Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng ...

Tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng anh và tiếng việt

.PDF
116
1541
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VÀ CHUYỂN DỊCH CÁC BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG NGÔN NGỮ BÓNG ĐÁ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VÀ CHUYỂN DỊCH CÁC BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG NGÔN NGỮ BÓNG ĐÁ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành:Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn Hà Nội - 2012 I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khảo sát ngôn ngữ theo hướng đối chiếu là một vấn đề khá mới mẻ và nghiên cứu. Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt mang lại nhiều kết quả thú vị đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa cũng như những vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch biểu thức quy chiếu giữa hai ngôn ngữ. Nội dung chính là chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu là những tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa; những tương đồng và khác biệt về phương thức tư duy, phương thức định danh; những thuận lợi và khó khăn trong dịch thuật. Ngôn ngữ bóng đá trong các tác phẩm báo chí mang một phong cách khá mới mẻ và hiện đại, đặc biệt ở trong thời điểm bóng đá là một môn thể thao Vua được ưa chuộng trên khắp thế giới. Song chính nghiên cứu về ngôn ngữ bóng đá chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của nó trên khắp thế giới. Nhiều công trình ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ bóng đá trên báo chí, nhưng tất cả đều chưa đi sâu để tìm hiểu chi tiết, đặc biệt là theo hướng đối chiếu. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt với mục đích làm sáng tỏ hơn những sự tương đồng và khác biệt về cách thức sử dụng ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời nêu ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc chuyển dịch từ ngữ bóng đá trong hai ngôn ngữ. 2. Lịch sử vấn đề Quy chiếu và các biểu thức quy chiếu là một vấn đề được đề cập từ rất sớm. Vấn đề này được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Theo nhà ngôn ngữ học Geogre Yule, thì tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả. Chỉ có con người mới là chủ thể làm việc đó. Vì vậy, có 1 thể coi sự quy chiếu như là một hành động trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc) có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến. Yule cũng cho rằng, "để có được sự quy chiếu thành công, chúng ta phải thừa nhận vai trò của suy luận (inference). Bởi lẽ chẳng có một mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể với các từ, nhiệm vụ của người nghe là làm sao suy ra đúng được là người nói có chủ định nhận diện cái thực thể nào đó bằng cách sử dụng một biểu thức quy chiếu cụ thể. Thật là chẳng bình thường khi mà người ta muốn quy chiếu đến một thực thể hay một người nào đó mà không biết chính xác 'tên gọi' nào có thể là cái từ tốt nhất để dùng". Và ông cũng cho rằng "sự quy chiếu thành công nhất thiết phải là (kết quả của) sự phối hợp: cả người nói lẫn người nghe đều có vai trò của mình trong việc nghĩ xem người kia đang xem xét đến cái gì". G. Yule gọi các hình thái ngôn ngữ như thế là những biếu thức quy chiếu (referening expressions) và phân loại như sau: - Danh từ riêng: Nam, bin Laden, New York... - Các cụm danh từ xác định (trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có mạo từ xác định "the"): thằng cha đấy, ông giáo sư này, cái xóm này... - Các cụm danh từ không xác định ( trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có mạo từ không xác định "a"): một người đàn ông, một người qua đường... - Các đại từ: tôi, nó... Liên quan đến vấn đề này, tác giả Lê Đông cho rằng: “Ngữ dụng học nói riêng và bản thân ngôn ngữ nói chung không nghiên cứu bản thân các quy chiếu mà nó chỉ quan tâm đến những mối liên hệ giữa từ ngữ và quy chiếu. Các mối quan hệ ở đây là các mối liên hệ có giá trị tín hiệu học của từ ngữ mà thôi”. 2 Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, hai tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp định nghĩa quy chiếu là dùng một biểu thức ngôn ngữ (từ, ngữ) chỉ ra một sự vật cụ thể nào đó. Chiếu vật (vật được quy chiếu) là vật được biểu thức ngôn ngữ chỉ ra. Hiện tại ở Việt Nam, những nghiên cứu về các biểu thức quy chiếu theo hướng đối chiếu là khá ít. Theo khảo sát của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu dựa trên cứ liệu của hai ngôn ngữ Anh, Việt. Do vậy, đề tài Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt của chúng tôi là khá mới mẻ. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, luận văn nêu bật ra được những hiệu quả trong việc dịch thuật các biểu thức quy chiếu bóng đá cũng như có những đóng góp nhất định cho các nhà nghiên cứu về thể thao trong cách chuyển dịch từ ngữ bóng đá từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta cũng nêu ra được những khuynh hướng về các sử dụng ngôn từ trên báo chí Việt Nam, những kinh nghiệm về chuyển dịch từ ngữ một cách chuẩn xác nhất, nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, dựa trên những đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa để tìm ra để so sánh, đối chiếu sự tương đồng và khác biệt. Luận văn này sẽ khảo sát và nêu ra những nhận xét chính về biểu thức quy chiếu ngôn ngữ bóng đá giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ tiếng Việt, chúng tôi khảo sát dựa trên ba tờ báo chuyên về thể thao hàng đầu ở Việt Nam là Báo Bóng đá, Báo Thể thao Văn hóa (TTVH) và Báo Thể thao 24h (TT24h). Khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh, chúng tôi trích dẫn từ 10 tờ báo chuyên về thể thao hàng đầu ở nước Anh như: Daily Mail, The Sun, Guardian, Telegraph, Independent, The Times, BBC, Mirror, Daily Star & People.. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tiêu biểu là các nhóm phương pháp sau - Phương pháp thống kê: Thống kê là phương pháp đầu tiên mà luận văn sử dụng, phương pháp này giúp chúng tôi có những ngữ liệu cụ thể để nghiên cứu. Luận văn thống kê về các biểu thức quy chiếu bóng đá được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Việt, rồi từ đó rút ra những sự tương đồng, khác biệt về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở ngữ liệu thống kê được, chúng tôi tiến hành đối chiếu các biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó rút ra được những tương đồng, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và phương thức tư duy ở hai ngôn ngữ. - Phương pháp phân tích, giải thích: Ngoài việc đưa ra được những ngữ liệu, luận văn cũng phân tích được những đặc điểm chính về cấu trúc của các biểu thức quy chiếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có những lý giải sâu hơn về ngữ nghĩa các nhóm biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 4 - Phương pháp dịch thuật: Để nhận biết sự tương đồng và khác biệt của các biểu thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng phương pháp dịch thuật dựa trên sự tương đương ngữ nghĩa, đồng thời nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong việc dịch thuật. 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận, đề tài: “Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt” góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận như quy chiếu, cách phân loại các biểu thức quy chiếu dựa trên đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa, đặc điểm phong cách báo chí Việt Nam và báo chí Anh. Về thực tiễn, qua việc phân tích đối chiếu các biểu thức quy chiếu bóng đá trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chỉ ra được những hiệu quả trong việc phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa và cách chuyển dịch nhóm biểu thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ. Đồng thời, luận văn này sẽ giúp ích cho các nhà báo thể thao (chuyên về mảng quốc tế) có những ứng dụng hữu ích khi đọc và lấy tư liệu ở các báo nước ngoài. 7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn của chúng tôi được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Phân tích đối chiếu các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3 : Các phương thức chuyển dịch biểu thức quy chiếu bóng đá từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 5 CHƢƠNG I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Quy chiếu và các biểu thức quy chiếu 1.1.1. Khái niệm quy chiếu: Theo quan điểm của G. Yule, Quy chiếu là phạm vi đối tượng của thế giới được người nói chỉ ra khi dùng một từ ngữ nào đó trong phát ngôn là quy chiếu của từ ngữ đó. Ở đây, chúng ta phải xác định rằng: + Các đối tượng được chỉ ra đó không thuộc về ngôn ngữ. + Từ ngữ ở đây đóng vai trò là phương tiện, công cụ để chỉ ra quy chiếu. Nói một cách khác, chỉ ra quy chiếu là một cách dùng từ, là một chức năng của từ. Một từ ngữ được tàng trữ trong bộ não thì không có quy chiếu, chỉ những từ ngữ được sử dụng trong phát ngôn thì mới có quy chiếu, và trong các phát ngôn khác nhau, ngữ cảnh khác nhau thì có quy chiếu khác nhau. Các ví dụ: (1a): Villa, chuyền bóng cho tôi! (1b): Del Bosque, sao ông lại lựa chọn đội hình như vậy? (1c): Torres là một tiền đạo giỏi. (2a): Cầu thủ này đã luống tuổi. (2b): Cậu ấy là người dự bị của tôi. (2c): Cậu ấy chơi ở vị trí thủ môn. - Nghĩa là một yếu tố bên trong của ngôn ngữ, là mặt không thể tách rời của tín hiệu ngôn ngữ. Trong khi đó, quy chiếu lại là sự vật bên ngoài hệ thống ngôn ngữ. Các từ ngữ, với thông tin mà nó truyền đạt, đã tạo ra những con đường, cách thức để xác lập các quy chiếu. Tuy nhiên, để thực hiện sự quy chiếu thì nếu chỉ có riêng bản thân từ ngữ không thể mà để làm điều này nó cần phải được đi kèm với các nhân tố khác... 6 Các loại quy chiếu: có hai loại là Quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định. *Quy chiếu xác định - Từ ngữ có quy chiếu xác định là những từ ngữ được người nói sử dụng để chỉ ra và đồng nhất một hay những đối tượng của hiện thực. Trong đó, theo đánh giá của người nói thì người nghe đã được cung cấp đủ điều kiện cần thiết để nhằm đúng đối tượng muốn nói tới. - Quán từ xác định là phương tiện dùng để đánh dấu từ ngữ có quy chiếu xác định. Điều này có thể thấy rất rõ trong tiếng Anh (the), nhưng trong tiếng Việt thì không có phương tiện như vậy. Cho nên, việc nhận diện sẽ phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh. Tuy nhiên, có những từ ngữ, trong đại đa số trường hợp, được dùng với chức năng là chỉ quy chiếu sẵn. Đó là: + Tên riêng, các danh từ chỉ những sự vật đơn nhất; + Đại từ có tính trực chỉ hoặc hồi chỉ: tôi, nó, họ, đây, đấy, bây giờ... + Các yếu tố trực chỉ khác: ở đây, năm ngoái... + Các danh ngữ có yếu tố hạn định là những từ ngữ trực chỉ, hồi chỉ. - Các từ ngữ có quy chiếu xác định, khi sử dụng, phải tuân theo một số quy tắc, chiến lược: + Khi dùng một từ ngữ vào chức năng quy chiếu xác định thì, thông thường, đối tượng được nói tới phải nằm trong thế giới nhận thức của cả người nói lẫn người nghe. + Tuy nhiên, có một số phạm vi giao tiếp có những cơ chế riêng (ngoại lệ) cho phép được vi phạm. Trong trường hợp này, những ngoại lệ đó tuy không được quy ước rõ ràng nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau. Những ngoại lệ này thường có trong văn chương, báo chí. + Thông thường, một từ ngữ có quy chiếu xác định phải dựa vào những mốc (hệ toạ độ), tức là những thông tin đã biết. Những thông tin này có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ hoặc được ngầm hiểu (không nói ra thành lời). 7 *Quy chiếu không xác định - Từ ngữ có quy chiếu không xác định là những từ ngữ được người nói dùng để chỉ vào một đối tượng tồn tại, và về nguyên tắc phải có "căn cước, địa chỉ", nhưng ở đây người nói chỉ cung cấp thông tin chỉ ra phạm trù mà đối tượng thuộc vào, chứ không đủ để xác định đối tượng. VD: Hôm qua, một cầu thủ bị phát hiện sử dụng doping. Nguyên nhân của việc sử dụng như vậy có thể do không biết, không có hoặc không cần thông tin xác định; cũng có thể do người nói cố tình lảng tránh. Có thể nói, việc xảy ra hiện tượng như vậy là do hàng loạt các nhân tố tác động. - Trong thực tế giao tiếp, nếu tách rời khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu một cách mơ hồ về một biểu thức không xác định: + Biểu thức không xác định nhưng có quy chiếu (tức là có quy chiếu không xác định); + Biểu thức không có quy chiếu và không xác định. Ví dụ: (1a) HLV Capello đã tìm được thủ môn đáng tin cậy. → Đối tượng đã tồn tại, HLV Capello đã xác định được đối tượng cần chọn. (1b) HLV Capello đang tìm một thủ môn đáng tin cậy, anh xem có ai đó để giới thiệu → Đối tượng chưa xác định → Không có quy chiếu. (1c) HLV Capello khá mê một thủ thành đồng hương. → "thủ thành đồng hương" là một danh ngữ có quy chiếu không xác định. (2a) Cậu nên tìm một thành viên ban huấn luyện mà trình bày. → Bất kì ai thuộc phạm vi là "ban huấn luyện": không xác định và không có quy chiếu. 8 (2b) Hôm nay tôi đã phản ứng mạnh với một thành viên ban huấn luyện. → Có quy chiếu không xác định Ngoài ra, quy chiếu không xác định còn có sự mơ hồ, lẫn lộn giữa cách đọc có quy chiếu xác định và cách đọc định tính Ví dụ: (1): Kẻ cãi lại HLV Mourinho là đồ điên! + (1a): có quy chiếu xác định. + (1b): chỉ bất kì kẻ nào có thuộc tính "cãi lại HLV Mourinho" Cách hiểu (1b) suy ra câu (1) được dùng theo lối định tính. (2): “Quả bóng vàng châu Âu 2009” là một ngôi sao lớn. + (2a): chỉ một diễn viên xác định → có quy chiếu xác định + (2b): bất kì ai giành “Quả bóng vàng châu Âu 2009” đều là ngôi sao lớn. => Cách dùng định tính. (3): Vợ của Beckham luôn đối diện với nhiều sức ép. → Nỗi khổ ở đây là chính thuộc tính "Vợ của Beckham" đem lại (có thể bởi vì Beckham hay đi lăng nhăng), chứ nỗi khổ không phải bắt nguồn từ bản thân người phụ nữ đó. 1.1.2. Các biểu thức quy chiếu: Các yếu tố ngôn ngữ có ý nghĩa quy chiếu được gọi là các biểu thức ngôn ngữ quy chiếu. Một biểu thức ngôn ngữ trong những cuộc giao tiếp khác nhau sẽ có khả năng quy chiếu (ý nghĩa quy chiếu) khác nhau. Theo G. Yule, sự quy chiếu là một hành động và sự quy chiếu là một hành động mà trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ cho người nghe (người đọc) nhận diện được cái chủ đích mà mình đề cập đến. G. Yule đã phân loại có 4 biểu thức quy chiếu bao gồm: - Danh từ riêng: Llorente, Mourinho. 9 - Danh ngữ xác định: HLV người Pháp, Tiền đạo 24 tuổi. - Danh ngữ không xác định: một cầu thủ, một trọng tài. - Đại từ: Tôi, cậu ấy, ông ấy. Tuy nhiên, việc lựa chọn kiểu biểu thức quy chiếu nào là dựa vào cái người nói cho rằng người nghe đã biết. Trong ngữ cảnh mà mọi người đều nhìn thấy dùng các đại từ làm biểu thức quy chiếu có thể đủ để quy chiếu thành công, nhưng ở những ngữ cảnh việc nhận diện khó khăn hơn có thể dùng danh ngữ phức tạp. VD: HLV Mourinho từng gắn bó nhiều năm với Ricardo Carvalho? Cậu ấy đã chuyển sang chơi cho Real Madrid => Ở đây, người nói quy định đối tượng được qui chiếu là Cậu ấy – Ricardo Carvalho, chứ không phải là HLV Mourinho. Dựa trên khái niệm về quy chiếu và các biểu thức quy chiếu của Yule, trong luận văn này chúng tôi đi sâu vào khảo sát các biểu thức quy chiếu bóng đá - những từ, ngữ mang đầy đủ những đặc điểm và thuộc tính liên quan đến bóng đá. 1.2. Sự chuyển nghĩa của các biểu thức quy chiếu 1.2.1. Cách nhìn của ngữ nghĩa học từ vựng (qua khái niệm trường nghĩa) 1.2.1.1 Khái niệm trường nghĩa Lý thuyết về các trường đã được một số nhà ngôn ngữ học người Đức và Thuỵ Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ trước. Những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu trước đó. Năm 1986, M. M. Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành một nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về mặt ý nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của 10 chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau. (Dẫn theo 11, 873). Tuy nhiên, khái niệm về trường nghĩa chỉ thực sự được nghiên cứu từ những nguyên lý của F. de Saussure đặc biệt là luận điểm: “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” [39, 202] và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố àm nó chứa đựng” [39, 198]. Ở Đức, lý thuyết về các trường gắn liền với hai tên tuổi của J. Trier và L. Weisgerber. Về mặt thuật ngữ, J. Trier không có những cách dùng cố định và cũng chưa đưa ra được những định nghĩa rõ ràng cho thuật ngữ của mình. Ông đưa ra hai khái niệm về “trường từ” và “trường khái niệm”. Những quan điểm của J. Trier cho rằng trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giẵ từ với toàn bộ từ vựng. L. Weisgerber có một quan điểm rất đáng chú ý về các trường. Theo tác giả cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Các trường theo kiểu của J. Trier, L. Weisgerber là những trường có tính chất đối vị gọi là trường trực tuyến hay trường đọc. Còn W. Porzig lại là người đầu tiên xây dựng quan niệm về trường tuyến tính hay trường ngang. Từ năm 1934, W. Porzig đã xây dựng nguyên tắc liên tưởng. Theo đó một từ ngữ nào xuất hiện cũng gợi lên những từ khác tồn tại trong ngôn ngữ. Chẳng hạn “ăn” sẽ nghĩ đến “miệng”, “cầm” sẽ nghĩ đến “tay”, nhưng “tay” thì có thể kết hợp với nhiều động từ khác nữa. Dựa trên cơ sở này, từ vựng được chia ra trong đó động từ và tính từ được chọn làm trung tâm. Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu đã vận dụng lý thuyết về trường của các tác giả nước ngoài để hình thành nên quan niệm của mình về trường từ vựng. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường 11 nghĩa. Đó là tập hợp những từ động nhất với nhau về ngữ nghĩa” [10, 171]. Đỗ Hữu Châu đã phân lập trường nghĩa dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ. Chúng tôi lấy lý thuyết về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho luận văn. 1.2.1.2. Phân loại trường nghĩa F. de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ của ngôn ngữ là: quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang, quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính) và quan hệ liên tưởng (quan hệ dọc, quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). “Quan hệ ngữ đoạn là một quan hệ hiện diện (in praesentia) trong lời nói; nó dựa trên hai hay nhiều yếu tố cùng có mặt trong một ngữ đoạn hiện thực. Trái lại, quan hệ liên tưởng nối liền những yếu tố khiếm diện (in absentia) thuộc một hệ thống tiềm tàng trong kí ức”. [39, 239] 1.2.1.2.1. Trường nghĩa dọc Trường nghĩa dọc gồm có trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. * Trường nghĩa biểu vật Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để xác định một trường nghĩa biểu vật, chúng ta chọn một danh từ rồi tìm tất cả các từ đồng nghĩa về phạm vi biểu vật do danh từ gốc biểu thị. Ví dụ: Chọn danh từ bóng đá làm gốc ta có thể xác lập được trường nghĩa biểu vật theo các miền sau: - Thành viên tham gia vào một đội bóng: huấn luyện viên, cầu thủ, thủ môn,… - Các vị trí thi đấu: thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo,… - Các hình phạt trong bóng đá: thẻ vàng, thẻ đỏ… Số lượng các trường từ vựng là vô cùng phong phú, có trường lớn, trường nhỏ. Một trường lớn có thể phân thành nhiều trường nhỏ. Trong một trường có những từ gắn chặt với trường thành trung tâm của trường, có những 12 từ có quan hệ lỏng lẻo hơn, dễ đi vào các trường khác. Vì vậy các trường từ vựng có thể thẩm thấu và giao thoa với nhau. * Trường nghĩa biểu niệm “Một trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung cấu trúc nghĩa biểu niệm” Cũng như trường biểu vật, trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trường nhỏ. Một trường biểu niệm có các miền với những mức độ khác nhau. Một số từ có khả năng đi vào nhiều cấu trúc biểu niệm. Như vậy các trường biểu niệm cũng có thể giao thoa với nhau. Trong một trường biểu niệm có những lớp từ trung tâm điển hình và những từ ở lớp ngoại vi. Ví dụ: Trường biểu niệm: (hoạt động) (tạo ra âm thanh) (của người, động vật) có các từ: hót, huýt, kêu, gào, rít, gầm, nói, hát, hí, sủa, hú… Trường biểu niệm trên có thể chia làm hai trường nhỏ: - Trường 1: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của người) có các từ: huýt, kêu, gào, gầm, nói, hát, hít, hú… - Trường 2: (hoạt động) (tạo ra âm thanh) (của động vật) có các từ: hí, sủa, rít, gầm, hú, hót, kêu,… Trong hai trường hợp biểu niệm trên, có các từ gắn chặt với trường, có những từ dễ đi vào trường khác. Các từ: nói, hát, huýt là đặc trưng cho trường thứ nhất; các từ: hí, sủa, hót là đặc trưng cho trường thứ hai. Một số từ còn lại như: gào, kêu, rít, gầm, hú có thể đi vào cả hai trường. Ví dụ: Nó gầm lên với tôi. Con gấu gầm lên một tiếng. Sự phân biệt thành trường biểu vật hay trường biểu niệm dựa trên sự phân biệt hai thành phần nghĩa của từ. Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa của từ. 13 1.2.1.2.2. Trường nghĩa ngang Trường nghĩa ngang là tập hợp những từ ngữ cùng hiện diện trong chuỗi lời nói. Khi muốn xác lập một trường nghĩa ngang, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ: - Trường nghĩa ngang của từ “mặt” là: tròn, dài, bầu, trái xoan, lưỡi cày, chữ điền, trắng, đen, lạnh lùng, dễ gần,… - Trường nghĩa ngang của “ăn” là: nhanh, chậm, tham, ngon, sang, hoang, thịt, tôm, rau, nhà hàng,… - Trường nghĩa ngang của từ “đen” là: sậm, thui, kịt, tuyền, xam, láy, hổ giun… Các từ ngữ trong trường nghĩa ngang bao giờ cũng hiện hữu trong ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, ta có thể phát hiện ra được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ ngữ pháp và tính chất của các quan hệ đó. 1.2.1.3. Hiện tượng chuyển trường từ vựng 1.2.1.3.1. Khái niệm chuyển trường từ vựng Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu nảy sinh các từ ngữ mới, cách diễn đạt mới lại càng bức thiết bấy nhiêu. Số lượng các sự vật hiện tượng mới nảy sinh trong cuộc sống cần được gọi tên rất phong phú nên cần có các từ để gọi tên chúng. Nhưng số lượng các từ ngữ không thể tăng lên nhanh chóng như những sự vật hiện tượng trong thực tế. Bởi vì con người không thể nghĩ thêm tất cả các từ mới được, nếu có nghĩ ra thì số lượng các từ trong một ngôn ngữ sẽ rất khổng lồ gây khó khăn cho giao tiếp. Vậy nên để gọi tên các khái niệm, hiện tượng mới, người ta đã tận dụng các từ ngữ có sẵn trong ngôn ngữ tạo cho nó những nghĩa mới. Kết quả là cùng một từ nhưng số lượng nghĩa được mở rộng thêm ra. Sự biến đổi 14 ý nghĩa lúc đầu chỉ xảy ra với một cá nhân nào đó nhưng sau được xã hội thừa nhận và sử dụng như một tài sản chung của xã hội. Mỗi từ ngữ ban đầu chỉ có một nghĩa, nằm trong một hoặc một số trường nhất định. Nhưng khi có sự chuyển nghĩa thì số lượng các nghĩa tăng lên và chúng có thể đi vào nhiều trường nghĩa khác nhau thậm chí đối lập với nghĩa của nó trước đây. “Chuyển nghĩa là thay đổi số lượng nghĩa vốn có của từ (cụm từ) làm cho nó có khả năng gọi tên các sự vật hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính khác nhau về phương diện nào đó (nhưng vẫn nằm trong phạm vi một từ)” [49, 8] Ví dụ: Từ “đầu” ban đầu chỉ có nghĩa: (bộ phận cơ thể người hay động vật), (ở trên cùng hay trước hết), (chứa não), (điều khiển cơ thể). Từ ý nghĩa ban đầu này, nó đã được chuyển nghĩa thành nhiều ý nghĩa khác nhau và đi vào nhiều trường từ vựng khác nhau - (Bộ phận của vật), (vị trí trước hết): đầu bàn, đầu ghế, đầu giường… - (Vị trí trước hết), (khoảng không gian): đầu làng, đầu thôn, đầu tỉnh… - (Vị trí trước hết), (khoảng thời gian): đầu giờ, đầu ngày, đầu tháng… - (Vị trí trước hết), (sự vật, hiện tượng): đầu câu chuyện, đầu bài học, đầu bộ phim… Từ việc nghiên cứu về sự biến đổi ý nghĩa của từ, Đỗ Hữu Châu kết luận: Hiện tượng chuyển trường từ vựng là “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác”. Chẳng hạn từ “lá” ban đầu có nghĩa chỉ bộ phận của cây, thường có màu xanh, dáng mỏng, dẹt, có chức năng tiếp nhận ánh sáng Mặt trời. Từ đặc điểm về hình dáng, từ “lá” xuất hiện thêm nhiều nghĩa mới như: - Chỉ bộ phận cơ thể động vật: lá gan, lá phổi, lá lách, lá mía,… - Chỉ một sự vật bằng giấy: lá đơn, lá thư, lá bài, lá phiếu,… - Chỉ sự vật bằng vải: lá cờ, lá buồm,… 15 - Chỉ sự vật bằng kim loại: lá tôn, lá đồng, lá vàng, lá chắn,… Như vậy, từ một nghĩa gốc, từ “lá” mở rộng thêm rất nhiều nghĩa khác nhau. Mỗi nghĩa mới hình thành, từ “lá” lại đi vào một trường nghĩa khác nhau. Từ trường nghĩa chỉ thực vật chuyển sang trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể động vật, trường nghĩa chỉ sự vật. Khi các từ ngữ chuyển từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác, chúng mang theo những đặc điểm vốn có của nó ở trường nghĩa ban đầu vào trường nghĩa mới. Ví dụ: ý nghĩa về “sự vật có bề rộng, dẹt” của từ “lá” đã được chuyển vào nghĩa của các từ trong trường nghĩa về sự vật bằng kim loại như: lá tôn, lá đồng, lá vàng, lá chắn… ý nghĩa về “hình dáng nhỏ, mỏng” đã được chuyển vào nghĩa của các từ trong trường nghĩa chỉ sự vật bằng giấy như: lá bài, lá phiếu, lá thư… 1.2.1.3.2. Phương thức chuyển trường từ vựng Chuyển trường từ vựng là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Có khá nhiều phương thức chuyển trường từ vựng nhưng ở luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến hiện tượng ẩn dụ.Ẩn dụ là biện pháp dùng từ hay cụm từ vốn dùng để chỉ sự vật B (người, đồ vật, hoạt động, trạng thái, tính chất…) để chỉ sự vật A vì A và B giống nhau. Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng mà có. Ẩn dụ diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa các sự vật. Có rất nhiều từ ngữ chuyển trường theo phương thức ẩn dụ. Đây không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà xảy ra đối với hàng loạt từ, phổ bíên là việc chuyển trường từ vựng từ trường nghĩa chỉ người sang trường nghĩa chỉ vật và ngược lại do giống nhau về hình thức, vị trí, dễ nhận biết qua thị giác. Ví dụ: Ẩn dụ chuyển từ trường từ vựng chỉ người sang chỉ vật như: - Tay: tay bàn, tay ghế, tay chén… - Chân: chân núi, chân tường, chân cầu,… - Đầu: đầu sông, đầu núi, đầu tường… 16 - Mặt: mặt bàn, mặt nước, mặt hồ,… Ẩn dụ chuyển từ trường từ vựng chỉ vật sang chỉ người như: - Một tài năng đã chín - Tay viết còn non - Suy nghĩ già Trên đây là những cách nói quen thuộc, thông dụng trong ngôn ngữ, Cùng xu hướng này, đôi khi người sử dụng ngôn ngữ có những cách viết khá bất ngờ. Trong một buổi tường thuật bóng đá, người bình luận viên dùng cụm từ “khoảng hói trước khung thành”. Điều làm cho chúng ta thấy thú vị ấy là cách dùng từ “hói”. Từ này vốn dĩ được dùng trong trường nghĩa chỉ người (phần đầu không có tóc) được chuyển sang trường nghĩa chỉ sự vật (khoảng sân trước cầu môn). Bình luận viên đã chuyển trường từ “hói” dựa trên cơ sở giống nhau giữa một phần bộ phận cơ thể người và một phần của sân vận động. Khoảng sân trống trước cầu môn cỏ không mọc được cũng giống như phần trán không mọc tóc của con người. Phân loại các hiện tượng ẩn dụ Có hai căn cứ để phân loại ẩn dụ: - Thứ nhất, căn cứ theo các sự vật B và A. - Thứ hai, căn cứ theo nét nghĩa phạm trù. Dựa vào hai căn cứ trên chúng ta có các loại ẩn dụ sau: - Ẩn dụ căn cứ vào các sự vật A, B +Ẩn dụ cụ thể - cụ thể A và B đều là các sự vật cụ thể Ví dụ: Nghĩa của từ chân, đầu, cánh trong chân bàn, đầu tường, cánh đồng… là các ẩn dụ cụ thể - cụ thể. +Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng A và B một yếu tố là cụ thể, còn yếu tố kia là trừu tượng 17 Ví dụ: Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “con đường tiến lên của xã hội” hay “vốn kiến thức còn mỏng” thì chúng ta đã dùng ẩn dụ cụ thể trừu tượng. - Ẩn dụ căn cứ theo nét nghĩa phạm trù + Ẩn dụ hình thức Là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. Ví dụ: Cổ trong cổ chai, cổ tay… -> phần thắt lại của sự vật. Mặt trong mặt biển, mặt hồ, mặt bàn …-> bề rộng phía trên hay trước hết của sự vật. + Ẩn dụ cách thức Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hoạt động và hiện tượng. Ví dụ: Khi chúng ta nói “cắt hộ khẩu”, “nắm tư tưởng”… là chúng ta nói cách thức “chuyển hộ khẩu”, cách “nhận thức tư tưởng” cũng giống như cách chúng ta cắt, nắm một sự vật vật lý nào đó. +Ẩn dụ chức năng Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật. Ví dụ: Nhà trong “nhà máy”, bến trong “bến xe”, “bến sông”, “bến tàu”… không phải giống nhau về vị trí, hình thức mà giống nhau chức năng dùng để sản xuất hay đầu mối giao thông. +Ẩn dụ kết quả Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người. Ví dụ: Khi chúng ta nói “ấn tượng nặng nề” là muốn nói tới tác động của ấn tượng đối với lí trí, tình cảm của con người như khi chúng ta mang vác một vật nặng nào đó làm cho chúng ta di chuyển khó khăn, đi đứng chậm chạp. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan