Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu vài vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí...

Tài liệu Nghiên cứu vài vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

.PDF
91
2133
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ GIANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------NGUYỄN THỊ GIANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội - 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 8 4. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 8 6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ............................................................................ 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................... 10 1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ ............................................................. 10 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ .............................................................. 10 1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ ........................................................ 12 1.1.3. Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em ................................................. 14 1.1.4. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi ............ 20 1.2. Cơ sở lí luận về tật CPTTT ............................................................ 24 1.2.1. Thuật ngữ “chậm phát triển trí tuệ” ......................................... 24 1.2.2. Khái niệm CPTTT ................................................................. 24 1.2.3. Các mức độ CPTTT ................................................................ 31 CHƢƠNG 2 KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ CPTTT ................... 34 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát........................................ 34 2.1.1. Trƣờng mầm non Ánh Sao và trẻ N.T.T ................................. 34 2.1.2. Làng Hữu Nghị Việt Nam và trẻ N.V.T .................................. 35 2.1.3. Trung tâm An Phúc Thành và trẻ N.V.N ................................. 36 2.2. Quá trình khảo sát .......................................................................... 36 2.2.1. Thời gian và tiến trình khảo sát .............................................. 36 2.2.2. Công cụ khảo sát..................................................................... 37 2.2.3. Cách đánh giá ......................................................................... 40 2.3. Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT ..................... 40 2.3.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT ................................. 40 2.3.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT .......................... 50 2.3.3. So sánh khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của 3 trẻ CPTTT 63 2.4. Nhận xét khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT ................................. 70 2.4.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT ................................. 70 2.4.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT ........................... 71 2.4.3. Mối tƣơng quan giữa khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT ........................................................................... 71 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ LIỆU PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ CPTTT .............................................................. 73 3.1. Tạo môi trƣờng giao tiếp thuận lợi................................................. 73 3.1.1. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với bạn bè ................................. 74 3.1.2. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với giáo viên ............................. 76 3.1.3. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với gia đình .............................. 77 3.1.4. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với xã hội.................................. 78 3.2. Một số liệu pháp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT ...... 79 3.2.1. Liệu pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sớm cho trẻ CPTTT ...... 79 3.2.2. Liệu pháp giúp trẻ “tăng vốn từ” và “nói nhiều hơn” .............. 81 KẾT LUẬN .............................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 90 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người có thể tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa, tinh thần, các chuẩn mực đạo đức xã hội để hình thành, phát triển nhân cách của mình. Vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, vì đây là thời kì trẻ dần hoàn thiện ngôn ngữ nói. Trong khi đó, đối với những trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ rất hạn chế bởi những đứa trẻ này không biết thể hiện rõ nhu cầu của mình khi giao tiếp với người khác và cũng không đủ khả năng để giao tiếp với người khác. Khó khăn trong hoạt động giao tiếp của trẻ CPTTT thể hiện ở khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ có mối quan hệ khăng khít với nhau, bởi vì để trẻ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng ngôn ngữ thì trước hết trẻ phải hiểu được ngôn ngữ. Theo số liệu công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay vẫn còn hơn 500 triệu người, trong đó có 150 triệu là trẻ em, là những người khuyết tật. Số người bị CPTTT chiếm 2 – 3% dân số thể giới, trong đó khoảng 75% số người bị CPTTT thuộc loại nhẹ. Ở Việt Nam “ít nhất có trên 7 triệu người khuyết tật (khoảng 1% dân số) và trong đó có khoảng 0.5 triệu trẻ em CPTTT” [17]. Những người bị CPTTT (đặc biệt là những người thuộc loại nhẹ) nếu được can thiệp và điều trị kịp thời có thể hòa nhập với cộng đồng. Do đó, vấn đề trị liệu cho những người khuyết tật trong đó có trẻ CPTTT luôn là vấn đề cấp bách đối với mọi thời đại, mọi xã hội, đặc biệt trong xã hội ngày nay. Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục học, y học nhằm hỗ trợ giao tiếp cho trẻ CPTTT. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bản chất của vấn đề “phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT” không nằm ngoài mục tiêu tìm ra những phương pháp giúp trẻ CPTTT có thể giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay phương pháp được các tác giả sử dụng phổ biến giúp trẻ giao tiếp là phương pháp “giao tiếp tổng thể” (Total Communication) với trẻ CPTTT. Giao tiếp tổng thể có nguồn gốc từ những nghiên cứu về người điếc. Tuy vậy có thể coi đây là tôn chỉ cơ bản khi làm việc với trẻ CPTTT. Ở Việt Nam, cho tới nay mới chỉ có một số tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy trẻ khuyết tật, tài liệu bồi dưỡng cho sinh viên khoa giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT do Trung tâm nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Viện Khoa học giáo dục nghiên cứu và biên soạn. Ngoài ra có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa giác dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội viết về vấn đề khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT như: “Tìm hiểu khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ Down lớp mẫu giáo” của Nguyễn Thanh Huyền; “Tìm hiểu ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt của một trẻ CPTTT” của Chử Thị Hiểu; “Ngôn ngữ diễn đạt của trẻ khuyết tật trí tuệ 6 – 7 tuổi” của Phạm Thị Bích… Đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề về hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT” là vấn đề mới chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. Do đó, trong đề tài luận văn thạc sĩ này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT, đưa ra những liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho đối tượng này. Với mục đích như trên, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí thuyết về trẻ CPTTT; nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ em bình thường để so sánh với trẻ CPTTT; nghiên cứu thực trạng khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT; đề xuất một số liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Để có thể đưa ra những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT chúng tôi khảo sát điển hình 3 trẻ CPTTT (5 – 6 tuổi) tại 3 cơ sở trị liệu cho trẻ khuyết trên địa bàn Hà Nội đó là, trẻ N.T.T - trường mầm non Ánh Sao; N.V.T ở làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam và N.V.N ở trung tâm An Phúc Thành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các thông tin, tài liệu (cả trong và ngoài nước) liên quan đến vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. Phương pháp điều tra bằng anket (bộ công cụ đánh giá khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT); phương pháp quan sát (quan sát trẻ trong hoạt động học tập, vui chơi); phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với trẻ. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát chúng tôi phân tích đánh giá mức độ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của các em, từ đó đề xuất những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. 6. Ý nghĩa của đề tài Nội dung đề tài này có thể được dùng làm tư liệu cho người nghiên cứu về trẻ CPTTT nói chung, về khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT và đặc biệt nó có thể được ứng dụng để trị liệu cho trẻ CPTTT về mặt ngôn ngữ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. Trong chương này chúng tôi trình bày lí luận về ngôn ngữ, bao gồm: khái niệm về ngôn ngữ, chức năng của ngôn ngữ, sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường từ 0 – 6 tuổi; lí luận về tật CPTTT, bao gồm khái niệm CPTTT và các mức độ CPTTT. Chương 2: Khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT Dựa trên kết quả điều tra thực tế tại 3 cơ sở với 3 trẻ cụ thể chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng ngôn ngữ của từng trẻ, cụ thể là khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của chúng, từ đó thấy được mối tương quan giữa khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT. Chương 3: Một số liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. Trong chương này, chúng tôi đưa ra một số liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. Cụ thể là một số liệu pháp giúp trẻ “tăng vốn từ” và “nói nhiều hơn”. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một khái niệm rộng, dưới mỗi góc nhìn khác nhau, người ta có những khái niệm về “ngôn ngữ” khác nhau. Theo sinh lí học thần kinh, “ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người”. Ngôn ngữ thể hiện bằng lời nói, chữ viết mà con người có thể nghe thấy và tư duy được. Ngôn ngữ được hình thành dần trong quá trình sống. Theo tâm lí học thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người đồng thời là phương tiện của tư duy. Theo cách hiểu của ngôn ngữ học, “ngôn ngữ là sự tập hợp các đơn vị và quy tắc (phát âm, dùng từ, đặt câu) đã được xã hội quy ước và quy định. Những quy ước và quy định này chính là cơ sở mà các thành viên của cộng đồng có thể dựa vào đó để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ có thể hiểu được đối với các thành viên khác cùng cộng đồng” [16]. Theo cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ăngghen đã viết “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa; và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” [12]. Như vậy, dù theo quan niệm nào thì ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra, dựa vào việc thu và phát thông tin, ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt [3]. Ngôn ngữ tiếp nhận hay còn gọi là khả năng hiểu ngôn ngữ là quá trình nghe và thông hiểu ngôn ngữ. Ở thời kì hình thành ngôn ngữ, đứa trẻ muốn nói được trước hết phải nghe được. Trong quá trình cảm thụ ngôn ngữ, người nghe phân biệt được ý nghĩa của lời nói. Khi đã thông hiểu ngôn ngữ, người nghe thực hiện hành động hiểu ngôn ngữ, thực hiện hành động đáp lại bằng lời nói hoặc việc làm. Ngôn ngữ tiếp nhận có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Một đứa trẻ có ngôn ngữ tiếp nhận tốt là điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội và tiếp thu kho tàng tri thức của nhân loại. Ngôn ngữ tiếp nhận có thể nảy sinh khi đứa trẻ học cách hiểu ngôn ngữ. Do đó, cần tạo ra sự kết nối giữa một bên là các phương tiện giao tiếp, một bên là các đồ vật, con người và các sự kiện để quá trình tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong quá trình giao tiếp với trẻ, mỗi chúng ta cần tạo cơ hội để trẻ phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của chúng. Ngôn ngữ diễn đạt hay còn gọi là khả năng diễn đạt ngôn ngữ là quá trình chuyển tải ý nghĩ thành ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ diễn đạt phụ thuộc vào quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Đứa trẻ thể hiện ngôn ngữ này thông qua hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu âm thanh trong quá trình giao tiếp. Một đứa trẻ có ngôn ngữ diễn đạt tốt là điều kiện thuận lợi cho nó thích nghi với môi trường sống, hòa nhập cộng đồng. Khi giao tiếp với trẻ, chúng ta cố gắng giao tiếp với trẻ trong hoàn cảnh thực, tức là lời nói kèm theo vật thật giúp cho việc hình thành trí nhớ của trẻ bền vững. 1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, ngôn ngữ được hình thành, phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. Ngôn ngữ có nhiều chức năng song chức năng giao tiếp và công cụ của tư duy là hai chức năng quan trọng nhất. 1.1.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định. Trong quá trình giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…với nhau, qua đó tác động lẫn nhau. Chính vì thế mà con người mới tập hợp thành một cộng đồng xã hội có tổ chức và hoạt động, kinh nghiệm, tư tưởng, trí tuệ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ngôn ngữ, con người còn sử dụng nhiều công cụ giao tiếp khác như cử chỉ, các loại kí hiệu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc… Những kí hiệu này được áp dụng trong phạm vi hạn chế so với ngôn ngữ. Các loại hình này không thể truyền đạt khái niệm, tư tưởng mà chỉ gợi lên hình ảnh và xúc cảm. Ngôn ngữ bằng lời của con người mặc dù có hạn chế về không gian và thời gian nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, các phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể là phương tiện bổ trợ cho nó. 1.1.2.2. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy Bên cạnh chức năng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, ngôn ngữ còn có chức năng là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ ra đời và phát triển do nhu cầu muốn trao đổi thứ gì đó của con người. Trước khi trao đổi con người cần phải có “một cái gì đó để trao đổi” và phương tiện để trao đổi. Hay, con người phản ánh thực tại khách quan và mong muốn trao đổi kết quả ấy cho người khác bằng phương tiện ngôn ngữ. Từ đó nảy sinh mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Tuy nhiên, không thể đồng nhất hai chức năng này hoặc cho rằng chức năng là công cụ của tư duy phụ thuộc vào chức năng giao tiếp. Xét ở góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ, C.Mác đã viết “Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ”. Ở đây, ngôn ngữ không phải đơn thuần là vỏ vật chất trống rỗng mà là thực thể gồm hai mặt: vật chất – ý thức. Đến đây cần có sự phân biệt ý thức – tư duy. Tư duy được hiểu là sự phản ánh thực tại khách quan được tiến hành bởi con người. Ý thức là một tập hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan với nhau, trong đó tư duy là một trong những quá trình của nhận thức mà thôi. Do vậy, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã nhận xét “khi nói về chức năng ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư duy như thế nào thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy” [8]. Ngôn ngữ có chức năng là công cụ của tư duy thể hiện ở các khía cạnh sau: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Điều này được chứng minh ở điểm, bất cứ từ nào, câu nào cũng biểu hiện khái niệm, tư tưởng và ngược lại, bất cứ ý nghĩ, tư tưởng nào cũng tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia và quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. C.Mác và Ăngghen đã viết: “Sự sản sinh ra ý tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết là gắn liền trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và với giao dịch vật chất của con người – đó là ngôn ngữ của cuộc sống thực tiễn” [8]. Ngôn ngữ không chỉ tồn tại dưới dạng âm thanh mà còn tồn tại trong óc con người, được thể hiện bằng chữ viết. Có những nghiên cứu bằng tâm lý đã chứng minh sự hoạt động của “lời nói bên trong”. Như vậy có thể thấy rằng, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và chính ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt tư duy. 1.1.3. Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em, trong đó đáng chú ý là lí thuyết “hành vi luận” của B.F. Skinner, lí thuyết “bẩm sinh luận” của Noam Chomsky và lí thuyết “tương tác luận” của Piaget, Vygotsky và Halliday. Theo Skinner (1957) và các nhà hành vi luận, trẻ học ngôn ngữ từ những người xung quanh thông qua một quá trình bắt chước và ghi nhớ. Quá trình thụ đắc này bắt đầu từ những kích thích bên ngoài (âm thanh, điệu bộ, cử chỉ, đồ vật...) hay bên trong (trạng thái tâm sinh lí của trẻ có thể quan sát được như sợ hãi, vui mừng, no, đói...). Một kích thích sẽ dẫn đến một phản ứng là hành vi ngôn ngữ của trẻ, và nó sẽ được định hình sau khi được củng cố. Theo lí thuyết này yếu tố môi trường được coi là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: trẻ tiếp nhận ngôn ngữ từ môi trường và tự hình thành sự liên tưởng giữa từ ngữ với sự kiện, sự vật... Lí thuyết hành vi luận có ảnh hưởng rộng rãi trong nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em vì nó gần gũi với quan niệm dân gian về việc học ngôn ngữ của trẻ, bên cạnh đó nó cũng gặp không ít sự phản đối từ nhiều nhà nghiên cứu khi người ta không thể giải thích được tại sao đứa trẻ có thể sử dụng được những cấu trúc cú pháp (thậm chí là những cấu trúc rất phức tạp) mà chúng chưa từng nghe thấy. Đó cũng là lí do cho sự ra đời của lí thuyết “bẩm sinh luận” gắn với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky. Chomsky (1965) đã phê phán quan điểm của lí thuyết hành vi luận trong việc coi trọng vai trò của môi trường đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, và cho rằng trẻ không thể học từng từ, từng câu và lưu giữ chúng trong trí nhớ cùng với các thông tin về cảnh huống sử dụng để rồi dùng lại khi hoàn cảnh tương tự xảy ra. Luận điểm quan trọng trong lí thuyết của Chomsky là trẻ sinh ra đã có những nguyên lí ngôn ngữ bẩm sinh trong bộ não (LAD), chúng chỉ chờ đợi những chất liệu ngôn ngữ phù hợp từ môi trường để kích hoạt những khả năng bẩm sinh này. Những nguyên lí ngôn ngữ bẩm sinh này được tác giả đặt cho tên gọi là ngữ pháp phổ quát. Ngữ pháp phổ quát đã được dùng để giải thích tiến trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ như sau: - Trẻ trải qua các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ. - Các giai đoạn giống nhau cho tất cả những đứa trẻ nói cùng một ngôn ngữ mặc dù tốc độ đạt được có khác nhau. - Các giai đoạn giống nhau cho tất cả các ngôn ngữ. - Ngôn ngữ của trẻ có qui tắc, có tính hệ thống; các qui tắc ngôn ngữ của trẻ không nhất thiết giống các qui tắc của người lớn. - Trẻ không chấp nhận sự chỉnh sửa. - Từng thời kì, trẻ có khả năng xử lí một số lượng qui tắc có hạn. Khi hai hay nhiều qui tắc cạnh tranh nhau, trẻ có thể quay trở lại qui tắc đến trước. Các nhà nghiên cứu đã có nhiều chứng cứ thực nghiệm ủng hộ cho quan điểm của lí thuyết bẩm sinh luận, cụ thể là người ta thấy rằng những đứa trẻ sinh ra bình thường, sống trong môi trường bình thường, thì đều học được tiếng mẹ đẻ ở một độ tuổi nhất định. Điều này không thể xảy ra với những đứa trẻ câm điếc, trẻ bị cách li với xã hội loài người, hay động vật cao cấp. Người ta cũng nhận thấy rằng trong ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc không có tất cả những qui tắc và mô hình tìm thấy trong ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, lí thuyết bẩm sinh luận của Chomsky cũng gặp phải những sự phản đối do quá coi nhẹ ảnh hưởng của môi trường trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Theo các nhà bẩm sinh luận, môi trường chỉ có giá trị kích hoạt các qui tắc ngữ pháp đã được mã hoá trong não trẻ, vì thế chất lượng của môi trường ngôn ngữ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển ngôn ngữ. Thí nghiệm của Sachs, Bard & Johnson (1981) đã cho thấy nếu đứa trẻ chỉ tiếp xúc với ngôn ngữ của TV mà không có tương tác với những người xung quanh, thì ngôn ngữ của nó sẽ không phát triển bình thường, dù môi trường ngôn ngữ TV đó có phong phú đến mấy. Sự không chú ý đầy đủ đến tương tác xã hội trong việc lí giải tiến trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong lí thuyết bẩm sinh luận sẽ được khắc phục bởi một trường phái lí thuyết khác, lí thuyết tương tác luận. Những người theo lí thuyết tương tác luận không phủ nhận những luận điểm quan trọng của lí thuyết hành vi luận và lí thuyết bẩm sinh luận, nhưng họ nhấn mạnh vai trò của môi trường ngôn ngữ trong sự tương tác với khả năng ngôn ngữ bẩm sinh để quyết định sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Theo lí thuyết này, nếu ngôn ngữ dùng để nói với trẻ được thay đổi để phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ thì sẽ có tác dụng lớn trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Ba đại diện lớn của những khuynh hướng này là Piaget, Vygotsky và Halliday. Piaget (1954) coi ngôn ngữ là một trong những hệ thống tín hiệu mà đứa trẻ học được thông qua tương tác vật lí (bằng các giác quan và cơ bắp) với môi trường, chứ không phải bẩm sinh như quan niệm của các nhà bẩm sinh luận, hay học được từ những người xung quanh như quan niệm của các nhà hành vi luận. Khả năng ngôn ngữ, theo Piaget, là một trong nhiều khả năng được hình thành do sự hoàn thiện của nhận thức (vì lẽ đó lí thuyết của Piaget còn được gọi là mô hình nhận thức luận). Sự phát triển ngôn ngữ cũng tuân theo thứ tự các bước phát triển nhận thức, có nghĩa là những thay đổi về sự phát triển ngôn ngữ phải dựa trên sự thay đổi cơ bản trong nhận thức. Vygotsky (1978) đại diện cho khuynh hướng văn hoá - xã hội trong việc lí giải sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Theo Vygotsky, ngôn ngữ của trẻ phát triển hoàn toàn trong tương tác xã hội. Tác giả dùng khái niệm vùng cận phát triển (zone of proximal development) để nói lên tầm quan trọng của tương tác với những người xung quanh và các yếu tố văn hoá - xã hội trong môi trường đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Quan điểm này của Vygotsky khác với quan điểm của Piaget. Piaget cho rằng ngôn ngữ phát triển như một hệ thống tín hiệu dùng để biểu đạt nhận thức có được thông qua tương tác vật lí với môi trường. Còn với Vygotsky, tư duy chính là ngôn ngữ đã được nội hoá, và ngôn ngữ thì phát triển trong tương tác xã hội. Halliday (1975, 1985) nhấn mạnh vai trò của môi trường trong việc quyết định những hình thức và chức năng ngôn ngữ đứa trẻ học được trong lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống của ông. Theo Halliday, sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là tiền ngôn ngữ (protolanguage), giai đoạn 2 là chuyển giao (transition) và giai đoạn 3 là ngôn ngữ người trưởng thành (adult language). Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, các chức năng ngôn ngữ của trẻ rất hạn chế. Chẳng hạn, một đứa trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi đã có thể có những biểu hiện ngôn ngữ ở 4 chức năng ngữ nghĩa cơ bản, đó là (a) chức năng công cụ (Instrumental), (b) chức năng điều hành (Regulatory), (c) chức năng tương tác (Interactional) và (d) chức năng cá nhân (Personal). Chức năng công cụ thể hiện ở việc trẻ dùng ngôn ngữ để đạt được điều nó mong muốn (tôi muốn cái này, cái kia). Chức năng điều hành hơi giống chức năng công cụ, nhưng mục đích là để có được sự kiểm soát đối với người chứ không phải là vật (hãy làm cái này, cái kia cho tôi). Chức năng tương tác hướng đến mục tiêu thể hiện tư duy, tình cảm: đó là khi trẻ muốn bày tỏ, chia sẻ tình cảm của mình với những người xung quanh. Và chức năng thứ tư, chức năng cá nhân, có liên quan đến khả năng dùng ngôn ngữ của trẻ để khẳng định cái tôi cá nhân (Tôi thích…; tôi tự hỏi…). Từ 12 đến 17 tháng, bên cạnh việc củng cố 4 chức năng cơ bản trên đây, trẻ bắt đầu biết dùng ngôn ngữ cho chức năng tưởng tượng (Imaginative), tức là sử dụng ngôn ngữ trong các trò chơi (Hãy giả vờ là…). Tiếp theo, chức năng khám phá (Heuristic) ở trẻ được phát triển, trẻ bắt đầu dùng ngôn ngữ để tổ chức các kinh nghiệm (Hãy nói cho tôi biết vì sao?, cái gì?). Cuối cùng là sự xuất hiện của chức năng thông báo (Informative) (Tôi có điều này muốn cho bạn biết…). Giai đoạn 2 – giai đoạn ngôn ngữ của trẻ tiếp cận để trở thành hệ thống ngôn ngữ của người lớn – có đặc trưng là sự bùng nổ từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa trong ngôn ngữ của trẻ. Giai đoạn này bắt đầu khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trong giai đoạn này sẽ xảy ra hiện tượng chức năng cá nhân và chức năng khám phá hội tụ lại thành một chức năng, được Halliday gọi là chức năng học hỏi (Mathetic/Learning). Tương tự, các chức năng còn lại cũng hợp nhất lại thành một chức năng khái quát hơn, gọi là chức năng dụng học (Pragmatic). Chính sự chuyển giao từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ của người lớn (tiếng mẹ đẻ) này đã dẫn đến sự xuất hiện ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, cùng với sự phát triển từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa là sự phát triển hội thoại, và việc nhập vai hội thoại sẽ có vai trò “… vừa là kênh vừa là mẫu tương tác xã hội…” cho trẻ. Ở giai đoạn 3, giai đoạn ngôn ngữ người trưởng thành, chỉ còn lại 2 chức năng quan trọng nhất, đó là chức năng tư duy (ideational) và chức năng liên nhân (interpersonal). Hai chức năng tư duy và liên nhân cũng chính là hai chức năng học hỏi và dụng học, nhưng ở giai đoạn 2, trẻ chỉ có thể dùng mỗi lúc một chức năng, tức là phải lựa chọn. Dấu hiệu khu biệt hệ thống ngôn ngữ của người lớn chính là hai chức năng tư duy và liên nhân có thể được dùng cùng lúc trong một phát ngôn. Ngoài ra, giai đoạn 3 còn một chức năng nữa, đó là chức năng văn bản (Textual). Cũng giống như Vygotsky, Halliday nhìn thấy vai trò quan trọng của tương tác xã hội trong sự phát triển các hình thức và chức năng ngôn ngữ ở trẻ. Các tiềm năng ngữ nghĩa trong ngôn ngữ của trẻ ngày càng tăng lên khi trẻ học cách nhập vai trong tương tác xã hội. Ba yếu tố tình huống được xem là đóng vai trò chi phối quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là: hoạt động xã hội sản sinh ra chủ đề, mối quan hệ vai giữa những người tham gia tương tác, và thức tu từ (rhetorical modes) mà họ lựa chọn. Đây chính là cơ sở xã hội trong lí thuyết của Halliday về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ [21,13 – 18]. 1.1.4. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân chia cũng như phân tích các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trong giới hạn của luận văn này chúng tôi tóm lược các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ dựa trên kiến thức chúng tôi thu nhận được. Theo đó chúng tôi chia thành 2 giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đó là, giai đoạn từ 0 – 3 tuổi và giai đoạn từ 3 – 6 tuổi. 1.1.4.1. Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi Trong giai đoạn này chúng tôi tiếp tục chia nhỏ thành từng thời kì phát triển ngôn ngữ của trẻ, cụ thể như sau: Từ 0 – 3 tháng tuổi: Thời kì này trẻ phát ra những tiếng kêu “ọ, ẹ”, tiếng “gừ”…thể hiện sự khó chịu hay đòi ăn. Từ 3 – 4 tháng tuổi: Thời kì này trẻ đã bước đầu có những phản ứng với âm thanh của người thân, trẻ mỉm cười khi nghe tiếng nói quen thuộc. Từ 4 – 5 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã biết hóng chuyện, biết cười thành tiếng. Từ 5 – 6 tháng tuổi: Trẻ đã nghe và phân biệt được âm thanh, trẻ có thể nhìn vận động bộ máy phát âm của người khác và bắt chước. Từ 6 – 7 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu bập bẹ tương đối rõ một số nguyên âm và phụ âm; trẻ đã phát âm được một số âm tiết mở như: bà, mama, baba… Trẻ có thể phân biệt được âm sắc giọng nói của những người xung quanh. Từ 7 – 8 tháng tuổi: Trẻ bước đầu hiểu được ý nghĩa của câu nói, nhận biết được tên mình khi có người gọi; trẻ có khả năng bắt chước âm thanh và có thể hiểu được nghĩa của những câu giao tiếp ngắn thông dụng. Từ 9 – 10 tháng tuổi: Trẻ bập bẹ được nhiều từ có ý nghĩa giúp trẻ biểu đạt phần nào nguyện vọng của mình. 10 - 11 tháng tuổi: Trẻ đã hiểu được những câu đơn giản. 11-12 tháng tuổi: Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng 11 tháng hay một tuổi trẻ nói được từ đơn khá rõ, thường là các từ có liên quan đến người, đồ vật hoặc sự kiện xung quanh hoặc các nhu cầu của bản thân trẻ như: bố, mẹ; ạ, dạ, xin; ô tô, bíp bíp hoặc tiếng kêu các con vật: meo meo, éc éc, gâu gâu... [14]. 12-15 tháng tuổi: Lúc này trẻ có thể hiểu được những yêu cầu đơn giản của người lớn như “con lấy đồ chơi đi” hoặc “con cất đồ chơi đi”. Vốn từ của trẻ lúc này có khoảng 2 – 10 từ. Trẻ đã phát âm được các từ đơn giản có các thanh: thanh không, thanh huyền, thanh sắc. 15 – 20 tháng tuổi: Vốn từ của trẻ lúc này lên khoảng 20 – 30 từ, trẻ bắt đầu biết đặt câu hỏi “đâu”, “ở đâu”; biết nói các từ “cái này”, “cái kia”. Trẻ đã nói được câu có 2 từ, biết “chào”, “bai bai”… Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tự nối ghép được hai từ với nhau và bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ có thể chỉ được ít nhất sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…[14]. 20 – 24 tháng tuổi: Trẻ phát âm a, o, ô, ơ, e, ê, i và các phụ âm b, m, g, k, t, ch, kh (âm tắc, âm mũi). Trẻ nói được các từ “bà ơi”, “ăn cơm”… Vốn từ của trẻ lên tới 400 từ gồm các loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Trẻ phát âm được các âm tiết mang dấu thanh: sắc, nặng; trẻ bắt đầu làm quen với các thanh: hỏi, ngã. Từ 2 – 3 tuổi: Trẻ hiểu các khái niệm về vị trí trong không gian: phía trước, bên phải, bên ngoài…, hiểu một vài chức năng công dụng của đồ vật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan