Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhịp điệu trong thơ mới (khảo sát qua thơ hàn mặc tử, xuân diệu, huy cận, chế la...

Tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (khảo sát qua thơ hàn mặc tử, xuân diệu, huy cận, chế lan viên)

.PDF
130
1486
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HỒ HẠNH NGỌC NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ MỚI (KHẢO SÁT QUA THƠ HÀN MẶC TỬ, XUÂN DIỆU, HUY CẬN, CHẾ LAN VIÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HỒ HẠNH NGỌC NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ MỚI (KHẢO SÁT QUA THƠ HÀN MẶC TỬ, XUÂN DIỆU, HUY CẬN, CHẾ LAN VIÊN) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. MAI NGỌC CHỪ Hà Nội - 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 3 DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8 4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................8 5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 7. Bố cục luận văn ...................................................................................................9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỊP ĐIỆU VÀ NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM ........................................................................................................................ 10 1.1 Nhịp điệu và sự phân loại nhịp điệu ............................................................10 1.1.1 Nhịp điệu...................................................................................................10 1.1.2 Phân loại nhịp điệu ...................................................................................11 1.1.3 Nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam ...........................................................13 1.2 Các tiêu chí nhận diện và miêu tả nhịp điệu ...............................................17 1.2.1 Dấu câu .....................................................................................................18 1.2.2 Ngừng/ ngắt nhịp ......................................................................................20 1.2.3 Trường độ .................................................................................................20 1.2.4 Cao độ .......................................................................................................21 1.2.5 Tốc độ .......................................................................................................22 1.2.6 Cường độ ..................................................................................................22 1.2.7 Điểm nhấn .................................................................................................23 1.2.8 Đường nét .................................................................................................24 1.2.9 Hiệp vần (hòa âm) ....................................................................................24 1.2.10 Phối hợp thanh điệu (hòa thanh) .............................................................24 1.3 Các yếu tố chi phối nhịp điệu .......................................................................25 1.3.1 Yếu tố tâm - sinh lý ..................................................................................25 1.3.2 Yếu tố nội dung, cảm xúc, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm .............26 1.3.3 Yếu tố vần .................................................................................................26 1.4 Một số kiểu tổ chức nhịp điệu tiêu biểu.......................................................27 1.4.1 Nhịp điệu đối xứng ...................................................................................28 1 1.4.2 Nhịp điệu trùng điệp .................................................................................28 1.4.3 Nhịp điệu đồng đều ...................................................................................28 1.4.4 Nhịp điệu tự do .........................................................................................29 Chương 2. NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ MỚI .................................................................. 31 2.1 Các thể thơ và sự ngắt nhịp ..........................................................................31 2.2 Các phương thức tạo nhịp trong Thơ mới ..................................................36 2.2.1 Dấu câu .....................................................................................................37 2.2.2 Luân phiên thanh điệu bằng - trắc ............................................................51 2.2.3 Lặp theo độ dài của cấu trúc .....................................................................52 2.2.4 Cấu trúc lặp vòng ......................................................................................56 2.2.5 Các danh từ riêng viết hoa ........................................................................57 2.2.6 Các từ được viết hoa “bất thường” ở trong câu ........................................58 2.2.7 Hiện tượng vắt dòng phổ biến trong Thơ mới ..........................................59 2.3 Giá trị nghệ thuật và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nhịp điệu trong Thơ mới................................................................................................................60 2.3.1 Giá trị nghệ thuật của nhịp điệu trong Thơ mới .......................................60 2.3.2 Sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nhịp điệu trong Thơ mới.........................66 Chương 3. DẤU ẤN TÁC GIẢ TRONG TẠO NHỊP ..................................................... 71 3.1 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Hàn Mặc Tử .......................................71 3.1.1 Giới thiệu tác giả .......................................................................................71 3.1.2. Đặc điểm nhịp điệu ..................................................................................72 3.2 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Xuân Diệu ..........................................75 3.2.1. Giới thiệu tác giả ......................................................................................75 3.2.2 Đặc điểm nhịp điệu ...................................................................................76 3.3 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Huy Cận .............................................82 3.3.1 Giới thiệu tác giả .......................................................................................82 3.3.2 Đặc điểm nhịp điệu ...................................................................................83 3.4 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Chế Lan Viên .....................................86 3.4.1 Giới thiệu tác giả .......................................................................................86 3.4.2 Đặc điểm nhịp điệu ...................................................................................87 3.5 Một vài nhận xét khái quát ...........................................................................94 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 100 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 106 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Chữ viết tắt B: Thanh bằng T: Thanh trắc 2. Ký hiệu /: Ngừng ngắn //: Ngừng vừa ///: Ngừng lâu hoặc ngừng hẳn w: Tốc độ nhanh ...: Tốc độ chậm 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng các bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và các thể thơ .................................................................................31 Bảng 2.2: Thống kê số lượng câu thơ kết thúc bởi các dấu câu ...............................37 Bảng 2.3: Thống kê số lượng câu thơ mở đầu bởi dấu gạch ngang ..........................38 Bảng 2.4: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu phẩy ......39 Bảng 2.5: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu chấm .....42 Bảng 2.6: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu hai chấm.......43 Bảng 2.7: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu hỏi.........44 Bảng 2.8: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu chấm phẩy ......45 Bảng 2.9: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu gạch ngang .....46 Bảng 2.10: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu chấm than .....47 Bảng 2.11: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi dấu ba chấm ......48 Bảng 2.12: Thống kê số lượng câu thơ có các tiết nhịp hình thành bởi sự kết hợp các dấu ..49 Bảng 2.13: Thống kê số lượng câu thơ có nhịp mở đầu và kết thúc theo sự luân phiên thanh điệu Bằng - Trắc .................................................................51 Bảng 2.14: Thống kê tần số xuất hiện của cấu trúc đề - thuyết ................................53 Bảng 2.15: Thống kê tần số xuất hiện của cấu trúc chủ - vị .....................................54 Bảng 2.16: Thống kê tần số xuất hiện của mở rộng đoản ngữ..................................55 Bảng 2.17: Thống kê số lượng bài thơ sử dụng cấu trúc lặp vòng ...........................56 Bảng 2.18: Thống kê vị trí của danh từ riêng ...........................................................57 Bảng 2.19: Thống kê các từ viết hoa “bất thường” trong câu ...................................58 Bảng 2.20: Thống kê tần số xuất hiện của hiện tượng vắt dòng ...............................60 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu ngữ văn đều coi nhịp điệu là nét đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ thi ca. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng, cũng như âm nhạc, đều là những bộ môn thể hiện nghệ thuật thời gian, vì vậy người nghiên cứu bao giờ cũng quan tâm tới vấn đề nhịp điệu. Nếu không có nhịp điệu người ta không thể nào nhận thức nổi, nhận thức đúng về nội dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra tưởng chừng vô tận theo thời gian. Nhờ nhịp điệu gắn liền với những chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố hợp lý căn cứ vào quy luật tổ chức nội dung ý nghĩa ngôn từ và khả năng chú ý, theo dõi cũng như nhịp thở tùy thuộc trạng thái cảm xúc của độc giả mà chuỗi ngôn từ bất định kia được cấu trúc, trở thành tác phẩm nghệ thuật, có khả năng gây xúc động và đưa lại những nhận thức mới về cuộc sống. Nhiều khi, một câu thơ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào cách ngắt nhịp. Những trạng thái, cung bậc tình cảm có sự biến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong câu thơ. Như vậy, nhịp điệu trở thành yếu tố đặc trưng nhất của thơ, trở thành đơn vị biểu hiện, bộc lộ cảm xúc của tác giả và của người thưởng thức. Cùng với vần và thanh điệu, nhịp điệu góp phần đắc lực tạo nên tính nhạc cho thơ. Với mỗi cách ngắt nhịp khác nhau, một câu thơ sẽ có cách hiểu tương ứng. Có khi là nhịp hành quân dồn dập, nhịp tâm trạng buồn bã hay vui mừng, nhịp xúc cảm khi mênh mang, khi dồn nén, lúc vui nhộn nhịp, lúc não ruột ê chề… Trong việc nghiên cứu nhịp điệu thi ca, có một thực tế là, cho đến nay, người ta mới chỉ quan tâm nhiều tới nhịp điệu của ca dao và thơ truyền thống vốn có một niêm luật hết sức chặt chẽ, còn nhịp điệu trong Thơ mới, đặc biệt là thơ tự do thì chưa có nhiều người quan tâm. Vì vậy để góp một “tiếng nói” nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu vấn đề thú vị này, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhịp điệu trong Thơ mới”. Như mọi người đều biết, đầu thế kỉ XX, Phong trào Thơ mới xuất hiện và đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học nước nhà. Nó như một “luồng gió lạ”, mang đến cho thơ ca Việt Nam nhiều yếu tố mới cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Đó là “cuộc cách mạng thi ca” đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống quan niệm, tư duy, thi pháp thơ từ mô hình cổ điển sang mô hình thơ ca hiện đại. Thơ mới, ngay khi ra đời, đã tự đặt mình trong mối quan hệ “xung khắc” rồi dần đến “hòa giải” với thơ cũ. Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do giới trí thức trẻ bấy giờ 5 tiếp thu văn hóa Pháp và nhanh chóng nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện “tiếng nói của cõi lòng”. Năm 1929, Trịnh Đình Rư viết trên báo Phụ nữ tân văn số 26: “Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn được muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng thành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái quy củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy”. Chính vì thế mà “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị “đẹt” mất, thì rất cần phải có một lối thơ khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thơ này khác hơn lối xưa nên gọi là Thơ mới” (theo Phụ nữ tân văn số 211 ra ngày 10/8/1933 bài diễn thuyết của cô Nguyễn Thị Kiêm). Đồng thời, nguyên tắc của Thơ mới cũng được nêu trong bài viết “Nên bàn về lối Thơ mới” đăng trên Tạp chí tân văn số 215 ra ngày 7/9/1933 như sau: “Những nhà phát minh Thơ mới cũng nên biết rằng Thơ mới là để cho ta đặng tự do, song cái tự do ấy có mực thước, có chuẩn bằng, có quy tắc. Lời thơ phải ở trong một cái phạm vi nhất định. Nếu kẻ làm thơ muốn vượt ra ngoài lề lối ấy, thì tôi tưởng rằng bài thơ không phải là vận văn mà là “tản văn” là phải. Ngoài cái nguyên tắc ấy thơ lại phải có âm hưởng véo von. Khi đọc bài thơ nghe ra như khúc đàn êm ái: khi khoan thai, khi nhặt, lúc bổng, lúc trầm. Người xem thơ tư tưởng rằng đứng vào cảnh ngày hè hoặc đêm thu, nghe dế ngâm ve hót. Đó là kể sơ qua phương diện bề ngoài, bài thơ lại phải có ý tứ sâu xa, lời lẽ hùng hồn, câu văn chính đáng. Thơ có hồn mà không có xác thì chưa phải là thơ toàn, mà có xác lại không có hồn thì khác chi đóa hoa tươi không hương nhụy, chỉ đáng cho ta vứt bỏ đi mà thôi”. Trong Thơ mới, một trong số những cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo và rất có hiệu quả chính là nhịp điệu. Khai thác sâu hơn vào cách sử dụng nhịp điệu trong Thơ mới chắc chắn sẽ tìm ra được “những cái hay, cái đẹp của tiếng Việt ta” theo cách nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề nhịp điệu trong thơ ca nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng, đã được đề cập đến ở những góc độ và mức độ khác nhau trong nhiều tài liệu lý luận phê bình văn học và ngôn ngữ học. Từ góc độ ngôn ngữ học, có thể chỉ ra một số giáo trình và tài liệu tiêu biểu như: Dẫn luận ngữ pháp chức năng của M.A.K. Haliday (1985), Từ điển phong 6 cách học của Katie Wales (1989), Từ điển thi pháp học và tu từ học của Henri Morie (1989), Từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học do R.E. Asher chủ biên (1994), v.v. Hầu hết các tác phẩm này đều trình bày những ý kiến về nhịp điệu trong lời nói tự nhiên và trong ngôn ngữ văn chương. Trong những công trình nghiên cứu trong nước, vấn đề nhịp điệu cũng đã được bàn tới ở một số bài viết như: Nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ ca Việt Nam của Mai Ngọc Chừ (1984), Bước thơ của Võ Bình (1984), Nhận dịp nhịp điệu trong thơ trữ tình của Phan Huy Dũng (2001), Nhịp thơ của Nguyễn Thế Lịch (2004), Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam của Vũ Thị Sao Chi (2005) v.v. Phần lớn các bài viết vừa nêu đều cố gắng chỉ ra nguyên tắc ngắt nhịp và giá trị của nhịp điệu trong thơ ca Việt Nam. Từ cách tiếp cận nghiên cứu, phê bình văn học, nhịp điệu trong thơ ca Việt Nam đã được đề cập đến trong những công trình tiêu biểu như Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại (Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức), Phong trào Thơ mới (Phan Cự Đệ), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức), v.v. Trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến các kiểu nhịp và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nhịp thơ Việt Nam. Gần đây nhất, một công trình nghiên cứu khá toàn diện về nhịp điệu là luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Sao Chi với tiêu đề Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh. Trong luận án, tác giả đã phân biệt rõ nhịp điệu thơ với nhịp điệu văn xuôi, nhịp điệu thơ với nhịp điệu lời nói tự nhiên, đồng thời đưa ra một hệ thống các tiêu chí nhận diện và miêu tả nhịp điệu khá cụ thể và chi tiết. Đây là một đóng góp quan trọng của luận án. Trong số những công trình đã dẫn ra ở trên chỉ có một công trình bàn trực tiếp về nhịp điệu trong Thơ mới, đó là cuốn Phong trào Thơ mới của Giáo sư Phan Cự Đệ. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, nhịp điệu cũng mới chỉ được xem xét với số trang viết rất khiêm tốn và cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích một số ví dụ về nhịp điệu và một số kiểu nhịp. Thực sự thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào xem xét một cách toàn diện và hệ thống về nhịp điệu trong Thơ mới. Vì vậy đề tài mà chúng tôi triển khai sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. Trong khi triển khai nghiên cứu đề tài, một số vấn đề liên quan về mặt lý luận, chúng tôi sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trong đó có luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Sao Chi mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên. 7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong Phong trào Thơ mới có rất nhiều tác giả mà tác phẩm của họ đã ghi lại dấu ấn không thể phai mờ. Tuy nhiên do khuôn khổ hạn chế của một luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát tư liệu trong Tuyển tập Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 - Tác giả và tác phẩm (Nhà xuất bản Giáo dục 1998) với 268 bài thơ và 5.426 dòng thơ của bốn tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. Số liệu khảo sát cụ thể là như sau: Tác giả Tổng số bài thơ/ câu thơ Xuân Diệu 100/2.212 Huy Cận 50/953 Hàn Mặc Tử 73/1.368 Chế Lan Viên 45/893 4. Mục đích nghiên cứu Việc khảo sát nhịp điệu trong Thơ mới, đặc biệt là các phương thức tạo nhịp của 4 tác giả tiêu biểu nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm các giá trị của Thơ mới xét về mặt ngôn ngữ thể hiện. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao Thơ mới lại giữ được vị trí quan trọng như một “mốc son” trong tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về phương diện lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm khái niệm nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ góp phần làm rõ hơn những đặc trưng của ngôn ngữ thi ca, trong đó có thơ tự do là thể thơ có ít nhiều khác biệt so với thơ ca truyền thống. 5.2. Về phương diện thực tiễn Những kết quả thu được từ nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng trong việc bình giảng văn học, phân tích thơ, cảm thụ và cảm nhận cái hay, cái đẹp của thơ văn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp và thủ pháp sau đây: 8 - Phương thức miêu tả được sử dụng để miêu tả cấu tạo của nhịp điệu và các kiểu tổ chức nhịp điệu. - Phương pháp thống kê được sử dụng để khảo sát mức độ phổ biến của từng kiểu nhịp điệu trong Thơ mới. - Phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong cách thức tạo nhịp của từng tác giả. - Phương pháp phân tích văn chương để tìm ra được thi pháp sáng tạo nhịp điệu trong Thơ mới. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về nhịp điệu và nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam Chương 2. Nhịp điệu trong Thơ mới Chương 3. Dấu ấn tác giả trong tạo nhịp Như vậy, nội dung chính của luận văn này nằm chủ yếu ở chương 2 và chương 3, trong đó chương 2 là trọng tâm. Chính vì vậy, số lượng trang viết dành cho chương 2 là nhiều nhất. 9 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NHỊP ĐIỆU VÀ NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM 1.1 Nhịp điệu và sự phân loại nhịp điệu 1.1.1 Nhịp điệu Nhịp điệu (Rhythm) là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm, một định nghĩa thống nhất mang tính phổ quát về nhịp nói chung và nhịp thơ nói riêng. Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch thì “Nhịp là một tiếng của ngôn ngữ đời thường, cũng là tên gọi một đơn vị của âm nhạc và của thơ ca (tiếng Hán: jiezou, tiếng Anh: rhythm, tiếng Pháp: rythme, tiếng Nga: ritm)” [59, tr.61]. Nói chung, nhịp điệu được hiểu là sự vận động lặp lại, luân phiên đều đặn, tuần hoàn theo những khoảng cách hay những chu kỳ nhất định và sự vận động này có tính quy luật. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa nhịp điệu là “sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ theo những trật tự, cách thức nhất định” [78, tr.892]. Với ý nghĩa đó chúng ta có thể nhận ra nhịp điệu khi nghe tiếng đập của trái tim, tiếng tích tắc của kim đồng hồ quay, tiếng bước chân đều của đoàn quân duyệt binh... và rất nhiều âm thanh, chuyển động hằng ngày khác có tính tuần hoàn. Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời gian những chuyển động nào đó. Như vậy, có thể nói về nhịp điệu của bất kỳ sự chuyển động nào, trong đó có âm thanh của bất kỳ thứ ngôn ngữ nào chúng ta nghe được mà không cần hiểu nghĩa. Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của chuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới dạng chuyển động âm thanh. Nhịp điệu được tạo bởi âm thanh và những khoảng lặng. Những âm thanh và sự im lặng này hợp thành đơn vị âm thanh, lặp đi lặp lại phát sinh thành nhịp điệu. Từ các ý kiến trên, chúng tôi tạm thời rút ra một số nhận xét như sau làm cơ sở cho việc nghiên cứu: 1. Nhịp điệu là cách thức diễn ra của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội theo kiểu lặp lại đều đặn tuần hoàn trong những khoảng cách cân bằng hay chu kỳ nhất định. 10 2. Dựa vào cách thức tạo lập và tính chất nội dung có thể phân chia nhịp điệu thành hai loại: nhịp điệu tự nhiên và nhịp điệu nhân tạo. Nhịp điệu tự nhiên là sự tuần hoàn đơn giản theo phản xạ tự nhiên của một số kích thích nhất định, không có ý nghĩa. Còn nhịp điệu nhân tạo được phân biệt với mức độ cao hơn. Đó là thứ nhịp điệu có ý nghĩa do con người tạo ra xuất phát từ nhu cầu nhận thức, thông tin, thẩm mỹ, muốn mô phỏng, tái tạo lại cái tự nhiên khách quan trong sự/ cách cảm nhận chủ quan [13, tr.13]. 1.1.2 Phân loại nhịp điệu 1.1.2.1 Nhịp điệu trong lời nói tự nhiên Các âm trong lời nói tự nhiên không phải là chuỗi âm thanh kế tiếp nhau một cách đơn giản, mà có những quan hệ nhất định với nhau, tổ chức nên những kết cấu ngữ pháp - ngữ nghĩa như: từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản. Khi phát âm, những kết cấu này được phân biệt bởi những chỗ ngừng (hay còn gọi là chỗ ngắt nhịp) của dòng âm thanh. Khoảng ngừng sau mỗi đơn vị thuộc các cấp độ ngữ pháp - ngữ nghĩa khác nhau là khác nhau. Thường sau một cụm từ thì ngừng ngắn, sau một câu thì ngừng vừa, sau một đoạn thì ngừng dài, sau một văn bản thì ngừng hẳn phát âm văn bản ấy. Để cho lời nói thoát ra tự nhiên, thuận miệng, xuôi tai thì những khoảng ngừng này có xu hướng được bố trí đều đặn tạo thành nhịp điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập phân tiết và giàu thanh điệu. Không chỉ ngôn ngữ trong nghệ thuật mới có tính thơ, tính nhạc mà ngay cả ngôn ngữ sử dụng trong đời thường cũng có thể có tính thơ, tính nhạc nếu được người nói bắt vần và chú trọng đến tiết tấu, nhịp điệu. Nghiên cứu về tính chất âm thanh của tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú cho rằng âm tiết tiếng Việt có diện mạo rõ ràng. Tính chất gọn gàng, tách biệt của từng âm tiết, cấu tạo hai bộ phận với 16 loại hình khác nhau của nó, cùng độ cao, đường nét của thanh điệu chính là những cơ sở ngữ âm để cho tiếng ta có thể lên bổng xuống trầm, khi thì nhẹ nhàng ngân vang, khi thì nghẹn ngào đóng lại, khi thì thoải mái tự do, khi thì hài hòa cân xứng... Thực tế cho thấy rằng tiếng ta, nói đúng hơn là người Việt Nam ta, trong tiềm thức tự nhiên rất có ý thức phát huy các tính chất âm thanh của âm tiết, phối hợp luân phiên các âm tiết cao - thấp, bổng - trầm, nặng - nhẹ, đóng - mở... để tạo ra những lời nói “thuận miệng êm tai”, có vần điệu, tiết tấu nhịp nhàng [101, tr.232-233]. Chính sự giàu có về nhịp điệu của tiếng Việt đã khiến cho người nước ngoài nghe người Việt nói mà ngỡ như là hát. Thậm chí người Việt chửi cũng có vần có điệu, cân đối, nhịp nhàng. Ví dụ: Làng trên (B)/ xóm dưới (T),/ bên sau (B)/ bên 11 trước (T),/ bên ngược (T)/ bên xuôi (B)!// Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ (T),/ nó lạc ban sáng (T),/ mà thằng nào (B)/ con nào (B), đứa ở gần mà qua (B),/ đứa ở xa mà lại (T),/ nó dang tay mặt (T),/ nó đặt tay trái (T), nó bắt mất của tôi (B),/ thì buông tha (B) thả bỏ nó ra (B),/ không thì (B) tôi chửi cho đấy (T)!/// (trích trong tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan) Nói chung, không chỉ về mặt ngữ nghĩa mà cả về mặt ngữ âm các phát ngôn của người Việt thường có xu hướng đăng đối, trước sau hô ứng, cân xứng, nhịp nhàng. 1.1.2.2. Nhịp điệu trong nghệ thuật Đây là hình thức tổ chức nghệ thuật xuất hiện thường xuyên ở tất cả các loại hình nghệ thuật. Nhịp điệu này do người nghệ sĩ sáng tạo nên trong tác phẩm của mình do nhu cầu của nhận thức, cảm xúc, tình cảm mang tính thẩm mỹ. Nó được thực hiện trên cơ chế của sự lặp lại đều đặn, hoặc cách quãng, luân phiên có tính chất chu kỳ của các yếu tố cùng loại trong không gian, thời gian, hay trong quá trình mà tùy theo đặc thù của từng bộ môn nghệ thuật nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mỹ [13, tr.14]. Theo Ôpxiannhicốp, “Nhịp điệu nghệ thuật là sự lặp lại có quy luật những thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau theo những khoảng đều nhau trong không gian hoặc trong thời gian nhưng có sự thống nhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự, nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng nội dung hình tượng” [76]. Mỗi loại hình nghệ thuật có một dạng thức nhịp điệu khác nhau. * Bộ môn nghệ thuật không gian như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hoa văn... Nhịp điệu ở các bộ môn này được thể hiện ở sự tổ chức, phối hợp đường nét, mảng, hình khối, màu sắc, độ sáng - tối. Chẳng hạn họa tiết hoa văn chạm trổ trên những bức tường, đồ gốm, vải, gỗ...bố trí theo sự luân phiên, đều đặn cân đối của các màu sắc, đường nét, hình khối. * Bộ môn nghệ thuật thời gian như âm nhạc, văn học... Nhịp điệu ở đây diễn ra trong thời gian và được cảm nhận bằng thính giác. Trong âm nhạc, có nhịp 2/4, 3/4, đó là sự nối tiếp và lặp lại một cách đều đặn, tuần hoàn các độ dài thời gian bằng nhau, làm nền cho nhạc. Có thể nói, đối với âm nhạc, nhịp điệu mang tính quy định và bắt buộc. Trong nhạc, dưới nhịp còn có phách là đơn vị thời gian cơ bản, ví dụ nhịp 2/4 có phách mạnh, phách nhẹ. Sự nối tiếp các âm mạnh - nhẹ với những phách bằng nhau về thời gian đã tạo nên dòng âm thanh chuyển động nhịp nhàng. 12 Nhịp điệu trong âm nhạc được thể hiện rất mạnh và rõ nét ở tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ. Tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau. Trong sự chuyển động nhịp nhàng của dòng âm thanh của tác phẩm âm nhạc, có các âm thanh của một số phách nổi lên mạnh hơn. Những nốt mạnh hơn ấy gọi là trọng âm. Những phách có trọng âm gọi là phách mạnh. Những phách không có trọng âm gọi là phách yếu. Sự nối tiếp đều đặn các phách mạnh và yếu gọi là tiết nhịp. Nhịp độ là tốc độ của sự chuyển động. Trong âm nhạc, nhịp độ với tư cách là một trong các phương tiện diễn cảm, phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm âm nhạc. Nhịp điệu được chia thành ba nhóm cơ bản: chậm, vừa và nhanh [dẫn theo 13]. Tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ có ý nghĩa rất lớn vì chúng quyết định sự chuyển động, tính tổ chức và tính cách âm nhạc. 1.1.3 Nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam Không chỉ trong nghệ thuật, trong các tác phẩm văn học, nhịp điệu càng được biểu hiện sinh động và tinh tế. Văn chương phản ánh cuộc sống thông qua những rung động tình cảm. Thế giới nội tâm của người nghệ sĩ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp của từ ngữ ấy. Âm và nhịp làm tăng thêm hàm nghĩa cho từ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói ra hết, góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh tinh vi của tình cảm con người. Tạo nhịp là cách thức tổ chức hình thức âm thanh ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (tổ chức các âm tiết, kết hợp số tiếng trong câu, ngắt nhịp, phối vần, phối thanh, phối âm, trường độ, cường độ, tốc độ), nhằm tạo ra một hình thức ngữ âm cân đối nhịp nhàng, uyển chuyển có tác dụng tạo nên những ấn tượng thẩm mỹ gợi hình, gợi cảm, tăng sức mạnh biểu đạt cho tình ý nội dung. 1.1.3.1 Một số quan niệm về nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam * Đồng nhất “nhịp điệu” với “nhạc điệu”. Theo Gô-gôn: “Âm điệu du dương không phải là chuyện vô ích, như có một số người không quen biết với thơ thường nghĩ. Nhịp điệu, bản thân sự chuyển động của thơ, sự tổng hợp giữa ngữ điệu, cách láy, chỗ ngừng và cách đảo đó là một ma thuật có tác dụng làm say mê và lôi cuốn mạnh mẽ đối với bạn đọc. Âm thanh mạnh mẽ, đa dạng của thơ cũng như âm nhạc có tổ chức làm chấn động, khêu gợi tình cảm, không có cái đó thì thơ, cho dù là thơ có mang theo tư tưởng sâu sắc bao nhiêu cũng không dẫn đến ấn tượng cần thiết. Nhịp điệu, âm nhạc có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với từng người và đối với xã hội” [13, tr17]. 13 Như vậy cái mà Gô-gôn gọi là nhịp điệu phải chăng chính là nhạc điệu. Thực ra, nhịp điệu và nhạc điệu là hai khái niệm khác nhau. Nhịp điệu là một trong số các nhân tố tạo nên nhạc điệu. Nhịp điệu là phương tiện, còn nhạc điệu là hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện, trong đó có nhịp điệu. * Đồng nhất “nhịp điệu” với “nhịp”. Hồ Văn Hải nhận định: “Nhịp điệu được xem xét từ cơ sở hình thành, đó là sự ngưng nghỉ theo một cách thức nhất định khi phát âm (hay còn gọi là ngắt nhịp)” [36]. Trong bài viết về Nhịp thơ, Nguyễn Thế Lịch chỉ nói đến “nhịp” mà lãng quên yếu tố “điệu”: “Trong thơ, nhịp là đơn vị thuộc dòng thơ. Mỗi dòng thường có vài ba nhịp. Kết thúc nhịp cuối cùng của dòng cũng là kết thúc dòng” [59]. Các quan niệm trên mới chỉ nêu được một nhân tố cấu thành nhịp điệu là yếu tố “nhịp” còn chưa nói đến một nhân tố nữa của nhịp điệu là “điệu”. Theo Hà Minh Đức, “Nhịp điệu trong một bài thơ, một câu thơ không phải chỉ bộc lộ ở cách ngắt thành những đoạn tiết tấu mà do nhiều nhân tố tạo thành. Thanh điệu của từ, thanh điệu của đoạn tiết tấu, vần thơ... đều tham gia vào việc tổ chức nhịp điệu” [30, tr.384]. Đây chính là cơ sở để nhận định rằng, tham gia vào việc cấu thành nhịp điệu không chỉ có nhân tố nhịp mà còn cả yếu tố điệu nữa. * Quan niệm “nhịp điệu” là đặc trưng riêng của thơ. Tác giả Hồ Văn Hải coi nhịp điệu là đặc trưng riêng của thơ. Theo ông thì “Trong thơ nhịp điệu mang tính đặc thù. Nó là xương sống của dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ, nó là kết quả hòa phối âm thanh được tạo ra từ sự ngắt nhịp. Nhịp liên kết các yếu tố ngữ âm lại để tạo ra nhạc tính. Chỉ riêng thuộc tính ngữ âm này thôi cũng giúp ta phân biệt được hai loại kết cấu ngôn ngữ khác nhau: văn xuôi và thơ” [36]. Nguyễn Thị Phương Thùy trong bài Vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ cũng cho rằng: “Nhịp thơ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tiết tấu, giai điệu, âm hưởng cho câu thơ, có giá trị góp phần khu biệt thi ca với văn xuôi” [98]. * Quan niệm “nhịp điệu” là đặc trưng chung của thơ văn. Tiêu biểu cho xu hướng này là Henri Morier. Khi phân tích khái niệm nhịp điệu, ông đã không giới hạn ở thơ mà xem xét nó ở cả trong văn. Ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiên phong đặt ra yêu cầu câu văn phải có nhịp điệu: “Người làm nghề phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương, biết co duỗi nhịp nhàng” [62]. Như vậy, nhịp điệu không phải là đặc trưng riêng của thơ mà của cả văn xuôi nữa. 14 * Quan niệm “nhịp điệu” là hiện tượng chỉ thuộc về mặt âm thanh của ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt có kiểu nhịp âm tiết. Nhịp điệu tiếng Việt là sự kết hợp của hai yếu tố: nhịp và điệu. Nhịp là những nhóm âm tiết trong chuỗi ngữ lưu được “cắt” ra (phân định ranh giới ngữ âm) bởi những khoảng ngừng (ngắt) ổn định. Một nhịp được đánh dấu bằng độ dài âm thanh giữa hai khoảng ngừng. Điệu là đường nét, tính chất âm thanh của nhịp với các thuộc tính như: dài ngắn, cao - thấp, lên giọng - xuống giọng, nhanh - chậm, mạnh - yếu, bằng phẳng không bằng phẳng... Điệu làm nên dáng vẻ sắc thái của nhịp điệu. Ý kiến của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức: “Nhịp điệu là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấu của câu thơ mà sự sắp xếp những tiết tấu đó lại do quy luật của thanh điệu chi phối. Nhịp điệu rất linh hoạt và cơ động, tạo thành do sự phối hợp những quy luật riêng về âm thanh. Thể thơ là những hình thức biểu hiện cụ thể và xác định của nhịp điệu” [70, tr.326]. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng định nghĩa tương tự về nhịp điệu: “Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh nhẹ và sắp xếp theo những hình thức nhất định. Nhịp điệu khoan thai. Bản trường ca giàu nhịp điệu” [78, tr.720]. Như vậy, nhịp điệu trong những quan điểm trên mới chỉ thấy được mặt âm thanh còn chưa làm rõ được cấu tứ, hình ảnh, nội dung ý nghĩa của tác phẩm. * Quan niệm “nhịp điệu” là hiện tượng thuộc về cả hai mặt hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa của tác phẩm thơ văn. Ở Việt Nam, tiêu biểu cho xu hướng này là các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Nhịp điệu đã được các ông nhìn nhận trên tất cả các phương diện trong cấu trúc của văn bản nghệ thuật: “Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ trong thời gian hay trong quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mỹ. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, motip... nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [dẫn theo 13]. Những quan niệm trên đã nêu rõ được nhịp điệu là hiện tượng thuộc về cả hai mặt hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa của tác phẩm thơ văn. 15 Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, để triển khai công việc, chúng tôi tạm thời nêu lên một cách hiểu về nhịp điệu trong văn học: Nhịp điệu là hình thức tổ chức các phương tiện ngôn ngữ dựa trên cơ chế của sự lặp lại đều đặn, tuần hoàn (liên tục hay cách quãng) các thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau theo những khoảng cách cân bằng hay chu kỳ nhất định trong không gian hoặc thời gian để chia tách và kết hợp các yếu tố nghệ thuật nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, tạo ra vẻ đẹp hài hòa, cân xứng, nhịp nhàng cho tác phẩm, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật. Như vậy, nhịp điệu là sự thống nhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng nội dung hình tượng. Nhịp điệu bao gồm các nhịp có quan hệ với nhau trong một thể thống nhất, nối tiếp nhau tạo thành mạch lưu chuyển, vận động nhịp nhàng. Nhân tố nòng cốt của nhịp điệu không phải cái gì khác chính là nhịp. 1.1.3.2 Phân biệt nhịp điệu thơ và nhịp điệu văn xuôi Trong văn học, có hai hình thức ngôn ngữ nghệ thuật cơ bản là ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, do đó hình thành hai loại nhịp điệu: nhịp điệu thơ và nhịp điệu văn xuôi. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau lại có những cách vận dụng các phương tiện tạo nhịp điệu khác nhau. Nhịp điệu là yếu tố bắt buộc phải có của thơ. Nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: trọng âm, vần, phép lặp, chuỗi âm tiết, hiệu ứng âm thanh, số lượng âm tiết... Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối khác nhau. Trong văn xuôi, người ta chú ý đến các đơn vị nhấn , trọng âm, kết thúc câu, câu trùng điệp, phép lặp. Nhạc tính mà văn xuôi có được là do sự lặp lại cả cấu trúc chứ không ở từng yế u tố ngữ âm đơn lẻ như trong thơ. Đối với văn xuôi, nhịp chỉ là kết quả kéo theo của sức sáng tạo ngôn từ, trong khi ở thơ thì nhịp lại là cái giàn khung bắt buộc về thi luật để ngôn từ tựa vào. Trong văn học Việt Nam, dạng văn có nhịp đơn giản nhất là những câu thành ngữ, tục ngữ. Thường được chia thành hai vế, đọc thành hai nhịp, đối xứng khá đều đặn về thanh điệu, tạo nên tính nhịp cân đối, nhịp nhàng dễ đi vào trí nhớ. Quy luật đối xứng đó được thể hiện ở chỗ các âm tiết cuối mỗi vế thường mang những thanh đối lập nhau về âm điệu. Mô hình đối xứng là. ...B/...T (bằng - trắc); hay ... T/... B (trắc - bằng). Ví dụ: Màn trời/ chiếu đất. 16 Tính chất âm điệu nhịp nhàng cũng được thể hiện rất đặc trưng trong những câu văn của những áng sử thi hay trong các thể văn cổ (phú, tế, biền, văn...), nhịp cũng được đưa vào những mô hình chung có tính chất cách luật, không những có sự đối xứng giữa các cặp câu, các vế mà còn có sự hô ứng về nhịp, thanh điệu, vần điệu cho nên câu văn đọc lên rất nhịp nhàng uyển chuyển. Ví dụ: “Ta thường tới bữa quên ăn,/ nửa đêm quên ngủ,/ ruột đau như cắt,/ nước mắt đầm đìa...” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn). Kiểu văn vần chú trọng đến nhịp không chỉ chiếm ưu thế trong các thể văn cổ mà còn tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến một số tác phẩm của tác giả văn xuôi hiện đại. Câu văn hiện đại sau này ngày một phong phú, sáng tạo, gọn ghẽ, tự nhiên, không còn bị gò bó trong những khuôn nhịp đối xứng như trước. Mặc dù vậy, nó vẫn không thể mất đi tính cân đối, nhịp nhàng uyển chuyển cố hữu của ngôn ngữ nghệ thuật. Rất nhiều các nhà văn hiện đại, nhất là ở giai đoạn đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Phạm Quỳnh, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân... đã sử dụng một lối văn giàu nhịp. Xin dẫn một ví dụ: “Rồi tập chuyển bước./ Học xoè khăn./ Rồi học xoè quạt./ Rồi học xoè nón./ Học đến xoè nhạc,/ khiến được cánh tay/ cùi tay/ cổ tay,/ đã có thể gọi là học giỏi./ Thành thục đôi tay/ đôi chân,/ rồi nhún,/ rồi đánh gối,/ đánh mông,/ đánh cánh/ đánh cổ/ đánh cùi.” (Xoè - Nguyễn Tuân). Không khó nhận thấy sự khác biệt giữa nhịp của văn hiện đại với nhịp của thơ và văn cổ. Nhịp của văn hiện đại không do những nguyên tắc của nhịp điệu mô hình có tính chất cách luật điều khiến mà chủ yếu được hình thành từ cảm hứng, cảm xúc, ý muốn của người viết. Mặc dù không bị ấn định dòng, vế, số nhịp, số tiếng, vần, bằng - trắc, nhưng câu văn hiện đại vẫn có thể tạo ra nhịp từ sự phối hợp ngữ điệu giữa các nhịp, hoặc sự hoà âm, hoà thanh của một số âm tiết giữa các nhịp, hoặc sự bố trí các nhịp có tính chất song song, cân xứng, hô ứng về cú pháp hay về ngữ nghĩa, hoặc sự sắp xếp các nhịp theo một trình tự logic, khoa học... tạo nên sự đều đặn, cân đối, hài hoà. Nhìn chung, nhịp trong văn hiện đại xuất hiện ít hơn trong thơ và văn cổ, song cũng rất sáng tạo, linh hoạt và tinh tế. Cảm thụ nhịp trong văn hiện đại phức tạp và cũng có phầ n khó hơn. 1.2 Các tiêu chí nhận diện và miêu tả nhịp điệu Nghiên cứu nhịp điệu, điều không thể không làm là đi vào tìm hiểu những tiêu chí để nhận diện ra chúng trong từng câu thơ, khổ thơ hay câu văn, đoạn văn, thậm chí toàn bộ văn bản nghệ thuật. Qua tìm hiểu, có thể nêu lên 10 tiêu chí là dấu hiệu để nhận diện ra nhịp điệu. 17 1.2.1 Dấu câu Dấu câu là ký hiệu dùng trong văn viết. Đó là phương tiện dùng để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn. Dấu câu được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần câu, các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ, v.v. Nhờ có dấu ngắt câu mà ta đọc đúng, hiểu đúng bài văn viết dễ dàng hơn, đặc biệt là khi đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. 1.2.1.1 Dấu chấm “.” là dấu ngắt câu đặt ở cuối câu trần thuật. So với dấu phẩy, dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn. Ví dụ: Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc. Suối tóc dài êm chảy giữa dòng trăng. Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng. (Mộng - Chế Lan Viên) 1.2.1.2 Dấu chấm hỏi “?” thường ở cuối câu hỏi (nghi vấn). Khi đọc, phải ngắt câu với ngữ điệu hỏi thường lên giọng ở cuối câu. Ví dụ: Hay im lặng chuyển mình trên máu đỏ? Hay rừng xanh lăn nhẹ khối U Sầu? (Chiến tượng - Chế Lan Viên) 1.2.1.3 Dấu chấm lửng hay còn gọi dấu ba chấm “...” được dùng để biểu thị sự ngắt quãng tạo ý châm biếm, mỉa mai, hoặc để chỉ ra rằng người nói chưa nói hết. Ví dụ: Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười, Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng... (Hồn là ai - Hàn Mặc tử) 1.2.1.4 Dấu chấm phẩy “;” thường dùng trong câu phức hoặc câu đơn mở rộng, để phân chia các thành phần tương đẳng, có tính chất độc lập tương đối. Đoạn ngừng do dấu chấm phẩy ký hiệu thường dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắn hơn so với dấu chấm. Ví dụ: Cho trăng xuân tràn trề say chới với Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi; (Trường tương tư - Hàn Mặc Tử) 1.2.1.5 Dấu chấm than “!” đặt ở cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến, còn được gọi là dấu cảm, dấu than. Đoạn ngừng của dấu này được xác định bởi mức độ cảm xúc do câu gây ra. Ví dụ: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan