Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ ủy ban nhân dân thàn...

Tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố hà nội

.PDF
113
349
66

Mô tả:

Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ----------------------------- Lê Thị Thu Hương Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học lưu trữ học và tư liệu học Hà Nội - 2005 Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ----------------------------- Tóm tắt luận văn thạc sỹ Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chuyên ngành Mã số : Lưu trữ học và tư liệu học : 5.10.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS. Vương đình quyền Học viên: Lê Thị thu hương Hà Nội - 2005 MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................. 3 2. Mục tiêu của đề tài ..................................... 5 3. Phạm vi nghiên cứu .................................... 5 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................ 7 7. Nguồn tài liệu sử dụng để thực hiện luận văn .................. 8 6. Bố cục của luận văn .................................... 9 1. Phần mở đầu ......................................... 9 2. Phần nội dung: chia làm 3 chương .......................... 9 Hà Nội, tháng 12 năm 2004 ............................... 10 Tác giảChương I ........................................ 10 Chương I ............................................. 11 Khái quát lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử .............. 11 phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ............... 11 1.1. Lịch sử đơn vị hình thành phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .............................................. 11 1.1.1 Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội ........................ 11 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1945-1994 ................................. 18 Chủ tịch ........................................... 26 Các Phó Chủ tịch ................................... 26 Chánh Văn phòng .................................... 26 Các Phó Văn phòng ................................... 26 1.1.3. Chế độ công tác văn thư của UBND thành phố Hà Nội ........ 27 1.2. Lịch sử phông lưu trữ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ....... 28 1.2.1. Giới hạn phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .... 28 1.2.2. Thành phần và nội dung tài liệu trong phông ............... 32 Chương II............................................ 44 Thực trạng tài liệu phông lưu trữ ........................... 44 ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1954 - 1994) ................ 44 2.1. Thực trạng về chất lượng lập hồ sơ ......................... 44 2.1.1 Khái niệm về hồ sơ và những căn cứ chủ yếu để đánh giá chất lượng lập hồ sơ Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ................ 44 2.2. Tình hình xác định giá trị hồ sơ tài liệu trong Phông.............. 64 2.2.1. Khái quát cơ sở lý luận được vận dụng trong xác định giá trị tài liệuphông lưu trữ UBND thành phố Hà Nội ............................. 64 2.2.2. Nhận xét về việc xác định giá trị tài liệu của phông ........... 69 2.3. phương án phân loại và hệ thống hoá hồ sơ ................... 75 1 Chương III ............................................ 86 Các Giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ ..................... 86 ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ............................ 86 3.1. Nội dung của tối ưu hóa tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .............................................. 86 3.1.1. Khái niệm ........................................ 86 3.2. Các giải pháp nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ........................................... 88 3.2.1. Đối với khối tài liệu đã được chỉnh lý (từ 1954 - 1994) ......... 88 Kết luận ............................................ 101 Phụ lục ............................................. 103 Tài liệu tham khảo ..................................... 107 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Từ thế kỷ XI, nơi đây đã là kinh đô của nhà nước phong kiến Việt Nam. Năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ đã được thành lập và Hà Nội được chọn đặt làm thủ đô. Đó là niềm tự hào của người dân Hà Nội và cũng là niềm tự hào của đồng bào chiến sĩ cả nước. Với vai trò là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của Thủ đô, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình hoạt động đã hình thành một khối lượng khá lớn tài liệu phản ánh toàn diện tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá quốc phòng an ninh và các mặt khác của thủ đô Hà Nội từ khi được thành lập cho đến nay. Giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn của khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là rất to lớn. Đó là nguồn sử liệu trực tiếp giúp các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử hoạt động của Uỷ ban, giúp các nhà kinh tế, văn hóa, xã hội nghiên cứu quá trình phát triển của thủ đô Hà Nội. Và đặc biệt chúng phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhận thức được giá trị to lớn của khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của mình, Uỷ ban nhân dân thành phố đã rất quan tâm đến việc tập trung bảo quản và tổ chức sử dụng khối tài liệu này. Cụ thể, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ trên địa bản thủ đô; đầu tư kinh phí cho chỉnh lý tài liệu nhằm tổ chức khoa học tài liệu, phục vụ tốt cho các yêu cầu bảo quản và nghiên cứu, sử dụng tài liệu. 3 Sau khi Điều lệ quy định chế độ chung về công văn giấy tờ ở các cơ quan được hình thành (kèm theo Nghị đinh 527-TTg ngày 2/11/1957 của Thủ tướng Chính phủ), Phòng Lưu trữ Uỷ ban hành chính (nay là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội) đã được thành lập. Khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố đã được tập trung bảo quản tại kho lưu trữ thuộc Phòng Lưu trữ Văn phòng Uỷ ban. Các nghiệp vụ về lưu trữ, như: lập hồ sơ, phân loại, xác định giá trị tài liệu... nhằm tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ đã được tiến hành. Kết quả là tài liệu của Phông từ 1954 đến 2000 về cơ bản đã được tập trung bảo quản tại các kho trong trụ sở Uỷ ban nhân dân Thành phố. Trong đó tài liệu từ năm 1954 đến 1995 đã được chỉnh lý, phục vụ cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố. Tuy nhiên do công tác thu thập chưa được chú trọng thực hiện đúng chức năng, do sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác lưu trữ chưa cụ thể, việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ như lập hồ sơ lưu trữ, hệ thống hóa hồ sơ... còn những hạn chế nhất định nên chất lượng hồ sơ đã chỉnh lý chưa đáp ứng yêu cầu của khoa học lưu trữ cũng như yêu cầu khai thác sử dụng tài liêu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Những hạn chế của hồ sơ tài liệu trong Phông được thể hiện ở những điểm sau: + Nhiều hồ sơ tài liệu chưa được thu thập, bổ sung hoàn chỉnh; + Công tác lập hồ sơ, xác định giá trị, hệ thống hoá hồ sơ còn nhiều điểm chưa khoa học, chưa hợp lý. Những hạn chế trên ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả tài liệu lưu trữ. Vì vậy, tối ưu hoá khối tài liệu này là một việc làm cấp thiết. Mặt khác, tuy đã có nhiều cố gắng trong tiến hành các nghiệp vụ lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ Thành phố chưa có điều kiện đánh giá một cách hệ thống và toàn diện quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, chỉ rõ những hạn chế, bất cập để khắc phục, 4 nhằm thực hiện tốt hơn nghiệp vụ lưu trữ đối với khối tài liệu tiếp theo. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc chất lượng của khối tài liệu này là việc làm cần thiết. Theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt Tối ưu là “tốt nhất, đem lại hiệu quả tốt nhất”. Như vậy tối ưu hoá hồ sơ tài liệu là làm cho các hồ sơ tài liệu trở nên đầy đủ, hoàn chỉnh và có chất lượng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong phục vụ khai thác, sử dụng thông tin lưu trữ cho hoạt động quản lý, cho nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, anh ninh. Để đánh giá chất lượng hồ sơ tài liệu đã được chỉnh lý của Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa hồ sơ tài liệu của Phông, và từ đó rút kinh nghiệm cho việc tổ chức khoa học tài liệu Phông Lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội những giai đoạn tiếp theo, được sự gợi ý của thầy giáo hướng dẫn và sự khuyến khích của Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Hà Nội (nay là Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hoá hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn bộ khối tài liệu đã chỉnh lý và đang được bảo quản trong kho để đưa ra bức tranh chung về hồ sơ tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (1954-1994). - Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá (nâng cao chất lượng) các hồ sơ tài liệu hiện nay và trong tương lai của Phông lưu trữ Uỷ ban Nhân dân Thành phố. 3. Phạm vi nghiên cứu 5 Khối tài liệu 1945 - 1953 của Phông hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Hiện tại, Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hà Nội đang bảo quản, quản lý 925,5m hồ sơ tài liệu thuộc Phông UBND Thành phố Hà Nội hình thành từ năm 1954 đến năm 1994. Từ khi thành lập, năm 1945, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú ý tới việc bảo quản hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động. Đến năm 1975, đất nước Việt Nam chấm dứt chiến tranh, thống nhất, ổn định và tập trung vào hoàn thiện bộ máy, phát triển kinh tế, xã hội. Các hồ sơ lưu trữ từ đây có điều kiện bảo quản, quản lý tốt hơn, phản ánh đầy đủ hơn quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội. Các hồ sơ lưu trữ từ năm 1954 đến nay là chứng tích chân thực về hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô ở tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh. Đề tài chủ yếu nghiên cứu khối hồ sơ tài liệu từ năm 1954-1994, đặc biệt tập trung đi sâu nghiên cứu các hồ sơ từ 1975-1994. Hiện nay, khối tài liệu được bảo quản trong kho gồm tài liệu được hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội hợp thành tài liệu của chính quyền Thành phố. Trong đề tài này, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ các hồ sơ lưu trữ của Uỷ ban nhân dân Thành phố, cơ quan hành pháp cao nhất của Thủ đô Hà Nội. Khối tài liệu này hiện nay thuộc lưu trữ cố định. Năm 1998, Trung tâm lưu trữ thành phố Hà Nội được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô, vừa làm nhiệm vụ lưu trữ lịch sử vừa làm nhiệm vụ lưu trữ hiện hành. Công tác lưu trữ có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và được tiến hành tuân theo một quy trình cụ thể. Quy trình lưu trữ cố định có những điểm khác với quy trình của lưu trữ hiện hành. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu đánh giá đối với hồ sơ lưu trữ cố định, từ đó tạo cơ sở khoa học để hoàn thiện Phông, đồng thời làm cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho Lưu trữ hiện hành của Uỷ ban thực hiện nghiệp vụ ngày càng khoa học và hợp lý hơn. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: - Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội. - Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ ngày thành lập đến nay. - Lịch sử Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. - Khảo sát- đánh giá tình hình tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1954 đến 1994. - Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá các tài liệu trong Phông. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, có nhiều sách, đề tài nghiên cứu đề cập đến công tác lưu trữ nói chung. - Về lý luận: chưa có đề tài nghiên cứu về lưu trữ cấp tỉnh, hiện chỉ có lý luận chung về phương pháp tiến hành nghiệp vụ lưu trữ . - Đề tài khoa học và các bài viết: hiện có nhiều đề tài khoa học và các bài viết trên tạp chí của ngành Lưu trữ đề cập đến các nội dung nghiệp vụ của lưu trữ cấp tỉnh như xác định giá trị tài liệu, nguồn tài liệu giao nộp, bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu... Riêng Văn phòngUỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có 02 đề tài cấp Thành phố có liên quan đó là: + "Nghiên cứu những luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp đề thực hiện chế độ giao nộp, khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà 7 nước và nghiên cứu khoa học của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới"; + "Xác định thời hạn bảo quản tài liệu phông Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội". Hai công trình nghiên cứu này đã giúp Trung tâm lưu trữ Thành phố Hà Nội thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình sau khi được thành lập (năm1998). Ngoài ra, một số học viên cao học, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lấy chủ đề tổ chức khoa học Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành phố làm luận văn và khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, về tối ưu hóa phông lưu trữ nói chung và phông lưu trữ cấp tỉnh - thành phố nói riêng, đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến. 6. Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac-Lênin về nhận thức khoa học thể hiện ở chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Để nhận thức cụ thể và đánh giá tổng quát chất lượng hồ sơ lưu trữ Phông Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp gồm: điều tra, khảo sát; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; phương pháp hệ thống, thống kê; lịch sử và logic; so sánh... 7. Nguồn tài liệu sử dụng để thực hiện luận văn Để thực hiện các yêu cầu đặt ra của luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu, sử dụng nguồn tài liệu cơ bản sau: 8 - Tài liệu kinh điển: Triết học Mac-Lênin; Hồ Chí Minh toàn tập - Các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; Luật tổ chức UBND năm 1980; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994; 2003; Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001; các văn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ tại các lưu trữ tỉnh, thành phố thuộc TW; các văn bản của UBNDThành phố chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ trên địa bàn Thủ đô. - Các sách lý luận: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" do Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp phát hành, năm 1980; Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - Sách của trường Đại học Lưu trữ Matxcơva, 1980 (bản dịch). - Hồ sơ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có thời gian hình thành từ 1954 đến 1995 được bảo quản theo năm trên các giá trong kho lưu trữ đặt tại trụ sở Uỷ ban Thành phố Hà Nội. - Các quyển mục lục hồ sơ phông lưu trữ UBND Thành phố. Một nguồn tài liệu khác là khối hồ sơ tài liệu từ 1995 đến 2000 hiện đang được tiến hành chỉnh lý lập hồ sơ. 6. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn chia thành 3 phần: 1. Phần mở đầu 2. Phần nội dung: chia làm 3 chương Chương I: Khái quát lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. 9 Chương II: thực trạng tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Chương III: Các giải pháp nhằm tối ưu hoá phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 3. Phần kết luận Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tối ưu hóa một phông lưu trữ cấp tỉnh, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được góp ý của các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn đạt chất lượng tốt hơn. Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp ở Trung tâm Lưu trữ thành phố Hà Nội, nơi tôi công tác, các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn Phó Giáo sư - Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Quyền trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và những người đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2004 Tác giả 10 Chương I Khái quát lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 1.1. Lịch sử đơn vị hình thành phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 1.1.1 Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội Cách mạng tháng 8 thành công, Hà Nội đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam mới. Từ ngày 2/9/1945 (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập) đến nay, Hà Nội là đầu não chính trị của cả nước - nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương. Chính điều này đã quy định tính gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh xây dựng. bảo vệ Thủ đô Hà Nội thời kỳ 1945 - 1975. Thời kỳ này cũng khẳng định tinh thần quyết chiến, bảo vệ nền độc lập, bảo vệ Thủ đô của nhân dân Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng 8 , thành phố Hà Nội là nơi phải chịu hậu quả nặng nề do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Vượt lên mọi khó khăn, thử thách, Hà Nội đã sục sôi khí thế cách mạng. Sức mạnh của Hà Nội đã được tổng hợp, được nhân lên từ sự ra đời của chế độ mới, một chế độ mà ở đó thiết chế quyền lực thực sự thuộc về nhân dân lao động, bao gồm: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản yêu nước, tư sản dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và của chính quyền cách mạng mới được lập ở Hà Nội. Trong quá trình tiến tới tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đã tiến hành những công việc để dần xác lập một cách vững chắc quyền lực của nhân dân cả nước qua các tổ chức dân cử và tổ chức chính quyền. Ngày 22-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp ở vùng nông thôn. Điều 1 11 ghi rõ: “đặt hai cơ quan Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân do dân bầu ra thay mặt cho dân, Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra và đó là cơ quan hành chính”. Một tháng sau, ngày 21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký ban hành Sắc lệnh số 77/SL xác định quyền hạn, tổ chức, hoạt động của chính quyền các thành phố, thị xã, đặc biệt là đối với thành phố Hà Nội. Điều 3 Sắc lệnh ghi rõ: “Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các kỳ, mỗi thành phố đặt 3 cơ quan: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố” [19, 2]. Tên gọi Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức được gọi sau Sắc lệnh này. ở Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị vũ trang có hình thức “Mở hũ gạo cứu đói”. Nhân dân Hà Nội, theo sự tổ chức của chính quyền, ra sức tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Quyền làm chủ của nhân dân lao động Hà Nội đã được chính quyền cách mạng non trẻ khơi dậy qua việc củng cố thực lực cho đất nước để chống lại mọi âm mưu và hành động của bọn xâm lược và tay sai, tổ chức thắng lợi của Tổng tuyển cử ở Hà Nội. Thực dân Pháp và bọn tay sai tăng cường khiêu khích ở Hà Nội. ý thức làm chủ cũng như phong trào chính trị của quần chúng nhân dân Thủ đô Hà Nội đã tạo ra sức mạnh của chế độ mới, bước đầu phá tan âm mưu gây chiến của địch, kéo dài thời gian hoà hoãn để quân dân ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Tháng 5/1946, Uỷ ban hành chính thành phố đã ra quyết định chia Hà Nội thành 17 khu phố nội thành (Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, 12 Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Bạch Mai, Vạn Thái, Đồng Nhân), 5 khu hành chính ngoại thành, gồm: Đại La, Đề Thám, Mê Linh, Lãng Bạc, Đống Đa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “bắt đầu từ 20h30 ngày 19/12/1946, cả Hà Nội đứng lên kháng chiến” [26, 33]. Với tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu, bao vây, giam chân địch 60 ngày trong thành phố (vượt mức kế hoạch), bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước rút khỏi thành phố, lên Việt Bắc tiếp tục lãnh đạo kháng chiến. Tháng 10 năm 1947, Uỷ ban hành chính hợp nhất với Uỷ ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội. Trong suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội tiếp tục xây dựng và giữ gìn lực lượng cách mạng. Uỷ ban hành chính kháng chiến đã không ngừng hoạt động, lúc bí mật, lúc công khai, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chiến tranh du kích trên khắp các địa bàn thành phố; tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần phá tan âm mưu của địch tại sào huyệt của chúng ở Hà Nội; phối hợp với các chiến trường chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Với tư thế của người dân một nước giành độc lập, nhân dân Thủ đô đã đem hết sức mình, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, lịch sử Thủ đô mở sang một trang mới. Ngày 17/9/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Quân chính Hà Nội - cơ quan cao nhất của Hà Nội làm nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Ngày 30/9/1954, các hiệp nghị về chuyển giao Hà Nội dược hoàn tất. Ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô, Hà Nội đã nhanh 13 chóng ổn định tổ chức và hoạt động của các cơ quan, xí nghiệp công cộng, đã giữ vững trật tự trị an, đảm bảo các dịch vụ công cộng và ổn định đời sống. Ngày 4/11/1954, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội. Ngày 1/1/1955, nhân dân Hà Nội mít tinh tại Quảng trường Ba Đình chào mừng Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về lại Thủ đô. Đến giữa năm 1955, nội thành Hà Nội được chia làm 4 quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3 và Quận 4. Mỗi quận có Ban cán sự hành chính phụ trách. Dưới quận là 36 khu phố. Dưới khu phố có Ban đại biểu dân phố, Ban bảo vệ dân phố. Cả hai tổ chức này đều do nhân dân bầu ra để tự quản. Khu vực ngoại thành cũng được tổ chức lại. Bốn quận trước đây: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi, tất cả có 115 thôn, nay chia lại thành ba quận gọi là Quận 5, Quận 6 và Quận 7; khu vực Gia Lâm gọi là Quận 8, khu vực từ Chèm đến Khuyến Lương gọi là quận 9 (từ cuối năm 1954, thành phố đã tiếp nhận thêm khu phố Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thuỵ của huyện Gia Lâm; đồng thời chuyển giao quận Văn Điển về Hà Đông). Năm 1956, ngoại thành Hà Nội đã hoàn thành cải cách ruộng đất; nông nghiệp ngoại thành đã có bước phát triển mới. Quan hệ thành thị và nông thôn được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, hỗ trợ. Ngày 20/7/1957, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký ban hành Sắc luật số 004/SL về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Ngày 24/11/1957, cử tri Hà Nội nô nức tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Đây thật sự là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô sau ngày giải phóng. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp. Năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô đã căn bản hoàn thành thắng lợi. Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, thành phố đã tiến 14 hành cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh 496 xí nghiệp, 421 cửa hàng, 134 hộ vận tải cơ giới [26, 70]. Thành phố đã tổ chức được 1.718 cơ sở hợp tác tiểu thủ công. Nhiều ngành nghề sản xuất đã hoàn thành hợp tác toàn thể (HTX), như: kim khí, dệt vải, may, thủy tinh... Trên 10.000 hộ tiểu thương đã được tổ chức vào các tổ và cửa hàng, hợp tác. ở khu vực ngoại thành đã có 277 hợp tác xã được xây dựng[1, 70]. Cùng với những thắng lợi trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, các phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu vượt mức kế hoạch Nhà nước ở tất cả các đơn vị sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp được đẩy mạnh. Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 đã tạo nền tảng vững chắc để Hà Nội cùng miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo đà và thế để Hà Nội tiếp tục vươn lên trở thành một thành phố gương mẫu, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Do vị trí quan trọng của Thủ đô trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội. Theo yêu cầu mở rộng Thủ đô, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Đông và Hưng Yên chuyển giao về Hà Nội 65 xã, 6 thôn và hai thị trấn. Hà Nội sau khi mở rộng (lần thứ nhất) về phía bắc giáp huyện Kim Anh (Vĩnh Phúc); nam giáp thị xã Hà Đông và những xã còn lại của huyện Thanh Trì cũ (Hà Đông); đông giáp các xã còn lại của huyện Từ Sơn, huyên Tiên Du, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh); tây giáp huyện Yên Lãng (Vĩnh Phúc) và các xã còn lại của huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Đông). Với địa thế trên, Hà Nội có 40 km dòng sông Hồng chảy từ tây bắc xuống đông nam, chia thành phố làm hai phần, tả và hữu sông Hồng. Từ năm 1964, đế quốc Mỹ tăng cường các hoạt động chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi người làm việc 15 bằng hai, ra sức xây dựng, bảo vệ miền Bắc, ủng hộ nhân dân miền Nam chống Mỹ cứu nước và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khoá III. Ngày 26/4/1964, cuộc bầu cử Quốc hội khoá III thành công tốt đẹp, có sự góp sức của chính quyền và nhân dân Thủ đô. Trước những hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ngày 25/7/1963, Hội đồng Chính phủ đã có Nghị định số 112/CP về tổ chức công tác phòng không nhân dân và Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 25-TTg ngày 2/4/1964 về việc thành lập Hội đồng phòng không nhân dân Thành phố Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Uỷ ban hành chính đã tích cực chỉ đạo, tổ chức mạng lưới phòng không nhân dân. Năm 1965, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế văn hoá Thủ đô. Mặc dù có nhiều khó khăn và phải tích cực chủ động đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhưng quân và dân Thủ đô phấn đấu đẩy mạnh phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước, thu được nhiều thành tích trong sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom bắn phá miền Bắc và chuyển sang “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam. Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh, thành miền Bắc bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Năm 1971 - năm đầu nhân dân Hà Nội thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ V Đảng bộ thành phố. Đại hội đã xác định phương hướng nhiệm vụ của thành phố trong thời kỳ tới: Trong bất cứ tình hình nào Hà Nội cũng phải chuyển mạnh mẽ vượt lên hàng đầu trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Trung ương đề 16 ra. Hà Nội quyết tâm đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi bước phiêu lưu mới của đế quốc Mỹ nếu chúng liều lĩnh quay lại đánh phá Thủ đô. Năm 1972 đế quốc Mỹ lại gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối vối miền Bắc, chúng đã mở cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và một số tỉnh thành. Từ năm 1973, sau khi Hiệp định Pari về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Uỷ ban hành chính Thành phố đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác trật tự trị an, phát động quần chúng kiên quyết đấu tranh chống bọn tội phạm. Năm 1979, Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện: “bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ Tổ quốc, Thành phố cần đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt cần tập trung giải quyết tốt vấn đề chế biến lương thực, cung cấp rau và nước chấm; cấp nước về mùa hè; chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao; chú ý công tác nhà trẻ, mẫu giáo, tổ chức vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên [12, 190]. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, khó khăn còn rất nhiều đối với Hà Nội. Vận dụng và cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng, của Thành uỷ, UBND Thành phố đã có những quyết định chuyển hướng mạnh mọi hoạt động sản kinh tế xã hội của Thủ đô. Năm 1987 giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng đều tăng trên 10%, xây dựng cơ bản cũng đạt được nhiều thành quả, như: hoàn thành 36.900m2 nhà ở và công trình dịch vụ, xây xong 05 công trình thuỷ lợi; văn hoá, giáo dục, y tế, thể dụng thể thao được phát huy; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự vệ sinh công cộng có những bước tiến bộ rõ rệt. Từ 1995 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn ổn định và được giữ vững; kinh tế, 17 văn hoá, giáo dục, hạ tầng đô thị luôn phát triển; đời sống của nhân dân được cải thiện. Hà Nội được UNESCO công nhận là “thành phố vì hòa bình”, được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Thủ đô anh hùng. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội từ 1945-1994 Uỷ ban nhân dân thành phố (trước đây là Uỷ ban hành chính thành phố) đã được xây dựng, củng cố và trưởng thành trong bối cảnh mà đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều sự kiện và biến động có ý nghĩa lịch sử như đã trình bày ở phần trên. Chính bối cảnh lịch sử đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố; đồng thời, hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố cùng với cả hệ thống chính trị của thành phố, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Thành uỷ Hà Nội, đã góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển của Thủ đô. Sau đây là khái quát về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình hoạt động. Ngày 21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 77/SL. Điều 39 của Sắc lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội như sau: - Thi hành mệnh lệnh của cấp trên và các quyết nghị của Hội đồng nhân dân Thành phố. - Kiểm soát các Uỷ ban hành chính khu phố; - Triệu tập Hội đồng nhân dân Thành phố; - Điều khiển các viên chức thuộc ngạch Thành phố; - Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa hành chức vụ; - Giải quyết các việc vặt trong phạm vi Thành phố; - Phát lệnh ngân sách Thành phố; 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan