Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( phần văn x...

Tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( phần văn xuôi

.PDF
107
2425
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- ĐOÀN THỊ HUỆ NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CÁC LỚP 6,7, 8, 9 NĂM HỌC 2008 – 2009 (PHẦN VĂN XUÔI) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Cao Đàm Hà Nội – 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: .......................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI ........................................................ 3 1.1 Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) ........................... 3 1.1.1 Đặt vấn đề tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở. ....................... 3 1.1.2 Đặt vấn đề về quá trình nhận thức ..................................................... 4 1.1.3 Đặt vấn đề về nhân cách ..................................................................... 6 1.1.4 Đặt vấn đề về năng khiếu.................................................................... 6 1.1.5 Đặt vấn đề về sự lĩnh hội, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh Trung học cơ sở. .............................................................................................. 7 1.2 Giáo dục và Dạy học .................................................................................... 8 1.2.1 Giáo dục.................................................................................................. 8 1.2.2 Dạy học ................................................................................................... 8 1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hành động dạy học ở Trung học cơ sở ....... 10 1.3 Về chủ trương của Bộ Giáo Dục đào tạo ................................................... 10 CHƯƠNG 2: ........................................................................................................ 12 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009. ................... 12 2.1 Sách giáo khoa ............................................................................................ 12 2.1.1 Sách giáo khoa lớp 6 ............................................................................ 12 2.1.2 Sách giáo khoa lớp 7 ................................................................................ 27 2.1.3 Sách giáo khoa lớp 8 ............................................................................ 34 2.1.4 Sách giáo khoa lớp 9 ............................................................................ 38 2.2 Nhận xét về chủ điểm và nội dung các bài học ......................................... 41 2.2.1 Nhận xét về cách đặt tiêu đề và phân đoạn bài học .............................. 41 2.2.2 Nhận xét về cách dùng từ ngữ.............................................................. 47 2.2.3 Nhận xét về câu .................................................................................... 61 2.2.4 Nhận xét về cách chú thích giải nghĩa ................................................. 64 2.2.5 Nhận xét cách đặt câu hỏi .................................................................... 67 2.3 Tiểu kết ....................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: CÁC THAY ĐỔI CỦA SÁCH GIÁO KHOA 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009 SO VỚI NĂM HỌC 2000-2001. .............................................. 70 3.1 Thay đổi cấu trúc bài học .......................................................................... 70 3.2 Thay đổi dấu câu ........................................................................................ 71 3.2.1 Thay đổi hợp lý ..................................................................................... 72 3.2.2 Thay đổi không hợp lý .......................................................................... 74 Không có trường hợp nào. .............................................................................. 74 3.3 Thay đổi về từ, về câu ............................................................................... 75 3.3.1 Thay đổi hợp lý ..................................................................................... 75 3.3.2 Thay đổi không hợp lý .......................................................................... 76 Không có trường hợp nào. .............................................................................. 76 3.4 Thay đổi về đoạn văn ................................................................................. 76 3.4.1 Thay đổi hợp lý ..................................................................................... 76 3.4.2 Thay đổi không hợp lý .......................................................................... 78 3.5 Thay bài trong cùng chủ điểm ................................................................... 80 3.5.1 Thay đổi hợp lý ..................................................................................... 80 3.5.2 Thay đổi không hợp lý .......................................................................... 81 3.6 Tiểu kết ....................................................................................................... 81 CHƯƠNG 4: ........................................................................................................ 83 CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ SÁCH GIÁO KHOA 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 20082009 ...................................................................................................................... 83 4.1 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với giáo viên. ....................................... 84 4.1.1 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với giáo viên lớp 6 .......................... 84 4.1.2 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với giáo viên lớp 7. ......................... 85 4.1.3 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với giáo viên lớp 8. ......................... 87 4.1.4 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với giáo viên lớp 9. ......................... 88 4.2 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với học sinh ......................................... 90 4.2.1 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với học sinh lớp 6 ........................... 90 4.2.2 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với học sinh lớp 7 ........................... 92 4.2.3 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với học sinh lớp 8 ........................... 93 4.2.4 Kết quả phỏng vấn về câu hỏi đối với học sinh lớp 9 ........................... 95 4.3 Tiểu kết ....................................................................................................... 97 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 98 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi bộ sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 mới cải cách ra đời, đã có nhiều ý kiến tranh luận khen chê về bộ sách này. Bộ Giáo dục đã có định hướng cải cách sách giáo khoa các lớp 6, 7, 8, 9 nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn cấp 2 nói riêng nhưng đến năm 2004 mới hoàn thành. Trước đây bài Ngữ văn được chia làm 3 phần học (Văn, Tiếng Việt, và Tập làm văn) với 3 bộ sách tách biệt hẳn là Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn, nhưng hiện nay theo chủ trương của Bộ Giáo dục thì cả 3 phần học này được gộp lại thành một bộ sách chung và được gọi là bài Ngữ Văn, như tên gọi: Ngữ văn lớp 6, Ngữ văn lớp 7… Đã có rất nhiều những bài viết nhận xét, đánh giá, góp ý về các phần của bộ sách hiện nay cũng như bộ sách cũ, nhưng hầu như chỉ là những bài báo, đóng góp nhỏ chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về bộ sách này. Vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài này để xem xét một cách tương đối toàn diện về các sách giáo khoa Ngữ văn cấp 2 nói chung và phần văn xuôi ngữ văn cấp 2 của năm học 2008-2009 nói riêng (Trong thực tế, chúng tôi đã khảo sát các bộ sách của những năm sau cải cách có tên “Ngữ văn” và trước cải cách có tên “Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn” (xem các phần chương trình)) – Vấn đề trọng tâm ở đây là chúng tôi muốn xem bộ sách này đã thực hiện được mục tiêu của chương trình dạy Ngữ Văn cho học sinh bậc Trung học cơ sở như thế nào. Đồng thời chúng tôi cũng có đối chiếu, so sánh với sách cũ để xem sách mới có điều gì cần nói thêm không. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những bài văn xuôi trong sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 của Nhà xuất bản Giáo dục, sau cải cách và sách Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, trước cải cách năm 2002 (Trong thực tế, chúng tôi đã khảo sát các bộ sách của những năm sau cải cách có tên “Ngữ văn” và trước cải cách có tên “Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn”) (xem các phần chương trình). - Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bài văn xuôi trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 20082009. (có so sánh, đối chiếu với sách Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn sách năm 20001 2001). Ngoài ra chúng tôi có phỏng vấn giáo viên, học sinh của trường Trung học cơ sở Vũ Lễ - xã Vũ Lễ - huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để Luận văn được hoàn thành một cách xuất sắc chúng tôi đã sử dụng kết hợp một số thủ pháp, phương pháp trong nghiên cứu ngôn ngữ học như: Thủ pháp Thống kê; Thủ pháp Phân tích; Phương pháp so sánh; Phương pháp miêu tả; và Phương pháp điều tra xã hội học. 4. Mục đích và ý nghĩa khoa học của luận văn - Mục đích: Luận văn sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về các bài văn xuôi của sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 một cách khách quan nhất. Dựa vào đó chúng tôi cũng muốn đối chiếu, so sánh thêm với sách cũ để tìm hiểu những ưu điểm, những hạn chế của sách năm học 2008-2009. Đồng thời, chúng tôi cũng mong đưa ra được một số ý kiến đóng góp, kiến nghị để giúp một phần cho người soạn sách hoàn thiện bộ sách hơn. - Ý nghĩa khoa học của luận văn: Từ những kết quả nghiên cứu khách quan của luận văn, chúng tôi chỉ mong muốn đóng góp phần nhỏ ý kiến của mình có thể giúp ích cho người biên soạn sách. Và cũng là cứ liệu xác đáng nhất cho những người nghiên cứu sau này đi sâu hơn nữa về việc tìm hiểu, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở được hoàn thiện và phù hợp nhất cho học sinh. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi gồm có các phần sau: Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở lí luận xung quanh đề tài Chương 2: Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009. Chương 3: Câu hỏi trắc nghiệm về sách giáo khoa 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009. Chương 4: Các thay đổi của sách giáo khoa 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 so với năm học 2004 -2005. Kết luận. Phụ lục. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI 1.1 Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) 1.1.1 Đặt vấn đề tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở. Học sinh Trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo“,“tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng”. Hiện nay do được ăn uống đầy đủ nên tuổi dậy thì của các em đã “kéo xuống” ở đầu bậc Trung học cơ sở. Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Các em không còn trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn người lớn, tâm trạng tồn tại song song kiểu “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”. Các em đòi hỏi mình cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi. Tuy nhiên các em học sinh Trung học cơ sở cần phát triển mọi mặt từ tình cảm, thể chất,… hơn các em học sinh tiểu học. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên được mô tả ở trên cho thấy, lứa tuổi này là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt với các em nam. Với tư cách là nơi giáo dục chính thống cho trẻ - nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô giáo cần biết về sự phát triển của học sinh, để có cách cư xử đúng đắn nhất với các em cũng như trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Có như 3 vậy, quan hệ thầy – trò mới trở thành nền tảng vững chắc, và các trò sau này cũng trở thành những người tri thức góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp hơn sánh ngang với các cường quốc năm châu. 1.1.2 Đặt vấn đề về quá trình nhận thức Quá trình nhận thức của các em Học sinh Trung học cơ sở cao hơn các em ở bậc tiểu học rất nhiều cả về sách vở lẫn kiến thức ngoài cuộc sống. Về sách vở, những kiến thức trong nhà trường các em có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, khái niệm... Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Về nhận thức ngoài xã hội các em nhận thức được vị trí của mình trong xã hội và luôn muốn tìm hiểu khám phá thế giới rộng lớn hơn trường lớp. Chính vì vậy các em ở độ tuổi mới lớn này rất dễ mắc sai lầm nếu không kịp thời gần gũi tìm hiểu các em, sát cánh cùng các em. Về trí tuệ, các em học sinh Trung học cơ sở có trí nhớ phát triển tăng dần theo từng lớp và được thay đổi về chất, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Các em hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng… Về tri giác, các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. 4 Về tư duy, hoạt động tư duy của học sinh Trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Những thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy; Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức; Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức. Từ những đặc điểm trên, cả gia đình và nhà trường nhất là các thầy cô giáo là những người gần gũi trực tiếp dạy dỗ các em nên chú ý tới các em hơn, cần phải biết nên dạy các em cái gì, điều gì, ví dụ: Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh Trung học cơ sở để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập. Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic nhưng phải chính xác những định nghĩa, những qui luật, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa. Ngoài ra cần chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập. Và cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức… Bài Ngữ Văn có nhiều lợi thế để hình thành tư duy hình tượng cho học sinh vì chữ viết được xem là một biểu tượng. Học chữ là một trong những con đường để hình thành biểu tượng. Việc tích hợp dạy Ngữ Văn được xem là biện pháp để hình thành và phát triển tư duy hình tượng văn học cho các em. Các em được rèn luyện các em sẽ biết cách xử lý mọi tình huống và độc lập trong suy nghĩ, tự phát triển mình cả trong nhà trường và ngoài xã hội. 5 1.1.3 Đặt vấn đề về nhân cách Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi Trung học cơ sở là sự hình thành tự ý thức. Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau về nội dung và về cách thức. Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách các em đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm, trách nhiệm, lòng tự trọng…). Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế, chưa đủ khách quan… Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Vì lí do đó mà môi trường giáo dục, cách thức giáo dục trẻ rất quan trọng nhất là giai đoạn trẻ ở độ tuổi bướng bỉnh này. Cần có phương pháp hay định hướng cho các em để trở thành công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. 1.1.4 Đặt vấn đề về năng khiếu Năng khiếu được hiểu theo rất nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau. Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực. Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền đề bẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh. Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thần kinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó. 6 Trẻ có năng khiếu thường có ý chí, tình cảm đặc biệt với hoạt động đặc biệt nào đó. Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng. Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. Trẻ có năng khiếu không nhất thiết là chỉ có năng khiếu về âm nhạc, hội họa mà ngoài ra các em còn có năng khiếu về toán học, văn học, sử học… những năng khiếu này phải đến cấp Trung học cơ sở các em mới được bộc lộ rõ ràng. Nếu trẻ có năng khiếu về lĩnh vực nào thì giáo dục theo hướng phát triển về lĩnh vực đó đúng phương pháp, đúng sở trường của các em chỉ khi đó năng khiếu của các em mới được phát triển tối đa. Khi phát hiện ra trẻ có năng khiếu cả nhà trường và gia đình nên tạo điều kiện cho các em được phát triển theo đúng sở trường của mình, để lớn lên các em sẽ trở thành người tài giỏi giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.1.5 Đặt vấn đề về sự lĩnh hội, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh Trung học cơ sở. Những kiến thức học sinh Trung học cơ sở học càng ngày càng khó và những kiến thức này có ảnh hưởng quan trọng trong các cấp sau này nên học sinh càng phải nhớ nhiều và lâu hơn. Để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất, người giáo viên cần truyền thụ những tri thức về phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, và biết cách tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Kỹ năng, kỹ xảo lĩnh hội tri thức được hình thành từ nội dung giáo dục quy định trong chương trình học như kĩ năng đọc, viết, tính toán,… Mỗi môn học đều tiềm ẩn một kĩ năng riêng, giáo viên phải hướng dẫn các em hiểu và khám phá được hướng đi đúng cho riêng mình. Các kĩ năng, kĩ xảo được học sinh vận dụng tri thức trong quá trình học tập lấy kiến thức bài hôm trước vận dụng bài hôm sau hoặc kiến thức trong sách vở được học sinh vận dụng vào trong cuộc sống đem lại kết quả tốt. 7 1.2 Giáo dục và Dạy học 1.2.1 Giáo dục Giáo dục hiểu theo Wikipedia.org là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục". Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội. Còn theo “Đề cương bài giảng Giáo dục học, Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội”: “Quá trình giáo dục là một quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích và những điều kiện do xã hội quy định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và học tập và được tiến hành trong các mối quan hệ xã hội giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người”. 1.2.2 Dạy học Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. 8 Sách giáo khoa cụ thể hóa về yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các bài học ở mỗi lớp. Tuy nhiên đối với bài Ngữ Văn cần phải đạt ba tiêu chuẩn sau cho học sinh: Trí dục, Đức dục và Mỹ dục. (1) Trí dục: Có nhiệm vụ làm cho học sinh nắm được một cách vững chắc hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, những tri thức khoa học kĩ thuật thực tiễn, hiện đại; nắm được các kĩ năng vận dụng, có thói quen thực hành các tri thức để giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn; hình thành được những cơ sở của thế giới quan khoa học và phương pháp tư duy biện chứng duy vật; phát triển những năng lực nhận thức và hình thành các phẩm chất tư duy tích cực; hình thành nhu cầu và hứng thú nhận thức, học tập tiếp tục, suốt đời, phương pháp tự học và những cơ sở của văn hóa lao động trí óc. (2) Đức dục: Có nhiệm vụ làm học sinh tiếp thu được những cơ sở của thế giới quan khoa học; nắm được những vấn đề chủ yếu trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; giác ngộ và thấm nhuần các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, các phẩm chất tốt đẹp của truyền thống dân tộc; tham gia tích cực, tự giác và có hiệu quả các hoạt động chính trị, xã hội, có bản lĩnh để đấu tranh chống các tư tưởng thù địch, phản động, chống lối sống lạc hậu, bài trừ hủ tục, mê tính dị đoan. (3) Mĩ dục: Có nhiệm vụ làm cho học sinh phát triển cảm xúc thẩm mĩ, năng lực cảm thụ cái đẹp; hình thành thị hiếu thẩm mĩ, năng lực đánh giá thẩm mĩ; có thái độ thẩm mĩ tích cực, có nhu cầu và năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp. Chức năng hoạt động của người giáo viên là chức năng giáo dục và chức năng dạy học. (1) Chức năng giáo dục: Thông qua hoạt động giảng dạy, giáo viên có trách nhiệm truyền thụ cho học sinh lí tưởng và đạo đức cách mạng, bồi dưỡng những phẩm chất cao quý, năng lực, trí tuệ và năng lực hành động của con người trong xã hội mới. (2) Chức năng dạy học: Thông qua hoạt động giảng dạy, người giáo viên trực tiếp truyền thụ các tri thức chuyên bài và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo cho học sinh. 9 Trong thực tế giảng dạy, mỗi bài trong hệ thống bài học của mỗi bài hay mỗi đề mục có mục đích giảng dạy, nội dung và phương pháp tiến hành riêng. Những nhân tố này quyết định cấu trúc của bài học, đặc tính làm việc của giáo viên và học sinh. Bài học rất đa dạng nhưng các bài giảng đều phải thỏa mãn một số yêu cầu chung để tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của bài giảng: (Đề cương bài giảng Lý luận dạy học, Trương Bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội). 1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hành động dạy học ở Trung học cơ sở Hoạt động dạy học ở Trung học cơ sở là theo từng môn học được chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên bộ môn tương ứng. Điều này khác với hoạt động dạy học ở tiểu học, mỗi môn học được hướng dẫn bởi một giáo viên có phong cách, phương pháp, trình độ, … dạy học riêng nên tạo ra sự đa dạng trong dạy học. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Giáo viên cần cải tiến phương pháp cho phù hợp với đặc điểm môn mình đảm nhiệm cũng như đặc điểm từng học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên nên tìm hiểu tâm lý của học sinh, cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, chú ý, trạng thái tâm lý. Đây là đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở. 1.3 Về chủ trương của Bộ Giáo Dục đào tạo Bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học cơ sở (THCS) được biên soạn theo chương trình Trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết Định số 03/2002/QĐ – BGD & ĐT, ngày 44 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo, cụ thể theo hương “tích hợp” ba phân bài Văn, Tập làm văn và Tiếng Việt gộp làm một. Theo “Chương trình Trung học phổ thông bài Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002” về quan điểm “Tích hợp”: “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và 10 phải được quán triệt trong toàn bộ bài học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả”. 11 CHƯƠNG 2: SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009. 2.1 Sách giáo khoa 2.1.1 Sách giáo khoa lớp 6 a) So sánh phần Văn học lớp 6 trước cải cách và phần Văn học trong sách Ngữ văn lớp 6 sau cải cách (xem phần Phụ lục): Nhận xét: - Khung chương trình Văn học 6 (trước cải cách) được bố trí dạy trong 02 học kỳ phân bổ ở Văn học 6 tập I và Văn học 6 tập hai (Văn học 6 tập I và Văn học 6 tập II) + Nội dung chương trình ở Văn học 6 tập I như sau: “Bài mở đầu; Phần một văn học dân gian, gồm: Cả thảy có 11 truyện dạy trong 05 bài; Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945: Có 08 văn bản thơ và truyện dạy trong 07 bài: Phần đọc thêm (04 truyện); sau cùng là “Ôn tập về Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 (2 tiết); Phần ba: Văn học nước ngoài, gồm 06 văn bản thơ và truyện dạy trong 06 bài; Phần đọc thêm (03 truyện). + Nội dung chương trình ở Văn học 6 tập II như sau: “Phần một: Văn học dân gian, gồm: “truyện cổ tích (06 truyện); Truyện ngụ ngôn (04 truyện); Đọc thêm (06 truyện); Ôn tập về truyện cổ tích – truyện ngụ ngôn. Tất cả các nội dung ở phần một này đã được soạn trong 03 bài. Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 (08 văn bản thơ và truyện trong 08 bài); Đọc thêm (03 văn bản); và “Ôn tập về Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 (Bài 9). Nội dung phần hai được soạn trong 09 bài học; Phần ba: Văn học nước ngoài, gồm 02 văn bản trong 02 bài học; 01 bài học “Ôn tập về Văn học nước ngoài; và Đọc thêm, gồm 03 văn bản thơ và truyện”. - Khung chương trình Văn học ở Ngữ Văn 6 (sau cải cách) cũng được bố trí dạy trong 02 học kỳ, ở Ngữ Văn 6 tập I và Ngữ Văn 6 tập hai (Ngữ Văn 6 tập I) và (Ngữ Văn 6 tập II). 12 Tuy nhiên, khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 6 tập I và Ngữ Văn 6 tập II đều được soạn thảo rất khác so với khung chương trình Văn học của Văn học 6 tập I và Văn học 6 tập II. + Nhìn chung, khung chương trình Văn học 6 (trước cải cách) như trên đã nói được soạn thảo dạy cho học sinh ở cả 02 học kỳ, và mỗi học kỳ đều có đủ 03 phần: Phần một: Văn học dân gian; Phần hai: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945; Phần ba: Văn học nước ngoài. Văn học dân gian ở Văn học 6 tập I có 06 bài học, gồm 11 truyện, chia theo: “Thần thoại (02); Những truyền thuyết về thời các vua Hùng (03 truyện); Những truyền thuyết sau thời các vua Hùng (02 truyện); 04 truyện đọc thêm; 01 bài mở đầu; 01 bài Văn học dân gian là gì? Và 01 bài Ôn tập về thần thoại, truyền thuyết. Văn học dân gian ở Văn học 6 tập II, có 03 bài học, gồm 16 truyện chia theo: “truyện cổ tích (06 truyện); và 01 bài “Ôn tập về truyện cổ tích – truyện ngụ ngôn”. Qua đây, có thể nói, chương trình về Văn học dân gian ở Văn học 6 (trước cải cách) có tính sư phạm và khoa học, phân chia tương đối rành mạch, cụ thể và phong phú về nội dung nên học sinh chắc dễ tiếp thu và học tập được nhiều, nhất là đối với việc phân loại và phân kỳ về Văn học dân gian theo tiến trình lịch sử của vấn đề. + Ở khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 6, sách sau cải cách thì khác. Chương trình về Văn học dân gian chỉ dạy ở học kỳ I trong Ngữ Văn 6, tập I (Ngữ Văn 6 tập I), gồm có 20 truyện cả thảy, được soạn thảo trong 16 bài, và cũng hoàn toàn không phân loại và phân kỳ theo lịch sử của vấn đề như trong sách giáo khoa Văn học 6, trước cải cách. Về Văn học dân gian trong tổng số 47 truyện chỉ có khoảng 10 truyện giống nhau giữa 2 khung chương trình của sách giáo khoa trước và sau cải cách (Văn học 6 và Ngữ Văn 6) – Đó là các truyện: “Con rồng cháu tiên; Sơn tinh Thủy tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giày; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Thày bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, tay, tai, mũi, miệng”. 13 + Tuy nhiên, cái khác ở đây lại có “Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)”, gồm 02 phần: “I. Tìm hiểu ở nhà: Có nội dung vắn tắt như: - Hãy tìm hiểu, quê hương nơi mình đang sinh sống có các thể loại truyện như đã học mà thể hiện rõ màu sắc địa phương…, Những truyện dân gian địa phương ấy giống và khác gì với những truyện dân gian đã học; Ở địa phương còn có các sinh hoạt Văn học dân gian nào khác (chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hát quan họ, v.v…). Cuối cùng, mỗi học sinh sẽ phải tập kể lại 01 truyện hoặc tập giới thiệu một trò chơi địa phương trước lớp. II. Hoạt động trên lớp: Trao đổi nhóm; Lựa chọn nội dung sẽ trình bày trước lớp: Kể miệng; đọc truyện đã sưu tầm được; giới thiệu hoặc biểu diễn trò chơi dân gian địa phương mà mình yêu thích, v.v… Đây là một dạng trình bày có chọn lọc rất hữu ích với học sinh Trung học cơ sở vì tính giáo dục qua thực tiễn, nhưng thực sự phải được thực hiện một cách nghiêm túc và phải được tổng kết đúng đắn, rút ra được những ưu khuyết điểm nhất định để hoàn thiện và tiếp tục chương trình… b) So sánh phần Tiếng Việt lớp 6 trước cải cách và phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn lớp 6 sau cải cách (xem phần Phụ lục): Nhận xét sơ bộ: - Chỉ có 04 bài học giống nhau: Tuy nhiên, trong số này, tên gọi của 02 bài lại khác nhau: - “Từ, từ đơn và từ phức” (Tiếng Việt 6 tập I, trước cải cách) và “Từ và cấu tạo từ” (Ngữ Văn 6 tập I, sau cải cách); - “Từ nhiều nghĩa” (sách trước cải cách) và “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” (sách sau cải cách). - Sự phân bố thời gian giảng dạy ở các bài học này cũng khá khác nhau: + “Từ, từ đơn và từ phức” ở sách giáo khoa trước cải cách, được bố trí ở tiết 1, còn “Từ và cấu tạo từ” ở sách giáo khoa sau cải cách, được đặt trong bài 1, tiết thứ 3. + “Nghĩa của từ”, sách giáo khoa trước cải cách, ở tiết 2, trong khi đó “Nghĩa của từ” ở sách giáo khoa sau cải cách lại ở Bài 3, tiết 2. + “Từ nhiều nghĩa”, sách giáo khoa trước cải cách ở tiết 3, còn ở sách giáo khoa sau cải cách lại ở Bài 5, tiết thứ 2. 14 + “Từ mượn”, sách giáo khoa trước cải cách, xếp ở tiết 8, còn ở sách giáo khoa sau cải cách lại ở Bài 2, tiết thứ 2. - Sách giáo khoa sau cải cách (Ngữ Văn 6 tập I) không có đến 08 bài học so với sách trước cải cách (Tiếng Việt 6 tập I). Đó là: Từ đồng nghĩa; - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm; - Cấu tạo từ ghép; - Nghĩa của từ ghép; - Cấu tạo của từ ghép Hán Việt; - Nghĩa của yếu tố Hán Việt; - Mở rộng vốn yếu tố Hán Việt. - Sách giáo khoa trước cải cách (Tiếng Việt 6 tập I) không có đến 09 bài học so với sách giáo khoa sau cải cách (Ngữ Văn 6 tập I). Đó là: - Chữa lỗi dùng từ; Danh từ; - Cụm danh từ; - Số từ và lượng từ; - Chỉ từ; - Động từ, Cụm động từ; Tính từ và Cụm tính từ; - Chương trình địa phương; - Rèn luyện chính tả; - Ôn tập tiếng Việt; - Kiểm tra tiếng Việt. - Các bài học được sắp xếp theo trình tự từng tiết một như: Tiết 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 16 ở sách giáo khoa trước cải cách (Tiếng Việt 6 tập I). Còn ở sách giáo khoa sau cải cách (Ngữ Văn 6 tập I) lại được bố trí theo từng bài như: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 5, Bài 6, 7, Bài 8,10, Bài 11, Bài 12, Bài 13, Bài 14, Bài 15, Bài 16, Bài 17, mà phần tiếng Việt chỉ là những tiết học xen kẽ trong từng bài. - Về cấu tạo nội dung bài học của Ngữ Văn 6 tập I so với Tiếng Việt 6 tập I. - Ở sách Ngữ Văn 6 tập I sau cải cách, mục “Từ và cấu tạo từ” được xếp ở Bài 1, tiết thứ 3, sau 02 văn bản có tên là “Con rồng cháu tiên” và “Bánh chưng bánh dày”. Tiết cuối của Bài 1 là “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”. Mục “Từ và cấu tạo từ” gồm 04 nội dung được đánh số như sau: “I. Từ là gì”; “II. Từ đơn và từ phức”; “III. Luyện tập; Đọc thêm. Và tất cả các nội dung trên chỉ được trình bày từ trang 13 đến nửa trang 15, trong đó có 02 phần “ghi nhớ”. Ghi nhớ thứ nhất (trang 13) là: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu”. Ghi nhớ thứ hai (trang 14) là: “Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng là từ phức. Những từ phức ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy”. 15 Các ví dụ được dùng cho mục “Từ là gì” và cho mục “Từ đơn và từ phức” (Trang 13) đều được trích ở văn bản “Con rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng bánh dày” cùng ở Bài 1. Cụ thể như sau: “1. Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở/ (Con rồng cháu tiên) . “2. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại: Từ / đấy / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn nuôi / và / có / tục / ngày / tết / làm / bánh chưng / bánh giầy / (Bánh chưng bánh giầy). Ở phần luyện tập trang 14 cũng vậy, đa phần những tư liệu được trích làm bài tập đều lấy ngay trong Bài 1, từ các văn bản “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng bành giầy”. Trong khi đó, bài “Từ, từ đơn và từ phức” ở tiếng Việt 6, tập I (trước cải cách) lại để ở phần Từ ngữ, tiết 1. Cái khác khá cơ bản so với Ngữ Văn 6 tập I sau cải cách, là trong mục Bài học ở sách này (trang 04) có nêu một “định nghĩa” về từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa biểu thị sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng, quan hệ biểu thị sự nghi vấn, sự xúc cảm,v.v”.. Có thể nói, định nghĩa từ là một việc làm vô cùng khó. Trong ngôn ngữ học đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về từ. Cách định nghĩa tốt nhất, phù hợp nhất cho học sinh Trung học cơ sở là chỉ ra cụ thể các hiện tượng ngôn ngữ được coi là từ. Sách Tiếng Việt 6 tập I (trước cải cách) đã dùng cách định nghĩa này, tức là sách đã chỉ ra được các loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ), số từ, hư từ (các từ biểu thị các quan hệ ngữ pháp), các từ chỉ sự nghi vấn, xúc cảm,v.v. Tuy vậy, còn với các từ loại khác như đại từ (này, kia, đó, nọ, ấy…), cảm thán từ (ôi, ái, ối…) thì sao? Thêm nữa, những thực từ có nghĩa trừu tượng thì cũng sẽ không lọt được vào định nghĩa này của sách? Còn cái khác nữa ở đây so với Ngữ Văn 6 tập I (sau cải cách) là bên cạnh việc sách này Tiếng Việt 6 tập I (trước cải cách) đã nói đến từ, từ đơn thì cũng chỉ nói đến khái niệm của từ phức nói chung: “… Từ gồm có hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức” (trang 04), chứ chưa cho biết khi nào được gọi là từ ghép và khi nào là từ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan