Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ nước cộng hòa dân chủ nhân dâ...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

.PDF
105
364
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- MANIVONG CHAMLONG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỐI ƯU HỆ THỐNG TỔ CHỨC LƯU TRỮ NƯỚCCỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------MANIVONG CHAMLONG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỐI ƯU HỆ THỐNG TỔ CHỨC LƯU TRỮ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ Mãsố: 60 32 24 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. VƯƠNG ĐÌNH QUYỀN HÀ NỘI - 2013 2 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CHDCND : Cộnghòadânchủnhândân ĐHKHXH&NV : ĐạihọcKhoahọcxãhộivàNhânvăn ĐHQGHN : ĐạihọcQuốcgiaHàNội HĐND : Hộiđồngnhândân NDCM : NhândânCáchmạng TAND : Tòaánnhândân TW : Trungƣơng UBND : Ủy ban nhândân UBTVVKSND : Ủy ban thƣờngvụ : Việnkiểmsoátnhândân 6 MỤC LỤC Trang Phầnmởđầu 01 1. Lý do chọnđềtài 01 2. Mụctiêunghiêncứuđềtài 03 3. Đốitƣợngvàphạm vi nghiêncứuđềtài 03 4. Nhiệmvụnghiêncứuđềtài 04 5. Lịchsửnghiêncứuvấnđề 04 6. Nguồntàiliệuthamkhảo 06 7. Cácphƣơngphápnghiêncứu 06 8. Đónggópcủađềtài 07 9. Bốcụcđềtài 07 Phầnnội dung 10 Chƣơng 1 : Cơsởlýluậnvàthựctiễnvềxâydựngmô HìnhtốiƣuhệthốngtổchứclƣutrữcủaNhànƣớcLào 1.1. SơlƣợclịchsửvàtổchứccủaNhànƣớcLào 10 10 1.1.1.Quátrìnhhìnhthànhvàpháttrển 10 1.1.2. Cơcấutổchức củaNhànướcLàohiệnnay 13 1.2. Cơsởlýluậnvàthựctiễnvềxâydựngmôhình tốiƣuhệthốngtổchứclƣutrữcủanhànƣớc 1.2.1. Kháiniệm‘‘Môhìnhtốiưuhệthốngtổchứclưutrữ ’’ 17 17 1.2.2. Vàinétvềcácmôhìnhhệthốngtổchứclưutrữquốc giacủamộtsốnướctrênthếgiớihiệnnay 18 1.2.3. Nhữngyêucầuchungvềxâydựnghệthốngtổchức Lưutrữcủanước CHDCND Lào 30 7 1.2.4. Nhữngcăncứcầnđượcxemxét khi xâydựnglưutrữ cơquan, kho, cáctrungtâmlưutrữlịchsử 32 Tiểukếtchƣơng 1 38 Chƣơng 2 : HệthốngtổchứclƣutrữNhànƣớc củanƣớc CHDCNDLàohiệnnay 39 2.1.Sơlƣợcquátrìnhhìnhthànhcơquanquảnlýlƣutrữ Nhànƣớc CHDCND Lào 39 2.2. HệthốngtổchứclƣutrữNhànƣớc CHDCND Lào hiệnnay 42 2.2.1. CụcLưutrữQuốcgiaLào 42 2.2.2. Hệthốngcáctrungtâm, kholưutrữlịchsử 47 2.2.3.TổchứclưutrữhiệnhànhcủacácBộ, ngành 48 2.2.4. Tổchứclưutrữchuyênngành 49 2.2.5. Hệthốngtổchứclưutrữ ở cấpđịaphương 51 2.3. Tìnhhìnhcánbộlƣutrữ ở nƣớc CHDCND Làohiệnnay 54 2.4. Tìnhhìnhtàiliệulƣutrữcủanƣớc CHDCND Lào hiệnnay 54 2.5. Nhận xét về hệ thống tổ chức lƣu trữ của Lào hiện nay 58 Tiểukếtchƣơng 2 60 Chƣơng 3 :Môhìnhtốiƣuhệthốngtổchứclƣutrữ nhànƣớccủanƣớc CHDCNDLào vàcácgiảipháptriểnkhaithựchiện 62 3.1. Cơquanquảnlýnhànƣớcvềlƣutrữ ở cấp TW 62 3.1.1. CụcLưutrữQuốcgia 62 3.1.2. Cáccơquansựnghiệptrựcthuộc CụcLưutrữQuốcgia 73 3.1.2.1. TrungtâmLưutrữQuốcgia: 73 3.1.2.2. Cáccơquanđàotạo, bồidưỡngcánbộlưutrữ 77 8 3.1.3. TổchứclưutrữhiệnhànhcủacácBộ, ngành TW 78 3.1.4. Tổchứclưutrữchuyênngành 79 3.2.Hệthốngcáccơquan, tổchứclƣutrữ ởđịaphƣơng 82 3.2.1. Lưutrữcấptỉnh 82 3.2.2. Lưutrữcấphuyện 84 3.2.3. Lưutrữcấpbảnlàng 85 3.4. Cácgiảipháptriểnkhaithựchiện 88 3.4.1. Nângcaosựhiểubiếtvànhậnthứccủalãnhđạocác cấpvềtầmquantrọngvềgiátrịcủatàiliệulưutrữ 88 3.4.2. Thểchếhóahệthốngtổchứclưutrữnước CHDCND Làobằngcácvănbản qui phạmphápluật 89 3.4.3. Côngtácđàotạobồidưỡngđộingũcánbộcầnđược tiếnhànhtíchcực, khẩntrương, gấprút ; sửdụnghợplí 90 độingũcánbộlưutrữ 3.4.4. Đầutừkinhphícơsởvậtchấtvềlưutrữ 91 PHẦN KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 99 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa có giá trị nhiều mặt của mỗi dân tộc, quốc gia. Đó là nguồn sử liệu phản ánh một cách chân thực, chính xác những thành tựu trong quá trình đấu tranh, lao động sáng tạo cả về vật chất và tinh thần của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử. Nhận thức được vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và giá trị của tài liệu lưu trữ, mỗi quốc gia đều có những chủ trương, biện pháp khác nhau nhằm tổ chức quản lý tốt nhất đối với những di sản văn hóa đặc biệt này. Một trong những biện pháp mang tính quyết định là phải xây dựng một hệ thống tổ chức lưu trữ hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả từ TW đến địa phương.Ở nước CHDCND Lào vấn đề tổ chức, thiết lập các cơ quan quản lý lưu trữ đã sớm được quan tâm. Nhân dân các bộ tộc Lào có lịch sử và văn hóa lâu đời.Cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước đã để lại cho nhân dân các bộ tộc Lào và nhân loại nhiều di sản văn hóa đặc biệt quý giá.Một trong những di sản đó là tài liệu lưu trữ của Quốc gia Lào, bao gồm tài liệu cổ được viết trên lá cọ (được bảo quản trong các chùa chiền và hoàng cung trước đây), tài liệu được viết trên giấy và ghi trên những vật mang tin khác nhau. Đặc biệt từ khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ra đời ( ngày 22 tháng 3 năm 1955), Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Trong quá trình này, đã sản sinh ra nhiều tài liệu lưu trữ quí giá. Những tài liệu đó đã phản ánh trung thực sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong cuộc đấu tranh cách mạng anh dũng giành thắng lợi vẻ vang và quá trình xây dựng đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào. Tài liệu lưu trữ Quốc gia Lào là di sản vô giá cần được bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, bảo vệ Tổ quốc hiện nay và cho muôn đời con cháu các bộ tộc Lào mai sau. Từ sau năm 1975, hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào đã từng bước được xây dựng và kiện toàn. Tuy nhiên, đến nay hệ thống tổ chức 10 của nhà nước nói chung và hệ thống tổ chức lưu trữ nói riêng của Nhà nước CHDCND Lào chưa được hoàn chỉnh và ổn định; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa được quy định đầy đủ và hợp lý, có sự chồng chéo v.v… Với hệ thống tổ chức lưu trữ hiện nay, đã làm cho tài liệulưu trữ ở nhiều cơ quan không được tập trung quản lý, hoặc quản lý thiếu khoa học; tình trạng tài liệu bị bó gói, tích đống phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành; hiệu quả phục vụ xã hội của công tác lưu trữ chưa cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình tối ưu về hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào là một nhiệm vụ quan trọng của ngành lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào và là yêu cầu có tính tất yếu để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước đối với tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ hiện nay. Trong hoạt động quản lý của nhà nước, cũng như trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, tổ chức bộ máy là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu và hiệu quả của hoạt động đó.Tuy nhiên, trong sự phát triển của đời sống xã hội, hệ thống tổ chức thường được nhìn nhận là một yếu tố tĩnh so với sự vận động và phát triển không ngừng của thực tiễn.Do vậy, hệ thống tổ chức rất dễ trở nên lạc hậu, bảo thù trước yêu cầu của sự phát triển. Ngày hôm qua hệ thống tổ chức đó có thể rất hiệu quả và đầy sức mạnh, nhưng ngày mai có thế trở nên lạc hậu và kim hãm sự phát triển nếu như bản thân nó không được đổi mới và điều chỉnh kịp thời. Nghiên cứu để đổi mới mô hình tổ chức như là một đòi hỏi có tính quy luật xuất phát từ yêu cầu khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống tổ chức lưu trữ nói riêng. Nhà nước và hệ thống tổ chức lưu trữ của nước CHDCND Lào cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Điều đó có nghĩa là, hệ thống tổ chức lưu trữ nước CHDCND Lào cần được điều chỉnh và đổi mới, để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó. 11 Việc tổ chức hợp lýcác hoạt động quản lý bao giờ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để đem lại kết quả trong công tác quản lý của bất kể ngành nào trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài :„„Nghiên cứu mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào‟‟ để làm luận văn thạc sĩ về chuyên ngành lưu trữ, nhằm góp phần của mình vào việc giải quyết vấn đề quan trọng nói trên, dẫu biết đây là vấn đề không chút đơn giản. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Với đề tài này, chúng tôi muốn giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau: Một là, nghiên cứu thực trạng hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhànước CHDCND Lào, rút ra được những ưu điểm và tồn tại của hệ thống tổ chức lưu trữ này đối với việc quản lý nhà nước về công tác lưu trữ và tập trung quản lý tài liệu lưu trữ Quốc gia Lào. Hai là, trên cơ sở thực trạng của hệ thống tổ chức lưu trữnước CHDCND Lào, đề xuất ý kiến của tác giả về mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào và các giải pháp triển khai thực hiện. Mô hình này sẽ giúp cho cán bộ lưu trữ Lào nói chung, Cục Lưu trữ Quốc gia Lào nói riêng tham khảo vận dụng để đảm bảo có một hệ thống tổ chức lưu trữ ổn định phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của ngành lưu trữ trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ lưu trữ của hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào hiện tại và thời gian tới. Hiện nay, ở nước CHDCND Lào có hai hệ thống tổ chức lưu trữ hoạt động độc lập. Đó là hệ thống tổ chức lưu trữ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ( Cục Lưu trữ trực thuộc Văn phòng TW Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) và hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước Lào ( Cục Lưu trữ Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ).Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đề xuất mô hình 12 tối ưu hệ thống lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào, chứ không đề cập đến hệ thống tổ chức lưu trữ của Đàng Nhân dân Cách mạng Lào. Do hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào có qui mô lớn, tài liệu hình thành có thành phần và nội dung đa dạng, phức tạp, chiếm khối lượng lớn trong tài liệu lưu trữ Quốc gia Lào. Nên nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ của các cơ quan quản lý nhà nước rất phức tạp và nặng nề, đòi hỏi lưu trữ nhà nước phải có một mô hình tổ chức lưu trữ tối ưu, phù hợp với điều kiện thực tế thì mới có thể bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ quốc gia và phục vụ có hiệu quả cao nhất các nhu cầu khai thác sử dụng của xã hội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào; - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hệ thống các cơ quan lưu trữ ; - Nghiên cứu hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào hiện nay bao gồm: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, biên chế cán bộ, chính sách, đào tạo cán bộ…; - Nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ theo mô hình tối ưu; - Đềxuất các giải pháp để triển khai thực hiện. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề tổ chức lưu trữ tại nước CHDCND Lào, là một trong những vấn đề được các nhà lưu trữ học Việt Nam và cán bộ lưu trữ Lào quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Những nghiên cứu này được thể hiện cụ thể như sau : „„ Đề án tổ chức mạng lưới lưu trữ quốc gia tại nước CHDCND Lào‟‟ năm 1996, do Cục Lưu trữ Nhà nước Lào và Cục Lưu trữ Nhà nước Việt Nam phối hợp nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp của THẠO VĂN XỈ XỔNG KHAM về „„ Vấn đề tổ chức mạng lưới lưu trữ của nước CHDCND Lào‟‟. 13 Các đề tài trên cũng đã đề xuất về hệ thống tổ chức mạng lưới lưu trữ và đề ra các giải pháp thực hiện, từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành của nhà nước; đặc điểm tài liệu lưu trữ; cơ sở khoa học và thực tiễn của tổ chức lưu trữ Lào.Cục Lưu trưc Quốc gia Lào đã trình Đề án trên lên cơ quan có thẩm quyền nhưng Đề án đã không được phê duyệt. Chính phủ yêu cầu Cục Lưu trữ Quốc gia Lào phải nghiên cứu lại, để cho phù hợp với tình hình kinh tế văn hóa xã hội của đất nước. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu hay tài liệu riêng nào đề cập đến mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào, dù dưới dạng sơ khai nhất. Chúng tôi đã nghiên cứu, tham khảo đề án và khóa luậntốt nghiệp đã nêu trên với mục đích kế thừa ưu điểm, bổ sung những thiếu sót,mạnh dạn đưa ra những đề xuất phù hợp với thực tiễn và các giải pháp để triển khai thực hiện cụ thể hơn. Qua tìm hiểu của chúng tôi, ở Việt Nam và một số quốc gia khác, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tổ chức lưu trữ đã đạt được những kết quả nhất định, cho nên đã giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực về lĩnh vực này,nhất là ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu như là: - Đề tài khoa học cấp ngành, Cục Lưu trữ nhà nước, Hà Nội 1990, Vương Đình Quyền, chủ trì : Lý luận và thực tiễn về tổ chức mạng lưới các kho lưu trữ ở Việt Nam. - Luận văn thạc sỹ khoa học của Trần Thanh Tùng: Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước, Hà Nội- 2003, - Đề tài : Cơ sở khoa học để tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ. Chủ nhiệm đề tài: Dương Văn Khảm, Năm 2005, . v.v… Những đề tài trên đã trình bày cơ sở lí luận về tổ chức mạng lưới lưu trữ, những ưu điểm và hạn chế về hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước ở Việt Nam, đề xuất về xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ của nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Có thể nói, đó là nhữngtài liệu tham khảo bổ ích chochúngtôi trong việc tìm hiểu các cơ sở khoa họcvề xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ. Tuy nhiên, để vận dụng có hiệu quả những thành tựu nghiên cứu 14 của Việt Nam và một số nước vào điều kiện cụ thể của Lào, đòi hỏi cần phải tiếp tục đầu tư, suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túchơn. 6. Nguồn tài liệu tham khảo. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu như sau: * Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Lào như: - Hiến pháp Lào và những văn bản quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước CHDCND Lào; - Nghị định số:90/¯¦ìngày 22 tháng 10 năm 1993 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của Cục Lưu trữ Nhà nước ; - Quyết định số:121/²- ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của Cục Lưu trữ Quốc gia, v.v… * Các sách, các giáo trình về lưu trữ như: - Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm, Hà Nội -1990. - Giáo trình „„Nghiệp vụ lưu trữ cơ bản dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp‟‟ Nhà xuất bản Hà Nội, Năm 2006 của PGS.TS.Vũ Thị Phụng… Ngoài ra, chúng tôi tham khảo một số bài viết trên tập san, tạp chí, các bài đăng trên mạng xã hôi, v.v... 7.Các phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận Mác - Lênin :Chủ yếu được thể hiện ở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của công tác lưu trữ Nhà nước Lào, phân tích, đánh giá tình hình lưu trữ Lào trong các thời kỳ lịch sử. -Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm tìm ra những ưu điểm để kế thừa, phát triển và đưa ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước Lào. 15 -Phương pháp so sánh:Phương pháp so sánh được xem là một phương pháp cần được vận dụng trong nghiên cứu đề tài, để thấy rõ sự khác nhau giữa mô hình về hệ thống tổ chức của Nhà nước Lào với các nước trên thế giới. Phương pháp này, còn cho phép đánh giá sự thành công của công tác lưu trữ Nhà nước Lào nói chung và hệ thống tổ chức lưu trữ nói riêng từ khi thành lập nước CHDCND Lào đến nay và tương lai. - Phương pháp khảo sát thực tế: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tổ chức, quản lý công tác văn thư và lưu trữ của các cơ quan, tổ chức ở TW và một số địa phương, trong đó chủ yếu là khảo sát về hệ thống tổ chức lưu trữ ở cấp TW. Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như: mô tả, phỏng vấn… 8. Đóng góp của đề tài. Đề tài nếu được triển khai và thực hiện tốt, sẽ có những đóng góp nhất định : Thứ nhất, về thực tiễn quản lý đề tài cho chúng ta thấy toàn cảnh thực trạng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức lưu trữ Nhà nước Lào. Qua đó, thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài cả về mặt lý luận và thực tiễn có thể giúp cơ quan có thẩm quyền tham khảo để xây dựng một mô hìnhvề hệ thống tổ chức lưu trữ phù hợp và tối ưu nhất đối với Nhà nước CHDCND Lào hiện nay. 9.Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào 16 Đây là chương mang tính dẫn luận cho phần nội dung chính ở các chương sau. Qua đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những yêu cầu, căn cứ trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ. Đây được coi là những cơ sở lý luận đảm bảo yêu cầu về tổ chức quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ của Nhà nước Lào trong giai đoạn mới. Chương 2 : Hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào hiện nay Qua chương này, mô tả bức tranh về hệ thống tổ chức lưu trữ nước CHDCND Lào hiện tại một cách chi tiết, cụ thể, nêu lên tình hình cán bộ lưu trữ, tình trạng tài liệu lưu trữ hiện có và đồng thời nêu lên những ưu điểm và tồn tạicủa hệ thống tổ chức này. Từ đó, giúp chúng ta có căn cứ khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước Lào để ngành phát triển và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quản lý và xã hội. Chương 3 : Mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước Lào và các giải pháp triển khai thực hiện Trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn từ chương 2, ở chương này chúng tôi đề xuất mô hình tối ưu về hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào, từ việc xây dựng mô hìnhtổng thểhệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp về lưu trữ ở TW và địa phương, đến việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, của từng cơ quan, đơn vị tổ chức. Đồng thời, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện để làm sao cho công trình nghiên cứu này có tính khá thi với điều kiện thực tiễn của Lào. Phần cuối cùng của luận văn là phần kết luận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những nhận xét và kiến nghị nhằm xây dựng một mô hình tối ưu hệ thống tổ chức lưu trữ Nhà nước CHDCND Lào. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác các tư liệu. Đặc biệt là các tài liệu, tư liệu liên quan đến 17 tổ chức lưu trữ chuyên ngành của Bộ An ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao… Bởi lẽ, đây là những tài liệu thuộc danh mục tài liệu mật của các cơ quan. Ngoài ra, do phạm vi nghiên cứu rộng sẽ không cho phép chúng tôi có điều kiện thời gian và vật chất để khảo sát trực tiếp toàn bộ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đội ngũ cán bộ của tất cả các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh những khó khăn khách quan, về mặt chủ quan là do trình độ của bản thân tác giả còn hạn chế. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do đây là một đề tài khó và phức tạp nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Là học viên nước ngoài, phải nói thực sự tôi đã gặp nhiều khó khăn về sử dụng tiếng Việt Nam. Nhưng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy, cô giáo của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, đặc biệt là thầy giáo PGS.Vương Đình Quyền, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học tôi. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc về sự quan tâm, giúp đỡ quí báu đó. Một lần nữa, tôixin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân tình và không bao giờ quên công ơn của các thầy, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Hà nội, ngày 01 tháng 01 năm 2013 Học viên : Manivong Chamlong CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG 18 MÔ HÌNH TỐI ƢU HỆ THỐNG TỔ CHỨC LƢU TRỮ CỦANHÀ NƢỚC CHDCND LÀO 1.1.Sơ lƣợc lịch sử và tổ chức Nhà nƣớc CHDCND Lào. 1.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển. Quốc Kỳ LàoQuốc Huy Lào Lịch sử hình thành nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một qúa trình đấu tranh thống nhất giữa nhân dân các bộ tộc Lào và đấu tranh chống xâm lược bên ngoài. Cũng như nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, các cư dân tiền sử sống trên đất Lào được tập trung thành vùng và trở thành các trung tâm chính trị- kinh tế độc lập cho đến thế kỷ thứ X gồm: Mương Xi Khốt Tạ Boong dọc theo lưu vực sông Mê Kông từ Viêng Chăn xuống phía Nam, Xiềng Đông- Xiềng Thong (tức Mường Xoa sau này gọi là Luông Pra Băng) phía Bắc và Tây Bắc, Mường Phuôn Xiêng Khoảng phía Tây của địa vực dẫy Phu Luông (dẫy núi Trường sơn). Nhu cầu thống nhất cả về quân sự, chính trị, kinh tế của ba vùng để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài đã được Chậu Phà Ngừm thực hiện năm 1353, Vương quốc Lạn Xạng ra đời (Vương quốc triệu voi), đặt kinh đô tại Xiềng Đông- Xiềng Khọ. Để xây dựng và phát triển đất nước, Phà Ngừm thiết lập một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, chia vương quốc thành các Châu, Mường ; xây dựng và phát triển đạo Phật thành công cụ tinh thần để củng cố nhà nước thống nhất, chống lại mưu đồ cát cứ của các Châu, Mường và chú trọng quan hệ với các nước láng giềng. Sau hơn một thế kỷ, Lạn Xạng trở thành 19 một quốc gia hùng mạnh, tuy mức độ tập quyền chưa cao, nhưng nhà nước trung ương đã kiểm soát được các địa phương và đã chống lại quân xâm lược Aythia (Thái Lan) vào năm 1535 và năm 1540. Năm 1560, kinh đô Viêng Chăn được xây dựng và trở thành thủ đô của nước Lạn Xạng. Nửa cuối thế kỷ XVI, dưới sự lãnh đạo của Vua Xết Thạ Thị Lát, một lần nữa nhân dân Lạn Xạng đã chống lại quân xâm lược Avạ (Miến Điện) vào các năm 1563, 1569 và 1574 nhà nước phong kiến Lạn Xạng rơi vào tay phong kiến Miến Điện trong vòng 24 năm. Trải qua đấu tranh, năm 1598, đã đánh đuổi được ngoại xâm, Pha Vô Ra Vông Xổ lên ngôi vua và tuyên bố Lạn Xạng là một quốc gia độc lập. Vào nửa sau thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII sau khi vua Xu Li Nhạ Vông Xả chết, nhà nước quân chủ tập quyền tan rã, đất nước lại bị chia làm ba tiểu quốc : Mường Luông Pra Băng, Mường Viêng Chăn, Mường Chăm Pa Sắc và thường xuyên xẩy ra các tranh chấp giữa các Mường. Thực trạng nàyđã tạo cơ hội cho nước láng giềng phong kiến Xiêm xâm chiếm vào năm 1779.Hiệp ước Pháp- Xiêm ngày 03 tháng 10 năm 1803 đã buộc triều đình phong kiến Xiêm từ bỏ chủ quyền ở Lào. Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào bước sang một thời kỳ mới. Năm 1945, Mặt trận Neo Lào Ít Xạ Lạ đượcthành lập; vào tháng 8 năm 1945 Chính phủ lâm thời Ít Xạ Lạ ra đời, tuyên bố nền độc lập của quốc gia và ban bố Hiến pháp tạm thời của Lào, quy định nước Lào là một khối thống nhất và chủ quyền thuộc về nhân dân. Tháng 3 năm 1946, Pháp trở lại xâm lược Lào. Đơn vị chính quy đầu tiên Lạt Xạ Vông của quân giải phóng tự do Lào được thành lập (nay là quân đội Nhân dân Lào) ngày 20 tháng 01 năm 1949. Tháng 8 năm 1950 Neo LàoÍt Xạ Lạ tổ chứcĐại hội toàn quốc, đề ra Cương lĩnh, bầu Chính phủ Liên hiệp kháng chiến và chính thức thành lập Mặt trận Lào Ít Xạ Lạ. Trên cơ sở tự nguyện, Mặt trận liên minh Việt-Miến- Lào được thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1951. Với sức mạnh đoàn kết của ba dân tộc Việt - Miến - Lào, đã đưa cuộc đấu tranh giải 20 phóng dân tộc đến thắng lợi, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Mỹ tuyên bố không ràng buộc bởi Hiệp định Giơnevơ và trắng trợn can thiệp vào Lào. Ngày 22 tháng 3 năm 1955, Đảng Nhân dân Lào ra đời, lãnh đạo nhân dân đoàn kết xung quanh Neo Lào Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu nước) đấu tranh chống can thiệp của Mỹ và đòi dân chủ, hòa bình, trung lập và hòa hợp dân tộc. Năm 1957, Chính phủ Vương quốc ký Hiệp định Viêng Chăn. Quyền hợp pháp của Neo Lào Hắc Xạt được thừa nhận. Chính phủ liên hiệp lần thứ nhất có Neo Lào Hắc Xạt tham gia được thành lập. Tháng 7 năm 1962, Hiệp định Giơnevơ gồm 13 nước (có Mỹ) đã công nhận Chính phủ liên hiệp dân tộc ba phái, bảo đảm nền trung lập của Lào. Tháng 02 năm 1972, Đảng Nhân dân Lào tổ chức Đại hội lần thứ hai và đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Với thắng lợi toàn diện của Cách mạng Lào, đã buộc Mỹ phải để chính quyền Viêng Chăn ký Hiệp định Viêng Chăn ngày 21 tháng 02 năm 1973, thực hiện hòa hợp dân tộc lần thứ ba, thành lập Chính phủ Liên hiệp lâm thời và Hội đồng Quốc gia Chính trị liên hiệp với thành phần hai bên ngang nhau. Năm 1975, cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân các bộ tộc Lào toàn thắng. Ngày 02 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn Lào lần thứ hai tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân; chấp nhận thoái vị của Vua Xí XạVàng Vát Thạ Na; tuyên bố giải thế các cơ quan quyền lực nhà nước cũ, gồm Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng Quốc gia Chính trị liên hiệp; thông qua quyết định thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Từ đây, nước Lào bước vào thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng. Như vậy, nhân dân các bộ tộc Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước đã viết nên những trang sử hào hùng phản ánh các thời kỳ lịch sử phong kiến, thực dân và thời kỳ dân chủ nhân dân, để lại một nền văn hoá độc đáo mang bản sắc dân tộc. Nhiều tài liệu lưu trữ quý giá của Lào đã được lưu truyền từ thế hệ 21 này sang thế hệ khác là bằng chứng lịch sử đáng tin cậy nhất của nhân dân các bộ tộc Lào. Tài liệu lưu trữ Quốc gia Lào phản ánh từng thời kỳ lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào,là nguồn sử liệu hết sức quý giá để nghiên cứu lịch sử và là cơ sở quan trọng để nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống tổ chức lưu trữ của Nhà nước CHDCND Lào hiện nay. 1.1.2.Cơ cấu tổ chức của Nhà nƣớc CHDCND Lào hiện nay. Nhà nước CHDCND Lào được tổ chức và hoạt động theo cơ chế đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. Các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận yêu nước, các tổ chức chính trị xã hội từ TW đến địa phương. Bản đồ đơn vị hành chính nước CHDCND Lào Thạt Luổng là biểu tượng Quốc gia Lào Hiến pháp năm 2003 nước CHDCND Lào khẳng định: Nhà nước, Chính quyền dân chủ nhân dân các cấp là của nhân dân và do nhân dân xây dựng. Trong hệ thống chính trị, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là người lãnh đạo; Quốc hội là đại diện của nhân dân là cơ quan lập pháp có quyền quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước, kiểm soát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp; Chính phủ quản lý thống nhất về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, đối ngoại, an ninh và quốc phòng của đất nước; cơ quan tư pháp của nước CHDCND Lào gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân. 22 Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm : cấp TW và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh, cấp địa phương cấp hai là huyện và cấp địa phương thấp nhất là bản làng( Lào không có đơn vị cấp xã). Hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực, vừa đảm bảo sự phân công, phân cấp về trách nhiệm và quyền hạn. Hội đồng nhân dân tối cao là cơ quan lập pháp cao nhất của nước CHDCND Lào. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành pháp cao nhất do Chủ tịch nước và Hội đồng nhân dân tối cao thông qua. Thành phần Hội đồng Bộ trưởng Lào gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ. Chính phủ của nước CHDCND Lào gồm 18 Bộ và 03 cơ quan ngang Bộ, cụ thể như sau : 1. Bộ Quốc phòng 2. Bộ An ninh 3. Bộ Ngoại giao 4. Bộ Tài chính 5. Bộ Năng lượng và Mỏ 6. Bộ Nông nghiệp 7. Bộ Công thương 8. Bộ Bưu chính viễn thông 9. Bộ Giáo dục và Thể thao 11. Bộ Giao thông vận tải 10. Bộ Văn hóa, Tuyên truyền và Du lịch 12. Bộ Y tế 13. Bộ Lao động, Phúc lợi xã hội 14. Bộ Tư pháp 15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 16. Bộ Nội vụ 17. Bộ Khoa học và Công nghệ 18. Bộ Tài nguyên và Môi trường 19. Thanh tra Chính phủ 20. Ngân hàng Quốc gia 21. Văn phòng Chính phủ. Một đặc điểm, trong cơ cấu tổ chức ở cấp Bộ là có nhiều Cục, Tổng Cục, Công ty trực thuộc như : Cục Đo đạc Bản đồ và Cục Lưu trữ Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ ; Cục Khí tượng- Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan