Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng anh và cách chuyển dịch sa...

Tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng anh và cách chuyển dịch sang tiếng việt

.PDF
146
1374
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- HÀ THỊ BÍCH LIÊN NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC, Ý NGHĨA THỂ CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- HÀ THỊ BÍCH LIÊN NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC, Ý NGHĨA THỂ CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỒNG CỔN Hà Nội - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………….9 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu………………………………………………...9 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu………………………………..10 5. Bố cục của luận văn…………………………………………………………....11 Chƣơng 1: THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Thể là gì?…………………………………………………………………...12 1.1.1. Thể từ vựng………………………………………………………………...13 1.1.2. Thể ngữ pháp…………………………………………………………........14 1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể………………………………..…...……...15 1.2.1. Hình thức của thể..........................................................................................15 1.2.2. Ý nghĩa của thể ……………….………………………………..….............18 1.3. Mối quan hệ giữa thể với các phạm trù khác.…………………...........20 1.3.1. Mối quan hệ giữa thể với thì….…………………………………...……….20 1.3.2. Mối quan hệ giữa thể với tình thái…….…………………………………...23 1.3.3. Thể trong mối quan hệ với thức….………………………………………...25 1.3.4. Mối quan hệ giữa thể và dạng….…………………………………………..27 1.4. Vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt….………………………...........28 1.5. Lý thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếng Việt........................................................................................................................34 Chƣơng 2: THỂ HOÀN THÀNH TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT 1 2.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh.……...…40 2.1.1. Hình thức của thể hoàn thành trong tiếng Anh….………………………....40 2.1.1.1. Về mặt hình thái….……………………………………………………....40 2.1.1.2. Về mặt cú pháp.………………………………………………………….42 2.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh….…………………………...49 2.1.2.1. Tính hoàn tất hay không hoàn tất của sự tình.………………….………..49 2.1.2.2. Sự thay đổi trạng thái của sự tình….…………………………………….52 2.1.2.3. Tính lặp của sự kiện.……………………………………………………..53 2.1.2.4. Miêu tả những hoạt động quá khứ gần với hiện tại mà thời gian không xác định…………………………………………………………………………….....54 2.1.2.5. Ý nghĩa tình thái của thể hoàn thành….………………………………....55 2.1.2.6. Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành….…………………..56 2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng Việt……………………………………………………………………………….59 2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt.……………………...59 2.2.1.1. “Đã” và ý nghĩa của thể hoàn thành….…………………………………..59 2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch….………………………....61 2.2.2. Cách thức chuyển dịch sử dụng các kết cấu với “đã” và các phó từ tương đương với “đã”…………………………………………………………………...64 2.2.2.1. Kết cấu đã…rồi……………………………………………………….....64 2.2.2.2. Kết cấu đã…xong/được/hết…….…………………………………….....66 2.2.2.3. Kết cấu đã từng………….…………………………………………….....67 2.2.2.4. Các phó từ tương đương với “đã”: vừa, mới……….……………………69 2.2.3. Các cách chuyển dịch thể hoàn thành-thức phủ định trong tiếng Anh.……71 2.2.4. Những cách chuyển dịch khác….………………………………………….73 Chƣơng 3: THỂ TIẾP DIỄN TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT 3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh.…………....76 3.1.1. Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh….…………………………...76 2 3.1.1.1. Về phương diện hình thái học…….……………………………………..76 3.1.1.2. Về phương diện cú pháp học…….……………………………………....78 3.1.2. Ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh….……………………………...84 3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến…….…………...84 3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả những sự kiện trọn vẹn….………………....87 3.1.2.3. Thể tiếp diễn đánh dấu tính tạm thời của sự kiện…….………………….88 3.1.2.4. Thể tiếp diễn miêu tả những hoạt động thói quen, lặp lại….…………….90 3.1.2.5. Thể tiếp diễn hàm nghĩa tương lai…….…………………………………92 3.2. Cách thức chuyển dịch thể tiếp diễn tiếng Anh sang tiếng Việt …....95 3.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đang” của tiếng Việt ….………………..95 3.2.1.1. “Đang” và ý nghĩa của thể tiếp diễn……….…………………………… 95 3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn…….….………….97 3.2.2. Các cách chuyển dịch khác đối với thể tiếp diễn trong tiếng Anh…….....102 3.2.2.1. Cách chuyển dịch sử dụng đã trong tiếng Việt……….………………...102 3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh...103 3.2.2.3. Cách chuyển dịch sử dụng vẫn, còn trong tiếng Việt….……………….108 3.3. Hình thức, ý nghĩa của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt…………………………….......................109 3.3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn….…………………..109 3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn…….………………………....110 3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn…….……………………………111 3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt……….…....114 KẾT LUẬN………………………………………………….………………...116 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….………………..119 PHỤ LỤC…………………………………………………………..……….....125 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. [e] Ellipsis (yếu tố ẩn) 2. NNĐ Ngôn ngữ đích 3. NNN Ngôn ngữ nguồn 4. PS Phụ sau 5. PT Phụ trước 6. S Subject (chủ ngữ) 7. TNS Tense (thì/thời) 8. TĐDT Tương đương dịch thuật 9. TT Trung tâm 10. VBĐ Văn bản đích 11. VBN Văn bản nguồn 12. V Verb (động từ/vị từ) 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh là một ngôn ngữ có đặc điểm loại hình khác với tiếng Việt. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, học tập và sử dụng, người Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trên nhiều phương diện. Một trong những khó khăn ấy là cách chuyển dịch các hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Trong các sách ngữ pháp nhà trường, câu They have gone out được coi là sử dụng thì hiện tại hoàn thành; hay câu He is working in the garden sử dụng thì hiện tại tiếp diễn. Nhưng thực tế, các nhà ngôn ngữ học, ngữ pháp học lại cho rằng chúng sử dụng thể hoàn thành và thể tiếp diễn. Xét về cấu trúc hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh có hình thức khá rõ ràng, nhất quán. Thể hoàn thành luôn được diễn tả bởi cấu trúc động từ have + V-en (như “Have slept). Thể tiếp diễn có kết cấu gồm be + V-ing (trong “I am learning”). Tuy nhiên, động từ tiếng Anh gắn liền với những phạm trù như thời, thức, dạng và tình thái. Do đó, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh sẽ biến đổi khi kết hợp với những phạm trù ngữ pháp này. Xét về ý nghĩa, thể hoàn thành mang nét nghĩa cơ bản là tính hoàn tất của sự kiện được miêu tả. Thể tiếp diễn chủ yếu cho biết tính diễn tiến (đang trong tiến trình) của sự kiện. Song, khi suy xét các trường hợp cụ thể, còn phải căn cứ vào những yếu tố liên quan khác nữa như: yếu tố vị từ (tĩnh hay động, hữu kết hay vô kết, điểm tính hay thời lượng), yếu tố bổ ngữ, hay trạng ngữ thời gian, v.v... để có thể xác định rõ tính hoàn tất hay chưa hoàn tất của sự kiện. Phạm trù thể trong tiếng Anh có sự phân biệt rạch ròi về hình thức cũng như ý nghĩa đối với hai loại thể trên. Trong tiếng Việt, vấn đề về thể còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nhà Việt ngữ học đều nhất trí cho rằng trong tiếng Việt không có các dấu hiệu thuần 5 túy chỉ thời hoặc thể, mà chỉ có các từ biểu thị ý nghĩa thời - thể, như đã, đang, sẽ, chưa, từng, mới, vừa mới,... Chính vì tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp thể riêng biệt cho động từ, nên việc lựa chọn phó từ nào để chuyển dịch thể tiếng Anh là một câu hỏi không dễ trả lời đối với người dịch. Chẳng hạn, muốn diễn tả việc viết báo cáo đã xong, người Anh có thể nói: I have finished the report hoặc I had finished the report tuỳ thuộc vào thời điểm quy chiếu đối với sự tình trong câu. Nếu đối chiếu với những câu có hình thức thể tiếng Anh tương tự như trên trong các văn bản song ngữ, chắc chắn nhiều người Việt Nam không khỏi băn khoăn về cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt. Hai câu trên rất có thể sẽ được chuyển dịch như sau: Tôi đã hoàn thành bản báo cáo. Tôi đã viết xong báo cáo. Tôi đã viết báo cáo rồi. Tôi vừa/mới/vừa mới viết báo cáo. Tương tự với một câu sử dụng thể tiếp diễn tiếng Anh như He is crying sẽ có thể nhận được các cách chuyển dịch khác nhau: Nó đang khóc. Nó vẫn đang khóc. Nó còn khóc. Nó đương khóc. Nhưng câu “He is getting married next month” lại được dịch là “Anh ta sẽ cưới vợ vào tháng tới”. Một câu tiếng Việt: Mùa xuân đến rồi có thể được dịch ngược lại tiếng Anh là: The spring has come, hay cũng có thể được dịch là: The spring is coming. Với câu hỏi ở tiếng Việt “Anh đã ăn sáng chưa?” phải được chuyển dịch sang tiếng Anh là “Have you had your breakfast?” chứ không thể hỏi “Did you have breakfast?”. Mặc dù người Việt, khi học và nghiên cứu tiếng Anh, có thể quen với việc sử dụng đã, đang tương đương lần lượt với thể hoàn thành và thể tiếp diễn tiếng Anh, còn sẽ để chỉ ý nghĩa tương lai; song việc vận dụng một số phó từ khác tương đương với đã, đang, sẽ hay thậm chí có trường hợp đã được dùng thay cho đang 6 và ngược lại nhất định sẽ gây không ít khó khăn đối với họ. Và càng khó khăn hơn khi những phó từ như đã, đang, sẽ lại mang ý nghĩa tình thái chứ không phải ý nghĩa thể. Để góp phần giải quyết những khó khăn trên đây, chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Việc lựa chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” không ngoài mục đích tìm hiểu những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh; đối chiếu, phát hiện những nét tương đồng và khác biệt trong cách chuyển dịch sang tiếng Việt. Trên cơ sở đó, đánh giá hướng khắc phục những khó khăn giúp việc chuyển dịch chính xác và đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các cấu trúc hình thức, ý nghĩa của thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh ở cấp độ câu, song song với các câu chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của lý thuyết dịch, việc chuyển dịch một câu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác đôi khi phải dựa vào ngữ cảnh của câu đó. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể được mở rộng sang cấp độ trên câu. Với đề tài trên, việc nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu ở hai bình diện: cú pháp và ngữ nghĩa. Bình diện dụng học, đôi khi, cũng được vận dụng kết hợp để làm sáng tỏ ý nghĩa và chức năng của đối tượng nghiên cứu. 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu Quyết định chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt”, người viết hướng đến những mục đích cụ thể sau: - Thứ nhất, điểm lại tình hình nghiên cứu về thể trong tiếng Anh, xác định các hình thức biểu hiện và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh, các dạng thể cơ bản của tiếng Anh, mối quan hệ giữa chúng với các phạm trù khác (như thì, thức, tình thái, dạng), khái niệm thể trong tiếng Việt và một số vấn đề về lý thuyết dịch. Trên 7 cơ sở đó, xây dựng một khung lý thuyết đủ hiệu lực để xem xét, đối chiếu việc chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt. - Thứ hai, miêu tả một cách có hệ thống các biểu hiện hình thức và phân biệt rõ các ý nghĩa, chức năng của hai dạng thể trong tiếng Anh không tách rời mối liên hệ với những phạm trù ngữ pháp khác. - Thứ ba, dựa vào các kết quả miêu tả, tiến hành nghiên cứu, đối chiếu cách chuyển dịch để làm sáng tỏ những phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương đương với hình thức và ý nghĩa thể của tiếng Anh. Nếu thực hiện được những mục tiêu trên đây, luận văn có những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn sau: - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về hình thức và ý nghĩa thể giữa các câu tiếng Anh và các câu chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. - Về mặt thực tiễn: Dựa trên những kết quả thu được, luận văn giúp cho người học, người dạy và nghiên cứu tiếng Anh, đặc biệt chuyên về lĩnh vực dịch thuật có những kiến thức nền cần thiết để tránh những lỗi không cần thiết và đạt hiệu quả cao trong công việc. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu Bên cạnh hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp quy nạp và diễn dịch, trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học như: mô tả, thống kê, phân tích cấu trúc, phân tích ngữ nghĩa chức năng, so sánh đối chiếu. Tư liệu của luận văn bao gồm 420 câu trích dẫn tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng các hình thức biểu thị ý nghĩa thể cũng như các ý nghĩa ngữ pháp khác có liên quan. Trong số 72 câu tiếng Việt bao gồm cả những câu mang ý nghĩa thời thể, cả những câu biểu thị ý nghĩa tình thái. 348 câu còn lại bao gồm các câu song ngữ và tiếng Anh có sử dụng các hình thức của thể hoàn thành, thể tiếp diễn và hình thức kết hợp của hai thể. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát tần số xuất hiện 8 “đã” tương đương với thể hoàn thành tiếng Anh qua 68 câu song ngữ Anh - Việt trong cuốn “A Doll‟s House” (Ngôi nhà búp bê) của tác giả Henrick Ibsen, nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2006. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác... 5. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính với nội dung cụ thể như sau: Chƣơng I: Thể trong tiếng Anh - tình hình nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản Trong chương này, chúng tôi trình bày những luận điểm về nguồn gốc, tình hình nghiên cứu thể trong tiếng Anh, hướng nghiên cứu của luận văn, các khái niệm cơ bản liên quan đến thể trong tiếng Anh và vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt. Chƣơng II: Thể hoàn thành trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt Các dạng cấu trúc hình thái của thể hoàn thành tiếng Anh và các ý nghĩa do chúng thể hiện sẽ được miêu tả, phân tích kỹ ở phần chương này. Trên cơ sở đó đối chiếu cách thức chuyển dịch và tìm ra các phương tiện chuyển dịch tương đương trong tiếng Việt. Chƣơng III: Thể tiếp diễn trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi tiếp tục tiến hành miêu tả, phân tích sâu về hình thức cũng như các ý nghĩa thể hiện của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Từ đó khảo sát, đối chiếu các phương tiện chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. Đặc biệt, ở chương này, chúng tôi còn đề cập tới sự kết hợp về hình thức giữa hai loại thể nêu trên trong tiếng Anh và ý nghĩa diễn đạt của hình thức ấy. Đồng thời cũng đánh giá chung về phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương đương với hình thức thể kết hợp đó. Ngoài ra, luận văn còn có mục tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, mục lục và phụ lục tư liệu. 9 CHƢƠNG 1 THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Thể là gì? Trong cuốn “Conc ise Oxford Companion to the English Language” (Tom McArthur,1998), thể được đị nh nghĩ a như là một phạm trù ngữ pháp (được thể hiện qua hì nh thái của động từ ) diễn tả cách nhì n nhận thời gian của một sự tì nh : chẳng hạn, tính thời lượng, tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Thể đối lập với thì, một phạm trù quan tâm tới thời gian của sự tì nh trong mối tương quan với một số thời gian khác như : thời điểm nói hoặc viết . A. Jacobs và George Yule cũng có cách hiểu tương tự : thể là cái tên chung cho các hì nh thái của động từ nhằm biểu thị những cách thức quan sát hay cảm nhận một biến cố . Một biến cố có thể được xem như một tổng thể hoàn tất , như đang diễn tiến hay đang được lặp lại một cách gián đoạn . Theo cách hiểu đó , thể chính là sự đánh dấu về ngữ pháp đối với động từ trong cấu trúc thời gian nội tại của một sự tình. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển mạng Merriam-Webster , thể là một phạm trù ngữ pháp nói tới đặc điểm của động từ trong mối quan hệ với dòng thời gian của sự kiện hay trạng thái được miêu tả. Về mặt truyền thống , bản thân thể liên quan đến cái mà Comrie (1976) gọi là “những cách thức quan sát diễn tiến thời gian nội tại của một sự tình” . Có thể ngầm hiểu đị nh nghĩ a trên của Comrie như sau : trong khi thì liên kết việc đ ịnh vị thời gian của một sự tì nh với một vài quy điểm thời gian khác , chẳng hạn như thời điểm phát ngôn , thì thể liên quan đến những đặc tí nh cấu trúc của bản thân sự tì nh . Trong cuốn “Linguistic semantics - An introduction” của John Lyons (do Nguyễn Văn Hiệp dị ch ), thể được đị nh nghĩ a một cách khái quát như sau : thể là phạm trù có được do sự ngữ pháp hóa cái thể thức thời tính bên trong của sự tình (hành động , biến cố , tình trạng , v.v...). Đị nh nghĩ a này cho thấy rõ rằng thể là một phạm trù ngữ pháp chứ không phải là một phạm trù từ vựng . 10 Để tìm hiểu về thể, cần phải xem xét bên trong sự tình, nói về những thông số nội tại của một sự tình. Nó có thể được diễn tả như là ổn định hay thay đổi, nó có thể được coi như chỉ kéo dài trong chốc lát hoặc có thời lượng, và nó có thể được xem là đã hoàn tất hay đang tiếp diễn. Đây chính là những đặc tính giúp phân biệt hai loại thể điển hình trong các ngôn ngữ có thể: thể từ vựng (lexical aspect) và thể ngữ pháp (grammatical aspect). Chúng tôi sẽ giới thiệu một số nét cơ bản liên quan đến hai loại thể này trong tiếng Anh. 1.1.1. Thể tƣ̀ vƣ̣ng Thể từ vựng đôi khi được gọi là “Aktionsart” nghĩa h ọc của vị từ liên quan đến nhữn , được hiểu là một đặc tí nh g đặc trưng “bên trong” như : kéo dài (durative), lặp lại (iterative), tập quán (habitual), bắt đầu (ingressive), kết th úc (terminative ),... và tương đương với thể cảnh huống của Smith (1991). Loại thể này phân biệt những đặc tính của các loại sự kiện được diễn đạt bởi nghĩa của động từ . Trong thể từ vựng, hai khái niệm đầu tiên cần được phân biệt là thể tĩnh và thể động. Thể tĩnh là loại thể gắn liền với vị từ mang nghĩa tĩnh, tức là những vị từ chủ yếu miêu tả trạng thái, quan hệ, cảm xúc, tri nhận, như các động từ: own (sở hữu), have (có), know (biết), fear (sợ),… Trái lại, thể động là đặc trưng gắn liền với những vị từ miêu tả hành động, quá trình,… như: play (chơi), write (viết), go (đi), run (chạy),… Trong thể động lại cần phân biệt thể điểm tính (punctual aspect) và thể thời lượng (durative aspect). Thể điểm tính mô tả những hành động diễn ra và chấm dứt gần như đồng thời tại một thời điểm nhất định chứ không kéo dài trong một khoảng thời gian. Những động từ có thể đáp ứng đặc điểm của thể này gồm kick (đá), fire (bắn), jump (nhảy), hit (đánh),… Đối lập với thể điểm tính là thể thời lượng, miêu tả những tình huống kéo dài về mặt thời gian. Thể thời lƣợng là một đặc trưng cơ bản của những vị từ biểu thị hoạt động như run (chạy), eat (ăn), walk (đi) và các vị từ diễn tả quá trình như change (thay đổi), learn (học), grow (trưởng thành). Ngoài bốn loại thể điển hình trên đây, còn có một số loại thể từ vựng khác như thể lặp, thể thói quen, thể khởi phát, thể lâm trạng, thể ngừng nghỉ v.v… 11 1.1.2. Thể ngƣ̃ pháp Thể ngữ pháp cho biết sự phân biệt về hì nh thức được mã hóa trong ngữ pháp của một ngôn ngữ . Như vậy , để nhận diện thể ngữ pháp người ta dựa vào hình thái ngữ pháp hay cấu trúc của động từ chứ không dựa vào mặt ngữ nghĩa . Theo cách nhìn nhận truyền thống và thậm chí ngay cả đối với tiếng Anh hiện đại , thể ngữ pháp tiếng Anh bao gồm hai kiểu loại : thể tiếp diễn (progressive) và thể hoàn thành (perfective). Sự phân biệt cơ bản về mặt ngữ pháp giữa hai thể này được đánh dấu bởi các dạng thức của động từ “be” với phân từ hiện tại (Verb + ing) đối với thể tiếp diễn , như ở ví dụ I am/was eating, và thể hoàn thành sử dụng các dạng thức của động từ “have” kết hợp với phân từ quá khứ (Verb + -en/ed), như I have/had eaten. Trong tiếng Anh , sự phân biệt nhận thức giữa hai loại thể ngữ pháp liên quan đến hai quan điể m khác nhau. Đối với thể tiếp diễn , sự tì nh được quan sát nội tại như đang diễn ra tại thời điểm qua n sát , có liên quan đến sự tình khác . Thể hoàn thành lại được nhận thức khi một sự tình được quan sát ngoại tại , thường là trong sự hồi tưởng , liên quan đến sự tì nh khác . Việc hiểu “sự tì nh khác” trong mỗi loại thể sẽ phụ thuộc vào thì gán cho be và have. Sự phân biệt cơ bản này có thể được tóm tắt trong bảng sau : Grammatical aspect Concept of situation progresive viewed from the inside, in progress perfect viewed from the outside, in restrospect Bảng 1. Grammatical aspect (Trích theo G. Yule, trang 65) Bảng trên có thể tạm thời được chuyển sang tiếng Việt như sau : Thể ngƣ̃ pháp Nhận thƣ́c tì nh huống Thể tiếp diễn Được quan sát nội tại, trong sự tiếp diễn Thể hoàn thành Được quan sát ngoại tại, trong sự hồi tưởng 12 Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thể ngữ pháp của tiếng Anh. Hình thức và ý nghĩa của thể ngữ pháp trong tiếng Anh (sau này gọi là thể trong tiếng Anh) sẽ được đề cập tới ở mục dưới đây. 1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh 1.2.1. Hình thức của thể trong tiếng Anh Cùng xét các ví dụ sau : (1) Please don’t make so much noise. I am working. (Làm ơn đừng gây ồn nhiều như vậy . Tôi đang làm việc ). (2) She is driving now. (Lúc này, cô ấy đang lái xe ). (3) I saw you in the park yesterday. You were sitting on the grass and reading a book. (Hôm qua tôi nhì n thấy anh trong công viên . Lúc ấy anh đang ngồi trên thảm cỏ đọc sách). (4) He has lost his key. (Anh ta bị mất chì a khóa ). (5) When we got home last night, we found that somebody had broken into the flat. (Tối hôm qua , khi trở về nhà , chúng tôi phát hiện ra rằng trước đó đã có một kẻ nào đó đột nhập vào căn hộ của chúng tôi ). Rõ ràng là có sự biến đổi về mặt hình thái đối với thể tiếp diễn và thể hoàn thành trong các ví dụ trên . Cụ thể , đối với thể tiếp diễn , đó là sự biến đổi về hì nh thái của động từ to be (am, is, are, was, were) và các hình thái của động từ có đuôi ing (V-ing). Tương tự như vậy là những biến đổi về hì nh thái của have (have, has, had) kết hợp với các dạng phân từ quà khứ của động từ (V-en) ở thể hoàn thành . Thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh không chỉ được thể hiện về mặt hì nh thái học mà còn về mặt cú pháp . Tức là chúng cũng biến đổi khi kết hợp với thành phần khác trong câu (như chủ ngữ, trạng ngữ, tình thái,...). Chẳng hạn, đối với hai câu sau: (6) This time last year I was living in Brazil. (Vào thời điểm này năm ngoái, tôi đang ở Brazil.) (7) Jonathan has visited his cousins daily. (Jonathan ngày nào cũng đi thăm anh em họ của mì nh ). 13 Nếu ta thay đổi chủ ngữ của các câu trên thì thành phần vị ngữ của câu sẽ thay đổi theo. Cụ thể: This time last year they were living in Brazil. (Vào thời điểm này năm ngoái, họ đang ở Brazil.) Mike and John have visited their cousins daily. ( Mike và John ngày nào cũng đi thăm anh em họ của mình ). Như vậy, tạm thời có thể tổng kết về hình thức của các yếu tố bắt buộc ở thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh qua bảng sau : Hình thái học Cú pháp học am working is driving Thể tiếp diễn Subject + predicate + are building adverb was living were sitting have arrested Thể hoàn thành Subject + predicate + has lost adverb had broken Cũng phải nói thêm rằng, ở đây chúng tôi không dám đồng nhất sự biến thái của thể trong tiếng Anh với sự biến đổi hình thái thể trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Nga, Pháp, Đức,… Những ngôn ngữ này đánh dấu thể bằng cách sử dụng những dấu hiệu biến đổi hình thái đặc biệt nằm trong bản thân động từ, chứ không bằng cách kết hợp động từ với các phụ từ (trợ từ, trạng từ,…) như trong tiếng Anh. Cùng một động từ với hình thái khác nhau có thể diễn tả ý nghĩa thể khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Nga, động từ mang nghĩa “viết” nếu ở hình thái “пиca” sẽ có nghĩa phi hoàn thành (imperfective), còn nếu ở hình thái “нaпиca” thì mang nghĩa hoàn thành (perfective). Khi động từ này được sử dụng ở thì quá khứ, ý nghĩa và hình thức thể của nó sẽ được thể hiện phân biệt trong hai câu sau: Я нaпиcaл пиcьмо. (= I wrote the letter.) (Tôi đã viết thư.) Я пиcaл пиcьмо. (= I was writing the letter.) (Tôi đang viết thư.) [http://www.alphadictionary.com/rusgrammar/aspect.html] 14 Chúng tôi tạm thời phân biệt như vậy để việc nghiên cứu hình thức của thể trong tiếng Anh rõ ràng và thuận lợi hơn. Điểm chung về hì nh thức của hai loại thể đang được xét ở chỗ chúng đều được trình bày dưới dạng cụm động từ trong tiếng Anh là (verb phrase). Xét theo ngữ pháp ch ức năng, Halliday cho rằng : “Cụm động từ là hình thức mở rộng của một động từ và nó bao gồm một chuỗi từ thuộc lớp động từ chí nh”. [14, tr. 333]. Thể hoàn thành được thể hiện dưới dạng ngữ động từ thông qua phương tiện chính là động từ have. Khi have được sử dụng để chỉ thể thì động từ ngay sau nó phải tồn tại dưới dạng một phân từ quá khứ , chính là cái hình thức được gọi là có đuôi -en của động từ . Và hình thức của thể hoàn thành có thể được trình bày dưới dạng công thức như sau : have <-en> Cấu trúc cụm động từ của thể tiếp diễn được diễn tả thông qua động từ be. Lúc này động từ theo ngay sau be phải có dạng phân từ hiện tại , hình thức đuôi ing của động từ. Dưới đây là công thức trì nh bày thể tiếp diễn : be <-ing> Ngoài ra, cần nói thêm rằng , có những trường hợp ta thấy sự xuất hiện đồng thời của cả hai loại thể trên . Khi hai thể trên kết hợp với nhau thì trong cô ng thức thể hiện chúng, thể hoàn thành luôn luôn đứng trước thể tiếp diễn . Công thức đó như sau: have <-en> be <-ing> Để rõ hơn về điểm này , chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ cụ thể dưới đây: (8) He has been working very hard. (Ông ấy đã (đang) làm việc rất vất vả ). (9) I have been talking to Carol about the problem. ( Tôi đã (đang) nói chuyện với Carol về vấn đề đó ). Khi nghiên cứu về thể , không thể chỉ dừng lại ở mặt hì nh thức mà nhất thiết phải quan tâm tới ý nghĩ a của nó . Vậy thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng 15 Anh diễn tả những thông số hay khí a cạnh nào của các tình huống do chúng mô tả? 1. 2. 2. Ý nghĩa của thể trong tiếng Anh Mới đầu thuật ngữ thể “aspect” được sử dụng để miêu tả một loại hì nh đối lập cụ thể trong ngữ pháp tiếng Nga . Một sự kiện có thể được hiểu như một hoạt động đã chấm dứt hay như một hoạt động còn đang tiếp diễn . Sau này, một sự đối lập tương tự xuất hiện trong tiếng Anh . Hãy so sánh hai câu sau: (10) Jane Austen was writing her greatest novel. (11) Jane Austen had written her greatest novel. Trong cả hai câu đều có sự xuất hiện của thì quá khứ . Cả hai câu đều đề cập đến mộ t thời điểm trong quá khứ . Tuy nhiên giữa chúng có một sự đối lập nhất đị nh. Ở câu đầu tiên , quá trình “viết tiểu thuyết” đang diễn ra tại thời điểm quy chiếu. Chính động từ thể tiếp diễn be và ảnh hưởng của nó tới độ ng từ theo sau đã chỉ ra tính tiếp diễn của tình huống tại thời điểm đó . Còn ở câu sau, sự kiện viết đã hoàn thành . Điều này được cho thấy bởi động từ thể hoàn thành have và tác động của nó tới động từ đứng sau. Nếu sử dụng thì hiện tại thay thế cho thì quá khứ đối với sự kiện tương tự như trên thì sự đối lập về nghĩ a giữa hai thể vẫn không hề thay đổi . Chẳng hạn như: (12) Maureen Duffy is now writing a novel about two friends. (13) Maureen Duffy has now written a novel about two friends. Cả hai câu trên đều quy chiếu tới thời điểm bây giờ là thời điểm hiện tại . Nhưng chỉ có câu (12) mới diễn tả việc viết tiểu thuyết đang tiếp diễn . Ngược lại, trong câu (13), sự kiện đó đã hoàn thành. Qua các ví dụ trên có thể thấy ý nghĩ a quy chiếu thời gian liên quan đến tì nh huống của thể không bị tác động bởi việc . Cho dù tì nh huống ấy có sử dụng hình thức thì nào đi chăng nữa thì thể hoàn thành và thể tiếp diễn vẫn giữ nguyên ý nghĩa diễn đạt của chúng . 16 Đó cũng chính là ý nghĩa cốt lõi của thể trong tiếng Anh . Thể tiếp diễn cho biết sự kiện được miêu tả như đang trong quá trì nh diễn tiến chứ không phải bị giới hạn bởi điểm khởi đầu và điểm kết thúc của nó . Trong khi đó , thể hoàn thành miêu tả một sự kiện như một hoạt động hoàn chỉ nh . Randolph Quirk cũng đã nhận xét: “Thể liên quan đến cách thức mà ở đó hành động củ a vị từ được xem xét , chẳng hạn như là đã kết thúc hay còn tiếp diễn”. [38, tr. 40]. Bên cạnh ý nghĩ a cơ bản nêu trên , thể trong tiếng Anh còn nắm giữ những chức năng ngữ nghĩ a và chức năng quy chiếu nhất đị nh . Hãy cùng tì m hiểu xem liệu thể tiếp diễn trong ví dụ dưới đây có phải diễn tả một hoạt động đang diễn ra hay không: (14) Alex is getting married next month. (Alex sẽ cưới vợ vào tháng tới). (15) John is hitting his carpet. (John đang đập tấm thảm của mình ). Khi nhì n vào câu chuyển dị ch tương đương ở tiếng Việt của câu (14) ta nhận thấy ngay sự khác biệt so với các ví dụ trước đó . Ở đây, từ sẽ được sử dụng thay thế cho từ đang. Trong tiếng Việt sẽ thường hàm ý tương lai chứ không phải hiện tại . Trong trường hợp này , thể tiếp diễn của tiếng Anh cũng mang nghĩ a tương tự như ở tiếng Việt . Nó được sử dụng để chỉ ra một sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ diễn ra tại một thời điể m nào đó trong tương lai (sau thời điểm phát ngôn). Cụ thể , sự kiện được miêu tả trong ví dụ này chí nh là việc cưới vợ của Alex. Sự kiện đó không phải đang diễn ra mà sẽ diễn ra vào tháng tới . Còn câu (15) thì sao? Nó cũng có một điểm khác thường đáng chú ý . Chính vì động từ hit được sử dụng trong câu là một động từ điểm tí nh (diễn ra và chấm dứt ngay tại một thời điểm chứ không mang tí nh thời lượng ), cho nên thể tiếp diễn ở đây không chỉ diễn tả hành động đang diễn ra mà hành động đó còn lặp đi lặp lại nhiều lần . Để tì m hiểu tiếp về thể hoàn thành , hãy cùng đối chiếu hai câu sau : (16) When Tom arrived, we had dinner. (Khi Tom đến chúng tôi dùng bữa ăn tối). (17) When I arrived at the party, Tom had gone home. (Khi tôi đến dự tiệc , Tom đã về nhà ). 17 Ở câu đầu tiên , thì quá khứ được sử dụng ở cả hai mệnh đề chính và phụ . Câu đó còn có thể được hiểu là Tom đến và rồi chúng tôi dùng cơm tối. Điều đó có nghĩa rằng hành động ăn tối diễn ra sau hành động đến của Tom . Nhưng ở câu (17) tình hình có vẻ khác . Hai mệnh đề của câu đều sử dụng thì quá khứ . Song ta lại thấy có sự xuất hiện của thể hoàn thành ở mệnh đề chính . Chính thể hoàn thành ở đây đã chuyển dịch hành động “về nhà ” của Tom lùi lại một thời điểm trước thời điểm tôi đến bữa tiệc . Vậy là thể hoàn thành đã có vai trò diễn tả một hành động diễn ra trước thời điểm quy chiếu , đó là thời điểm tôi đến dự tiệc. Nói một cách tóm lược , ý nghĩa mà thể trong tiếng Anh diễn đạt khá phong phú nhưng tương đối phức tạp . Ngoài hai nghĩa cơ bản nêu trên, thể trong tiếng Anh còn có những chức năng ngữ nghĩa nhất định, nghĩa tình thái hay thậm chí là nghĩa ngữ cảnh... Tuy vậy , khi càng nghiên cứu sâu hơn về khí a cạnh này , chúng ta sẽ thấy nó thực hấp dẫn và rất bổ í ch cho công việc giảng dạy cũng n hư học tập tiếng Anh . Vấn đề này sẽ còn được đề cập đến một cách kỹ lưỡng hơn ở những chương sau. Chúng ta thấy rõ rằng ý nghĩa của thể không thể tách rời hình thức thể . Đó có thể được coi là mối quan hệ nội tại , cần được quan tâm trước hết khi nghiên cứu về thể . Song hình thức thể lại được thể hiện rất đa dạng . Nó đa dạng trước hết vì bản thân hình thức thể ở dưới dạng cấu trúc động từ . Mặt khác, động từ không chỉ chỉ ra số và ngôi của chủ ngữ mà chúng còn chỉ ra thì, thức, dạng, tình thái. Do đó mà không thể gạt bỏ mối quan hệ giữa thể với các phạm trù như phạm trù thời, thức, tình thái, dạng v.v.... Khi quan hệ với các phạm trù này, thể trong tiếng Anh chắc chắn hình thành những nét nghĩa mới . Trong phần tiếp theo của đề tài , chúng tôi xin điểm qua tì nh hì nh này . 1.3. Mối quan hệ giƣ̃a thể với các phạm trù khác 1.3.1. Mối quan hệ giƣ̃a thể với thì (tense) Trước hết cần hiểu thì là gì. Jacobs đã nhận xét : “Thì là sự đánh dấu về ngữ pháp đối với động từ . Nó thường chỉ ra sự quy chiếu thời gian hoặc liên quan đến thời điểm phát ngôn hoặc liên quan đến thời điểm mà tại đó một sự kiện khác được coi là có hiệu lực” . [35, tr.187]. Nguyễn Thiện Giáp cũng có nhận xét tương tự : 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan