Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của chu lai và lê lựu...

Tài liệu Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của chu lai và lê lựu

.PDF
218
1978
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -------------- TRẦN THỊ THÙY LINH NGHIÊN CỨU THỦ PHÁP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI VÀ LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 HÀ NỘI, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -------------- TRẦN THỊ THÙY LINH NGHIÊN CỨU THỦ PHÁP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI VÀ LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS.NGUYỄN THIỆN GIÁP HÀ NỘI, 2008 Trần Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................. 12 Chương 1 .................................................................................................... 12 CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................... 12 1.1. Khái quát về tiểu thuyết hiện đại ........................................................ 12 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại............................................................... 12 1.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại ......................... 15 1.2.Khái quát về phép so sánh ................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh .................................. 17 1.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh ....................................................................... 28 1.2.3. Quan niệm của luận văn ........................................................................ 33 Chương 2 .................................................................................................... 38 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN.................. 38 CHU LAI VÀ LÊ LỰU .............................................................................. 38 2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của phép so sánh ................................ 38 2.1.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của vế cần được so sánh (A) ................. 38 2.1.2. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh .... 44 2.1.3. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn để so sánh (B)............................................................................................................. 51 2.2. Phân loại các kiểu so sánh ................................................................... 58 2.2.1. Dựa vào cấu trúc .................................................................................... 58 2.2.2. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B...................................... 61 2.2.3. Dựa vào trường ngữ nghĩa của yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh ... 66 2.2.4. Dựa vào mục đích so sánh ...................................................................... 75 Chương 3 .................................................................................................... 82 GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN CHU LAI VÀ LÊ LỰU ..................................................................... 82 3.1. Phép so sánh với giá trị nhận thức ..................................................... 82 3.1.1. Nhận xét chung ....................................................................................... 82 3.1.2. Vai trò của ngôn cảnh trong việc tạo dựng giá trị nhận thức .............. 84 3.1.3. Giá trị nhận thức trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu . 86 3.2. Phép so sánh với giá trị gợi cảm ......................................................... 92 Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 1 Trần Thị Thùy Linh 3.3. So sánh như là yếu tố tạo nên phong cách tác giả .............................. 94 3.3.1. Phong cách nhà văn Chu Lai ................................................................. 95 3.3.2. Phong cách nhà văn Lê Lựu .................................................................. 99 KẾT LUẬN ............................................................................................... 106 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN .......................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 110 Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 2 Trần Thị Thùy Linh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đã từ lâu, khi nêu lên các chức năng cơ bản của ngôn ngữ, tất cả các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất khi cho rằng đó là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Tuy nhiên, còn một chức năng đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ ít được các nhà nghiên cứu lưu tâm là chức năng thẩm mĩ. Chức năng này tồn tại trong mọi hình thức diễn đạt của lời nói hàng ngày của nhân dân, đặc biệt cô đúc và phong phú trong ngôn ngữ văn chương. Do đó, ngôn ngữ văn chương đã trở thành môi trường lí tưởng để các nhà ngôn ngữ học, văn học… khai thác và tìm hiểu “tận gốc rễ” chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ. Chức năng này hòa vào chức năng thông tin để tăng mức độ hấp dẫn và sức thuyết phục cho thông tin. Nhận biết được tầm quan trọng của chức năng này, những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1896 – 1982) thuộc trường phái ngôn ngữ học Praha đã dành cho chức năng này một sự chú ý đặc biệt trong bài viết bàn về Thi pháp học (poétique). Nhờ chức năng này ngôn ngữ đã trở thành yếu tố đầu tiên và là chất liệu duy nhất trong các tác phẩm văn chương. Đồng thời, thông qua chức năng này nhà văn đã xây dựng được các hình tượng nghệ thuật và nhờ đó truyền tải được những điều mong muốn đến độc giả. Những nhà văn nổi tiếng là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói và tạo dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Nhưng để có được điều này thì người nghệ sĩ bên cạnh việc có một vốn sống phong phú, một trình độ văn hóa cao họ còn phải luôn luôn làm mới cách diễn đạt của mình thông qua những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt là thủ pháp so sánh. Hiện nay trong lời nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương thủ pháp này đã được sử dụng rất nhiều và trở nên quen thuộc. Chúng ta thường Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 3 Trần Thị Thùy Linh nghe thấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân những kiểu so sánh như “xấu như Thị Nở”, “như Chí Phèo”, “như Sở Khanh”. Còn trong văn chương, lối diễn đạt tinh tế và hình tượng hơn rất nhiều: “Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm áp những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng” (Lửa đèn – Phạm Tiến Duật) Còn nhà thơ Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú thì so sánh “Quả bắt đầu chín lự Ngọt như nỗi nhớ nhà” Chính vì thủ pháp so sánh đã trở nên quen thuộc với mọi người và được các nhà văn, nhà thơ sử dụng nhiều trong quá trình sáng tạo nghệ thuật nên cần được nghiên cứu một cách có hệ thống để làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ của phương tiện tu từ ngữ nghĩa này. 1.2. Lí thuyết thủ pháp so sánh đã được nhắc đến nhiều ở những địa hạt khác nhau của ngôn ngữ học nhưng những người quan tâm đến thủ pháp này dường như vẫn cảm thấy thiếu vì các nghiên cứu mới chỉ dừng ở nghiên cứu lí thuyết mà chưa đi sâu vào nghiên cứu giá trị của thủ pháp này trong các tác phẩm nghệ thuật. Thời gian gần đây, cũng có một số công trình đi vào nghiên cứu thủ pháp này trong ca dao, trong truyện ngắn hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết hiện đại hiện vẫn còn bỏ ngỏ và nếu có thì các nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ trích dẫn các câu có thủ pháp so sánh để minh họa cho các nghiên cứu về mặt lí thuyết. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này. Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 4 Trần Thị Thùy Linh 1.3. Chu Lai và Lê Lựu là hai nhà văn lớn trong thời kì đổi mới, tác phẩm của hai ông đã tạo được chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả và được nhiều lĩnh vực quan tâm. Gần đây, nghệ thuật thứ bảy đã đặc biệt chú ý đến các tác phẩm của hai nhà văn này. Họ đã chuyển thể những tác phẩm của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu thành những kịch bản phim nổi tiếng và được đông đảo sự quan tâm như: Bộ phim Người Hà Nội được chuyển thể từ tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai, bộ phim Ăn mày dĩ vãng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai hay bộ phim Thời xa vắng cũng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu và tác phẩm Sóng ở đáy sông cũng được chuyển thành bộ phim cùng tên… Vì tất cả các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Lịch sử nghiên cứu phương thức nghệ thuật trong văn thơ nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng gắn liền với tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại Aristotle (384-322 TCN). Dựa vào ngữ liệu thơ ca Hy Lạp, Aristotle nhận thấy rằng cách thay đổi từ ngữ mang tính chất tâm lí dựa trên quan hệ liên tưởng, đối chiếu sẽ có tác dụng tăng cường khả năng diễn đạt và nâng cao hiệu lực của lời nói. Lối nói này được gọi theo tiếng La tinh là Figura (ngữ hình), nghĩa là hình thức bóng bảy. Truyền thống ngữ văn sau này gọi cách sử dụng ngôn từ này là tu từ, mĩ từ pháp hay hình thể ngôn từ. Trong một chuyên luận của mình, Aristotle đã tổng kết các Figura chủ yếu, có tính phổ dụng trong đó có thủ pháp so sánh, đặc biệt đắc dụng trong thơ ca để tăng hiệu lực nhận thức cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Ở Trung Hoa cổ đại, thời kì trước Aristotle, tư tưởng về so sánh (bên cạnh đó còn có ẩn dụ) được bộc lộ qua lời của các nhà chú giải cổ đại về phạm trù được gọi là tỉ và hứng. Trong các công trình nghiên cứu, các học giả Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 5 Trần Thị Thùy Linh Trung Hoa thường dùng khái niêm thể tỉ, hứng như một phương thức nghệ thuật để chỉ cách nói ví von, bóng gió. Cùng thời kì này ở Việt Nam chưa có chứng tích gì về sự nghiên cứu này mà phải đợi đến năm 1958 khi Bộ môn Tu từ học chính thức được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học thì tên gọi thủ pháp so sánh mới ra đời. Bộ môn Tu từ học ra đời đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các biện pháp tu từ trong đó thủ pháp so sánh được sâu hơn. So sánh là một cách nói sinh động hơn ngôn ngữ bình thường và thường để gợi cảm xúc, ý tưởng bằng sự chính xác hay độc đáo của nó. Đối với các nhà ngôn ngữ học thì về bản chất, thủ pháp so sánh là sự vận dụng quy tắc để tạo nên sự biểu đạt tốt, có hiệu lực (Cù Đình Tú, Lê Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ); nó cũng là cách để công khai đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đó nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất bên trong của đối tượng (Nguyễn Thái Hòa), là một phương pháp biểu hiện làm cho lời nói vừa gãy gọn, rõ ràng vừa cụ thể, sinh động có thể mang tới cho hình tượng hoặc khái niệm một cách hiểu, một sắc thái ý nghĩa theo ý mình (Đinh Trọng Lạc) và là một phương tiện để nhận thức chứ không phải để diễn đạt, nó cung cấp cho ta những liên hệ mới mẻ, làm giàu có đời sống tinh thần (Hà Quang Năng). Còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì so sánh là một hiện tượng ngôn ngữ văn chương (Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phương Lựu), là yếu tố của thể loại, của kết cấu văn học (Jakobson, Bakhtin, Kravchenko…) hoặc là một phạm trù tồn tại của hình tượng (Trần Đình Sử, Bùi Ngọc Trác). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp so sánh Dựa trên các kết quả về kiểu loại so sánh, đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của cái so sánh và cái được so sánh của mỗi nhà văn, luận văn sẽ đi đến kết luận về phong cách của mỗi tác giả. Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 6 Trần Thị Thùy Linh Đồng thời, qua phương pháp này chúng tôi cũng mở rộng được vấn đề nghiên cứu khi đem đối chiếu những so sánh mà hai nhà văn sử dụng với những so sánh trong truyện ngắn và ca dao. 3.2. Phương pháp miêu tả Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu mặt nghĩa, mặt cấu trúc của các so sánh. 3.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê, phân loại là thủ pháp đầu tiên được chúng tôi sử dụng khi tiến hành làm luận văn. Thủ pháp này giúp chúng tôi có được tư liệu cho việc phân tích, miêu tả, nhận xét và đánh giá về thủ pháp so sánh được sử dụng trong các tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. 3.4. Thủ pháp phân tích cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa Tổ hợp các thủ pháp trên giúp chúng tôi nêu bật được các kiểu so sánh được sử dụng trong các tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Thông qua đó, luận văn sẽ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị gợi cảm mà thủ pháp này đem lại cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Đồng thời, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi nhà văn thông qua cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh. 3.5. Thủ pháp quy nạp Thủ pháp này cho phép chúng tôi bắt đầu từ những số liệu thống kê thông qua các thao tác phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ cảnh đi đến các kết luận về đặc điểm hình thái – cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, các kiểu loại của thủ pháp so sánh cùng các giá trị về mặt nhận thức, thẩm mĩ và tạo dấu ấn phong cách tác giả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thao tác cải biến để thấy rõ giá trị nghệ thuật của thủ pháp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 7 Trần Thị Thùy Linh Thủ pháp so sánh với tư cách là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa sẽ được chúng tôi nghiên cứu dưới góc độ của ngôn ngữ học và phong cách học từ đó xác định khái niệm, sau đó tiến hành phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc, phân loại các kiểu so sánh xuất hiện trong tư liệu luận văn khai thác và cuối cùng nêu bật giá trị của thủ pháp này trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Luận văn giới hạn phạm vi tư liệu cần xử lí trong 10 cuốn tiếu thuyết, trong đó: * Có 6 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai với tổng số trang khảo sát là 1952: 1. Nắng đồng bằng (2003), Nxb Hội nhà văn. 2. Vòng tròn bội bạc (2003), Nxb Hội nhà văn. 3. Ăn mày dĩ vãng (2006), Nxb Hà Nội. 4. Phố (2006), Nxb Hà Nội. 5. Ba lần và một lần (2004), Nxb Hội nhà văn. 6. Út Teng (2004), Nxb Hội nhà văn. * Có 4 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu với tổng số trang khảo sát là 1479: 1. Thời xa vắng (2002), Nxb Hội nhà văn. 2. Chuyện làng Cuội (2003), Nxb Văn học. 3. Sóng ở đáy sông (2003), Nxb Hải Phòng. 4. Hai nhà (2006), Nxb Thông tin. 5. Mục đích của luận văn 5.1. Khát quát về lí thuyết so sánh để xác định giá trị của biện pháp tu từ ngữ nghĩa này trong văn chương. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số vấn đề lí thuyết về tiểu thuyết như: khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng ngôn ngữ của tiểu thuyết. Điều này sẽ giúp cho người tiếp nhận có cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết trong thời kì đổi mới. Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 8 Trần Thị Thùy Linh 5.2. Khảo sát tần số xuất hiện và tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích đặc điểm hình thái – cấu trúc và phân loại cấu trúc so sánh trong các tiểu thuyết tiêu biểu của hai nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. 5.3. Trên cơ sở kết quả khảo sát được luận văn sẽ làm nổi bật giá trị của thủ pháp nghệ thuật này trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, nâng cao khả năng nhận thức, năng lực thẩm mĩ cho người tiếp nhận và nêu bật giá trị của thủ pháp nghệ thuật trong việc tạo dấu ấn phong cách tác giả. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn góp thêm một tiếng nói cụ thể vào việc nghiên cứu giá trị của phương tiện tu từ ngữ nghĩa, đặc biệt là thủ pháp so sánh trong các tác phẩm nghệ thuật theo cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ học - văn học - phong cách học. 6.2. Về mặt thực tiễn Với cách tiếp cận liên ngành, luận văn sẽ đem đến cho các nhà ngôn ngữ học những minh chứng soi sáng cho lí thuyết tu từ học nói chung và thủ pháp so sánh nói riêng. Đối với các nhà phong cách học, luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu phong cách của hai nhà văn là Chu Lai và Lê Lựu. Ngoài ra, luận văn cũng mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật - đi từ thủ pháp nghệ thuật được sử dụng. Điều này tránh được lối mòn của cách tiếp cận truyền thống, chỉ chú trọng phân tích nội dung của văn bản nghệ thuật. Với cách tiếp cận mới này, người giảng dạy văn học vừa nâng cao năng lực cảm thụ của người học, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 9 Trần Thị Thùy Linh Nhiệm vụ của chương này là xác định các khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng ngôn ngữ của tiểu thuyết. Điều này giúp người tiếp nhận nhận diện và phân biệt được tiểu thuyết với truyện dài. Trong chương một, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các quan niệm của giới nghiên cứu về so sánh và đưa ra quan niệm của luận văn về phép so sánh làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo. Ngoài ra, trong chương này chúng tôi cũng nêu lên hướng tiếp cận so sánh theo lí thuyết của cấu trúc thông báo. Đây là chương có tính lí luận làm nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ luận văn, làm tiền đề để khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả các kiểu so sánh ở các chương tiếp theo. Chương 2: Đặc điểm hình thái – cấu trúc và các kiểu so sánh trong một số tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Chương này có 2 nhiệm vụ: thứ nhất là phân tích đặc điểm hình thái cấu trúc của các yếu tố trong cấu trúc so sánh; thứ hai là tiến hành phân loại các kiểu so sánh dựa vào: cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa cái cần so sánh và cái được dùng làm chuẩn để so sánh, mục đích của so sánh và đặc điểm ngữ nghĩa trong cái được dùng làm chuẩn để so sánh. Chương 3: Giá trị của thủ pháp so sánh trong một số tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Dựa trên các kết quả của chương 2 và cơ sở lí thuyết ở chương 1, chương 3 có nhiệm vụ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ và phong cách của hai nhà văn Chu Lai và Lê Lựu. Phần cuối của Luận văn là danh sách các tư liệu dùng để khảo sát, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Quy ước Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai (CL) : Tiểu thuyết 1 Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 10 Trần Thị Thùy Linh Ba lần và một lần - Chu Lai : Tiểu thuyết 2 Nắng đồng bằng - Chu Lai : Tiểu thuyết 3 Phố - Chu Lai : Tiểu thuyết 4 Vòng tròn bội bạc - Chu Lai : Tiểu thuyết 5 Út Teng - Chu Lai : Tiểu thuyết 6 Chuyện làng Cuội – Lê Lựu (LL) : Tiểu thuyết 7 Hai nhà – Lê Lựu : Tiểu thuyết 8 Sóng ở đáy sông – Lê Lựu : Tiểu thuyết 9 Thời xa vắng – Lê Lựu : Tiểu thuyết 10 Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 11 Trần Thị Thùy Linh NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về tiểu thuyết hiện đại 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại Như chúng ta đã biết so với các thể loại văn học: sử thi, thơ ca, kịch… thì văn xuôi xuất hiện trên văn đàn nghệ thuật muộn nhất. Trong văn xuôi, tiểu thuyết với những đặc trưng thể loại riêng lại ra đời muộn hơn cả, đặc biệt là ở Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, những mầm mống sơ khai của tư duy tiểu thuyết manh nha từ trong những sáng tác văn xuôi cổ xưa của thế kỉ XIV-XVI. Tuy nhiên phải đến những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đầy đủ ý nghĩa của nó và người mở đầu thực sự cho tiểu thuyết hiện đại được xem là Hoàng Ngọc Phách với tác phẩm Tố Tâm. Sau này khi khảo sát nguồn gốc của tiểu thuyết Bêlinxki đã khẳng định “tiểu thuyết bắt đầu hình thành từ khi vận mệnh của con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức”. Chính nguồn gốc này nó đã quy định đặc trưng thể loại của tiểu thuyết. Đó là ngoài khả năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể của đời sống xã hội, khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tiểu thuyết. Vậy tiểu thuyết là gì? Xung quanh việc định nghĩa tiểu thuyết có nhiều ý kiến khác nhau tùy thuộc vào điểm nhìn của mỗi nhà lí luận. Có người cho rằng tiểu thuyết chỉ là một câu chuyện về yêu đương, không có nút tình yêu thì không có tiểu thuyết. Người khác lại quan niệm “tiểu thuyết là một thể loại văn học để “tiêu khiển”, để làm cho người đọc “quên mình đi” trong chốc lát (Vũ Bằng, Khảo về tiểu thuyết). Sau này, cũng có nhiều cách hiểu về tiểu thuyết hoàn toàn không phiến Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 12 Trần Thị Thùy Linh diện, không xuyên tạc bản chất tiểu thuyết nhưng lại xem tiểu thuyết là một cái gì đó không thể giải thích được, hoàn toàn không thể cắt nghĩa nổi. Chẳng hạn như Andrew Michael Roberts trong cuốn Tiểu thuyết - Từ nguồn gốc đến hôm nay do nhà xuất bản Bloomsbury phát hành năm 1993 đã đưa ra hai cách hiểu tiểu thuyết. Theo đó, hiểu một cách khát quát thì “Tiểu thuyết là một thể loại trần thuật có hư cấu được mở rộng, dưới dạng văn viết”. Tuy nhiên, theo giáo sư Phan Cự Đệ thì cách hiểu này rộng quá, rộng đến mức bao gồm trong đó cả sử thi Odysée của Homère, thiên tình ca đầy chất thơ Troilus và Criseyde của Chaucer và cả vở Hài kịch thần thánh của Dante… Bên cạnh đó, Andrew Michael Roberts cũng đưa ra một cách hiểu hẹp về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là một thể loại trần thuật có hư cấu bằng văn viết, xuất hiện vào hồi đầu thế kỉ XVIII, có đặc điểm là quan tâm nhiều đến cốt truyện, là một hiện thực tâm lí hay xã hội trong một chừng mực nào đó và thường xuất hiện những yếu tố bình luận đạo đức, chính trị và xã hội”. Mặc dù các nhà lí luận đã cố gắng đưa ra một định nghĩa toàn diện và phản ánh đúng nhất bản chất tiểu thuyết, nhưng theo nhà lí luận văn học Phan Cự Đệ thì các định nghĩa trên vẫn còn nhiều hạn chế. Như chúng ta đã nói, tiểu thuyết là một thể loại hãy còn rất trẻ (ra đời vào những năm 20 của thế kỉ XX) và đang phát triển. Nó là một thể loại còn uyển chuyển, mềm dẻo và dường như không bị đóng khung trong những quy phạm chật hẹp như một số thể loại khác. Và theo Mikhain Bakhtin thì tiểu thuyết là “Một thể loại luôn luôn đi tìm, luôn luôn nghiên cứu bản thân và luôn luôn soát lại tất cả những hình thức đã thành hình của mình. Một thể loại như vậy chỉ có thể được xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang tiến triển”. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra một định nghĩa về tiểu thuyết. Tuy vậy, việc đưa ra định nghĩa tiểu thuyết phải bám sát vào bản chất và các đặc trưng thẩm mĩ của thể loại văn học này. Và để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một cách hiểu như sau về tiểu thuyết: Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 13 Trần Thị Thùy Linh Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện cỡ lớn có khả năng phản ánh được cả một thời đại lịch sử nhân loại. Hay nói một các rõ hơn thì: Tiểu thuyết là thể loại tự sự có quy mô lớn đối lập với các thể loại khác ở cách tiếp cận đời thường, không có khoảng cách. Tiểu thuyết là hình thức tự sự phong phú nhất thể hiện ở số lượng nhân vật nhiều nhất, cốt truyện phức tạp nhất, ngôn từ đa dạng nhất, bối cảnh rõ nét nhất đáp ứng nhu cầu ý thức về cuộc sống con người trong tất cả mọi chiều kích. Nhờ những đặc trưng thể loại: 1- Là một hình thức kể chuyện cỡ lớn 2- Gần gũi nhất với cuộc sống đời thường 3- Có khả năng phản ánh được cả một thời đại lịch sử nhân loại nên nghiên cứu tiểu thuyết, đặc biệt là nghiên cứu thủ pháp nghệ thuật so sánh, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về bối cảnh xã hội nó phản ánh, về cách nghĩ của một lớp người và thế giới quan của người sáng tác. Bởi như chúng ta đã biết, người sáng tác không chỉ đứng ở cương vị một thư kí trung thành của thời đại mà họ luôn phản ánh hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của mình, thổi hồn mình vào trong các tác phẩm nghệ thuật với mong muốn làm phong phú đời sống tinh thần của người tiếp nhận văn bản nghệ thuật, làm mới nhận thức của họ. Hay nói cách khác, trong tiểu thuyết hiện đại, nhà văn đã sáng tạo nên trong tác phẩm của mình một cuộc sống tự nó trôi theo dòng, tồn tại một cách độc lập, khách quan đối với tác giả. Nhưng người viết tiểu thuyết không làm công việc của một người thợ ảnh tầm thường, không chụp ảnh cuộc sống, sao chép cuộc sống một cách máy móc mà cuộc sống trong tiểu thuyết được nghệ thuật hóa qua lăng kính, qua cảm quan của nhà văn. Do vậy, tiểu thuyết ngày càng thu hút sự quan tâm của người đọc và có nhà nghiên cứu đã nói rằng thế kỉ này là thế kỉ mà tiểu thuyết sẽ nắm vai trò chủ đạo trong văn học nghệ thuật. Nghiên cứu tiểu thuyết dưới góc độ ngôn ngữ học sẽ giúp cho việc cảm nhận cái tài của tác giả, cái hay, Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 14 Trần Thị Thùy Linh cái đặc sắc của tác phẩm có cơ sở rõ ràng. Chúng ta có thể lấy tác phẩm Sóng ở đáy sông của nhà văn Lê Lựu làm ví dụ. Tác phẩm ra đời dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội cũ. Câu chuyện về nhân vật Núi xuyên suốt từ thời chiến tranh cho đến thời kì hậu chiến. Qua đó, nhà văn đã mang đến cho độc giả những kiến thức xã hội, lịch sử nhất định. Chính vì vậy, câu chuyện càng trở nên có ý nghĩa. Lúc này, người ta đọc nó không chỉ để tiêu khiển mà đọc để chiêm nghiệm, để hiểu hơn quá khứ. Đặc biệt đối với ai đã từng đi qua thời kì lịch sử này đều tìm thấy trong câu chuyện này một cái gì đó thật gần gũi với mình. 1.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại Chúng ta không thể nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết tách rời ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. Bởi vì những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật cũng là những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết. Trong câu chuyện hàng ngày và trong các tác phẩm khoa học ngôn ngữ không có tính nghệ thuật. Ngôn ngữ trong những trường hợp này chỉ nhằm mục đích thông tin, truyền đạt điều gì đó một cách chính xác. Ngôn ngữ nghệ thuật lại khác, nó đi từ sự thông tin đến sự sáng tạo. Nó không chỉ nhằm mục đích thông báo một sự kiện mà còn phải tái tạo lại cuộc sống một cách toàn vẹn, cụ thể và sinh động trong những hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ đó đồng thời cũng mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ rất rõ. Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong sự phối hợp giữa các từ sao cho mỗi từ ngoài các biểu tượng trực tiếp của nó ra còn kéo theo cả một loạt biểu tượng khác đột khởi lên trong tâm hồn người đọc. Để đạt được điều trên, các nhà văn đã vận dụng triệt để mọi phương tiện biểu hiện trong ngôn ngữ học trong đó không thể không kể đến thủ pháp so sánh. Thủ pháp so sánh góp phần mang lại cho ngôn ngữ nghệ thuật tính gãy gọn, rõ ràng, cụ thể Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 15 Trần Thị Thùy Linh và sinh động. Đối với các độc giả, để hiểu hết nhiều tầng ý nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta phải phối hợp các kiến thức liên ngành. Trong tiểu thuyết, các hình thức tổ chức ngôn ngữ được kết hợp xen kẽ nhau: độc thoại nội tâm và độc thoại của các nhân vật, các loại ngôn ngữ khác nhau của người kể chuyện… Chính đặc điểm này đã đem lại cho tiểu thuyết khả năng phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn nhất với tất cả tính chất sinh động, phức tạp, nhiều màu nhiều vẻ của nó. Trong tiểu thuyết chúng ta có thể bắt gặp mọi thứ trong cuộc đời: những vấn đề triết học, văn nghệ, chính trị, quân sự, kinh tế, đạo đức… Nhiều nhà phê bình thường ví những tiểu thuyết lớn như những cuốn bách khoa của đời sống. Nói tóm lại, tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện cỡ lớn có khả năng phản ánh được cả một thời đại lịch sử của nhân loại. Nhờ đặc điểm này khi nghiên cứu tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai và Lê Lựu chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cuộc sống, cách suy nghĩ của lớp người thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước và lối tư duy của người dân những năm đầu thời kì đổi mới. Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai với thủ pháp đồng hiện, gần như là một sự đối chiếu những năm tháng đánh Mĩ ác liệt của những người lính anh hùng ở phân khu miền Đông ven đô Sài Gòn với thời buổi kinh tế thị trường, “thời buổi thiên hạ đang tự thoát xác để lao vào làm ăn” chụp giật, cạnh tranh, cá lớn nuốt cá bé… tác giả đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về một giai đoạn của lịch sử dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng đi vào miêu tả từng ngõ ngách của tâm hồn, của số phận để từ đó thấy được số phận của những người anh hùng sau chiến tranh trở về đã thay đổi một cách kì lạ như thế nào. Đặc biệt là những suy nghĩ của nhân vật chính – Hai Hùng. Cách nghĩ, cách nhìn cuộc đời của anh một phần nào đó chính là của nhà văn. Qua đây chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới quan của tác giả. Qua ví dụ trên, chúng ta cũng đồng thời thấy được khả năng giàu tính tạo hình của ngôn ngữ nghệ thuật. Lúc này, ngôn ngữ nghệ thuật có nhiệm vụ Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 16 Trần Thị Thùy Linh miêu tả một cách chính xác những đối tượng được phản ánh. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nhà văn có thể trực tiếp tác động đến người đọc làm cho họ cảm giác được nhân vật một cách vật chất. Chưa bao giờ nghệ thuật lại gần với cuộc sống như trong tiểu thuyết hiện đại. 1.2.Khái quát về phép so sánh 1.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh So sánh là một thao tác của tư duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Từ đó ai cũng công nhận giá trị nhận thức của so sánh và điều này liên quan đến việc tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của phép so sánh theo cấu trúc thông báo mà chương tiếp sau chúng tôi sẽ đề cập tới. Nói tới phép so sánh, các nhà nghiên cứu bao giờ cũng phân biệt rõ ràng giữa so sánh tu từ và so sánh so sánh logic. Cơ sở của so sánh logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng, ví dụ: Cô Lan cao bằng cô Huệ ; Nhà này cao bằng nhà kia. Còn cơ của phép so sánh tu từ chính là tính khác biệt về chất và về loại giữa các sự vật, hiện tượng được đem ra so sánh. Chính điều này đã làm nên tính hình tượng, tính biểu cảm cho so sánh tu từ, ví dụ: Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương. (Ca dao) Và một điều khác biệt giữa hai kiểu so sánh này còn ở chỗ trong so sánh logic người ta có thể hoán đổi các vị trí cho nhau trong cấu trúc. Giả sử cấu trúc so sánh là a = b, vậy b = a. Trong so sánh tu từ, khả năng hoán đổi các vị trí không thể xảy ra bởi vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực, hơn nữa nó không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh, đây chính là hiện tượng khúc xạ trong so sánh tu từ, làm nên nhiều yếu tố bất ngờ cho người tiếp nhận so sánh. Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 17 Trần Thị Thùy Linh Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi chỉ xin đề cập tới so sánh tu từ. Những trình bày về so sánh của các tác giả bên cạnh những điểm chung cũng có những điểm khác nhau nhất định. Điểm khác nhau chủ yếu là việc đưa ra những mô hình so sánh. Trong cuốn giáo trình Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa đã định nghĩa về so sánh như sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [9, tr189]. Theo các tác giả này, hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố sau: - Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A) - Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t) - Từ so sánh, kí hiệu là (tss) - Cái được dùng làm chuẩn để so sánh, kí hiệu là (B) Cấu trúc Ví dụ 1. A 2. (t) 3. (tss) 4. B Hàng râu tua tủa như Dây kẽm gai Anh hồn nhiên như cây cỏ Cái nhà to bằng cái đình Khát quát lên chúng ta sẽ có mô hình cấu trúc so sánh đầy đủ là: A (t) tss B Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp người ta có thể đảo trật tự so sánh hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình. Cụ thể ta có 5 biến thể của mô hình cấu trúc so sánh trên: 1. Đảo trật tự so sánh: (t) A tss B Ví dụ: Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan