Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã ...

Tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội

.PDF
128
1116
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHẠM THỊ HƢƠNG MÔ HÌNH TRỢ GIÖP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP 42 KIM MÃ THƢỢNG, BA ĐÌNH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHẠM THỊ HƢƠNG MÔ HÌNH TRỢ GIÖP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP 42 KIM MÃ THƢỢNG, BA ĐÌNH, HÀ NỘI Chuyên ngành công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM KẾT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ... 16 1.1. Các khái niệm công cụ.............................................................................................................. 16 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ....................................................... 20 1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái .................................................................. 20 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .................................................................................. 22 1.2.3. Lý thuyết trao quyền ............................................................................. 25 1.2.4. Lý thuyết trị liệu nhận thức - thay đổi hành vi ..................................... 25 1.3. Đặc điểm của ngƣời khuyết tật vận động ............................................................................. 26 1.4. Đặc điểm của Trung tâm Sống độc lập ................................................................................. 28 1.4.1. Nguyên tắc hoạt động của một Trung tâm Sống độc lập ...................... 28 1.4.2. Mục đích và mục tiêu của Trung tâm Sống độc lập ............................. 29 1.4.3. Đối tƣợng phục vụ của Trung tâm Sống độc lập .................................. 29 1.4.4. Tổ chức nhân sự và ngân sách hoạt động ............................................. 31 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỢ GIÚP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP ............................ 34 2.1. Nhu cầu của ngƣời khuyết tật vận động................................................................................ 34 2.2. Tham vấn đồng cảnh................................................................................................................. 37 2.2.1 Tìm hiểu chung về tham vấn đồng cảnh ................................................ 37 2.2.2 Kết quả ................................................................................................... 42 2.2.3 Khó khăn ................................................................................................ 50 2.2.4 Vận dụng tham vấn đồng cảnh trong việc trợ giúp tâm lý cho ngƣời khuyết tật vận động ......................................................................................... 51 2.3. Chƣơng trình Sống độc lập ..................................................................................................... 52 2.3.1. Tìm hiểu chung về Chƣơng trình Sống độc lập( viết tắt là ILP) .......... 52 2.3.2. Kết quả ................................................................................................. 54 2.3.3. Vận dụng chƣơng trình Sống độc lập trong việc nâng cao nhận thức của ngƣời khuyết tật vận động. ....................................................................... 55 2.4. Ngƣời hỗ trợ cá nhân................................................................................................................ 58 2.4.1. Quy định về Ngƣời hỗ trợ cá nhân của Trung tâm Sống độc lập ......... 63 2.4.2. Quy định về ngƣời khuyết tật và gia đình khi sử dụng dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân .................................................................................................. 65 2.4.3. Kết quả của các khóa tập huấn hoạt động trợ giúp cá nhân.................. 66 2.4.4. Cách nhìn nhận của xã hội đối với ngƣời hỗ trợ cá nhân ( PA) ........... 68 CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP VÀO TRỢ GIÚP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG.VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI MÔ HÌNH TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP .................................................................................. 75 3.1. Trƣờng hợp - Hồ sơ thâ n chu.................................................................................................. 75 ̉ 3.2. Ứng dụng ho ạt động trợ giúp của Trung tâm Sống đôc lập vào trợ giúp chị Nguyễn Thị H ( tiế n trình4 giai đoa)̣n.......................................................................................................... 76 3.2.1. Giai đoạn 1: Hoạt động ngƣời trợ giúp cá nhân trong việc tiếp cận thân chủ và phát hiện vấn đề ................................................................................... 76 3.2.2.Giai đoạn 2: Hoạt động mgƣời hỗ trợ cá nhân trong việc đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ: ............................................................................................ 79 3.2.3.Giai đoạn 3: Hoạt động tham vấn đồng cảnh và chƣơng trình ILP trong trợ giúp chị H .................................................................................................. 86 3.2.4. Giai đoạn 4: Lƣợng giá và kết thúc ..................................................... 111 3.3. Vai trò của công tác xã hội với mô hình Trung tâm Sống độc lập ................. 112 3.3.1. Vai trò điều phối.................................................................................. 112 3.3.2. Vai trò kết nối các nguồn lực .............................................................. 114 3.3.3. Vai trò hỗ trợ ngƣời khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng .......... 115 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 121 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111 ĐỀ CƢƠNG PHỎNG VẤN SÂU LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm, cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Hữu Nghị ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp CH - CTXH2 - K2012 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các hội viên, các PA, gia đình, bạn bè, ngƣời thân của các hội viên trong Trung tâm Sống độc lập đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhƣng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chƣa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc các đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh và có chất lƣợng hơn. Hà Nội, ngày tháng năm Học viên thực hiện luận văn Phạm Thị Hƣơng LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài khóa luận tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm Học viên thực hiện luận văn Phạm Thị Hƣơng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội ILP : Chƣơng trình Sống độc lập NKT : Ngƣời khuyết tật NKTVĐ : Ngƣời khuyết tật vận động NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội PA : Ngƣời hỗ trợ cá nhân TTSĐL : Trung tâm Sống độc lập TVĐC : Tham vấn đồng cảnh TVV : Tham vấn viên i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Sống độc lập ................................... 32 Bảng 1: Mức độ về sự hài lòng của các thành viên khi tham gia tham vấn đồng cảnh ......................................................................................................................... 46 Bảng 2: Đánh giá về những kinh nghiệm mà các thành viên có đƣợc ........... 48 khi tham gia chƣơng trình tham vấn đồng cảnh.............................................. 48 Bảng 3: So sánh dịch vụ hỗ trợ cá nhân với dịch chăm sóc thông thƣờng............. 61 Bảng 4: So sánh ngƣời hỗ trợ cá nhân với tình nguyện viên .......................... 62 Bảng 5: Mức độ về sự hài lòng của ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật với dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân ............................................................... 69 Bảng 6: Trình độ học vấn của PA trong Trung tâm Sống độc lập.................. 70 Bảng 7: Lí do các PA tham gia vào công việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật .......... 70 Bảng 8: Lƣợng giá về tiến trình trợ giúp thân chủ ........................................ 111 ii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những vấn đề xã hội đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất, đó là vấn đề ngƣời khuyết tật (NKT). Ở bất kỳ quốc gia nào dù phát triển, đang phát triển, kém phát triển đều cùng có chung về vấn đề NKT. Điều này chứng tỏ số lƣợng ngƣời khuyết tật chiếm một phần không nhỏ trong xã hội và chúng ta không thể phủ nhận đƣợc vai trò của NKT trong cộng đồng. Ngƣời khuyết tật tồn tại nhƣ một yếu tố khách quan và trên thực tế họ cũng có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, theo Báo cáo của Ban Điều phối các hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật và kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (2006) và tổng điều tra dân số và nhà ở (2009), hiện có khoảng 6,3% dân số Việt Nam là ngƣời khuyết tật. Trong tổng số ngƣời khuyết tật đó thì theo kết quả điều tra thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật ở nƣớc ta năm 2008 do Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội tiến hành thì tỷ lệ phần trăm dạng tật khuyết tật vận động là 29,41%. Khác với các dạng khuyết tật khác thì ngƣời khuyết tật vận động không bị hạn chế về vấn đề nhận thức mà vấn đề của họ là khó khăn trong việc di chuyển. Vấn đề đƣợc đặt ra ở đây là xã hội đã có những hoạt động trợ giúp nào để hỗ trợ ngƣời khuyết tật và giúp họ hòa nhập cuộc sống?. Đáp ứng mong muốn của ngƣời khuyết tật Đảng và Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong cuộc sống. Bên cạnh sự tham gia của Nhà nƣớc trong vấn đề ngƣời khuyết tật thì có một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ ngƣời khuyết tật. Trung tâm Sống độc lập là một trong những mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật có hiệu quả. Tại đây ngƣời khuyết tật có đƣợc nhận thức đúng hơn về khả năng của mình. Khuyết tật không có nghĩa là mất đi tất cả điều quan trọng là chúng ta có nhìn và nhận ra đƣợc điểm mạnh của mình và vận dụng điểm mạnh đó nhƣ thế nào? Các 1 tấm gƣơng ngƣời khuyết tật vƣợt lên trong cơn bão của cuộc đời, tự khẳng định nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác. Điều gì khiến họ thành công nhƣ vậy? Để có đƣợc những thành công đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhƣng có lẽ yếu tố quan trọng nhất đó chính là sức mạnh và niềm tin từ chính bản thân ngƣời khuyết tật. Ngƣời khuyết tật tham gia vàoTrung tâm Sống độc lập có cơ hội giao lƣu với những ngƣời có cùng cảnh ngộ với nhau. Từ đó họ học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống, họ không còn cảm thấy bị cô đơn, tách biệt, lạc lõng. Nhƣ đƣợc tiếp thêm một nguồn sức sống mới ngƣời khuyết tật không còn ở trong một khoảng không gian hẹp mà trƣớc đây họ từng ở. Giờ đây, cùng với sự trợ giúp của những bạn PA (ngƣời trợ giúp cá nhân) ngƣời khuyết tật vận động có thể độc lập hơn trong công việc và sinh hoạt. PA không chỉ là ngƣời trợ giúp cá nhân cho ngƣời khuyết tật mà còn là ngƣời bạn để ngƣời khuyết tật có thể trút bầu tâm sự. Các đề tài thảo luận trong các buổi tham vấn đồng cảnh giúp ngƣời khuyết tật có thể mạnh dạn đƣa ra các ý kiến, thoải mái tranh luận, sự e dè, ngại ngần trong việc chia sẻ dần dần giảm đi thay vào đó là sự tự tin, tự lập trong cuộc sống. Ngƣời khuyết tật tìm lại đƣợc chính mình, họ tham gia tích cực hơn vào tất cả mọi lĩnh vực. Nhƣ vậy, mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập đƣợc đánh giá cao trong việc trợ giúp ngƣời khuyết tật nói chung và ngƣời khuyết tật vận động nói riêng. Những điều trình bày trên đây chính là lí do để tôi lựa chọn: “Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập - 42 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.Trên thế giới Mô hình Trung tâm Sống độc lập đƣợc hình thành sớm trên thế giới, có nhiều học giả nƣớc ngoài đã nghiên cứu về hoạt động của các Trung tâm Sống độc lập ở khắp các nƣớc trên thế giới nhƣ: Mỹ, Ấn Độ, Thụy Điển…. 2 Trong tác phẩm Mô hình dịch vụ Sống độc lập nguồn gốc lịch sử, các yếu tố cơ bản, và thực hành hiện tại của tác giả Mary Ann Lachat đã chỉ ra rằng các phong trào Sống độc lập đã trở thành một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự thay đổi của ngƣời khuyết tật. Giá trị cốt lõi và các nguyên tắc triết học của ngƣời khuyết tật nhƣ: quyền, tự chủ, và tiếp cận bình đẳng đã đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình Sống độc lập. Các mô hình dịch vụ này phát triển và đƣợc thực hiện tại các Trung tâm Sống độc lập dựa vào cộng đồng. Từ khi thành lập, các Trung tâm Sống độc lập đã hình thành cơ cấu tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc hỗ trợ ngƣời khuyết tật để họ có thể có một cuộc sống độc lập. Tác phẩm trình bày về các nội dung nhƣ: nguồn gốc lịch sử của Sống độc lập, cách thiết kế một chƣơng trình Sống độc lập, cách tổ chức và cung cấp dịch vụ Sống độc lập tới ngƣời khuyết tật, sự phát triển và các yếu tố ảnh hƣởng đến mô hình Trung tâm Sống độc lập. Ở tác phẩm “ Nhân quyền, quyền xã hội công dân, và phƣơng pháp cá nhân cùng tham gia trong công tác xã hội với ngƣời khuyết tật” của GS. Synnove Karvinen - Niinikoski, công tác xã hội, khoa nghiên cứu Xã hội, đại học Helsinki, Phần Lan. Trong đó tác giả đã viết các thách thức của công tác xã hội đối với ngƣời khuyết tật có trong các tuyên bố nhân quyền hoặc đƣợc đƣa vào các chƣơng trình chính sách khuyết tật của Phần Lan: Tất cả mọi người đều bình đẳng. Tất cả mọi người phải có cơ hội bình đẳng để sống và hành động trong xã hội. Cấm được phân biệt đối xử. Lạm dụng và đối xử bạo lực là những hành vi bị trừng phạt. Tuy nhiên, trên thực tế người khuyết tật không thể thực hiện các quyền và tự do của họ hoặc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Mô hình xã hội của ngƣời khuyết tật [31] thách thức công tác xã hội không chỉ trong việc bảo vệ quyền con ngƣời mà còn xét trên cấp độ chính sách và trong cuộc sống hàng ngày của các cá nhân và gia đình. Hỗ trợ cá nhân có thể thực hiện trong cả hai khía cạnh trên. Hỗ trợ cá nhân giúp trao quyền cho con ngƣời để họ đạt đƣợc mục tiêu cuộc sống của họ, tăng 3 cƣờng quyền tự quyết của họ [32]. Thực hành công tác xã hội về ngƣời khuyết tật liên quan đến cả thiết kế, thực hành và thực hiện chính sách. Sƣ kết hợp này dẫn đến lập trƣờng quan trọng và mang tính biến đổi với tƣ cách nghề công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội ở tuyến đầu và nhân viên chăm sóc xã hội hoặc các nhà hoạt động phi chính phủ tiếp cận và gần gũi với ngƣời khuyết tật, gia đình trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vì vậy họ có thể tích lũy đƣợc các kiến thức và thông tin phản hồi từ lĩnh vực công tác xã hội với ngƣời khuyết tật. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng là những con ngƣời họ trở thành chuyên gia thông qua quá trình làm việc và những trải nghiệm thực tế của bản thân, ngƣời khuyết tật chính là những chuyên gia. Đây không chỉ là vấn đề mang lại tiếng nói cho con ngƣời mà nó còn là vấn đề tôn trọng ngƣời khuyết tật nhƣ là những chủ thể độc lập trong cuộc sống của chính họ, những ngƣời có thể cần trợ giúp trong việc đạt đƣợc và thực hiện quyền công dân xã hội của họ, họ có quyền tham gia nhƣ bất cứ ai trong xã hội. Nói nhƣ vậy cũng có nghĩa là đời sống, nhà ở, giáo dục, y tế và phục hồi chức năng, cơ hội để tham gia vào làm việc và đời sống xã hội của ngƣời khuyết tật cần có sự hỗ trợ cá nhân và viện trợ cần phải đƣợc cung cấp. Đây chính là kết quả của các phong trào ngƣời khuyết tật và pháp luật ngƣời khuyết tật hiện đại ở Phần Lan. Pháp luật ngƣời khuyết tật ở Phần Lan rất hiện đại và đáp ứng tốt các quy tắc quy chuẩn của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu. Một trong những thành tựu gần đây nhất là quyền chủ quan của ngƣời khuyết tật để hỗ trợ cá nhân theo nhu cầu và ở đó quyền tự chủ cá nhân và độc lập của ngƣời khuyết tật đƣợc ƣu tiên hàng đầu: ngƣời khuyết tật sẽ đƣợc ngƣời hỗ trợ cá nhân trợ giúp trong cuộc sống thƣờng nhật. Sự hỗ trợ đó cũng góp phần nâng cao vị thế của ngƣời khuyết tật để họ đạt đƣợc các mục tiêu cuộc sống mà họ đề ra, tăng cƣờng quyền tự quyết của ngƣời khuyết tật bằng cách xây dựng năng lực và quyền ra quyết định thông qua gây dựng sự tự tin, lòng tự trọng, tính chủ động và kiểm soát cuộc sống. Xét về góc độ nhóm tác giả nêu lên tự 4 quyết chính là kết quả của việc tham gia vào các hoạt động chính trị, hoạt động nhóm trong đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của mọi ngƣời để đảm bảo phân phối lại các nguồn lực đồng đều cho các thành viên trong nhóm. Tác giả có chia sẻ chƣơng trình chính sách của chính phủ Phần Lan về dự án thay đổi cơ cấu để cho phép những ngƣời có khó khăn về trí tuệ/ học tập - ngay cả những ngƣời khuyết tật nặng nhất - sống cuộc sống của họ nhƣ ở nhà nhƣ thế nào. Trƣớc đây, những ngƣời này là những bệnh nhân trong các tổ chức. Nhƣng giờ đây, theo chƣơng trình chính sách năm 2020 sẽ không có ai sống trong những cơ sở y tế phân cấp nhƣ vậy. Ngƣời khuyết tật đƣợc quyền hỗ trợ cá nhân để đối phó và sống cùng với gia đình. Ở đây, các giá trị trung tâm nhân quyền cho ngƣời khuyết tật đƣợc nhấn mạnh và đề cao. Sự thay đổi từ mô hình y tế chuyển sang mô hình xã hội đòi hỏi cần có sự kết hợp của ngƣời khuyết tật và gia đình, nhân viên chăm sóc, nhân viên công tác xã hội, nhân viên hành chính. Cuối cùng tác giả nhấn mạnh điều thực sự quan trọng và cần phải học ở đây là sự tôn trọng và mối quan hệ tôn trọng, niềm tin chân thành: Tôn trọng, dẫn đến thay đổi tích cực, là nền tảng dẫn đến sự thành công của hỗ trợ các nhân[29]. 2.2. Ở Việt Nam Vấn đề về ngƣời khuyết tật đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta chú trọng và quan tâm. Đã có nhiều chính sách và các chƣơng trình dự án đề tài dành cho ngƣời khuyết tật. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cam kết hỗ trợ ngƣời khuyết tật. Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001 đảm bảo tất cả các quyền công dân, trong đó bao gồm sự hỗ trợ của Nhà nƣớc cho ngƣời khuyết tật. Chính phủ cũng đã thông qua nhiều chính sách và các văn bản pháp luật khác liên quan đến quyền và việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời khuyết tật: Pháp lệnh về ngƣời khuyết tật (1998) là văn bản pháp lý đầu tiên mang tính toàn diện dành cho ngƣời khuyết tật. Với pháp lệnh này ngƣời khuyết tật 5 đã đƣợc quan tâm và chú ý đến hơn trong các lĩnh vực nhƣ: trợ cấp, y tế, giáo dục, tham gia hòa nhập cộng đồng. Kế hoạch hành động Quốc gia đầu tiên nhằm hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong giai đoạn 2006-2010 (thông qua năm 2006). Chƣơng trình Hành động Thiên niên kỷ Biwako (UNESCAP, 2002) và thành lập Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Ngƣời khuyết tật (BĐPQG). Năm 2007, Việt Nam đã ký Công ƣớc Liên hợp quốc (UN) về Quyền của Ngƣời khuyết tật (CRPD) - một trong những công ƣớc quan trọng nhất liên quan đến ngƣời khuyết tật đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng công nhận và hƣởng ứng (LHQ, 2006). Luật Ngƣời khuyết tật vào ngày 17 tháng 6 năm 2010 (CPVN, 2010), luật này đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. ICF hay phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe trong các cuộc điều tra quốc gia ĐTMSDC 2006 và TĐTDS 2009 chú trọng sử dụng số liệu thống kê y tế và khuyết tật và tham gia cộng đồng quốc tế trong hỗ trợ ngƣời khuyết tật. Các báo cáo, các đề tài nghiên cứu đã có liên quan đến lĩnh vực ngƣời khuyết tật cũng khá nhiều. Trong đó phải kể đến các đề tài nhƣ: Đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động đối với lao động là ngƣời tàn tật và pháp lệnh ngƣời tàn tật- Nguyễn Diệu Hồng- Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội. Lao động và việc làm là một trong những yếu tố để ngƣời khuyết tật có thể tự tin tham gia hòa nhập cộng đồng. Với ngƣời khuyết tật khi tham gia lao động ở các doanh nghiệp hay ở các cơ sở sản xuất thì quyền và lợi ích của họ có đƣợc đảm bảo theo đúng tinh thần của Bộ luật lao động hay không thì còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Vì vậy, với đề tài đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động đối với lao động là ngƣời tàn tật và pháp lệnh ngƣời tàn tật tác giả Nguyễn Diệu Hồng đã chỉ ra cho chúng ta thấy ngƣời 6 khuyết tật đƣợc đảm bảo về mặt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nhƣ thế nào khi là ngƣời lao động. Trong đề tài, Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật ở Việt nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia đã đƣa ra thực trạng công tác thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật ở nƣớc ta hiện nay, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật, góp phần bảo đảm việc thực hiện các quyền của ngƣời khuyết tật, tạo cơ hội cho ngƣời khuyết tật bình đẳng và hoà nhập cộng đồng xã hội. Vào năm 2003, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tiến hành đã thực hiện một cuộc khảo sát chọn mẫu trên tại Việt Nam về tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Cuộc nghiên cứu khảo sát đã cung cấp số liệu về trẻ em khuyết tật, các dạng tật phổ biến ở trẻ em khuyết tật, nguyên nhân dẫn đến khuyết tật trẻ em, tỷ lệ phổ biến của trẻ em khuyết tật tại các vùng miền, đời sống, việc làm của các trẻ em khuyết tật…. Với những thông tin thu thập đƣợc cuộc khảo sát đã có cái nhìn khá cụ thể và đầy đủ về tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Trong đề tài “kinh nghiệm dạy học sinh khuyết tật vận động hòa nhập ở tiểu học” của tác giả Đặng Thị Nhờ đề cập đến quá trình hỗ trợ học sinh khuyết tật vận động hòa nhập cùng các bạn học sinh bình thƣờng khác trong lớp, trong đó tác giả nhấn mạnh đến những ƣu điểm của từng học sinh khuyết tật vận động, kết hợp với các nguồn lực nhƣ bạn học, gia đình, nhà trƣờng … để có thể trợ giúp học sinh khuyết tật vận động có đƣợc kết quả học tập cao nhất. Hay đề tài “Việc làm của ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang” do Thạc sĩ Trần Thị Thu Nguyệt làm chủ nhiệm đề tài. Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện của đề tài thông qua cuộc điều tra bằng bảng hỏi 204 ngƣời khuyết tật vận động và nhìn, kết quả phỏng vấn sâu 30 cá nhân ở thành phố Long Xuyên, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới. Kết quả 7 nghiên cứu cho thấy việc làm của ngƣời khuyết tật chủ yếu là buôn bán tự do (56,86%), dịch vụ (15, 68%), làm tại các cơ sở, xí nghiệp (8,82%) và làm ở các cơ quan nhà nƣớc (4,9%). Thu nhập từ việc làm của ngƣời khuyết tật thấp, thƣờng không ổn định (31,4% dƣới 1 triệu đồng/tháng, 27,5% từ 1 đến 2 triệu đồng, 25,5% từ 2,1 đến 3 triệu đồng, 12,7% từ 3,1 đến 4 triệu đồng và 2,9% từ 4 triệu trở lên). Nghiên cứu đã tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố ảnh hƣởng đến tìm việc làm của ngƣời khuyết tật và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ ngƣời khuyết tật tìm việc, có thu nhập ổn định và hòa nhập với cộng đồng. Vào năm 2009, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã có báo cáo tổng kết về 10 năm thực hiện Pháp lệnh ngƣời khuyết tật [3]. Trong báo cáo đã chỉ rõ về thực trạng ngƣời khuyết tật. Theo ƣớc tính cả nƣớc có khoảng 5,1 triệu ngƣời khuyết tật chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu ngƣời khuyết tật nặng, chiếm khoảng 21,5% tổng số ngƣời khuyết tật. Tỷ lệ khuyết tật theo giới tính khác nhau: Tỷ lệ nam là ngƣời khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân do hậu quả của chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn thƣơng tích... Nguyên nhân gây khuyết tật có 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% ngƣời khuyết tật ở thành thị và 70% ngƣời khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, ngƣời thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện hộ nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung tại thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở ngƣời khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng [3]. Đồng thời báo cáo cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác chăm sóc ngƣời khuyết tật trên các lĩnh vực nhƣ trợ cấp hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật, hộ gia đình nuôi dƣỡng ngƣời khuyết tật, số ngƣời 8 khuyết tật có việc làm, số ngƣời khuyết tật đƣợc tiếp cận với các công trình giao thông công cộng. Từ đó đề ra những giải pháp để giúp công tác thực hiện pháp lệnh ngƣời khuyết tật đƣợc tốt hơn. Tham gia thực hiện triển khai chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng trong vấn đề về ngƣời khuyết tật còn có sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ. Một trong những mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động hiệu quả tại Việt Nam đó là mô hình Sống độc lập của Trung tâm Sống độc lập. Sống độc lập là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận dƣới góc độ quyền của ngƣời khuyết tật họ cho rằng ngƣời khuyết tật đƣợc quyền đƣa ra các quyết định mà không bị lệ thuộc vào áp lực nào từ phía gia đình hoặc xã hội. Để thực hiện mô hình này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ tập quán của ngƣời dân, tuy nhiên cần thiết phải nhận thức rằng thành viên trong xã hội ngƣời khuyết tật có đầy đủ quyền và xã hội có trách nhiệm tạo cho họ những điều kiện cần thiết phù hợp với nhận thức của xã hội nhằm bảo đảm họ có thể sống tự lập. Mô hình này đang đƣợc xây dựng thí điểm và nhân rộng ở nƣớc ta dƣới sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ. Điều kiện bảo đảm tiếp cận với các hoạt động xã hội của ngƣời khuyết tật là không tách rời với môi trƣờng hoà nhập. Hoạt động học văn hoá, học nghề, vui chơi giải trí không thể tạo môi trƣờng tách biệt cộng đồng xã hội. Nguồn tài liệu về Trung tâm Sống độc lập chủ yếu là những bài báo đƣợc đăng tải trên các trang mạng, trang web của trung tâm và các bản tin của trung tâm từ trƣớc tới nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về mô hình Trung tâm Sống độc lập. Vì vậy thông qua đề tài nghiên cứu của mình tác giả muốn giới thiệu đến độc giả một mô hình mới hoạt động có hiệu quả trong việc trợ giúp ngƣời khuyết tật. 9 3. Ý nghĩa của nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ ràng và cụ thể hơn những lý luận của CTXH khi ứng dụng vào một trƣờng hợp cụ thể: Trong nghiên cứu tác giả đã vận dụng những kiến thức của CTXH và hệ thống lý thuyết, các phƣơng pháp, kỹ năng, mô hình trợ giúp NKTVĐ. Từ đó, nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò nhân viên CTXH trong mô hình trợ giúp này. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu chỉ ra thực trạng, đề ra giải pháp để mô hình hoạt động của Trung tâm Sống độc lập ngày càng có hiệu quả hơn. Cung cấp một mô hình hoạt động có hiệu quả trong việc trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động từ đó làm đa dạng hơn các hình thức trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung các mô hình góp phần hoàn thiện hơn hệ thống chính sách dành cho NKT. Kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên khi đến và nghiên cứu về Trung tâm Sống độc lập. Nó là tài liệu góp phần giúp mọi ngƣời biết và hiểu rõ hơn về Trung tâm Sống độc lập. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập, những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình triển khai các chƣơng trình hoạt động, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của tình trạng này và đề xuất các giải pháp can thiệp. Vận dụng công tác xã hội trong mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập 10 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật (cách tiếp cận, khái niệm các công cụ, đặc điểm địa bàn nghiên cứu). Nghiên cứu việc triển khai các hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động ( có phân tích trƣờng hợp) và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập Khách thể nghiên cứu: Ngƣời khuyết tật vận động Ngƣời trợ giúp cá nhân Gia đình ngƣời khuyết tật Các cán bộ trong trung tâm 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập - 42 Kim Mã Thƣợng, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ 2009 đến nay. Không gian: Trung tâm Sống độc lập, 42 Kim Mã Thƣợng Gia đình ngƣời khuyết tật vận động. 7. Câu hỏi nghiên cứu Ngƣời khuyết tật vận động đƣợc hỗ trợ nhƣ thế nào khi là thành viên của Trung tâm Sống độc lập? Những hoạt động nào đã và đang đƣợc triển khai tại Trung tâm Sống độc lập? Những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân? Hoạt động công tác xã hội đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong mô hình của Trung tâm Sống độc lập? Có những biện pháp nào để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả trợ giúp trong mô hình của Trung tâm Sống độc lập? 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan