Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lỗi dùng giới từ tiếng anh của người việt...

Tài liệu Lỗi dùng giới từ tiếng anh của người việt

.PDF
105
1722
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------*****------------ TRỊNH CÔNG MINH LỖI SỬ DỤNG GIỚI TỪ TIẾNG ANH CỦA NGƢỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Hà nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------*****------------ TRỊNH CÔNG MINH LỖI SỬ DỤNG GIỚI TỪ TIẾNG ANH CỦA NGƢỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 02 40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHÁNH HÀ Hà nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Công Minh LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Khánh Hà, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường. Do thời gian có hạn, Luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn. Qua đó, em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để thực hiện tốtt việc giảng dạy và những công trình nghiên cứu tiếp theo. Hà nội – 2014 Tác giả DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU trang Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát lỗi giới từ trong câu 35 Bảng 3.1 Vị trí của giới từ trong câu tiếng Anh 64 Hình 3.1 Tam giác phân biệt giới từ in, on, at 72 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu 5 3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 6. Ý nghĩa đề tài 8 7. Bố cục luận văn 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9 1.1. Giới từ 9 1.1.1. Định nghĩa về giới từ 9 1.1.2. Đặc điểm giới từ 15 1.1.3. Phân loại giới từ 17 1.2. Lỗi và một số vấn đề lý thuyết liên quan 23 1.2.1. Khái niệm về lỗi 23 1.2.2. Giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành phát triển lỗi 26 1.2.3. Nguyên nhân tạo lỗi và quá trình phân tích lỗi 27 1.3. Tiểu kết 31 CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG GIỚI TỪ TIẾNG 33 ANH CỦA NGƢỜI VIỆT 1 2.1. Đối tƣợng và phƣơng thức khảo sát 33 2.1.1. Đối tượng khảo sát 33 2.1.2. Phương thức khảo sát 33 2.2. Kết quả khảo sát 34 2.3. Phân tích kết quả khảo sát 36 2.3.1. Lỗi sử dụng sai giới từ. 36 2.3.2. Lỗi sử dụng thừa giới từ. 37 2.3.3. Lỗi do sử dụng nhầm giữa hai giới từ. 38 2.3.4. Lỗi dùng thiếu giới từ. 42 2.4. Lỗi về cấu trúc 44 2.4.1. Dùng thiếu hoặc thừa từ 44 2.4.2. Nhầm lẫn trong cách sử dụng giới từ 47 2.5. Lỗi về nghĩa 50 2.5.1. Chọn không đúng giới từ cần dùng 50 2.5.2. Dịch sai nghĩa của giới từ 57 2.6. Tiểu kết 60 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SỬ 62 DỤNG GIỚI TỪ TIẾNG ANH CỦA NGƢỜI VIỆT 3.1. Giải pháp khắc phục nguyên nhân gây lỗi xét từ góc độ 62 cấu trúc 3.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân gây lỗi xét từ góc độ 66 ngữ nghĩa 3.3. Giải pháp khắc phục nguyên nhân gây lỗi xét từ góc độ sƣ 72 phạm 3.3.1. Về phía giáo viên 72 2 3.3.2. Về phía học viên 78 3.4. Tiểu kết 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 1 92 PHỤ LỤC 2 95 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa, năng lực sử dụng ngoại ngữ thực sự cần thiết đối với mọi người. Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sự bùng nổ về tri thức, trong đó ngoại ngữ là nhân tố chính và là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau. Tiếng Anh không những là ngôn ngữ chính thức của khoảng 30 quốc gia trên thế giới mà còn là ngôn ngữ chung trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, và các phương tiện truyền thông. Nó cũng là ngôn ngữ của văn học, giáo dục, âm nhạc hiện đại và du lịch quốc tế. Việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam đã và đang trải qua những sự thay đổi lớn lao song song với công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển của đất nước. Nhìn chung lĩnh vực này đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong dạy và học ở các cấp, đặc biệt đối với những người học không học chuyên sâu ngoại ngữ. Những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp hiện đại vào dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên có thể nói các phương pháp này chưa đem lại kết quả như mong muốn, và số lượng người thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Người Việt học tiếng Anh gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt về cấu trúc ngữ âm, cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Những khác biệt này khiến người học rất dễ mắc lỗi trong quá trình tiếp thu kiến thức và luyện tập. Để việc dạy và học đạt kết quả cao, thì một trong những khâu quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây lỗi và sửa những lỗi đó. Trong các lỗi mà người học có thể gặp phải, lỗi giới từ được coi là một loại lỗi khá phổ biến đối với học viên người Việt. Bởi muốn sử dụng đúng giới 4 từ thì người học phải chú ý tới các nhân tố chi phối chúng như: cấu trúc, ngữ nghĩa, cách nhận thức thế giới của mỗi dân tộc,…song điều này không dễ dàng. Chính vì thế, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chọn các lỗi sử dụng giới từ trong tiếng Anh của người Việt làm đối tượng nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng, hạn chế tối đa lỗi sử dụng giới từ của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh. 2. Lịch sử nghiên cứu Những công trình nghiên cứu về lỗi của người học ngoại ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới bởi các nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà tâm lý học và các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tại Việt Nam đề tài này cũng được đề cập qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Tại Anh, Mỹ, việc nghiên cứu lỗi của người nước ngoài học tiếng Anh như một ngoại ngữ đã xuất hiện từ lâu, tiêu biểu là các công trình của Pit Corder như Error Analysis (1974), Common Error in Language Learning; Error Analysis, Interdisciplinary của H.V.George (1972); Principle of Language Learning and Teaching của H. Douglas (1994)… Nhìn chung, các công trình này ở những mức độ phân tích, tiếp cận khác nhau đã chỉ ra được các nguyên nhân mắc lỗi của người học tiếng, đồng thời qua việc thống kê, phân loại, dự báo lỗi, các tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục và đề xuất các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên là rất quan trọng và giúp ích cho những người nghiên cứu vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về lỗi cũng đã được nhiều tác giả quan tâm tới, trong đó không thể không kể đến các công trình nghiên cứu như: luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 2001 của Nguyễn Thiện Nam Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài; luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học năm 2003 của 5 Trần Thị Mai Đào Lỗi phát âm phụ âm Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam; luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học năm 2004 của Dương Thị Ngọc Thúy Lỗi phát âm trọng âm từ Tiếng Anh của học sinh Việt Nam; luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học năm 2008 của Đào Thị Thanh Huyền Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học Tiếng Việt và cách khắc phục,… Chúng ta không thể phủ nhận rằng những đóng góp của các công trình nghiên cứu kể trên rất quý báu và đáng được trân trọng. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó giúp cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh nói riêng của các giáo viên đạt được hiệu quả cao, đồng thời cũng giúp cho người học nhận ra được lỗi và đạt được tiến bộ trong việc học ngoại ngữ. Tóm lại, vấn đề nhận biết lỗi và chữa lỗi trong học ngoại ngữ, cụ thể là trong việc sử dụng giới từ tiếng Anh của người Việt thực sự cần thiết cho những người học ngoại ngữ, nhất là ở trình độ cơ sở. Nghiên cứu vấn đề này là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của dạy và học ngoại ngữ. 3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các lỗi sử dụng giới từ tiếng Anh của người Việt, cụ thể là sinh viên năm thứ nhất không chuyên ngoại ngữ của Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Xác định, thống kê, mô tả các dạng lỗi mà sinh viên thường mắc phải trên cơ sở khảo sát các bài tập về giới từ tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 6 2. Lý giải các nguyên nhân gây lỗi thông qua việc tìm hiểu những đặc điểm của hệ thống giới từ tiếng Anh và tiếng Việt, nhìn nhận chúng trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 3. Qua việc khảo sát lỗi giới từ của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh, chúng tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục lỗi sử dụng giới từ. Các giải pháp này có tính đến những đặc điểm việc dạy và học ngoại ngữ, cụ thể trong việc dạy và học giới từ. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát các lỗi sử dụng giới từ của người Việt khi học tiếng Anh thông qua việc khảo sát 300 sinh viên của Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê giúp cho chúng tôi xác định được tỷ lệ mắc lỗi trong việc sử dụng giới từ tiếng Anh của sinh viên. 5.2. Phương pháp miêu tả Trên cơ sở dữ liệu thống kê tỷ lệ mắc lỗi, chúng tôi đi sâu phân tích một cách chi tiết các lỗi mà sinh viên thường gặp, để từ đó giúp cho người dạy lẫn người học có những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng trong việc sử dụng ngôn ngữ Anh. 5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Ngoài hai phương pháp trên, chúng tôi còn tiến hành đối chiếu cách sử dụng giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ khác loại hình. 7 Đồng thời để tìm hiểu và phát hiện các đặc trưng ngữ nghĩa, chức năng của giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi sẽ áp dụng các thủ pháp phân tích khác khi cần thiết. 6. Ý nghĩa đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu đề tài này giúp hiểu rõ nguồn gốc, quá trình hình thành lỗi, đồng thời cũng vạch ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh- Việt để từ đó có thể tham gia vào định hướng phương pháp luận cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu việc sử dụng giới từ, luận văn hướng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nhằm hoàn thiện phương pháp dạy tiếng Anh trong nhà trường. Bên cạnh đó, luận văn cũng có những tác dụng thực tế đối với việc dạy và học tiếng Anh cho học viên người Việt, giúp các học viên rút ngắn thời gian học tập và có thể đi sâu vào nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, phần chính của luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Khảo sát lỗi sử dụng giới từ tiếng Anh của người Việt Chương 3: Một số giải pháp khắc phục lỗi sử dụng giới từ tiếng Anh của người Việt 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Giới từ 1.1.1. Định nghĩa về giới từ 1.1.1.1. Giới từ tiếng Anh Trong ngôn ngữ học đại cương, vấn đề phân định từ loại đã được đề cập từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhưng phải đến thế kỉ thứ IV trước công nguyên thì từ loại giới từ mới được chú ý đến, mà người đầu tiên là Aristote (384 – 322 tr.CN). Trong số các từ loại mà ông phân định, giới từ cùng với liên từ được gộp vào một loại là từ nối. Một trường phái khác của triết học Hy Lạp, tiêu biểu là Stoic cũng phân biệt bốn thành phần của lời nói: danh từ, động từ, liên từ và mạo từ. Dựa trên các công trình của trường phái Stoic, các học giả thuộc trường phái Alexandria đã phân chia thành tám từ loại khác nhau, trong đó có giới từ. Theo đó, từ loại này được định nghĩa như sau: "Giới từ là những từ phụ đứng trước các từ khác". [ Đinh Văn Đức 1986: 10]. Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống, giới từ chỉ được xem như một thành phần phụ của danh từ hay đại từ. Vì thế, trong tiếng Anh, giới từ cũng chỉ được coi là tên gọi của một từ loại đối lập với các từ loại khác như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, v.v. Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều nhà ngôn ngữ học như: Ronald Langacker với ngữ pháp tri nhận (Cognitive Grammar), Joan Bresnan với ngữ pháp từ chức năng (Functional Lexical Grammar), Hudson với ngữ pháp từ (Word Grammar),… đã mở rộng danh sách giới từ theo hai hướng: (1) Giới từ không bắt buộc phải có bổ ngữ theo sau, và (2) Bổ ngữ của giới từ không nhất thiết phải là danh từ. Chính vì sự mở rộng này mà nhiều từ được xếp vào các từ loại khác nhau như “giới từ”, “trạng từ”, “liên từ phụ thuộc” hay “tiểu từ”. Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học chức năng như: Talmy Givón, 9 Sylvia Chalker, Angela Downing, Philip Locke,… các tác giả này cũng vẫn chỉ coi giới từ là một lớp từ nhỏ. Chalker định nghĩa giới từ như sau “Giới từ là một tiểu loại từ. Chúng được dùng để kết nối các loại từ với các thành phần khác trong câu. Một số giới từ còn lệ thuộc vào các loại từ khác. Nhưng giới từ là loại từ khép kín về nghĩa và chúng ta không thể tạo mới ra những giới từ đơn nữa” [Chalker, S 1992:102]. Các nhà ngữ pháp học hiện đại, khi nghiên cứu về giới từ tiếng Anh, cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung đều khá thống nhất về những đặc điểm cơ bản của giới từ. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số định nghĩa về giới từ tiếng Anh. Trong cuốn Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current Engllish, các tác giả A.S. Hornby, E.V. Gatenby và H. Wakefield (Oxford University Press, 1970) định nghĩa: “Giới từ là một từ hay nhiều từ được dùng với một danh từ hay đại từ để chỉ mối quan hệ của nó với những từ khác” [A.S. Hornby, E.V. Gatenby và H. Wakefield 1970: 763]. Theo H. A. Gleason,“Giới từ là những từ chức năng mà ngữ nghĩa của nó bị ý nghĩa ngữ pháp làm lu mờ” [H. A. Gleason 1968: 215]. J. B. Heaton, trong cuốn Prepositions and adverbial particles (Giới từ và tiểu trạng từ) cho rằng “Giới từ là một từ loại chỉ mối quan hệ giữa danh từ hay đại từ với những từ khác trong câu. Giới từ thường đứng trước danh từ hay đại từ mà nó chi phối” [J. B. Heaton 1965: 1]. W. S. Allen, trong cuốn Living English Structure (Cấu trúc tiếng Anh hiện hành) cho rằng: “Giới từ luôn được đặt trước từ mà nó chi phối, chỉ ra mối quan hệ giữa các từ hay cụm từ, mà thông thường là các mối quan hệ về thời gian, vị trí và phương hướng, các quan niệm về tinh thần hay xúc cảm. Giới từ cũng 10 đứng sau các từ mà nó chi phối, đặc biệt là trong câu hỏi và các mệnh đề quan hệ hoặc nghi vấn” [W. S. Allen 1958: 292]. Penelope Choy và James R.Mc Cormick, trong công trình Basic Grammar and Usage (Ngữ pháp cơ bản và cách dùng) quan niệm: “Giới từ là những từ ngắn trong ngôn ngữ của chúng ta được dùng để chỉ vị trí và mối quan hệ của một tân ngữ nào đó với tân ngữ kia” [Penelope Choy and James R.Mc Cormick 1998: 25]. Các tác giả R. Quirk, S. Greenbaum, G. Leech và J. Svartvik, trong công trình A comprehensive grammar of the English language (Ngữ pháp tiếng Anh tường giải) cho rằng: “Theo cách nói khái quát nhất, giới từ biểu thị mối quan hệ giữa hai tổng thể, trong đó một được diễn tả bằng bổ ngữ giới từ” [R. Quirk, S. Greenbaum, G. Leech and J. Svartvik 1985: 657]. Sylvia Chalker, một nhà ngôn ngữ học chức năng lại định nghĩa: “Giới từ là một loại tiểu từ. Chúng được dùng để nối các từ loại (thường là danh từ) với các thành phần khác trong câu. Một số giới từ còn lệ thuộc vào các từ loại khác (VD: trạng từ, liên từ, tính từ). Nhưng giới từ là từ loại khép kín về nghĩa và chúng ta không thể tạo mới ra những giới từ đơn nữa”. [Downing A. and Locke P.A 1995: 580]. M.A.K. Halliday trong công trình An Introduction to Functional Grammar (Nhập môn Ngữ pháp chức năng) của mình, cho rằng: “Giới từ không phải là lớp nhỏ của phó từ, giới từ có quan hệ với động từ và làm chức năng là từ nối” [M.A.K. Halliday 1985: 212]. Qua những quan niệm về giới từ nói trên, có thể thấy rằng mỗi tác giả thường lấy một vài đặc điểm được coi là đặc trưng của giới từ để đưa ra định nghĩa của riêng mình về từ loại này. Nếu như H. A. Gleason và W. S. Allen quan tâm tới mặt ngữ nghĩa (sự lu mờ của nghĩa từ vựng so với nghĩa ngữ pháp hay 11 các kiểu nghĩa tồn tại trong giới từ) thì A.S. Hornby, E.V. Gatenby và H. Wakefield, J. H. Heaton, Penelope Choy và James Mc Cormick, R. Quirk, S. Greenbaum, G. Leech và J. Svartvik, M.A.K. Halliday,… lại quan tâm tới mối quan hệ của giới từ với những từ khác trong câu. Còn nhà ngôn ngữ học chức năng Sylvia Chalker thì quan tâm tới cả chức năng, ngữ nghĩa của giới từ lẫn mối quan hệ của nó với các từ loại khác, cho rằng giới từ không thể đứng một mình mà tồn tại trong giới ngữ. Từ sự thống nhất tương đối trong cách định nghĩa của các tác giả nói trên, chúng tôi rút ra một số điểm đặc trưng của giới từ tiếng Anh như sau: (1) Về hình thức, giới từ có thể là từ đơn hay từ ghép; không thể độc lập làm thành phần của cụm từ và câu. (2) Về ngữ nghĩa, giới từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chủ yếu mang ý nghĩa ngữ pháp. Các kiểu nghĩa tồn tại trong giới từ có thể là thời gian, vị trí, phương hướng, xúc cảm,… (3) Về vị trí, giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ mà nó chi phối. (4) Về chức năng, giới từ làm thành tố phụ để kết nối các thành phần trong câu, xác định mối quan hệ giữa các từ mà chúng liên kết. 1.1.1.2. Giới từ tiếng Việt Trong giới Việt ngữ học, một số tác giả không thừa nhận việc phân định từ loại trong tiếng Việt. Theo đó, các tác giả này cũng phủ nhận sự tồn tại của giới từ. Phần lớn các nhà nghiên cứu khác đều thừa nhận sự tồn tại của giới từ trong tiếng Việt, mặc dù cho đến nay nó vẫn không được coi là từ loại quan trọng. Hơn nữa, các quan niệm xung quanh từ loại này cũng có những điểm khác biệt nhất định giữa các nhà Việt ngữ học nên việc đưa ra bộ tiêu chí để xác định giới từ cũng chưa có sự thống nhất cao. 12 Với công trình Văn phạm Việt Nam (1956), Bùi Đức Tịnh coi giới từ cũng là một loại từ loại trong chín loại từ loại khác: “Giới từ và giới ngữ là những từ dùng để chỉ sự tương quan giữa ý nghĩa của hai từ và hai mệnh đề. Giữa hai từ ta còn dùng một giới từ. Giữa hai mệnh đề, ta dùng một giới từ”. [Bùi Đức Tịnh 1956: 319]. Trong cuốn Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim cho rằng “Giới từ là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó” [Trần Trọng Kim 1960: 31] Khác với những tác giả trên, không chỉ tập trung vào việc chỉ ra chức năng của giới từ, tác giả Nguyễn Kim Thản (1984) làm rõ vị trí của giới từ trong hệ thống, cụ thể là giới từ là một loại hư từ thuộc nhóm quan hệ từ. Ông cho rằng: “Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó”. [Nguyễn Kim Thản 1984: 330] Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Đinh Văn Đức coi giới từ cùng với liên từ thuộc hư từ cú pháp. “Hư từ cú pháp, theo đó cũng là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ. Các hư từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ, chúng là một thứ phương tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn” [Đinh Văn Đức 1986: 179]. Nguyễn Minh Thuyết trong bài Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt cho giới từ là một từ loại năm trong hư từ chân chính, nó “(1) Không có ý nghĩa chân thực; (2) Không có khả năng làm thành phần câu và khả năng một mình làm nên một câu độc lập” [Nguyễn Minh Thuyết 1986: 39]. 13 Tác giả Vũ Văn Thi cũng cho rằng: “Giới từ là một loại hư từ thuộc nhóm quan hệ từ, có chức năng thể hiện mối quan hệ cú pháp giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu” [Vũ Văn Thi 1995: 25] Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý đưa ra định nghĩa về giới từ: “Giới từ - từ loại có ý nghĩa phạm trù đặc trưng là biểu thị quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng, cảnh huống. Ý nghĩa này được biểu hiện không phải bằng ý nghĩa từ vựng chân thực mà bằng đặc điểm hoạt động của chúng với tư cách là các từ hư chỉ quan hệ” [Nguyễn Như Ý 1996: 104]. Cũng nhấn mạnh vào chức năng của giới từ, Phan Khôi quan niệm: “Giới từ dùng để giới thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ hoặc đại danh từ khác để tỏ ra sự quan hệ giữa chúng nó với nhau” [Phan Khôi 1997: 195]. Đề cập đến giới từ, Diệp Quang Ban không gọi là “quan hệ từ” mà gọi từ loại này là “kết từ”. Ông cũng phân chia kết từ thành hai lớp: lớp kết từ chính phụ (giới từ) và lớp từ đẳng lập (liên từ). Tác giả này quan niệm: “Kết từ chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính (nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu” [Diệp Quang Ban 1998: 137]. Cũng giống như Nguyễn Kim Thản xếp giới từ vào nhóm quan hệ từ, trong Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng “quan hệ từ là những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố trong cụm từ. Quan hệ từ cũng như phó từ không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực, mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp và không bao giờ đứng làm chức năng chủ ngữ, vị ngữ trong câu” [Nguyễn Hữu Quỳnh 2001: 161]. Ông chia quan hệ thành hai tiểu loại: quan hệ từ chính phụ (giới từ) và quan hệ từ liên hợp (liên từ). 14 Từ những quan điểm trên của các nhà Việt ngữ học, có thể thấy rằng giới từ tiếng Việt, được hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của nó. Giới từ tiếng Việt từng được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, chẳng hạn “hư từ” hay “hư từ chân chính” như Nguyễn Anh Quế (trong Hư từ trong tiếng Việt hiện đại), Nguyễn Minh Thuyết (trong Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt), “hư từ cú pháp” như Đinh Văn Đức (trong Ngữ pháp tiếng Việt), Lê Biên (trong Từ loại tiếng Việt hiện đại), hay “quan hệ từ” như Nguyễn Kim Thản (trong Lược sử ngôn ngữ học), Nguyễn Hữu Quỳnh (trong Tiếng Việt hiện đại), “kết từ” như Diệp Quang Ban (trong Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt). Nhìn chung, giới từ tiếng Việt được các nhà Việt ngữ học định nghĩa dựa trên các khía cạnh ngữ nghĩa và chức năng. Về ngữ nghĩa, giới từ không có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa chân thực, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Về chức năng, giới từ biểu thị mối liên hệ/ nối kết/ liên kết giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu (hay giữa đối tượng này với đối tượng khác). 1.1.2. Đặc điểm giới từ Do đặc trưng loại hình nên giới từ tiếng Việt và tiếng Anh có những đặc điểm riêng biệt. Các đặc điểm này cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, có thể thêm hay bớt một số nội dung nào đó. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra cách quan niệm mà theo chúng tôi là khá toàn diện và có thể nêu bật được những đặc trưng cơ bản nhất của giới từ. 1.1.2.1. Giới từ tiếng Anh Trong tiếng Anh, giới từ là tên gọi của một loại từ đối lập với các loại từ khác như danh từ, tính từ, trạng từ, v.v…., những từ như of, in, on, at, by,… 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan