Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bà...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn hà nội

.PDF
122
410
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐOÀN THỊ THU NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHỐI HỢP BỔ SUNG TÀI LIỆU GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐOÀN THỊ THU NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHỐI HỢP BỔ SUNG TÀI LIỆU GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 60 32 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa Hà Nội - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội” tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các quý thầy cô giảng dạy ngành Thạc sỹ Khoa học Thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn - TS. Nguyễn Viết Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để đề tài có thể được thực hiện và hoàn thành. Tác giả xin trân trọng cảm ơn những đồng nghiệp đang công tác tại các cơ quan, thư viện trên địa bàn Hà Nội đã cộng tác, giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập thông tin, thực hiện luận văn. Xin trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, người thân những tình cảm chân thành vì đã luôn giúp đỡ, động viên kịp thời trong suốt khoá học cũng như quá trình tác giả thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25/06/2011 Tác giả Đoàn Thị Thu 5 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ........................................................... 8 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỐI HỢP BỔ SUNG TÀI LIỆU GIỮA CÁC THƯ VIỆN VÀ TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....................................... 16 1.1. Một số vấn đề lý luận về phối hợp bổ sung tài liệu .................................... 16 1.1.1. Khái niệm phối hợp bổ sung tài liệu .......................................................... 16 1.1.2. Lợi ích của phối hợp bổ sung .......................................................................... 21 1.1.3. Các mô hình phối hợp bổ sung tài liệu ...................................................... 26 1.2. Khái quát về thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ............... 32 1.3. Ý nghĩa của phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội .................................................................................................. 40 Chương 2: KINH NGHIỆM PHỐI HỢP BỔ SUNG CỦA MỘT SỐ THƯ VIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHỐI HỢP BỔ SUNG TÀI LIỆU GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................. 47 2.1. Kinh nghiệm tổ chức phối hợp bổ sung tài liệu của một số thư viện ....... 47 2.1.1. Kinh nghiệm tổ chức Liên hợp thư viện của một số nước trên thế giới ........ 47 2.1.1.1. Liên hợp thư viện tại Hoa Kỳ ............................................................... 47 2.1.1.2. Liên hợp thư viện tại Cộng hòa Liên bang Đức .................................. 48 2.1.1.3. Liên hợp thư viện tại Canada .............................................................. 50 2.1.1.4. Liên hợp thư viện tại Hy Lạp .............................................................. 52 2.1.1.5. Liên hợp thư viện tại Đài Loan ........................................................... 54 2.1.1.6. Liên hợp thư viện tại Hàn Quốc ......................................................... 55 2.1.1.7. Liên hợp của Liên hợp (Consortia of Consortium)..................................... 56 2.1.2. Kinh nghiệm tổ chức Liên hợp bổ sung tài liệu ở Việt Nam .................... 57 2.2. Nhu cầu phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường trên địa bàn Hà Nội .. 65 2.2.1. Diện bổ sung của thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ............. 65 2.2.1.1. Diện bổ sung tài liệu của khối các trường khoa học tự nhiên ............. 66 2.2.1.2. Diện bổ sung tài liệu của khối các trường khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng ......................................................................................................................... 67 2.2.1.3. Diện bổ sung tài liệu của khối các trường khoa học xã hội ...................... 68 2.2.2. Mức độ giao thoa của diện bổ sung giữa thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................................ 69 6 2.3. Điều kiện để hình thành Liên hợp phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. .............................................................. 75 2.3.1. Điều kiện cần ................................................................................................... 75 2.3.1.1. Cơ sở pháp lý tiến hành phối hợp bổ sung và có một cơ quan Nhà nước đứng ra bảo trợ ........................................................................................................ 75 2.3.1.2. Nhận thức của các thư viện trường đại học đối với công tác phối hợp bổ sung tài liệu .............................................................................................................. 78 2.3.1.3. Kinh phí bổ sung tài liệu ............................................................................ 80 2.3.1.4. Nhu cầu thông tin của các thư viện thành viên gần giống nhau ............... 82 2.3.2. Điều kiện đủ ..................................................................................................... 83 2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ, viễn thông .................................................... 83 2.3.2.2. Nguồn nhân lực của các thư viện thành viên ............................................. 85 2.3.2.3. Hoạt động tuyên truyền quảng bá.............................................................. 88 Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỐI HỢP BỔ SUNG GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 93 3.1. Xây dựng mô hình phối hợp bổ sung tài liệu ................................................. 93 3.1.1. Mô hình phối hợp bổ sung tập trung (TOP-DOWN) ..................................... 93 3.1.2. Mô hình phối hợp bổ sung phân tán (BOTOM-UP) ..................................... 100 3.1.3. Quản lý mô hình phối hợp bổ sung tài liệu .................................................. 104 3.2. Một số khuyến nghị nhằm tiến hành phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 105 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phối hợp bổ sung của các thư viện............................................................................................................................. 105 3.2.2. Tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phối hợp ...................... 108 bổ sung ...................................................................................................................... 108 3.2.3. Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế . 108 3.2.4. Cử các đoàn đi khảo sát kinh nghiệm của các mô hình Liên hợp thư viện thành công trên thế giới............................................................................................ 109 3.2.5. Bổ sung tài liệu điện tử trong các thư viện .................................................... 111 3.2.6. Thúc đẩy nhu cầu sử dụng tài liệu, đặc biệt là tài liệu tiếng nước ngoài .... 111 3.2.7. Xây dựng CSDL toàn văn sách, bài tạp chí tiếng Việt ................................. 112 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 PHỤC LỤC .................................................................................................. 119 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ STT Nội dung Số tr. Bảng 1.1 Ngân sách tiết kiệm theo hợp đồng với Hiệp hội Hoá học Mỹ 15 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Ngân sách tiết kiệm theo hợp đồng với Thư viện số ACM 15 16 Bảng 1.4 Tiết kiệm ngân sách của Liên hợp thông tin khoa học y học Toronto Vèn tµi liÖu cña Trung t©m th«ng tin Th- viÖn §¹i häc Quèc gia 28 Hµ Néi Bảng 1.5 Bảng 2.1 Møc ®é bæ sung tµi liÖu cña Th- viÖn tr-êng §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi 28 CSDL ở một số thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội 48 Bảng 2.2 Kinh phí đặt mua CSDL 2006-2008 Biểu đồ 2.1 Kinh phí cam kết đóng góp và kinh phí thực tế đóng góp của các đơn vị thành viên 2009-2010 50 51 Bảng 2.3 Mức độ giao thoa diện bổ sung trong ngành Khoa học Tự nhiên 57 Bảng 2.4 Mức độ giao thoa diện bổ sung trong ngành Khoa học Kỹ thuật 58 Bảng 2.5 Mức độ giao thoa diện bổ sung trong ngành Khoa học Xã hội 59 Bảng 2.6 Ngân sách hoạt động và bổ sung tài liệu tại một số thư viện 67 Bảng 2.7 Kinh phí đóng góp của một số thư viện trường đại học để mua CSDL Proquest central (năm 2010) Bảng số liệu Trình độ học vấn của cán bộ thư viện 67 Bảng 2.8 71 Bảng 3.1 Một số CSDL các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội dự định/muốn mua trong thời gian tới 87 Hình 3.1. Mô hình Liên hợp thư viện các trường đại học trên địa bàn HN 88 Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển của Liên hợp thư viện các trường đại học trên địa bàn HN 90 Hình 3.3. Các thành phần tham gia Liên hợp thư viện các trường đại học trên địa bàn HN 92 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều nhất các trường đại học – nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho cả nước. Thư viện các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường, giúp đào tạo một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ cao cho đất nước. Bổ sung tài liệu là khâu quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của thư viện. Bổ sung quyết định sự hình thành và phát triển vốn tài liệu và ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu công tác khác trong thư viện. Hiệu quả phục vụ người đọc phụ thuộc rất nhiều vào công tác bổ sung. Do hiện tượng bùng nổ thông tin hiện nay dẫn tới số lượng tài liệu ngày càng tăng theo cấp lũy thừa, hơn nữa giá cả tài liệu cũng tăng nhanh chóng trong khi kinh phí cho công tác bổ sung tài liệu ở các thư viện không tăng đáng kể, do đó cần có một chính sách bổ sung hữu hiệu, tiết kiệm. Để nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin trong xã hội thông tin hiện nay, các thư viện đang có xu hướng phối hợp lại với nhau để cùng bổ sung tài liệu (đặc biệt là tài liệu đắt tiền), chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các đơn vị. Các cơ quan Thông tin - Thư viện phải phối hợp lại với nhau trong công tác bổ sung vì một số lý do cơ bản sau: - Do hiện tượng bùng nổ thông tin, xuất bản phẩm quá nhiều và tăng quá nhanh, không một cơ quan Thông tin - Thư viện nào đủ sức đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong khi nhu cầu của bạn đọc ngày càng tăng do trình độ cũng như đòi hỏi của xã hội đối với chương trình đào tạo. - Kinh phí bổ sung tài liệu của các thư viện trường đại học dù có tăng hàng năm nhưng tăng không đáng kể so với việc gia tăng giá thành tài liệu khiến cho các thư viện gặp khó khăn trong bổ sung vì quy mô đào tạo của trường được 9 mở rộng, người dùng tin tăng nhưng số tài liệu bổ sung ngày càng ít do giá thành cao. - Do mở rộng quy mô và mã ngành đào tạo, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay cùng đào tạo nhiều mã ngành giống nhau. Chính vì vậy, nếu không có sự phối hợp, hợp tác bổ sung, các thư viện trường đại học sẽ rơi vào tình trạng biệt lập, khép kín thông tin trong một cơ quan, trùng lặp, gây lãng phí thông tin. - Nhu cầu tin của người dùng tin ở các trường đại học ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng, bên cạnh các tài liệu in, tài liệu tiếng Việt, người dùng tin ngày càng quan tâm hơn đến nguồn tin điện tử, tài liệu tiếng nước ngoài. Đặc điểm của dạng nguồn tin này thường có giá thành rất cao. Vì vậy nếu các thư viện hoạt động riêng lẻ trong bổ sung thì sẽ khó có thể phục vụ, thỏa mãn tốt nhu cầu tin của người dùng tin. - Việc phối hợp bổ sung sẽ giúp phát huy được thế mạnh bổ sung của từng địa phương, từng khu vực, từng trường,… sử dụng hợp lý công sức, tiền bạc và phương tiện giữa các cơ quan Thông tin – Thư viện. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học còn chưa được chú trọng, nhiều thư viện đào tạo có diện bổ sung giống hoặc gần nhau nhưng hoạt động độc lập, không có sự liên kết hay chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác. Chính vì vậy, hoạt động phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội là một hoạt động cần thiết giúp người dùng tin khai thác triệt để vốn tài liệu của các thư viện này. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về mảng thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho đến nay đã nhận được nhiều sự đầu tư, nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các đề tài nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề 10 như: tổ chức và hoạt động, công tác bảo quản vốn tài liệu, công tác phục vụ, bộ máy tra cứu, tăng cường nguồn lực thông tin, công tác đào tạo cán bộ thư viện… Đề tài nghiên cứu về mảng phối hợp bổ sung hiện nay cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, bao gồm các tài liệu đã xuất bản, các tập bài giảng của giảng viên đã được nghiệm thu và một số luận văn tốt nghiệp: - Tài liệu đã xuất bản: “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin” của hai tác giả Nguyễn Văn Rính và Nguyễn Viết Nghĩa, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007. - Tập bài giảng “Phát triển vốn tài liệu trong các cơ quan Thông tin-thư viện” của tác giả Tô Thị Hiền, đã được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiệm thu năm 2006. - Bài báo: “Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Thông tinthư viện”, Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết, Tạp chí thư viện, số 3, 2006 - Bài báo: “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Nguyễn Viết Nghĩa, Tạp chí Thông tin tư liệu, số 1, 2001 … Các tài liệu này tuy đã khẳng định được lý do, tầm quan trọng của công tác phối hợp bổ sung, các hình thức phối hợp bổ sung, giới thiệu về công tác phối hợp bổ sung trên Thế giới và ở Việt Nam…, có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận, song do giới hạn về phạm vi nghiên cứu nên chưa đi sâu vào thực trạng công tác phối hợp bổ sung của từng khối cơ quan / đơn vị tham gia phối hợp bổ sung. - Luận văn cao học “Phối hợp bổ sung giữa các thư viện chủ chốt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Thị Minh Tâm, bảo vệ năm 1996, tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn của chính sách phối hợp bổ sung, phân tích thực trạng phối hợp bổ sung, các yếu tố ảnh hưởng, các nguyên tắc lựa chọn và đưa ra một số biện pháp thực hiện chính sách phối hợp bổ sung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đề 11 tài chưa phân tích sâu thực trạng công tác phối hợp bổ sung, chưa phân chia được diện bổ sung giữa các nhóm cơ quan Thông tin-thư viện (cơ quan nghiên cứu, thư viện trường học…) - Luận văn cao học “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện trong Quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúy Cúc, bảo vệ năm 2005, tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đề tài đã đi sâu phân tích nhu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thực trạng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đầu mối trong hệ thống thư viện quân đội, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chia sẻ nguồn lực thông tin giữa thư viện trong hệ thống thư viện quân đội. - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng và phát triển Liên hợp thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn tin Khoa học và Công nghệ” của nhóm nghiên cứu Vũ Anh Tuấn, Đặng Xuân Chế, Đào Mạnh Thắng, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, năm 2006. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm phối hợp bổ sung của các thư viện lớn trên thế giới, các điều kiện xây dựng Liên hợp thư viện tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu về diện bổ sung tài liệu khoa học công nghệ. Tuy nhiên, riêng về mảng phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội đến nay vẫn chưa có sự đầu tư nghiên cứu của tác giả nào. Với mong muốn đóng góp một phần kiến thức khiêm tốn của mình vào việc tìm hiểu thực trạng công tác phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội nhằm tìm hiểu giải pháp nâng cao chất lượng phối hợp bổ sung, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ Thông tin – Thư viện của mình. 12 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm ra mô hình phối hợp bổ sung phù hợp giữa các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phối hợp bổ sung: khái niệm, lợi ích và các mô hình phối hợp bổ sung + Nghiên cứu khái quát về các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội: tình hình hoạt động, diện bổ sung và lợi ích khi tham gia phối hợp bổ sung + Nghiên cứu kinh nghiệm phối hợp bổ sung của một số thư viện trên thế giới và Việt Nam + Nghiên cứu về điều kiện tiến hành phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. + Nghiên cứu đề xuất mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội + Nghiên cứu, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các thư viện trường đại học dân sự (không bao gồm các trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý) - Về thời gian, giới hạn nghiên cứu từ năm 2003 đến nay (là năm các thư viện trong hệ thống bắt đầu tham gia công tác phối hợp bổ sung.) 5. Giả thuyết nghiên cứu 13 Có thể tiến hành công tác phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài - Ý nghĩa lý luận: góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của công tác phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra những mô hình có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu Sau khi nghiên cứu, luận văn sẽ đưa ra một số mô hình, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp bổ sung giữa thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện trường và tổng quan về thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội 14 Chương 2: Kinh nghiệm phối hợp bổ sung của một số thư viện và khả năng phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Xây dựng mô hình phối hợp bổ sung giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội và một số khuyến nghị 15 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỐI HỢP BỔ SUNG TÀI LIỆU GIỮA CÁC THƯ VIỆN VÀ TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.1. Một số vấn đề lý luận về phối hợp bổ sung tài liệu 1.1.1. Khái niệm phối hợp bổ sung tài liệu Chúng ta đang chứng kiến hiện tượng bùng nổ thông tin với biểu hiện dễ thấy nhất là số lượng tài liệu được xuất bản tăng nhanh theo quy luật hàm số lũy thừa. Dưới sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là internet, sự bùng nổ thông tin càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Số xuất bản phẩm được xuất bản ra quá nhiều và tăng lên với tốc độ chóng mặt đang làm đau đầu những người phụ trách công tác bổ sung trong các thư viện. Mặt khác, các thống kê trong nhiều thập kỷ cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, giá cả tài liệu luôn luôn tăng lên, vượt quá khả năng kinh phí của hầu hết các thư viện trên thế giới. Điều này dẫn đến một nghịch lý là mặc dù các thư viện năm sau chi nhiều tiền hơn năm trước nhưng lại thường mua được số tài liệu ít hơn, hiện tượng này thường được các nhà thư viện học nhắc tới với thuật ngữ “Spent more for less” có nghĩa là chi nhiều tiền hơn nhưng lại mua được ít tài liệu hơn. Trong hoàn cảnh đó, có thể khẳng định rằng, không có bất kỳ một thư viện nào, kể cả các thư viện lớn trong các nước công nghiệp giàu có, có thể bổ sung được hết tài liệu mà bạn đọc của thư viện yêu cầu. Để khắc phục tình trạng này, các thư viện cũng như các cơ quan thông tin không có cách nào khác là phải liên kết, phối hợp với nhau trong công tác bổ sung tài liệu.[20] Phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện không phải là một vấn đề mới, từ thế kỷ XIX, khi các nhà thư viện học phát hiện ra rằng ý tưởng xây dựng vốn tài liệu của thư viện phải toàn diện, không giới hạn, gồm mọi khoa học, mọi ngôn ngữ, mọi vật mang tin là bất khả thi thì người ta đã thấy sự cần thiết phải 16 phối hợp bổ sung giữa các thư viện. Nhiều kế hoạch phối hợp bổ sung đã ra đời với nhiều qui mô khác nhau như quốc tế, quốc gia, địa phương,... như kế hoạch Farmington ở Mỹ với 60 thư viện thành viên, ở Cộng hòa Liên bang Đức với 36 thành viên, kế hoạch phối hợp bổ sung giữa các thư viện công cộng, thư viện các trường đại học thành phố London... Ích lợi của các kế hoạch phối hợp bổ sung đem lại cho các thư viện là rất to lớn. Trước đây, với công nghệ lạc hậu, các thư viện còn xử lý những khâu nghiệp vụ bằng lao động thủ công nên các việc phối hợp bổ sung giữa các thư viện thường tiêu hao nhiều sức lực và thời gian và cũng kém hiệu quả. Ngày nay, với sự ra đời của tài liệu điện tử, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong quy trình tác nghiệp của các thư viện, việc bổ sung giữa các thư viện đã được thực hiện nhanh chóng và đạt được những kết quả to lớn không ngờ. [25] Phối hợp bổ sung là một thuật ngữ chung chỉ sự hợp tác giữa các thư viện trong việc phân chia diện bổ sung tài liệu, trao đổi danh mục tài liệu đặt mua, cùng nhau đàm phán với các nhà xuất bản để mua được tài liệu với giá hợp lý và tiến hành chia sẻ thông qua việc cho mượn giữa các thư viện, giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người dùng tin. Như vậy, mục đích chính của phối hợp bổ sung là nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, giảm đến mức thấp nhất việc bổ sung trùng lặp, để sao cho với một nguồn kinh phí đã có, các thư viện có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của bạn đọc. Một nguyên tắc hàng đầu trong việc phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin là nguyên tắc tự nguyện của các thư viện. Phối hợp bổ sung chỉ có thể thành công khi được tiến hành với sự thống nhất cao giữa các thư viện tham gia. Thông thường các thư viện tham gia phối hợp bổ sung và chia sẻ thông tin phải ký kết một văn bản quy định những nghĩa vụ và quyền lợi của các thư viện tham gia. 17 Sự hợp tác giữa các thư viện tồn tại dưới nhiều hình thức, trong hầu hết các nước trên thế giới và diễn ra nhiều năm qua. Tương tự như vậy, việc phối hợp bổ sung giữa các thư viện cũng có thể được thực hiện ở những cấp độ khác nhau sau đây:  Liên kết, chia sẻ thông tin: Đây là mức độ thấp nhất của hình thức phối hợp bổ sung. Liên kết, chia sẻ thông tin là cho sử dụng vốn tài liệu của nhau, mà chưa có sự thỏa thuận về sự phối hợp và hợp tác. Trong liên kết và chia sẻ, giao ước là cơ chế của sự hợp tác. Nó quy định quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên hợp tác và những mối liên hệ giữa chúng, phân biệt với phối hợp bằng quan hệ pháp lý. Song tính độc lập của thư viện vẫn đảm bảo tất cả những gì không liên quan đến những điều khoản trong thỏa ước: đó là tư cách pháp nhân trước đây, nghĩa là độc lập về tài chính và các vấn đề pháp lý, sự phụ thuộc theo ngành dọc, cơ cấu của vốn. Trách nhiệm của các bên được xem xét định kỳ trong Hội đồng hình thành vốn.  Bổ sung tập trung Trong bổ sung tập trung, các vốn tài liệu và các quá trình xây dựng vốn tài liệu được tập trung trong tổ chức thống nhất. Để có được sự mới mẻ về chất trong vốn tài liệu thống nhất, các vốn của các thư viện riêng mất tính độc lập, trở thành bộ phận. Những vốn trước đây được xác định lại diện và chuyên môn hóa sâu hơn. Quy trình hình thành vốn cũng thay đổi, xây dựng bộ phận tương tự để phục vụ cho các bộ phận cấu thành của vốn thống nhất.[14]  Liên hợp thư viện Gần đây, một hình thức phối hợp bổ sung được các thư viện trong và ngoài nước hay dùng là hình thành các Liên hợp thư viện (consortium of libraries). Khái niệm consortium ra đời bắt nguồn từ lĩnh vực công nghiệp. 18 Consortium có nghĩa là liên kết, Liên hợp để tạo thành một tổ hợp các đối tác có cùng mục đích hoạt động. Trong ngành công nghiệp, đã từng có nhiều consortium xuyên quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đề nhiều lĩnh vực như các consortium trong ngành thép hay consortium trong ngành dầu lửa ở Hoa Kỳ. [20] Các tài liệu xuất bản trong lĩnh vực khoa học thư viện đã chứng minh là khái niệm Liên hợp thư viện không phải là mới. Tuy nhiên, các thư viện đã không sử dụng chúng rộng rãi cho đến những năm 1980. Liên hợp thư viện là một nhóm của hai hay nhiều thư viện đồng ý hợp tác để thực hiện cùng một mục tiêu nào đó, thông thường là chia sẻ tài nguyên. Liên hợp thư viện có liên quan đến hợp tác, phối hợp và cộng tác giữa các thư viện với mục đích để chia sẻ thông tin. Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Anh Oxford, thì thuật ngữ Liên hợp có nghĩa là “sự hợp tác nhất thời của một số cơ quan, công ty, v.v… vì một mục đích chung. Đó là một tập hợp gồm các tổ chức cùng loại tham gia sản xuất và phục vụ những sản phẩm chung, và để cung cấp dịch vụ vì một mục đích cụ thể của người dùng”. Còn theo từ điển trực tuyến Cambridge, Liên hợp là “một tổ chức của một số công ty hay ngân hàng cùng nhau tập hợp lại thành một nhóm để phục vụ cho một mục đích chung”. Thuật ngữ Liên hợp thư viện lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực khoa học thông tin thư viện vào những năm 1950-1960 (Kopp, J.J., 1998). Khái niệm Liên hợp thư viện được hiểu là một “hội” hay “hiệp hội”, tức là một nhóm các thư viện cùng nhau tập hợp lại vì một mục đích chung, để đạt được những mục tiêu mà bản thân từng thư viện riêng rẽ không thể đạt được. Cụ thể hơn, Liên hợp thư viện là một hoạt động chung nhằm cung cấp và chia sẻ về chuyên môn, truy cập vào các nguồn tin điện tử và nguồn tin in mới, thúc đẩy đào tạo cán bộ thông tin, và tìm kiếm các nguồn tài trợ. Liên hợp thư viện có thể đứng ra đại diện cho các thành viên tiến hành đàm phán với các nhà xuất bản hoặc vận động với 19 Chính phủ để phân bổ kinh phí nhiều hơn cho các thư viện, góp phần nâng cao vị trí của ngành thông tin thư viện. Bên cạnh đó, Liên hợp thư viện cũng là một khuôn khổ để các thư viện chia sẻ các nguồn lực về thông tin và con người của mình nhằm nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đó. Theo Từ điển ALA: Liên hợp thư viện (Library consortium) là một hội các thư viện chính thức họp lại và thường giới hạn trong từng vùng, tùy theo số lượng thư viện, loại thư viện, hoặc đề mục mà thư viện chuyên chú đến, thành lập để phát triển và thực thi việc sử dụng chung tài liệu giữa các thư viện hội viên, và do đó nâng cao dịch vụ thư viện cũng như nguồn tư liệu của thư viện để phục vụ độc giả của từng thư viện. Một vài điều kiện thành lập cũng như quản trị và thủ tục điều hành cần phải đặt ra.[11] Theo Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ: Liên hợp thư viện là sự hợp tác của các thư viện ở một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia để cung cấp một cách hệ thống và có hiệu quả các nguồn tài nguyên của các thư viện công cộng, trường học, các thư viện chuyên biệt khác và các trung tâm thông tin, để tăng cường dịch vụ cho khách hàng của các thư viện.[25] Sự khởi đầu của Liên hợp (consortium) trong hoạt động thông tin thư viện bắt đầu bằng việc các tổ hợp cung cấp sách, báo, tạp chí đưa ra đề nghị với các nhà sản xuất cung cấp đồng thời nhiều loại tài liệu cho một số lượng lớn người dùng tin ở nhiều thư viện khác nhau để tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị cũng như chi phí quản lý. Các nhà xuất bản đã nhanh chóng nhận ra những lợi ích của việc bán theo phương thức này, họ đã khôn khéo bao gói các loại tạp chí ít người quan tâm với các tạp chí có nhiều người đọc theo kiểu bán cả gói với một giá hấp dẫn, có nghĩa là thấp hơn một chút so với khi mua từng loại ấn phẩm riêng lẻ. Kết quả của việc mua bán theo kiểu này là các nhà xuất bản thì bán được nhiều sản phẩm hơn, còn người mua thì mua được nhiều tạp chí hơn với giá cả chấp nhận được. Dần dần theo thời gian, các thỏa thuận mang tính lỏng lẻo ban dầu đã được thay thế bằng các hợp đồng cung cấp, hợp đồng nhượng 20 quyền (licence) hoàn chỉnh và sự hợp tác, ràng buộc không chính thức giữa các thư viện cũng đã chuyển dần thành các tổ chức có ban điều hành, có nhân viên, có chính sách, quy định rõ ràng, đó chính là các Liên hợp thư viện (library consortium). Phương thức mà các Liên hợp thư viện mua tài liệu khác về cơ bản so với phương thức các thư viện riêng rẽ vẫn mua. Thông thường các Liên hợp thường mua theo phương thức cả gói (package purchasing), trong đó chủ yếu là những tài liệu có nhu cầu sử dụng cao đối với nhiều đối tượng người dùng tin khác nhau. Các Liên hợp thường có quan hệ rất chặt chẽ với nhà xuất bản hoặc với các tổ chức phát hành tài liệu. Mối quan hệ này là quan hệ hữu cơ, mật thiết và cùng có lợi. Nhờ có các Liên hợp thư viện mà nhà xuất bản hoặc tổ hợp phát hành bán được nhiều tài liệu cho người dùng hơn và ngược lại nhờ có Liên hợp mà các thư viện có thể cải thiện các dịch vụ của mình thông qua việc cung cấp cho người dùng tin nhiều tài liệu hơn. Chính vì thế, mô hình Liên hợp còn được gọi là mô hình “cùng thắng” (WIN-WIN) thay cho mô hình “thắng – thua” (WIN-LOST) theo phương thức mua bán thông thường. Như vậy, phối hợp bổ sung là phương thức bổ sung tài liệu quan trọng, không thể thiếu của các thư viện trong thời đại “bùng nổ thông tin” và tình trạng kinh phí hạn hẹp của với mục đích là nâng cao hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất việc bổ sung trùng lặp sao cho với một nguồn kinh phí nhất định có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của người dùng tin.[20] 1.1.2. Lợi ích của phối hợp bổ sung Nói chung, phối hợp thư viện mà hình thức phổ biến nhất hiện nay là Liên hợp thư viện, nhằm đạt được các mục đích sau:  Tiết kiệm chi phí: việc thành lập Liên hợp thư viện có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, song lý do lớn nhất là kinh tế, bởi xét đến cùng mọi hoạt động của Liên hợp thư viện đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của từng thành viên. 21 Và mục đích này vẫn tồn tại kể từ khi Liên hợp thư viện đầu tiên xuất hiện cho tới tận ngày nay. Tham gia và Liên hợp thư viện, các thư viện thành viên có thể tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí như chi phí mua tài liệu, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí hướng dẫn sử dụng, khai thác thông tin và chi phí cho việc xử lý tài liệu mua chung. - Chi phí mua tài liệu: việc chia sẻ nguồn tin giữa các thư viện có thể tránh được sự trùng lặp trong bổ sung tài liệu của các thư viện. Tham gia Liên hợp thư viện sẽ giúp các thư viện thành viên giảm đáng kể chi phí đặt mua các nguồn tin do việc bổ sung tài liệu theo Liên hợp sẽ làm “gia tăng” sức mạnh trong đàm phán với các nhà xuất bản, việc này có hiệu quả hơn rất nhiều việc các thư viện bổ sung riêng lẻ. Hơn nữa, các thành viên vừa giảm được kinh phí bổ sung tài liệu của mình, vừa có thể truy cập vào một lượng lớn hơn các nguồn tin mà bản thân đơn vị đó không thể tự mua được. Một số Liên hợp thư viện được lập ra chỉ phục vụ cho mục đích này, và có thể được coi như là một “câu lạc bộ mua sắm”. [25] Sau đây là một số dữ liệu cho thấy sự tiết kiệm kinh phí khi tham gia Liên hợp tại một số nước:  Tại Đan Mạch: theo báo cáo tổng kết của Theo báo cáo tổng kết của Thư viện nghiên cứu Đan Mạch (Denmark's Electronic Research Library-DEF) thì trong năm 2004, DEF đã đại diện cho 12 thành viên của Liên hợp thư viện để thoả thuận, ký kết hợp đồng với các nhà xuất bản để cung cấp các tạp chí điện tử: - Hợp đồng ký kết với Hiệp hội Hoá học Mỹ (American Chemical Society, ACS), với hợp đồng mua 30 tạp chí toàn văn về hóa học. Bảng 1.1. Ngân sách tiết kiệm theo hợp đồng với Hiệp hội Hoá học Mỹ[25] Tổng giá thành Tổng giá thành Ngân sách tiết Tỷ lệ tiết kiệm mua đơn lẻ mua theo Liên hợp kiệm (USD) (%) 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan