Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình - nghiên cứu trường hợp phường tứ liên ...

Tài liệu Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình - nghiên cứu trường hợp phường tứ liên quận tây hồ và xã thượng cát huyện từ liêm

.PDF
93
942
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI & NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN KIM ANH MÂU THUẪN GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG TỨ LIÊN QUẬN TÂY HỒ VÀ Xà THƯỢNG CÁT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: Xà HỘI HỌC Mà SỐ: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ Xà HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Đặng Cảnh Khanh HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ............................................................................................................... ..1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu ............................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5 5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 6 6. Khung lý thuyết .................................................................................................. 7 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 8 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 8 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về gia đình ........................................... 10 1.3. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ..................................................... 11 1.4. Một số khái niệm công cụ .............................................................................. 14 Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 18 2.1. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu .......... 18 2.1.1. Huyện Từ Liêm ........................................................................................... 18 2.1.2. Quận Tây Hồ ............................................................................................... 19 2.2. Một số lý luận về những nhân tố tác động đến mâu thuẫn giữa các thế hệ gia đình hiện nay .................................................................................................................. 21 2.2.1. Nhân tố kinh tế ............................................................................................ 22 2.2.2. Nhân tố văn hoá xã hội ............................................................................... 23 2.2.3. Nhân tố định hướng giá trị gia đình .......................................................... 24 2.3. Thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình .............................. 25 2.3.1. Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong lĩnh vực kinh tế .................................... 26 2.3.1.1. Giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành ............................................. 26 2.3.1.2. Giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành ................................................. 28 2.3.1.3. Mâu thuẫn giữa người cao tuổi và cháu ................................................... 30 2.3.2. Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong lĩnh vực giáo dục ................................. 32 2.3.2.1. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành ............................ 32 2.3.2.2. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành ................................ 38 2.3.2.3. Mâu thuẫn giữa người cao tuổi và cháu ................................................... 40 2.3.3. Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ................ 41 2.3.3.1. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành ............................ 41 2.3.3.2. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành ................................ 42 2.3.3.3. Mâu thuẫn giữa ông bà và các cháu ......................................................... 47 2.3.4. Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong lĩnh vực vui chơi, giải trí ..................... 50 2.3.4.1. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành ............................ 50 2.3.4.2. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành ................................ 54 2.3.4.3. Mâu thuẫn giữa ông bà và các cháu ......................................................... 55 2.4. Hệ quả của những mâu thuẫn trong gia đình đến sự vận động, biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay .......................................................................... 59 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 68 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 73 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các hình thức mâu thuẫn trong gia đình. Biểu đồ 2.2: Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành. Biểu đồ 2.3: Sự hỗ trợ giữa ông bà và cháu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành trong lĩnh vực giáo dục. Bảng 2.2: Mâu thuẫn giữa người cao tuổi và cha mẹ trong lĩnh vực giáo dục. Bảng 2.3: Sự hỗ trợ của người cao tuổi đối với cháu trong lĩnh vực giáo dục. Bảng 2.4: Sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành trong chăm sóc sức khoẻ. Bảng 2.5: Sự mâu thuẫn giưa cha mẹ và con cái trưởng thành trong chăm sóc sức khoẻ. Bảng 2.6: Sự mâu thuẫn giữa ông bà và cháu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Bảng 2.7: Những khó khăn khi sống cùng con cháu của người cao tuổi. Bảng 2.8: Người quyết định trong gia đình về vui chơi, giải trí. Bảng 2.9: Mức độ nhất trí giữa các thế hệ trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Bảng 2.10: Những biểu hiện của các thế hệ khi gia đình nảy sinh bất đồng. Bảng 2.11: Cách giải quyết khi gia đình có mâu thuẫn. Bảng 2.12: Quan niệm về cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thế hệ gia đình. Bảng 2.13: Các giải pháp tăng cường sự đồng thuận giữa các thế hệ trong gia đình. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với những giá trị chuẩn mực tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình. Nạn bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển… 1 Khi đề cập đến gia đình, người ta không chỉ nói đến các chức năng của gia đình như chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội hoá cá thể và một số chức năng khác mà còn đề cập đến những vấn đề xã hội của gia đình như hôn nhân, ly hôn, bạo lực, giá trị chuẩn mực, di cư... Tất cả những vấn đề đó ít nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình mà một trong những yếu tố là mâu thuẫn. Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có các mối quan hệ gia đình. Bên cạnh những việc tiếp nhận những tác động tích cực về kinh tế xã hội do quá trình đổi mới đem lại, gia đình Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn như: vấn đề thiếu việc làm, thu nhập chưa ổn định và những rủi ro từ nền kinh tế thị trường, bạo lực gia đình, thiết chế gia đình lỏng lẻo… đặc biệt là mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình. Vấn đề thế hệ và mâu thuẫn của nó trong gia đình phản ánh sự biến đổi trong kết cấu nội tại của hệ thống gia đình. Bản chất của gia đình được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các thế hệ và hoạt động của các thành viên gia đình khi thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Hình thức, nội dung và cách thức quan hệ gia đình phụ thuộc vào các loại hình gia đình như truyền thống hay hiện đại, hạt nhân hay mở rộng... Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào cơ cấu gia đình và khung cảnh văn hoá xã hội. Vì vậy, việc phân tích quan hệ các thế hệ trong gia đình nói chung và mâu thuẫn của các thế hệ nói riêng đang là một vấn đề bức thiết hiện nay. Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy, hiện nay loại gia đình hai thế hệ là khá phổ biến, chiếm 63,4%. Loại hộ gia đình này có xu hướng phổ biến hơn ở các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ chỉ có một thế hệ không nhiều (9,9%), tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Hộ gia đình ba thế hệ ở nông thôn cao hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành bốn thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên nhân là do điều kiện đất đai và nhà ở tại các khu vực thành thị bị hạn chế, vì vậy, số lượng các thế hệ cùng cư trú trong một hộ tăng lên. Ngoài ra, nhiều gia đình ở nông thôn đã tách hộ để được chia ruộng đất. 2 Vấn đề đặt ra là: dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì quan hệ giữa các thế hệ gia đình đã và đang diễn ra như thế nào? Mối quan hệ này ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và tác động như thế nào đến sự biến đổi văn hoá xã hội? Những vấn đề trở thành tiêu điểm của xã hội hay những vấn đề tiêu cực xã hội liệu có phải được nảy sinh từ những mối quan hệ này? Có thể nói, mối quan hệ giữa các thế hệ gia đình phản ánh bản chất của hệ thống gia đình, là vấn đề cốt lõi của thiết chế gia đình. Nó chính là quan hệ xã hội của xã hội được thu nhỏ trong khuôn khổ gia đình. Nhận thức được điều này, tác giả đã chọn vấn đề “Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là chỉ ra được những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến những mâu thuẫn giữa các thế hệ và làm rõ thực trạng của những mâu thuẫn hiện nay trong gia đình thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ cụ thể: - Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp luận nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Hà Nội. - Phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phó Hà Nội. - Phân tích và làm rõ các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội có tác động đến các mối quan hệ nói chung và những mâu thuẫn nói riêng giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, phương hướng phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu : 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Hà Nội. 3 3.2.Khách thể nghiên cứu: + Đại diện hộ gia đình (thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu) + Đại diện các ban ngành của phường, xã (Phó Chủ tịch UBND xã/ phường, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Do tính phức tạp và rộng lớn của vấn đề nghiên cứu cùng những giới hạn của một bản luận văn cao học nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình tại một phường và một xã ở Thành phố Hà Nội biểu hiện qua 4 lĩnh vực bao gồm : kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá. - Phạm vi về không gian: Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ; Xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2009 - 6/2010. 3.4. Mẫu nghiên cứu : Đề tài tiến hành khảo sát mẫu ngẫu nhiên đối với 200 đại diện hộ gia đình tại Phượng Tứ Liên, Quận Tây Hồ và xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Tổng số mẫu là 200 người, trong đó:  Giới tính : - Nam : 85 người, chiếm 42,5% - Nữ : 115 người, chiếm 57,5%  Độ tuổi : - Từ 20-30 tuổi : 12 người, chiếm 6,0% - Từ 31-40 tuổi : 78 người, chiếm 39% - Từ 41 – 50 tuổi: 63 người, chiếm 31,5% - Từ 50 tuổi trở lên: 47 người, chiếm 23,5%  Trình độ học vấn : - THPT : 121 người, chiếm 60,5% - Trung cấp : 19 người, chiếm 9,5% - Cao đẳng- Đại học : 45 người, chiếm 22,5% - Trên Đại học: 15 người, chiếm 7,5% 4  Thu nhập bình quân/tháng : - 1 triệu – dưới 1,5 triệu: 35 người, chiếm 17,5% - 1,5- 2 triệu: 86 người, chiếm 43,0% - Trên 2 triệu: 79 người, chiếm 39,5%  Nghề nghiệp: - Cán bộ, CNVC: 56 người, chiếm 28% - Nông nghiệp: 42 người, chiếm 21% - Người nội trợ hoặc đã về hưu: 13 người, chiếm 6,5% - Buôn bán dịch vụ: 79 người, chiếm 39,5% - Làm những nghề khác: 10 người, chiếm 5% 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích một số tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, bổ sung thêm cho những thiếu hụt trong việc phân tích các số liệu định lượng thu được từ điều tra bảng hỏi. 4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp định lượng được tiến hành thông qua các phiếu hỏi cá nhân dành cho chủ hộ gia đình. Việc thực hiện phỏng vấn người dân bằng bảng hỏi nhằm đo lường thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình.Về mẫu nghiên cứu: Mỗi xã/phường chọn đại diện 100 hộ gia đình tham gia trả lời phiếu hỏi x 2 xã/phường = 200 phiếu hỏi. 4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Các phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu sâu thực trạng những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến những mâu thuẫn này. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp nhóm nghiên cứu có cái nhìn rõ hơn về vấn đề mà trong những câu hỏi định lượng không thể trả lời được. Đối tượng được phỏng vấn là các thành viên của các hộ gia đình từ hai thế hệ trở lên, đại diện cho các thế hệ người cao tuổi, cha mẹ và con cái; cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp, các đoàn thể (Đảng uỷ, UBND, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ Quốc, Y tế, giáo dục, tổ dân phố...). 5 5. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu, truyền thống chung sống giữa cha mẹ và con cái trưởng thành vẫn tiếp tục được duy trì. Người cao tuổi vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ phía con cháu, bất kể họ sống cùng con cháu hay sống riêng. - Giả thuyết 2: Quá trình hạt nhân hoá gia đình, thay đổi mô hình chung sống giữa các thế hệ, sự tách biệt nơi cư trú của con cái sau khi kết hôn, sự độc lập kinh tế, thu nhập của người vợ đối với người chồng, sự thay đổi trong phân công lao động gia đình,... là những nhân tố tác động đến mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình. - Giả thuyết 3: Xung đột giữa người cao tuổi và con cháu, giữa bố mẹ với con cái có xu hướng tăng lên do sự biến đổi nhanh chóng của xã hội làm cho những khác biệt về kinh nghiệm, nhu cầu và sở thích trong cuộc sống giữa các thế hệ cũng tăng lên. 6 6. Khung lý thuyết C¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ - x· héi C¸c yÕu tè kinh tÕ, v¨n hãa, x· héi Thu nhËp, lao ®éng, giao th«ng, søc khoÎ, gi¸o dôc, nhµ ë, m«i tr-êng, cuéc sèng gia ®×nh, ho¹t ®éng x· héi cña phô n÷, an ninh x· héi, vui ch¬i, gi¶i trÝ M©u thuÉn gi÷a c¸c thÕ hÖ trong gia ®×nh Cha mÑ vµ con c¸i ®· tr-ëng thµnh Cha mÑ vµ con c¸i ch-a tr-ëng thµnh 7 ¤ng bµ vµ ch¸u ch¾t NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong thời gian qua, gia đình nổi lên là một vấn đề quan trọng và cấp thiết ở Việt Nam, trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều giới. Những vấn đề liên quan đến gia đình ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành và các tổ chức và được tìm hiểu, phân tích dưới nhiều chiều cạnh. Nguồn tài liệu về gia đình của nước ta không chỉ nhiều về số lượng mà còn khá đa dạng về các góc độ tiếp cận khác nhau. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam trên cơ sở phân tích tài liệu và tập hợp những nghiên cứu sẵn có về gia đình cũng đưa ra cuốn sách: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay. Phân tích các tài liệu nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 10 năm gần đây (1993-2003)”. Trong cuốn sách này, một bức tranh toàn cảnh về gia đình Việt Nam đã được thể hiện thông qua việc mô tả và phân tích thực trạng cấu trúc và thực trạng chức năng của gia đình. Thực trạng cấu trúc gia đình: Quy mô gia đình, Quan hệ hôn nhân, Quan hệ vợ chồng, Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, Mối quan hệ họ hàng thân tộc, Mối quan hệ giữa các gia đình với các thiết chế khác. Thực trạng chức năng gia đình: Chức năng sinh đẻ, Chức năng chăm sóc-xã hội hoá trẻ em của gia đình, Chức năng kinh tế của gia đình, chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý tình cảm của gia đình. Ngoài ra tài liệu trên còn dự báo xu hướng biển đổi gia đình và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựa trên tài liệu và những nghiên cứu về gia đình trong vòng 10 năm qua nên tính đại diện, tính xác thực cũng chưa thực sự cao. Ngoài nghiên cứu nêu trên, năm 2006-2007 Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tiến hành một dự án điều tra cơ bản về Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay do PGs.TS.Trần Văn Chiến chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu cả chiều cạnh đồng thuận và mâu thuẫn của các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay. 8 Thực tế cho thấy, những công trình nghiên cứu trên tuy phong phú, đa diện nhưng còn tản mạn, thiếu tính hệ thống và chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng lớn của tư duy khoa học và những hoạt động thực tiễn về gia đình. Nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu về gia đình, GS.TS. Đặng Cảnh Khanh và PGS.TS.Lê Thị Quý đã biên soạn cuốn sách “Gia đình học”. Thông qua những hướng tiếp cận khác nhau, các tác giả đã giúp cho người đọc nhận thức được những vấn đề cơ bản nhất trong nghiên cứu và học tập về gia đình, lý giải một cách đúng đắn lý luận và thực tiễn về gia đình, những định hướng cơ bản cho việc xây dựng một mô hình gia đình mới. Qua đó, các tác giả cũng muốn nêu lên một vài kiến nghị với Đảng, Nhà nước hướng tới việc hoạch định các chính sách và giải pháp đúng đắn cho vấn đề gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với sự trợ giúp của UNFPA/SDC, tác giả Vũ Mạnh Lợi cũng tiến hành một nghiên cứu về bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình - sự thay đổi ở Việt nam - Kết quả và khuyến nghị”. Nghiên cứu đã đưa ra thực trạng về bạo lực gia đình, từ đó đưa ra những kết quả và khuyến nghị giúp phòng chống tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam. Gần đây, một cuộc điều tra toàn diện Gia đình Việt Nam đã được tiến hành trên quy mô toàn quốc trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc gia giữa chính phủ Việt Nam và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Ủy ban Dân sô, Gia đình và Trẻ em đã phối hợp cùng Tổng cục Thống kê và Viện Gia đình và Giới thuộc Viện khoa học Xã hội Việt Nam. Nội dung của cuộc điều tra này tập trung vào bốn lĩnh vực của gia đình là quan hệ gia đình, các giá trị và chuẩn mực của gia đình, kinh tế gia đình và phúc lợi gia đình. Các số liệu về thế hệ gia đình đã được đưa ra trong cuộc điều tra này, tuy nhiên đây chỉ là số liệu ban đầu về số thế hệ trong các gia đình Việt Nam, chưa khai thác sâu mâu thuẫn giữa các thế hệ gia đình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình. Điều đó cho thấy, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu hiện có về gia đình. Vì vậy, đề tài “Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay” sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. 9 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về gia đình Gia đình là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm hiện nay. Ít nhất có hai lý do quan trọng lý giải về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề gia đình. Thứ nhất, người ta nhận thấy gia đình có vai trò trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng cá nhân con người cũng như đem lại sự ổn định và tạo ra nền tảng cho sự phát triển xã hội. Thứ hai, sự lo âu của xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các phương diện đạo đức, tình cảm, tâm lý, lối sống, văn hoá trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường. Ở Việt Nam cho đến nay, hình thức sinh sống chủ yếu của con người vẫn là gia đình. Hôn nhân được coi trọng như là một trong những sự kiện lớn trong đời sống cá nhân với sự phê chuẩn về mặt pháp lý của Nhà nước, có sự công nhận của bố mẹ, họ hàng, cộng đồng theo các nghi lễ truyền thống. Chúng ta chưa thấy những dấu hiệu xã hội rõ ràng nào chứng tỏ những người Việt Nam trưởng thành có chủ trương sống độc thân, từ chối gia đình như ở phương Tây. Trong quan niệm hiện tại ở Việt Nam sống độc thân vẫn được coi là không bình thường, thậm chí là rủi ro. Điều này gợi ý rằng gia đình vẫn giữ vai trò trung tâm trong đời sống xã hội. Trên thực tế, gần đây nhiều chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đều dựa vào gia đình và lấy gia đình làm đơn vị thực hiện, ví dụ như chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp, giao ruộng, giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất – kinh doanh. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 cũng như trong các văn kiện của Đảng về chính sách xã hội đã nhấn mạnh đến vai trò của gia đình như là tế bào của xã hội và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Nghị quyết các Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố quyết tâm của đất nước ta là tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giàu mạnh, văn minh. Nhưng 10 công nghiệp hoá hiện đại hoá không chỉ đơn giản là sự tăng trưởng của kinh tế và sự thay đổi của công nghệ mà nó còn là một thách thức về xã hội, văn hoá, đạo đức, lối sống, tình cảm, tâm lý... Nhiều quốc gia trong quá trình tiến lên hiện đại hoá đang phải trả giá cho sự đổ vỡ của mối quan hệ giữa con người và con người, sự gia tăng của tệ nạn xã hội do việc xem nhẹ vấn đề gia đình và chính sách xã hội đối với gia đình. Với ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của gia đình trong giai đoạn phát triển mới khi đất nước ta bước vào thế kỷ XXI thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam với những hành động vì gia đình và trẻ em. Mục đích của ngày gia đình Việt Nam là: “Đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.3. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu: 1.3.1. Lý thuyết Cơ cấu chức năng: Theo thuyết cơ cấu chức năng, xã hội được coi như một hệ thống hoàn chỉnh gồm có các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau. Mỗi bộ phận thực hiện một số chức năng đối với toàn bộ hệ thống. Đó là mối quan hệ giữa cơ cấu và chức năng. Các nhà nghiên cứu theo quan điểm truyền thống đã cố gắng tìm hiểu xem các cơ cấu khác nhau thì thực hiện những chức năng gì trong hệ thống rộng lớn mà chúng là bộ phận. Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu xem xét thiết chế gia đình ở phương diện cơ cấu và chức năng của nó. Thuyết cơ cấu chức năng hướng sự chú ý của chúng ta tới cách ứng xử của cá nhân được định hướng bởi cấu trúc mà nó tham dự. Mặc dù cá nhân luôn có sự tham gia lựa chọn cách ứng xử trong những tình huống cụ thể, song sự lựa chọn của họ có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào vị thế và vai trò của họ trong cơ cấu xã hội. Nếu người phụ nữ không đi làm thì có thể bị kém hạnh phúc hơn bởi vì họ bị 11 phụ thuộc về kinh tế vào người chồng của họ. Đối với những người này sự tự do trong ly hôn có nghĩa là chấm dứt khả năng được giúp đỡ duy nhất của họ. Trong thực tiễn, các gia đình có thể tồn tại trong nhiều cơ cấu khác nhau và quan hệ giữa các thành viên trong mỗi cơ cấu cũng khác nhau; gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình truyền thống, gia đình hiện đại, gia đình phương Đông, gia đình phương Tây, gia đình mẫu hệ, gia đình phụ hệ, gia đình song hệ... Lý thuyết chức năng có ảnh hưởng lớn tới các nghiên cứu xã hội đến tận cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Nhà xã hội học người Pháp Emile Durkeim (1938) được coi là người có vai trò quan trọng trong việc phát triển lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã hội và chủ nghĩa chức năng (fuctionalism). Ông coi trật tự xã hội chỉ có thể được đứng vững trên một cấu trúc ổn định với những giá trị chung – là những cơ sở của sự kiểm soát xã hội (social control) và sự đoàn kết xã hội (social solidarity). Những tư tưởng này đã hình thành nên cách tiếp cận chức năng. Theo quan điểm chức năng về xã hội thì sự duy trì trật tự xã hội là cần thiết nếu không sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Cơ sở của trật tự xã hội nằm trong một mạng lưới các giá trị, được mọi người trong gia đình nhất trí là quan trọng, chủ yếu là tốt. Nó tạo nên sự đồng thuận (consensus) và sự hài hoà (harmony). Việc phân tích các bộ phận cấu thành của xã hội đòi hỏi phải trả lời hai câu hỏi: Bộ phận xã đó thực hiện chức năng gì? Và bộ phận xã hội đó có quan hệ với các thiết chế xã hội khác như thế nào? Khi nghiên cứu gia đình theo quan điểm chức năng, người ta cũng xem xét gia đình thực hiện những chức năng gì và gia đình có quan hệ với các thiết chế xã hội khác như thế nào. Quan hệ ông bà-cháu nằm trong các mối quan hệ của một hệ thống gia đình nhiều thế hệ mà trực tiếp nhất là gia đình ba thế hệ. Đó là mối quan hệ chức năng trong đó mỗi thế hệ có một vị thế xác định và đóng vai trò nhất định góp phần bảo đảm cho sự tồn tại có trật tự, có nền nếp của cả gia đình. Trong gia đình nhiều thế hệ, ông bà có quyền uy cao nhất, uy tín cao nhất. Bố mẹ có quyền lực thực thi các quyết định của gia đình. Cháu là trung tâm của sự đầu tư phát triển nhằm vào lợi ích kỳ vọng của cả gia đình. 12 1.3.2. Lý thuyết xung đột Lý thuyết xung đột có ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu xã hội học trong đó có xã hội học gia đình. Nói đến xung đột tức là phải đề cập đến vai trò, đến sự xung đột về vai trò. Xung đột vai trò (role conflict) thường xảy ra dưới ba hình thức: - Xung đột vai trò giữa các thành viên trong một hệ vai trò khi các kỳ vọng mong đợi ở nhau, mâu thuẫn với nhau. - Xung đột vai trò trong bản thân người giữ vai trò khi những mong đợi, hoặc nhu cầu mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như người phụ nữ vừa thực hiện vai trò người vợ người mẹ lại vừa thực hiện vai trò kinh tế và thành đạt xã hội. - Xung đột vai trò giữa các vai trò thuộc các hệ vai trò khác nhau khi những mong đợi hoặc những nhu cầu trao đổi của các thành viên mâu thuẫn với nhau. Để các cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò của mình thì các chuẩn mực xã hội và chuẩn mực nhóm phải rõ ràng. Mặt khác các cá nhân phải học hỏi các vai trò trong quá trình xã hội hoá, tức là phải học hỏi về những yếu cầu mà họ cần phải thực hiện trong một vai trò nhất định. Không phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và sự mong đợi của xã hội với các vai trò đó cũng phù hợp với nhau. Các nghiên cứu về trẻ em và người già cho thấy trẻ em thường không nhận thức được đầy đủ vai trò của mình mà gia đình và xã hội trông đợi, còn người già thường khung hoảng về vai trò sau khi về hưu. Simmel cho rằng xung đột giữa các cá nhân là một vấn đề xã hội tất yếu vì xã hội là một quá trình thay đổi không tĩnh tại, xã hội luôn luôn biến đổi trong những mong muốn, trong lĩnh vực và trong những mục đích của các cá nhân. ông cho rằng xã hội tồn tại trong sự tác động qua lại của rất nhiều cá nhân và nhóm xã hội và khi có nhiều cá thể tham dự thì tất nhiên xã hội sẽ có những xung đột. Sự bất đồng giữa văn hoá sẽ làm nảy sinh ra xung đột xã hội, sự phân công lao động giữa vợ và chồng, giữa các thế hệ trong gia đình, những bất đồng trong nhận thức thói quen và ứng xử làm tăng sự xung đột trong gia đình. 13 Theo thuyết này, gia đình ba thế hệ khó tránh khỏi các mâu thuẫn xung đột do sự khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau về nhu cầu, động cơ, nhận thức, hành vi sinh hoạt, lao động... 1.4. Một số khái niệm công cụ Gia đình: Gia đình luôn luôn là một giá trị quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi một hình thái có một phương thức tổ chức xã hội đặc thù thì bản thân xã hội đó cũng có phương thức tồn tại gia đình riêng. Mỗi nền văn hoá lại có những quan niệm, nhận thức và quy chuẩn khác nhau về gia đình. Và trong bản thân một nền văn hoá, một xã hội cũng tồn tại đa dạng các kiểu loại gia đình khác nhau. Bên cạnh đó, bản thân khái niệm về gia đình cũng như cách nhận thức về gia đình của mọi xã hội cũng đều không phải là nhất thành bất biến. Trong sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, thiết chế gia đình ở khắp nơi trên thế giới cũng đang biến đổi một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu sắc. Sự biến đổi nhanh chóng của thiết chế gia đình trong thực tiễn xã hội đã làm thay đổi nhận thức của mỗi người về gia đình, đồng thời làm phân hoá sâu sắc hiểu biết và quan niệm về khái niệm gia đình. Trong “Gia đình học”, tác giả Đặng Cảnh Khanh đã định nghĩa “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái”[33, tr.54]. Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng…Khi gia đình đã có con cái, thì các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân không cùng huyết thống vừa bằng quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc dòng bố. Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, nhiều người cho rằng nếu về phương diện hôn nhân, loài người đi từ quần hôn đến hôn nhân cá thể, thì trên lĩnh vực gia đình, loài người đi từ đại gia đình đại gia đình mẫu hệ, đại gia đình phụ hệ đến tiểu gia đình. Nói chung người ta quan niệm đại gia đình gồm từ ba thế hệ trở lên, là một đơn vị kinh tế và là tế bào của xã hội. Tiểu gia đình cũng là đơn vị kinh tế và tế bào của xã hội, nhưng chỉ bao gồm bố mẹ và con cái. 14 Có sự đa dạng các hình thức gia đình. Để phân tích sự sắp xếp gia đình đa dạng và phong phú đó, các nhà xã hội học sử dụng hai khái niệm chủ chốt, đó là gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Gia đình mở rộng là một nhóm người có quan hệ dòng họ từ 3 thế hệ trở lên, chung sống với nhau (hoặc là rất gần gũi với nhau), thường tạo thành một hộ độc lập. Gia đình hạt nhân chỉ bao gồm cha mẹ (hoặc cha, hoặc mẹ) và những người con còn phụ thuộc vào họ… Thế hệ và thế hệ người Từ điển Larousse thế kỷ 20, tập 3, xuất bản năm 1930 nêu lên khái niệm thế hệ về mặt sinh học, đó là chức năng thông qua đó các sinh vật có tổ chức tự sinh sản. Có sự sinh sản tự nhiên (vô tính) và sinh sản hữu tính. Theo nghĩa rộng, đó là một quá trình những sinh vật có tổ chức giống nhau, từ những sinh vật này nảy sinh những sinh vật mới. Khái niệm thế hệ được hiểu là chỉ một tập hợp người, thường có cùng một độ tuổi. Mặc dù họ có tính đa dạng khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh sinh sống, tính cách.... nhưng họ cùng chứng kiến và cùng trải qua diễn biến của các sự kiện lịch sử trọng đại (về kinh tế, chính trị, văn hoá...) và sống trong một khoảng thời gian nhất định, có những hồi ức chung, kinh nghiệm chung, tạo nên một tổng thể khá thuần nhất. Cơ cấu gia đình được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Một trong những tiêu chí thường đươc sử dụng là căn cứ vào số thế hệ trong gia đình. Theo số thế hệ trong gia đình, có hai loại gia đình chủ yếu: Gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Gia đình hạt nhân (nuclear family) gồm hai vợ chồng và những đứa con chưa đến tuổi trưởng thành (con đẻ hoặc con nuôi) của cặp vợ chồng đó. Gia đình hạt nhân đôi khi còn được gọi là gia đình vợ chồng (conjugal family) bởi vì đặc trưng nổi bật trước tiên của loại gia đình này là mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng rồi mới đến các mối quan hệ máu mủ. Một số nhà Xã hội học và Nhân chủng học vẫn phân biệt gia đình hạt nhân và gia đình vợ chồng. Họ cho rằng gia đình vợ chồng chỉ bao gồm người vợ và người chồng, trong khi đó gia đình hạt nhân có thể bao gồm hai hoặc trên hai người có quan hệ máu mủ, hôn nhân hoặc nhân nuôi con và quan hệ của họ rất gần gũi nhau. 15 Gia đình mở rộng (composite family) gồm hai hoặc trên hai gia đình hạt nhân. Các gia định ghép được tạo ra bởi quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ máu mủ. Những gia đình ghép bởi quan hệ hôn nhân (vợ chồng) thường có liên quan đến các gia đình đa hôn (polygamous families), ở đó vợ và chồng đều có quan hệ chồng, vợ với những người khác. Những gia đình ghép bởi quan hệ dòng máu (consanguinal composite families) hay còn gọi là gia đình mở rộng (extended families) là những gia đình có quan hệ máu mủ cùng sống chung với nhau trong một hộ. Theo quan điểm chung, gia đình mở rộng là gia đình từ ba thế hệ trở lên gồm ông bà cha mẹ và con cái. Theo sự phụ thuộc vào điều kiện vật chất và môi trường của quá trình xã hội hoá trong gia đình, nghiên cứu này phân ra 2 loại hình con cái: con cái chưa trưởng thành và con cái trưởng thành. Con cái chưa trưởng thành là con cái phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của bố mẹ về cả vật chất lẫn tình cảm. Đó là con cái chưa xây dựng gia đình, chịu sự chi phối về vật chất, tinh thần và sự quản lý của bố mẹ. Con cái trưởng thành có những đặc điểm đối lập với đặc điểm của con cái chưa trưởng thành. Đó là con cái đã xây dựng gia đình có cuộc sống độc lập về vật chất, ít sự chịu chi phối về vật chất và sự quản lý của bố mẹ. Mâu thuẫn thế hệ: “Mâu thuẫn thế hệ” là độ vênh về biểu giá trị: hệ thống chuẩn mực, quy phạm, thước đo, tiêu chí... giữa lớp người đi trước (hoặc có thể tạm gọi là "lớp già") và lớp người đi sau ("lớp trẻ") xuất phát từ quá trình vận động biến đổi và phát triển của gia đình và xã hội. Thực tế cho thấy, trong xu hướng phát triển của xã hội, lớp trẻ thì không hài lòng với những gì đã có. Họ thường có thái độ phủ định những gì cản trở sự phát triển. Sự phủ định này nên được nhìn nhận theo khía cạnh tích cực. Tức là họ không hẳn xóa bỏ, triệt tiêu những giá trị cũ mà có thể làm cho nó đạt đến một sự tươi mới, cập nhật, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại hơn. Đó chính là sự kế chuyển cần thiết, đảm bảo cho đời sống xã hội luôn được vận hành theo hướng tiến về phía trước. Chính vì thế, cần có thái độ lạc quan khi bàn về "mâu thuẫn thế hệ". 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan