Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở...

Tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở việt nam

.PDF
116
887
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THANH HƢƠNG NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CÁC NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THANH HƢƠNG NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CÁC NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Mã số : Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Amie Pollack TS.Trần Văn Công HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý Trường Đại học Giáo dục đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi đến người hướng dẫn khoa học, TS. Amie Pollack và TS. Trần Văn Công lời biết ơn sâu sắc và sự quý trọng nhất về những định hướng quan trọng và đặc biệt là về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên các trường Đại học, các trường Cao đẳng, và Bệnh viện Tâm thần TW1 trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì đã luôn bên tôi, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 2014 Tác giả Trịnh Thanh Hƣơng i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT ABA Applied Behavior Analysis - Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng BSĐK Bác sĩ đa khoa CĐ Cao đẳng DSM Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần (của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ) ĐH Đại học ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐTB Điểm trung bình GDĐB Giáo dục đặc biệt KCAHW Knowledge about Childhood Autism among Health Workers Bảng hỏi về tự kỷ trẻ nhỏ dành cho nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn LĐXH Lao động Xã hội SKTT Sức khỏe tâm thần SL Số lượng SP Sư phạm STAT Screening Tool for Autism in Toddlers and Young Children – Công cụ sàng lọc tự kỷ ở trẻ tập đi và trẻ nhỏ TK Tự kỷ TLH Tâm lý học TS. Tiến sĩ TT Tâm thần TW Trung Ương UNICEF Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục các ký hiệu, chữ cái viết tắt ............................................................. ii Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ ..................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức .................................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu về tự kỷ........................................................................ 10 1.2.3. Các nghiên cứu nhận thức về tự kỷ ....................................................... 14 1.2. Một số vấn đề về lý luận .......................................................................... 16 1.2.1. Nhận thức .............................................................................................. 16 1.2. 2. Rối loạn phổ tự kỷ ................................................................................ 23 1.2.3. Nhận thức về tự kỷ ................................................................................ 31 1.3. Sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam .................................. 32 1.3.1. Ngành chăm sóc SKTT ......................................................................... 32 1.3.2. Sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ...................................... 32 1.3.3. Cách tiếp cận với tự kỷ của các ngành chăm sóc SKTT....................... 36 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 41 2.1. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 41 2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ................................................................ 41 2.1.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu.......................................... 41 iii 2.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 42 2.2.1. Trường Đại học Lao động - Xã hội ....................................................... 43 2.2.2. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn .................................... 44 2.2.3. Trường đại học Sư phạm Hà Nội .......................................................... 45 2.2.4. Trường Đại học Giáo Dục- ĐH Quốc Gia Hà Nội ............................... 45 2.2.5. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương .............................................. 46 2.2.6. Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 ..................................................... 46 2.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 47 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 49 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 49 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 49 2.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 50 2.4.4. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 51 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 52 3.1. Mô tả nhận thức của sinh viên về tự kỷ ................................................... 52 3.1.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên ..................................................... 52 3.1.2. Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ .............................................. 53 3.1.3. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ .................................... 56 3.1.4. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng, biểu hiện tự kỷ ..................... 57 3.1.5. Nhận thức của sinh viên về khả năng của trẻ tự kỷ .............................. 61 3.1.6. Nhận thức của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ ................................. 65 3.2. Mối quan hệ giữa các đặc điểm của sinh viên và nhận thức về tự kỷ ..... 74 3.2.1.Mối quan hệ giữa chuyên ngành, thời lượng học và nhận thức tự kỷ ... 74 3.3.2. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc và nhận thức về tự kỷ ........... 78 iv 3.3. Nhận thức sai lầm về tự kỷ ...................................................................... 79 3.3.1. Nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ ..................................................... 79 3.3.2. Nhận thức sai về biểu hiện tự kỷ ........................................................... 80 3.3.3. Nhận thức sai về tiên lượng phát triển ở trẻ tự kỷ ................................ 82 3.3.4.Nhận thức sai của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ ............................. 83 3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 91 1.Kết luận ........................................................................................................ 91 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 PHỤC LỤC .................................................................................................. 101 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng sinh viên theo trường ...................................................... 42 Bảng 2.2. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu ................................... 47 Bảng 2.3. Tuổi khách thể nghiên cứu ............................................................. 48 Bảng 3.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên .............................................. 53 Bảng 3.2. Nguồn thông tin mà qua đó sinh viên biết đến tự kỷ ..................... 54 Bảng 3.3. Chương trình học về tự kỷ ............................................................. 55 Bảng 3.4. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ.............................. 56 Bảng 3.5. Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ ................................... 58 Bảng 3.6. Nhận thức về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ .............................. 61 Bảng 3.7. Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ ............................... 64 Bảng 3.8. Nhận thức của sinh viên về cách thức điều trị cho trẻ tự kỷ .......... 66 Bảng 3.9. Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp ....................................... 68 Bảng 3.10. Nhận thức của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ ................................ 70 Bảng 3.11. Các chuyên ngành cho rằng Đáng tin cậy .................................... 71 Bảng 3.12. Nhận thức của sinh viên về đánh giá triệu chứng tự kỷ ............... 72 Bảng 3.13. Nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ ............................................ 80 Bảng 3.14. Nhận thức sai về biểu hiện tự kỷ .................................................. 81 Bảng 3.15. Nhận thức sai về khả năng phục hồi ở trẻ tự kỷ ........................... 82 Bảng 3.16. Nhận thức sai về cách thức hỗ trợ ................................................ 84 Bảng 3.17. Nhận thức sai về nghề................................................................... 85 Bảng 3.18. Nhận thức sai của sinh viên về việc đưa ra chẩn đoán cho tự kỷ................................................................................................................. 86 Bảng 3.19. Nhận thức sai của sinh viên trong đánh giá cho trẻ tự kỷ ............ 87 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Số lượng sinh viên theo trường .................................................. 43 Biểu đồ 2.2. Kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ............................................ 48 Biểu đồ 2.3. Khả năng làm việc với tự kỷ sau khi ra trường .......................... 49 Biểu đồ 3.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên .......................................... 52 Biểu đồ 3.2. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng tự kỷ ............................ 57 Biểu đồ 3.3. Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ ............................... 60 Biểu đồ 3.4. Nhận thức về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ.......................... 63 Biểu đồ 3.5. Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ ........................... 65 Biểu đồ 3.6. Nhận thức của sinh viên về cách điều trị cho trẻ tự kỷ .............. 67 Biểu đồ 3.7. Sinh viên hiểu về khả năng nghề nghiệp ................................... 69 Biểu đồ 3.8. Đánh giá của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ ................................ 71 Biểu đồ 3.9. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng tự kỷ ............................ 73 Biểu đồ 3.10. Đặc điểm sinh viên các chuyên ngành với nguyên nhân tự kỷ................................................................................................................. 74 Biểu đồ 3.11. Đặc điểm sinh viên với nhận thức về biểu hiện tự kỷ .............. 75 Biểu đồ 3.12. Đặc điểm sinh viên và nhận thức về khả năng phục hồi ......... 76 Biểu đồ 3.13. Đặc điểm sinh viên với nhận thức về cách thức hố trợ trẻ tự kỷ ............................................................................................................... 77 Biều đồ 3.14. Đặc điểm sinh viên với nhận thức trong đánh giá về tự kỷ ............. 78 Biểu đồ 3.15. Đặc điểm sinh viên với kinh nghiệm làm việc ........................ 79 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương và rất cần sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ. Vì vậy bất cứ vấn đề gì xuất hiện ở trẻ đều nhận được sự quan tâm của toàn xã hội cũng như từ phía cha mẹ. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em do tổ chức UNICEF đã được công bố ngày 20/11/1989 nhằm mục đích đảm bảo mọi quyền lợi cho tất cả trẻ em trên thế giới. Ngoài các trẻ em phát triển bình thường thì còn không ít trẻ gặp khó khăn về phát triển ví dụ như vấn đề hành vi, rối loạn phát triển, vấn đề trí tuệ, đặc biệt tự kỷ1 là một rối loạn phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của một con người, bao gồm tâm lý, thể chất, học tập, lao động, khả năng sống độc lập, khả năng lập gia đình, v.v. Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề trẻ em bị tự kỷ đã nhận được nhiều sự quan tâm bởi cộng đồng xã hội, bởi các phương tiện thông tin và truyền thông khởi đầu là các bài viết trên các trang web thông tin Vnexpress, Dân trí, VietnamNet như “Thần đồng có thể là dấu hiệu của tự kỷ” của tác giả Thanh Nhàn 9/8/2006 [52]; “Đau lòng con tự kỷ không được đến trường của tác giả” Nam Phương 30/3/2009[50]; “Phát hoảng vì tưởng nhầm con bị tự kỷ” của tác giả Vương Linh 2/4/2010 [48]; “Truân chuyên nuôi con tự kỷ” của tác giả Phan Giang 3/4/2012 [54]; “Trẻ tự kỷ dễ bị chẩn đoán sót” của tác giả Phương Trang 23/5/2013 [49]. Đặc biệt phải kể đến bài viết của tác giả Lâm Hà 28/7/2013 với tiêu đề “Trẻ tự kỷ - gập ghềnh đường tới hòa nhập” cho rằng “Ở Việt Nam, số gia đình có con tự kỷ ngày càng nhiều, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu trẻ tự kỷ 1-3 tuổi được can thiệp kịp thời về y tế, giáo dục, các em sẽ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Song, 1 Tự kỷ (Autism) hay Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) được sử dụng thay thế cho nhau và cùng chỉ một dạng vấn đề. Theo Tổ chức Tự kỷ Lên tiếng - Autism Speaks (2013). http://www.autismspeaks.org/what-autism 1 công việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ hiện còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề đội ngũ giáo viên chuyên biệt” [55]. Sự quan tâm của xã hội nói chung, và đặc biệt là của cộng đồng các gia đình có trẻ bị tự kỷ đã tạo áp lực khiến các nhà chuyên môn và giới khoa học bắt đầu vào cuộc. Các lĩnh vực khoa học chính liên quan đến tự kỷ bao gồm tâm lý học, tâm thần học, giáo dục đặc biệt và công tác xã hội. Nhà chuyên môn của các lĩnh vực này bắt đầu thực hiện các nghiên cứu khoa học về tự kỷ, đưa các môn liên quan đến tự kỷ và chương trình giảng dạy cho sinh viên, và bước đầu xuất hiện những hoạt động chuyên môn hướng ra cộng đồng cũng như các hoạt động nâng cao nhận thức cho các gia đình có người bị tự kỷ, không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức đúng về tự kỷ mà còn nâng cao nhận thức về tự kỷ trong xã hội. Tuy vậy có vẻ như trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ chưa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình và của xã hội, được thể hiện qua kết quả của nhiều các nghiên cứu, các bài báo như: Bài viết của tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh Hương trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011) với tiêu đề “Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay” đã cho rằng chẩn đoán về tự kỷ chưa đúng, còn nhiều sự nhầm lẫn do ở Việt Nam ai cũng có thể chẩn đoán tự kỷ. Từ những nhà giáo dục đặc biệt, cử nhân tâm lý, thậm chí cả những người không có chuyên môn. Tác giả đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam nên xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về tâm bệnh trẻ em, có đủ chuyên môn và năng lực để chẩn đoán như bác sĩ nhi và tâm thần, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà giáo dục đặc biệt, nhà công tác xã hội, nhà trị liệu lâm sàng [9]. Trong những nghiên cứu về nhận thức hay hiểu biết về tự kỷ, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, trong luận văn thạc sĩ tâm lý lâm sàng thực hiện tại trường ĐH Giáo dục năm 2013 với tiêu đề “Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở Thành phố Hà Nội”, đã thực hiện nghiên cứu trên 72 bố mẹ trẻ tự kỷ. Kết quả cho thấy đa số cha mẹ trẻ tự kỷ đều có kiến 2 thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhưng nhận thức chưa sâu, kiến thức chuyên môn còn chưa nhiều [3]. Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có bài viết “Bất cập trong giáo dục trẻ tự kỷ hiện nay” đăng trên báo Giáo dục thời đại 6/6/2013. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ và khoảng 30% trẻ có trí tuệ phát triển bình thường. Do đó viê ̣c chăm chữa và giáo du ̣c cho trẻ tự kỷ là mô ̣t điề u hế t sức khó khăn và phức ta ̣p. Trong khi đó cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có đội ngũ cán bộ y tế, tâm lý, giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ tự kỷ [56]. Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, việc tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao dẫn tới hiện trạng này là điều cần thiết. Một trong những lý do có thể là chương trình đào tạo dành cho những nhà chuyên môn ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều vấn đề, và hầu hết sinh viên chỉ được học về tự kỷ như là được đề cập tới thông qua các môn học khác, chứ chưa có môn học riêng về tự kỷ. Điều này có thể dẫn tới nhận thức của sinh viên các ngành này trong nhà trường còn chưa đúng, còn nhiều hạn chế. Tuy vậy các nghiên cứu về tự kỷ với các nội dung khác nhau, mang tính cấp thiết đã được tiến hành nhưng hầu hết chưa mang tính hệ thống. Các nghiên cứu về nhận thức và hiểu biết tự kỷ còn hạn chế, vì vậy tự kỷ tuy được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây, nhưng để hiểu đúng về tự kỷ còn cần nhiều các nghiên cứu hơn nữa. Theo tìm hiểu của chúng tôi chưa có một nghiên cứu chính thức nào cho vấn đề nhận thức về TK của sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi lấy vấn đề “Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về TK của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam. - Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, tiên lượng phát triển, khả năng phát triển, trên cơ sở đó đưa ra những chẩn đoán, đánh giá đúng về tự kỷ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các tài liệu liên quan về nhận thức và rối loạn phổ tự kỷ để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu, tìm hiểu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành Tâm lý, Tâm lý lâm sàng, Chuyên khoa tâm thần, Công tác xã hội, Giáo dục đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT. “Sinh viên” trong nghiên cứu này bao gồm cả tất cả những người đang đi học ở các chương trình đào tạo chính quy tại các trường hay các viện. Vì vậy trong nghiên cứu này “sinh viên” bao gồm cả sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học và học viên cao học. 5. Giới hạn đề tài - 260 sinh viên các ngành Tâm lý học, Tâm lý lâm sàng, Công tác xã hội, chuyên khoa Tâm Thần, Giáo dục đặc biệt đang theo học tại các trường ĐH KHXH& NV, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN, ĐH Lao động Xã hội, Bệnh viên Tâm thần TW1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TW. - Tất cả các trường và bệnh viện nằm trong khảo sát của đề tài đều nằm trên địa bàn Hà Nội. 4 6. Giả thuyết nghiên cứu - Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhiều sai lệch. - Nhận thức về tự kỷ của sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các ngành khác nhau thì khác nhau. - Nhận thức về tự kỷ của sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần khác nhau theo thời lượng học về tự kỷ trong chương trình học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về tự kỷ, về nhận thức, nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, v.v. 7.2. Điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu số liệu thực tế về định lượng, một bảng hỏi đo đạc nhận thức về tự kỷ sẽ được xây dựng để phát cho sinh viên các chuyên ngành đã nêu. Kết quả thu được từ phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. 7.3. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này dùng để tìm hiểu các thông tin không được hoặc không cần thiết phải thể hiện ở trong bảng hỏi, ví dụ thời lượng và môn học có liên quan đến tự kỷ của các chuyên ngành và ở các trường khác nhau. 7.4. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được dùng để xử lý số liệu định lượng một cách khoa học và khách quan. Các thông tin về số liệu sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 19. 8. Đóng góp mới của đề tài - Nghiên cứu này giúp bổ sung thêm nguồn tài liệu trong lĩnh vực tự kỷ, cụ thể là nhận thức của sinh viên các ngành chăm sóc SKTT. 5 - Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm các số liệu, kết quả thực tế về nhận thức của sinh viên các ngành này về tự kỷ. - Nghiên cứu cũng sẽ có những đề xuất cho việc cải thiện chương trình học cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành chăm sóc SKTT. 9. Độ hiệu lực - Việc điều tra dữ liệu trên nhiều ngành, nhiều trường khác nhau và các trường này là các trường đại diện trên cả nước đào tạo về chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần nên độ hiệu lực bên ngoài tốt. - Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu này tham khảo một số bảng hỏi nước ngoài và trong nước đã được phát triển và sử dụng trong nghiên cứu như Knowledge about Childhood Autism among Health Workers (KCAHW) đã được dùng để nghiên cứu về tự kỷ trẻ nhỏ dành cho nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tại Nigeria; bảng hỏi Parent’s knowledge đã được dùng để nghiên cứu hiểu biết của cha mẹ về trẻ tự kỷ trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga được thực hiện tại trường ĐH Khon Kaen, Thái Lan; bảng hỏi của tác giả Vũ Văn Thuấn - Luận văn thạc sĩ trường ĐH Giáo dục, ĐHQG HN năm 2013 nghiên cứu về thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội về trẻ tự kỷ. Vì vậy, độ hiệu lực bên trong của nghiên cứu cao vì bảng hỏi đã đo được cái cần đo. 10. Đạo đức nghiên cứu - Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, đồng ý tham gia sau khi được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu. - Thông tin mà người tham gia cung cấp được bảo mật. - Mọi số liệu được xử lý là những số liệu thực tế đã thu thập được. Mọi phân tích và diễn giải là hoàn toàn trung thực và đúng với số liệu. 6 11. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức 1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nhận thức ở con người đã được nghiên cứu từ rất xa xưa. Tuy vậy, đến thế kỷ 17, lý luận về nhận thức mới dần dần được hình thành, một số tác giả như Ph. Bêcơn đã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ đó từng bước hình thành nên lý luận nhận thức [10]. Sau đó phải kể đến tác giả Wihelm Wunt là nhà tâm lý học và sinh lý học người Đức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt. Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu. Ông đã có nghiên cứu “đo đạc trí nhớ, tư duy của con người”. Đây là các công trình nghiên cứu đầu tiên về nhận thức trong tâm lý học [21]. Tiếp đến là nhà tâm lý học người Canada, Albert Bandura, là người đã có nhiều đóng góp cho nền tảng tâm lý học đầu tiên bao gồm lý thuyết về nhận thức, trị liệu, tâm lý học nhân cách và là người có ảnh hưởng trong sự chuyển đổi từ chủ nghĩa hành vi tới tâm lý học nhận thức, ông được biết đến là người sáng tạo ra “Lý thuyết học tập xã hội” và “Lý thuyết về tự lo”nổi tiếng với thí nghiệm búp bê Bobo năm 1961 [57]. Nhà tâm lý học người Đức U. Neisser (1927-2012), người sáng lập tâm lý học nhận thức. Năm 1967 khi cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên 8 của U. Neisser, trên Tạp chí tâm lý học nhận thức thì cũng đánh dấu sự ra đời của chuyên ngành tâm lý học nhận thức vào năm 1970 [56]. Jean Piaget (1896-1980) là một nhà tâm lý học và triểt học người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em. Lý thuyết về phát triển nhận thức và góc độ nhìn nhận nhận thức luận của Piaget được gọi chung là “Nhận thức luận di truyền”. Theo ông, ngay từ khi mới sinh ra con người đã có nhu cầu tìm hiểu khám phá về nhận thức thế giới xung quanh mình. Piaget chia quá trình phát triển tri thức làm 4 giai đoạn là: giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể, giai đoạn phát triển tư duy trừu tượng. Nhìn chung, mặc dù thuyết nhận thức của Piaget còn một số hạn chế song đã cung cấp cho chúng ta một ý tưởng chung để nhìn thấy sự phong phú và phức tạp của nhận thức. Năm 1955 ông thành lập “Trung tâm quốc tế cho nhận thức luận di truyền Geneva” [16]. 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu sâu về nhận thức chưa có nhiều ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đã có chỉ dừng lại ở việc sử dụng khái niệm để xem xét nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm, thái độ, quan điểm của một nhóm người về một vấn đề gì đó. Năm 2002, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thành Nam, Khoa Tâm lý, Trường ĐHKHXH và Nhân Văn “Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em”cho thấy cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ, mới chỉ dừng lại ở việc chăm sóc về đời sống vật chất cho trẻ. Năm 2005, luận văn thạc sĩ của tác giả Lưu Văn Trà, trường ĐH KHXH&NV nghiên cứu về “Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường” kết quả cho thấy người dân Thạch Thành đã có nhận thức tương đối 9 tốt trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường [38]. Năm 2012, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Hô ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo Dục “Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận nhận thức của giáo viên về rối nhiễu hành vi ở học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học có nhận thức đúng về rối loạn hành vi bên cạnh vẫn có một số giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này và đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận thức của giáo viên cũng như cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế hành vi đó [19]. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Tuyết, khóa luận tốt nghiệp ở Khoa Tâm lý học, ĐH KHXH&NV về “Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình” kết quả cho thấy người dân hiểu về bản chất của hiện tượng bạo hành phụ nữ, nhưng chưa nhận thức được các hình thức hiểu hiện của hiện tượng bạo hành [32]. Như vậy, Việt Nam chưa thực sự có nghiên cứu riêng về bản chất của nhận thức, mà mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng khái niệm này để tìm hiểu về một chủ đề khác. 1.1.2. Các nghiên cứu về tự kỷ 1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Thuật ngữ “Autism - Tự kỷ” được đưa ra bởi nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Paul Eugen Bleuler (1859-1939). Ông là người có công đóng góp rất lớn cho những hiểu biết về bệnh tâm thần và là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Tự kỷ” 1908 khi mô tả những đặc điểm khác biệt ở trẻ em [58]. Người tiên phong trong nghiên cứu tự kỷ phải kể đến Leo Kanner, một bác sỹ tâm thần người Áo. Năm 1935, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của mình ông viết một cuốn sách giáo khoa đầu tiên xác định các lĩnh vực tâm 10 thần học trẻ em. Ông cũng là người luôn đấu tranh chống lại lạm dụng trẻ em mắc chứng tự kỷ và thiểu năng trí tuệ. Ông là nhà khoa học đầu tiên xác định rõ về tự kỷ khi mô tả các đặc điểm của một bé trai trong một bài báo có tiêu đề “Autistic Disturbances of Affective Contact”. Những mô tả ban đầu của ông đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực tâm thần học lâm sàng. Nhưng Kanner đã không xem xét trẻ bị tự kỷ từ một hình thức đầu hoặc tiền chứng tâm thần phân liệt mà ông xem xét dựa trên các dấu hiệu lâm sàng không giống nhau, không giống như tâm thần phân liệt, bệnh nhân của Kanners dường như có bệnh tự kỷ từ khi sinh ra. Năm 1943 khi nghiên cứu ở 11 trẻ em ông đã chỉ ra rằng: Các em khó khăn trong tương tác xã hội, khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong thói quen, nhạy cảm với kích thích (đặc biệt là âm thanh), sức đề kháng và dị ứng với thực phẩm, nhại lại hoặc xu hướng lặp lại lời của người nói và khó khăn trong hoạt động tự phát [59]. Tiếp đến là tác giả Bruno Bettelheim, bác sĩ nhi khoa người Mỹ, nghiên cứu với trẻ mà ông cho là tự kỷ. Ông tuyên bố rằng vấn đề ở trẻ là do “người mẹ tủ lạnh”. Tức là người mẹ không vỗ về, không quan tâm, không chăm sóc cho trẻ lúc còn nhỏ. Vì vậy trẻ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, yêu thương. Nhưng quan điểm này của Bruno đã bị Bernard Rimland là một nhà tâm lý học và phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ phản đối, Bernard cho rằng nguyên nhân bệnh tự kỷ của con trai mình không phải là do người mẹ tủ lạnh hoặc kỹ năng làm cha mẹ của vợ mình. Vì vậy mà năm 1964, Bernard Rimland đã cho xuất bản cuốn sách “Tự kỷ trẻ sơ sinh hội chứng và tác động của nó đối với một lý thuyết thần kinh của hành vi”để nói về vấn đề này [59]. Nhưng tận đến những năm 70 của thế kỷ XX, tự kỷ mới được biết đến nhiều hơn. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX các quỹ đầu tư cho giáo dục và điều trị cho trẻ em tâm thần mới bắt đầu được hình thành tại Mỹ. Trong những giai đoạn đầu tiên này nhiều bậc cha mẹ vẫn còn lẫn lộn “tự kỷ” với “chậm phát triển tâm thần” và “rối loạn tâm thần”. Đến năm 1980 các công trình nghiên cứu của Asperger mới được dịch sang tiếng Anh và xuất bản để 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan