Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng hán hiện đại (trong sự...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng hán hiện đại (trong sự so sánh với thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng việt)

.PDF
119
2619
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN NGỌC KIÊN Nghiên cứu thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Hán hiện đại (Trong sự so sánh với thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Việt) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến Hà nội - 2008 KÍ HIỆU VIẾT TẮT: 1. ĐN: định ngữ 2. TTN: trung tâm ngữ 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có quan hệ truyền thống về kinh tế và văn hóa từ lâu đời. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, sự hợp tác toàn diện đó đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Chính vì vậy, việc học tập tiếng Việt đối với ngƣời Trung Quốc và việc học tiếng Hán đối với ngƣời Việt là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình trao đổi và hiểu biết lẫn nhau. Nhƣ chúng ta đã biết, tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ điển hình về loại hình đơn lập. Cả hai ngôn ngữ đều dùng trật tự từ làm phƣơng thức cơ bản để biểu hiện quan hệ ngữ pháp giữa các từ hoặc cụm từ. Song, trật tự của đoản ngữ danh từ trong hai ngôn ngữ này lại rất khác nhau. Chẳng hạn, khi ngƣời Việt nói: máy bay thì ngƣời Hán lại nói: 飞机 (phi cơ); còn khi ngƣời Việt nói: quyển sách Trung văn này thì ngƣời Hán lại nói: 这本中文 书 (giá bản Trung văn thư : này - quyển - Trung - văn - sách). Tuy vậy, trật tự của chúng lại giống nhau ở vị trí số lƣợng từ trƣớc TTN theo mô hình sau: Số từ + lƣợng từ + TTN (tiếng Hán) Số từ + đơn vị từ + TTN (tiếng Việt) Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán cho ngƣời Việt, chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh trong giai đoạn đầu học tiếng Hán thƣờng hay mắc những lỗi về trật tự từ, đặc biệt là trật tự của các từ ngữ làm ĐN trong đoản ngữ danh từ, một đơn vị ngữ pháp tƣơng đƣơng với từ để tạo câu. Nguyên nhân chủ yếu là các học viên có thói quen tƣ duy theo lối tƣ duy của tiếng mẹ đẻ khi thấy hai ngôn ngữ có những điểm tƣơng đồng về ngữ pháp. Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Hán hiện đại (trong sự so sánh với thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Việt). Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra đƣợc một bức tranh khái quát về ĐN trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán có so sánh với hiện tƣợng tƣơng đƣơng trong tiếng Việt. Trên thực tế, hầu nhƣ cuốn sách ngữ pháp nào cũng đề cập tới thành phần ĐN trong đoản ngữ danh từ với các cách lí giải khác nhau. Ở Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu về thành phần ĐN trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán có so sánh với tiếng Việt. Tuy vậy, thông qua luận văn này, chúng tôi cố gắng làm nổi bật những điểm tƣơng đồng cũng nhƣ những điểm dị 1 biệt giữa ĐN tiếng Hán và tiếng Việt trong cấu trúc đoản ngữ danh từ theo một hƣớng tiếp cận khác, để giúp cho những ngƣời học tập nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt có thêm những kiến giải khoa học hữu ích. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu Thực hiện luận văn này chúng tôi muốn phân tích, lý giải các loại ĐN cho danh từ trong tiếng Hán cả về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, các loại từ ngữ có thể tham gia làm ĐN trong tiếng Hán. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh ĐN trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán với ĐN trong đoản ngữ danh từ tiếng Việt nhằm làm nổi bật những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng, từ đó rút ra đƣợc những qui tắc ngữ pháp nhất định để có thể giúp cho ngƣời sử dụng hai ngôn ngữ này tránh những sai sót do lối tƣ duy của tiếng mẹ đẻ gây ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này có đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là các loại từ ngữ có thể tham gia đảm nhiệm chức vụ ĐN trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán; các loại từ ngữ có thể tham gia đảm nhiệm chức vụ ĐN tƣơng đƣơng trong đoản ngữ danh từ tiếng Việt. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Ngữ liệu trong luận văn này lấy từ các sách báo phổ thông (danh sách tƣ liệu nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở cuối luận văn) trong tiếng Hán và tiếng Việt. Để hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ đã đặt ra, ngoài việc sử dụng những phƣơng pháp làm việc chung (phân tích, tổng hợp…), chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp, thủ pháp làm việc nhƣ: phân tích cấu trúc, phân tích ngữ cảnh, phân tích đối chiếu. Phƣơng pháp phân tích cấu trúc sẽ là phƣơng pháp làm việc chủ đạo để có thể tìm ra sự phân bố (trật tự và vị trí) và khả năng kết hợp của các thành tố trong cấu trúc đoản ngữ đoản ngữ danh từ. Khi gặp những trƣờng hợp phức tạp, lối phân tích cấu trúc không làm rõ đƣợc các “phẩm chất” ngữ pháp của các từ ngữ tham gia làm ĐN trong đoản ngữ danh từ, chúng tôi sẽ sử dụng bổ sung các thao tác phân tích ngữ cảnh. Tiếp theo, thao tác phân tích đối chiếu sẽ đƣợc sử dụng để làm rõ các “phẩm chất” ngữ pháp của những yếu tố tham gia làm ĐN trong đoản ngữ danh từ của cả tiếng Hán và tiếng Việt. Trong phân tích đối chiếu, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là ĐN trong tiếng Hán. Vì thế, tiếng Hán sẽ là ngôn ngữ nguồn, còn tiếng Việt sẽ là ngôn ngữ đích, và tiếng Hán sẽ là ngôn ngữ đƣợc chúng tôi mô tả kỹ. 2 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng. Chƣơng I. Những khái niệm có liên quan đến đề tài. Chƣơng II. Các yếu tố tham gia làm định ngữ trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán. Chƣơng III. Sự phân bố của các loại định ngữ trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán. 3 CHƢƠNG I. NHỮ NG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Định ngữ trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán 1.1.1. Khái niệm định ngữ ĐN là thành phần tô điểm hoặc hạn định cho danh từ(*). ĐN trả lời cho câu hỏi “của ai?” “loại gì?” “bao nhiêu?”; có nghĩa là, nó là thành phần biểu thị tính chất, trạng thái, chất liệu, số lƣợng, nơi chốn thời gian, phạm vi... Trong cấu trúc đoản ngữ danh từ, thành phần đƣợc tô điểm, hạn định là thành phần trung tâm hay trung tâm ngữ (TTN). Khác với ĐN của danh từ trong tiếng Việt, ĐN của danh từ trong tiếng Hán bao giờ cũng đƣợc đặt trƣớc thành phần trung tâm, giữa ĐN và TTN có thể có hoặc không có trợ từ kết cấu 的. ĐN có thể là danh từ, đại từ, tính từ, số lƣợng từ và các ngữ v.v... Ví dụ: ĐN là danh từ, đại từ: 他的书/ 学生的笔/ 工人的建议 (sách của anh ấy/ bút của học sinh/ kiến nghị của công nhân). Loại ĐN này thƣờng trả lời cho câu hỏi “của ai?”. ĐN là tính từ và danh từ: 新铅笔/ 中国画报/ 世界地图 (bút chì mới/ họa báo Trung Quốc/ bản đồ thế giới). Loại ĐN này thƣờng trả lời cho câu hỏi “loại gì?”. ĐN là số lƣợng từ: 两张报/五支钢/ 一把椅子 (hai tờ báo/ năm chiếc bút máy/ một chiếc ghế). Loại ĐN này trả lời cho câu hỏi “bao nhiêu?”. Nhƣ vậy, có thể thấy không phải lúc nào giữa ĐN và TTN cũng có trợ từ kết cấu 的. (Điều này sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng II). Cho đến nay, trong giới nghiên cứu Hán ngữ đã đạt đƣợc một sự thống nhất tƣơng đối về khái niệm và nội hàm của thuật ngữ ĐN. Tuy nhiên, tác giả Chu Đức Hy (Trung Quốc) đề xuất thêm khái niệm “chuẩn định ngữ” [75, tr.146]. Tác giả dẫn ra các loại ĐN sau: (A) 张三的原告,李四的被告 (Trƣơng Tam là nguyên cáo, Lý Tứ là bị cáo). (B) 他篮球打得好 (anh ta chơi bóng rổ rất tốt). (C)我来帮你的忙 (tôi đến để giúp anh). Theo cách lí giải của Chu Đức Hy thì các ĐN này đều do các đại từ nhân ___________________ (*) Thuật ngữ “thành phần định ngữ” đƣợc dừng ở đây theo cách của các nhà Hán học Trung Quốc. Trong tiếng Việt, có sự phân biệt thành phần định ngữ đùng cho câu.còn thành phần làm yếu tố thuyết minh cho danh từ trung tâm danh ngữ là “định tố”. (Xem Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết). Trong luận văn này chúng tôi dùng “định ngữ “ với nghĩa “định tố”. 4 xƣng và danh từ chỉ ngƣời đảm nhiệm, và đều biểu thị quan hệ sở thuộc. Thực chất, trong (A), (B), (C), 的 đều không biểu thị quan hệ sở thuộc. Và: (A) tƣơng đƣơng với 张三是原告,李四是被告. (B) tƣơng đƣơng với 他打篮球打得好. (C) tƣơng đƣơng với 我来给你帮忙. Trong những trƣờng hợp này, theo Chu Đức Hy, về thực chất, loại (A) thƣờng có cấu trúc ngữ pháp là một kết cấu chính phụ, vì trƣớc loại câu này có thể thêm 的. 是张三的原告 tƣơng đƣơng với 原告是张三. 今天是老张的主席 tƣơng đƣơng với 今天主席是老张 Cấu trúc này, về bản chất, chính là cấu trúc “是…..的”. (Điều này cũng sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng II). (是)瓦特发明的蒸汽机 tƣơng đƣơng với 蒸汽机是瓦特发明的 (máy hơi nƣớc do Giêm Oát phát minh). Loại (B) có thể lƣợc bỏ chữ 的 sau khi thay đổi kết cấu chính phụ, biến câu có kết cấu chủ vị thành câu vị ngữ chủ vị. 他的篮球打得好  他篮球打得好 (anh ta chơi bóng rổ rất tốt). 他的部长没当成  他部长没当成 (ông ta không làm đƣợc bộ trƣởng). Hai câu trên có thể viết lại nhƣ sau: 他打篮球打得好 他当部长没当成 Chu Đức Hy cho rằng 他的 ở trên là “chuẩn định ngữ” . Loại cấu trúc này luôn tiềm tại tính mơ hồ cú pháp; chẳng hạn:他的小说看不完. Trong câu này 他的 có thể hiểu là “định ngữ thật”, biểu thị quan hệ sở thuộc, và nhƣ vậy ý nghĩa của câu sẽ là: “tiểu thuyết do anh ta viết (hoặc: tiểu thuyết của anh ta) đọc chƣa xong”. 5 Và cũng có thể hiểu 他的 là “chuẩn định ngữ”, tƣơng đƣơng với các lối nói: 他小说看不完 hoặc 他看小说看不完 (anh ta xem tiểu thuyết chƣa xong). Loại (C), nhƣ chúng ta đều biết, có kết cấu “thuật tân”, bản thân nó không mang tân ngữ; tuy nhiên, về lý thuyết kết cấu thuật tân có thể có cái mà chúng ta thƣờng gọi là bổ ngữ, tức vật tiếp nhận hành động. Chẳng hạn, với kết cấu 开玩笑 (nói đùa), chỉ có thể nói 开我的玩笑 (khai ngã đích ngoạn tiếu), chứ không thể nói: 开玩笑我 (khai ngoạn tiếu ngã). Và ở trên, theo Chu Đức Hy, 我的 chính là “chuẩn định ngữ”. Ở đây, về đại thể, chúng tôi tán đồng quan điểm của Chu Đức Hy. Tuy nhiên, riêng loại (B), chúng tôi nhận thấy bản thân Chu Đức Hy có một số điểm mâu thuẫn sau: Trong tiếng Hán cũng nhƣ trong tiếng Việt, có một loại câu có cấu trúc ngữ pháp của câu chủ động nhƣng lại mang ý nghĩa bị động, hay nói cách khác, đó là loại câu bị động có hình thức trùng với hình thức của câu chủ động. Ví dụ: 课文讲完了 , 语法还没有讲呢 (bài đọc giảng xong rồi, ngữ pháp chƣa giảng). 他的汉字写得不但正确 , 而且好看 (chữ Hán của nó viết không những chính xác mà còn rất đẹp). Xét ví dụ sau: 她说汉语说得很流利 (cô ta nói tiếng Hán rất lƣu loát). Đây là một câu có bổ ngữ chỉ trình độ, và có thể có các cách nói khác nhƣ sau: 汉语她说得很流利 (tiếng Hán cô ta nói rất lƣu loát): câu vị ngữ chủ vị, có mô hình O - S - V. 她汉语说得很流利 (cô ta tiếng Hán nói rất lƣu loát): câu vị ngữ chủ vị, có mô hình S - O - V. 她的汉语说得很流利 (tiếng Hán của cô ta nói rất lƣu loát): câu chủ vị, có mô hình S - V. 6 Theo Chu Đức Hy, 她的 là “chuẩn định ngữ”. Nhƣ vậy, ở đây có một sự mâu thuẫn: Chu Đức Hy thừa nhận đó là câu chủ vị, nhƣng lại phủ nhận cái vai trò “định ngữ thật” của 她的. Theo chúng tôi, 她的 là “định ngữ thật” hay "định ngữ đích thực"; vì, 她 的汉语说得很流利 chính là câu có cấu trúc ngữ pháp chủ động, mang ý nghĩa bị động, và 她的汉语 cũng chính là chủ ngữ của câu. 1.1.2. Ý nghĩa của định ngữ Nhƣ đã nói ở trên, nói chung, ĐN là bộ phận có giá trị tu sức cho trung tâm ngữ (TTN). Quan hệ giữa ĐN và TTN là vô cùng phức tạp. Tuy vậy, về cơ bản, các nhà nghiên cứu ngữ pháp đều thống nhất chia ĐN thành hai loại: ĐN hạn định và ĐN miêu tả. 1.1.2.1. Định ngữ hạn định ĐN hạn định có tác dụng biểu thị số lƣợng, thời gian, nơi chốn, sở thuộc v.v..., hạn định cho TTN. Nói khái quát, ĐN hạn định có vai trò biểu thị phạm vi của sự vật. Chúng bao gồm 5 loại chủ yếu sau: (1) ĐN hạn định biểu thị thời gian. Ví dụ: 老师给我们讲了一个三十年前的故事 (thầy giáo kể cho chúng tôi câu chuyện ba mƣơi năm trƣớc). 经过十年的努力 , 他成为了一个有名的专家 (trải qua sự nỗ lực mƣời năm, ông ta đã trở thành một chuyên gia nổi tiếng). 这是一年的工作计划 (đây là kế hoạch công tác trong một năm). (2) ĐN hạn định biểu thị số lượng từ. Ví dụ: 我要买一本书 (tôi muốn mua một quyển sách). 星期天有很多人去公园玩玩儿 (chủ nhật có rất nhiều ngƣời đi công viên chơi). 这五本杂志都是田劳的 (năm cuốn tạp chí này đều là của Điền Phƣơng). (3) ĐN hạn định biểu thị nơi chốn. Ví dụ: 7 桌子上的书都中文的 (những quyển sách trên bàn đều là sách Trung văn). 前边的楼是我们的宿舍 (tòa nhà phía trƣớc là ký túc xá của chúng tôi). 她脑子里的想法我不明白 (ý nghĩ trong đầu cô ta tôi không rõ). 那架飞机向西北方向飞去 (chiếc máy bay đó bay về hƣớng tây bắc). 我们当中的一个人是新来的大夫 (ngƣời ở giữa chúng tôi là bác sỹ mới đến). 墙上的一张油画是我朋友送的 (bức tranh sơn dầu trên tƣờng là của bạn tôi tặng). (4) ĐN hạn định biểu thị sở thuộc. Ví dụ: 我们公司有一个中国职员 (công ty tôi có một nhân viên ngƣời Trung Quốc). 这是班长的书包 (đây là cặp sách của lớp trƣởng). 刘锋的自行车是新的,我的是旧的 (xe đạp của Lƣu Phong mới, xe của tôi cũ). 寓公的儿子,孙子都决心移山 (con cháu của Ngu Công đều quyết tâm dời núi). (5) ĐN hạn định biểu thị phạm vi. Ví dụ: 你说的话我都记住在心坎里 (những lời anh nói em luôn khắc sâu trong tâm khảm). 我刚买的书很有意思 (sách tôi mới mua rất hay). 这些杂志都是英文的 (những cuốn tạp chí này đều bằng tiếng Anh). 八路军抗日的功绩永存史册 (chiến công kháng Nhật của Bát Lộ Quân mãi đƣợc ghi trong sử sách). 我们对武打虎的故事非常感兴趣 (chúng tôi rất thích câu chuyện Võ Tòng đánh hổ). Theo các tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông (Trung Quốc), trong ĐN hạn định có một loại đƣợc gọi là ĐN “đồng nhất tính” [49, tr.356]. Ví dụ: 8 为谁服务的问题是一个原则问题 (vấn đề vì ai phục vụ là một vấn đề nguyên tắc). 讲解员讲说着黄土高原变成肥沃良田的远景 (diễn giả nói về viễn cảnh cao nguyên Hoàng Thổ biến thành ruộng lúa phì nhiêu). Sở dĩ gọi nhƣ vậy là vì, quan hệ giữa ĐN đồng nhất tính và ngƣời/ vật mà TTN sở chỉ là quan hệ đồng nhất; trợ từ kết cấu 的 giữa ĐN và TTN có thể đổi thành 这个, và khi đó đoản ngữ danh từ sẽ biến thành ngữ đồng vị. Chẳng hạn, câu 为谁服务的问题是一个原则问题 (vấn đề vì ai phục vụ là một vấn đề nguyên tắc), có thể đổi thành: 为谁服务这个问题是一个原则问题 (vì ai phục vụ, vấn đề này là vấn đề nguyên tắc); trong đó: 为谁服务这个问题 (vì ai phục vụ, vấn đề này) là ngữ đồng vị đóng vai trò chủ ngữ trong câu. 1.1.2.2. Định ngữ miêu tả ĐN miêu tả là loại ĐN tu sức cho TTN về các khía cạnh nhƣ: trạng thái, tính chất, đặc điểm, công dụng, chất liệu, chức vụ v.v... Loại ĐN này thƣờng đƣợc chia thành 6 tiểu loại chính nhƣ sau: (1) ĐN miêu tả biểu thị trạng thái, tính chất của sự vật. Ví dụ: 这是一项非常困难的任务 (đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn). 你连这么漂亮的姑娘也不要,要谁呀 (ngay cả một cô gái xinh đẹp nhƣ thế mà cậu cũng không thích thì còn thích ai). 今天她穿着一件天蓝色的衬衫 (hôm nay nàng mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh da trời). 小王是一个又聪明又可爱的小孩 (Tiểu Vƣơng là một cậu bé vừa thông minh vừa đáng yêu). 在科学上没有平坦的大道,只有不畏劳苦沿着陡峭山路攀登的人,才有 希望达到光辉的顶点 (trong khoa học không có con đƣờng bằng phẳng, chỉ có những ngƣời không sợ mệt nhọc dám trèo lên những con đƣờng gập ghềnh của nó thì mới có hy vọng đạt tới đỉnh cao của vinh quang). (C. Mác) 9 在这儿可以看见巍峨的群山 (từ đây có thể nhìn thấy những dãy núi hùng vĩ). (2) ĐN miêu tả biểu thị đặc điểm của người hoặc sự vật. Ví dụ: 他是一个矍铄的老人 (đó là một ông già quắc thƣớc). 老林有一些值得尊敬的品德 (anh Lâm có những phẩm chất đáng đƣợc tôn trọng). 她有一个十二三岁的男孙 (nàng có một cậu con trai chừng mƣời hai mƣời ba tuổi). 人们要警惕落井下石的朋友 (mọi ngƣời phải cảnh giác với những ngƣời bạn dậu đổ bìm leo). (3) ĐN miêu tả thuyết minh về cách sử dụng, nguồn gốc của sự vật. Ví dụ: 他送给我一支写大字的毛笔 (anh ta tặng tôi một chiếc bút lông để viết đại tự). 那个装衣服的柜子是胶合板的 (chiếc tủ đựng quần áo kia làm bằng gỗ dán). 她给了我们一些从树上打下来的苹果 (bà ấy cho chúng tôi mấy quả táo vừa hái trên cây xuống). (4) ĐN miêu tả biểu thị nghề nghiệp. Ví dụ: 我妹妹是英文老师 (em gái tôi là giáo viên tiếng Anh). 王兰的父亲是一个古文学专家 (bố của Vƣơng Lan là một chuyên gia về văn học cổ). (5) ĐN miêu tả biểu thị chất liệu. Loại ĐN này thƣờng trả lời cho câu hỏi “sự vật đƣợc làm bằng cái gì?”. 我的房间里摆着一张木头桌子 (trong phòng tôi kê một chiếc bàn bằng gỗ). 他穿着一件皮大衣 (anh ta mặc một cái áo khoác bằng da). (6) Ngoài những loại ĐN miêu tả vừa nói ở trên, trong thực tế còn gặp một số ĐN miêu tả khác. Chẳng hạn: 10 我看完了黄教授的一篇二万字的文章 (tôi đã đọc xong bài báo hai vạn chữ của giáo sƣ Hoàng). Trong Hán ngữ, những ĐN kiểu nhƣ: 黄教授的一篇二万 字 trong câu này thƣờng rất khó quy loại. 我的家乡是一个有很多名胜古迹的地方 (quê hƣơng tôi là một nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh). Trong câu này,有很多名胜古迹 là một cụm từ cố định làm ĐN cho danh từ . 我们不喜欢道貌岸然的人 (chúng tôi không thích những kẻ“bề ngoài thơn thớt nói cƣời, ở trong nham hiểm giết ngƣời không dao”). Trong câu này, 道貌岸然 là một thành ngữ tham gia làm ĐN cho danh từ. 饥寒交迫的时代一去不返了 (thời kỳ đói rét đã vĩnh viễn qua rồi). 1.1.2.3. Sự khác biệt giữa định ngữ hạn định và định ngữ miêu tả Xét về đặc tính từ loại, động từ, ngữ động từ, ngữ giới từ, đều có thể đảm nhiệm vai trò ĐN miêu tả và ĐN hạn định. Xét về mặt chức năng, trên đại thể, ĐN hạn định và ĐN miêu tả đều là những thành phần phụ trong đoản ngữ danh từ, có tác dụng tu sức cho danh từ trung tâm; nhƣng khi đi vào chi tiết, giữa chúng còn có những điểm khác biệt nhất định. Ở đây, có thể kể đến 3 điểm khác biệt quan trọng sau: (1) Sự khác biệt về ý nghĩa và chức năng biểu đạt. ĐN hạn định chỉ rõ cái này, ngƣời này,…trong thế phân biệt với cái kia, ngƣời kia,… ĐN hạn định có tác dụng thu hẹp nội hàm khái niệm lại, và do đó, sẽ mở rộng ngoại diên của khái niệm. Trong một đoản ngữ danh từ, ngƣời ta hoàn toàn có thể cắt bỏ ĐN miêu tả, chứ không thể cắt bỏ ĐN hạn định. Cắt bỏ ĐN hạn định sẽ ảnh hƣởng đến tính hoàn chỉnh về mặt thông tin, về khả năng biểu nghĩa của đoản ngữ, và do đó, sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thuyết giải của ngƣời sử dụng ngôn ngữ, cụ thể là ngƣời tiếp nhận ngôn ngữ. So sánh: con mèo khoang của tôi đã bị mất và con mèo khoang đã mất. Việc cắt bỏ ĐN miêu tả không ảnh hƣởng nhiều đến tính toàn vẹn về mặt nội dung của đoản ngữ, không có ĐN này ta vẫn có thể hiểu đúng nội dung đoản ngữ (chính vì thế mà loại ĐN 11 này, ngoài cái tên “ĐN miêu tả” ra, còn có khá nhiều tên khác nữa, thể hiện tính “phụ trợ” của nó trong đoản ngữ, chẳng hạn nhƣ “ĐN trang trí”). Nhƣ thế, nói một cách tƣơng đối, xét về mặt chức năng, ĐN hạn định sẽ có tác dụng trả lời cho câu hỏi: cái nào? ai/ người nào? của ai? ở đâu?; ĐN miêu tả sẽ trả lời cho câu hỏi: như thế nào/ ra sao? Vì thế, nói một cách khái quát, ĐN hạn định sẽ bao chứa các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, quan hệ sở thuộc … Ví dụ: 北京的冬天天气很冷 (mùa đông ở Bắc Kinh khí hậu rất lạnh). Ở đây, 北京 (Bắc Kinh) đƣợc khu biệt với các nơi khác. 今天的课文比较难 (bài học của ngày hôm nay tƣơng đối khó).今天 (ngày hôm nay) khu biệt với ngày khác. 桌子上的杂志都是我的 (các tạp chí trên bàn đều là của tôi). 桌子 (bàn) khu biệt với bàn khác hoặc chỗ khác. Thêm vào đó, xét về mặt kích thƣớc vật chất, nói chung ĐN hạn định có thể là đoản ngữ đƣợc cấu tạo từ một cấu trúc ngữ pháp chủ vị, trong đó vị ngữ thƣờng do động từ đảm nhiệm; đa số ĐN miêu tả không có đặc tính này. Điều này gần nhƣ là tuyệt đối. Ví dụ: 专家讲的话我听不懂 (những lời mà chuyên gia nói tôi không hiểu đƣợc). 专家讲 (chuyên gia nói) khu biệt với “không phải chuyên gia, hoặc chuyên gia khác nói”. 她做的饭非常好吃 (cơm mà cô ta nấu rất ngon). 她做 (cô ta nấu) khu biệt với ngƣời khác nấu. ĐN miêu tả có tác dụng cung cấp thêm những thông tin phụ nhằm nêu rõ những thuộc tính có tính chất bản thể cho cái đã đƣợc thể hiện bằng danh từ trung tâm. Khi sử dụng loại ĐN này, ngƣời nói chủ yếu miêu tả bản thân sự vật mà không quan tâm tới các sự vật khác. Nói cách khác, ĐN này chỉ rõ ngƣời hoặc sự vật đó nhƣ thế nào. Vì vậy, ĐN miêu tả thƣờng là tính từ/ ngữ tính từ hoặc một ngữ có cấu trúc ngữ pháp chủ vị, trong đó vị ngữ thƣờng do tính từ đảm nhiệm. Ví dụ: 我刚买了一本很有意思的书 (tôi mới mua một cuốn sách rất hay). 她是一个性情温和的姑娘 (đó là một cô gái tính tình hòa nhã). 12 Chúng tôi nói “thƣờng” là vì, động từ/ ngữ động từ, ngữ chủ vị, ngữ giới từ vừa có thể đảm nhiệm vai trò của ĐN hạn định vừa có thể đảm nhiệm vai trò của ĐN miêu tả. Nói rõ hơn, những từ ngữ thuộc loại này xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong đoản ngữ và ở những vị trí khác nhau trong câu sẽ đảm nhiệm những cƣơng vị ngữ pháp khác nhau.Ví dụ: 戴近视眼镜的那个小伙子就是我们班的班长 (anh chàng đeo kính cận kia là lớp trƣởng lớp tôi); ở đây, 戴近视眼镜 là ĐN hạn định. 教室里只有一个戴近视眼镜的小伙子 (trong lớp học chỉ có một anh chàng đeo kính cận); ở đây, 戴近视眼镜 là ĐN miêu tả. 装油的这个桶是我的 (chiếc thùng để đựng dầu này là của tôi); ở đây, 装 油 là ĐN hạn định. 这是一个装油的桶 (đây là chiếc thùng để đựng dầu); ở đây, 装油 là ĐN miêu tả. Tƣơng tự, ta cũng dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về “phẩm chất” ngữ pháp của cùng một ngữ giới từ làm ĐN ở những vị trí khác nhau trong hai đoản ngữ và ở trong hai câu khác nhau sau đây: 从云南民族学院来的那位教授教我们中国古文学 (vị giáo sƣ đến từ Học viện Dân tộc Vân Nam ấy dạy chúng tôi văn học cổ Trung Quốc) 王先生是一位从云南民族学院来的教授 (Vƣơng tiên sinh là vị giáo sƣ đến từ Học viện Dân tộc Vân Nam). (2) Sự khác nhau về vị trí trong đoản ngữ Trong đoản ngữ, trật tự xuất hiện của ĐN hạn định và ĐN miêu tả cũng khác nhau: ĐN hạn định đứng trƣớc, ĐN miêu tả đứng sau. Điều này hoàn toàn ngƣợc với trật tự của ĐN hạn định và ĐN miêu tả trong tiếng Việt. Chẳng hạn: 我刚买的一件羊皮大衣 (một chiếc áo da dê mà tôi mới mua). Trong đoản ngữ trên,我刚买 (tôi mới mua) là ĐN hạn định,羊皮 (da dê) là ĐN miêu tả. (3) Sự khác biệt về tính xác định của TTN sau ĐN 13 TTN sau ĐN hạn định biểu thị một sự vật xác định, còn TTN sau ĐN miêu tả biểu thị sự vật có thể là xác định mà cũng có thể là không xác định. Ví dụ: 林老师送给我的书很有意思 (quyển sách thầy Vƣơng tặng tôi rất hay). Trong câu này, 林老师送给我 (thầy Vƣơng tặng tôi) là ĐN hạn định, 书 ( sách) là vật xác định. 我很喜欢看中文书 (tôi rất thích đọc sách Trung văn). Trong câu này, 中 文 (Trung văn) là ĐN miêu tả,书 (sách) là vật không xác định. Tƣơng tự, trong hai câu sau: 教我们汉语的老师是王老师 (thầy giáo dạy chúng tôi tiếng Hán là thầy Vƣơng) và 她的理想是当一个汉语老师 (nguyện vọng của cô ta là làm giáo viên tiếng Hán); rõ ràng là, 老师 (thầy giáo) ở câu trên là xác định, còn 老师 (thầy giáo) ở câu dƣới là không xác định. Bàn về ĐN nhiều tầng trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán, hai tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông (Trung Quốc) đã đƣa ra mô hình đoản ngữ sau: 我们学校的 两位 有三十年教龄的 优秀 语文 老 师 (1) (2) (3) (4) (5) TTN (hai thầy giáo ngữ văn ƣu tú có ba mƣơi năm trong nghề của trƣờng tôi) Trong đó: Vị trí (1): danh từ biểu thị nơi chốn, đại từ hoặc từ tổ (biểu thị “của ai?”) Vị trí (2): đại từ chỉ thị, từ tổ số lƣợng (biểu thị “bao nhiêu?”) Vị trí (3): động từ, từ tổ động từ (biểu thị “thế nào”?) Vị trí (4): tính từ, từ tổ tính từ biểu thị “nhƣ thế nào”?) Vị trí (5): danh từ biểu thị tính chất (biểu thị “cái gì”?) Theo chúng tôi, đoản ngữ trên còn có thể đƣợc mở rộng nhƣ sau: 我们学校的从北京来的两位有三十年教龄的很有名的优秀老师 (hai thầy giáo ƣu tú nổi tiếng có ba mƣơi năm trong nghề đến từ Bắc Kinh của trƣờng tôi). Một ví dụ khác: (他) 的 (一件) (新) 的 14 (羊皮) 大衣 (1) (2) (4) (một chiếc áo da dê mới của tôi). (5) TTN Trên cơ sở mô hình đoản ngữ danh từ của Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông, chúng tôi đã mở rộng, phân chia lại theo chức năng cú pháp, ý nghĩa biểu đạt và so sánh với mô hình đoản ngữ danh từ trong tiếng Việt. Điều này sẽ đƣợc thể hiện trong chƣơng III của luận văn này. 1.2. Khái niệm định ngữ trong đoản ngữ danh từ tiếng Việt 1.2.1. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học về định ngữ Tác giả Diệp Quang Ban trong [3, tr.215] cho rằng: “định ngữ là thành phần phụ của từ đi kèm danh từ và nêu lên những đặc trưng của vật do danh từ ấy biểu thị”. Còn tác giả Đinh Văn Đức thì cho rằng: “định ngữ là trung tâm hạn định cho danh từ là quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của danh từ” [9.tr.215]. Tác giả Nguyễn Kim Thản lại đề xuất khái niệm ĐN một cách hết sức khái quát: “trong lời nói, ta thường chỉ ra những đặc trưng hoặc chỉ ra vị trí số lượng,v.v…của sự vật, bằng cách thêm thành phần phụ vào.Ta gọi thành phần phụ vào thể từ là định ngữ” [28,tr.43]. Theo các tác giả Nguyễn Văn Tu, Lƣu Vân Lăng, Nguyễn Kim Thản, thì: “thành phần phụ của cụm danh từ trong câu có chức năng bổ sung thêm cho thành phần chính bằng quan hệ phụ thuộc, chỉ ra các thuộc tính, tính chất của người, vật, sự vật, hiện tượng do danh từ làm thành phần chính gọi tên”. “Nói rõ tính chất,trạng thái sở thuộc của danh từ (đứng ở các thành phần) trong câu” [35,tr.219]. Nhƣ vậy, dù mỗi ngƣời có một cách diễn đạt khác nhau, nhƣng các tác giả này đều thống nhất ở chỗ, ĐN là thành phần phụ hạn định hoặc miêu tả cho danh từ (danh từ đó dƣợc gọi là TTN). Nói cách khác, ĐN là thành phần phụ tu sức cho TTN. Nó chỉ ra các thuộc tính, tính chất, vị trí, số lƣợng của danh từ làm TTN. Khi bàn về ĐN cho danh từ, tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng: “về thực chất loại định ngữ này là định tố của nhóm danh từ làm chức năng bổ ngữ, chủ ngữ trong câu.Chúng đa dạng về ý nghĩa và phong phú về các phương tiện biểu hiện” [22,tr.141]. Tác giả cũng đã chỉ ra những từ ngữ có thể tham gia làm ĐN cho danh từ/ nhóm danh từ: + ĐN bằng danh từ có giới từ hoặc không có giới từ chỉ ra tính chất, thuộc tính chủ thể hay khách thể hành động. Đƣa vào mối liên hệ với từ chính có thể chia thành ba trƣờng hợp: 15 a) Có giới từ: Chủ trƣơng về kinh tế. b) Không có giới từ: Thƣ máy bay; Tƣờng vôi. c) Tùy tiện: Dƣ luận (của) nhân dân Mỹ; Nhà (của) ông Hải.. Trƣờng hợp (a) là bắt buộc để phân biệt ĐN với các thành phần bổ ngữ, tổ hợp tên gọi. Chẳng hạn, “Giấy mời của giáo viên”, khác với “Giấy mời giáo viên” (bổ ngữ), “Mẹ của Suốt” khác với “Bà mẹ Suốt” “Chị của em cũng ra ngoài ấy đấy” khác với “Chị và em cũng ra ngoài ấy đấy” (thành phần đồng loại) v.v... So sánh với tiếng Hán, trƣờng hợp (a) sẽ tƣơng đƣơng với cụm giới tân làm ĐN, trƣờng hợp (b) tƣơng đƣơng với danh từ làm ĐN, còn trƣờng hợp (c) tƣơng đƣơng với danh từ làm ĐN có thể có hoặc không có sự tham gia của trợ từ kết cấu 的 . Điều này sẽ đƣợc chúng tôi lý giải trong chƣơng II. + ĐN bằng vị thể từ (động từ và tính từ). ĐN này chỉ ra dấu hiệu của đối tƣợng thông qua mối quan hệ của nó với hành động. Ví dụ: (a) Con đƣờng đau khổ. (b) Đất nƣớc (được) giải phóng đã sạch bóng quân thù. (c) Đƣờng đi rất sạch. (d) Nhiều nhà cao tầng đã đƣợc xây dựng xong. Trong loại này, thể từ làm ĐN có thể tƣơng ứng hoặc không tƣơng ứng với vị ngữ: (a) Giấy giới thiệu. (b) Điện chúc mừng. => Không tƣơng ứng với vị ngữ. (c) Con cá bơi (yêu nƣớc) Con chim ca (yêu trời). (d) Cái lọ đựng hoa. => Tƣơng ứng với vị ngữ. So sánh với ĐN tiếng Hán, loại ĐN này tƣơng ứng với động từ và tính từ làm ĐN trong đoản ngữ danh từ. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, động từ và tính từ làm ĐN luôn đứng trƣớc TTN nên ĐN không thể tƣơng ứng với vị ngữ. Tuy vậy, giữa động từ, tính từ và trung tâm ngữ có dùng hay không dùng 的 là một vấn đề tƣơng 16 đối phức tạp. Chẳng hạn, sau động từ làm ĐN nếu không có 的, trong nhiều trƣờng hợp đoản ngữ sẽ biến thành kết cấu động-tân. Điều này cũng sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng II. + ĐN bằng số từ. Ví dụ: (a) Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu. (b) Bác Hồ là ngƣời công dân số một. (c) Quân ta tiêu diệt 10 ngàn tên địch. Tác giả cho rằng, các ĐN loại này biểu hiện vị trí trật tự trong tính toán. Khi mang nghĩa tính toán lại đài thêm tiếng “thứ”. Ví dụ: Ngƣời con thứ hai của mẹ đã hy sinh. Loại ĐN này tƣơng đƣơng với số từ làm ĐN cho danh từ trong tiếng Hán. Số từ ở đây có thể là số phần trăm, phân số hoặc số thứ tự; khi biểu thị số thứ tự thƣờng thêm 第 trƣớc số từ. + ĐN biểu hiện bằng các xác định từ về mức độ, về không gian, về thời gian bằng các tổ hợp từ chỉ không gian, thời gian và bằng các đại từ. Ví dụ: (a) Công trình này đã đƣợc đánh giá cao. (b) Phòng bên cạnh là của ai? (c) Núi phía trước là Ngũ hành sơn. Loại ĐN này tƣơng đƣơng với đại từ chỉ thị và phƣơng vị từ làm ĐN trong tiếng Hán. + ĐN biểu hiện bằng kết cấu động từ - bổ ngữ Ví dụ: Ở đây có cửa hàng bán rượu. Tác giả cho rằng, về thực chất kiểu ĐN này là biến thể của ĐN biểu hiện bằng danh từ, vị thể từ. So sánh: (a) Cửa hàng bán rƣợu -> Cửa hàng rƣợu (b) Cửa hàng may đo quần áo -> Cửa hàng may đo (nam nữ) 17 Loại ĐN này tƣơng đƣơng với kết cấu động tân làm ĐN làm trong đoản ngữ danh từ tiếng Hán; giữa ĐN và TTN bắt bƣợc phải dùng trợ từ kết cấu 的. Cũng theo tác giả, trong tiếng Việt, xét về tính phức tạp của cấu trúc có thể chia định ngữ nhóm danh từ này thành ĐN đơn giản và ĐN phức tạp. ĐN phức tạp bao gồm ĐN đƣợc biểu hiện bằng các kết cấu có hƣ từ hoặc không có hƣ từ và ĐN đồng loại. Chẳng hạn: (a) “Con ngƣời chưa nói đã cười Chưa đi đã chạy là người vô duyên”.(Ca dao) (b) Hắn nhe hàm răng sáng quắc như gươm. (c) Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng!(Tố Hữu) Tác giả khẳng định, chính tình hình này đã tạo ra những dữ kiện cho việc mở rộng cấu trúc câu đơn tiếng Việt. Cách phân loại các từ ngữ làm ĐN cho danh từ của tác giả Hoàng Trọng Phiến đƣợc chúng tôi lấy làm cơ sở để miêu tả, phân tích và so sánh các yếu tố tham gia làm ĐN cho danh từ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Điều này sẽ đƣợc thể hiện trong chƣơng II. Nói đến ĐN không thể không nói đến đoản ngữ danh từ; ngƣợc lại, nói đến đoản ngữ danh từ không thể không đề cập đến ĐN; chúng nhƣ hai mặt của một vấn đề không thể tách rời nhau. Khi bàn về đoản ngữ danh từ (danh ngữ) trong tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học hầu hết đều đƣa ra mô hình của Nguyễn Tài Cẩn mà trong đó TTN nằm giữa cấu trúc và các ĐN nằm trƣớc và sau TTN. Dƣới đây là mô hình khái quát của đoản ngữ danh từ với các vị trí của ĐN nhƣ sau: ĐN chỉ gộp (4) Tất cả ĐN số lƣợng (3) ĐN cái (2) ĐN loại từ (1) TTN (0) ĐN miêu tả (1') ĐN chỉ định (2') những cái con mèo đen ấy Đó là quan điểm ban đầu của Nguyễn Tài Cẩn về đoản ngữ danh từ tiếng Việt. Sau này, Nguyễn Tài Cẩn lại đề xuất mô hình đoản ngữ danh từ với hai trung tâm ngữ (T1 và T2). Ông cho rằng, hầu hết các từ ở vị trí TTN (trung tâm ngữ thứ nhất -T1) đều không thể kết hợp trực tiếp với số từ vì chúng là các danh từ không đếm đƣợc. Tuy nhiên, chỉ các từ ở vị trí đoản ngữ loại từ (đơn vị từ) mà ông gọi là TTN thứ hai - T2 mới kết hợp đƣợc với TTN. Khi nghiên cứu về từ các, tác giả Nguyễn Tài Cẩn đƣa ra kết luận, chỉ những từ ở vị trí đoản ngữ loại từ mới kết hợp 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan