Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc ở vài đình làng miền bắc việt nam thế kỷ xvii lu...

Tài liệu Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc ở vài đình làng miền bắc việt nam thế kỷ xvii luận văn ths. khảo cổ học

.PDF
159
1316
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC KIÊN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC Ở MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG MIỀN BẮC VIỆT NAM THẾ KỶ XVII Chuyên ngành Khảo cổ học Mã số: 60 22 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Văn Khoán Hà Nội - 2013 0 MỤC LỤC Trang phụ bìa................................................................................................00 Mục lục...........................................................................................................01 Bảng các chữ viết tắt.................................................................................... 04 Danh mục các bảng biểu, bản đồ, bản rập, bản ảnh................................. 05 Mở đầu............................................................................................................10 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................10 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................11 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................12 5. Những kết quả và đóng góp của luận văn....................................12 6. Kết cấu của luận văn......................................................................13 Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................14 1.1. Nguồn gốc, chức năng và lịch sử nghiên cứu đình làng thế kỷ XVII ...............................................................................14 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của đình..............................14 1.1.2. Chức năng của đình làng................................................18 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu điêu khắc đình làng........................19 1.2. Nghệ thuật điêu khắc đình làng...............................................23 Tiểu kết chương một.................................................................28 Chương 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC Ở MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG MIỀN BẮC VIỆT NAM THẾ KỶ XVII........30 2.1. Các chủ đề chính trong điêu khắc kiến trúc ở một số đình làng miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVII................................30 2.1.1. Chủ đề về sinh hoạt đời sống...........................................31 1 2.1.2. Chủ đề về lao động sản xuất, săn bắn.............................34 2.1.3. Chủ đề võ thuật, chiến đấu..............................................36 2.1.4. Chủ đề về quan hệ nam nữ..............................................39 2.1.5. Chủ đề về vui chơi - giải trí.............................................44 2.1.6. Chủ đề về các tích truyện, thần thoại..............................49 2.1.7. Chủ đề về các con vật.......................................................52 2.1.7.1. Các con vật trong truyền thuyết..........................52 2.1.7.2. Các con vật trong đời sống thực..........................54 2.1.8. Chủ đề về thiên nhiên, làng quê Việt Nam.....................61 2.2. Kỹ thuật chạm khắc và thủ pháp tạo hình trong điêu khắc kiến trúc đình làng......................................................................64 2.2.1. Kỹ thuật chạm lộng..........................................................64 2.2.2. Các kỹ thuật khác.............................................................65 2.2.3. Các thủ pháp tạo hình……………………………….…71 Tiểu kết chương hai.................................................................74 }} Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG............77 3.1. Giá trị nghệ thuật......................................................................77 3.1.1. Tính chất của điêu khắc đình làng TK XVII .................77 3.1.2. Sự hài hòa giữa điêu khắc và không gian kiến trúc......78 3.1.3. Diễn tả môi trường trong điêu khắc................................79 3.1.4. Diễn tả nhân vật trong thế động .....................................80 3.2. Giá trị tư tưởng.........................................................................82 3.2.1. Tính hiện thực..................................................................82 3.2.2. Tính dân tộc.....................................................................82 3.2.3. Tính nhân văn..................................................................84 2 Tiểu kết chương ba...................................................................85 KẾT LUẬN.....................................................................................................87 - VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH...............90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................95 PHỤ LỤC......................................................................................................103 3 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BEFEO - Bulletin de L’Ecole Francaise d’Extrême- Orient Bd. - Bản dịch DTH - Dân tộc học GS - Giáo sư H. - Hà Nội h. - Huyện KCH - Khảo cổ học Nxb - Nhà xuất bản PGS - Phó giáo sư PTS - Phó tiến sĩ Stt - Số thứ tự t. - Tỉnh T/c - Tạp chí TK - Thế kỷ TS - Tiến sĩ Tp - Thành phố tr. - Trang TT. - Thị trấn UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VHTT - Văn hóa - Thông tin x. - Xã 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, BẢN RẬP, BẢN ẢNH 1. Danh mục bảng biểu 1.1. Bảng thống kê: Danh mục đình làng đề cập đến trong luận văn 1.2. Danh mục các thuật ngữ sử dụng trong luận văn 2. Danh mục bản đồ - Bản đồ 01: Khu vực miền Bắc trên bản đồ Việt Nam. (Nguồn Google map). - Bản đồ 02: Sự phân bố đình làng TK XVII khu vực miền Bắc Việt Nam 3. Danh mục bản rập - Bản rập 01: Chim phượng (đình Chu Quyến) - Bản rập 02: Chim phượng (đình Thổ Hà) - Bản rập 03: Đua thuyền ngày hội (đình Phù Lưu) - Bản rập 04: Tôm cắp cá (đình Thạch Lỗi). 4. Danh mục bản ảnh - Ảnh 01: Phong cách Ngọc Canh (đình Ngọc Canh) - Ảnh 02: Phong cách An Hòa (đình An Hòa) - Ảnh 03: Phong cách đình Hiến (đình Hiến) - Ảnh 04: Phong cách Chu Quyến (đình Chu Quyến) - Ảnh 05: Phong cách Yên Sở (đình Yên Sở) - Ảnh 06: Cảnh sinh hoạt các tầng lớp xã hội (đình Thổ Tang) - Ảnh 07: Quan quân bắt dân đi lính (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 08: Quan quân cướp bóc (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 09: Hát ở nhà quan (đình Ngọc Canh) - Ảnh 10: Vượt phong ba bão táp (đình Ngọc Canh) - Ảnh 11: Hái dừa (đình An Hòa) - Ảnh 12: Đánh hổ (đình Chảy) 5 - Ảnh 13: Bắn hổ (đình Thổ Tang) - Ảnh 14: Đoàn đi săn trở về (đình Hương Canh) - Ảnh 15: Đấu khiên đao (đình Hương Canh) - Ảnh 16: Đấu kiếm (đình Ngọc Canh) - Ảnh 17: Tập đấu kiếm (đình Thượng Cung) - Ảnh 18: Đấu vật (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 19: Đấu vật (đình Phù Lão) - Ảnh 20: Đấu vật (đình Hoàng Xá) - Ảnh 21: Cưỡi ngựa đâm giáo (đình Hoàng Xá) - Ảnh 22: Trai gái tắm đầm sen (đình Đông Viên) - Ảnh 23: Gái một con (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 24: Nam nữ vui đùa (đình Phù Lão) - Ảnh 25: Lợn ăn con bú (đình Phất Lộc) - Ảnh 26: Bốn nụ cười (đình Hưng Lộc) - Ảnh 27: Thiếu nữ cưỡi đầu rồng (đình Thắng) - Ảnh 28: Đua thuyền (đình Hoàng Xá) - Ảnh 29: Chèo thuyền (đình Hương Canh) - Ảnh 30: Chèo thuyền (đình Thượng Cung) - Ảnh 31: Chọi gà (đình An Hòa) - Ảnh 32: Người ôm gà chọi (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 33: Người ôm gà chọi (đình Hoàng Xá) - Ảnh 34: Ngày hội (đình Ngọc Canh) - Ảnh 35: Hai người đá cầu (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 36: Hai người đá cầu (đình Thổ Tang) - Ảnh 37: Đánh cờ (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 38: Đánh cờ (đình Ngọc Canh) - Ảnh 39: Chuốc rượu (đình Hoàng Xá) 6 - Ảnh 40: Uống rượu (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 41: Uống rượu (đình Ngọc Canh) - Ảnh 42: Cảnh uống rượu và người hầu (đình Chu Quyến) - Ảnh 43: Táng mả hàm rồng (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 44: Táng mả hàm rồng (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 45: Táng mả hàm rồng (đình Chu Quyến) - Ảnh 46: Cá hóa rồng (đình Thượng Cung) - Ảnh 47: Cá hóa rồng (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 48: Trúc hóa rồng (đình Thượng Cung) - Ảnh 49: Tiên múa (đình Hoàng Xá) - Ảnh 50: Tiên cưỡi rồng (đình Phong Cốc) - Ảnh 51: Tiên cưỡi phượng (đình Thổ Hà) - Ảnh 52: Đầu dư chạm hình rồng (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 53: Rồng (đình Chu Quyến) - Ảnh 54: Rồng (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 55: Chim phượng (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 56: Nghê chầu nhật (đình Chu Quyến) - Ảnh 57: Đánh hổ (đình Chảy) - Ảnh 58: Người cưỡi báo (đình Chu Quyến) - Ảnh 59: Quản tượng (đình Hoàng Xá) - Ảnh 60: Thúc voi ra trận (đình Thượng Cung) - Ảnh 61: Thuần mã (đình Diềm) - Ảnh 62: Người cưỡi ngựa (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 63: Trâu (đình Hoàng Xá) - Ảnh 64: Chọi trâu (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 65: Đôi Hươu (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 66: Lợn (đình Phất Lộc) 7 - Ảnh 67: Mèo (đình Diềm) - Ảnh 68: Mèo (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 69: Mèo ngoạm cá (đình Đại Phùng) - Ảnh 70: Mèo bám râu rồng (đình Chu Quyến) - Ảnh 71: Rồng nắm chuột (đình Diềm) - Ảnh 72: Khỉ (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 73: Thạch sùng (đình Chu Quyến) - Ảnh 74: Rùa trong bộ tứ linh (đình Thượng Cung) - Ảnh 75: Hoa sen (đình Phù Lão) - Ảnh 76: Hoa sen (đình Hoàng Xá) - Ảnh 77: Cây (đình Thạch Lỗi) - Ảnh 78: Cây và thú (đình Chu Quyến) - Ảnh 79: Chạm lộng ván gió (đình Hoàng Xá) - Ảnh 80: Chạm lộng hình rồng, phượng (đình Chu Quyến) - Ảnh 81: Chạm lộng chim phượng (đình Chu Quyến) - Ảnh 82: Chạm thủng nhang án (đình Diềm) - Ảnh 83: Chạm nông (đình Chu Quyến) - Ảnh 84: Chạm kênh bong (đình Hạ Hiệp) - Ảnh 85: Thợ đục phá (Làng nghề Đông Giao, tỉnh Hải Dương) - Ảnh 86: Thợ đục gọt (Làng nghề Đông Giao, tỉnh Hải Dương) - Ảnh 87: Một số sản phẩm làng nghề Đông Giao - Ảnh 88: Thợ tạo mẫu (Làng nghề Phù Khê, tỉnh Bắc Ninh) - Ảnh 89: Thợ đục phá (Làng nghề Phù Khê, tỉnh Bắc Ninh) - Ảnh 90: Thợ đục gọt (Làng nghề Phù Khê, tỉnh Bắc Ninh) - Ảnh 91: Các loại đục sử dụng trong chạm khắc hiện nay - Ảnh 92: Các loại đục sử dụng trong chạm khắc hiện nay - Ảnh 93: Các loại đục sử dụng trong chạm khắc hiện nay 8 - Ảnh 94: Thủ pháp đồng hiện (đình Hoàng Xá) - Ảnh 95: Thủ pháp kết hợp yếu tố huyền thoại và tả thực, trang trí và tả thực (đình Hoàng Xá). 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong bề dày lịch sử mỹ thuật Việt Nam, điêu khắc dân gian trong đó có điêu khắc đình làng đóng một vai trò quan trọng góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng di sản mỹ thuật quốc gia. Đây là nơi lắng đọng hơi thở cuộc sống của làng quê Việt Nam, nơi ghi dấu những mong ước giản dị của người nông dân, phản ánh cuộc sống đời thường, phản ánh xã hội cũng như đả phá những mặt trái của chế độ phong kiến đương thời... Tất cả những điều đó đã được nghệ nhân dân gian ghi lại qua các mảng chạm khắc trên điêu khắc kiến trúc đình làng. 1.2. Đình làng với chức năng là ngôi nhà chung của làng xã Việt Nam, nơi đây giải quyết ba chức năng chính là: chức năng hành chính, chức năng tôn giáo và chức năng văn hóa. Không biết chính xác đình làng xuất hiện từ bao giờ nhưng hiện diện trong không gian làng xã Việt Nam cho đến nay thì chỉ còn những ngôi đình có từ thế kỷ XVI; đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như văn hóa dân gian, mỹ thuật dân gian, khoa học lịch sử ... Do vậy, nghiên cứu để làm rõ giá trị của đình làng là việc làm cần thiết nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc theo đúng tinh thần nghị quyết trung ương V khóa VIII của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.3. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đời sống vật chất và đời sống tinh thần đang ngày được nâng cao, việc đầu tư tu sửa các di tích lịch sử văn hóa trong đó có đình làng cũng được tiến hành ồ ạt, không có sự giám sát của các cơ quan chức năng, do đó tình trạng làm sai, hỏng đang góp phần phá hoại những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích. Nghiên cứu xác định rõ những giá trị của ngôi đình trong đó có điêu khắc đình làng sẽ nâng cao ý thức của nhân 10 dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị và là cơ sở dữ liệu để nghiên cứu và tu sửa nhưng vẫn giữ được yếu tố gốc của di tích. Trên cơ sở đó người viết đã chọn đề tài: “Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc ở một số đình làng miền bắc Việt Nam thế kỷ XVII” làm luận văn tốt nghiệp Cao học khóa 2009 - 2012. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Hệ thống lại những nghiên cứu về nguồn gốc và nghệ thuật điêu khắc đình làng thế kỷ XVII. 2.2. Phân loại những mảng đề tài trong điêu khắc kiến trúc đình làng ở một số di tích khu vực miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVII và phân tích, đánh giá những đề tài này nhằm thấy được đặc trưng của từng thời kỳ. 2.3. Bước đầu nghiên cứu về những giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nghệ thuật điêu khắc đình làng thế kỷ XVII. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn tập trung vào một số di tích tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc đình làng thế kỷ XVII như: đình Phù Lão (Bắc Giang), đình Diềm (Bắc Ninh), đình Thạch Lỗi (Hải Dương), đình Hoàng Xá (Hà Nội), đình Chu Quyến (Hà Nội), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Hương Canh (Vĩnh Phúc), đình Chảy (Hà Nam) và đình Hưng Lộc (Nam Định) và các ngôi đình khác ở miền Bắc Việt Nam đã được xác định niên đại vào thế kỷ XVII hoặc cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII (đặc biệt là niên hiệu Chính Hòa 1680-1705). 3.2. Phạm vi nghiên cứu cũng đã được chỉ rõ ở tên đề tài gồm: - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những ngôi đình trong phạm vi miền Bắc Việt Nam; tuy nhiên những di tích để chọn nghiên cứu sẽ đại diện cho các khu vực có mật độ đình làng cao và có nhiều mảng 11 chạm khắc. Ngoài ra, để có thêm tư liệu đối sánh, người viết sẽ phải sử dụng các tư liệu về mỹ thuật dân gian như tranh dân gian, phong tục tập quán và các trò chơi dân gian ... - Phạm vi thời gian: Đình làng được biết đến và tập trung nghiên cứu nhiều nhất là từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Trong đó thế kỷ XVII là thời kỳ phát triển đỉnh cao của đình làng; do đó luận văn tập trung vào phạm vi thế kỷ XVII để tìm hiểu, trong một số trường hợp thì mở rộng thời gian trước và sau để nghiên cứu, lý giải vấn đề. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Luận văn sử dụng phương pháp khảo cổ học truyền thống như: Khảo sát, điền dã, phân loại, khảo tả, chụp ảnh, phân tích và tổng hợp. Trong nghiên cứu là cách khảo tả, so sánh, phân tích và tổng hợp về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí. 4.2. Kết hợp các phương pháp liên ngành như: Hán Nôm học, Kiến trúc, Nghệ thuật học, Bảo tàng học… 4.3. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng để đánh giá sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử. 5. Những kết quả và đóng góp của luận văn 5.1. Hệ thống lại những nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc đình làng miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVII. 5.2. Phân loại những mảng đề tài trong điêu khắc kiến trúc đình làng ở một số di tích tiêu biểu mà luận văn đã chọn và phân tích, đánh giá để thấy được giá trị về mặt nghệ thuật, giá trị tư tưởng và kỹ thuật thể hiện. 5.3. Luận văn làm cơ sở tư liệu cho việc nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc đình làng thế kỷ XVII trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cũng như góp phần tu bổ, sửa chữa bảo tồn yếu tố gốc. 12 5.4. Làm cơ sở cho việc đối chiếu, bổ sung thông tin trong trưng bày bảo tàng về nghệ thuật điêu khắc dân gian đình làng Việt. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu (04.tr) và kết luận (08.tr), nội dung gồm có 3 chương (72.tr) với trình tự như sau: - Chương 1: Tổng quan (16.tr) Chương này người viết tìm hiểu về nguồn gốc và sự phát triển của đình làng, những chức năng chính của ngôi đình xưa và lịch sử những nghiên cứu về điêu khắc đình làng Việt Nam. - Chương 2: Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc ở một số đình làng miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVII (46.tr) Phân loại, phân tích các mảng đề tài điêu khắc trang trí trên kiến trúc ở một số đình làng miền Bắc thế kỷ XVII và tìm hiểu kỹ thuật chạm khắc. - Chương 3: Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng (10.tr) Tổng kết những giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nghệ thuật điêu khắc đình làng miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVII. 13 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Nguồn gốc, chức năng và lịch sử nghiên cứu đình làng thế kỷ XVII 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của đình Đình là một thuật ngữ Hán ( ). Trung Hoa cổ đại Đình là một đơn vị hành chính. Dưới thời Tần, Hán 10 lý là một Đình. Đình có đình trưởng. Lưu Bang người khởi dựng nhà Hán là đình trưởng ở Phong Bái. Đình còn có nghĩa là một ngôi nhà lá ở dọc đường - nơi dừng chân cho khách đường xa; 5 dặm có một “đoản đình”, 10 dặm có một “trường đình”. Nếu dựng cạnh đường thủy gọi là “lương đình” hay “trường đình”. Đình còn có loại mang tính chất nghiệp vụ như “tỉnh đình” (cơ quan tỉnh), “bi đình” (nhà dựng bia), “bưu đình” (bưu điện), “thư đình” (thư viện). Ở Việt Nam dùng thuật ngữ Hán tự, theo cách gọi của Trung Quốc là đình, nhưng nội dung khác hoàn toàn. Ở Việt Nam, Đình là một ngôi nhà công cộng, một ngôi nhà chung của một cộng đồng dân cư của một làng (la maison de commune hoặc là Communal house hay Communal hall). Đình của làng Việt giống với nhà Rông của người BaNa Tây Nguyên về tính chất. Vậy nguồn gốc đình Việt Nam có từ bao giờ? Trong Lục độ tập kinh của Khang Tăng Hội có ghi: “Đêm đến ông lặng lẽ trốn đi. Đi hơn trăm dặm, vào nghỉ ở một ngôi đình trống” [66, tr.19]. Ở kinh đô Hoa Lư, khảo cổ học đã tìm thấy vết tích của một ngôi đình dịch. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi: “Thượng Hoàng (Trần Thái Tông) xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trước đây, tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm” [66, tr.18]. Ở Hà Nội, nhà số 10, ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm có bia đề năm Thuận Thiên thứ 3 (1433). Đây là làng cổ Thanh Hà xưa có đình. Như vậy cái tên 14 đình xuất hiện rất sớm từ thế kỷ II - III Công Nguyên, và nó có mặt ở các thời tiếp theo Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. Đình và đình trạm phải chăng là nguồn gốc của đình làng? Cuộc tìm hiểu về nguồn gốc của đình làng tựu trung có các ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng Đình làng có nguồn gốc từ Đình Trạm. GS. Nguyễn Văn Huyên “Cái đình ngày xưa là nhà nghỉ của vua khi nhà vua đi tuần thú trong vùng. Ở tỉnh có hành cung để vua dừng chân nghỉ ngơi. Ở các làng ven đường cũng có những ngôi nhà có chức năng như hành cung. Về sau vua ít đi tuần thú, dân làng đã sử dụng các hành cung này để thờ thần. Ông cho rằng những đình hiện nay có bốn đại tự “Thánh cung vạn tuế” có nguồn gốc từ đó”. Ý kiến của Nguyễn Văn Huyên có một số người ủng hộ, trong số đó có Trần Lâm Biền, Trịnh Cao Tưởng. [66, tr.19] Ý kiến thứ hai - dựa vào dòng chữ ghi trên kẻ của đình Phù Lưu, Bắc Ninh “... kẻ nào cho khách đi đường và bọn công thương trú ngụ (trong đình) thì xin thần linh tru diệt”, căn cứ đó Chu Quang Trứ chủ trương đình làng ngược hẳn với đình trạm, không có nguồn gốc từ đình Trạm. Ý kiến thứ ba cho đình làng là một kiểu nhà chung, một sản phẩm của làng kiểu trung đại từ sau Lê Sơ. Thuộc ý kiến này có hai tác giả là Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng. Ý kiến thứ tư của L.Bezacier cho đình làng Việt Nam là một trong những vết tích của người Anh-đô-nê-diêng xưa kia cư trú ở miền Đông Nam Á, về sau có một số ảnh hưởng của Trung Quốc ghép thêm vào. Tất cả các ý kiến đã trình bày ở trên GS. Hà Văn Tấn cho rằng: “Mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng đình - ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc. Tất nhiên thời đó chưa được gọi là đình, một từ vay mượn của Trung Hoa” [66, tr.20]. 15 Thực tế ở đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại di tích Quán đình. Quán đình thường lợi dụng dưới gốc cây cổ thụ giữa cánh đồng, hoặc ở đầu làng, người ta dựng một mái nhà bằng tranh tre nứa lá hoặc xây bằng gạch đơn sơ để làm chỗ cho trẻ con chăn trâu và người đi làm đồng về dừng chân nghỉ ngơi, trú ngụ lúc mưa nắng. Có thể kể ra các quán đình ở Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội. Quán đình ở cánh đồng Đường Lâm; quán đình Hoài Đức và quán đình Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội... Những quán đình này chắc chắn không phải là nguồn gốc của đình làng. Đình làng với tư cách là một thực thể văn hóa của làng xã hiện biết đến bắt đầu thế kỷ XVI đó là: 1. Đình Tây Đằng thuộc xã Tây Đằng, thị trấn Quốc Oai được dựng vào thế kỷ XVI trên một đầu cột có dòng chữ Hán “Quý Mùi niên tạo”. Nhiều người cho rằng đình dựng năm 1583. 2. Đình Thụy Phiêu ở thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Đình có niên đại tuyệt đối, niên hiệu Đại Chính của Mạc Thái Tông (1530-1540). 3. Đình Lỗ Hạnh ở thôn Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đình có niên hiệu Sùng Khang của Mạc Mậu Hợp năm thứ 11 (1576). 4. Đình La Phù, tên nôm là Đình Là, thuộc thôn La Uyên, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội. Niên hiệu Diên Thành của Mạc Mậu Hợp (1578 1585) vào năm thứ 4 (1581). 5. Đình Phù Lưu ở làng Phù Lưu, xã Thu Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình có niên hiệu Minh Trị thứ 2 của Mạc Mậu Hợp (1589). Dựa vào tài liệu bi ký chúng ta còn biết thêm: 6. Đình Đại Đoan xã Đoan Bái, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh dựng vào năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành của Mạc Mậu Hợp (1583). 7. Đình Trường Hoài huyện Thái Thụy, Thái Bình dựng năm Diên Thành thứ 8 (1585). 16 8. Đình Nghênh Phúc, xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương dựng năm Hưng Trị thứ 4. Mạc Mậu Hợp (1591). Về mặt kiến trúc, đình thế kỷ XVI có mặt bằng hình chữ nhất ( ), có 3 gian 2 chái, 4 hàng cột, 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân, nghĩa là một vì kèo có 4 cột. Đình có sàn gỗ, gian giữa có gác lửng thờ Thành Hoàng, sân đình rất rộng. Những ngôi đình từ thế kỷ XVI đã có điêu khắc trang trí phong phú. Hình rồng được chạm khắp nơi. Con rồng thế kỷ XVI thường có hình yên ngựa. Những cảnh sinh hoạt của con người như đốn củi, cày voi, đuổi hổ, bắt rắn, chồng người làm xiếc, chèo thuyền uống rượu được chạm trổ kín trên các kết cấu kiến trúc. Nhưng đình thế kỷ XVI chỉ đếm đầu ngón tay. Đến thế kỷ XVII có thể nói là thế kỷ của đình làng, làng nào cũng đều dựng đình. Tính đến năm 2007, 14 tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ có 856 đình làng được xếp hạng di tích lịch sử cấp Nhà nước; trong số đó đình làng thế kỷ XVII chiếm khoảng 70%, nhiều nhất được dựng vào năm Chính Hòa (1680-1705) thời Lê Hy Tông với một số ví dụ sau đây: 1. Đình Yên Sở, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội dựng năm Chính Hòa thứ 2 (1681). 2. Đình Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang dựng năm Chính Hòa thứ 5 (1684). 3. Đình Kiền Bái, Thủy Nguyên, Hải Phòng dựng năm Chính Hòa thứ 8 (1687). 4. Đình Diềm hay gọi là Đình Viêm Xá ở làng Viêm Xá có tên nôm là làng Diềm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh dựng năm Chính Hòa 12 (1691). 5. Đình Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang dựng năm Chính Hòa thứ 13 (1692). 17 6. Đình Phù Lão ở xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dựng năm Chính Hòa thứ 15 (1694). 7. Đình Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội dựng năm Chính Hòa thứ 15 (1694). 8. Đình Xốm, Phong Châu, Phú Thọ dựng năm Chính Hòa thứ 19 (1698). 9. Đình Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội có niên đại vào nửa cuối TK XVII ... 1.1.2. Chức năng của đình làng Đình làng Việt Nam có ba chức năng chính: * Đình làng là trung tâm văn hóa của làng xã; các lễ hội thường diễn ra ở đình. Lễ có nhiều loại. Lễ có những loại định kỳ như lễ tất niên, đón giao thừa vào ngày 30 và mùng 1. Lễ Đoan Ngọ ngày 5/5, lễ rằm tháng 7 xá tội vong nhân... Có lễ không định kỳ phụ thuộc thời tiết như lễ tịch điền, lễ cầu mưa, lễ cúng cơm mới... Hội đình rất phong phú mang đặc trưng nghề nông trồng lúa nước như: thi cày, thi cấy, thi thổi cơm. Trong hội có những yếu tố liên quan đến sông nước như bơi thuyền, đi cà kheo, bắt chạch trong chum... có yếu tố mang tinh thần thượng võ như: đánh vật, kéo co... có những hình thức múa hát theo sắc thái địa phương như hát quan họ, ca trù, chèo, tuồng, hát ví, hát dặm... * Đình làng là trung tâm thờ Thành Hoàng, nó phản ánh tín ngưỡng của người nông dân Việt Nam. Thành Hoàng được vua phong 3 bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Hạ đẳng thần. Có những Thành Hoàng không được vua phong như thần gắp phân ở làng Đồng Kỵ. Làng phải làm tiểu sử giả đề là thần Cường Đế có công dẹp giặc Xích Quỷ thời Hùng Vương. Thành Hoàng ở đình làng Việt Nam có nhiều loại: 18 - Nhân thần: là người có thật trong lịch sử như: Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo... hoặc những người có công lập làng. Người đến đầu tiên gọi là “tiên hiền”, đến sau gọi là “hậu hiền”. Thành Hoàng có nơi là một cụ đồ nho, một tổ sư nghề nghiệp hoặc một dòng họ ... - Thủy thần: Ở đồng bằng thường thờ Đông Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Sát Hải Long Vương. Ở vùng ven biển thường thờ cá voi gọi là Đức Ông (Cá Ông) hoặc thờ Bạch Xà, Hoàng Xà... - Sơn thần: Thần Tản Viên được thờ nhiều nhất ở Bắc Bộ. Ở Nghệ Tĩnh thờ Cao Sơn, Cao Các. - Thiên nhiên thần: Việc thờ thần thiên nhiên mang yếu tố nguyên thủy, khi con người bất lực trước hiện tượng sấm, sét, mây, mưa, thần cây, thần đá. - Hậu thần: là những người khi sống có công với làng, khi chết dân làng thờ gọi là “Bầu Hậu”. Thờ “Bầu Hậu” được phổ biến thời Lê Thánh Tông. Nói chung, Thành Hoàng đình làng Việt Nam là một hệ thống đa nguyên, pha trộn những yếu tố sơ khai đến việc thờ cúng tổ tiên, là một sức mạnh cố kết tinh thần một cộng đồng làng xã. * Chức năng hành chính; Đình làng là nơi quyết định mọi việc của làng, xử kiện, phân bổ sưu thuế, bắt phu bắt lính... Có thể nói đình làng là nơi ngưng kết mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của làng quê Việt Nam. Từ khi Đảng thành lập, Đình làng được làm nơi họp hành bí mật của các chi bộ, Đảng bộ Cộng sản, “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu điêu khắc đình làng Đình làng là một đề tài được nhiều người trong và ngoài nước nghiên cứu. L. Bezacier nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam nói chung “L’art Vietnamien”. D. Dumoutier chuyên nghiên cứu các biểu tượng và các đồ thờ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan