Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh ...

Tài liệu Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, lạng giang, tỉnh bắc giang)

.PDF
133
660
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ PHÚC MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI 03 HUYỆN: LỤC NGẠN, LỤC NAM, LẠNG GIANG THUỘC TỈNH BẮC GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ PHÚC MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI 03 HUYỆN: LỤC NGẠN, LỤC NAM, LẠNG GIANG THUỘC TỈNH BẮC GIANG) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số:60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Hồng Minh Hà Nội, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Đây là công trình nghiên cứu của tôi. - Số liệu trong luận văn đƣợc điều tra trung thực. - Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Vũ Thị Phúc i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn đến trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và khoa Xã hội học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc trải nghiệm thực tế qua công trình nghiên cứu của bản thân. Với sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của khoa, tôi đã có cơ hội đƣợc vận dụng những kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào công tác nghiên cứu, điều tra về các vấn đề xã hội, đây cũng là một tiền đề để tôi có thể tham gia các công trình nghiên cứu khoa học sau này. Tôi xin cảm ơn TS. Lƣu Hồng Minh đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Những hƣớng dẫn, chỉ bảo của thầy đã cho tôi tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài Do thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn có hạn chế nên nghiên cứu của tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót, kính mong các thầy cô trong khoa và nhà trƣờng đóng góp ý kiến để bài luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Phúc ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................4 3. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................8 4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .........................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................9 6. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................9 7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................10 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................10 8.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................................11 8.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................11 8.2.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích tài liệu ..................................................11 8.2.2. Phƣơng pháp quan sát ..............................................................................11 8.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.....................................................................11 9. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................13 NỘI DUNG ...............................................................................................................14 Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ...................14 1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................14 1.1.1. Khái niệm mua bán người ........................................................................14 1.1.2. khái niệm “nạn nhân” ..............................................................................16 1.1.3. Khái niệm kẻ buôn người.........................................................................17 iii 1.1.4. Khái niệm PN ...........................................................................................18 1.1.5. Khái niệm mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng ................................18 1.1.6. Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng .........................................................19 1.2. Lý thuyết ứng dụng .........................................................................................19 1.2.1. Thuyết nhu cầu .........................................................................................20 1.2.2. Thuyết học tập xã hội. ..............................................................................21 1.2.3. Thuyết trao đổi xã hội ..............................................................................23 1.3. Pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia về Phòng chống mua bán người. ..27 1.3.1. Pháp luật quốc tế về phòng chống mua bán người ..................................27 1.3.2. Pháp luật Việt Nam về phòng chống mua bán PN ...................................28 1.3.3. Chính sách của tỉnh Bắc Giang về phòng, chống mua bán người ...........32 Chƣơng 2. MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TẠI 3 HUYỆN: LỤC NGẠN, LỤC NAM VÀ LẠNG GIANG THUỘC TỈNH BẮC GIANG ........34 2.1. Cở sở thực tiễn xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về tại 03 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang tỉnh Bắc Giang..................................34 2.1.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................34 2.1.2. Thực trạng tình hình phụ nữ bị mua bán trở về tại tỉnh Bắc Giang ........36 2.1.3. Những khó khăn của phụ nữ bị mua bán trở về. ......................................36 2.1.3.1. Khó khăn về tâm lý. ...............................................................................37 2.1.3.2. Về hoàn cảnh gia đình ...........................................................................39 2.1.3.3. Về độ tuổi và sức khỏe ...........................................................................41 2.1.3.4. Trình độ học vấn....................................................................................44 2.1.3.5. Tình trạng việc làm................................................................................45 2.2. Nhu cầu của phụ nữ bị mua bán trở về...........................................................46 iv 2.3. Khái quát về mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về. .....................................................................................................................49 2.3.1.Cơ cấu tổ chức của mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. ...................50 2.3.2. Mục đích hoạt động cuả mô hình .............................................................54 2.4. Thực trạng thực hiện mô hình tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về tại 03 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. ...............55 2.4.1. Hỗ trợ khó khăn ban đầu và đào tạo nghề ...............................................56 2.4.2. Hỗ trợ khám chữa bệnh ............................................................................58 2.4.3. Hỗ trợ tâm lý ............................................................................................59 2.4.4. Hỗ trợ pháp lý ..........................................................................................61 2.4.5. Hỗ trợ vay vốn, trợ cấp khó khăn .............................................................62 2.4.6. Hỗ trợ khác ...............................................................................................63 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TẠI 3 HUYỆN: LỤC NGẠN, LỤC NAM, LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................................69 3.1.Đánh giá mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về. ...........................................................................................................................70 3.1.1. Đánh giá theo tiến trình thực hiện. ..........................................................70 3.1.2. Đánh giá theo thời gian tham gia vào nhóm. ...........................................75 3.1.3. Đánh giá theo độ tuổi của các thành viên trong nhóm. ...........................84 3.1.4. Đánh giá của thành viên trong 3 nhóm Tự lực Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. ..............................................................................89 3.1.5. Đánh giá từ những nạn nhân chưa được tham gia vào mô hình .............91 3.2.Một số kinh nghiệm rút ra trong qua quá trình hoạt động của mô hình .........94 v 3.3. Một số khuyến nghị về sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội với hoạt động xây dựng mô hình ..........................................................................................96 3.3.1. Hoạt động hỗ trợ khó khăn ban đầu, dạy nghề và khám chữa bệnh ........97 3.3.2. Hoạt động tâm lý, pháp lý, vay vốn ..........................................................98 3.3.3. Hoạt động hoà nhập vàtập huấn và nâng cao năng lực ..........................99 3.4. Một số khuyến nghị chung ............................................................................101 KẾT LUẬN .............................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................108 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTXH Bảo trợ xã hội CTXH Công tác xã hội IMO tổ chức Di Cƣ Quốc tế KTXH Kinh tế xã hội PCTNXH Phòng chống tệ nạn xã hội PN Phụ nữ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT BẢNG SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU 1 Bảng 1.1 So sánh định nghĩa của Việt Nam với định nghĩa của Nghị định thƣ quốc tế về Phòng, chống Buôn bán ngƣời. 2 Bảng 2.2 Tình trạng sức khỏe của phụ nữ bị buôn bán trở về 3 Bảng 2.3 Tình trạng tâm lý phụ nữ sau khi đƣợc hỗ trợ 4 Bảng 2.4 Mức trợ cấp khó khăn ban đầu cho phụ nữ bị mua bán trở về 5 Bảng 3.5 Bảng đánh giá về mô hình nhóm Tự lực theo ý kiến của chị em chia theo thời gian tham gia sinh hoạt tại nhóm 6 Bảng 3.6 Bảng đánh giá của các thành viên khi tham gia vào nhóm phân theo độ tuổi. 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT BIỂU ĐỒ SỐ TÊN BIỂU ĐỒ 1 Biểu đồ 2.1 Tâm lý của nạn nhân bị mua bán khi đã đƣợc trở về 2 Biểu đồ 2.2 Hoàn cảnh kinh tế gia đình PN bị mua bán trở về viii 3 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu độ tuổi phụ nữ bị buôn bán trở về 4 Biểu đồ 2.4 Trình độ học vấn của phụ nữ bị buôn bán trở về 5 Biểu đồ 2.5 Nghề nghiệp của phụ nữ bị buôn bán trở về 6 Biểu đồ 3.6 Thời gian tham gia sinh hoạt tại nhóm Tự lực 7 Biểu 3.7 Cơ cấu độ tuổi phụ nữ bị buôn bán trở về tham gia vào nhóm Tự Lực 3. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT SƠ ĐỒ SỐ TÊN SƠ ĐỒ 1 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức và các bên tham gia 2 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của nhóm Tự lực ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán PN đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Tình hình tội phạm mua bán ngƣời nói chung và mua bán PN nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, nhiều trƣờng hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng chú ý là đã xuất hiện một số đƣờng dây đƣa ngƣời sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tƣ, dẫn đến nạn nhân bị tử vong. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bánPN. Tuy nhiên tình hình mua bán ngƣời vẫn diến ra khá phổ biến và dƣới nhiều dạng thức khác nhau. Chính vì vậy, việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là vô cùng cần thiết nhằm tránh cho nạn nhân khỏi bị tổn thƣơng về thể chất và tinh thần, giúp đỡ họ trong những thời điểm cần thiết để họ dễ dàng hòa nhập lại với cuộc sống cộng đồng. Theo kết quả thống kê, khảo sát của các cơ quan chức năng tiến hành tính đến năm 2013 số PN là nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về có hơn 10.000 ngƣời. Theo thông tin dự báo thì từ năm 2010 đến năm 2015 số nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về mỗi năm khoảng trên 1.000 ngƣời [4,tr.4] Công tác tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về những năm vừa qua chủ yếu dƣới hình thức không chính thức, nên việc quản lý và hỗ trợ cho những nạn nhân này gặp nhiều khó khăn. Nhiều PN sau khi trở về Việt Nam có nguy cơ bị mua bán trở lại. Đặc biệt, đối với nạn nhân hiện đang trong các cơ sở hỗ trợ của nƣớc ngoài, các thủ tục xác minh, tiếp nhận còn nhiều vấn đề bất cập… PN là nạn nhân bị mua bán trở về là nhóm chịu nhiều 1 thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Họ có thể bị bêu xấu và gia đình từ chối. Nhìn chung, các nạn nhân cần chỗ ăn, ở, giúp đỡ về tài chính, các chƣơng trình giáo dục dạy nghề, cần đƣợc trợ giúp trong việc tìm kiếm việc làm. Nếu không đƣợc trợ giúp để hòa nhập trở lại với cộng đồng, các nạn nhân rất dễ bị tái mua bán. Thực trạng này cho thấy vấn đề THNCĐ là vấn đề cần thiết trong việc đảm bảo quyền con ngƣời, bảo đảm quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa họ tiếp tục bị mua bán hoặc lạm dụng. Do đó công tác hỗ trợ PN là nạn nhân mua bán trở về phải đƣợc coi là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để PN là nạn nhân bị mua bántrở về THNCĐ góp phần ngăn ngừa và làm giảm tình trạng PN bị mua bán. Tạo điều kiện để PN là nạn nhân bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về xóa đi mặc cảm về bản thân, hỗ trợ nạn nhân có điều kiện vƣơn lên làm lại cuộc đời, tiếp cận đƣợc các dịch vụ pháp lý, y tế, giáo dục, xã hội, tạo việc làm ổn định cuộc sống, THNCĐ bền vững, góp phần nâng cao vị thế ngƣời phụ nữ. Trong những năm qua Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội với trách nhiệm là cơ quan chủ trì Đề án 3 – Chƣơng trình 130/CP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành các văn bản hƣớng dẫn tƣơng đối đồng bộ; kịp thời chỉ đạo, hƣớng dẫn địa phƣơng xây dựng kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ PN là nạn nhân bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân tiếp cận đƣợc các dịch vụ hỗ trợ, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Các mô hình hỗ trợ THNCĐ cho PN trở về thông qua các hoạt động lồng ghép, phòng ngừa, THNCĐ đƣợc xây dựng và triển khai có hiệu quả ở nhiều địa phƣơng. Bên cạnh đó các hoạt động hỗ trợ nạn nhân còn đƣợc các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam tham gia thực hiện thông qua cung cấp các dịch vụ xã hội nhƣ: 2 hỗ trợ kinh phí đƣa nạn nhân trở về nƣớc, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ vay vốn cho nạn nhân bị mua bán trở về. Ở nƣớc ta, nạn mua bán ngƣời tập trung tại một số điểm nóng nhƣ vùng giáp ranh biên giới, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc nhƣ: Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái và địa bàn Quảng Ninh, Hải phòng... tình hình mua bán ngƣời cũng diễn ra rất phức tạp. Con số những nạn nhân là PN bị buôn bán không ngừng tăng ở các địa bàn " nóng" nhƣ Lào Cai, Bắc Giang... Với sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp ban ngành có liên quannhìn chung hoạt động hỗ trợ PN bƣớc đầu đã có đƣợc những kết quả khích lệ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vƣớng mắc, tồn tại. Số nạn nhân đƣợc hỗ trợ còn chiếm tỷ lệ thấp, sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các tổ chức quốc tế và giữa các địa phƣơng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là việc xây dựng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho PN bị mua bán trở về. Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hƣớng nghiên cứu: Mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ( Nghiên cứu trường hợp tại03 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang)làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội (CTXH) của mình. Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung phòng nạn mua bán ngƣời nói chung và mua bán PN nói riêng, giúp đối tƣợng bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định và phát triển. Thông qua tham gia sinh hoạt nhóm, tạo môi trƣờng sinh hoạt cho các nạn nhân, trao truyền những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, giúp đỡ nạn nhân cũng nhƣ gia đình họ. Từ đó, giúp các nạn nhân có thể tự vƣơn lên 3 trong cuộc sống, nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán PN là một vấn nạn đang đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nạn mua bán ngƣời ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, xảo quyệt hơn. Hiện nay con số PN bị mua bán ngày càng tăng và tình trạng mua bán PN không chỉ bị mua bán ra nƣớc ngoài mà còn cả ở trong nƣớc. Việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm giúp họ sớm hòa nhập vào cộng đồng, lấy lại cân bằng cũng nhƣ niềm tin vào cuộc sống. Trong những năm qua, đã và đang có nhiều những kế hoạch, chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai tại tỉnh Bắc Giang về việc xây dựng mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trở về nói chung và nạn nhân là PN bị mua bán trở về nói riêng. Đi kèm theo đó là những nghiên cứu, báo cáo đƣợc thực hiện một cách cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan. Vấn đề mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán PN là vấn đề đã và đang đƣợc quan tâm sâu sắc. Nó diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam tình trạng mua bán ngƣời ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề mua bán ngƣời cả những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề này.Những nghiên cứu về vấn đề mua bán ngƣời chủ yếu là những báo cáo, những điều tra có sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Trong báo cáo của Lê Bạch Dƣơng và Paula Kelly (2008), Báo cáo nghiên cứu "Buôn bán người ở Việt Nam và từ Việt Nam đi" [17,tr.23]. Hai nhà nghiên cứu đã có những cuộc khảo sát, nghiên cứu về tình trạng mua bán ngƣời ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam những nạn nhân bị bán vào nhà chứa, làm nô lệ tình dục hoặc đi lao động trên các vùng giáp ranh biên giới 4 hoặc khai thác vàng, than đá… và từ Việt Nam đi những nƣớc khác trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Campuchia, Lào… Tham luận của The Asia Foundation, (8/2008), Chống nạn buôn người ở Việt Nam: Bài học đạt được và kinh nghiệm thực tế để thiết kế và xây dựng chương trình trong tương lai, Hà Nội, Việt Nam [28].Tham luận về vấn đề chống mua bán ngƣời tại Việt Nam, từ đó chúng ta đã rút ra đƣợc bài học về việc thiết kế và xây dựng chƣơng trình nhƣ thế nào trong tƣơng lại để đạt đƣợc kết quả tốt trong việc phòng chống nạn mua bán nguời.Đồng thời bài tham luận cũng chia sẽ những kinh nghiệm từ các nƣớc khác trong khu vực trong việc phòng chống vấn nạn này. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác nhƣ: Volkmann, C.S (2004), Cách tiếp cận dựa vào quyền con người để lập chương trình cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam: Các điểm chính và thách thức, UNICEF New York, Mỹ và UNICEF Hà Nội, Việt Nam [22].Trong nghiên cứu này tác giả nêu lên những cách tiếp cận với nạn nhân bị buôn bán, cụ thể là phụ nữ và trẻ em dựa vào quyền con ngƣời, những quy định của pháp luật. Qua đó lập chƣơng trình hành động để giúp đỡ cho nạn nhân là PN bị mua bán. Hay nhƣ nghiên cứu của Phil Marshall (2007), Ngay từ ban đầu….vấn đề tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về Việt Nam, UNICEF Hà Nội, Việt Nam [23] – Nêu lên những kinh nghiệm ban đầu để tiếp xúc với nạn nhân bị buôn bán trở về và việc tiếp nhận cũng nhƣ hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho họ.Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán PN của nƣớc ngoài, nhƣng các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến thực trạng và cách tiếp cận với nạn nhân. Nghiên cứu về việc xây dựng cũng nhƣ những mô hình về tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân còn chƣa nhiều. 5 Mua bán ngƣời là vấn đề bức thiết đã và đang đƣợc đặc biệt quan tâm.Có nhiều nghiên cứu đánh giá về vấn nạn mua bán ngƣời và có những nghiên cứu đƣa ra những giải pháp, đề xuất nhằm giảm thiểu cũng nhƣ ngăn chặn tình trạng này. Nghiên cứu thanh niên và Liên minh chống buôn bán phụ nữ toàn cầu (2000), Báo cáo dự án Nghiên cứu và hành động ngăn chặn tệ nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, Global Alliance Agianst Trafficking in Women (GATWW) [24];báo cáo này đã nghiên cứu và đƣa ra những biện pháp, hành động nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam. Nguyễn Thị Lan (2000), Báo cáo Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết trẻ em bị buôn bán qua biên giới, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam, Hà Nội [20]; Báo cáo nghiên cứu về tình trạng buôn bán ngƣời, đặc biệt là buôn bán trẻ em qua biên giới. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa cũng nhƣ giải quyết tình trạng mua bán ngƣời. Ngoài ra còn có một số những chuyên đề nghiên cứu về vấn đề mua bán ngƣời nhƣ: Chuyên đề:" Bàn về một số vấn đề chung cần được quy định trong Luật phòng, chống buôn bán người" Nguyễn Văn Hoàn - Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính, Bộ Tƣ pháp [10]. Trong chuyên đề này tác giả đƣa ra những vấn đề xoay quanh việc đề xuất những quy định cần đƣợc đề cập đến trong Luật phòng chống buôn bán ngƣời. Cần xử phạt nghiêm minh và có những chế tài xác đáng trừng trị cũng nhƣ răn đe những kẻ buôn ngƣời. Một số những chuyên đề cũng xoay quanh việc đề xuất, kiến nghị về những quy định trong luật phòng chống buôn bán ngƣời nhƣ: Chuyên đề "Khái niệm buôn bán người và một số khái niệm cơ bản cần được quy định trong Luật phòng, chống buôn bán người" Ths. Trần Văn Đạt - Vụ Các vấn 6 đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tƣ pháp [6]; hay nhƣ Chuyên đề"Đề xuất các quy định về phòng ngừa trong dự án Luật phòng, chống buôn bán người" Nguyễn Quốc Việt - Viện Nghiên cứu thanh niên và Liên minh chống buôn bán phụ nữ toàn cầu (2000) [12]. Một điểm đáng chú ý là những năm gần đây đã có các nghiên cứu khoa học là khóa luận tốt nghiệp cử nhân của sinh viên chuyên ngành CTXH của trƣờng Đại học Lao động xã hội cũng đề cập đến vấn đề này. Khoá luận tốt nghiệp “ Thực trạng Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại ngôi nhà bình yên – Thuỵ Khuê, Hà Nội” của sinh viên Phạm Văn Đồng, Thực hiện tháng 5 năm 2010 [31]… Nghiên cứu này cũng đã đề cập đến vấn đề hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về, nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng cũng nhƣ công tác hỗ trợ nạn nhân, đồng thời đƣa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu và đi đến ngăn chặn tình trạng mua bán ngƣời. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phạm vi rộng hơn nhƣ ở Việt Nam hay ở phạm vi ngôi nhà bình yên. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đề cập đến những khu vực là điểm nóng của tình trạng mua bán ngƣời nhƣ Lào Cai, An Giang hay địa bàn tỉnh Bắc Giang… Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang)” hoàn toàn không phải là một “phát kiến”, một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣ trong khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm mới của đề tài là đã nghiên cứu trực tiếp tại tỉnh Bắc Giang – tỉnh đƣợc coi là một trong những điểm nóng của tình trạng mua bán ngƣời hiện nay. Đề tài nghiên cứu trên địa bàn là điểm nóng của tình trạng mua bán ngƣời đã nghiên cứu về thực trạng tình trạng mua bán ngƣời, đặc biệt là mua bán PN tại địa bàn tỉnh, tình hình hỗ trợ PN bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng, đồng 7 thời đánh giá về mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh và đƣa ra một số những kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán ngƣời xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ trên địa bàn cả nƣớc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần hỗ trợ nạn những nạn nhân bị mua bán trở về hoà nhập cuộc sống, hoà nhập xã hội và có cơ hội phát triển, đồng thời qua đó cũng có những đề xuất, giải pháp làm giảm thiểu, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng mua bán ngƣời, đƣa đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho ngƣời dân. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học và Công tác xã hội nhƣ: Thuyết nhu cầu, thuyết học tập xã hội, thuyết trao đổi xã hội... Đối với nhà nƣớc: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lƣợc, xây dựng các mô hình hỗ trợ cho các đối tƣợng đặc biệt quan tâm trong xã hội. Đặc biệt là nạn nhân của tình trạng mua bán ngƣời nói chung và mua bán PN nói riêng. Đối với địa phƣơng: Nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng thể về tình hình nạn nhân bị buôn bán ở địa phƣơng, đặc biệt nạn nhân là PN. Góp phần giúp địa phƣơng có những chính sách, kế hoạch cũng nhƣ biện pháp ngăn chặn kịp thời nạn mua bán ngƣời, cũng nhƣ việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cuộc sống, xã hội. Đặc biệt là việc phát triển mô hình nhóm Tự lực – nhóm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng. Đối với bản thân nhà nghiên cứu:qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đúc rút 8 thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân. Đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống mua bán ngƣời. 4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở vềtại 03 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang. Khách thể nghiên cứu: Nạn nhân là PN bị buôn bán trở về có tham gia vào mô hình tái hoà nhập cộng đồng và nạn nhân chƣa tham gia vào mô hình, cán bộ chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng, gia đình nạn nhân, cán bộ dự án IOM. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian:nghiên cứu tại 03 huyệnLục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang Thời gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu tình hình triển khai việc thực hiện mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho PN bị mua bán trở vềvà thực trạng tình hình mua bán ngƣời nói chung và mua bán PN tại địa bàn Bắc Giang nói riêng. (Vì mô hình nhóm Tự lực tại Bắc Giang đƣợc triển khai tại 03 điểm thuộc huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang tại tỉnh Bắc Giang. Chính vì vậy, hoạt động của mô hình tại 3 điểm là nhƣ nhau, tác giả tiến hành đáng giá chung, sau đó đánh giá về ý kiến của chị em về mô hình). 6. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, mô tả thực trạng nạn mua bán ngƣời tại địa bàn tỉnh Bắc Giang Tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu của nạn nhân là PN bị mua bán trở về tại Tỉnh Bắc Giang. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan