Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng anh, và ứng dụng trong ...

Tài liệu Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy

.PDF
121
1864
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================= NGUYỄN HOÀNG YẾN NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG TIẾNG ANH VÀ ỨNG DỤNG TRONG DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Hà nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ NGUYỄN HOÀNG YẾN NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG TIẾNG ANH VÀ ỨNG DỤNG TRONG DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦNTHỊ LAN Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của T.S TrầnThị Lan trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học – trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tinh thần và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Hà Nội ngày 25 tháng 7 năm 2014 Tác giả Nguyễn Hoàng Yến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6 6 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6 6 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................6 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................8 8 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................8 8 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8 8 7. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................10 10 8. Bố cục luận văn .....................................................................................................11 11 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 12 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 12 12 1.1. Từ vựng tiếng Anh ...........................................................................................12 12 1.1.1. Cấu tạo từ vựng tiếng Anh ............................................................................13 13 1.1.1.1. Đơn vị cấu tạo ............................................................................................ 13 13 1.1.1.2. Phương thức cấu tạo................................................................................... 14 14 1.1.2. Phân loại từ vựng tiếng Anh .........................................................................15 15 1.1.2.1. Từ đơn ........................................................................................................ 15 15 1.1.2.2. Từ ghép ...................................................................................................... 17 17 1.1.2.3. Cụm từ........................................................................................................ 18 18 1.2. Thuật ngữ thể thao tiếng Anh .........................................................................18 18 1.3. Lý thuyết dịch thuật .........................................................................................19 19 1.3.1. Lý thuyết chung về dịch thuật .......................................................................19 19 1.3.2. Dịch thuật từ vựng chuyên ngành thể thao ..................................................21 21 1.4. Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................23 23 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT LỚP TỪ VỰNG THỂ THAO CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH ............................................................................................ 25 25 2.1. Kết quả phân loại .............................................................................................25 25 1 2.1.1. Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành từ và cụm từ ...............................................................................................................................26 26 2.1.1.1. Phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thể thao thành các loại từ ... 27 27 2.1.1.2. Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành các loại cụm từ...................................................................................................................... 29 29 2.1.2. Phân loại theo chuyển loại từ sang tiếng Việt ..............................................31 31 2.1.2.1. Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ. ............. 31 31 2.1.2.2. Phân loại từ tiếng Việt ............................................................................... 33 33 2.1.3. Tương quan tỷ lệ khi dịch nghĩa thuật ngữ sang tiếng Việt ........................34 34 2.1.3.1. Tương quan tỷ lệ từ đơn, từ ghép và cụm từ khi chuyển nghĩa ................. 34 34 2.1.3.2. Tương quan từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ,câu ... 35 35 2.1.3.3. Tương quan cụm từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ, câu ...................................................................................................................... 38 38 2.1.4. Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh ............................39 39 2.2. Tiểu kết ..............................................................................................................42 42 CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG CÁC NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY.......................................................................................................................... 44 3.1. Ứng dụng trong dịch thuật ..............................................................................44 44 3.1.1. Dịch thuật Anh – Việt ....................................................................................44 44 3.1.2. Chiến thuật dịch những thuật ngữ không có trong tiếng Việt bằng cách vay mượn từ ..............................................................................................................46 46 3.1.3. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao ........................................................47 47 3.2. Ứng dụng trong giảng dạy ...............................................................................48 48 3.2.1. Những khó khăn trong việc học và dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao............................................................................................................................48 48 3.2.2. Ứng dụng trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao ....................51 51 3.2.2.1. Phân loại thuật ngữ chuyên ngành trong giảng dạy ................................... 51 51 3.2.2.2. Cải tiến nội dung giảng dạy ....................................................................... 53 53 2 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................53 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 55 55 1. Kết luận ................................................................................................................55 55 2. Kiến nghị ..............................................................................................................56 56 3. Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................57 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58 58 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61 61 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. TA : Tiếng Anh 2. TV : Tiếng Việt 3 Giáo trình : Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Thể thao 4 ĐHSP TDTT HN : Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng Bảng 1.1: Bảng cấu tạo từ “play” Bảng 1.2: Thành tố trong từ ghép Bảng 1.3. Phân biệt dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp Bảng 1.4: Phương pháp dịch Anh Việt Bảng 2.1: Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA Bảng 2.2. Phân loại từ đơn theo cấu tạo Bảng 2.3: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa Bảng 2.4: Phân loại từ TV Bảng 2.5: Tỷ lệ từ và cụm từ khi chuyển nghĩa Bảng 2.6: Tương quan từ đơn và từ ghép TA chuyển sang TV Bảng 2.7: Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh 2. Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Phân loại thuật ngữ TA thành từ và cụm từ Biểu đồ 2.2: Phân loại từ TA thành từ đơn và từ ghép Biểu đồ 2.3. Cấu tạo từ đơn tiếng Anh Biểu đồ 2.4: Phân loại cụm từ TA theo từ loại Biểu đồ 2.5: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa Biểu đồ 2.6: Phân loại từ TV Biểu đồ 2.7: Tương quan từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.8: Tương quan từ đơn TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.9: Tương quan từ ghép TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.10: Tương quan cụm từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.11: Phân loại từ vựng thể thao theo từ gốc và từ phái sinh 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển và hội nhập của ngành giáo dục hiện nay, TA trở thành nội dung bắt buộc tại các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Đối với các trường cao đẳng, đại học thể thao chuyên nghiệp, ngoài TA cơ bản, sinh viên phải học thêm TA chuyên ngành thể thao. Đây là môn học phục vụ cho mục đích tìm hiểu, cập nhật cũng như trao đổi, học tập thông tin, kiến thức thể thao mới nhất một cách trực tiếp và nhanh chóng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chất lượng học tập trong thể thao. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy hiện nay tại các trường thể thao chuyên nghiệp cho thấy, đây là một nội dung tương đối khó, lại chưa được đầu tư, quan tâm thích đáng. Các tài liệu nghiên cứu và tham khảo còn hiếm, đặc biệt là về từ vựng chuyên ngành. Trên thực tế, sinh viên hiểu ngữ pháp TA nhưng thiếu hoặc chưa biết cách sử dụng các thuật ngữ thể thao. Điều này gây cản trở không nhỏ cho quá trình tự học và bồi dưỡng kiến thức của sinh viên. Xuất phát từ thực tế giảng dạy TA tại trường cộng thêm đòi hỏi cấp bách về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành thể thao, đặc biệt với tư cách là một giáo viên TA chuyên ngành, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng và ứng dụng trong dịch thuật. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn lại hệ thống các nghiên cứu định hướng ngôn ngữ học hoặc giáo học pháp tại một số cơ sở giáo dục lớn trong cả nước, điển hình là ĐHQG Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Viện Ngôn ngữ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (nguyên Viện Khoa học Xã hội), Trường ĐHSP Hà Nội I và II, v.v. tôi thấy chưa có nghiên cứu nào thật sự chuyên sâu về từ vựng chuyên ngành thể thao trong TA. Theo khả năng bao quát tài liệu của chúng tôi, mới chỉ có một số công trình đi theo hướng nghiên cứu này như: Nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Hà và các cộng sự “Thuật ngữ - Hội thoại thể thao 6 Anh – Việt” (2000), được biên soạn trên cơ sở cuốn “Russian – English Dictionary of Sports Terms and Phrases” của nhà xuất bản “Tiếng Nga” Matxcova 1980, có bổ sung thêm các thuật ngữ mới ở một số môn đang phát triển mạnh ở Việt Nam và khu vực như bóng đá, điền kinh... Dù có một số đóng góp mang tính chất định hướng nhưng cuốn sách này có một số thuật ngữ giải thích chưa chính xác, và đặc biệt còn thiếu nhiều môn thể thao chưa được đề cập đến như quần vợt, bóng bàn, cầu lông, thể dục nghệ thuật v.v. Đi theo hướng thực hành còn có thể kể đến công trình “Tiếng Anh dành cho giới thể thao” (2002) của Nguyễn Trung Tánh và Nguyễn Thành Thư. Cuốn sách này tập hợp một số từ vựng chuyên ngành thể thao được dùng phổ biến ở các bộ môn như bóng đá, điền kinh… và những cấu trúc thường được sử dụng khi giao tiếp, luyện tập, thi đấu. Bên cạnh đó, cuốn “Tiếng Anh chuyên ngành thể thao – tập 1) (2013) của các tác giả Trần Quang Hải (chủ biên), Nguyễn Thị Mỹ Nga và Đoàn Minh Hữu cũng là một giáo trình đáng được quan tâm với nô ̣i dung bám sát và bao quát các môn thể thao cũng như các liñ h vực thể thao liên quan. Ở bậc sau đại học, tôi tìm thấy một vài nghiên cứu về TA chuyên ngành thể thao. Đó là các công trình như: “Một số khó khăn trong dạy và học môn đọc tiếng Anh chuyên ngành thể thao” của Nguyễn Thị Hoài Mỹ (2010) hay Dương Thị Hòa (2011) với đề tài về thiết kế bài thi vấn đáp TA cho sinh viên chuyên ngành thể thao. Tuy nhiên, cả hai tác giả này mới chỉ xem xét một vài khía cạnh của ngôn ngữ TA và lại đặt ngoại ngữ này hoàn toàn trong hướng tiếp cận giáo học pháp hoặc kiểm tra đánh giá mức độ lĩnh hội ngôn ngữ của người học. Hay Luận văn của Trần Minh Kim Nhật “Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” (2010).v.v…cũng đã bước đầu nghiên cứu sâu cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao nhưng công trình lại nghiên cứu thuật ngữ thể thao trong TV. Có thể thấy, việc đi sâu khảo sát thuật ngữ thể thao TA hiện nay và ứng dụng các kết quả đó vào dịch thuật và giảng dạy là một vấn đề còn bỏ ngỏ. 7 Trên thế giới, do hạn chế về nguồn tài liệu, tôi chủ yếu tìm hiểu về thuật ngữ thể thao bằng TA qua Internet, được người sử dụng mạng chia sẻ một cách rộng rãi. Số lượng cũng tương đối nhiều do điều kiện kết nối và chia sẻ giữa mọi người với nhau rất dễ dàng. Những tập hợp các thuật ngữ này được đưa lên các trang mạng với nội dung mở, chưa được kiểm định về mặt chất lượng và độ chính xác, được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, mục đích để phục vụ công tác giảng dạy. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu về chủ đề từ vựng chuyên ngành thể thao trong TA là một vấn đề cụ thể và khá mới mẻ. Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong TA và ứng dụng vào việc dịch thuật và giảng dạy. Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Xác lập các lý thuyết liên quan đến đề tài. - Khảo sát và phân loại lớp từ vựng thể thao TA nhằm làm rõ hơn về hệ thống các thuật ngữ mảng đề tài thể thao. - Ứng dụng các kết quả thu được vào công tác dịch thuật và giảng dạy TA chuyên ngành thể thao. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ vựng TA chuyên ngành thể thao trong “Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Thể thao” (gọi tắt là Giáo trình) do trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao Hà Tây (hiện nay là trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội) biên soạn. Cuốn Giáo trình được nhà xuất bản Thể dục Thể thao xuất bản lần đầu tiên năm 2006 và được tái bản nhiều lần để cải tiến nội dung và cập nhật thông tin. Đề tài tập trung vào từ vựng thể thao tiếng Anh sử dụng trong cuốn sách, với số lượng cụ thể là 439 thuật ngữ, được sàng lọc bằng phương pháp chọn dữ liệu. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao thể thao và bối cảnh giảng dạy, dịch thuật của chúng tại trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội. Tuy nhiên luận văn này không dự định đối chiếu đầy đủ tất cả hệ 8 thống từ vựng chuyên ngành thể thao của tất cả các môn thể thao mà chỉ tập trung vào một số nội dung thể thao phổ biến như bóng đá, thể dục, điền kinh, tennis v.v. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: a) Phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính - Phương pháp định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Phương pháp này sẽ lượng hóa, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các từ vựng thể thao TA trong cùng một nhóm được phân loại. - Phương pháp định tính dựa vào thu thập dữ liệu bằng chữ và tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các thuật ngữ được nghiên cứu. b) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Trong nghiên cứu này, tôi đã tiến hành sàng lọc được 439 thuật ngữ trong Giáo trình để tiến hành nghiên cứu. Đối với quá trình sàng lọc này tôi thực hiê ̣n theo cách sau: - Bước 1: Chọn liệt kê 613 từ vựng có trong Giáo trình. - Bước 2: Ba giảng viên Tiế ng Anh có ít nh ất 5 năm giảng dạy Giáo trình đươ ̣c mời phân loa ̣i 613 từ vựng trên thành hai nhóm : nhóm từ vựng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành thể thao và nhóm khác chuyên ngành thể thao (bao gồ m từ thuô ̣c chuyên ngành khác và từ thông du ̣ng); bước đầu lựa chọn ra đối tượng nghiên cứu. - Bước 3: Sau khi các chuyên gia đã xác lâ ̣p bảng từ gồ m 439 thuâ ̣t ngữ đươ ̣c tạm coi là có nội dung liên quan đế n các ch ủ đề thuộc lĩnh vực thể thao kể trên , tôi tiếp tục đố i chiế u nghiã của chúng bằ ng cách tra cứu cả hai loa ̣i từ điể n là Từ điể n Thể thao (2000) và từ điển Oxford Advanced Learner (2005), cũng như tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các thông tin thể thao trên mạng, các loại từ điển Anh-Việt, Việt-Anh, báo Vietnam News, các tạp chí thể thao Anh-Việt, các tạp chí thể thao, các giáo trình thể thao đang giảng dạy tại trường v.v. để khẳng định một lầ n nữa tiń h chuyên ngành của các thuâ ̣t ngữ này . 9 c) Phương pháp so sánh - đối chiếu Mục đích của việc đối chiếu là để tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau liên quan đến vấn đề từ vựng thể thao trong TA và TV từ đó ứng dụng cho quá trình dịch thuật và giảng dạy một cách chuẩn xác và dễ hiểu nhất. d) Phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp này nhằm phân chia và sắp xếp các từ vựng được nghiên cứu theo những thứ tự nhất định, ở những cấp độ nhất định, dựa trên những thuộc tính giống nhau và khác nhau giữa chúng để đưa chúng vào từng nhóm riêng biệt. Sau khi đã xây dựng đươ ̣c bảng thuâ ̣t ngữ thể thao gồ m từ gố c (bằ ng TA) và bảng nghĩa tương đương của chúng khi chuyển sang TV; tôi dựa vào cấ u trúc từ vựng và ngữ nghiã từ vựng để phân loa ̣i thành các nhóm như sau: + Phân loại theo cấu tạo từ + Phân loại dựa trên quá trình dịch sang TV Trong các quá triǹ h phân loa ̣i trên , phương pháp chủ yế u đươ ̣c sử du ̣ng là phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. e) Phương pháp xử lý dữ liệu bằng bằng thống kê toán học Với phương pháp này, tôi sử dụng chương trình phần mềm excel để xử lý dữ liệu, lập các bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các từ vựng trên đươ ̣c nhâ ̣p vào bảng Excel đề u kèm mô ̣t mã hóa ; Sau khi đã nhâ ̣p xong dữ liê ̣u ; phầ n mề m tính toán sẽ đươ ̣c cha ̣y để cho ra các kế t quả cầ n thiế t cho viê ̣c thảo luâ ̣n . Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có thể sử dụng thêm phương pháp khảo sát thực nghiệm, phương pháp giải thích v.v. 7. Đóng góp của luận văn Tác giả luận văn hy vọng những nghiên cứu trong đề tài có thể có một số đóng góp nhỏ trong quá trình dịch thuật và giảng dạy nội dung TA chuyên ngành thể thao như sau: 10 - Giúp người học khắc phục khó khăn do chưa có một hệ thống Anh–Việt Thể thao chuyên ngành để nâng cao hiểu biết và vận dụng chính xác các thuật ngữ được sử dụng trong TA và TV. - Giúp người biết TA tổng quát (General English - GE) có thể tiếp cận, tìm hiểu ý nghĩa các từ, các cụm từ TA chuyên ngành thể thao. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Trong chương này tác giả Luận văn đưa ra khái quát một số lý thuyết về từ vựng tiếng Anh, cũng như lý thuyết về dịch thuật liên quan đến từ vựng nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những lý thuyết này làm rõ hơn cho phần kết quả nghiên cứu trong chương 2. Chương 2: Khảo sát lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh Trong chương 2, các thuật ngữ thể thao tác giả lựa chọn để nghiên cứu được phân loại theo những chủ đề nhất định. Những phân loại này đơn giản và dễ hiểu, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu và sử dụng. Chương 3: Ứng dụng các nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong dịch thuật và giảng dạy Sau khi khảo sát và phân loại những thuật ngữ chuyên ngành thể thao TA, tác giả Luận văn tiến hành ứng dụng kết quả đã có trong dịch thuật cũng như trong giảng dạy TA ở phạm vi hẹp, đó là dịch và giảng dạy Giáo trình cho sinh viên trường ĐHSP TDTTHN. 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này đề cập đến một số vấn đề cơ bản về lý thuyết từ vựng tiếng Anh cũng như lý thuyết dịch áp dụng cho từ vựng chuyên ngành. Theo Nguyễn Thiện Giáp, từ vựng của một ngôn ngữ vô cùng quan trọng, vì đó là cơ sở, nền tảng tối cần cùng với cơ sở ngữ pháp, tức là quy luật tạo từ và đặt câu, làm thành ngôn ngữ. Là một phần của từ vựng học , từ vựng thể thao hay còn gọi là thuật ngữ thể thao rõ ràng có phạm vi sử dụng hẹp hơ n, gắ n liề n với mô ̣t nô ̣i dung khoa ho ̣c nào đó . Có thể nói chúng gắn liền với các hoạt động chuyên môn nghiên cứu khoa ho ̣c và trao đổ i thông tin khoa ho ̣c của con người , . Thuâ ̣t ngữ thể thao, cũng như mọi loại hình từ vựng chu yên ngành khác , trước tiên là thuâ ̣t ngữ khoa ho ̣c . Như vâ ̣y , chúng còn là một tiểu hệ thống đối lập với từ ngữ sinh hoạt hàng ngày. Từ vựng thể thao với tư cách là một tiểu hệ thống nằm trong từ vựng, nó đương nhiên tuân theo những quy tắc cấu tạo hay phân loại của từ vựng. Trong tiểu khảo về từ vựng thể thao trong trường học này, tác giả xin được bắt đầu bằng một số cơ sở lý luận làm nền cho nghiên cứu. 1.1. Từ vựng tiếng Anh Theo quan điểm của Yang (2000) “từ là đơn vị ngôn ngữ cơ bản. Với một vốn từ ít ỏi hoặc hạn chế, người ta không thể diễn đạt và giao tiếp các ý tưởng một cách hiệu quả. Vốn từ hạn chế cũng là rào cản ngăn học viên học giỏi ngoại ngữ. Nếu người học không biết cách mở rộng vốn từ của mình, dần dần họ sẽ mất hứng thú học...” Cùng quan điểm đó, Nunan (1991) thừa nhận rằng, vị trí của từ vựng trong các giáo trình giảng dạy ngoại ngữ dù có trải qua ít nhiều thăng trầm nhưng chưa bao giờ bị lãng quên suốt những năm qua. Ông nói “Nó (từ vựng) bị sao nhãng khá nhiều trong suốt thập kỷ 50 và 60, thời kỳ mà ngôn ngữ nghe đài –đĩa có ảnh hưởng thống trị lên giáo học pháp, nhưng gần như đã được hồi sinh trở lại trong thập kỷ 70 dưới ảnh hưởng của phong cách giảng dạy theo hướng giao tiếp...” Hiện tại, sự chú ý đang hướng đến các lớp học giao tiếp - nơi nhấn mạnh nội dung, nhiệm 12 vụ dưới dạng giải quyết vấn đề và sự tương tác lẫn nhau giữa người học-người họcgiáo viên. Cả người học lẫn người dạy cần dành cho từ vựng sự chú ý mà nó đáng được hưởng, bởi từ ngữ là những một yếu tố quan trọng xây dựng nên ngôn ngữ. Thực tế là giao tiếp tối thiểu vẫn có nghĩa và diễn ra khá tự nhiên ngay cả khi người ta chỉ đơn giản là xâu chuỗi các từ với nhau, không cần áp dụng bất cứ quy tắc ngữ pháp nào cả. Các nghiên cứu gần đây của ngành ngôn ngữ học thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến yếu tố sử dụng của ngôn ngữ so với nhiều thập kỷ trước đây. Những kiến thức về ngôn ngữ được tìm hiểu sâu hơn với tư cách là một hệ thống bằng cách khám phá thông tin về sử dụng ngôn ngữ được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu điện tử. Ngôn ngữ học nói chung được lợi từ nguồn dữ liệu này và cả ngành Từ điển học cũng vậy, vì nó không thể bỏ qua các sử dụng thực tế của ngôn ngữ để từ đó xây dựng bản mô tả chuẩn mực cho các đơn vị từ vựng. Những phát triển khoa học công nghệ mới đã tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các lý thuyết mới trên cơ sở kết hợp ngôn ngữ như một hệ thống với cái cách theo đó nó vận hành và biến đổi. 1.1.1. Cấu tạo từ vựng tiếng Anh 1.1.1.1. Đơn vị cấu tạo Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ: penanlty (phạt đền), overtime (hiệp phụ), midfielder (trung vệ) v.v. Quan niệm thường thấy về hình vị được phát biểu như sau: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp. Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện. 13 Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc). - Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: play (chơi), jump (nhảy), run (chạy) v.v. - Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity v.v. Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh. + Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ gymnasts (những vận động viên thể dục), played (đã chơi), matches (các trận đấu), running (chạy, đangchạy) v.v.. + Hình vị phái sinh là những hình vị biến đổi một từ hiện có cho một từ mới. Ví dụ như football (bóng đá) – footballer (cầu thủ bóng đá) ; compete (thi đấu) – competitive (tính thi đấu)... Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ý trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh. Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ). Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố và hậu tố. 1.1.1.2. Phương thức cấu tạo Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau: a) Từ hóa hình vị: Dùng một hình vị tạo thành một từ. Phương thức này thực chất là cấp cho một hình vị tư cách đầy đủ của một từ, ví dụ: hình vị “ball” – từ “ball” (bóng), hình vị “swim” – từ “swim” (bơi) v.v. b) Ghép hình vị: Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ, gồm có các phương thức sau: - Phương thức phụ gia: 14 + Thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn. (như tiền tố anti-, im-, un v.v.) Ví dụ: anti-sport (phi thể thao), pentathlon (5 môn phối hợp), disqualìy (tước quyền thi đấu) v.v. + Thêm hậu tố: (Ví dụ như hậu tố -er, -en, -warf v.v.) Ví dụ như: strengthen (tăng cường), player (người chơi), backward (về phía sau) v.v. - Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ. Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành. Ví dụ: hand + ball => handball (bóng ném), basket + ball => basketball (bóng rổ) v.v. Trên đây là một số phương thức cơ bản để cấu tạp từ trong TA. Sự thật thì các phương thức ấy có những biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi chúng đan xen vào nhau. 1.1.2. Phân loại từ vựng tiếng Anh Đối với phân loại từ vựng tiếng Anh, đề tài đề cập đến các vấn đề sau: 1.1.2.1. Từ đơn Từ đơn là từ được cấu tạo bởi hình vị (morpheme), là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa xác định và có giá trị ngữ pháp. Xét bảng cấu tạo từ đơn, ta có thể thấy: AFFIX ------------------ROOT------------------------ AFFIX Phụ tố ------------------- căn tố ----------------------- Phụ tố (Tiền tố) (prefix) Hậu tố (suffix) Từ đơn có thể có các cấu tạo sau: - Root only (chỉ có căn tố) như: play (chơi), match (trận đấu), run (chạy), attack (tấn công) v.v. - Prefix + root (tiền tố + căn tố) như: anti-sports (phi thể thao), disqualify (tước quyền)… - Root + suffix (căn tố + hậu tố) như player (người chơi), athletic (thuộc về điền kinh), running (chạy)… Về mặt ngữ âm, từ đơn có thể là đơn âm tiết như “bar” (xà nhảy cao), “bend” (chỗ rẽ) v.v… và đa tiết như “competitor” (đấu thủ), “competition” (cuộc thi đấu), 15 v.v… Hình vị trong từ đơn bao gồm chính tố (root) hoặc chính tố và phụ tố, trong đó theo vị trí, phụ tố được chia thành tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix). Từ đơn trong TA còn được phân chia thành: - Từ đơn có hình vị trùng với căn tố (đây là loại từ gốc (stem) mang nghĩa xác định và có thể kết hợp với các hình vị là phụ tố (affix) hay biến tố (inflexion) để chuyển từ loại, chuyển nghĩa hay thêm nghĩa. Ví dụ “ball” (bóng), đây vừa là hình vị, lại vừa là căn tố, nó có thể kết hợp với một số hình vị khác để trở thành từ đơn có ý nghĩa khác như “ball + volley (rổ)” để thành “volleyball” (bóng rổ), hay “ball + foot” thành “football” (bóng đá), v.v…; - Từ đơn phái sinh (derivative) bao gồm một căn tố kết hợp với ít nhất một hình vị phụ thuộc để tạo ra từ mới hay chuyển loại từ. Ví dụ như từ “trainer” (huấn luyện viên) được cấu tạo từ căn tố “train” (huấn luyện) và hậu tố “-er”, hay căn tố “cook” (nấu ăn) và hậu tố “-er” => cooker (cái bếp) v.v. - Từ đơn biến hình (inflectional) bao gồm một căn tố với một hay hơn một hình vị biến tố (inflectional morpheme). Ví dụ như foot (chân) và feet (chân – số nhiều) v.v. Ví dụ về biến đổi của 3 loại từ đơn kể trên được chỉ ra trong bảng cấu tạo từ dưới đây: Bảng 1.1. Bảng cấu tạo từ “play” Từ đơn Đặc điểm Play Là từ đơn nguyên gốc, một hình vị, động từ Play-er Là từ đơn phái sinh, hai hình vị, danh từ Play-ful-ness Là từ đơn phái sinh, ba hình vị, danh từ Play-er-s Là từ đơn biến hình, ba hình vị, số nhiều Play-ed Là từ đơn biến hình, hai hình vị, động từ thời quá khứ hoặc phân từ. Trong TA, các phụ tố không độc lập và chỉ có thể nhận diện và mang nghĩa khi đứng trong từ. Các biến tố thể hiện chức năng ngữ pháp nhằm biến đổi từ cho phù hợp với các quy ước ngữ pháp. Các biến tố khi kết hợp với căn tố thường 16 không thay đổi nghĩa của từ mà thể hiện số (như biến tố -s, -es), thì (như biến tố -ed, -ing) hay trạng thái, tính chất (như biến tố -ly) v.v. Ví dụ: Biến tố “-s hoặc -es” có thể kết hợp với danh từ số ít để biểu thị số nhiều như ball (quả bóng) => balls (những quả bóng), player (người chơi) => players (những người chơi), coach (huấn luyện viên) => coaches (những huấn luyện viên) v.v. Biến tố “-ed” được thêm phía sau một động từ để biểu hiện thì quá khứ, như play (chơi) => played (đã chơi), kick (đá) => kicked (đã đá) v.v. Hay biến tố “-ly” kết hợp với tính từ để tạo thành trạng từ, ví dụ như competitive – tính từ => competitively - trạng từ (có tính cạnh tranh, tính thi đấu). 1.1.2.2. Từ ghép Thành tố trong từ ghép TA có thể là hình vị tự do (free morpheme) hay một đơn vị thân từ (stem). Từ ghép TA có thể phân loại dựa vào loại từ (word class) giữa các thành tố trong từ ghép như phần trình bày sau: Bảng 1.2: Thành tố trong từ ghép Từ loại + Từ loại Ví dụ Noun (danh từ) + Noun (danh từ) goal net (lưới cầu môn) Adjective (tính từ) + Noun (danh từ) dead ball (bóng chết) Verb (động từ) + Noun (danh từ) running ball (quả sống) Noun (danh từ) + Verb (động từ) place kick (đặt bóng sút) Noun (danh từ) + Preposition runner- up (Á quân) Adjective (tính từ) + Verb (động từ) back kick (chuyền trả bóng, đá gót) Khác với từ ghép trong TV, về mặt chính tả, các thành tố trong từ ghép TA thường được kết hợp theo ba hình thức sau nhưng không theo quy luật cụ thể: - Các thành tố viết liền nhau; ví dụ: volleyball (bóng chuyền), football (bóng đá), basketball (bóng rổ) v.v. - Các thành tố viết có dấu nối; ví dụ: “one-hand” trong cụm từ “one-hand hold of the ball” (bắt bóng một tay) v.v. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan