Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu vài kịch bản văn học của nguyễn huy tưởng và nguyễn huy thiệp theo cá...

Tài liệu Nghiên cứu vài kịch bản văn học của nguyễn huy tưởng và nguyễn huy thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại

.PDF
142
941
87

Mô tả:

Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn KHOA NGÔN NGữ  NGUYỄN THANH NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP THEO CÁCH NHÌN CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Hà Nội - 2008 Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn KHOA NGÔN NGữ  NGUYỄN THANH NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP THEO CÁCH NHÌN CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã ngành: 60.22.01 Người hướng dẫn: gs.ts nguyễn thiện giáp Hà Nội - 2008 Mục lục Mở đầu………………………………………………………………………..1 1) Lí do chọn đề tài………………………………………………………........1 2 Lịch sử vấn đề……………………………………………………………....2 3) Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………...2 4) Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….....3 5) Đóng góp của luận văn……………………………………………………..3 6) Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….......4 Phần nội dung..................................................................................................6 Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung…………………………………....6 1.1 Kịch bản văn học là một thể loại diễn ngôn……………………………...6 1.2 Đặc trưng của kịch bản văn học…………………………………………..9 1.2.1 Xung đột kịch………………………………………………………...9 1.2.2 Hành động và cốt truyện kịch………………………………………..9 1.2.3 Nhân vật kịch………………………………………………………..10 1.2.4 Ngôn ngữ kịch………………………………………………………11 1.3 Lí thuyết hội thoại và hội thoại sân khấu………………………………..12 1.3.1 Quan niệm về hội thoại và và các văn bản hội thoại………………..12 1.3.2 Cấu trúc hội thoại…………………………………………………...14 1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học………………………………………16 1.5 Kịch bản văn học theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại………………...19 1.6 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Huy Tưởng và các kịch bản văn học……………………………………………………………20 1.7 Tiểu kết…………………………………………………………………..23 Chương 2: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp…………………...24 2.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp………………………………24 2.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp28 2.2.1 Đối thoại…………………………………………………………….29 2.2.2 Độc thoại……………………………………………………………36 2.2.3 Bàng thoại…………………………………………………………...38 2.3 Cấu trúc cặp thoại trong kịch bản văn học………………………………39 2.3.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại……………………………………….40 2.3.2 Tính chất các cặp thoại……………………………………………...42 2.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……………………………………………………………………………43 2.4.1 Cơ chế thứ nhất: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất…………44 2.4.2 Cơ chế thứ hai: Các hành động ngôn từ gián tiếp…………………..46 2.4.3 Cơ chế thứ ba: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại……………………52 2.4.5 Nhận xét về hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……………………………………………………………………………67 2.5 Lịch sự và giao tiếp……………………………………………………...67 2.5.1 Lịch sự và nguyên tắc lịch sự……………………………………….67 A- Chiến lược lịch sự và sự thể hiện chiến lược lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……………………………………………………71 B- Một số mô hình câu biểu thị cầu khiến và biểu thị sự khen trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……………………………………...77 2.5.2 Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp…………………………………..85 A- Quan hệ và vai giao tiếp……………………………………………..85 B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”……………………………………87 2.6 Tiểu kết…………………………………………………………………..91 Chương 3: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng………………......93 3.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng……………………………...94 3.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng…………………………………………………………………………..98 3.2.1 Đối thoại…………………………………………………………….99 3.2.2 Độc thoại…………………………………………………………..102 3.3 Cấu trúc các cặp thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng105 3.3.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại……………………………………..105 3.3.2 Tính chất các cặp thoại…………………………………………….107 3.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại…………………………………………..108 3.4.1 Cơ chế thứ nhất: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất………108 3.4.2 Cơ chế thứ hai: Các hành động ngôn từ gián tiếp…………………110 3.4.3 Cơ chế thứ ba: Sự vi phạm các quy tắc lập luận…………………..116 3.4.4 Cơ chế thứ tư: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại…………………117 3.4.5 Nhận xét…………………………………………………………...125 3.5 Lịch sự và giao tiếp…………………………………………………….126 3.5.1 Lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng…………126 3.5.2 Quan hệ giao tiếp và vai giao tiếp…………………………………132 3.6 Tiểu kết…………………………………………………………………136 Kết luận…………………………………………………………………....138 Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Mở đầu 1) Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, các chuyên ngành của ngôn ngữ ngày càng đƣợc quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Các phân ngành của ngôn ngữ học càng ngày càng gia tăng các công trình nghiên cứu. Một trong những lí do ấy là hoạt động đời sống của con ngƣời vô phong phú và phức tạp, chính vì vậy, đề hiểu sâu và hiểu cặn kẽ về chúng, cần những nghiên cứu của ngôn ngữ học. Đi cùng với sự phát triển của các phân ngành nhƣ từ vựng học, ngữ pháp học, âm vị học… ngữ dụng học đang trở thành một phân ngành thu hút và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Lí thuyết hội thoại chính là một trong những vấn đề ấy. Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về lí thuyết hội thoại không ít, xét cả ngôn ngữ học thế giới hay ngôn ngữ học Việt Nam. Các vấn đề trong lí thuyết hội thoại đƣợc tranh luận và đƣa ra ứng dụng vào thực tế rất nhiều. Lí thuyết hội thoại đƣợc nghiên cứu ứng dụng trên các văn bản hội thoại, tuy nhiên các nghiên cứu đa số chỉ dừng lại nghiên cứu một hoặc một số vấn đề của lí thuyết hội thoại, chƣa có sự tích hợp của các vấn đề khác nhau. Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau trong lí thuyết hội thoại nhƣ hàm ý hội thoại, nguyên tắc hội thoại… Hơn nữa, các vấn đề đƣợc nghiên cứu trên một thể loại văn bản khá mới mẻ, đó là kịch bản văn học. Kịch bản văn học là một thể loại của diễn ngôn. Thể loại này cũng đã từng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều vấn đề trong ngôn ngữ học nhƣ những nghiên cứu về phép lặp trong kịch hay mạch lạc… nhƣng về lí thuyết hội thoại trong kịch thì chƣa có nghiên cứu nào. Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -1- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Kịch bản văn học có những đặc trƣng riêng biệt rất thú vị. Điều này sẽ đƣợc chúng tôi nêu cụ thể trong phần nội dung của luận văn. Điều đặc biệt, nhìn kịch bản văn học dƣới góc nhìn của lí thuyết hội thoại sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mới mẻ. Đề tài của luận văn có tổng hợp và tiếp thu những công trình sẵn có liên quan đến đề tài. 2) Lịch sử vấn đề Lí thuyết hội thoại từ trƣớc đến nay vẫn luôn là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ học hiện đại, giai đoạn thứ hai của ngôn ngữ học văn bản và là thời kì hƣng thịnh của dụng học, vấn đề lí thuyết hội thoại đƣợc đề cập khá thƣờng xuyên, hầu nhƣ trong các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân,… là những ngƣời đi đầu trong việc nghiên cứu các vấn đề về lí thuyết hội thoại. Các luận văn và khoá luận các chuyên ngành văn học, ngôn ngữ học cũng đã từng có những đề tài nhắc đến lí thuyết hội thoại cũng nhƣ kịch bản văn học của một số tác giả. Trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp các công trình sẵn có, luận văn đặt nhiệm vụ đi vào tìm hiểu các vấn đề về lí thuyết hội thoại, qua đó hi vọng sẽ rút ra đƣợc các đặc trƣng sử dụng lí thuyết hội thoại trong đối thoại kịch cũng nhƣ phong cách của hai tác giả. 3) Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chính là các kịch bản văn học của hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp. Sở dĩ tại sao chúng tôi lại lựa chọn kịch bản văn học của hai tác giả này làm đối tƣợng nghiên cứu của mình Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -2- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp mà không phải là kịch bản văn học của các tác giả khác vì nhiều lí do. Và điều này sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong các chƣơng sau. Luận văn chọn đối tƣợng nghiên cứu là các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tƣởng, từ đó, ứng dụng những vấn đề của lí thuyết hội thoại và trong nghiên cứu các kịch bản này. 4) Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra mục đích tìm hiểu kĩ những kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tƣởng. Đồng thời tìm hiểu cả những vấn đề của lí thuyết hội thoại, sự ứng dụng các vấn đề ấy vào phân tích các tác phẩm kịch bản của hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp. Làm rõ đƣợc sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn từ vào các mục đích thể hiện ý đồ của tác giả cũng là việc mà luận văn phải làm. So sánh sự giống và khác nhau của từng tác giả về các vấn đề của lí thuyết hội thoại trong các kịch bản văn học. Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy đƣợc ở kịch của mỗi tác giả lại có những nét “bản sắc”, những “dấu ấn” của từng cá nhân mỗi nhà viết kịch. Chính công việc này sẽ giúp cho việc tìm hiểu đặc trƣng phong cách viết của từng tác giả. 5) Đóng góp của luận văn Về mặt ngôn ngữ học, luận văn sẽ là một tài liệu chuyên ngành nhằm nêu ra và làm rõ các vấn đề của hội thoại trong kịch bản văn học, đồng thời là tài liệu cung cấp những kiến thức và hiểu biết về kịch bản văn học của hai tác giả nói riêng và các lí luận hội thoại trong kịch nói chung. Trên thực tế, kịch bản văn học của hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp là những tài liệu đƣợc nhiều ngƣời trong ngành nói riêng và ngoài ngành nói chung rất quan tâm và cũng đã từng có những công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, lại chƣa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về các tác phẩm kịch bản Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -3- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp văn học này dƣới góc độ của lí thuyết hội thoại. Chính vì vậy, luận văn sẽ là tài liệu cung cấp những kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ cho những ngƣời quan tâm. 6) Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân tích, cải biến, so sánh và tổng hợp. Thủ pháp chêm xen cũng đƣợc sử dụng trong một phạm vi nào đó của luận văn. 7) Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong phần nội dung luận văn sẽ bao gồm 3 chƣơng với các đề mục sau: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung 1.1 Kịch bản văn học là một thể loại của diễn ngôn 1.2 Đặc trƣng của kịch bản văn học 1.3 Lí thuyết hội thoại và hội thoại sân khấu 1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học 1.5 Kịch bản văn học theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại 1.6 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp và các kịch bản văn học 1.7 Tiểu kết Chương 2: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp 2.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp 2.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp 2.3 Cấu trúc các cặp thoại 2.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -4- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp 2.5 Lịch sự và giao tiếp 2.6 Tiểu kết Chương 3: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng 3.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng 3.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng 3.3 Cấu trúc cặp thoại 3.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng 3.5 Lịch sự và giao tiếp 3.6 Tiểu kết Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -5- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Phần nội dung Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung 1.1 Kịch bản văn học là một thể loại diễn ngôn Theo từ điển thuật ngữ văn học, thuật ngữ kịch đƣợc dùng theo hai cấp độ: - Cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phƣơng thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn lại vừa để đọc. Vì vậy, kịch bản chính là phƣơng diện văn học của kịch. - Cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch (dram) đƣợc dùng để chỉ một thể loại văn học sân khấu có vị trí tƣơng đƣơng với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Trong luận văn này, thuật ngữ kịch đƣợc sử dụng ở cấp độ thứ nhất, tức là cấp độ loại hình. Kịch bao gồm hai bộ phận lớn: kịch bản và trình diễn. Kịch bản hay còn gọi là kịch bản văn học, do kịch tác gia viết, còn trình diễn là do đạo diễn chuyển kịch bản thành một ngôn ngữ phức hợp khác, thể hiện kịch bản trên sân khấu. Muốn thấy rõ đặc trƣng của kịch bản văn học, trƣớc hết cần có cách tiếp cận sát hợp, nếu tách rời nó với sân khấu, với mục đích viết ra là để trình diễn của kịch thì có thể không hiểu đƣợc đặc trƣng của loại hình văn bản nghệ thuật này. Trong các bộ môn sân khấu Việt Nam, kịch nói ra đời muộn nhất. Đến đầu thế kỉ XX, nó mới xuất hiện do bối cảnh lịch sử khá đặc biệt. Ban đầu với mục đích truyền bá nền văn hoá “mẫu quốc” của nƣớc Đại Pháp trên tờ Đông Dƣơng tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì, các kịch bản của Molie bắt đầu đƣợc dịch Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -6- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp sang tiếng Việt. Việc đem trình diễn một số tác phẩm sân khấu dịch ở Hà Nội đã tác động mạnh mẽ đến giới trí thức đƣơng thời. Nhiều ngƣời mong sân khấu Việt Nam có thể diễn các vở hài kịch theo lối thái Tây để bổ ích cho nhân dân phong tục nƣớc nhà. Bối cảnh đó đã tạo ra một phong trào sáng tác kịch nói đầu thế kỉ với các tên tuổi nhƣ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Tô Giang, Trần Tuấn Khải, Hồ Trọng Hiến, Nguyễn Phú Kim, Đoàn Phú Tứ, Tƣơng Huyền… Trong đó, Vi Huyền Đắc đƣợc ngƣời đƣơng thời đánh giá cao với các tác phẩm tiêu biểu nhƣ Uyên ƣơng (1927), Mộng Hồ Điệp (1928), Ông Kí Cóp, Kim Tiền… Sau này, đến thời kì chống Pháp và chống Mĩ, kịch nói đã phát triển một cách rầm rộ và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể về cả quy mô lẫn chất lƣợng vở diễn. Tiêu biểu có thể kể đến các tác giả nhƣ Nguyễn Huy Tƣởng, Trúc Đƣờng, Nguyễn Đình Thi, Ngô Y Linh, Đào Hồng Cẩm… Tuy nhiên, với gần một thế kỉ kịch nói tồn tại ở Việt Nam, vấn đề về kịch nói và những nghiên cứu ngôn ngữ chuyên sâu về kịch nói vẫn còn ít và chƣa có những nghiên cứu thực sự cụ thể và sâu sắc. Rõ ràng, kịch bản văn học phải đƣợc xem xét và tìm hiểu nhƣ một thể loại của diễn ngôn. Bởi bên cạnh thơ, tiểu thuyết, kịch bản là một loại văn bản cần đƣợc nghiên cứu cụ thể và tỉ mỉ, không chỉ về cấu trúc của nó mà còn ở các khía cạnh khác. Trƣớc khi tìm hiểu về cấu trúc thông thƣờng của một kịch bản văn học, hãy xem xét lí thuyết phong cách chức năng nhìn kịch bản văn học nhƣ thế nào? Một số thể loại kịch có đặc trƣng chính là tính đối thoại. Văn bản kịch viết ra không phải chỉ để đọc mà còn là để diễn viên trình diễn nhƣ thật, do đó nó có nhiều đặc điểm gắn liền với khẩu ngữ tự nhiên. Từ phong cách khẩu ngữ tự nhiên cho đến phong cách sáng tác kịch bản văn học là một quá trình chuyển hoá giữa các phong cách chức năng. Về nguyên tắc, đối thoại trong phong cách nghệ thuật đƣợc xây dựng trực tiếp từ các đối thoại trong khẩu ngữ tự nhiên. Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -7- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Tuỳ thuộc theo cách thể hiện của từng tác giả mà các đối thoại đó đƣợc gia công khác nhau, đƣợc lọc bỏ những nét dƣ, nét rƣờm nhằm đảm bảo cho tính trong sáng của ngôn ngữ đối với việc thể hiện các ý đồ nghệ thuật. Ở thể loại kịch, cũng xuất phát từ đặc trƣng cơ bản là đối thoại mà bối cảnh chung, tình huống của nhân vật cùng với quá trình theo dõi diễn xuất, tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một thứ ngôn ngữ “tiền đề” không cần lặp lại trƣớc ngƣời xem. Chính vì lẽ đó, cú pháp trong ngôn ngữ kịch là một thứ cú pháp tỉnh lƣợc cao độ nhƣng hoàn toàn rất dễ chấp nhận và dễ hiểu. Mỗi nhân vật ở đây vốn đã mang một thông tin riêng về ngôn ngữ trong quá trình diễn biến logic của vở kịch. Câu nào nhân vật nói ra cũng nằm trong thế tỉnh lƣợc ở bề mặt. Nhƣng ngƣời nghe tiếp nhận đầy đủ những cái cần có ở cấu trúc sâu. Sự không lặp lại những tiền giả định trong giao tiếp giữa các nhân vật và khán giả đƣợc thực hiện rất triệt để. Trong kịch ít khi xuất hiện ngƣời kể chuyện, chỉ có đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Chính vì đƣợc xây dựng trên cơ sở các lời thoại nên ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nghệ thuật gần với khẩu ngữ nhất. Ngôn ngữ ở đây có phối hợp những hành động khác, tác động trực tiếp đến ngƣời nghe, tuỳ thuộc theo những phản ứng ngay tức khắc của đối tƣợng đối với từng ý, từng lời. Một kịch bản văn học có cấu trúc theo kiểu chƣơng hồi cảnh lớp, đây là cấu trúc đƣợc xếp từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên không phải kịch bản văn học nào cũng có cả 4 yếu tố trên. Có những vở kịch chỉ có hồi và cảnh, có những vở kịch lại có hồi cảnh và lớp… Điều này tuỳ thuộc vào cách xây dựng kịch bản văn học của từng tác giả. Nhƣng dù ở kịch bản văn học nào thì chƣơng hồi cảnh lớp đều có mối liên quan hữu cơ theo tính thống nhất của tƣ tƣởng chủ đề. Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không phải là các yếu tố này không có tính độc lập tƣơng đối, mà ngƣợc lại chúng đều có tính độc lập tƣơng đỗi, mỗi hồi, mỗi chƣơng hay mỗi Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -8- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp lớp trong kịch bản văn học lại có những chủ đề riêng, độc lập mặc dù chúng đều phục vụ cho đề tài chung của một kịch bản văn học. 1.2 Đặc trưng của kịch bản văn học Nhƣ trên đã nói, không nên đánh đồng kịch bản văn học với nghệ thuật sân khấu nói chung. Kịch bản văn học đƣợc coi là một trong ba loại chính của văn học. Trong kịch bản văn học đúng là chủ yếu chỉ có đối thoại nhƣng đối thoại cũng chỉ là một trong những đặc điểm về hình thức của kịch bản văn học (nhƣng không phải là ngƣợc lại). Sau đây, chúng ta sẽ cùng xét đến những đặc trƣng của một kịch bản văn học, về xung đột kịch, hành động và cốt truyện kịch, nhân vật kịch cũng nhƣ ngôn ngữ kịch. 1.2.1 Xung đột kịch Xung đột kịch là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học. Trong tiểu thuyết, do không hạn chế về không gian và thời gian nên có thể phản ánh những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tỉ mỉ, sâu rộng, có thể đề cập đến những mâu thuẫn trong trạng thái manh nha, âm ỉ, cũng nhƣ ở những giai đoạn đối lập, đấu tranh, xung đột. Nhƣng đối với kịch bản văn học thì lại khác, thời gian trong câu chuyện của một kịch bản văn học đƣợc mô tả là thời gian ƣớc lệ, tức là có thể phóng đại không gian và thời gian. 1.2.2 Hành động và cốt truyện kịch Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất, tập trung, đòi hỏi chi tiết, tình tiết sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn, mà còn phải liên đới nhau một cách chặt chẽ, logic, tất yếu, tự nhiên. Nhƣng điều đó không có nghĩa là đơn nhất, đơn giản. Cốt truyện là nhằm triển khai xung đột. Cốt truyện kịch đƣợc dẫn dắt theo quy luật nhân quả, các mối liên hệ phải thật chặt chẽ, nhƣng không có nghĩa là quá tất yếu, quá hiển nhiên, vì nhƣ thế sẽ làm mất đi cái hay, cái hấp Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại -9- Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp dẫn của một kịch bản, mà trong kịch phải có những chỗ ngoặt, những đoạn đột biến, những bƣớc nhảy vọt. 1.2.3 Nhân vật kịch Hãy so sánh, nếu không có nhân vật, ta vẫn có thể có một bài thơ. Còn trong tiểu thuyết, có nhân vật nhƣng đối với tiểu thuyết thì không chỉ có nhân vật. Nhƣng đối với kịch thì chỉ có nhân vật mà thôi. Nhƣng lời chỉ dẫn về cảnh vật là không đáng kể và không thật cần thiết. Hơn nữa, nhân vật trong kịch bản văn học do hạn chế về không gian và thời gian sân khấu nên số lƣợng nhân vật kịch thƣờng không quá nhiều nhƣ trong tiểu thuyết. Ngoài ra, kịch bản văn học không có nhân vật kể chuyện. Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con ngƣời đƣợc tác giả miêu tả hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn ở bên cạnh họ… kịch bản không cho phép tác giả đƣợc tự do can thiệp nhƣ vậy, kịch bản loại trừ việc tác giả mách nƣớc cho độc giả. Tác giả ở đây đƣợc hiểu chính là ngƣời kể chuyện. Tính cách của nhân vật trong kịch thƣờng rất nổi bật. Điều này khác với nhân vật trong tiểu thuyết, vì nhân vật trong tiểu thuyết thƣờng đƣợc khắc hoạ tỉ mỉ, do vậy, tính cách rất phức tạp. Tính cách nhân vật kịch cũng không phải là tính cách đơn giản, một chiều, mà nó còn có các nét tính cách khác vừa liên đới, vừa biến thái, làm cho gƣơng mặt nhân vật sinh động, đa dạng. Nhân vật kịch cũng thƣờng chứa đựng các cuộc đấu tranh nội tâm. 1.2.4 Ngôn ngữ kịch Đây là một trong những đặc trƣng rất quan trọng của một kịch bản văn học. Cần khẳng định, kịch tồn tại dƣới hai dạng thức: trên kịch bản và trên sân khấu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng nhƣ tác giả của luận văn này chú ý chủ yếu đến kịch bản chứ không phải là kịch đƣợc trình diễn trên sân khấu. Và kịch bản thì tất nhiên là ở trạng thái tĩnh và bất biến. Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 10 - Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Trƣớc hết, phải khẳng định ngay rằng, dù trong kịch, không có ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, tuy nhiên, vẫn có những lời chú thích trực tiếp của tác giả nhằm nêu rõ thời gian, không gian, đặc điểm, bối cảnh của câu chuyện. Ngôn ngữ trong kịch nói chung thƣờng phải có tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp và nhất là phải phù hợp với tính cách nhân vật. Xem xét từng đặc điểm của ngôn ngữ kịch: Ngôn ngữ kịch có tính hành động và phải mang tính chất khơi gợi và phối hợp chặt chẽ với các hành động hình thể, hành động có tính chất biểu đạt. Ví dụ trong kịch bản “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật lão Kiền vừa xua tay đuổi quầy quậy bà bán xôi, vừa nói: “Đi mà! Đi mà! Không có bán chác gì ở đây!” Ngôn ngữ trong kịch cũng gần với tiếng nói thƣờng ngày (điều này ở mục trên chúng tôi đã nói tới). Ngôn ngữ kịch thƣờng mang tính khẩu ngữ chứ không nhƣ văn viết. Ngôn ngữ chính là phƣơng tiện quan trọng nhất để bộc lộ tính cách nhân vật, do đó ngôn ngữ kịch phải đƣợc tính cách hoá. Trong quan hệ với ngôn ngữ, nên phân biệt nội tâm với tính cách. Ngôn ngữ nào cũng cần và có thể phù hợp với tính cách nhƣng không phải lời nói nào cũng phù hợp với nội tâm. Ngôn ngữ văn học nói chung có tính hàm súc “ý tại ngôn ngoại”, ngôn ngữ kịch lại càng phải ngắn gọn súc tích. Mặc dù kịch chỉ có nhân vật nhƣng nhân vật cũng có thể qua độc thoại và đối thoại đóng vai trò chủ thể trữ tình và trần thuật ở một mức độ nhất định. Ngôn ngữ kịch vì thế có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả yếu tố trữ tình và tự sự. Riêng về phần ngôn ngữ kịch này sẽ đƣợc trở lại ở các chƣơng tiếp theo của luận văn. 1.3 Lí thuyết hội thoại và hội thoại sân khấu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 11 - Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp 1.3.1 Quan niệm về hội thoại và các văn bản hội thoại * Quan niệm về hội thoại Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Qua giao tiếp con ngƣời nắm bắt đƣợc thông tin, tích lũy đƣợc các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết khoa học…Con ngƣời muốn phát triển hay hoà nhập vào một cộng đồng, xã hội nào đó phải có khả năng giao tiếp tốt, mà muốn giao tiếp tốt thì phải có năng lực sử dụng ngôn ngữ. Nhƣ vậy, ngôn ngữ đóng vai trò chính và là yếu tố quyết định thành công của hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp thông thƣờng là hội thoại, là sự trao đổi thông tin giữa hai ngƣời với nhau. Qua hội thoại các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ khả năng vận hành và phát huy tác dụng cao nhất. Có thể nói giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản và là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên phổ biến của của con ngƣời. Cho đến nay chƣa có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về hội thoại. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới tuy đã có rất nhiều công trình về hội thoại, song họ cũng chỉ đƣa ra những quan niệm khác nhau về vấn đề này chứ đó chƣa đƣợc coi là một định nghĩa hoàn chỉnh. Thông thƣờng hội thoại thƣờng đƣợc hiểu là hoạt động giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của con ngƣời, là sự trao đổi thông tin theo mục đích nào đó của những ngƣời tham gia giao tiếp. * Văn bản hội thoại Văn bản (text) là phần ghi ở dạng viết của một sự kiện giao tiếp, truyền đạt một thông điệp hoàn chỉnh. Văn bản có thể biến đổi từ những từ đơn đến những quyển sách dài vài trăm trang. Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dƣới dạng nói, viết hoặc một biểu hiện bằng cử chỉ, đƣợc nhận dạng vì những mục Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 12 - Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp đích phân tích. Nó thƣờng là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định đƣợc, ví dụ nhƣ: một cuộc hội thoại, một tờ áp phích… Nhƣ vậy, văn bản đƣợc hiểu là một sản phẩm mang một nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và bao gồm cả dạng nói và viết. Do đó sẽ có nhiều loại văn bản khác nhau với những chức năng cụ thể nhƣ: văn bản hội thoại, văn bản khoa học, văn bản nghệ thuật… Hội thoại cũng là một dạng văn bản tồn tại ở dạng nói và dạng viết với những quy tắc đặc thù. Hội thoại ở dạng nói là những trao đổi của con ngƣời trong sinh hoạt hàng ngày và đi kèm theo là những hành vi của ngƣời tham gia giao tiếp. Hội thoại ở dạng viết là sự hiển ngôn bằng văn tự hội thoại ở dạng nói, nhƣng không tránh khỏi những đặc trƣng do tồn tại ở dạng văn tự. 1.3.2 Cấu trúc hội thoại Các cuộc thoại tuy thiên biến vạn hoá về kiểu loại và trôi chảy nhƣ một dòng nƣớc với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhƣng giữa chúng vẫn có những cái gì đó chung về cấu trúc. Chính vì điều này, chúng ta mới hiểu đƣợc sự tƣơng tác trong hội thoại, và hiểu đƣợc ngƣời viết muốn nói gì. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc hội thoại. Có ba trƣờng phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trƣờng phái phân tích hội thoại ở Mĩ (conversation analysis); thứ hai là trƣờng phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis); và thứ ba là trƣờng phái lí thuyết hội thoại ở Thuỵ Sĩ (Geneve) và Pháp. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất hội thoại có ba bậc lớn: - Cuộc thoại (talk) - Đoạn thoại (sequence) - Cặp thoại (adjacency) Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 13 - Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại. Cuộc thoại là một lần nói chuyện trao đối giữa cá nhân, ít nhất là hai câu, trong một cộng đồng, xã hội. Cuộc thoại ngắn nhất chỉ gồm một cặp câu nhƣ chào – chào, hỏi – đáp…Cuộc thoại dài có thể là một cuộc thƣơng lƣợng mua bán, một buổi nói chuyện về ngôn ngữ học… Cấu trúc của cuộc thoại: Mở thoại - Thân thoại - Kết thoại. Cuộc thoại có thể xác định theo: sự thống nhất về nhân vật hội thoại; sự thống nhất về môi trƣờng hội thoại; sự thống nhất về chủ đề. Đoạn thoại là tập hợp các lƣợt lời trao đổi về một vấn đề. Một cuộc thoại có thể có hơn một đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại lại bao gồm nhiều lời trao đổi chứ không thể chỉ có một lời nói. Các đoạn thoại đƣợc liên kết với nhau cả về hình thức và ý nghĩa. Tuy nhiên cách chuyển từ đoạn thoại này sang đoạn thoại khác dựa trên nghĩa hay logic ngữ nghĩa nhiều hơn. Đoạn thoại cũng có cấu trúc nhƣ của một cuộc thoại, nghĩa là bao gồm mở thoại, thân thoại và kết thoại. Có thể nói, tóm lại đoạn thoại bao gồm các diễn ngôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa, ngữ dụng. Dƣới đoạn thoại là cặp thoại và tham thoại. Cặp thoại đƣợc tạo nên từ các tham thoại hay nói cách khác cặp thoại là cấu trúc gồm hai tham thoại do hai đối tác của cuộc thoại tạo nên. Cấu tạo của cặp thoại: phần lớn các cặp thoại gồm hai tham thoại (dẫn nhập và hồi đáp), những cũng có những cặp thoại đặc biệt. Ngoài ra, trong khái niệm cặp thoại còn có khái niệm cặp thoại liên tục và cặp thoại gián cách. Trong đó, cặp thoại liên tục là cặp thoại chứa các tham thoại kế tiếp nhau, còn cặp thoại gián cách là cặp thoại chứa các tham thoại không kế tiếp nhau, giữa các tham thoại của một cặp thoại có tham thoại khác. Về cấu tạo của tham thoại thì tham thoại đƣợc tạo nên từ các hành động ngôn từ. Có thể coi hành động ngôn từ chính là nòng cốt của tham thoại. Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 14 - Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A Luận văn tốt nghiệp Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành động ngôn ngữ tạo nên. Nếu hành động do nhiều hành động ngôn ngữ tạo nên thì tham thoại đó sẽ chứa một hành động ngôn ngữ nòng cốt (gọi là hành động ngôn ngữ chủ hƣớng) và một hoặc các hành động ngôn ngữ phụ thuộc. Hành động ngôn ngữ nòng cốt của tham thoại là hành động ngôn ngữ quyết định bản chất của tham thoại và quyết định hƣớng hồi đáp của tham thoại hồi đáp. Hành động ngôn ngữ nòng cốt không chỉ quyết định bản chất của tham thoại dẫn nhập mà còn quyết định cả bản chất của cặp thoại. 1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học Trong mục này chúng ta cần tìm hiểu về ngôn cảnh và ý nghĩa của ngôn cảnh nói chung trong ngôn ngữ cũng nhƣ nói riêng trong các kịch bản văn học. Vì trong đời sống hằng ngày, muốn hiểu đƣợc những điều đối phƣơng nói, không thể không tính đến yếu tố ngôn cảnh. Trong kịch bản văn học cũng vậy. Ngƣời ta thƣờng nói rằng, muốn biết một câu nói ra phản ánh sự tình cụ thể nào, có đúng hay không, phải biết sở chỉ của các thành tố của nó. Muốn xác định sở chỉ của các thành tố cũng nhƣ sở chỉ của câu phải đặt câu vào tình huống khi phát hiện ra nó. Nói điều này để thấy đƣợc ngữ cảnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngữ dụng học nói chung và phân tích hội thoại nói riêng. Các nhà ngôn ngữ học hiện nay phân biệt hai loại ngôn cảnh. Đó là: - Ngôn cảnh tình huống - Ngôn cảnh văn hoá Ngôn cảnh tình huống là ngôn cảnh của một hiện tƣợng ngôn ngữ, của một văn bản, một trƣờng hợp cụ thể của ngôn ngữ. Trong kịch bản văn học, ngôn cảnh là chính tình huống trong đối thoại giữa các nhân vật. Ngôn cảnh văn hoá là ngôn cảnh của ngôn ngữ với tƣ cách là một hệ thống. Những nhà nhân chủng học Anh nhƣ Malinowski, Firth nhấn mạnh vào Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại - 15 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan