Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay

.PDF
135
2859
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ VŨ ĐỨC TRÌNH NHẬN DIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ VŨ ĐỨC TRÌNH NHẬN DIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả Luận văn VŨ ĐỨC TRÌNH 1 LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận văn “Nhận diện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay” xin chân thành cám ơn các Thầy, các Cô trong Khoa Khoa học Chính trị của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả Luận văn trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tuấn đã tận tâm, hết lòng dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn thực hiện Luận văn. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề thời sự, nhưng cũng rất phức tạp, nhạy cảm, có nội dung rộng lớn và còn tồn tại nhiều tranh luận nên nội dung Luận văn khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chuyên môn của các chuyên gia và những người quan tâm đến lĩnh vực này, giúp hoàn thiện nội dung Luận văn. Xin chân thành cám ơn. Tác giả Luận văn VŨ ĐỨC TRÌNH 2 DANH MỤC VIẾT TẮT CBĐV Cán bộ, đảng viên CHCT Cơ hội chính trị CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội DBHB “Diễn biến hòa bình” ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam HTCT Hệ thống chính trị TBCN Tư bản chủ nghĩa TCH “Tự chuyển hóa” TDB “Tự diễn biến” TLTĐ Thế lực thù địch XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ...................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ..................................................... 11 1.2. Một số xu hƣớng vận động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ............... 17 1.2.1. Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân cán bộ, đảng viên .............................. 17 1.2.2. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân chuyển sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của tập thể ...................................................................................... 18 1.2.3. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của tập thể đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của tổ chức ..................................................................................... 20 1.2.4. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” toàn bộ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa .................................. 21 1.2.5. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của hệ thống chính trị đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xã hội ............................................................................................. 22 4 CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................. 24 2.1. Một số biểu hiện của thực trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 24 2.1.1. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị .................................. 24 2.1.2. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tổ chức, đội ngũ..................................... 29 2.1.3. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về kinh tế.................................................... 36 2.1.4. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về văn hóa .................................................. 41 2.1.5. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ............................................... 44 2.2. Những yếu tố tác động dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................... 48 2.2.1. Tác động tiêu cực của mặt trái một số xu hướng chủ đạo trên thế giới dưới sự chi phối của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn quốc tế ................................................. 48 2.2.2. Lợi dụng tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam ............................................................ 51 2.2.3. Trong nội bộ ta còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, hạn chế dẫn đến tình trạng suy thoái nội bộ nghiêm trọng, kéo dài ..................................................................... 57 2.2.4. Những nhược điểm của hệ thống chính trị chậm được khắc phục ................ 60 2.3. Một số vấn đề đang đặt ra đối với cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay ........................................ 62 2.3.1. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam là gì? ................. 62 2.3.2. Việt Nam có thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được không? .............................................................................................................. 64 2.3.3. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần bắt đầu từ đâu và tiến hành như thế nào? ............................................................................................. 65 5 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO, XU HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM ................. 67 3.1. Dự báo, xu hƣớng ............................................................................................ 67 3.1.1. Các yếu tố thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam ................. 67 3.1.2. Xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” .................................................. 69 3.2. Quan điểm chỉ đạo ........................................................................................... 71 3.2.1. Cơ sở đề ra quan điểm .................................................................................... 71 3.2.2. Nội dung các quan điểm ................................................................................. 72 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nƣớc ta thời gian tới ......................... 74 3.3.1. Cần thống nhất và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ........................................................................... 74 3.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch .......................................................................................................... 76 3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và hiệu quả công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị ............................................. 80 3.3.4. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với từng bước đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân ........................................................................... 82 3.3.5. Tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng gắn với đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên ............... 84 3.3.6. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ................................................................. 87 3.3.7. Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện và đấu tranh, xử lý “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ...................................................................... 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 93 PHỤ LỤC 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, cũng như tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho việc hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị của Đảng, hướng tới xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Đảng và nhân dân ta cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, khó khăn, thách thức, trong đó nguy hiểm hàng đầu hiện nay là vấn đề TDB, TCH. Trước Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, vấn đề TDB, TCH đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, trao đổi, thảo luận và cảnh báo ở nhiều phạm vi khác nhau, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống tạp chí khoa học của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đến năm 2011, lần đầu tiên vấn đề TDB, TCH chính thức được đề cập đến trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI với hàm nghĩa là một trong những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN Việt Nam, có thể dẫn đến sự tan vỡ HTCT như đã từng xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu trước đây: “nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào…Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, TDB, TCH có những diễn biến phức tạp” [32]. Một thời gian sau, vấn đề này lại một lần nữa được đề cập đến trong Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong nhận định: “các TLTĐ không từ bỏ âm mưu và hoạt động DBHB, thúc đẩy TDB, TCH, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”, và Trung ương Đảng yêu cầu: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các TLTĐ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội” [9]. 1 Tuy nhiên, bản chất, đặc điểm và những nguyên nhân nảy sinh, tồn tại của TDB, TCH ở nước ta hiện nay vẫn còn là một vấn đề rất mới và đang được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, do đó vẫn chưa có sự thống nhất cao cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, ưu thế tuyệt đối thuộc về CNTB, cũng như quá trình toàn cầu hóa sâu rộng trên thế giới và sự hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ của đất nước, nguy cơ TDB, TCH là vấn đề nghiêm trọng và không thể coi thường. Do đó, việc nhận diện và tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm giải quyết vấn đề TDB, TCH ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Từ các lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Nhận diện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, liên quan đến vấn đề TDB, TCH ở Việt Nam có thể nêu một số công trình, tác phẩm tiêu biểu sau: - Báo cáo tổng quan những vấn đề được nghiên cứu của đề tài KX.01.03 thuộc Chương trình khoa học công nghệ KX.01: “Đánh giá CNXH hiện thực hơn bảy thập kỷ qua - Nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu” do Giáo sư Trần Nhâm chủ nhiệm, năm 1995. - Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của CBĐV ở nước ta hiện nay” do Tiến sĩ Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm, năm 2005. - Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: “Về nguy cơ thoái hóa của đảng cầm quyền - Vấn đề và giải pháp” do Giáo sư Trần Thành làm chủ nhiệm, 2005. - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ: “Sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận CBĐV ở nước ta hiện nay và những giải pháp ngăn ngừa, khắc phục” do Tiến sĩ Nguyễn Trần Thành làm chủ nhiệm, năm 2006. - Sách tham khảo: “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong CBĐV” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ 2 Văn Phúc và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Thạo đồng Chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2011. - Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Phòng, chống TDB, TCH trong tình hình hiện nay” của Bộ Công an, năm 2013. - Cuốn sách “Phòng, chống TDB, TCH trong CBĐV hiện nay” gồm 48 bài tham luận được tuyển chọn từ Hội thảo cùng tên do Tạp chí Cộng sản, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp tổ chức, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản, năm 2013. - Cuốn sách “Nhận diện về TDB, TCH và giải pháp đấu tranh ngăn chặn” do Cao Văn Thống (chủ biên) cùng Sa Thị Hồng Lan và Phạm Văn Đức sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản, năm 2013. Bên cạnh các tài liệu trên còn có một số lượng không nhỏ các bài viết, bài tham luận được đăng tải rộng rãi trên nhiều tạp chí khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng, đề cập đến nhiều khía cạnh của TDB, TCH ở nước ta, chủ yếu xuất hiện sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và sau Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề TDB, TCH ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 .Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận diện một số biểu hiện của thực trạng TDB, TCH ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống TDB, TCH ở Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về TDB, TCH ở Việt Nam hiện nay; nhận diện thực trạng và các nhân tố tác động đến TDB, TCH. Trên cơ sở đó, luận văn dự báo, nhận định xu hướng, đề ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đấy đấu tranh phòng, chống TDB, TCH ở Việt Nam trong thời gian tới. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về TDB, TCH ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Ở Việt Nam. - Về thời gian: từ năm 2001 (thời điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc của ĐCSVN lần thứ IX và Nghị quyết số 07 của Đảng về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế) đến năm 2013. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về TDB, TCH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời, còn sử dụng các phương pháp khoa học cụ thể của khoa Chính trị học, Xã hội học, Sử học, Khoa học thống kê... 6. Đóng góp của luận văn Thông qua quá trình thực hiện luận văn, tác giả góp phần làm rõ bản chất, đặc điểm và nguyên nhân nảy sinh, tồn tại của TDB, TCH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyền hóa” ở nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với bố cục như sau: Chƣơng 1: Lý luận về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 2: Nhận diện thực trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Dự báo, xu hướng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, tự chuyển hóa ở Việt Nam 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm, đặc điểm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Theo từ điển Tiếng Việt: “tự” biểu thị hoạt động do chủ thể tiến hành không nhờ đến kẻ khác hoặc biểu thị ý nghĩa phản thân; “diễn biến” là biến đổi theo chiều hướng nào đó; “chuyển hóa” là biến đổi từ dạng này, hình thái này sang dạng khác, hình thái khác. Có thể hiểu: TDB là quá trình biến đổi chính mình theo một hướng nào đó của chủ thể tiến hành. TCH là quá trình một chủ thể tiến hành làm thay đổi chính mình từ dạng này, hình thái này sang một hình thái khác, dạng khác. Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, hầu hết các văn kiện, nghị quyết của Đảng sử dụng chủ yếu là thuật ngữ “thoái hóa”, “biến chất” hoặc “suy thoái nội bộ”, “suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống” để chỉ một hiện tượng đặc biệt nguy hiểm đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ CBĐV và một số tổ chức cơ sở đảng. Trước năm 2005, thuật ngữ TDB, TCH đã được đề cập trong các tài liệu liên quan đến âm mưu chiến lược DBHB của các TLTĐ, trong đó hiện tượng này là một hệ quả hoặc mục tiêu cần đạt được của DBHB nhưng hầu hết các tài liệu đều không giải nghĩa một cách rõ ràng và cách sử dụng thuật ngữ này cũng không thống nhất, như: TDB, tự DBHB, tự chuyển hóa, tự chuyển hóa hòa bình… Tháng 1/2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch” do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chủ biên. Trong cuốn sách có đăng bài tham luận “Cảnh giác với TDB” của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ TDB được đề cập và giải thích rõ nghĩa trong một báo cáo khoa học như là một vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vấn đề TCH. Theo tác giả: “TDB là khái niệm chỉ sự vận động bên trong của mọi sự vật, hiện tượng… Khái niệm TDB chúng ta bàn ở 5 đây là khái niệm chỉ trạng thái, quá trình tự tan rã của một sự vật, làm cho sự vật đó không còn là nó nữa mà trở thành sự vật khác, không phải trên một trình độ phát triển cao hơn, tiến bộ hơn mà sự vật ấy khác hẳn về chất theo hướng tiêu cực” [10]. Năm 2005, Tạp chí Nghệ thuật quân sự tháng 5-6/2005, đăng bài viết “Phòng, chống DBHB và tự DBHB” của Tiến sĩ Phạm Đình Đảng. Đây là lần đầu tiên vấn đề TDB được giải thích một cách rõ ràng trong mối quan hệ với DBHB: “Tự DBHB” là quá trình làm chuyển hoá từ nội bộ từ bên trong các quốc gia bị “DBHB” theo hưởng có lợi cho lộ trình cuộc chiến tranh “DBHB” của các TLTĐ với xu thế độc lập tự do và CNXH trong thời đại hiện nay” [33]. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề TCH và vẫn sử dụng thuật ngữ “tự DBHB”. Ngày 10/4/2009, Tạp chí Tuyên giáo đăng bài viết “Đấu tranh với những biểu hiện TDB, bảo đảm an ninh tư tưởng trong tình hình mới” của tác giả Phan Xuân Biên - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên, vấn đề TDB và những biểu hiện của nó được đăng tải công khai trên một phương tiện thông tin đại chúng của Đảng, chứ không giới hạn trong giới khoa học như trước đây. Trong bài viết này, tác giả không sử dụng cụm từ TCH và cũng không giải thích rõ khái niệm TDB [16]. Ngày 24/04/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 34/CT-BBT về “Tăng cường đấu tranh với âm mưu, hoạt động DBHB của các TLTĐ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa”. Đây là lần đầu tiên, cụm từ TDB, TCH trong đó đã đề cập một cách đầy đủ trong một văn kiện của một cơ quan trung ương của Đảng: “Ở nước ta, trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các TLTĐ ráo riết đẩy mạnh chiến lược DBHB, thúc đẩy TDB, TCH và “xâm lăng văn hóa” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN và bản sắc văn hóa Việt Nam”[6]. Mặc dù vậy, Chỉ thị không giải thích rõ nghĩa của thuật ngữ này. Sau đó, ngày 25/6/2009, Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng và cho lưu hành nội bộ Đề cương tuyên truyền Chỉ thị 34/CT-BBT về “Tăng cường đấu tranh với âm mưu, hoạt động DBHB của các TLTĐ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” cũng đề cập đến vấn đề TDB, TCH và đã chỉ rõ thực trạng tình hình TDB trong nội bộ do tác động của âm mưu DBHB trên lĩnh vực tư tưởng của các TLTĐ [12]. 6 Tháng 3/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCSVN được tổ chức và ra Nghị quyết, trong đó nhận định: “Nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào... Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, TDB, TCH có những diễn biến phức tạp” [32]. Đây là lần đầu tiên, cụm từ TDB, TCH xuất hiện trong một văn kiện cao nhất của Đảng và được đánh giá là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Tháng 4/2011, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc của ĐCSVN lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng” do Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Viết Thông đồng chủ biên. Các tác giả định nghĩa: “TDB là sự thay đổi ngay từ trong nội bộ, sự thay đổi theo chiều hướng xấu, chiều hướng tiêu cực… TCH là hậu quả tất yếu của quá trình TDB nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đó là thời điểm đã có sự chuyển hóa, thay đổi về bản chất” [104]. Năm 2012, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) ra Nghị quyết số 12-NQ/TW: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong phần thứ năm - nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng xác định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các TLTĐ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ Đảng” [9]. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, thuật ngữ TDB, TCH trở nên phổ biến và trở thành chủ đề được nghiên cứu, thảo luận, công bố trên nhiều tạp chí và hội thảo khác nhau, tạo nên tình trạng “trăm hoa đua nở”. Để thống nhất nhận thức và hành động, Bộ Công an đã tổ chức hội thảo “Phòng, chống TDB, TCH trong tình hình hiện nay” và sau đó, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội thảo “Phòng, chống TDB, TCH trong CBĐV hiện nay” để tập hợp ý kiến đi đến tạo một sự thống nhất chung. 7 Có thể nhận thấy, cho đến thời điểm hiện nay, TDB, TCH là một vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm khá rộng rãi của giới chính trị, an ninh và các nhà lý luận; nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra để góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu này. Tuy nhiên, tình hình chung là vẫn chưa có một công trình khoa học hoàn chỉnh về vấn đề này, nhất là chưa có một khái niệm thống nhất từ cơ quan lãnh đạo của Đảng. - Theo nghĩa rộng, TDB, TCH là sự vận động tự thân của mọi sự vật, hiện tượng hướng tới sự biến đổi chính mình từ một hình thái này, dạng này sang một hình thái khác, dạng khác. Theo nghĩa này, TDB, TCH là hiện tượng mang tính phổ biến, diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy với hàm nghĩa là quá trình sự vật, hiện tượng tự phủ định chính mình để biến đổi sang một hình thái khác, dạng khác. Nguyên nhân dẫn đến TDB, TCH là do sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự hình thành các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Những mặt đối lập này mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, tạo động lực làm cho sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chiều hướng biến đổi phụ thuộc vào kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập ở bên trong sự vật, hiện tượng và trong mối liên hệ với các yếu tố khác ở bên trong hoặc bên ngoài sự vật, hiện tượng đó nhằm giải quyết mâu thuẫn nội tại. Do đó, TDB, TCH luôn là quá trình lâu dài tuân theo quy luật tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại (“tích lượng đổi chất”), và khi lượng tích lũy đến một giới hạn nhất định (điểm nút), sự vật, hiện tượng thực hiện bước nhảy, chuyển hóa thành hình thái khác, dạng khác. - Tiếp cận dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội, TDB, TCH là thuật ngữ chính trị dùng để chỉ quá trình vận động, biến đổi tự thân của một hình thái kinh tế - xã hội thành một hình thái kinh tế - xã hội có bản chất, hình thức và tổ chức hoạt động khác hẳn với hình thái kinh tế - xã hội cũ. Ở cách tiếp cận này, TDB, TCH chỉ sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong sự vận động, phát triển tự thân của một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể để chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội có bản chất khác so với hình thái kinh tế - xã hội cũ. Sự vận động, biến đổi này phản ánh và 8 tuân theo quy luật về mối quan hệ biện chứng khách quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nếu xu hướng vận động, biến đổi của hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng tiến bộ, phát triển, đi lên thì TDB, TCH mang tính cách mạng và ngược lại, theo chiều hướng phản tiến bộ, phản phát triển, thụt lùi thì TDB, TCH mang tính phản cách mạng. - Theo cách tiếp cận của các nhà khoa học lý luận chính trị và quan điểm của Đảng ta hiện nay, TDB, TCH là thuật ngữ chính trị - an ninh có hàm nghĩa tiêu cực, dùng để chỉ quá trình vận động, biến đổi của HTCT Việt Nam theo hướng hình thành chế độ CTXH TBCN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Với cách hiểu này, TDB, TCH thực chất là quá trình chế độ CTXH XHCN phát triển chệch hướng dẫn đến sự tan rã, tiêu vong của XHCN hiện thực ở nước ta để phát triển đi theo con đường TBCN - một hiện tượng CTXH đã từng xảy ra trong thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, dẫn đến sự sụp đổ, tan rã của HTCT XHCN hiện thực trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Quá trình này thường có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở sự suy yếu đi đến mất vai trò lãnh đạo của ĐCSVN cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội, hình thành thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở nước ta. Một điểm đáng chú ý nữa là TDB, TCH thường chỉ xảy ra trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở những nước đi theo con đường phát triển XHCN nhưng chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN, thường là chế độ tiền tư bản, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN để tiến thẳng lên CNXH. Ngoài ra, TDB, TCH còn mang ý nghĩa “tự thân”, nghĩa là do chính những yếu tố nội tại trong hệ thống CTXH XHCN thực hiện, quyết định, chi phối trong sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng của những yếu tố TBCN bên ngoài, chủ yếu là âm mưu, hoạt động DBHB của các TLTĐ. Nói cách khác, đó là quá trình hệ thống CTXH XHCN “tự tha hóa” để chuyển đổi thành mặt đối lập với chính mình - hệ thống CTXH TBCN với thiết chế CTXH đa nguyên, đa đảng, trong đó ĐCSVN mất địa vị cầm quyền, trở thành đảng đối lập, thậm chí bị cấm hoạt động, đặt ra ngoài vòng 9 pháp luật… Những yếu tố nội tại dẫn đến TDB, TCH bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là những yếu tố XHCN và TBCN. Hai yếu tố này mang tính đối lập với nhau nên mâu thuẫn và đấu tranh với nhau gay gắt, quyết liệt, lâu dài, trong đó các yếu tố TBCN tăng lên và ngày càng lấn át các yếu tố XHCN đang suy yếu, phai nhạt dần. Đến một thời điểm, khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, yếu tố XHCN bị đánh bại, yếu tố TBCN hoàn toàn thắng thế sẽ diễn ra quá trình TCH từ chế độ CTXH XHCN sang TBCN. Như vậy, giữa TDB và TCH có mối quan hệ chuyển tiếp rất tự nhiên: TCH là hệ quả và là bước phát triển cao hơn (tiếp theo) của TDB; TDB tất yếu sẽ dẫn đến TCH nếu không được ngăn chặn kịp thời. Hai bước này không đơn giản là bước này nối tiếp bước kia mà có sự đan xen, tác động qua lại. TDB càng nhanh thì càng nhanh chóng dẫn đến TCH và ngược lại, một khi đã sa chân vào TCH thì lại càng thúc đẩy TDB sâu sắc hơn. Nghiên cứu về TDB, TCH còn một trường hợp nữa là hệ thống CTXH XHCN ở nước ta cũng có thể bị chệch hướng trở về với chế độ phong kiến - cũng là một chế độ CTXH đối lập với chế độ CTXH XHCN, nhưng khả năng này rất khó xảy ra nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn không đề cập đến khả năng này. Cũng trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng chính trị tiêu cực này, trong nhiều tài liệu khác nhau cũng xuất hiện nhiều thuật ngữ có liên quan mà trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến nhầm lẫn về mặt nhận thức, do đó cần phải liệt kê, phân biệt. Một là, cần phân biệt TDB, TCH với DBHB. DBHB là thuật ngữ xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dùng để chỉ cuộc chiến tranh phản cách mạng do chủ nghĩa đế quốc và các TLTĐ CNXH tiến hành, sử dụng tổng hợp các lực lượng, phương tiện, biện pháp, trước hết và chủ yếu là phi vũ trang nhằm vào các nước XHCN nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và xóa bỏ chế độ XHCN, hướng lái các nước này phát triển theo con đường TBCN. Như vậy, TDB, TCH và DBHB có chung một đích đến nhưng khác nhau về chủ thể tiến hành. Chủ thể của DBHB là chủ nghĩa đế quốc và các TLTĐ CNXH, nghĩa là ở bên ngoài HTCT XHCN, còn TDB, TCH do đối tượng là chính những CBĐV và các tổ chức trong HTCT XHCN tiến hành. Ở một khía cạnh khác, có thể coi TDB, TCH là một mục 10 tiêu trực tiếp hướng đến, một giai đoạn trong chiến lược DBHB, nghĩa là DBHB hướng đến tạo ra TDB, TCH trong lòng chế độ XHCN và TDB, TCH, đến lượt nó sẽ tự hoàn thành mục đích của DBHB. Hai là, cần phân biệt TDB, TCH với đổi mới, phát triển. Trong thực tiễn đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện nhiều luận điểm sử dụng thuật ngữ “đổi mới kinh tế”, “đổi mới chính trị”… của các TLTĐ CNXH, đặc biệt là các đối tượng CHCT, đòi Đảng ta phải thay đổi chế độ chính trị, từ bỏ nền tảng tư tưởng và lý luận của mình, thay vào đó bằng những chế độ chính trị khác với nền tảng tư tưởng khác, thực chất là TDB, TCH. Tuy nhiên, đổi mới và phát triển luôn mang ý nghĩa tích cực, nghĩa là nâng HTCT, nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ XHCN lên một tầm cao mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu cấp bách của thực tiễn và lý luận cách mạng. Vì vậy, TDB, TCH là đối lập, thù địch với đổi mới và phát triển, là bạn đồng hành của giáo điều, bảo thủ, trì trệ. Ba là, cần phân biệt TDB, TCH với “tự suy thoái”, “quan điểm sai trái, thù địch”. Suy thoái là quá trình sút kém dần, tạo ra những khoảng trống để các yếu tố TBCN có thể len lỏi, phát sinh, phát triển, do đó suy thoái chính là tiền đề dẫn đến TDB, TCH, tuy nhiên suy thoái không phải là TDB, TCH nếu như không có sự xuất hiện của yếu tố TBCN, nói cách khác TDB, TCH phải xuất hiện đồng thời 2 yếu tố XHCN và TBCN. Quá trình TDB, TCH thường biểu hiện ra ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có sự xuất hiện và lan rộng các “quan điểm sai trái, thù địch” với CNXH, do đó các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những hình thức biểu hiện bằng hành vi của TDB, TCH, còn TDB, TCH chính là bản chất quyết định sự xuất hiện và củng cố các quan điểm sai trái, thù địch, vì vậy có thể nhận diện được TDB, TCH thông qua theo dõi, nắm bắt các quan điểm sai trái, thù địch. 1.1.2. Đặc điểm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một nguy cơ thường trực, diễn ra lâu dài và là biểu hiện phản ánh kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 11 Phạm trù thời kỳ quá độ được C.Mác nêu ra trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôtha là:”Giữa xã hội TBCN và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, V.I. Lênin đã nói một cách cụ thể hơn về thời kỳ quá độ: “Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả CNTB lẫn CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có”. Và, V.I. Lênin, nói rõ hơn: “về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa CNTB và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu” [60]. Như vậy, theo các nhà kinh điển, quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản. Đó là thời điểm đồng thời cùng tồn tại những đặc điểm, đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội TBCN và cộng sản chủ nghĩa và diễn ra cuộc đấu tranh giữa CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu. Thấm nhuần những tư tưởng căn bản của các nhà kinh điển về thời kỳ quá độ, Đảng ta khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã ở nước ta “… là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” [32]. Theo sự khái quát của Đảng, thời kỳ quá độ đó là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới. Căn cứ vào tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ta hiện nay, có thể hiểu “cái mới” là các yếu tố XHCN, còn “cái cũ” bao gồm: những tàn dư của xã hội tiền tư 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan