Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục...

Tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch luận văn ths. du lịch

.PDF
172
1155
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRINH NGHIÊN CỨU ĐIỂM THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH XUÂN DŨNG Hà Nội, 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH ....................... 12 1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa và điểm tham quan du lịch ........... 12 1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH)...................................................... 12 1.1.2. Điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa phục vụ du lịch ..................... 14 1.2. Phân loại di tích lịch sử văn hóa............................................................... 16 1.3. Những đặc điểm cơ bản của di tích lịch sử văn hóa ................................ 18 1.4. Giá trị của di tích lịch sử văn hóa đối với điểm tham quan du lịch ........ 20 1.5. Nhu cầu và hành vi tiêu dùng của du khách tại các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa .......................................................................................... 22 1.5.1. Nhu cầu của du khách tại các điểm tham quan DTLSVH.................... 23 1.5.2. Hành vi tiêu dùng của du khách tại các điểm tham quan DTLSVH ..... 23 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan DTLSVH ........................... 24 1.6.1. Cơ sở hạ tầng (CSHT) ........................................................................ 24 1.6.2. Môi trường tự nhiên của các di tích lịch sử văn hóa ........................... 25 1.6.3. Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................. 25 1.6.4. Các nhà cung ứng dịch vụ .................................................................. 26 1.6.5. Sự an toàn của điểm tham quan ......................................................... 26 1.7. Tổ chức các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa .............................. 27 1.7.1. Các bên tham gia vào tổ chức hoạt động du lịch ................................ 27 1.7.2. Lợi ích của tổ chức các hoạt động du lịch tại các DTLSVH................ 28 1.7.3. Chi phí của việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các DTLSVH ........ 29 1 1.8. Kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước về tổ chức điểm tham quan DTLSVH và bài học kinh nghiệm ......................................................... 29 1.8.1. Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................ 29 1.8.2. Kinh nghiệm trong nước....................................................................... 33 1.8.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 36 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 37 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỂM THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ........................................................................... 39 2.1. Khái quát về tình hình phát triển của du lịch thành phố Huế ................ 39 2.1.1. Tài nguyên du lịch thành phố Huế ........................................................ 39 2.1.2. Về loại hình du lịch tại TP Huế ............................................................ 41 2.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch TP Huế .................................................. 41 2.2. Khái quát chung về hệ thống các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế.... 45 2.2.1. Khái quát chung về các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế ............. 45 2.2.2. Khái quát về một số điểm tham quan DTLSVH chủ yếu tại TP Huế .......... 50 2.3. Đóng góp của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế trong phát triển du lịch ...................................................................................................... 54 2.4. Thực trạng về khai thác các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế ..... 55 2.4.1. Thực trạng về khai thác điểm tham quan DTLSVH Đại Nội- Huế......... 55 2.4.2. Thực trạng khai thác điểm tham quan DTLSVH tại lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức ................................................................................................. 57 2.5. Biến động lượng khách đến các điểm tham quan Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức ...................................................................................... 58 2.6. Phân tích kết quả điều tra đánh giá của khách du lịch về các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế .............................................................................. 59 2.6.1. Thống kê mô tả về thông tin mẫu nghiên cứu........................................ 59 2.6.2. Thống kê mô tả về đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................... 61 2.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với tất cả các biến quan sát ....... 63 2.6.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo .............................................................. 67 2 2.6.5. Kiểm định phân phối chuẩn.................................................................. 68 2.6.6. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố đánh giá của du khách về điểm tham quan DTLSVH tại Thành phố Huế. ............................................... 69 2.6.7. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch khác nhau khi đánh giá về các DTLSVH tại TP Huế ..................................................................... 83 2.7. Nhận xét chung về các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế .............. 87 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 89 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỂM THAM QUAN DTLSVH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH ......................................................... 90 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................... 90 3.1.1. Những mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch thành phố Huế .......... 90 3.1.2. Căn cứ thực tiễn ................................................................................... 93 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị................................................................... 94 3.2.1. Một số giải pháp đối với các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế ........... 94 3.2.2. Một số kiến nghị .................................................................................. 103 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 108 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 111 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSHT Cơ sở hạ tầng DTLS Di tích lịch sử DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa TP Huế Thành phố Huế TT Huế Thừa Thiên- Huế TTBTDTCĐ Huế Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Sở VH-TT & DL Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation-Tổ chức Giáo dục- Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc GDP Gross Domestic Product- tổng sản phẩm nội địa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Biến động lượt khách du lịch đến Huế qua các năm ( từ năm 2011 đến năm 2013) Bảng 2.2 Doanh thu du lịch tại TP Huế từ năm 2011 đến năm 2013 Bảng 2.3 Thống kê lượt khách tham quan và doanh thu tại các điểm tham quan Bảng 2.4 Biến động lượng khách đến các điểm tham quan Đại Nội, lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng qua các năm ( từ năm 2011 đến năm 2013) Bảng 2.5 Mẫu điều tra địa điểm tham quan Bảng 2.6 Kết quả kiểm định KMO- Bartlett đối với biến quan sát Bảng 2.7 Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hoạt động du lịch, điểm tham quan du lịch đóng một vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố không thể thiếu được để thu hút khách, đặc biệt đối với điểm tham quan DTLSVH, nó không chỉ là một điểm tham quan thuần túy mà còn là bài học về lịch sử thực tiễn đối với khách. Huế từ lâu được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Các điểm tham quan DTLSVH ở Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét đặc trưng của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh và những thành tựu đã đạt được thì các điểm tham quan ở Huế vẫn còn những tồn tại. Để các điểm tham quan DTLSVH ở đây phát triển một cách bền vững, thực sự trở thành một loại hình du lịch văn hóa chuyên đề, một nhân tố quan trọng không chỉ mang lại sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn phát huy giá trị tinh thần…vv thì vẫn còn nhiều việc phải làm và nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu điểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế phục vụ khách du lịch có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Hiện nay đã và đang có rất nhiều công trình nghiên cứu về điểm đến du lịch, về các DTLSVH…vv nhưng hầu như các công trình hay tài liệu hiện có hoặc chỉ đề cập đến những vấn đề có tính khái quát, hoặc chỉ nghiên cứu về các DTLS, về chất lượng thuyết minh viên, về phát triển du lịch bền vững …vv. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu, bài viết của các nước chủ yếu tập trung vào điểm đến nói chung, các điểm hấp dẫn, hoạt động ở các điểm đến, về chất lượng dịch vụ hay chỉ đơn thuần nghiên cứu các giá trị văn hóa - lịch sử mà chưa đi sâu vào nghiên cứu điểm tham quan DTLSVH. Xuất phát từ yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, học viên chọn đề tài: “Nghiên cứu điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Huế phục vụ khách du lịch” cho luận văn thạc sĩ của mình với mục đích vừa là đề tài tốt nghiệp, 5 vừa mong muốn có được đóng góp thiết thực cho việc phát triển các điểm tham quan DTLSVH trên địa bàn thành phố Huế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề DTLSVH là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương, các quốc gia, vì vậy nhiều DTLSVH đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về các DTLSVH dưới nhiều góc độ khác nhau, điển hình như: Ở Việt Nam: Luận văn Thạc sĩ về “Vi phạm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - thực trạng và giải pháp” của Khoa Thị Khánh Chi nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, đề tài đã đặt ra vấn đề xâm phạm các di tích lịch sử và đề xuất một số giải pháp thích hợp để ứng xử đối với các hành vi xâm phạm di tích Bài viết “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành” của Đặng Văn Bài trên Tạp chí di sản văn hóa, số 15, trang 10-16 (2006), Hà Nội Bài viết “Cư dân trong vùng di tích” của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 4(69), 2008 đã đề cập đến vấn đề dân cư sống trong vùng di tích ảnh hưởng có ảnh hưởng đến môi trường và chính sách phát triển của Thừa Thiên Huế. Đối với các đề tài liên quan đến du lịch, có các công trình nghiên cứu như: Tài liệu “Sổ tay hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan du lịch” (2013) của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí, các chỉ số về bảo vệ môi trường làm công cụ quản lý và đánh giá các điểm tham quan nhằm góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế phát triển bền vững. “Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam” (2013) do Chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ cũng đã nghiên cứu về các mục tiêu xây dựng năng lực cho các bên liên quan 6 trong ngành du lịch Việt Nam để đạt được toàn diện lợi ích phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch trong khi bảo tồn các nguồn lực về tự nhiên và văn hóa của ngành du lịch. Đề tài: “Nghiên cứu các giới hạn để phát triển bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc quần thể di tích Huế (Việt Nam)” do Ths Hoàng Thị Diệu Thúy làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hệ thống các vấn đề lý luận về các công cụ đánh giá sự phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đến giới hạn bền vững và các phương pháp tiếp cận, đề xuất các chỉ báo và tiêu chuẩn đánh giá để cung cấp một công cụ hỗ trợ cho việc quản lí, giám sát và lập kế hoạch phát triển bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc Quần thể di tích Huế - di sản thế giới tại Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ khoa học về “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” của TS Nguyễn Văn Đức. Đề tài đã làm rõ sự kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với các đơn vị quản lí di tích lịch sử văn hóa để phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững. Bài viết “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du lịch thủ đô” của TS. Bùi Thanh Thủy trên Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã xác định: “Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hóa với việc khai thác phục vụ du lịch, hay nói cách khác, phát triển vì mục tiêu văn hóa, đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch”. Bài viết “Thực trạng và định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch” của Nguyễn Hà Quỳnh Giao (Nghiên cứu sinh trường ĐHSP TP HCM) và PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trường ĐHSP TP HCM) đã đề xuất một số định hướng chủ yếu về kinh doanh, đầu tư và sự tham gia của cộng đồng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nghành du lịch Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn một số công trình khác như trong “Giáo trình Hướng dẫn du lịch” của PGS.TS Nguyễn Văn Đính- Ths Phạm Hồng Chương (2000) cũng đã đề 7 cập đến vai trò của hướng dẫn viên tại các điểm tham quan, những phương pháp và nguyên tắc cơ bản tiến hành hướng dẫn tham quan (trang 105-123) Trên thế giới: Du lịch trên thế giới đã phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, họ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các di tích lịch sử, nghiên cứu bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, khai thác sử dụng các giá trị của di tích đó như một nguồn tài nguyên để khai thác và phát triển du lịch, đưa các di tích lịch sử đó trở thành những điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch. Ngoài việc bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử này cho thế hệ mai sau, họ còn khai thác các giá trị của chúng vào hoạt động du lịch, điển hình như thành phố cổ Rô ma (Italia) , đền Partheon (HyLạp), Kim tự tháp (Ai Cập), Cố cung (Trung Quốc), Vạn lý trường thành (Trung Quốc), đền Angko (Cămpuchia), đền Taj Mahal (Ấn Độ), tháp Eiffel (Pháp)... Trong cuốn “Handbook on Tourism Product Development” của Tổ chức Du lịch thế giới xuất bản năm 2011 hoặc cuốn “Marketing Asian Places:Attracting Investment, Industry and Tourism to Cities, States and Nations” xuất bản năm 2002 của John Wiley & Sons (Asia) Pte. Ltd. Singapore cũng đều đề cập đến điểm tham quan di tích lịch sử, mối quan hệ giữa bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của các di tích này nhằm phục vụ khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Trong cuốn “Le tourisme culturel” tái bản lần 3, năm 2005 do Collection Encyclopédique (fondée par Paul Angoulvent) của Claude Origet du Cluzeau cũng đã đề cập đến thị trường du lịch văn hóa, các loại hình du lịch văn hóa, vòng đời của du lịch văn hóa và các trường hợp ngoại lệ của du lịch văn hóa, trong đó có loại hình tham quan di tích lịch sử, di sản. Cuốn “Conservation et mise en valeur du patrimoine culturel” của Sylvie CROGIEZ và Anne - Marie FLAMBARD HERICHER do Đại học Rouen xuất bản (Publications de l’Université de Rouen), đã tập hợp những bài viết của các tác giả về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dưới những góc độ của các lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, công nghệ, phát huy các giá trị của các bảo tàng với các ví dụ điển 8 hình của Pháp như Le Vieux Château de Vatteville - la Rue (Seine Maritime), Villa du Cryptoportique à Carthage. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc nghiên cứu điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ khái niệm điểm tham quan DTLSVH, đánh giá thực trạng hoạt động của một số điểm tham quan DTLSVH phổ biến tại thành phố Huế và từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đối với các điểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế nhằm thu hút khách du lịch đến với các điểm tham quan DTLSVH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch. Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: - Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về điểm tham quan và điểm tham quan DTLS. Thực trạng các điểm tham quan DTLSVH phổ biến ở thành phố Huế phục vụ khách du lịch. - Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin về thực trạng các điểm tham quan lịch sử phục vụ khách du lịch. - Đánh giá thực trạng khai thác của các điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức tại thành phố Huế. - Đề xuất kiến nghị và giải pháp đối với các điểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế nhằm phát triển các điểm tham quan DTLSVH, thu hút khách du lịch đến với các điểm tham quan DTLSVH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác giả chọn ba di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại TP Huế: Đại Nội, lăng Minh Mạng (tên phổ biến) còn gọi là Hiếu Lăng (tên chữ) và lăng Tự Đức (tên phổ biến) còn gọi là Khiêm Lăng (tên chữ). Trong số các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế thì ba điểm tham quan DTLSVH trên có mức độ 9 thu hút khách ở mức độ cao nhất. Ba di tích này là những DTLSVH đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài ra, cả ba di tích đó đều nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993. Trong luận văn, tác giả sử dụng tên gọi phổ biến thường gọi của các điểm tham quan trên là Đại Nội, Lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức. Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu việc khai thác hoạt động của các điểm tham quan DTLSVH phổ biến ở thành phố Huế, cụ thể là Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức phục vụ cho phát triển du lịch. Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2011 đến tháng 06/2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng: Phương pháp thu thập thông tin và xử lí dữ liệu thứ cấp: Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến các DTLSVH và các điểm tham quan DTLSVH. Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho học viên có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn để có được những nhận định khách quan. Tác giả đã tham khảo ý kiến và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành du lịch, TTBTDTCĐ Huế và một số người dân sống gần điểm tham quan DTLSVH Đại Nôi, Lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức. Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin. Đối tượng điều tra là du khách tham quan các điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, Lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức. Với số phiếu điều tra phát ra là 190 phiếu, số phiếu điều tra thu về là 186 phiếu và có 4 phiếu do khách hàng đánh còn thiếu thông tin và không hợp lệ nên không được sử dụng. 10 Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm phân tích thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội phiên bản 16 (SPSS 16.0). Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về điểm tham quan di tích lịch sử phục vụ khách du lịch. Chương 2. Thực trạng các điểm tham quan di tích lịch sử tại thành phố Huế. Chương 3. Một số kiến nghị và giải pháp đối với các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Huế nhằm phát huy các điểm tham quan DTLSVH , thu hút khách du lịch đến với các điểm tham quan DTLSVH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch. 11 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH 1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa và điểm tham quan du lịch 1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định, những quan điểm riêng về DTLSVH. Người ta quan niệm rằng: “DTLSVH chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. DTLSVH là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương, các quốc gia”.[46] Vì vậy nhiều DTLSVH đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Có một số khái niệm tiêu biểu sau được xem xét DTLSVH với tư cách là tài nguyên du lịch nhân văn với các giá trị nhân văn vật thể và phi vật thể như sau: Theo đạo luật 16 về di sản lịch sử ban hành ngày 25/06/1985 của Tây Ban Nha: “DTLSVH được gọi là DTLS. DTLS bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật cũng kể cả di sản tự nhiên và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”. Theo quy định trong Hiến chương Vơ ni dơ – Italia (1964): “DTLS không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứ tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã cùng với thời gian thâu nạp được một ý nghĩa văn hóa.” [11] Theo Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2009: “Di tích lịch sử văn hóa là: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu 12 của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kì lịch sử - Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu - Công trình kiến trúc nghệ thuật , quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật. - Danh lam thắng cảnh là: + Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mĩ tiêu biểu + Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lí, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.” [31] Và theo công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO (1971): “Di sản văn hóa là: 1. Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ học, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học 2. Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh quan; 3. Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có một giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.” [11] Qua những khái niệm trên về DTLSVH, ta có thể rút ra đặc điểm chung của DTLSVH như sau : DTLSVH là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra. Và ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng DTLSVH là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại. 13 Vậy, với các đặc điểm trên, theo tôi, khái niệm DTLSVH theo Luật Di sản Việt Nam đã phản ảnh đầy đủ các đặc điểm, nội dung và giá trị của DTLSVH và được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này. 1.1.2. Điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa phục vụ du lịch Điểm tham quan và điểm tham quan du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau trong lý luận cũng như trong thực tiễn. Trong thực tiễn điểm tham quan được hiểu như sau: - Mọi địa điểm có tính hấp dẫn, sức thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu, giải trí, mua sắm đều được gọi là điểm tham quan. - Điểm tham quan không chỉ dành cho khách du lịch (cả nội địa và quốc tế), mà cả cộng đồng tại địa điểm này. Ví dụ như: các công viên tại thành phố, các viện bảo tàng, các khu vui chơi giải trí, các siêu thị, các nhà hàng,…vv. - Điểm tham quan du lịch dành cho khách du lịch chủ yếu là do sự hấp dẫn của địa điểm nhưng quan trọng nhất vẫn do ý tưởng xây dựng các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành và nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ: hiện nay các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, các bệnh viện, các nhà hát, ngay cả các sân vận động, các trường học cũng trở thành điểm tham quan của khách du lịch. Có thể thấy, điểm tham quan là yếu tố cơ bản và quan trọng cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch đến các điểm đến du lịch, có khả năng kéo dài các chương trình du lịch tại điểm đến đồng thời thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.. Điểm tham quan du lịch là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ khách và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội tại điểm đến du lich. Trong lý luận, rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này mà chủ yếu các công trinh chủ yếu tập trung vào điểm đến du lịch và sản phẩm du lịch. Theo Luật Du lịch năm 2005, đã xác định: “Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch”. [26] Tuy nhiên, trong Luật Du lịch không đưa ra khái niệm về điểm tham quan 14 mà chỉ nêu khái niệm về điểm du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. [26] Luật Du lịch cũng xác định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [26] Theo Luật Du lịch: “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác” Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [26] So với điểm tham quan, điểm du lịch trong Luật Du lịch quy định khác hẳn, đó là: “Điều 24: Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch 1. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia: a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. 2. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm [26] 15 Như vậy, khái niệm về điểm du lịch trong Luật Du lịch khá tương đồng với điểm tham quan trong thực tế. Trong “ Sổ tay Hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan du lịch” của Tổng cục Du lịch cũng đưa ra khái niệm: “Điểm tham quan là nơi có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn, có các dịch vụ phục vụ khách du lịch, do tổ chức hoặc cá nhân quản lí, gồm: khu vực tham quan, bãi đỗ xe, khu vực vệ sinh công cộng. Ngoài ra, điểm tham quan du lịch có thể có thêm dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ mua sắm (cửa hàng mua sắm), đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.” [5] Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát sau: Điểm tham quan là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cần thiết để thu hút và phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa là nơi có những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có tài nguyên du lịch hấp dẫn có kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cần thiết để thu hút và phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 1.2. Phân loại di tích lịch sử văn hóa Điểm tham quan được phân thành nhiều loại hình khác nhau trong đó có điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, đối với loại hình di tích lịch sử văn hóa cũng được chia ra làm nhiều loại. Việc phân loại các di tích lịch sử văn hóa thành từng nhóm cũng phải tuân thủ các tiêu chí khoa học chặt chẽ, trước hết để tránh nhầm lẫn, nhất là trong khi khai thác du lịch góp phần quảng bá truyền thống văn hóa - lịch sử của quốc gia, cũng như của từng địa phương, đồng thời góp phần bảo trì, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa của di sản. Mặt khác phân loại di tích lịch sử văn hóa, phân loại di sản còn để tìm ra phương án tối ưu nhất trong quá trình tu bổ, trùng tu tránh gây tổn hại không đáng có đối với di tích lịch sử, di sản đó. Căn cứ Điều 4, Luật di sản văn hóa, Điều 14, nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di 16 sản văn hóa, các di tích lịch sử đã được phân loại như sau: Di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Di tích khảo cổ Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ. Di tích thắng cảnh Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau: - Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. - Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. 17 Di tích lịch sử cách mạng Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt [31] 1.3. Những đặc điểm cơ bản của di tích lịch sử văn hóa DTLSVH là tài sản vô giá của đất nước, của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn, về truyền thống dân tộc… đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Ở đó còn ẩn chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không có và không thể có được. DTLSVH giúp con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử, về đặc trưng văn hóa của đất nước và từ đó sẽ có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người. Việc khai thác và sử dụng văn hóa là cơ sở để có thể sử dụng khai thác du lịch, góp phần quảng bá truyền thống văn hóa - lịch sử của quốc gia, cũng như của từng địa phương, đồng thời góp phần bảo trì, bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLS, của di sản đạt được hiệu quả bền vững. DTLSVH có những đặc điểm chung của tài nguyên du lịch nhân văn, tuy nhiên nó vẫn có một số đặc điểm riêng như: - DTLSVH phản ánh trung thực quá trình phát triển lịch sử, kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi địa phương; - DTLSVH phản ánh tính đa dạng về văn hóa của các dân tộc, là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; 18 - Các DTLSVH luôn tồn tại và bao gồm hai mặt giá trị tiêu biểu: giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể. Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối: + Di sản văn hóa vật thể: là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại. + Di sản văn hóa phi vật thể: là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác. Phần lớn di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể biểu hiện các mặt giá trị thông qua các cử chỉ, hoạt động trình diễn của các nghệ nhân dân gian - những chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu các di sản. Di sản văn hóa vật thể - những thực thể vật chất (tồn tại vật lý) được cấu thành bởi các loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng trường tồn mãi mãi cùng nhân loại. Chúng ta, chỉ có thể bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại có trong tay kéo dài tuổi thọ, làm cho dạng vật chất đó ổn định, vững chắc (mang tính tạm thời). Đã là dạng vật chất thì, tất yếu phải chịu tác động bởi quy luật tự hủy hoại của tự nhiên. Từ thực tế nói trên, buộc người ta phải thay đổi quan niệm về tính nguyên gốc của di sản văn hóa và người Nhật đã đi tiên phong trong lĩnh vực này khi đưa ra khái niệm tính chân xác của di sản. - DTLSVH rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố thiên nhiên và con người. - DTLSVH chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, DTLSVH còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Yêu cầu được bảo tồn: cần phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các DTLSVH là 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan