRẦN TRÍ DÕI HÀ NỘI NĂM 2004 Mục lục Trang Mở đầu .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Mục đích nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................. 7 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8 5. Bố cục của luận văn .................................................................................. 8 Chƣơng I Một số nhận thức chung về ngôn ngữ và văn hoá trong việc dạy và học tiếng nƣớc ngoài. .................................................................................... 9 1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá .......................................................... 9 1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ ............................................ 9 1.2. Khái niệm văn hoá .............................................................................. 10 1.3. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ..................................................... 11 2.Đôi nét về lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt ........................... 14 2.1. Sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán ................................................ 14 2.2. Mặt thuận lợi và mặt tiêu cực của lớp từ Hán Việt đối với việc dạy và học tiếng Việt của người Trung Quốc .................................................................. 16 3.Văn hoá với dạy và học ngoại ngữ............................................................ 17 3.1. Tính quan trọng của văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ ....................... 17 3.2. Xuyên văn hoá với dạy và học ngoại ngữ ............................................... 19 Chƣơng II Những kiểu lỗi thƣờng gặp của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt. ..................................................................................................... 24 1 . X uy ê n v ă n ho á x uy ê n s uố t m ọ i g ia i đ o ạ n tr o ng q uá tr ình họ c ng o ạ i ng ữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 4 2. Lỗi văn hoá trong giao tiếp ...................................................................... 27 3. Các kiểu lỗi thường gặp khi sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt ( xét về khía cạnh từ vựng) ............................................................................................... 30 Vấn đề tƣ liệu ......................................................................................... 30 Phân loại các kiểu lỗi theo từ loại .......................................................... 31 Từ xưng hô 31 Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất ................................................................... 31 Đại từ xưng hô ngôi thứ hai ..................................................................... 33 Đại từ xưng hô ngôi thứ ba ...................................................................... 34 3.2.2. Đại từ chỉ định .................................................................................... 35 3.2.3. Một số động từ .................................................................................... 36 3.2.3.1. Động từ chuyển động ..................................................................... 36 3.2.3.2. Những động từ khác....................................................................... 37 3.2.4. Một số danh từ .................................................................................... 39 3.2.5. Một số phó từ ...................................................................................... 40 3.2.6.Số từ ..................................................................................................... 42 3.2.7.Giới từ.................................................................................................. 43 3.2.8.Cảm từ ................................................................................................. 45 3.2.9.Về ―sự‖ và ―việc‖ ................................................................................. 45 3.2.10.Tính từ................................................................................................ 46 3.2.11.Về thành ngữ, tục ngữ......................................................................... 47 3.3. Phân loại các kiểu lỗi theo từng năm học ............................................ 48 C hƣ ơng III N hữ ng phâ n tíc h và nhậ n xét dữ liệ u từ g óc độ gia o v ă n hoá. .................................................................... 50 1. Nguyên nhân gây lỗi ............................................................................... 50 2. Thử đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về xuyên văn hoá cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt................................................ 54 So n g s o n g vớ i v iệ c d ạ y ngô n n g ữ , p hả i d ạ y vă n ho á c ủa ngô n n gữ đ íc h . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 4 Một vài nhận xét và đề nghị việc dạy ngôn ngữ và văn hoá ..................... 56 Kết luận ....................................................................................................... 59 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 60 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Mấy năm gần đây, số người Trung Quốc học tiếng Việt ngày càng đông. Với tư cách là một trong những trung tâm đào tạo ngôn ngữ phi thông dụng (trong đó có tiếng Việt) cấp nhà nước, hàng năm Học viện Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc đảm nhiệm nhiệm vụ đào tạo hàng trăm sinh viên chuyên ngành tiếng Việt để phục vụ các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục v.v. Sinh viên học ở trường này được đánh giá cao về trình độ tiếng Việt, nhất là khẩu ngữ . Tuy nhiên, đối với sinh viên, dù sao tiếng Việt cũng là ngôn ngữ thứ hai của họ, nên trong quá trình học tập, thường mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp v.v. Một trong số nguyên nhân dẫn đến những lỗi này một là sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ, điển hình là đối với những sinh viên mới học tiếng Việt. Đối với số sinh viên này khi gặp phải những từ mà họ chưa học, phản xạ đầu tiên của họ là phiên từ đó từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng Việt. Ví dụ từ ―nước‖ (quốc gia), khi học sinh chưa học từ ―nước‖, thì họ dùng từ ―quốc‖, chẳng hạn như: ―Trung Quốc là một quốc lớn...‖. Thứ hai là chịu sự ảnh hưởng của giao thoa văn hoá. Văn hoá Trung Quốc và văn hoá Việt Nam đều thuộc về nền văn hoá phương Đông, hai nền văn hoá có nhiều điểm tương đồng, nhất là về ngôn ngữ. Lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt là minh chứng cho điều này. Nhưng dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam vẫn là hai dân tộc khác nhau, cho nên tập quán, tư duy, cách sống giữa hai dân tộc cũng khác nhau. Ngôn ngữ là sự chuyển tải của văn hoá, những sự khác biệt đó đã được phản ánh trong ngôn ngữ. Không nắm được những khác biệt về văn hoá, sẽ mắc lỗi xuyên văn hoá, có nghĩa là câu nói không sai về từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp, nhưng người bản ngữ nói ngôn ngữ đó lại không nói như vậy. Hậu quả hoặc là người nghe chẳng hiểu gì cả, hoặc là gây ra chuyện không vui, may là người nghe biết người nói là người nước ngoài, nên bỏ qua sự ―thiếu văn hoá‖ của người nói, nếu không sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Đây là điều khó nhất đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Hai vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc quan tâm rất nhiều khi tiếng Hán được coi là ngoại ngữ đối với người nước ngoài, hay là tiếng Anh được coi là ngoại ngữ đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với tiếng Việt, một thứ ngoại ngữ đang được nhiều người học ở Trung Quốc, những lỗi về văn hoá mà người học đang vấp phải hầu như chưa có một công trình nào quan tâm đến. Thực ra, đây là khâu rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt, do đó nó chính là lý do quan trọng nhất để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Mục đích nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục đích của luận văn này là chỉ ra những lỗi dùng từ của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt, sau đó phân tích nguyên nhân nào đã gây những lỗi đó, rồi tìm ra cách để chữa. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ phải thu thập những lỗi về từ vựng mà sinh viên Trung Quốc thường hay mắc, rồi phân tích từng loại lỗi từ góc độ xuyên văn hoá. 2.2. Đối tượng nghiên cứu ở đây là đại từ nhân xưng (gồm đại từ nhân xưng ngôi thứ 1, đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 và đại từ nhân xưng ngôi thứ 3); đại từ chỉ định; động từ: động từ chuyển động và một vài động từ khác; danh từ; tính từ; số từ; giới từ ; cảm từ; một số thành ngữ tục ngữ, khi phân tích những trường hợp này đều có sự so sánh đối chiếu với những từ ngữ tiếng Hán tương đương. Lỗi mà sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt gây ra có phạm vị rất rộng, hầu như mỗi một loại từ đều thấy có. Vì thế nếu chúng tôi phân tích mọi trường hợp và từ nhiều góc độ, thì phải mất nhiều công sức. Trong khi đó nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là phạm vi của một luận văn thạc sĩ nên khả năng của chúng tôi là rất hạn chế. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ xem xét những lỗi dùng từ có tần suất cao, rồi phân tích những những lỗi đó từ góc độ xuyên văn hoá để thực hiện mục đích của luận văn như đã nêu ở trên. 3. Ý nghĩa của luận văn. Thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn này hy vọng được góp một phần cho việc giảng dạy tiếng Việt cũng như nghiên cứu về Việt ngữ học của giáo viên Trung Quốc, giúp đỡ sinh viên tránh được những lỗi ở mức tối thiểu khi học tiếng Việt, làm cho sinh viên dùng từ chính xác hơn, từ đó nâng cao trình độ tiếng Việt một cách nhanh chóng hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn này chúng tôi dùng phương pháp hay cụ thể hơn là thao tác so sánh đối chiếu hai lớp từ tiếng Hán và tiếng Việt để nghiên cứu ngôn ngữ ở khía cạnh xuyên văn hoá. Đồng thời, trong luận văn chúng tôi cũng dùng cách thống kê, miêu tả, rồi sau đó phân tích tổng hợp để đi đến nhận xét và kết luận cụ thể. 5. Bố cục của luận văn. Luận văn gồm các phần và các chương chính như sau: Mở đầu Chương I: Một số nhận thức chung về ngôn ngữ và văn hoá trong việc dạy và học tiếng nước ngoài Chương II: Những kiểu lỗi thường gặp của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt Chương III: Những phân tích và nhận xét dữ liệu từ góc độ xuyên văn hoá Kết luận Tài liệu tham khảo Chƣơng I MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG NƢỚC NGOÀI 1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. 1.1.Những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ. 1.1.1. Ngôn ngữ là hiện tƣợng xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội nhân loại. Ngôn ngữ chỉ tồn tại trong xã hội nhân loại. Ngôn ngữ và xã hội cùng tồn tại bên nhau. Một mặt, ngôn ngữ tựa vào xã hội. Chỉ có xã hội nhân loại mới có ngôn ngữ, thế giới tự nhiên không tồn tại ngôn ngữ. Động vật bày tỏ tình cảm và nguyện vọng bằng một số tiếng gọi đơn giản, nhưng chúng không có ngôn ngữ thật sự với cơ sở là từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ pháp. Ngôn ngữ còn phát triển theo sự phát triển của xã hội, sự phát triển của ngôn ngữ thích ứng với sự phát triển của xã hội, và mất đi theo sự mất đi của xã hội. Nếu xã hội không tồn tại nữa thì ngôn ngữ cũng mất đi. Mặt khác, sự tồn tại và phát triển của xã hội cũng chịu sự hạn chế của ngôn ngữ. Xã hội không thể không có ngôn ngữ, ngôn ngữ là tiêu chí quan trong để phân biệt nhân loại và thế giới động vật. Lịch sử phát triển của xã hội nhân loại đã chứng minh rằng: trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội đều có ngôn ngữ, xã hội mà không có ngôn ngữ sẽ không tồn tại. Ngôn ngữ là một trong những động lực chính để tổ chức thúc đẩy đời sống xã hội. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và trao đổi tư tưởng tình cảm, điều phối hoạt động chung của con người. Nếu không có ngôn ngữ thì xã hội sẽ tan rã. Đồng thời ngôn ngữ còn là công cụ tư duy trừu tượng của con người: Ngôn ngữ củng cố lại những kết quả tư duy và thành quả hoạt động nhận thức của con người bằng từ hoặc câu, truyền lại kinh nghiệm cho đời sau, là một phương tiện quan trọng để cho văn hoá được truyền bá. Người sau có thể làm việc, nhận biết văn hoá từ cơ sở của người trước. Cho nên, ngôn ngữ cũng là công cụ thúc đẩy mạnh mẽ đối với sản xuất xã hội và sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của nhân loại. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc biệt của nhân loại, mà là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của nhân loại. Ngoài ngôn ngữ ra, người ta còn sử dụng công cụ giao tiếp khác, chẳng hạn như ký hiệu toán học, công thức hoá học, đèn xanh đèn đỏ, các động tác bằng cơ thể con người v.v. Nhưng tác dụng giao tiếp của những phương tiện đó không thể sánh được với ngôn ngữ. Trước hết, tất cả những cái đó đều xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ làm cơ sở, thì chúng không thể phát huy tác dụng, không thể dùng để giao tiếp. Mặt khác, phạm vị sử dụng của chúng cũng có hạn. Vì vậy, trong xã hội, chỉ có ngôn ngữ có thể làm công cụ tốt nhất để giao tiếp và trao đổi tình cảm. Nó có thể diễn đạt tư tưởng phức tạp, tiện cho sử dụng, và có quan hệ mật thiết với hành vi sản xuất của con người, nó có quan hệ với hầu như mọi hoạt động của con người. Những công cụ giao tiếp cận ngôn không thể sánh được với ngôn ngữ, cho nên, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của nhân loại. Nhờ vai trò là công cụ giao tiếp quan trọng này, ngôn ngữ có sự liên quan chặt chẽ với giao lưu và tiếp xúc văn hoá. Trong xã hội nói chung và trong xã hội hiện nay, giao lưu và tiếp xúc văn hoá giữa các dân tộc khác nhau là điều tất yếu. Chính vì vậy, học tập ngôn ngữ ở góc độ giao văn hoá là thật sự cần thiết ở sinh viên học tiếng nước ngoài. 1.2. Khái niệm văn hoá Từ khi có từ ― văn hoá‖, biết bao nhiêu nhà khoa học, dân tộc học đã đưa ra vô số định nghĩa, mà cho đến nay cũng chưa thể nào thống nhất được. Theo từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Hà Nội,2000) thì từ văn hoá có 5 nghĩa: + Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. + Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần— nói một cách tổng quát. + Tri thức kiến thức khoa học. + Trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh. + Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Năm 1871, EB.Tylor, nhà nhân học nổi tiếng người Anh định nghĩa văn hoá như thế này: ― Văn hoá hay văn minh hiểu theo ý nghĩa dân tộc bao quát của nó, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người với tư cách thành viên của xã hội‖[dẫn theo Phạm Đức Dương—Từ văn hoá đến văn hoá học.năm 2001.tr49]. Định nghĩa này có phạm vi rất rộng, nói một cách đơn giản hơn là: văn hoá tức là mọi lĩnh vực tinh thần. Định nghĩa có phạm vi rộng thế này, khi áp dụng khái niệm văn hoá để miêu tả, phân tích, giải thích một số vấn đề sẽ mất đi tác dụng của nó. Từ đó cho thấy, định nghĩa này vẫn không chính xác lắm khi giúp cho chúng ta làm việc. Sau Tylor, văn hoá lại được định nghĩa nhiều lần nữa. Cho đến năm 1952, đã có hơn 160 định nghĩa khác nhau. Phát triển đến ngày nay, văn hoá vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên có một điều có thể khẳng định rằng, định nghĩa của văn hoá ngày càng rõ ràng, cụ thể và các phân tích cũng càng tỉ mỉ hơn. Dựa trên những khái niệm trên, chúng tôi xin xác định ra khái niệm ―giao văn hoá‖ hay gọi là ―xuyên văn hoá‖ để giải thích những hiện tượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và người Trung Quốc dạy và học tiếng Việt nói riêng theo cách hiểu của mình. Phần này sẽ được trình bày ở Chương II và Chương III của luận văn này. 1.3.Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Vấn đề giữa ngôn ngữ và văn hoá đã được các nhà khoa học bàn đến từ lâu và bàn rất nhiều, bàn rất sâu sắc. Quan hệ đó, theo chúng tôi, đó là quan hệ như cá với nước và có thể nói có nhiều ý kiến rất thống nhất. 1.3.1.Ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá Trước hết, ngôn ngữ dân tộc bao giờ cũng là một bộ phận hợp thành của nền văn hoá dân tộc đó. Nó là phương tiện để phản ánh nền văn hoá dân tộc nên được phát triển không ngừng. Một nền văn hoá phát triển sẽ chứa đựng một ngôn ngữ phong phú. Tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Việt những thế kỷ trước có rất nhiều cái khác so với tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại, bởi một xã hội văn minh, có một nền văn hoá cao đòi hỏi trong ngôn ngữ phải có những tín hiệu mới, quy tắc mới đẻ phản ánh được tất cả những giá trị văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc nói thứ tiếng đó. 1.3.2.Ngôn ngữ là cái hàm chữa văn hoá Tuy ngôn ngữ nằm trong nền văn hoá dân tộc, nhưng bản thân ngôn ngữ lại là tiền đề của một hiện tượng văn hoá. Theo Ănghen, ―đồng thời với lao động là ngôn ngữ‖, vì vậy ngôn ngữ là cái sớm nhất, cùng với lao động, ngôn ngữ dần dần làm cho con người văn minh hơn. Từ những từ đơn giản nhất phát ra trong lao động sẽ phát triển thành những câu hò, điệu hát và ...thơ ca sau này. Từ đây, chúng ta cũng thấy được ngôn ngữ luôn là bước khởi đầu của văn hoá, là dạng thức hàm chứa một nội dung văn hoá nào đó. Do vậy mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không giống như quan hệ giữa ngôn ngữ và các ngành khoa học khác. Quan hệ này như một cái gì đó tuần hoàn, cái này là khởi điểm của cái kia và có vòng ngược lại. 1.3.3. Sự ảnh hƣởng của văn hoá đối với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm tín hiệu phản ánh hoạt động của con người, vì thế hoạt động của con người ảnh hưởng đến mọi mặt của ngôn ngữ, kể cả cách quan niệm, tư duy và diễn đạt ngôn ngữ. Đồng thời hoạt động của con người cũng có ảnh hưởng tới thụ đắc ngôn ngữ. Sự ảnh hưởng của văn hoá đối với hệ thống ngôn ngữ trước hết thể hiện ở tác dụng chế ước sự hình thành và phát triển đối với các yếu tố của bản thân ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Sự chế ước này là chế ước chủ động, không di chuyển theo ý chí con người, cũng được quyết định bởi chức năng ngôn ngữ và chức năng văn hoá. Chẳng hạn như nghĩa của từ vựng, sự hình thành của nó đã chịu sự chế ước của các nhân tố văn hoá như truyền thống dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, hoàn cảnh địa lý và phong tục tập quán v.v. Tính đa nghĩa của từ là tín hiệu tượng trưng cho thế giới hiện thực, thể hiện nhận thức khác nhau của con người đối với thế giới hiện thực. Cũng có nghĩa là cái quyết định nghĩa của từ không phải là cái gì khác mà là văn hoá dân tộc. Điều này không những thể hiện ở việc xác định nghĩa gốc của từ, mà còn thể hiện ở nghĩa bóng của từ. Chẳng hạn như trong văn hoá phương Đông, những từ liên quan đến ―chó‖ hầu như đều mang nghĩa tiêu cực, còn trong văn hoá phương Tây, con chó lại là bạn của con người, là một thành viên trong gia đình, cho nên, những từ liên quan đến chó thì không có sắc thái như trong tiếng Hán. Chúng ta có thể nêu ra các thành ngữ tục ngữ tiếng Hán làm ví dụ: 狗仗人?势?(gou zhang ren shi):như ―chó cậy nhà, gà cậy chuồng‖ của tiếng Việt, nghĩa là ỷ vào thế của mình mà hung hăng, bắt nạt người; 狼?心狗肺?(lang xin gou fei): như ―lòng lang dạ thú‖ của tiếng Việt, nghĩa là tâm địa độc ác, mất hết tính người; 狗急跳?墙? (gou ji tiao qiang):như ―chó cùng dứt giậu‖ của tiếng Việt, nghĩa là bị dồn vào cùng đường, thế bí thì phải liều lĩnh để thoát thân; 狗拿耗子?,?多管?闲é事:nghĩa đen là chó lại bắt chuột, thật là lắm chuyện,còn nghĩa bóng là hay nhúng tay vào việc người khác. Mấy thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Hán đều có từ ―chó‖, từ nghĩa của chúng cho thấy, những thành ngữ và tục ngữ nêu trên đều có nghĩa xấu, và những thành ngữ và tục ngữ trên hầu như đều có từ tương ứng trong tiếng Việt, vì văn hoá Trung Quốc và văn hoá Việt Nam đều là văn hoá phương Đông, nên có nhiều điều giống nhau. Còn văn hoá phương Tây thì lại khác, ví dụ họ nói một người may mắn là ― a lucky dog‖ (một con chó may), người Trung Quốc sẽ không chấp nhận cách nói này. Văn hoá không những ảnh hưởng hệ thống ngôn ngữ, mà còn quyết định nội dung và hình thức sở chỉ của ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, đối tượng của ngôn ngữ là sự và việc trong thế giới văn hoá lấy người làm hạt nhân, phương thức sự và việc mà ngôn ngữ sở chỉ hoặc phản ánh, cũng là sự thể hiện của tâm lý văn hoá con người. Cho nên chúng ta có thể nói nội dung và phương thức của ngôn ngữ là do văn hoá của người và con người của văn hoá quyết định. Sự ảnh hưởng của văn hoá đối với ngôn ngữ còn phản ánh trên cách tư duy bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt. Ngôn ngữ là chuyển tải vật chất và công cụ biểu đạt của tư duy, một mặt thúc đẩy sự phát triển của tư duy, mặt khác lại chịu sự chế ước của tư duy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngôn ngữ là công cụ bày tỏ tình cảm và truyền đạt thông tin, nên tổ chức và diễn đạt phải phụ thuộc vào phương thức tư duy của dân tộc. Chẳng hạn như diễn đạt một sự vật, mỗi dân tộc đều sắp đặt cấu trúc ngôn ngữ theo cách suy nghĩ và logic của mình. Ví dụ như thứ tự diễn đạt thời gian, dân tộc Việt Nam thì khác với dân tộc Trung Hoa. Tiếng Hán diễn đạt theo thứ tự năm—tháng—ngày, còn tiếng Việt thì ngược lại theo ngày-- tháng-- năm. Hiển nhiên, phương thức tư duy có quan hệ chặt chẽ với văn hoá dân tộc. 2. Đôi nét về lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt 2.1.Sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán. Về sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán trong lịch sử, nhiều nhà Việt ngữ học đã đưa ra những công trình đáng ghi nhận, những công trình đó hầu như đều thống nhất một nhận xét như sau: quá trình tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán bắt đầu từ cách đây rất lâu, gần 2000 năm, vào khoảng trước sau đầu công nguyên. Một đợt tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và khá liên tục. Đợt tiếp xúc này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ: thứ nhất, giai đoạn từ đầu cho đến khoảng hai thế kỷ VI, VII và thứ hai, giai đoạn cuối Đường, Ngũ Đại. Kết quả của hai đợt tiếp xúc là tạo thành một cách đọc Hán Việt cổ và một cách đọc Hán Việt. Giai đoạn thứ nhất không trực tiếp liên quan đến cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay. Giai đoạn này hiện chỉ còn lưu lại lẻ tẻ một số cách đọc gọi là Hán Việt Cổ. Những cách đọc này không tạo thành hệ thống và hiện không được người Việt dùng khi đọc các văn bản Hán nữa, ví dụ bùa, buồng, buồm v.v. Sở dĩ như thế là vì trong suốt 9 thế kỷ sau công nguyên, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam là một cách đọc gắn liền với những sự biến đổi xảy ra trong tiếng Hán, đến đời Đường thì những cách đọc tiếp thu được trải qua các triều đại Hán, Nguỵ, Nam Bắc Triều đều bị Đường âm thay thế. Giai đoạn thứ hai mới chính là giai đoạn lưu lại một ảnh hưởng sâu đậm, tồn tại mãi đến ngày nay. Đứng về phương diện ngữ ngôn văn tự mà xét, giai đoạn này đã để lại một cách đọc chữ Hán hết sức có hệ thống. Thế nhưng, sự tiếp xúc Việt – Hán không phải chấm dứt ở giai đoạn này, về sau vẫn có sự tiếp xúc gián tiếp như tiếp xúc thông qua sách vở: vận đồ, vận thư, từ điển v.v...; lại có những sự tiếp xúc trực tiếp, tự nhiên như tiếp xúc với khẩu ngữ của người Hán thông qua sự cộng cư với các tầng lớp Hoa Kiều. Nhưng những cách đọc mới này không lưu lại vết tích gì thật sâu sắc và thật không có hệ thống. Có thể khẳng định - đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: chỉ giai đoạn tiếp xúc cuối Đường – Ngũ Đại mới là giai đoạn có ảnh hưởng quyết định nhất đối với việc hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay. Cách đọc Hán Việt chính là sản phẩm bắt nguồn từ giai đoạn tiếp xúc này. Cuối đời Đường, cách đọc chữ Hán vào Việt Nam là vào với tư cách một cách đọc học được của một sinh ngữ. Sinh ngữ đó có một hệ thống ngữ âm – nói chung – và đặc biệt là một hệ thống phụ âm đầu – nói riêng – hết sức xa lạ với tiếng Việt. Mặc dầu vậy, qua quá trình học tập, tiếp xúc, cuối cùng người Việt đã làm quen được, và tiếp thu được một cách gần gần đúng. Cách đọc ngoại ngữ này đã duy trì được vài thế kỷ. Nhưng rồi, cái gì quá xa lạ với tiếng Việt, người Việt thì cũng lần lượt phải bị loại trừ dần. Tác động của quy luật tiếng Việt dội vào nó càng ngày càng mạnh mẽ, cuối cùng tạo thành một lớp từ khá đặc biệt được gọi là từ Hán Việt. 2.2. Mặt thuận lợi và mặt tiêu cực của lớp từ Hán Việt đối với việc dạy và học tiếng Việt của người Trung Quốc. Trên đây là quá trình tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán trong lịch sử. Hiện nay, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự giao lưu văn hoá nghệ thuật giữa các nước trên thế giới cũng ngày càng nhiều. Là sự chuyển tải của văn hoá, cộng với sự giao lưu văn hoá, những từ mới xuất hiện để diễn đạt những hiện tượng mới, sự vật mới của ngôn ngữ này cũng được đưa vào các ngôn ngữ khác, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Tiếng Việt và tiếng Hán cũng không đứng ngoài thông lệ này. Nhất là mấy năm gần đây, sư giao lưu về mặt kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam rất nhiều, nhiều tác phẩm văn học và phim nhiều tập của Trung Quốc được dịch ra tiếng Việt, cho nên nhiều từ mới trong tiếng Trung Quốc cũng được đưa vào tiếng Việt, bổ sung những thành phần mới cho tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, người nói ngôn ngữ này muốn giao tiếp với người nói ngôn ngữ khác thì phải biết nói ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp, hay ngược lại. Như trên đã trình bày, vì nguyên nhân lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ Hán Việt, lớp từ này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người Trung Quốc học tiếng Việt, song lại vừa dễ gây nhầm lẫn cho người học. Về mặt thuận lợi, vì từ Hán Việt có quan hệ nguồn gốc với tiếng Hán, cho nên khi gặp những từ như ―khoa học‖, ―xã hội‖, ―tiên tiến‖ v.v, người học đều cảm thấy dễ đọc và dễ nhớ, như vậy sẽ làm cho người học có cảm hứng ngay với thứ tiếng này, đây là điều quan trọng cho việc học ngoại ngữ. Mặt khác, tiếng Hán và tiếng Việt đều là ngôn ngữ đơn lập, theo thói quen dịch giả của hai nước, khi dịch tên riêng đều dịch phiên âm, chẳng hạn như ―Quảng Tây‖, ―Lỗ Tấn‖ v.v. Cách dịch này chỉ hạn chế trong phạm vi tên riêng mà thôi, nhưng có một số người học tiếng Việt, nhất là những người mới bắt đầu học, khi giao tiếp với người Việt hoặc viết bài, khi cần dùng đến những từ mình chưa biết, phản xạ đầu tiên của họ là phiên âm luôn. Đấy chính là chịu sự ảnh hưởng của thói quen dịch tên riêng, đây là hiện tượng phổ biến trong sinh viên năm thứ nhất. Điều nữa, một số từ Hán Việt sau khi tồn tại một thời gian, đã mất đi nghĩa đen của nó, mà được dùng để diễn đạt nghĩa khác, chẳng hạn như ―khốn nạn‖, ―tội nghiệp‖ v.v, nhưng người Trung Quốc học tiếng Việt vẫn hiểu theo nghĩa vốn có của nó trong tiếng Hán, dĩ nhiên là không chính xác. Những điều nói trên chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương II và chương III. 3.Văn hoá với việc dạy-- học ngoại ngữ. 3.1. Tính quan trọng của văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ. Văn hoá không phải là cái thứ nhất. Vật chất mới là cái thứ nhất. Song văn hoá là cái cốt lõi trong nhân cách con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, thấm đượm vào mọi hiện tượng xã hội và nhân văn. Văn hoá vừa như một mục đích phải đi tới, vừa như động lực nuôi dưỡng sự trường tồn và phát triển của mỗi dân tộc, của mỗi con người trong xã hội. Đồng thời mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi dân tộc, mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn đều nhìn thấy vai trò, tầm quan trong của văn hoá và tìm cách giải quyết nó trong phạm vi của mình. Những người làm công tác giáo dục ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ không phải đến nay mới cảm nhận được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề văn hoá trong dạy— học ngoại ngữ. Đây là vấn đề đã được đề cao trong dạy— học ngoại ngữ từ những thế kỷ trước, từ thế kỷ thứ XVI, XVII tại một số nước ở châu Âu. Tiếp đó, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu về văn hoá trong dạy— học ngoại ngữ đã được chú ý ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước như Mỹ, Pháp, Đức, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc. Tuy vậy, việc đề cập đến văn hoá trong dạy –học ngoại ngữ chỉ thực sự có nội dụng khoa học và có ý nghĩa thực tiễn là vào những thập kỷ gần đây. Vấn đề văn hoá ở những mức độ khác nhau đã trở thành nội dung của môn học chính thức tại các khoa ngoại ngữ ở các trường đại học và cao đẳng với các tên gọi hết sức đa dạng và phong phú. Đội ngũ những người nghiên cứu văn hoá với dạy—học ngoại ngữ ở thời kỳ hiện nay đã trở nên khá đông đảo. Tên tuổi của nhiều người trong số họ đã khá quen thuộc như V.G.Koxtomarov, A.A.Leonchiev, B.X. Svarskopf (ở Nga); G.Alvarez, G.Galisson, P.Charaudeau (ở Pháp); N.Brooks, R.A.Hudson, J.C.Richards (ở Mỹ); La Thường Bồi, Tôn Diễn Phong (ở Trung Quốc). Còn ở Việt Nam, cũng đã có nhiều bài viết của Bùi Đình Mỹ, Đỗ Ca Sơn, Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Quang và một số người khác nữa. Từ những năm 80, ở Trung Quốc, giới ngôn ngữ học Trung Quốc, kể cả giới dạy tiếng Hán cho người nước ngoài, đã đi sâu thảo luận và nghiên cứu vấn đề này. Năm 1994, vấn đề định tính, định vị, định lượng cho việc giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Khái niệm ―văn hoá‖ ở đây được hiểu ở hai cấp độ. Một là nhân tố ―văn‖: Đó chính là nội dung giảng dạy ngoại ngữ, thuộc phạm trù giảng dạy ngoại ngữ. Hai là kiến thức văn hoá: Đó chính là nội dung giảng dạy văn hoá, thuộc phạm trù giảng dạy văn hoá cho người nước ngoài. Nhân tố văn hoá, chủ yếu xuất phát từ góc độ đồng đại, là những nhân tố văn hoá liên quan chặt chẽ với lý giải và biểu đạt ngôn ngữ. Đương nhiên, nó cũng chứa đựng những hiện tượng văn hoá lịch đại. Nhân tố văn hoá gồm : Hàm ý văn hoá trong các hình thức ngôn ngữ, bối cảnh văn hoá, thông tin phi ngôn ngữ. Trong khi truyền thụ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, chỉ có kết hợp một cách hữu cơ trong nhân tố văn hoá trong ngoại ngữ mới có thể tạo sinh và nâng cao năng lực giao tiếp ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài, qua mấy thập kỷ tìm tòi, đã chuyển từ chỉ coi trọng cấu trúc ngôn ngữ sang nghiên cứu đồng thời coi trọng ngữ nghĩa và chức năng giao tiếp. Một trong những mục đích của việc giảng dạy ngoại ngữ là bồi dưỡng năng lực giao tiếp trong mối liên hệ trực tiếp với nhân tố văn hoá, gắn giảng dạy ngôn ngữ với giảng dạy kiến thức văn hoá. Giảng dạy kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ gắn với giảng dạy kiến thức văn hoá liên quan, tiến hành đồng bộ hai cách giảng dạy này mới có thể giành được hiệu quả cao trong giảng dạy ngoại ngữ. Vấn đề giảng dạy, chương trình, hệ thống kiến thức là vấn đề quan trọng của khoa học giảng dạy ngoại ngữ. 3.2. Xuyên văn hoá với dạy và học ngoại ngữ. Hầu như mọi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá đều có một nhận xét chung là: nền văn hoá của một dân tộc là cái gì đó trừu tượng, vô hình nhưng lại rất cụ thể, nó trường tồn và gắn liền với con người của dân tộc đó, ngấm sâu và lắng đọng trong mỗi con người; văn hoá trừu tượng, vô hình nhưng lại được thể hiện một cách cụ thể, muôn hình vẻ, ở nhiều khía cạnh của con người: từ cách tư duy, cách nhìn nhận thế giới khách quan, đến lối sống, phong cách cư xử, giao tiếp, sự nhận diện bản thân, hành động cảm xúc... Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng. Có thể tìm thấy những sự tương đồng của nền văn hoá này với nền văn hoá khác nhưng hầu như khó tìm thấy hai nền văn hoá hoàn toàn như nhau. Với ý nghĩa như vậy, xuyên văn hoá, nhìn từ góc độ dạy—học ngoại ngữ là quá trình mâu thuẫn và xung đột giữa hai hệ thống tri thức, một bên là hệ thống tri thức dân tộc đã được định hình và được thể hiện ở việc nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ với một bên là hệ thống tri thức đang được hình thành qua khả năng nắm bắt ngôn ngữ thứ hai. Nói một cách trực diện hơn, cái gọi là ―xuyên văn hoá‖ thực chất là sự mâu thuẫn và xung đột giữa hai hệ thống tri thức đã có với hệ thống tri thức khác, đòi hỏi người học ngôn ngữ thứ hai đang phải lý giải để tiếp thu và nắm vững. Trong quá trình lý giải để tiếp thu ấy, người học ngôn ngữ thứ hai luôn gặp phải hàng loạt các trường hợp mà họ phải nhanh chóng thích ứng hoặc phải kiên trì để thích ứng, nếu không, sẽ bị coi là ―phạm lỗi‖, ―gây lỗi‖, hiện tượng này còn được gọi là ―sốc văn hoá‖. Dưới đây xin nêu ra một vài biểu hiện cụ thể: Thứ nhất: Người sử dụng ngoại ngữ trình bày một vấn đề rất đúng theo cấu trúc của ngôn ngữ thứ hai như cấu trúc câu, cách dùng từ, ngữ âm v.v... nhưng nội dung lại ―trái với cách nghĩ của dân tộc đó‖. Thí dụ, người phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam khi gặp một người phương Tây lần đầu tiên, nếu dùng tiếng Anh để hỏi họ đại loại những câu mang nội dung hỏi thăm về riêng tư, tuổi tác, gia đình riêng... thì người sử dụng ngoại ngữ như thế đã bị quy về mắc lỗi xuyên văn hoá. Lý do là vì, mới làm quen mà hỏi chuyện riêng tư là chuyện tối kị đối với người Phương Tây nhất là phụ nữ, còn đối với người phương Đông, đây lại là điều hết sức cần thiết, vì đó là sự quan tâm chân tình với khách. Một số tác giả đã coi đây là ― sự xê dịch vị trí ngữ nghĩa‖ trong giao tiếp xuyên văn hoá (bởi ngôn ngữ bao gồm cả nghĩa của bản thân ngôn ngữ và nghĩa văn hoá của ngôn ngữ). Vì thế, những câu cùng nội dung nhưng ở nền văn hoá này là thể hiện sự quan tâm, tự nguyện hay làm quen v.v... còn ở nền văn hoá kia lại được hiểu là sự thóc mách, bất đắc dĩ hoặc có ý dò xét, rình mò v.v... Như vậy, rõ ràng ở đây sử dụng ngôn ngữ tuy ―đúng‖ về ngữ pháp (hay đúng về cấu trúc) nhưng lại ―sai‖ về cách sử dụng ngôn ngữ. Nói một cách khác, lỗi ở đây là lỗi về văn hoá do đó chúng ta thấy đối với người học ngoại ngữ là sự đồng thời tiếp nhận ngôn ngữ và văn hoá của ngôn ngữ, chúng tôi gọi loại lỗi này là ―lỗi xuyên văn hoá‖. Thứ hai: Người sử dụng ngoại ngữ đã dùng sai ngôn ngữ thứ hai ở bình diện cấu trúc có nguyên nhân từ sự ảnh hưởng của cấu trúc của ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngôn ngữ học cấu trúc gọi những lỗi này là lỗi giao thoa hoặc do giao thoa, còn từ cách nhìn xuyên văn hoá, người ta cũng gán vào lỗi xuyên văn hoá và được giải thích như sau: việc học ngôn ngữ thứ hai là hoạt động trong bộ não của người học ngoại ngữ ở mặt tri nhận. Trong quá trình học tập, người học không chỉ lý giải các yếu tố của ngôn ngữ đang học mà còn vận dụng chúng vào trong hoạt động giao tiếp, một mặt phải vận dụng hệ tri thức vốn có của bản thân, mặt khác đòi hỏi phải tiếp thu các tri thức mới để xây dựng hệ tri thức mới. Sự khiếm khuyết tri thức mới hoặc chưa có khả năng vận dụng tri thức mới vào giao tiếp bằng ngoại ngữ, mà thay vào đó bằng tri thức vốn có là nguyên nhân gây ra lỗi xuyên văn hoá. Tất nhiên, khiếm khuyết này gắn liền với sự không thích ứng về tâm lý văn hoá của người sử dụng ngoại ngữ - một cơ chế tâm lý của người sử dụng khi phán đoán giá trị ngôn ngữ hay lựa chọn ngôn ngữ dưới tác động của bối cảnh văn hoá nhất định. Có thể dẫn chứng cho sự lý giải này ở cả ba bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng – ngữ nghĩa. Chẳng hạn, ở bình diện ngữ âm, cùng với tính vật lý và sinh lý, ngữ âm có tính xã hội. Chính tính xã hội này đã tạo nên tính thống nhất tương hỗ giữa ngữ âm ( âm thanh có thể tạo thành từ ngữ) ngôn ngữ với văn hoá xã hội của dân tộc đó. Sự cố xuyên văn hoá ở bình diện này chính là ― sự không thích ứng‖ khi nghe, khi nói cũng như khả năng cảm thụ âm thanh trong một số trường hợp. Điều này có thể giúp cho lý giải tại sao âm thanh của các từ láy như khấp khểnh, gập ghềnh... hay của các tổ hợp vàng khè, vàng choé, vàng xoẹ ... trong tiếng Việt chẳng giúp ích gì cho người nước ngoài, dù có giỏi tiếng Việt đến đâu chăng nữa, hiểu được nghĩa của chúng; ở bình diện ngữ pháp như cấu trúc câu chẳng hạn, sự khác nhau về hình thức cấu tạo câu giữa các ngôn ngữ cũng phản ánh sự khác nhau về hệ thống tri thức của mỗi dân tộc khi cấu trúc câu cho ngôn ngữ dân tộc mình. Sự khác nhau này không chỉ dừng lại ở tri thức ngữ pháp mà nó phản ánh sự khác nhau về phương thức, phương pháp hành vi trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan, tư duy, cách thức tổ chức nội dung tư tưởng để biểu đạt câu của mỗi dân tộc. Sự thiếu hụt tri thức đó sẽ dẫn đến cấu trúc câu không đúng về mặt ngữ pháp hoặc có thể không sai về hình thức câu nhưng người bản ngữ lại ― không nói như vậy‖, ở trường hợp này, những câu thành ngữ tiếng Việt như ―cao chạy xa bay‖, ―chó treo mèo đậy‖ thật là ―vô lý‖ về mặt ngữ pháp khiến cho người được học ngoại ngữ khó lòng mà chấp nhận ngay được; ở bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, có rất nhiều điều để nêu nhưng có lẽ nổi lên, hay được nhắc đến là sự khác nhau về đặc trưng văn hoá được phản ánh trong các nét nghĩa của những từ tương đương giữa các ngôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan