Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu...

Tài liệu Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại quận hoàn kiếm, quận thanh xuân và quận bắc từ liêm, hà nội)

.PDF
142
655
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ VŨ MINH PHƯƠNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, QUẬN THANH XUÂN VÀ QUẬN BẮC TỪ LIÊM – HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ VŨ MINH PHƯƠNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, QUẬN THANH XUÂN VÀ QUẬN BẮC TỪ LIÊM – HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60900101 Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thị Kim Thanh HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)” là kết quả nghiên cứu của Học viên, không sao chép của ai và kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2014 Học viên Vũ Minh Phương (CH - CTXH 4) LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)”, tôi đã nhận được nhiều sự khích lệ từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Trước hết, tôi xin cảm ơn Nhà trường cùng các Thầy Cô giáo trong khoa xã hội học nói chung, và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Mai Thị Kim Thanh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự khích lệ của mọi người là nguồn sức mạnh giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó có thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô cũng như những người có quan tâm đến đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2014 Học viên Vũ Minh Phương (CH - CTXH 4) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Từ viết tắt 1 BCS Ban chăm sóc 2 BLGĐ Bạo lực gia đình 3 BVCSTE Bảo vệ, chăm sóc trẻ em 4 BVCSGDTE Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 BVTE Bảo vệ trẻ em 6 CĐ Cộng đồng 7 CQ Chính quyền 8 CSSK Chăm sóc sức khỏe 9 CTXH Công tác xã hội 10 DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội 11 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn 12 ĐTN Đoàn Thanh Niên 13 GD Giáo dục 14 GĐ Gia đình 15 GĐBL Gia đình bạo lực 16 GĐMR Gia đình mở rộng 17 HCĐBKK Hoàn Cảnh Đặc Biệt Khó Khăn 18 HK Hoàn Kiếm 19 HPN Hội Phụ Nữ 20 HVBL Hành vi bạo lực 21 LĐTBXH Lao Động Thương Binh Xã Hội 22 LHPN Liên Hiệp Phụ Nữ 23 LHQ Liên Hợp Quốc 24 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 25 PVS Phỏng vấn sâu 26 TCXH Tổ chức xã hội 27 TE Trẻ em 28 TL Từ Liêm 29 TNCS Thanh Niên Cộng Sản 30 TNTP Thiếu niên tiền phong 31 TNXH Tệ nạn xã hội 32 TX Thanh Xuân 33 UBBVCSTEVN Ủy ban bảo vệ chăm sóc Trẻ em Việt Nam 34 UBND Ủy Ban Nhân Dân MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................................4 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................................................6 3. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................................................18 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................20 5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................................20 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................................21 7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................................21 8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................22 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................................24 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................24 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................... 24 1.1.1. Lý thuyết hệ thống ................................................................................. 24 1.1.2. Lý thuyết nhu cầu .................................................................................. 25 1.1.3. Lý thuyết trị liệu nhận thức – hành vi .................................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................ 27 1.2.1. Mô hình trung tâm công tác xã hội trẻ em ............................................. 27 1.2.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em............................... 28 1.2. Khái niệm công cụ ....................................................................... 30 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................... 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG ..................38 2.1. Một số nét về thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn một số phường ở Hà Nội .............................................................. 38 2.1.1. Thực trạng bạo lực gia đình .................................................................. 38 2.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em............................................ 43 2.2. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em ............................... 51 2.2.1. Hậu quả về tâm lý tình cảm ................................................................... 52 1 2.2.2. Gây nên lo âu trầm cảm, suy giảm sức khỏe tâm thần ........................... 53 2.2.3. Hậu quả về hành vi ............................................................................... 54 2.3. Thực trạng hoạt động của cộng đồng bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình .............................................................................................. 57 2.3.1. Nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và gia đình trong môi trường bạo lực gia đình ... 57 2.3.2. Mức độ hoạt động can thiệp của cộng đồng với trẻ khi bị bạo lực gia đình................................................................................................................. 62 2.3.3. Mô hình hoạt động của cộng đồng bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình ..........................71 2.3.4. Những yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng ........................................................................................................................................74 Tiểu kết chương 2........................................................................................................................................78 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG .......................................................................79 3.1. Những hoạt động từ nhân viên công tác xã hội nhằm hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng....................................................................................................................79 3.2. Một số giải pháp từ thành viên trong cộng đồng góp phần làm giảm thiểu bạo lực gia đình đối với trẻ em.................................................................................................................................85 3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền – giáo dục ....................................................85 3.2.2. Tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho gia đình bạo lực ....................................86 3.2.3. Chính quyền và các tổ chức xã hội tăng cường sâu sát các gia đình tại khu dân cư......88 3.2.4. Tăng cường liên kết giữa nhà trường và gia đình ................................................................89 3.2.5. Tăng cường các hình thức và biện pháp cứng rắn đối với bạo lực gia đình với trẻ em .89 3.2.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động và dịch vụ xã hội cho trẻ em......................................90 Tiểu kết chương 3........................................................................................................................................91 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................96 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 101 2 DANH MỤC CÁC HỘP, BIỂU ĐỒ, BẢNG Hộp 1: Công ước của LHQ về quyền trẻ em ............................................................ 9 Hộp 2: Giới thiệu về Trung tâm giúp đỡ TE có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ......... 72 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu khảo sát .................................. 41 Bảng 2.2. Các hình thức BLGĐ đối với trẻ em (Thông qua ý kiến khảo sát của cha mẹ, cán bộ địa phương và thầy cô giáo) ................................................................. 47 Bảng 2.3: Trẻ em nói về các hình thức BLGĐ đối với bản thân ............................. 48 Bảng 2.4: Ý kiến của cha mẹ và cộng đồng về những ảnh hưởng của BLGĐ đối với TE ... 51 Bảng 2.5: Những suy nghĩ của trẻ em sau BLGĐ .................................................. 52 Bảng 2.6: Nhu cầu và nguyện vọng của TE nhằm góp phần làm giảm BLGĐ ....... 58 Bảng 2.7: Mức độ hoạt động can thiệp của cộng đồng đối với TE khi bị BLGĐ .... 63 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa hoàn cảnh làm việc với BLGD ............................. 42 Biểu đồ 2.2: Tình hình BLGĐ đối với TE trên địa bàn Hà Nội (Quan điểm của cha mẹ) ... 43 Biểu đồ 2.3: Ảnh hưởng của hoàn cảnh việc làm đến BLGĐ đối với TE ............... 44 Biểu đồ 2.4: Sự khác biệt của trình độ học vấn ở mức độ BLGĐ ........................... 46 Biểu đồ 2.5: Sự khác biệt của địa bàn khảo sát ở mức độ BLGĐ ........................... 46 Biểu đồ 2.6: Những nguyên nhân khác quan gây ra BLGĐ (Theo quan điểm của cha mẹ) ... 50 Biểu đồ 2.7: Những nguyên nhân chủ quan gây ra BLGĐ đối với TE ( Theo quan điểm cha mẹ) ......................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.8: Trạng Thái lo âu, trầm cảm................................................................ 53 Biểu đồ: 2.9: Hành vi gây hấn ở thiếu niên ............................................................ 56 Biểu đồ 2.10: Những người đến giúp đỡ trẻ khi bị BLGĐ...................................... 64 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay, ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền [4]. Hành vi bạo lực gia đình rất phong phú, đa dạng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Bạo lực gia đình không những để lại hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân nói chung, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ em. Theo các số liệu khảo sát xã hội học: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%; gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%; gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%; gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Với trẻ em hậu quả nguy hại nhất là làm cho các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp. [28] Bởi vậy can thiệp hợp lý và kịp thời đối với bạo lực gia đình sẽ giúp đỡ rất nhiều cho trẻ em, tránh gây nên những hậu quả suốt đời đối với trẻ, giúp trẻ có một không gian an toàn lành mạnh để sống học tập, thúc đẩy sự phát triển hài hòa và toàn diện đối với trẻ. Dulamdary Enkhtor và cộng sự (2007), nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em đã chỉ ra rằng khi bị bố mẹ trừng phạt, trẻ cảm thấy buồn, ân hận, hối lỗi, đau khổ [4]. 10/11 phân tích của Gershoff cho thấy sự trừng phạt của cha mẹ (hoặc BLGĐ) có liên quan đến những hành vi không mong muốn đối với trẻ sau đây: giảm tính cách đạo đức, tăng gây hấn ở trẻ em, tăng phạm tội trẻ em và hành vi chống đối xã hội, giảm chất của mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em, giảm sức khỏe tâm thần trẻ em, tăng nguy cơ là nạn nhân của lạm dụng thể chất, tăng nguy cơ xâm hại của người lớn đối với trẻ, tăng hành vi tội phạm và chống xã hội, và gia tăng nguy cơ lạm dụng trẻ em hoặc vợ/chồng/bạn tình. Nghiên cứu của Graham – Bermann và Levendosky (1998); Moore và Pepler (1998) cũng chỉ ra rằng trẻ em sống trong gia đình có bạo lực gặp vấn đề về mặt cảm xúc, giao tiếp xã hội, nhận thức bản thân và hành vi. [4] 4 Theo kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện cùng các đối tác cho thấy có khoảng 21.2 % các cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Tình trạng bạo lực xảy ra với cả người vợ và người chồng. Tỷ lệ chồng đánh vợ chiếm 3.4 % trong khi tỷ lệ vợ đánh chồng là 0.6 % [4]. Tình trạng bạo lực giữa bố mẹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhìn chung bạo lực gia đình gây trở ngại rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Quả vậy, trẻ em trong xã hội hiện đại chịu nhiều sức ép và áp lực hơn so với các thời đại trước đây. Chứng kiến bạo lực gia đình và trực tiếp phải chịu sự trừng phạt của bố mẹ đôi khi là quá khắt khe, đẩy trẻ em vào tình huống rủi ro, ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ. Điều này đòi hỏi cần phải có sự lên tiếng của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. “Trẻ em là tương lai của đất nước”, nếu không được bảo vệ và chăm sóc sẽ gây nên những hậu quả không tốt cho gia đình và xã hội. Bảo vệ trẻ em là phải bảo vệ một cách toàn diện trẻ nhiều mặt, nhiều chiều cạnh của cuộc sống. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi lạm dụng, bỏ bê, khai thác và phân biệt đối xử [16]. Nó bao gồm quyền có nơi an toàn để vui chơi; cách nuôi dạy mang tính xây dựng và nhận thức về khả năng phát triển của trẻ em. Bởi vậy, nhà nước ta luôn coi trọng công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bằng nhiều hình thức như: ban hành luật BVCSGDTE, luật Hôn Nhân và Gia Đình… hay các chương trình dự án về sức khỏe trẻ em, về bảo vệ trẻ em. Từ trước đến nay, có rất đề tài dự án khoa học nghiên cứu đánh giá về công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trong công tác nghiên cứu xã hội, nhóm trẻ em trong các gia đình bạo lực được nhắc đến nhiều. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tổn thương tâm lý của trẻ em phải chịu do bạo lực gia đình, chỉ ra phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em. Những nghiên cứu cũng đã đưa ra những phương pháp tiếp cận để trị liệu tâm lý, tâm thần một cách cá nhân cho trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực gia đình.Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào phân tích và giải quyết dưới góc độ công tác xã hội nhằm phục vụ việc bảo vệ trẻ em trực tiếp khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng được tốt hơn. 5 Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành tính cách và nhân cách cho trẻ. Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững [29]. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, đồng thời, là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội đã phát triển và thành công tại Hà Nội. Nền dân trí và sự hiểu biết của người Hà Nội cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Tuy vậy, tình trạng BLGĐ ở Hà Nội vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, trẻ em trong một số gia đình tại Hà Nội vẫn phải chịu những sự trừng phạt nặng nề của tệ nạn BLGĐ. Những trẻ em này là đối tượng quan trọng cần được bảo vệ của công tác xã hội. Là một ngành khoa học ứng dụng và là một nghề trợ giúp xã hội nên công tác xã hội không thể không chú ý tới nhóm trẻ em bị BLGĐ. Sự quan tâm của gia đình đã giúp cho trẻ em được an toàn, tránh nhiều sự nguy hiểm trong xã hội. Tuy nhiên tệ nạn BLGĐ đã gây ra nhiều tổn hại về sức khỏe và tinh thần cho trẻ em. Hoạt động bảo vệ trẻ em cần phải được xuất phát từ chính các gia đình mà đặc biệt từ những gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực. Công tác BVCSGDTE ở Việt Nam luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Vì vậy, vai trò của cộng đồng, của CTXH nhằm ngăn chặn tác động xấu từ BLGĐ đến trẻ em luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách. Vấn đề này ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự quan tâm của các cấp các ngành. Song để đạt được kết quả tốt hơn, cần có những nghiên cứu để đề ra những giải pháp hữu hiệu hơn. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn “Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử phát triển công tác bảo vệ trẻ em trên thế giới Trên thế giới, làn sóng cứu trợ trẻ em được hình thành vào những năm cuối thế kỷ 19 với tên gọi “Làn sóng đầu tiên” của phong trào bảo vệ trẻ em. Các biểu 6 hiện đầu tiên của dịch vụ bảo vệ trẻ em với một uỷ quyền hợp pháp can thiệp để bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng và bỏ bê xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Hoạt động này ban đầu diễn ra dưới hình thức của những nỗ lực từ thiện và nhân đạo (Jeffreys & Stevenson, 1996), trong một trường hợp xảy ra bạo lực với trẻ em bởi người chăm sóc. Trẻ em, là nạn nhân của bạo lực gia đình đó - Mary Ellen đặt trong một trại trẻ mồ côi và người chăm sóc cô bị giam cầm. Sự kiện này sớm đã dẫn đến việc thành lập Hiệp hội New York về Phòng chống tàn ác đối với trẻ em (NYSPCC). NYSPCC được thành lập vào tháng 12 năm 1874, là cơ quan bảo vệ trẻ em đầu tiên trên thế giới (NSPCC, 2000; NYSPCC, 2000). Việc thành lập các NYSPCC cũng dẫn đến hình thành các thiết chế pháp luật bảo vệ trẻ em và ra đời tòa án vị thành niên ở Hoa Kỳ (Fogarty, 2008) [39]. Nhãn quan bảo vệ trẻ em thay đổi đáng kể trong những năm đầu 1960s - gọi là làn sóng thứ hai của phong trào giải cứu đứa trẻ. Sự quan tâm chuyên nghiệp và hiện đại về BVCSTE vào đầu những năm 1960. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi nhiều nghiên cứu nổi tiếng, trong số đó là một nghiên cứu ở Mỹ do tiến sĩ Henry Kempe (Fogarty, 2008). Kempe, Silverman, Steele, Droegemueller (1962) đặt ra thuật ngữ "hội chứng đánh đập con" bằng việc mô tả bằng chứng về chấn thương thể chất không được điều trị do lạm dụng thân thể của người chăm sóc [34]. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của các nhà chức trách và của chính bố mẹ, gia đình – người chăm sóc trẻ. Mặc dù được hình thành vào những năm 60 nhưng vào cuối những năm 1980 và 1990 hoạt động này tiếp tục được thay đổi theo mỗi tiểu bang của Mĩ. Hầu hết các quốc gia chuyển sang "chuyên nghiệp hóa" ứng phó với tình trạng lạm dụng và bỏ bê trẻ em. Điều này dẫn đến việc áp dụng rộng rãi các hoạt động chuyên nghiệp ra quyết định hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá rủi ro của việc ngược đãi trẻ em (Holzer & Bromfield, 2008). Vào cuối những năm 1990, dịch vụ bảo vệ trẻ em trong tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc đã gặp khó khăn để đối phó với một số lượng lớn các báo cáo nghi ngờ lạm dụng và bỏ bê trẻ em. Cách tiếp cận pháp luật/pháp y đã bị chỉ trích vì gia đình có nguy cơ thấp phải chịu sự rủi ro để điều tra không cần thiết, trong khi cùng một lúc để cho một số gia đình có nguy cơ cao gặp phải sự tan vỡ (Lonne et al 7 2009). Điều này khiến chính phủ các nước và các dịch vụ bảo vệ trẻ em phải tìm kiếm các giải pháp thay thế trong thế kỷ 21. Mô hình mới của bảo vệ trẻ em và hỗ trợ gia đình đã được thông qua ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Úc (Bromfield & Holzer, 2008). Phương pháp bảo vệ trẻ em vào đầu thế kỷ 21 ghi nhận sự đóng vai trò quan trọng của hệ thống gia đình, các thiết chế và tổ chức xã hội khác và phúc lợi gia đình rộng lớn hơn trong việc hỗ trợ các gia đình và do đó ngăn ngừa sự lạm dụng và bỏ bê trẻ em. Mô hình bảo vệ trẻ em mới tìm cách để đạt được một sự cân bằng giữa các dịch vụ bảo vệ trẻ em theo luật định và các dịch vụ hỗ trợ gia đình. Theo mô hình này, các dịch vụ bảo vệ trẻ em theo luật định, trở thành một khía cạnh trong một hệ thống phúc lợi xã hội tổng thể cho trẻ em và gia đình của họ (Bromfield & Holzer, 2008). Điều này đã dẫn đến các dịch vụ bảo vệ trẻ em và dịch vụ hỗ trợ gia đình làm việc cộng tác nhiều hơn để đánh giá nhu cầu của gia đình. Trong khi làm việc cộng tác nhiều hơn với các dịch vụ phúc lợi xã hội khác trong gia đình, người bảo vệ trẻ em đã có nhiều lựa chọn hơn khi trả lời một báo cáo nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em. Điều này đã giúp cho họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức của gia đình chứ không phải là qua đánh giá hội đồng quản trị các rủi ro về lạm dụng trẻ em và bỏ bê thực tế (Tomison, 2001). Các phong trào chống bạo lực trên thế giới  Phong trào biện hộ cho quyền trẻ em  Phong trào đề cao quyền công dân  Phong trào lưỡng quyền Kinh nghiệm của một số nước phát triển về bảo vệ trẻ em hiện nay Hệ thống bảo vệ trẻ em cũng có xu hướng thay đổi trong thời điểm gần đây trên toàn thế giới. Hướng tới việc đưa ra một mô hình thực hành công tác xã hội để bảo vệ trẻ em, đề tài hướng tới tìm hiểu những mô hình ở các nước phát triển như Autralia, Thụy Điển, Hồng Kông để là một gợi ý cho việc hình thành mô hình tại Việt Nam.  Xây dựng hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em Luật pháp là một trong những cơ sở quan trọng nhất để thực thi pháp luật, giúp xã hội ổn định trật tự. Hệ thống luật pháp của LHQ và các nước phát triển trên thế giới qui định rất cụ thể và rõ ràng về quyền trẻ em, về bổn phận trách nhiệm của 8 trẻ em và những điều cấm đối xử ngược đãi hoặc bạo lực đối với trẻ em. Hệ thống luật pháp về hoạt động bảo vệ trẻ em được hoàn thiện thường xuyên để mang tính cập nhật và giải quyết kịp thời. Hộp 1: Công ước của LHQ về quyền trẻ em Công ước của LHQ về quyền trẻ em được Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và trở thành Luật quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn. Nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước là Gana. Tính đến năm 2002 đã có 191 nước ký và phê chuẩn, tham gia. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á đã ký cam kết thực hiện. Ngay sau ký cam kết, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật cũng như xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến cơ sở bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện ngày càng có hiệu quả. Công ước gồm 54 điều khoản với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, nêu rõ các nguyên tắc, các quyền khác nhau, các cơ chế theo dõi và thực hiện. Trong đó, 41 điều khoản đề ra các quyền của tất cả trẻ em, các quyền đó là không thể chia tách. Các điều khoản bao gồm cả những nội dung các quyền về tự do dân sự, môi trường gia đình và các biện pháp thay thế trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các hoạt động văn hóa giải trí, các biện pháp bảo vệ đặc biệt [25] Công ước này đã Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, LHQ đã công bố rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản của môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Công nhận, để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. (Theo Vũ Ngọc Bình, NXB Chính trị Quốc [1] rất cụ thể về bảo vệ chăm Ở Autralia hệ thống luật pháp, chính sách Gia) quy định sóc, giáo dục trẻ em đó là tư pháp thân thiện với trẻ em, ví dụ như khi trẻ em vi 9 phạm pháp luật hay trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em. Một số nước có phòng điều tra xét hỏi riêng, toà án gia đình và trẻ em riêng để chuyên điều tra, xét hỏi và phán quyết đối với trẻ em phạm tội hoặc trẻ em là nạn nhân của các hành vi xâm hại, bạo lực.  Phát triển nguồn nhân lực thực hành công tác xã hội với trẻ em Nguồn nhân lực thực hành công tác xã hội với trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, vì đây là lực lượng trực tiếp và quan trọng nhất làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và kết nối cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cộng đồng, chính họ cũng là người trực tiếp thực hành công tác quản lý ca, xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp trẻ em, gia đình và phát triển cộng đồng. Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đã công nhận công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp giống như các nghề luật sư, bác sỹ, giáo viên. Hồng Kông, Thuỵ Điển, Australia… đều đã thành lập Hiệp hội CTXH, Hiệp hội các trường đào tạo cán bộ xã hội.  Phát triển Trung tâm công tác xã hội trẻ em - một loại hình dịch vụ trong mạng lưới bảo vệ trẻ em Hầu hết các quốc gia đều chú trọng phát triển hệ thống Trung tâm CTXH với trẻ em ở cấp huyện hoặc ở cụm xã để thực hành cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cộng hoà liên bang Nga, Thuỵ Điển là những quốc gia có nhiều trung tâm công tác xã hội trẻ em nhất, riêng thành phố Stockhol của Thuỵ Điển, từ năm 2006, đã có tới 27 trung tâm CTXH với trẻ em, các trung tâm này được ngân sách của các quận cung cấp và đặt dưới sự điều hành của các quận. Đây là nơi các em và cha mẹ, người chăm sóc trẻ thường xuyên lui tới, nhất là trẻ em có vấn đề về tâm lý xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị sao nhãng, bị xâm hại, bị bạo lực. Ngoài giờ đi học các em có thể đến trung tâm để được tư vấn, trị liệu tâm lí xã hội, được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thậm chí tạm lánh một vài ngày nếu môi trường gia đình có nguy cơ không an toàn. Cán bộ CTXH thực hành tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lí xã hội cho cả trẻ em và cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại trung tâm; ngoài ra họ còn thực hành các chuyến thăm các gia đình để trợ giúp các gia đình đang có vấn 10 đề. Trong trường hợp các chuyến đến thăm không thành công và ít nhất là 3 lần liên tục trong khoảng thời gian một tháng mà cha mẹ, người chăm sóc trẻ vẫn không chuyển biến về nhận thức và hành động, trẻ vẫn bị sao nhãng, có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại thì cán bộ xã hội có thể báo cáo với cấp chính quyền địa phương ra văn bản triệu tập những người này đến ở trung tâm công tác xã hội dành riêng cho các gia đình có vấn đề xã hội, thời gian ít nhất là 3 ngày, một tuần, dài hơn có thể đến một tháng. Trong quá trình ở trung tâm CTXH các gia đình còn được tham gia các buổi học tập, toạ đàm dành cho người lớn về tâm lý của trẻ em, kỹ năng chăm sóc trẻ, đặc biệt là kỹ năng ứng xử, chăm sóc trẻ em cá biệt… Cộng hoà liên bang Nga cũng là một trong số những quốc gia phát triển mạnh mẽ mạng lưới tổ chức bảo vệ trẻ em, điển hình là Bang Costonia, trong năm 2009, toàn bang chỉ có khoảng 1,1 triệu dân nhưng có tới 26 trung tâm CTXH trẻ em và có tới 700 cán bộ công tác xã hội, bình quân 1500 dân có một cán bộ CTXH và khoảng 500 trẻ em có một cán bộ CTXH. Họ thuộc biên chế và do các trung tâm CTXH trả lương nhưng vừa làm việc ở trung tâm vừa thực hành trực tiếp tại cộng đồng. Đặc biệt, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được quản lý và cập nhật thông tin quản lý hàng tháng, toàn bộ thông tin được kết nối mạng để phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành từ cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Nói chủ quan, việc áp dụng công nghệ thông tin quản lý trẻ em ở bang Costonia, có lẽ là tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế và ngăn ngừa nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, sao nhãng được các cán bộ CTXH đặc biệt quan tâm, bởi ở bang này có khá nhiều bậc phụ huynh nghiện rượu, vì vậy trẻ em dễ rơi vào nguy cơ cao bị sao nhãng, bạo lực. Việc đưa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại vào các trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng tập trung chỉ là giải pháp cuối cùng và mang tính tạm thời khi mà trẻ chưa tìm được gia đình chăm sóc thay thế [31]. Một số chương trình dịch vụ bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ đã và đang tồn tại Chương trình kết nối gia đình (Family Connections Program) Chương trình kết nối gia đình ở Baltimore, Maryland được thiết kế bởi Văn phòng cho trẻ em (Children’s Bureau) như là một chương trình can thiệp dành cho 11 trẻ bởi một quá trình đánh giá nghiêm ngặt. Kết nối gia đình can thiệp với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi mà ở đó trẻ em được xem là có nguy cơ bị lạm dụng và sao nhãng, nhưng chưa được can thiệp. Chương trình hỗ trợ an toàn cho trẻ và gia đình bằng việc đáp ứng nhu cầu và xây dựng điểm mạnh. Kết quả là 90% trẻ em trong can thiệp được bảo vệ an toàn, tránh khỏi nguy cơ làm dụng và sao nhãng. Chương trình trao quyền cho cha mẹ (Parent Empowerment Program) Năm 1996, trung tâm Bảo vệ trẻ em của Phòng Cộng Đồng của trung tâm Y Tế ở thành phố New York đã thành lập chương trình Trao Quyền cho Cha Mẹ, chương trình nhằm can thiệp hỗ trợ giáo dục xã hội cho những người mẹ trẻ đơn thân ở South Bronx. Chương trình tập trung đánh giá các dịch vụ y tế và xây dựng hệ thống hỗ trợ xã hội. Thực hành bao gồm các nội dung vãng gia, tập huấn làm cha mẹ để đáp ứng nhu cầu của người tham gia và chia sẻ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ. Các cuốn sách, tài liệu về bảo vệ trẻ em  Tác giả Richard L. Davis với “Domestic Violence – intervention, prevention, policies and solutions”, nghiên cứu đề cập đến giải pháp để giải quyết BLGĐ. Trong đó có nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong việc bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ. Tuy vậy, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế trong việc bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ chỉ nhắm tới đối tượng trẻ em và nạn nhân, mà chưa quan tâm đến làm việc với người gây bạo lực  “The Safe Child Book: A Commonsense Approach to Protecting Children and Teaching Children to Protect Themselves – Gavin de Becker”. Đây là cuốn sách khẳng định vai trò và tầm quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục và bảo vệ trẻ. Cuốn sách hướng dẫn cha mẹ cách bảo vệ và giáo dục trẻ một cách tốt nhất nhằm đạt hiệu quả và an toàn. Đây là gợi ý cho việc xây dựng hoạt động và dịch vụ bảo vệ trẻ em tập trung gia đình.  “Safeguarding and Protecting Children in the Early Years - James Reid”.” đề cập đến khái niệm lạm dụng thể chất và tinh thần. Cuốn sách đề cập đến vai trò của cha mẹ trong việc bảo vệ trẻ. Do cha mẹ là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với trẻ em. Đồng thời, cha mẹ là những người có tiếng nói quan trọng 12 nhất đối với trẻ. Do đó, những giải pháp hướng tới đối tượng là cha mẹ như tập huấn về quyền trẻ em, tập huấn về các nội dung của pháp luật, phương pháp giáo dục trẻ em cho cha mẹ là những nội dung quan trọng nhằm giúp giảm thiểu bạo lực gia đình đối với trẻ. Cuốn sách “Social Work – a profession of many faces” (tác giả: Armando  T. Morales, Bradford W. Sheafor và Malcolm E. Scott) nêu bật những khía cạnh chuyên môn cần can thiệp của một ca trong công tác xã hội. Việc thực hành phải dựa trên nhiều chiều cạnh tồng hợp và toàn diện. Ở chương 17, cuốn sách đề cập đến thực hành công tác xã hội riêng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Tác giả cuốn sách đã đưa đến cho người đọc cách thức để thực hành can thiệp đối với trẻ em gặp phải những tổn thương về thể chất và tinh thần. Cuốn sách cũng nêu lên mô hình sinh thái phân tích các rối nhiễu chức năng xã hội của trẻ em. Từ cơ sở đó, tác giả luận văn đã xây dựng những hoạt động phủ hợp và hiệu quả nhất cho trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những rối nhiễu tâm lý và hành vi trong bối cảnh bạo lực gia đình.  Những cuốn sách đã đề cập đến tệ nạn BLGĐ và những hậu quả của BLGĐ. Đồng thời, các cuốn sách cũng nêu rõ những hậu quả nghiêm trọng của BLGĐ đối với trẻ em và những nạn nhân. Thêm vào đó, đã có nhiều cuốn sách nói đến những giải pháp nhằm giúp đỡ trẻ em khỏi bạo lực gia đình, trong đó có giải pháp quan trọng nhất là liên kết chặt chẽ với gia đình của trẻ. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng trong việc xây dựng giải pháp giúp đỡ trẻ em trong môi trường bạo lực gia đình mà luận văn sẽ đề cập ở phần sau.. 2.2. Nghiên cứu về bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ ở trong nước Đã có nghiên cứu ở cấp Nhà Nước được tiến hành để xây dựng “Báo cáo quốc gia tình hình thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em lần 1 và lần 2 của Việt Nam” cho Uỷ ban quyền trẻ em của Liên Hợp quốc, UNICEF do Uỷ ban Dân Số Gia Đình Trẻ em trước đây thực hiện. Nghiên cứu này đã đánh giá tình hình thực hiện cả bốn nhóm quyền trẻ em được đề cập trong Công ước. Nhìn chung, Việt Nam đã và đang trên đường hội nhập 13 quốc tế, nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu để xây dựng “Báo cáo lần 3 và 4 về tình hình thực hiện Công ước LHQ về Quyền Trẻ em” [16]. Nghiên cứu về “tình trạng lạm dụng trẻ em tại Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm 2003. Nghiên cứu này đã xác định khái niệm, bản chất và phạm vi vấn đề lạm dụng trẻ em. Theo nghiên cứu này khái niệm về lạm dụng trẻ em phải được hiểu một cách toàn diện, lạm dụng bao gồm các loại hình khác nhau như lạm dụng thân thể, lạm dụng tình dục, sao nhãng, đối xử tàn tệ về thể chất và tinh thần, bạo lực, bóc lột vì mục đích tình dục, mại dâm trẻ em, du lịch tình dục. Nghiên cứu được tiến hành tại ba tỉnh Hà Nội, An Giang và Lào Cai để phản ánh các đặc điểm khác nhau về địa lý, văn hoá, xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đời sống tồn tậi rất nhiều loại hình bạo lực đối với trẻ em. Phát hiện đáng chú ý nhất của nghiên cứu là tình trạng đánh trẻ em nhằm “giáo dục”, hay kỷ luật là khá phổ biến, trong khi các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng phương pháp dạy dỗ này là đã lạc hậu và khó chấp nhận, nhưng trên thực tế phương pháp này vẫn được áp dụng rộng rãi. Tình trạng lạm dụng tình dục hay chứng kiến bạo lực cũng là những vấn đề mà trẻ em Việt Nam phải đối mặt ngày càng nhiều. [16] Nghiên cứu về “thực trạng xâm hại trẻ em qua một khảo sát nhanh tại Hà Nội” trong chương trình phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Hà Nội của tổ chức SCAP đã tìm hiểu các hình thức xâm hại trẻ em tại một số trường trong nội thành. Khảo sát được tiến hành với 674 em trong độ tuổi từ tiểu học đến trung học cơ sở. Mặc dù nghiên cứu được tiến hành tại trường học với mục đích tìm hiểu các hình thức xâm hại trẻ em nói chung, nhưng kết quả đã chỉ ra một số hình thức xâm hại trẻ em tại gia đình. Cụ thể, các em bị người nhà đánh đập là 11%, bị sao nhãng 4.2%. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, tất cả các hình thức xâm hại đều xảy ra tại các địa bàn được nghiên cứu, ngay cả hình thức sao nhãng, bỏ mặc. Trẻ em nhỏ lại phải gánh chịu các hình thức xâm hại nhiều hơn, đặc biệt là bạo lực gia đình và xâm hại tình dục [16]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan