Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng việt...

Tài liệu Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng việt

.PDF
154
1728
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------- HOÀNG THỊ KIM DUYÊN NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP CỦA HỆ THỐNG TỪ MÔ PHỎNG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------- HOÀNG THỊ KIM DUYÊN NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP CỦA HỆ THỐNG TỪ MÔ PHỎNG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội – 2013 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 7 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 7 2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 10 Chương 1: Cơ sở lý thuyết ..................................................................... 10 1. Khái niệm từ, từ loại ....................................................................... 10 1.1 Từ là gì ........................................................................................... 10 1.2 Từ loại là gì .................................................................................... 12 1.2.1 Các quan điểm phân định từ loại trong tiếng Việt ..................... 12 1.2.2 Khái niệm từ loại: ..................................................................... 13 1.2.3 Các tiêu chí phân định từ loại: dựa trên 3 tiêu chí .................... 14 1.2.4 Kết quả phân loại...................................................................... 14 1.2.5. Mô tả một số từ loại cơ bản và chức năng ngữ pháp trong câu tiếng Việt: .......................................................................................... 17 2. Từ tượng thanh................................................................................... 28 2.1 Khái niệm từ tượng thanh................................................................ 29 2.2 Phân loại từ tượng thanh ................................................................ 30 3. Từ tượng hình ..................................................................................... 31 4. Tiểu kết ............................................................................................... 33 5 Chương 2: Cấu trúc ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng ...35 1. Tính có lý do của từ tượng thanh và từ tượng hình.......................... 35 2. Về đặc điểm cấu tạo của từ mô phỏng ............................................... 39 2.1 Về phương thức cấu tạo .................................................................. 39 3. Về cấu trúc ngữ nghĩa của từ mô phỏng ........................................... 50 4.Về chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng .......................................... 57 5. Tiểu kết ............................................................................................... 61 Chương 3: Khảo sát một số tít báo điện tử có sử dụng từ mô phỏng .. 67 KẾT LUẬN ............................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 78 PHỤ LỤC................................................................................................ 80 6 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT VNN VietNamNet VNE Vnexpress.net VD Ví dụ CN Chủ ngữ VN Vị ngữ DT Danh từ ĐT Động từ TT Tính từ BN Bổ ngữ ĐN Định ngữ Các số 2, 3, 4… thể hiện số lần từ mô phỏng xuất hiện. Ví dụ: xôn xao 27 nghĩa là từ xôn xao xuất hiện 27 lần. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhƣ chúng ta đã biết, từ mô phỏng (từ tƣợng thanh và tƣợng hình) của tiếng Việt tƣơng đối đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ chiếm số lƣợng khiêm tốn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Ngƣời Việt Nam với nền kinh tế và văn hoá lúa nƣớc lâu đời, lối tƣ duy trực quan luôn ƣa dùng những từ tƣợng thanh và tƣợng hình để làm tăng giá trị biểu cảm cũng nhƣ sự sinh động trong lời nói của mình. Do đó, việc nghiên cứu lớp từ mô phỏng trong tiếng Việt trên tất cả các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng là việc hết sức cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn một lớp từ quan trọng của tiếng Việt. Đề tài “Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt” hƣớng tới việc phân tích lớp từ mô phỏng tiếng Việt trên các bình diện: cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Từ đó, luận văn góp phần tìm hiểu sự vận động và phát triển của từ mô phỏng trong tiếng Việt. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là lớp từ tƣợng thanh và tƣợng hình của tiếng Việt đƣợc thống kê chủ yếu qua cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học (Vietlex) biên soạn, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2009 và sƣu tầm qua các nguồn khác. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi sẽ phân tích lớp từ mô phỏng tiếng Việt trên các bình diện của ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Từ đó, luận văn góp phần tìm hiểu sự vận động và phát triển của một lớp từ vựng quan trọng của tiếng Việt. Đồng thời cũng góp phần cho việc sử dụng từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình của tiếng Việt trong đời sống và nghiên cứu ngày càng chuẩn xác hơn. 7 Qua đó ứng dụng cho việc dạy và học tiếng Việt, cũng nhƣ là tƣ liệu cho cuốn từ điển từ tƣợng thanh và tƣợng hình trong tiếng Việt trong tƣơng lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích đã đề ra, Luận văn của chúng tôi sử dụng các thao tác làm việc chủ yếu sau: - Thao tác thống kê định lượng: Để có đƣợc nguồn tƣ liệu cần khảo sát, Luận văn sử dụng thao tác thống kê định lƣợng. Với thao tác này, Luận văn sẽ xác định đƣợc tổng số từ (ngữ) mô phỏng đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày trên tƣ liệu là cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên và một số nguồn khác. Trên cơ sở đó phân tích chức năng ngữ pháp của lớp từ này. - Thao tác miêu tả, phân tích: Trên cơ sở số liệu đó, luận văn sẽ tiến hành miêu tả và phân tích chức năng của lớp từ này. Từ đó góp phần nhận diện những khả năng ngữ pháp của chúng, góp phần hiểu rõ cơ chế vận động và sự phát triển của lớp từ mô phỏng trong tiếng Việt hiện nay. -Thao tác so sánh: Bên cạnh đó chúng tôi cũng thử so sánh một số từ mô phỏng cơ bản của tiếng Việt với một vài ngôn ngữ khác. Về bố cục của Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết: chúng tôi đi từ các khái niệm cơ bản về từ, từ loại tiếng Việt, hệ thống lại cách phân loại từ vựng tiếng Việt. Khái niệm và phân loại từ mô phỏng tiếng Việt, tìm hiểu thế nào là từ tƣợng thanh, từ tƣợng hình và cách phân loại chúng để mọi ngƣời có thể hình dung ra vị trí của từ mô phỏng đứng ở đâu trong sự phân loại từ vựng tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học. 8 Chƣơng 2: Cấu trúc ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng tiếng Việt: đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm về ngữ nghĩa, về khả năng kết hợp, các chức năng ngữ pháp cũng nhƣ vị trí của từ mô phỏng trong câu tiếng Việt. Trƣớc hết về tính có lí do của từ mô phỏng: theo nhiều nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ vốn mang tính võ đoán, trừu tƣợng và không có ngôn ngữ nào có lí do hoàn toàn nhƣng những từ tƣợng thanh tƣợng hình chính là những từ có lí do rõ ràng nhất. Chúng tôi cũng tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của từ mô phỏng, vai trò và chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng trong câu. Chƣơng 3: Khảo sát một số tít báo điện từ có sử dụng từ mô phỏng: Chúng tôi đã thống kê hơn 1200 tít báo trên 3 báo điện tử lớn của Việt Nam hiện nay là các báo Dân trí, VietNamNet, Vnexpress trong 3 tháng 11, 12/2011 và tháng 1/2012 để lọc ra các tít bài có sử dụng từ tƣợng thanh tƣợng hình qua đó thấy đƣợc việc sử dụng từ mô phỏng trong tít báo hiện nay. Cuối cùng là một số ứng dụng và kết luận của đề tài nghiên cứu về chức năng ngữ pháp của từ mô phỏng tiếng Việt. 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm từ, từ loại 1.1 Từ là gì Từ là một trong những đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nhƣng việc xác định thế nào là từ là một việc không hề đơn giản. Có một thực tế rằng, cho đến nay vẫn tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về loại đơn vị này, từ đó dẫn đến việc có vô số cách tiếp cận và khai thác khác nhau về từ. L.V. Serba cho rằng “ …từ là gì? Theo tôi trong các ngôn ngữ khác nhau, từ cũng khác nhau. Cho nên phải nói rằng không có khái niệm về từ chung chung”. (L.V. Serba, Ocherednuie prevlemư yazwkoznanhia, in trong Yatoria yazwkoznanhia XIX I XX veko v ocherkak I izvlechenhiax, tập 2, Moskva, 1965, tr. 314, 315). Lê Văn Lý trong cuốn Le Vietnamien cũng cho rằng “ Định nghĩa về từ thích hợp với ngôn ngữ này nhƣng lại không thích hợp với ngôn ngữ khác; ngƣời ta không thể đặt một định nghĩa về từ thích hợp cho mọi ngôn ngữ. Ngƣời ta phải cho một ngôn ngữ về từ đối với từng ngôn ngữ (tr. 130). Mặc dù chƣa thể tìm ra một khái niệm chung nhất về từ có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ nhƣng các nhà ngôn ngữ học vẫn cho rằng từ là đơn vị có thực, tồn tại hiển nhiên trong các ngôn ngữ. Trên con đƣờng nhận diện từ, các tác giả thƣờng tập trung vào các bình diện sau: - Bình diện ngữ âm - Bình diện ngữ pháp - Bình diện ngữ nghĩa Nhìn chung có thể nhận thấy có hai loại thái độ khi đi vào xem xét ba bình diện nêu trên. Thứ nhất là các tác giả xem xét từ trên cơ sở căn cứ vào từng bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa) để phân biệt ra ba loại từ: từ ngữ 10 âm (mot phonologique), từ ngữ pháp (mot grammatical) và từ ngữ nghĩa (mot sémantique). Đại diện cho khuynh hƣớng này là Ch. Bally (1909) hay A. Zaliznhiax (1967). Theo Nguyễn Thiện Giáp, một ngƣời quan niệm từ trong tiếng Việt có ranh giới trùng với âm tiết thì từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. Về mặt hình thức và nội dung của từ có sự gắn bó chặt chẽ không tách rời. Từ đều là những cấu trúc có tính chất hoàn chỉnh, không thể xen thêm một đơn vị nào vào giữa, vừa có tính độc lập, có thể tách rời khỏi những đơn vị khác một cách dễ dàng. Về mặt ngữ âm, từ đều là những âm tiết cấu tạo theo đúng nguyên tắc ngữ âm của tiếng Việt hiện đại. Về mặt chính tả, từ đƣợc viết liền thành một khối theo đúng quy tắc chính tả hiện hành. Về mặt ý nghĩa thì từ đều biểu thị những sự vật, hiện tƣợng và những quan hệ của thực tại. Các từ đều tham gia cấu tạo câu nói. [ … ] Còn theo quan điểm của các tác giả Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. VD: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,... đường sắt, sân bay, sinh vật… 11 1.2 Từ loại là gì 1.2.1 Các quan điểm phân định từ loại trong tiếng Việt Từ loại là đối tƣợng nghiên cứu thuộc hệ thống ngôn ngữ hơn là thuộc về các chức năng của ngôn ngữ. Vấn đề từ loại có cội nguồn từ thời cổ đại. Ngay từ thời xa xƣa ấy, trong công tác phân định từ loại, hay phân loại từ về mặt ngữ pháp, đã nổi rõ lên vấn đề nguyên tắc phân định từ loại, phạm vi bao quát của các từ loại và tên gọi các từ. Các từ loại của ngôn ngữ là lớp từ nhất định của ngôn ngữ ấy xét ở đặc trƣng ngữ pháp. Quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt đƣợc tiến hành qua nhiều bƣớc, nhiều bậc: từ cái nhìn bao quát về các lớp từ tiếng Việt đến việc phân định thành các phạm trù từ loại, các tiểu loại, các nhóm trong một từ loại. Vốn từ tiếng Việt có thể chia làm hai mảng là thực từ và hƣ từ. Mỗi nhóm bao gồm nhiều từ loại khác nhau, mà “mỗi loại trong các từ ngữ ấy đều có ý nghĩa riêng biệt, không thể lẫn lộn…” và “muốn sắp một từ ngữ thuộc về loại nào cần phải biết rõ ý nghĩa của nó” (Bùi Đức Tịnh, 1952). Sự phân biệt này chủ yếu căn cứ vào ý nghĩa mà từ diễn đạt: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Thời gian gần đây, trong công việc phân định từ loại tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu có một xu hƣớng khá thống nhất là căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây: Ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù chung); Khả năng kết hợp (biểu hiện về hình thức); Khả năng giữ chức vụ cú pháp chủ yếu (khả năng làm thành phần câu, tiêu chuẩn về chức năng). Khi đề cập đến vấn đề từ loại từ trƣớc đến nay trong giới Việt ngữ học có quan điểm nhƣ sau: a. Phủ nhận sự tồn tại của từ loại: Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tƣờng… Sở dĩ các tác giả này phủ nhận sự tồn tại của từ loại trong tiếng Việt là bởi lẽ có một sự khác biệt quá lớn về loại hình giữa ngôn ngữ này (tiếng Việt) và các ngôn ngữ khác (điển hình là các thứ tiếng 12 châu Âu). Hồ Hữu Tƣờng cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phƣơng Tây (không có sự biến đổi hình thái), do đó không có từ loại, mà tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau. b. Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại. Đối lập với những ngƣời phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt, ngay từ rất sớm đa số các nhà Việt ngữ học đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên trong nhóm này có những đa dạng trong việc nhận định, phân loại: b1. Dựa vào tiêu chí ý nghĩa khái quát thuần tuý (Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh) b2. Dựa trên khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp (Phan Khôi) theo đó một từ có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau (nhất từ đa loại). b3. Khả năng kết hợp (Lê Văn Lý, Nguyễn Tài Cẩn, Lƣu Vân Lăng): - Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ; - Khả năng làm thành tố phụ của ngữ. 1.2.2 Khái niệm từ loại: Tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã viết: Sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ mới đƣợc gọi là từ loại. Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những lớp, hạng dựa vào đặc trƣng ngữ pháp của từ (việc thực hiện các chức vụ ngữ pháp nhất định của từ). Còn theo GS. Đinh Văn Đức thì từ loại là: những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, đƣợc phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại). 13 Các quan điểm viết về từ loại nói chung, từ loại tiếng Việt nói riêng là tƣơng đối nhiều nhƣng các ý kiến thƣờng khá thống nhất với nhau nên chúng tôi xin đơn cử hai quan điểm của hai tác giả trên và lấy quan điểm của GS. Đinh Văn Đức làm chỗ dựa cho việc nhận diện và khảo sát từ mô phỏng trong luận văn này. 1.2.3 Các tiêu chí phân định từ loại: dựa trên 3 tiêu chí - Ý nghĩa khái quát của từ: sự vật, hành động, tính chất - Khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu - Chức năng ngữ pháp (chức vụ ngữ pháp, chức năng thành phần câu) 1.2.4 Kết quả phân loại Do đứng ở các góc độ khác nhau, với quan điểm nhìn nhận khác nhau, bằng các bộ tiêu chí làm việc khác nhau nên bức tranh từ loại tiếng Việt cũng hiện ra tƣơng đối đa sắc. Chúng tôi xin đƣa ra bốn kết quả phân loại của bốn tác giả có quan tâm nhiều đến từ loại tiếng Việt. Theo đó, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể là 8 (Lê Biên), 9 (Đinh Văn Đức), 10 (Diệp Quang Ban), 12 (Nguyễn Hồng Cổn), nhƣng rất tiếc nhóm từ mô phỏng tiếng Việt không đƣợc và không thể nêu trong hệ thống phân loại từ loại. Việc chúng không thể hiện diện trong hệ thống từ loại tiếng Việt đƣơng nhiên là có nguyên do nhƣng theo chúng tôi từ mô phỏng tiếng Việt nói chung, từ tƣợng thanh nói riêng đƣợc nhận diện theo một lối rất riêng, nhƣ tên gọi của chính nhóm từ này, đó là những đơn vị từ có đặc điểm nổi trội là mô phỏng (âm thanh/hình dạng). Các từ này, tự thân không có tƣ cách lập thành từ loại riêng theo các tiêu chí thống nhất đã đƣợc các tác giả sử dụng để phân định từ loại. Chúng tồn tại nhƣng là tồn tại với tƣ cách là thành viên của các từ loại khác nhau trong hệ thống từ loại tiếng Việt. a, Kết quả phân loại của GS. Đinh Văn Đức: 14 Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan niệm của GS. Đinh Văn Đức GS.Đinh Văn Đức (“Ngữ pháp Tiếng Việt” , NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1986) đã chia từ loại tiếng Việt thành 3 nhóm lớn với các tiểu loại nhỏ nhƣ sau: - Thực từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. - Hƣ từ: từ phụ, từ nối. - Tình thái từ: tiểu từ, trợ từ. b, Kết quả phân loại của tác giả Diệp Quang Ban Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của các tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung 15 Trong cuốn "Ngữ pháp Tiếng Việt”, các tác giả Diệp Quang Ban Hoàng Văn Thung đã chia thành 2 nhóm lớn với các từ loại cụ thể sau: - Thực từ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ - Hƣ từ: phụ từ( định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ, tình thái từ) Trong đó số từ và đại từ là trung gian giữa thực từ và hƣ từ. c, Kết quả phân loại của tác giả Lê Biên Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của tác giả Lê Biên d, Kết quả phân loại của PGS. Nguyễn Hồng Cổn: Sơ đồ phân loại hệ thống từ loại tiếng Việt của PGS. Nguyễn Hồng Cổn (Ngôn ngữ. Số 02/2003) 16 1.2.5. Mô tả một số từ loại cơ bản và chức năng ngữ pháp trong câu tiếng Việt: a. Danh từ: -Danh từ là một trong các từ loại cơ bản của tiếng Việt. Nó chiếm một số lƣợng lớn và có vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. -Về khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng kết hợp với nhiều từ loại khác: Số từ: VD: Một ngôi nhà Chỉ từ: Con đường kia Danh từ- Danh từ: Chiếc bàn gỗ Tính từ: Quyển sách hay Những từ chỉ nơi chốn: Ngoài kia, nắng Khi danh từ kết hợp với các từ ngữ khác sẽ tạo ra cụm danh từ. -Về chức vụ ngữ pháp: +Chức vụ ngữ pháp phổ biến và thƣờng trực của danh từ là làm chủ ngữ và bổ ngữ. VD: Học sinh ăn cơm. DT-CN/ ĐT/ BN +Danh từ có thể làm định ngữ. VD: Ôi, buổi sáng mùa xuân ở thủ đô /sao đẹp quá. ĐN ĐN CN VN +Danh từ có thể làm các thành phần phụ khác của câu. VD: Đêm nay, mẻ gang đầu tiên /sẽ ra lò. TN CN VN +Ngoài ra danh từ còn có khả năng làm vị ngữ khi nó đứng sau từ: “Là” 17 VD: Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. CN VN - Phân loại danh từ: Việc phân loại danh từ thành các lớp con khá đa dạng và phức tạp. Đó là vì trong nội bộ danh từ, sự biểu hiện các đặc trƣng phân loại thƣờng đan chéo vào nhau, thiếu rành mạch dứt khoát giữa các lớp con trên cả ba mặt: ý nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Bởi vậy, quá trình phân loại thƣờng tiến hành từng bƣớc, ở mỗi bƣớc vận dụng tiêu chuẩn theo một diện đối lập thích hợp để tách dần các lớp con trong danh từ. Bảng tóm tắt phân loại danh từ của Diệp Quang Ban: Các lớp con danh từ Ví dụ Bản chất của ý nghĩa sự vật gắn với danh từ Danh từ riêng Phạm Tuấn, Chỉ sự vật cá Trần Minh biệt Anh Danh từ chung Tổng hợp Đếm đƣợc Không Bọn, lũ, tốp, Chỉ loại, chỉ đám, đoàn, đơn vị tập đội… hợp đếm Bàn ghế, nhà Chỉ khái đƣợc cửa, bạn bè, niệm sự vật núi non, trâu tổng hợp khái bò, máy móc, quát và trừu 18 thần thánh, tƣợng mắm muối, đường sữa… Đếm đƣợc Không tổng hợp Con, cái, đứa, Chỉ loại, chỉ bức, mét, đơn vị riêng giờ… lẻ Học sinh, thợ, Chỉ khái cha, cô, cậu, niệm sự vật thư kí, bàn, đơn thể cụ cây, chim… Nết, thể tiếng, Chỉ khái mùi vị, việc, niệm sự vật cuộc, trận, lí đơn thể trừu do, thắng lợi tƣợng và khái tư tưởng, ý quát nghĩa Không đếm Muối, đường, Chỉ sự vật- đƣợc cát, đá, dầu, chất thể khí… Còn Nguyễn Hữu Quỳnh lại chia danh từ thành 9 lớp nhỏ: Các lớp con của Ví dụ Ý nghĩa Danh từ Danh từ riêng Nguyễn Ái Quốc, Lê Là tên gọi riêng một Hồng Phong, Hà Nội… ngƣời, một vật, một địa phƣơng, một tổ chức hoặc một sự kiện, hiện tƣợng, khái niệm riêng biệt. 19 Danh từ chỉ loại thể Cái, con, chiếc, tấm, Đặt trƣớc các danh từ để bức, bác (nông dân), xác định ngƣời, động vật, chú (bộ đội)… thực vật, đồ đạc, khái niệm trừu tƣợng thuộc về thể loại nào. Danh từ chỉ đơn vị đo Cân, tấn, tạ, yến, lít, Là danh từ dùng để chỉ lƣờng cục, đoạn, hòn… các đơn vị quy ƣớc Danh từ chỉ chất liệu Sắt, than, chì, đồng, Là danh từ chỉ các chất vàng, bạc, mắm, muối, liệu của vật chất tự nhiên đường… đối lập với danh từ chỉ ngƣời, vật Danh từ chỉ thời gian Ngày, tháng, năm, Là danhn từ biểu thị các sáng, trưa, chiều, tối, khái niệm về thời gian. đêm… Danh từ chỉ phƣơng Trên, dưới, trái, phải, Là những từ chỉ phƣơng hƣớng, vị trí trước, sau, đông, tây, hƣớng, vị trí nam, bắc… Danh từ chỉ ngƣời Ông, bà, cha, anh,chị… mẹ, Là những từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ, nghề nghiệp, thành phần giai cấp. Danh từ chỉ vật Bàn, ghế, giường, tủ, Là những từ chỉ đồ vật, chó, mèo, chuối, nhãn, chỉ động vật và thực vật. na… Danh từ chỉ khái niệm Thiên nhiên, phong tục, Là từ chỉ các khái niệm trừu tƣợng văn hóa, phong cách, về tự nhiên, xã hội và nghĩa vụ… con ngƣời. 20 b. Động từ: -Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trƣng vận động của thực thể. Động từ có một số lƣợng từ khá lớn trong vốn từ vựng. Nó có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong cấu tạo câu tiếng Việt. Động từ là từ loại có khả năng tạo từ, làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt. -Về khả năng kết hợp: Trong cấu trúc ngữ động từ, khi làm thành tố trung tâm, động từ có khả năng kết hợp với các thành tố phụ sau đây: *Kết hợp về phía trƣớc: Thành tố phụ trƣớc là các thành tố phụ chỉ tình thái. Những thành tố phụ này vừa mang ý nghĩa ngữ pháp vừa mang ý nghĩa tình thái. + Cũng, đều, cứ. VD: Cả hai chúng tôi đều học một trường. + còn, vẫn, vẫn còn… VD: Nó vẫn còn đi học. + sắp, đang, sẽ, đã, vừa, vừa mới, … VD: Anh vừa đến à? + không, chƣa, chẳng, … VD: Tôi vẫn lo lắng về bài kiểm tra học kì hôm qua. + hãy, chớ, đừng, … VD: Hãy nói theo cách của bạn! + rất, hơi, khá, … VD: Tôi rất vui vì anh đã đến. *Kết hợp về phía sau: 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan