Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học

.PDF
127
1687
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- HOÀNG THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- HOÀNG THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH LÝ TOÀN THẮNG HÀ NỘI – 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 12 5. Cấu trúc của luận văn 14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học 15 1.1.1. Từ điển học và từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học 15 1.1.2. Khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ trong bảng từ 19 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của định nghĩa 21 1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của ví dụ 28 1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của hình minh họa 33 1.2. Chính sách giáo dục, tâm lí lứa tuổi và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ của học sinh tiểu học 41 1.2. 1. Vài nét về chính sách giáo dục tiểu học ở Việt Nam 41 1.2.2. Đặc trưng tâm lí lứa tuổi và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ của học 44 sinh tiểu học 1.2.3. Vai trò của từ điển trong giáo dục ngôn ngữ 51 1.3. Tiểu kết 52 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Đối tượng và phương thức tiến hành khảo sát 54 2.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát 54 2.1.2. Phương thức tiến hành khảo sát 55 5 2.2. Phân tích kết quả khảo sát 56 2.2.1. Ý tưởng của các tác giả 56 2.2.2. Cấu trúc vĩ mô của từ điển 58 2.2.3. Cấu trúc vi mô của từ điển 73 101 2.3. Tiểu kết CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 3.1. Nguyên lí biên soạn và ý tưởng chung 103 3.1.1. Ý tưởng chung 103 3.1.2. Nguyên lí biên soạn từ điển 103 3.2. Xây dựng mô hình gợi ý cho biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học 105 3.2.1. Cấu trúc vĩ mô của từ điển 105 3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển 107 3.3. Tiểu kết 117 KẾT LUẬN 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HJ Collectif (1980), Dictionnaire Hachette juniors, Hachette, Paris. HP Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà NẵngTrung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng. HSTH học sinh tiểu học KV Khang Việt (2008) Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học (khoảng 150.000 từ), Nxb. Hải Phòng. LSM Collectif, (2010), Larousse Super Major, Larousse, Paris. NH Nguyễn Hạnh, Trần Thị Hạnh Nguyên (2007), Từ điển có minh họa dành cho học sinh tiểu học, Nxb. Trẻ. NMH Nguyễn Minh Hoàng (2009), Từ điển tiếng Việt (dành cho học sinh tiểu học), Nxb. TĐBK. NNY Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn (1999), Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học, Nxb. Giáo dục, H. RB Collectif (1997), Le Robert Benjamin, Dictionnaires Le Robert, Paris. RC Collectif (1997), Le Robert College, Dictionnaires Le Robert, Paris. RJ Collectif (2005), Le Robert Junior illustré, Dictionnaires Le Robert, Paris. 7 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Lí do chọn đề tài Từ điển học ở Việt Nam có thể coi là một ngành học còn non trẻ. Cho tới tận năm 1993, trong bài viết của mình, hai tác giả Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm mới lần đầu tiên chính thức nói đến “từ điển học”: “Cho đến nay chúng ta chưa xây dựng được một giáo trình từ điển học và cũng chưa tổng kết kinh nghiệm công tác từ điển ở nước ta” [13; tr. 23]. Đến năm 1997, sự ra đời của cuốn Một số vấn đề từ điển học có thể coi là “cột mốc” đầu tiên của Lí thuyết Từ điển học của nước ta. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận định: “…từ điển học Việt Nam chỉ mới hình thành. Chúng ta có một số nghiên cứu và kinh nghiệm được công bố rải rác, song vẫn thiếu một công trình từ điển học thực sự. (…). Tập bài “Một số vấn đề từ điển học” là một cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu này (…). Nhưng hạn chế của cuốn sách là chưa trình bày được đầy đủ, toàn diện những vấn đề cơ bản của từ điển học. Chúng tôi mới chỉ khảo sát những vấn đề thuộc từ điển ngôn ngữ, mà trong từ điển ngôn ngữ lại chú mục vào từ điển giải thích” [23; tr.6]. Năm 2008, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam được thành lập và cùng với nó là sự ra đời của Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2009), những nghiên cứu về Từ điển học mới trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy vậy, trong lĩnh vực từ điển ngôn ngữ, và hẹp hơn là trong lĩnh vực từ điển giải thích, không phải mọi vấn đề đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Các tác giả đi trước hầu như mới chỉ quan tâm đến các loại từ điển giải thích dành cho độc giả ở trình độ phổ thông và hầu như bỏ qua lớp người dùng là trẻ em, nhất là trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học. 8 Trong thực tiễn giáo dục ngôn ngữ, vai trò của từ điển trong việc học tiếng (bao gồm cả học ngoại ngữ lẫn tiếng mẹ đẻ) là không thể phủ nhận được. Việc củng cố và phát triển tiếng mẹ đẻ trong giai đoạn Tiểu học có một vị trí cực kì quan trọng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em. Những năm tiểu học là giai đoạn trẻ em bắt đầu có khả năng nắm bắt nhanh các tri thức mới. Giai đoạn này có vai trò đặt nền móng cho sự phát triển về cả trí tuệ (bao hàm cả khả năng ngôn ngữ) lẫn thể chất của các em. Thông thường, những đứa trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt thường tiếp thu tốt không chỉ các môn học tiếng mà cả các môn học khác. Thực tế cho thấy, trong việc dạy và hướng dẫn con em mình học tiếng Việt ở bậc tiểu học, không chỉ phụ huynh học sinh, mà ngay cả các giáo viên cũng gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là khi động chạm đến các vấn đề thuộc lĩnh vực ngữ nghĩa. Họ thường giải quyết những vấn đề khúc mắc bằng cách tham khảo sách hướng dẫn dành cho giáo viên và phụ huynh, hoặc sử dụng từ điển. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Việt, không ít người trong số chúng ta chưa hình thành thói quen tra từ điển để tìm hiểu một cách sâu sắc và triệt để một vấn đề ngữ nghĩa nào đó. Hơn nữa, kết quả khảo sát thị trường sách cho thấy, số lượng các cuốn từ điển giải thích phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học là không nhiều (dù nhan đề sách là “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học”). Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên và phụ huynh phải đọc tham khảo các cuốn từ điển phổ thông dành cho người lớn rồi tùy theo khả năng của bản thân, giải thích theo cách “diễn đạt lại” cho con em mình. Như vậy, có thể khẳng định tính thời sự của nghiên cứu xây dựng mô hình biên soạn Từ điển giải thích cho học sinh tiểu học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Trên cơ sở phân tích những thành 9 tựu và hạn chế trong biên soạn từ điển ở Việt Nam và một số nước, vận dụng vào thực tế giáo dục và tâm sinh lí của trẻ, luận văn xây dựng mô hình phác thảo cho một cuốn từ điển dành cho học sinh Việt Nam ở bậc tiểu học. Hy vọng, sự khởi đầu này cùng với sự quan tâm và nỗ lực của ngành Giáo dục và toàn xã hội, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ có được những cuốn từ điển “dành cho học sinh tiểu học” thực sự phù hợp để các em có thể tự sử dụng, phụ huynh học sinh và giáo viên tham khảo, góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Việt ở Tiểu học. 1.2. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 1.2.1. Ý nghĩa lí luận Đối với Từ điển học, việc nghiên cứu lí thuyết từ góc độ người sử dụng là một vấn đề đang được từ điển học thế giới rất quan tâm. Đối với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, sẽ có những tiêu chí khác nhau trong việc lựa chọn, thu thập, sắp xếp và trình bày bảng mục từ, cách đưa các thông tin vào trong cấu trúc vi mô, v.v... Từ góc độ người sử dụng là HSTH, chúng ta sẽ có những tiêu chí phù hợp với tâm lí lứa tuổi trong việc biên soạn từ điển dành cho các em. Đối với giáo học pháp, việc học tiếng mẹ đẻ thông qua từ điển cũng là một phương pháp bổ trợ có nhiều tác dụng. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp thu những thành tựu mang tính lí luận của từ điển học thế giới, đặc biệt là từ điển học Pháp ngữ. Trên cơ sở đó, ứng dụng vào việc xây dựng hệ thống lí luận trong việc biên soạn từ điển giải thích cho học sinh tiểu học Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu dạy và học tiếng Việt theo chương trình đào tạo của bậc tiểu học hiện hành. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Trước nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt như hiện nay, nghiên cứu của chúng tôi xây dựng một hướng đi mới cho việc biên soạn các 10 cuốn từ điển có vai trò như những công cụ giúp HSTH, phụ huynh và giáo viên dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các tri thức về nghĩa từ, về chính tả, về cách sử dụng từ… Hy vọng mô hình phác thảo cho cuốn từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học mà chúng tôi nghiên cứu và đề xuất sẽ là một gợi ý tốt để các nhà từ điển học Việt ngữ tham khảo và trên cơ sở đó, sớm cho ra đời những cuốn từ điển giúp HSTH học tập và sử dụng hiệu quả, làm chủ tốt ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học trên thế giới Trên thế giới, tuy từ điển học lấy đối tượng trẻ em là mục đích nghiên cứu và phục vụ có lịch sử phát triển chưa dài nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về mặt lí thuyết, thành tựu đó thể hiện ở số lượng khá lớn những bài nghiên cứu trên các tạp chí, kỉ yếu chuyên ngành về từ điển học. Về mặt thực tiễn, đó là sự ra đời của những cuốn từ điển nổi tiếng dành cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp v.v… Có một đặc trưng riêng của ngành từ điển học, đó là sự liên hệ chặt chẽ giữa cái được gọi là “lí thuyết” và cái gọi là “thực hành”. Alain Rey đã viết: “… trong lĩnh vực này, người ta thậm chí không thể nghĩ đến “thực hành” mà không đặt vào nó một hạt giống lí thuyết”. Và “điều đó làm cho những người thực hành nhất trong những người thực hành lại là những nhà lí thuyết không thể phủ nhận được” [33; tr. 20]. Ở Pháp, cuốn từ điển đầu tiên và được coi là duy nhất cho tới tận những năm 70 thế kỉ XX dành cho trẻ em là Larousse des débutants (1949). Thời gian sau đó, nhờ chính sách khuyến khích của nhà nước, số lượng từ điển thuộc loại này tăng lên một cách nhanh chóng. 11 J. Rey-Debove viết: “Vào năm 1983, chúng tôi cảm thấy cần phải viết một cuốn từ điển dành cho trẻ em không giống bất cứ cuốn nào đang tồn tại lúc đó, những cuốn mà chúng tôi đánh giá là nghèo nàn, tối tăm và chán ngắt” [35; tr. 81]. Tư tưởng đổi mới của bà nhắm đến ba điểm chính: “1) giải mã và mã hóa các từ (giúp học sinh tạo ra các phát ngôn), bởi vấn đề là ở việc học ngôn ngữ chứ không chỉ ở việc hiểu văn bản; 2) làm cho tiếng Pháp trong nhà trường, vốn giả tạo và buồn tẻ thành một thứ tiếng Pháp thú vị trong sách vở và trò chơi của trẻ em; 3) đồng thời có một thông tin siêu ngôn ngữ cho mỗi từ khó và về tổng thể các nguyên tắc từ vựng” [35; tr. 82]. Kết quả là, J.ReyDebove đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực biên soạn từ điển cho trẻ em khi cho ra đời cuốn Petit Robert des enfants (1986). Ở Pháp, người ta sử dụng thuật ngữ “từ điển dành cho trẻ em” (dictionnaire pour enfants) để chỉ chung những cuốn từ điển dành cho bốn lớp đối tượng sử dụng: dưới 6 tuổi, từ 6 đến 8 tuổi, từ 8-9 tuổi đến 11-12 tuổi và học sinh trung học. Đối tượng của luận văn này tương ứng với hai lớp đối tượng ở giữa, tức lứa tuổi từ 6 đến 12 tuổi1. Giai đoạn này, trẻ đã có thể tự mình sử dụng từ điển. Ở giai đoạn đầu, các tác giả xác định: “Trẻ em không quen với văn bản, mà ngay từ khi rất nhỏ, chúng đã quen với hình ảnh. Mỗi hình ảnh ở cuốn từ điển này là một nhân vật, một đồ vật, một cảnh đặt ra những câu hỏi và đòi hỏi câu trả lời. Từ hình ảnh đến câu chuyện về hình ảnh, từ câu chuyện về hình ảnh dẫn đến mục từ của từ điển, những chiếc cầu này được bắc giữa thế giới và những từ ngữ để nói về thế giới ấy” [Lời nói đầu, 34]. Các mục từ chủ yếu được giải thích bằng “ví dụ chua nghĩa” (tạm dịch thuật ngữ “l’exemple 1 Các tác giả của từ điển Robert, từ điển Hachette và Larousse về cơ bản đều chia nhóm đối tượng sử dụng là trẻ em của mình như vậy. Họ xác định giai đoạn 5-8 tuổi là khi trẻ em mới học đọc và viết, vì thế mục đích của từ điển lúc này là giúp trẻ học từ, học đọc và học viết. Lúc này, thầy cô giáo và cha mẹ có thể đọc cho trẻ nghe nội dung mục từ. 12 glosé”, tức là ví dụ đứng trước lời định nghĩa, cùng với lời định nghĩa tạo thành một câu). Ở giai đoạn sau, các định nghĩa đã là những định nghĩa đích thực. Theo quan điểm của Rey-Debove, “Không một ví dụ-định nghĩa nào cho phép tiếp cận nghĩa chính xác của một từ, bởi vì nó cụ thể hóa cách dùng của từ, trong khi đó định nghĩa, cái khái quát hóa, là phương tiện duy nhất để hiểu toàn bộ các nghĩa của một từ hoặc để sử dụng từ này trong tất cả các câu có thể có”. [Lời nói đầu, 34]. Tuy nhiên, trong từ điển Hachette dành cho lứa tuổi này, các tác giả vẫn sử dụng song song cả hai cách định nghĩa. Trong từ điển của Larousse cũng vậy. Ngoài ra, yếu tố bách khoa cũng được chú trọng đưa vào bởi họ quan niệm: Mục đích của từ điển không chỉ nhằm “biết rõ tiếng Pháp hơn và làm chủ việc sử dụng tiếng Pháp”, mà còn “để mở ra sự đa dạng các kiến thức nhằm xây dựng dần dần văn hóa cho người dùng”, “nhằm làm cho người dùng thích thú việc khám phá” [Lời nói đầu, 56]. Bên cạnh những tư tưởng lí thuyết đã được áp dụng vào các cuốn từ điển cụ thể, chúng tôi còn thấy có những vấn đề khác được đề cập đến bởi các nhà nghiên cứu như Alise Lehmann, Edward L. Thorndike, Micaela Rossi…. Alise Lehmann là một tác giả nghiên cứu nhiều về từ điển dành cho trẻ em. Tác giả chú trọng vào việc nghiên cứu tác động của sự thay đổi cách đưa định nghĩa và ví dụ trong từ điển [31]. Micaela Rossi đặc biệt quan tâm đến việc phân tích các định nghĩa tự phát của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi [37]. Bà cũng quan tâm đến vấn đề từ mượn và truyền tải văn hóa thông qua các hình minh họa trong từ điển trẻ em. Bà quan niệm rằng từ điển học sinh có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc hóa thế giới nhận thức và đặc biệt là trong việc cấu trúc hóa thế giới văn hóa của trẻ. Từ điển có thể góp phần vào việc hình thành đặc trưng văn hóa và ý thức liên 13 văn hóa thông qua việc xử lí các từ vay mượn. Từ những nghiên cứu của bà, xuất hiện nhiều gợi ý cho hướng biên soạn từ điển dành cho trẻ ở lứa tuổi này. Edward L. Thorndike quan tâm đến khía cạnh tâm lí trong từ điển học sinh. Ông cho rằng: “Sự đúng đắn và đúng đắn ở một hình thức phù hợp với người học nên là mục đích của từ điển học sinh và mọi công cụ giáo dục khác” [43, tr. 22]. Trong nghiên cứu của mình, ông tập trung bàn về sự phù hợp của lời giải thích và hình minh họa trong từ điển dành cho học sinh. Đặc biệt, về hình minh họa, theo ông, việc coi nhẹ hình vẽ sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của trẻ. Nếu người lớn cần một hình, thì trẻ em cần gấp 2 đến 3 lần. 2.2. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát của chúng tôi, chưa có một công trình nào đề cập đến từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học như là một đối tượng nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, có thể gặp những ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc lập bảng từ, định nghĩa và ví dụ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học trong một số tài liệu mà chủ yếu ở phần Lời nói đầu của một số cuốn từ điển. Về bảng từ, kết quả khảo sát cho thấy, tồn tại hai xu hướng chọn bảng từ trong các từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Xu hướng thứ nhất chỉ thu thập các từ trong sách giáo khoa (cách này thường được tác giả trình bày rõ ràng trong lời nói đầu). Xu hướng thứ hai chọn bảng từ một cách rộng rãi hơn (cách này không được tác giả của từ điển phát biểu một cách chính thức). Xu hướng thứ nhất lại lưỡng phân thành hai tiểu loại nhỏ nữa: một là chỉ đưa vào bảng từ những từ khó và bỏ qua những từ ngữ thuộc vốn từ cơ bản (tiêu biểu là cuốn Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học); hai là đưa vào bảng từ tất cả những từ ngữ xuất hiện trong sách giáo khoa tiểu học (ví dụ 14 cuốn Từ điển có minh họa dành cho học sinh tiểu học), vì thế từ điển thuộc tiểu loại này có cả danh từ riêng. Về lời định nghĩa, các tác giả Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học viết: “Từ điển giáo khoa tiếng Việt-Tiểu học giải ngữ theo cách từ điển tường giải, kết hợp miêu tả bằng ngôn ngữ tự nhiên với hình vẽ, đi từ trực cảm đến khái quát, từ cụ thể đến trừu tượng, từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ dễ đến khó. Tính khái quát, đơn giản, dễ hiểu là yêu cầu của lời giải thích. Với từ nhiều nghĩa, từ điển này không miêu tả hết các nghĩa và nét nghĩa vốn có của nó mà chỉ lấy ra những nghĩa thường dùng nhất, phù hợp với năng lực ngôn ngữ của các em” [Lời dẫn, 48]. Định hướng thì như vậy, nhưng trên thực tế, từ điển này có rất ít hình minh họa, và lời giải thích cũng có nhiều vấn đề đáng bàn (ở phần khảo sát chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn). Như vậy, chúng ta có thể thấy, lĩnh vực từ điển dành cho lứa tuổi tiểu học của Việt Nam thiếu một nền tảng lí thuyết hệ thống và vững vàng. Nếu căn cứ vào lời nói đầu của các cuốn từ điển, người đọc dễ đưa ra kết luận là việc biên soạn từ điển chủ yếu là dựa vào ý thức chủ quan của các tác giả. Vì vậy, việc tạo lập một cơ sở lí luận khoa học dựa trên thành tựu từ điển học của thế giới và hướng tới việc xây dựng, đưa ra một mô hình từ điển giải thích tiếng Việt phù hợp với học sinh tiểu học Việt Nam là nhiệm vụ nghiên cứu mang tính thời sự và đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến lí thuyết và thực tiễn biên soạn từ điển tiếng Việt dành cho HSTH. 15 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là chuẩn bị nền tảng cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Vì vậy, luận văn cần hoàn thành tốt ba nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, xác định cơ sở lí luận về từ điển giải thích từ góc độ người sử dụng là HSTH, các vấn đề về chính sách giáo dục, lí luận về tâm lí lứa tuổi và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ của học sinh tiểu học. Thứ hai, khảo sát và đánh giá các từ điển giải thích tiếng Việt dành cho HSTH, làm rõ những vấn đề tồn tại và khoảng trống, đưa ra những gợi mở làm cơ sở thực tiễn khi ứng dụng xây dựng mô hình từ điển giải thích mới. Thứ ba, thiết kế một mô hình mang tính chất gợi ý cho từ điển giải thích tiếng Việt dành cho HSTH ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Vì vậy, chúng tôi lấy nguồn tư liệu để khảo sát và phân tích từ: i) sách và tài liệu mang tính chất lí luận về từ điển dành cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, ii) từ điển giải thích dành cho trẻ em và học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Chúng tôi sử dụng kết hợp và linh hoạt nhiều thủ pháp, thao tác nghiên cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ một cách triệt để và sâu sắc. Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả nhằm tìm hiểu và tổng hợp hệ thống lí luận trong các tài liệu nghiên cứu về từ điển, cách xử lí cấu trúc vĩ mô và vi mô trong các cuốn từ điển của nước ngoài, đặc biệt là từ điển Pháp ngữ, các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ. Cụ thể là: i) xác định nội hàm các khái niệm từ điển học, từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học, ii) khái niệm bảng từ và các đơn vị từ 16 ngữ được đưa vào bảng từ, iii) khái niệm và các đặc điểm của định nghĩa, iv) khái niệm và các đặc điểm của ví dụ, v) khái niệm và đặc điểm của hình minh họa trong từ điển dành cho học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập tới: i) các nét chính trong chính sách giáo dục tiểu học của Việt Nam, ii) phân tích đặc trưng lứa tuổi và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ của học sinh tiểu học, iii) vai trò của từ điển trong giáo dục ngôn ngữ, cụ thể là tiếng mẹ đẻ. Với nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát các từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học đã được công bố tính đến thời điểm hiện tại2. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá về các vấn đề : i) ý tưởng của các tác giả, ii) cấu trúc vĩ mô của từ điển, iii) cấu trúc vi mô của từ điển. Đặc biệt, chúng tôi kết hợp phương pháp miêu tả (phân tích, đánh giá) với phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm rõ hơn những vấn đề còn tồn tại trong xử lí các bộ phận của cấu trúc vĩ mô và vi mô trong từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Bằng việc sưu tập và đưa ra các ví dụ điển hình tương ứng được trích trong các cuốn từ điển nước ngoài, các luận điểm trong chương hai trở nên thuyết phục hơn. Để giải quyết nhiệm vụ thứ ba, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu về lí luận biên soạn từ điển, ứng dụng vào điều kiện thực tiễn Việt Nam với đối tượng sử dụng là học sinh tiểu học Việt Nam để tiến hành xác lập: i) nguyên lí biên soạn từ điển và ii) ý tưởng chung. Tham khảo các tiêu chí đánh giá, kĩ thuật và thủ pháp từ điển học trong việc xác lập mục từ, định nghĩa v.v…, tiến hành xây dựng cấu trúc vĩ mô (bảng từ và các phần phụ chú khác), cấu trúc vi mô (định nghĩa, ví dụ, hình minh họa) nhằm xây dựng một mô hình từ điển phù hợp cho HSTH Việt Nam. 2 Tham khảo thêm phương pháp tiến hành khảo sát ở mục 2.1.2. 17 Như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ giới hạn trong các vấn đề liên quan đến lí thuyết và thực tiễn biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt dành cho HSTH. Do yêu cầu tiếp thu, kế thừa thành tựu về lí thuyết từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học trên thế giới, chúng tôi đưa thêm vào nội dung khảo sát, phân tích các vấn đề lí luận liên quan trong từ điển học thế giới. Thông qua đó, chuẩn bị nền tảng lí thuyết từ điển học hiện đại nhằm soi sáng thực tiễn, phân tích những vấn đề tồn tại, những khoảng trống cần lấp đầy của việc biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Do giới hạn của luận văn và một số yếu tố chủ quan và khách quan khác, trong khảo sát và xây dựng mô hình, chúng tôi chỉ chọn bảng từ, những phần phụ chú khác thuộc cấu trúc vĩ mô; định nghĩa, ví dụ, hình minh họa thuộc cấu trúc vi mô để nghiên cứu. Những yếu tố khác liên quan không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Khảo sát các từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học Chương 3. Xây dựng mô hình từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. 18 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học 1.1.1. Từ điển học và từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học 1.1.1.1. Từ điển học Theo Dictionnaire de l’Académie française (1992-2000), xuấ t bả n lầ n thứ 9: “lexicographie” đư ợ c đị nh nghĩa là “Khoa họ c và kĩ thuậ t tổ chứ c và biên soạ n từ vự ng, các cuố n từ điể n” [dẫ n theo 12]. Bách khoa toàn thư Liên Xô, lần tái bản thứ 2 (1953) và lần thứ 3 (1973), đưa ra định nghĩa “Từ điển học là một phân ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và lí luận của việc biên soạn từ điển” [dẫ n theo 12]. Theo các tác giả của Dictionary of lexicography thì “lexicography” là “hoạt động nghề nghiệp và lĩnh vực hàn lâm liên quan đến các từ điển và các công trình tra cứu khác. Nó gồm có hai phần cơ bản: thực hành từ điển học hay làm từ điển, và lí thuyết từ điển học, hay nghiên cứu từ điển” [28]. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan niệm rằng “từ điển học” được cấu thành từ hai bộ phận: “nghiên cứu từ điển” (dictionary research), tức phần lí thuyết và “công việc làm từ điển” (dictionary-making), tức phần thực hành. Để xác định được vị trí của “từ điển học”, chúng ta cần xét đến mối quan hệ giữa từ điển học và ngôn ngữ học. Theo tác giả Lý Toàn Thắng [19], hiện nay, tồn tại 4 quan điểm về vấn đề này, đó là: Thứ nhất, từ điển học là một bộ phận của từ vựng học. Thứ hai, từ điển học là một bộ phận của ngôn ngữ học ứng dụng. 19 Thứ ba, từ điển học là một bộ môn độc lập của ngôn ngữ học, ngang bằng với từ vựng học và các bộ môn khác. Thứ tư, từ điển học là một ngành học, ngang hàng với ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Theo Hồ Hải Thụy [20] hiện nay, quan điểm của Witold Jan Doroszewski (Ba Lan) được nhiều người cho là hợp lí. Witold Jan Doroszewski cho rằng từ điển học (TĐH) có tính độc lập tương đối, song cũng không thể phủ nhận quan hệ của nó với ngôn ngữ học (NNH) và từ vựng học (TVH). Quan hệ của ba ngành học này được ông biểu diễn theo sơ đồ sau: TĐH NNH TVH Chúng tôi nhận thấy sự hợp lí của quan điểm này và coi đó là một cơ sở lí thuyết cho luận văn. 1.1.1.2. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học Trong từ điển học, có rất nhiều cách phân loại từ điển mà các nhà loại hình học từ điển áp dụng. Nhưng phổ biến nhất là phương pháp lưỡng phân thành từ điển khái niệm và từ điển ngôn ngữ. Trong đó, từ điển khái niệm (gồm có từ điển bách khoa và từ điển thuật ngữ) cung cấp các thông tin về sự vật, hiện tượng, còn từ điển ngôn ngữ cung cấp thông tin về từ ngữ. Trong từ điển ngôn ngữ, tùy theo đặc điểm về cấu trúc vi mô và vĩ mô, người ta lại chia 20 ra nhiều tiểu loại nhỏ [xem 6]. Trong số đó, từ điển giải thích được hiểu một cách đơn giản là loại từ điển có chứa phần giải thích nghĩa từ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong mỗi cuốn từ điển thường khó tránh khỏi những sự “lấn sân” đôi chút của loại từ điển này sang loại từ điển kia. Chẳng hạn, trong các cuốn từ điển giải thích (từ điển ngôn ngữ) của nhà xuất bản Larousse, các thông tin bách khoa được đưa vào khá nhiều, và đó cũng là một trong những yếu tố đặc sắc tạo nên thành công của các cuốn từ điển đó. Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học là một tiểu loại của từ điển giải thích, khu biệt với các từ điển giải thích khác về đối tượng sử dụng. Khi đề cập đến khái niệm Từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học, chúng ta gặp phải hai khái niệm cần xác định rõ để định vị được đối tượng nghiên cứu, đó là khái niệm từ điển học sinh và từ điển giáo khoa. Theo Dương Kỳ Đức [4], từ điển học sinh và từ điển giáo khoa là hai loại từ điển khác nhau. Từ điển học sinh là “thứ tra cứu thêm để phục vụ việc học tập không phải chỉ môn tiếng (tiếng mẹ đẻ, tiếng nước ngoài), mà cả các môn khác nữa (như toán, lí, hóa, văn…)” và người học “có thể dùng hoặc không”. Còn từ điển giáo khoa “chỉ là từ điển dạy tiếng”. Theo sự khu biệt này, ông đã xếp các cuốn từ điển sau vào loại từ điển học sinh: Từ điển học sinh (cấp II), Từ điển giáo khoa tiếng Việt (tiểu học); Từ điển trái nghĩa tiếng Việt, dùng cho nhà trường; Sổ tay chính tả học sinh, một số từ điển tiếng nước ngoàitiếng Việt hoặc tiếng Việt-tiếng nước ngoài, loại nhỏ... Trong khi Dương Kỳ Đức xếp cuốn Từ điển giáo khoa tiếng Việt (tiểu học) vào loại từ điển học sinh thì các tác giả của nó lại không quan niệm như vậy. Họ viết trong Lời nói đầu: “Sách này thuộc loại từ điển giáo khoa, bởi vì nó miêu tả từ ngữ với mục đích để học tiếng Việt, không đơn thuần chỉ để tra cứu. Và do đó, nó là một tài liệu học tập, cùng với các sách giáo khoa Tiếng Việt làm thành một chỉnh thể giáo khoa Tiếng Việt dùng cho học sinh tiểu 21 học” [Lời dẫn, 48]. Như vậy là ở đây, chúng ta thấy có sự đồng nhất trong cách hiểu về khái niệm từ điển giáo khoa nhưng lại không có sự nhất trí về cách xếp loại cuốn từ điển cụ thể này giữa hai nhóm tác giả. Các tác giả Dictionary of Lexicography lại có quan niệm khác. Họ định nghĩa: “Từ điển giáo khoa: một công trình tra cứu được biên soạn chuyên dành cho nhu cầu dạy và học thực hành tiếng của giáo viên và học sinh. Sự phân biệt thường có giữa một cuốn từ điển dành cho người bản ngữ (school dictionary) và một cuốn từ điển dành cho người phi-bản ngữ (learner’s dictionay) là vô ích” [28]. Khái niệm school dictionary (theo Dương Kỳ Đức, tương đương với từ điển học sinh) được định nghĩa như sau: “một loại từ điển được viết cho trẻ em-học sinh (school-children), các đặc trưng chung của nó là một vốn từ vựng dùng để định nghĩa được kiểm soát, một thiết kế rõ ràng và hình minh họa được coi là một bộ phận (bắt buộc). Ranh giới giữa từ điển học sinh ở một bên và các từ điển dành cho trẻ em, từ điển dành cho học sinh trung học, từ điển có mục đích phổ thông ở bên kia là không rõ ràng” [28]. Qua hai định nghĩa trên, chúng ta thấy khái niệm school dictionary tương ứng với khái niệm từ điển dành cho học sinh tiểu học (Từ điển Anh-Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. tp HCM, 1996 giải thích “child: con người ở độ tuổi nhỏ, trai hay gái ở dưới tuổi dậy thì”). Giữa từ điển giáo khoa và từ điển học sinh không có sự khu biệt như các tác giả Việt Nam quan niệm. Từ điển học sinh là một bộ phận của từ điển giáo khoa. Chúng tôi nhất trí với quan niệm này, và cũng đồng ý rằng nếu có chăng thì chỉ có sự khu biệt giữa từ điển học sinh (school dictionary: có đối tượng sử dụng là trẻ em-học sinh, bản ngữ, đối tượng nghiên cứu của luận văn này) với từ điển dành cho trẻ em nói chung (children’s dictionaries), từ điển dành cho người học tiếng (learner’s dictionary: đối tượng là người phi-bản ngữ), từ điển dành cho học sinh trung 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan