Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ xuân q...

Tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ xuân quỳnh

.PDF
90
3334
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Luận Văn Thạc Sĩ Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 Luận Văn Thạc Sĩ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TẤT THẮNG Hà Nội - 2013 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, các từ không tồn tại một cách rời rạc mà chúng đều có quan hệ nhất định với nhau về một phạm vi ngữ nghĩa nào đó. Mỗi một tập hợp những từ có quan hệ về nghĩa như vậy tạo nên một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường từ vựng ngữ nghĩa” hay “trường nghĩa”. (Semantic field). Chẳng hạn, khi nói đến chiến tranh người ta nghĩ ngay đến súng, đạn, xe tăng, máy bay, bắn, nổ, cháy, binh lính, sĩ quan, chết, bị thương...; nói đến mùi vị người ta nghĩ ngay đến cay, đắng, ngọt, chát, thơm, thối, v.v. Việc tìm hiểu các trường nghĩa như vậy không chỉ phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng trong một hệ thống ngôn ngữ, mà còn góp phần tìm hiểu nội dung tác phẩm cũng như tìm hiểu phong cách tác giả qua cách họ sử dụng các trường từ vựng - ngữ nghĩa trong các tác phẩm. Trong làng thơ Việt Nam, nếu như Xuân Diệu được xưng tụng là “Ông Hoàng” của thơ tình, thì Xuân Quỳnh được coi là nữ sĩ của thơ tình yêu và khát vọng. Tuy nhiên, khác với thơ tình của nhiều nhà thơ khác, thơ tình của Xuân Quỳnh có sức lôi cuốn đặc biệt. Vì thế, việc tìm hiểu trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh sẽ góp phần khẳng định vai trò của trường nghĩa trong sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp. 2. Tình hình nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh Đã có khá nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh từ trước và sau năm 1988. Chẳng hạn, từ thời điểm 1988 trở về trước, các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ Xuân Quỳnh đã được công bố như: - Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc (Chu Nga, Tạp chí văn học 1973, số 1, trang 20). - Thơ Xuân Quỳnh (Thiếu Mai, Tạp chí văn học 1983, số 1, trang 39) - Sóng (Nguyễn Đức Quyền, trích trong Những vẻ đẹp thơ Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1987)… Sau năm 1988 một loạt các bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sáng tác của Xuân Quỳnh đã được công bố. Chẳng hạn như: - Thơ viết tặng anh (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988 - Thơ Xuân Quỳnh (Nhiều tác giả - NXB Tác phẩm mới, 1989) - Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại (Nhiều tác giả - Hội Văn học – Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989),… Tuy vậy, những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh trước và sau năm 1988 mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn, biên soạn hoặc những bài phê bình, nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chủ yếu xuất phát từ bình diện nghiên cứu lí luận văn học. Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều.Vì thế, việc tìm hiểu các trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh có thể xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa, được sử dụng chủ yếu trong tuyển tập “Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối” (2011). Ngoài ra, luận văn còn khảo sát thêm các tập thơ khác như: “Chồi biếc”, “Hoa dọc chiến hào”, “Gió Lào cát trắng,” “Lời ru trên mặt đất”, “Sân ga chiều em đi”, “Tự hát”, “Hoa cỏ may”, “Truyện Lưu, Nguyễn”. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tiến hành khảo sát một cách có hệ thống và miêu tả một cách tương đối toàn diện và đầy đủ trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích, miêu tả mối quan hệ giữa trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa với nội dung thể hiện tình yêu đôi lứa, góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, miêu tả. Ngoài ra, để làm rõ hai phương pháp này, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác như: thống kê, phân loại, so sánh các lớp từ thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh với một số nhà thơ khác. 6. Đóng góp của luận văn Những kết quả thu được thông qua việc khảo sát miêu tả các trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện về tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận, mà còn có giá trị thực tiễn. Về lí luận, việc tìm hiểu trường từ vựng thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh góp phần khẳng định vai trò của trường từ vựng - ngữ nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ - một khái niệm mà cho đến nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau. Về thực tiễn, việc nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện trong tác phẩm văn học không chỉ góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm đó, mà còn góp phần tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà văn. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh. Chương 3: Vai trò của trường từ vựng - ngữ nghĩa trong việc thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa 1.1.1. Khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa Trường từ vựng là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học xuất hiện từ những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Lý thuyết này bắt nguồn từ những tiền đề duy tâm của trường phái W. Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F. de Sausure về tính cấu trúc của ngôn ngữ. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Saussure đã chỉ ra “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định” [15, tr. 224] và “Phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố chứa đựng” [15, tr. 220]. Người có công lao đưa lý thuyết trường vào ngôn ngữ học là hai nhà ngôn ngữ học người Đức J. Trier và L. Weisgerber. Trier nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ. Theo Trier “Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó”. [dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, 17, tr. 110]. Ở Việt Nam, người đầu tiên áp dụng lý thuyết trường vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt là tác giả Đỗ Hữu Châu. Khi định nghĩa về trường, ông cho rằng: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa”. [8, tr. 35]. Dựa theo quan điểm của F. de Saussure về hai dạng quan hệ là quan hệ ngang và quan hệ dọc, tác giả đã phân chia thành hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Từ hai loại trường nghĩa đó, tác giả lại phân chia trường nghĩa dọc thành trường biểu vật và trường biểu niệm rồi đến trường tuyến tính và trường liên tưởng. Phân biệt trường từ vựng và trường nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa”; còn “Trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này”. [20, tr. 437]. Theo Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp: “Trường ngữ nghĩa (còn được gọi là trường từ vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống”. [47, tr. 339]. Ví dụ: Các từ: bố, mẹ, ông, bà, cụ, kị, tổ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, cháu, chắt… lập thành trường ngữ nghĩa những từ chỉ quan hệ thân tộc. Theo Đỗ Việt Hùng thì: “Các đơn vị từ vựng không tồn tại tách biệt, rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định. Điều đó làm cho từ vựng không thuần túy chỉ là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ mà còn là một hệ thống với những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm được gọi là trường nghĩa (hay là trường từ vựng hoặc trường từ vựng – ngữ nghĩa)”. [31, tr. 10]. Theo Phạm Tất Thắng thì: “Có thể xem trường từ vựng - ngữ nghĩa như một hình chóp nón, mà đỉnh của nó là một từ chính , từ trung tâm hay từ khoá (keyword) mang ý nghĩa bao trùm lên toàn bộ cơ cấ u ngữ nghĩa của những từ khác (gọi là từ ngoại vi) trong phạm vi ảnh hưởng của nó” [59, tr. 39]. Cho đến nay, dường như chưa có một sự nhất trí cao về khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa. Vì vậy, dựa theo những quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy một cách hiểu chung về từ trường từ vựng – ngữ nghĩa để làm cơ sở cho việc nghiên cứu: “Mỗi một tập hợp từ có quan hệ với nhau về nghĩa (meaning) như vậy tạo thành một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường nghĩa” hay “trường từ vựng - ngữ nghĩa”.[59, tr. 38]. Ví dụ: Trường từ vựng chỉ bộ phận của con người bao gồm các từ: đầu, mình, chân, tay, mắt, miệng, da, răng, lưỡi, tim, phổi, họng, ruột, gan, dạ dày… Có thể hình dung khái niệm trường trường từ vựng - ngữ nghĩa bằng một ví dụ sau đây: Trường ý niệm về người hay con người bao gồm các nhóm từ chỉ các mối quan hệ về nghĩa với nó như: Về giới tính có các từ: nam, nữ, gái, trai, đàn ông, đàn bà,... Về tuổi tác có các từ như: trẻ con, thiếu nhi, nhi đồng, thanh niên, trung niên, phụ lão,... Về ngoại hình có các từ: cao, thấp, béo, gầy, lùn, dong dỏng , què, cụt, khập khiễng, gù,... Về hoạt động có các từ : đi, nói, cười, ăn, nằm, học, chơi, nhìn, ngó, nếm, đá, chạy, nhảy, đứng, ngồi,... Về nghề nghiệp có các từ : công nhân, nông nhân, giáo viên, học sinh, bác sĩ, nghệ sĩ, kỹ sư, thầy thuốc,... Đế n lươ ̣t mình , mỗi từ trong mô ̣t nhóm từ như vâ ̣y la ̣i có thể kế t hơ ̣p với những từ trong nhóm khác làm thàn h ma ̣ng lưới các mố i quan hê ̣ gồ m nhiề u tầ ng bâ ̣c rấ t phức ta ̣p . Ví dụ, trong tiểu trường về hoạt động của con người lại có thể phân loại thành các nhóm trường nhỏ hơn nữa như: - Hoạt động chân tay như: đi, đứng, chạy, đạp, sút, tát, đấm, đá, ném, xô, đẩy, kéo, giật, lôi, co, vác, phóng, lao, lia,... - Hoạt động bằng miệng như: nói, hát, ho, kêu, gào, hét, la, mắng, thổi, huýt,... - Hoạt động trí óc như: nghĩ, nghĩ ngợi, tư duy, nghiền ngẫm, suy tư, suy tưởng, suy luận, suy sét, suy đoán, phán xét, suy nghĩ, phán đoán,... 1.1.2. Quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng – ngữ nghĩa 1.1.2.1. Quan hệ dọc Để phân biệt các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng - ngữ nghĩa, các nhà từ vựng học thường nói đến các nhóm trường từ vựng - ngữ nghĩa (gọi là trường nghĩa hay trường) như: trường biểu vật và trường biểu niệm (quan hệ trên trục dọc), trường tuyến tính (quan hệ trên trục ngang) và trường liên tưởng (quan hệ trong sử dụng).. Các kiểu trường nghĩa thể hiện trên trục dọc thường được nói đến là trường nghĩa biểu vật và trường biểu niệm . - Trường nghĩa biểu vật Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. F. de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai dạng quan hệ ngang và quan hệ dọc. Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Trường nghĩa dọc là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm rồi đến trường nghĩa tuyến tính và cuối cùng là trường nghĩa liên tưởng. Theo Đỗ Hữu Châu, trường nghĩa biểu vật là “Một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật”. [8, tr. 588] Ví dụ trường biểu vật của tiếng Việt : Trường biểu vật (Người) Người nói chung: 1. Người nói chung về giới: Đàn ông, đàn bà, nam, nữ,… 2. Người nói chung xét về tuổi tác: Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung niên,… 3. Người nói chung xét về nghề nghiệp: Thầy giáo, giáo viên, công nhân, nông dân, học sinh, thầy thuốc, thợ xây,… Bộ phận con người: Đầu, mình, chân, tay, mắt, miệng, răng, da, lưỡi, phổi, đùi, ruột, gan, phổi, họng… Hoạt động của con người: 1. Hoạt động trí tuệ: Nghĩ, suy, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích… 2. Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi, nếm… 3. Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: a. Hoạt động chân tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt… b. Hoạt động của đầu: húc, đội c. Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, dẫm, khoèo… - Trường nghĩa biểu niệm Theo Đỗ Hữu Châu, một trường biểu niệm là “Một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm” [8, tr. 593]. Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ. Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau. Vì vậy, cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi. Ví dụ: Trường biểu niệm vật thể nhân tạo thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động cầm tay: 1. Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái,... 2. Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, dui, khoan,... 3. Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi, đục, dùi cui,... 4. Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó, bầy,... 5. Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp,.... 1.1.2.2. Quan hệ ngang - Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) Theo Đỗ Hữu Châu: “Nói đến trường tuyến tính là nói đến những từ có khả năng kết hợp với từ trung tâm làm thành một ngữ đoạn kiểu như: trời cao, trời xanh, trời mưa, trời nồm,...hoặc cổ ng trờ,i vòm trời, ông trời,....” [8, tr. 599]. Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trường tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh, nắm, cầm, khoác,... Trường nghĩa tuyến tính của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng,... Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, các trường tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ. 1.1.2.3. Quan hệ liên tưởng (trường liên tưởng) Khi nói đến trường liên tưởng, Đỗ Hữu Châu viết: “Nói đến “trường liên tưởng” là nói đến những từ có mối liên hệ về nghĩa với từ trung tâm theo quan hệ so sánh trong các hoạt động giao tiế p . Theo mối quan hệ này, ý nghĩa của các từ không chỉ biểu hiê ̣n ở những thông tin bề nổi xuất hiện do mối quan hệ chiều dọc hay chiều ngang với từ trung tâm , mà nó còn nằm ở tầng sâu mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa và phụ thuộc vào đặc tính tâm lí của mỗi cá nhân và tính dân tộc, thời đại”.[8, tr. 610] Chẳng hạn, khi nói đến buổi chiều là người ta phải buồn bã vì những cái gì tàn tạ, nói đến bến đò là nghĩ tới chia ly, hay nói đến chia ly là phải nghĩ tới sông nước: “Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng!” (Tống biệt hành – Thâm Tâm) Nói tới nửa đêm là người ta phải dậy lên nỗi nhớ không gian, sầu vạn cổ. Trong thơ ca trường liên tưởng được thể hiện rõ. Khi nói về từ hoa với tư cách là một thực thể sinh vật , người ta thường liên hê ̣ đế n các từ cùng trường biể u vâ ̣t hay biể u niê ̣m với nó như : đài, cuố ng, cánh, nhụy,... hay tươi, khô, tàn, héo,...Tuy nhiên , trong thực tiễn sử du ̣ng , người Viê ̣t còn dùng từ hoa để thay thế cho một bộ phận cơ thể người . Chẳ n g ha ̣n, trong Truyê ̣n Kiề u , đa ̣i thi hào Nguy ễn Du đã sử dụng từ hoa để nói về khuôn mặt và cái miệng của người con gái đẹp trong hai câu thơ : “Lại càng ủ dột nét hoa” “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ “trường liên tưởng” cũng có người dùng để thay thế cho thuật ngữ “trường từ vựng - ngữ nghĩa”. Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với các từ trung tâm. 1.1.2.4. Hiện tượng chuyển trường Một vấn đề khá thú vị khác có liên quan đến khái niệm trường từ vựng ngữ nghĩa - đó là hiện tươ ̣ng chuyể n trường từ vựng - ngữ nghiã (gọi tắt là “hiện tượng chuyển trường”). Nói về hiện tượng chuyển trường, Đỗ Hữu Châu cho rằ ng , hiê ̣n tươ ̣ ng chuyể n trường từ vựng là : “Một từ ngữ thuộc trường ý niệm này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niê ̣m khác” [8, tr. 68] Khi các từ ngữ được dùng đúng trường của chúng thì do sự trung hòa về đối lập của ngữ cảnh, tác dụng gợi hình ảnh của chúng giảm đi. Ví dụ: “hòn đá rất nặng”, “tôi bắt cá”, tôi đóng cửa” ; các từ nặng, bắt, đóng không gợi hình ảnh bởi vì chúng dùng đúng với các từ thuộc trường ý niệm cơ bản của chúng. Lúc này muốn tạo ra hình ảnh, chỉ có cách lựa chọn trong số những đơn vị đồng nghĩa, đơn vị nào phù hợp nhất với các hoạt động vừa kể, tức là tìm những từ loại biệt hơn mà thay thế, như: “Hòn đá nặng trĩu” (nặng trịch); “tôi câu cá” (nơm, cất vó, đánh lưới…); “tôi cài cửa” (chốt, chặn, khóa…). Khi từ ngữ chuyển trường thì sự đối lập ngữ cảnh làm cho khả năng tạo hình của nó tăng lên. Ví dụ: “tôi nơm cá” và “du kích nơm xe tăng địch”; “tôi căng dây” và “đường đạn rất căng”; “nó vít cành cam xuống” và “pháo ta vít cổ lũ giặc trời xuống đất”… Ví dụ: Trong câu thơ “Nói điều giàng buộc thì ta cũng già” Truyện Kiều – Nguyễn Du Từ già vốn chỉ trạng thái của cây quả (thuộc trường nghĩa thực vật) chuyển sang chỉ trình độ kỹ năng (thuộc trường nghĩa về người). Khi sự chuyển trường đối với một từ ngữ càng mới mẻ thì năng lực gợi hình ảnh càng cao, ngược lại, sự chuyển trường càng thường xuyên , tiến tới cố định (tức là tạo nên các nghĩa phụ của từ ) thì năng lực đó càng mờ nhạt . Bản chất của hiê ̣n tươ ̣ng chuyể n trường chỉ là hình thức vay mượn . Đó là hình thức mượn các đơn vị của trường này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng thuộc về một trường khác. Tuy nhiên, sự vay mượn đó không chỉ đơn thuần là con số cộng thuần thúy, mà là sự kết hợp có giá trị khái quát hay biểu trưng ngữ nghĩa. Hiện tượng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa không chỉ có ý nghĩa mở rộng phạm vi quan hệ của trường đó với những trường khác, mà còn làm cho quá trình sử dụng của chúng trở lên đa dạng hơn, sinh động hơn. Ví dụ: Các từ ngữ thuộc phạm vi quân sự áp dụng vào lĩnh vực trong nông nghiệp, trong công nghiệp và trong các ngành hoạt động xã hội như: “mặt trận sản xuất”, “chiến sĩ giáo dục” “chiến dịch trừ sâu”. Hoặc trong chuyện yêu đương người ta cũng dùng các từ ngữ như: tấn công, bao vây, chiến thắng, rút lui…. Hiện tượng chuyển trường nhằm mục đích làm tăng khả năng diễn đạt và hiệu quả cho lớp từ ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa được nói đến. 1.1.3. Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp 1.1.3.1. Trường nghĩa với việc tạo lập, sản sinh lời nói Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình cơ bản là tạo lập (sản sinh) văn bản (lời nói) và tiếp nhận (lĩnh hội) văn bản. Các quá trình giao tiếp được thực hiện với mức độ hiệu quả khác nhau ở các cá nhân khác nhau về những lĩnh vực khác nhau. Do đó, trong thực tế, các quá trình này thường cần đến các phương tiện hỗ trợ cho từng quá trình. Các từ điển mà chúng ta dùng tham khảo chính là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho các quá trình giao tiếp đó. Để hỗ trợ cho quá trình lĩnh hội, các mục từ trong từ điển được sắp xếp theo quá trình hình thức – trật tự bảng chữ cái để người sử dụng dễ dàng tra được từ rồi tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mà họ chưa hiểu trong việc tiếp nhận, lĩnh hội lời nói của người khác. Song các từ điển này lại không phát huy tác dụng nhiều đối với quá trình tạo lập, sản sinh lời nói. Việc tạo lập các trường nghĩa là một hoạt động hữu hiệu đối với quá trình huy động và lựa chọn từ ngữ thích hợp với nội dung cần diễn đạt. Chỉ huy động đầy đủ các từ ngữ thuộc về trường nghĩa liên quan đến nội dung cần diễn đạt người viết mới có thể dễ dàng tìm từ ngữ thích hợp nhất để tạo lời. 1.1.3.2. Trường nghĩa với việc lĩnh hội, tiếp nhận lời nói Không chỉ phát huy tác dụng đối với hoạt động tạo lời, khả năng tạo lập trường nghĩa và nắm vững các đặc điểm của trường nghĩa cũng phát huy tác dụng nhất định trong quá trình tiếp nhận và phân tích lời nói, nhất là các cách diễn đạt chứa các hiện tượng nôn ngữ bất thường. Trong mỗi trường nghĩa, các từ ngữ được phân bổ thành các từ ngữ trung tâm và các từ ngữ ngoại vi. Các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa là các từ ngữ biểu thị các sự vật, hoạt động tính chất, quan hệ…đặc trưng cho trường nghĩa đó. Các từ ngữ ngoại vi là các từ ngữ biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ…không chỉ thuộc về trường nghĩa đó mà còn có thể thuộc về trường nghĩa. Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ trong từ vựng không chỉ là một bằng chứng về tính hệ thống của từ vựng mà việc sử dụng tốt các quan hệ trường nghĩa còn có tính hành dụng cao, trong cả hai quá trình giao tiếp là tạo lập lời nói và lĩnh hội, phân tích các giá trị diễn đạt nhất là các giá trị diễn đạt văn chương. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trường từ vựng trên thế giới Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về trường từ vựng nhưng nhìn chung có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu: Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường từ vựng là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong một ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là J. Trier và J. Weisgerber. Khuynh hướng thứ hai xây dựng lý thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng này là W. Porzig. Điển hình cho khuynh hướng thứ nhất là quan điểm của J. Trier và J. Weisgerber Ngoài quan điểm của những tiền đề duy tâm của trường phái W. Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F. de Sausure, Trier quan niệm về trường như sau. Trier nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ. Theo Trier “Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó”. [Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp 17, tr. 110] Quan điểm của L. Weisgerber về trường là quan niệm theo hệ dọc: trường trực tuyến – trường truyền thống. Cơ sở ngôn ngữ học của L. Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ. Ông thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân tích các khái niệm nằm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó. Ông đã phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng. L. Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy của các dân tộc. Thế giới khái niệm của ngôn ngữ phụ thuộc vào quy luật của trường, tức là phụ thuộc vào hệ thống các tư tưởng thuần túy nằm ở bên ngoài sự phản ánh thực tế. Những ý kiến của L. Weisgerber và J. Trier về trường đã bị phê phán kịch liệt về mặt triết học cũng như về phương pháp. Sau J. Trier và J. Weisgerber, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những quan niệm khác về trường dựa vào các tiêu chí khác nhau để tập hợp các đơn vị từ vựng. Đáng chú ý nhất là lý thuyết về trường của nhà ngôn ngữ học người Đức W. Porzig. Ông là người đại diện cho khuynh hướng thứ hai khi nghiên cứu về trường từ vựng. Ông đã xây dựng khái niệm về các trường tuyến tính (hệ ngang) hay còn gọi là trường từ vựng – cú pháp. Theo đó, tác giả xây dựng khái niệm trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ. Ông quan niệm trường dựa trên cơ sở các mối quan hệ chung nhất, những mối quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ bản của ý nghĩa”. Porzig chú ý tới hiện tượng nhiều nghĩa nên đã phân biệt được trường trung tâm và các trường chuyển nghĩa. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trường từ vựng ở Việt Nam Lý thuyết trường từ vựng được Đỗ Hữu Châu giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1970. Đến nay, nó vẫn được coi là một trong những mô hình nghiên cứu ưu thắng của ngữ nghĩa học cấu trúc và miêu tả. Nhiều công trình đã giới thiệu, vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu các trường từ vựng, trường nghĩa, trường từ vựng – ngữ nghĩa hay đối chiếu trường từ vựng của tiếng Việt với trường từ vựng tương ứng trong ngôn ngữ khác. Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên áp dụng lý thuyết trường từ năm 1970 vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt. Các nghiên cứu của ông được đề cập trong các công trình như: “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” [7], “Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập I)” [8], và nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí ngôn ngữ. Tác giả đã phân chia thành hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Từ hai loại trường nghĩa đó, tác giả lại phân chia trường nghĩa dọc thành trường biểu vật và trường biểu niệm rồi đến trường tuyến tính và trường liên tưởng. Đây là tác giả nghiên cứu cụ thể nhất về trường nghĩa cho đến thời điểm hiện nay. Nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa cũng được tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1996), đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình. Tác giả quan niệm trường từ vựng và trường nghĩa khác nhau. Theo ông, trường từ vựng có phạm vi rộng hơn trường nghĩa. [20] Hai tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp (2009), đề cập đến vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa trong công trình nghiên cứu của mình. Trong công trình nghiên cứu của mình hai tác giả đã đề cập đến khái niệm trường ngữ nghĩa và quan hệ bao nghĩa. [47]. Tác giả Đỗ Việt Hùng (2010), đã nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trong việc ứng dụng vào hoạt động giao tiếp [31] Tác giả Phạm Tất Thắng (2012), đã nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trên tư liệu cụ thể đó là nghiên cứu trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Trường nghĩa thể hiện thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh được tác giả phân loại khá cụ thể và chi tiết [59]. Trong công trình mới nhất của mình, tác giả Nguyễn Tuyết Minh (2013) đã coi từ điển như một trường từ vựng – ngữ nghĩa [45] Ngoài các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Việt Hùng, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Tuyết Minh, quan niệm về trường từ vựng cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Nguyễn Văn Tu [66]; Hoàng văn Hành [24]; Hoàng Phê [53]; Nguyễn Đức Tồn [65]; … Hầu hết các công trình này đều đề cập đến trường từ vựng – ngữ nghĩa ở khía cạnh lý thuyết chứ chưa áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn trong văn thơ. Đặc biệt, gần đây nhiều khóa luận, luận văn ngôn ngữ học cũng đã chọn trường từ vựng - ngữ nghĩa làm đối tượng để nghiên cứu. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thúy Khanh trong luận văn của mình (1996) nghiên cứu “Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)”, tác giả Phạm Thị Hòa (2000) nghiên cứu “Hiện tượng nhiều nghĩa trong trường từ vựng chỉ người (các động từ nhiều nghĩa có nghĩa nói năng) ”, tác giả Lê Thị Lệ Thanh (2001) nghiên cứu “Trường từ vựng – ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời gian của tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Đức)”… Các tác giả Nguyễn Thúy Khanh, Lê Thị Lệ Thanh đã nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trong sự so sánh tiếng Việt với tiếng Đức và tiếng Nga. Tuy nhiên đây là vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ nên vẫn chưa có những thống nhất về khái niệm cũng như những đặc trưng về trường từ vựng ngữ nghĩa. Những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ khá khiêm tốn , cần được tiếp tục quan tâm. Nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trong một tác phẩm cụ thể là một hướng nghiên cứu mới. Trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa theo hướng mới khác với những hướng nghiên cứu truyền thống. Đề tài “Nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh” là minh chứng cho sự khác biệt đó. Việc nghiên cứu trường nghĩa góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm. Lý thuyết trường nghĩa còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển nghĩa của từ và cơ cấu nghĩa của nó trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. 1.3. Khái quát về thân thế và sự nghiệp văn thơ của Xuân Quỳnh 1.3.1. Vài nét về tiểu sử của Xuân Quỳnh Nhà thơ Xuân Quỳnh có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/ 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây trong một gia đình công chức. Mẹ của Xuân Quỳnh là bà Nguyễn Thị Trích. Bà sinh được 5 người con nhưng 3 người con trai đã bỏ cha mẹ mà đi từ khi chưa đầy 6 tháng tuổi. Chỉ có chị gái Đông Mai và Xuân Quỳnh là gắn bó với bậc sinh thành. Bao nhiêu tình mẫu tử đối với 3 người con trai trước bà dồn hết cho chị em Đông Mai, Xuân Quỳnh. Ước mơ làm mẹ của bà tưởng rằng sẽ trọn vẹn nhưng đau đớn thay, sau khi sinh Xuân Quỳnh ít lâu bà lâm trọng bệnh rồi qua đời. Khi ấy bà mới 31 tuổi. Mất mẹ quá sớm, hình ảnh người mẹ với Xuân Quỳnh thật xa xôi nhưng nỗi đau mất mẹ đã ám ảnh suốt đời chị. Sau này trên bước đường đời những lúc vui buồn, đau khổ, chị vẫn nhớ và khóc về một người mẹ mà chị tin rằng rất thiêng. Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ nên khi làm mẹ chị đã dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiêng liêng sâu đậm và tha thiết. Những bài thơ viết cho con và viết về tình mẫu tử chiếm một số lượng lớn trong thơ chị. Đó là điều lí giải tại sao thơ văn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, viết về tuổi thơ lại nồng ấm, dí dỏm, trong sáng và gợi cảm, xúc động đến như vậy. Cha Xuân Quỳnh tên là Nguyễn Quang Thường, là ông giáo trường làng. Ông cũng viết thơ văn, làm báo với bút danh là Nguyễn Qung Lục. Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất ông đã lấy vợ hai. Sau đó, ông đem người vợ kế và 4 người con vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, để lại chị em Đông Mai, Xuân Quỳnh cho bà nội chăm lo. Bù lại sự thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha mẹ, bà nội và chị gái Đông Mai đã dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc cho Xuân Quỳnh. Song
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan