Đặc biệt, trong các năm 1998, 2002, 2004 Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu kết
hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện KHXH Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam điều tra các địa điểm ven sông
Thị Vải ở khu vực huyện Tân Thành. Qua đó đã phát hiện nhóm di tích tiền - sơ
sử nằm trong vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Những tƣ liệu vật chất thu đƣợc qua các cuộc khai quật và khảo sát
đã làm phong phú thêm nhận thức của chúng ta về một nhóm di tích mới, cùng
với những bằng chứng về đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần của những lớp cƣ
dân đầu tiên khai phá vùng đất này vào thời sơ kỳ kim khí.
Cùng với những phát hiện về khảo cổ học khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu, kết
quả khai quật và nghiên cứu thu đƣợc từ nhóm di tích vùng ngập mặn ven biển
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn
hoá tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu và Đông Nam Bộ, bƣớc đầu làm sáng rõ bức
tranh tiền - sơ sử ở khu vực.
1.3. Nghiên cứu văn hoá tiền - sơ sử, thông qua nhóm di tích vùng ngập
mặn ven biển và các kết quả nghiên cứu khảo cổ học khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đề ra những kế hoạch cụ thể cho
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá cổ. Đồng thời nó cũng
góp phần bổ sung về mặt tƣ liệu, hiện vật cho công tác trƣng bày bảo tàng và cho
việc nghiên cứu, biên soạn địa chí, lịch sử địa phƣơng.
1.4. Trong những năm công tác tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nhất là
trong vài năm gần đây, tác giả luận văn đã có may mắn đƣợc trực tiếp tham gia
khảo sát, điều tra, khai quật một số di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, đặc biệt là nhóm di tích vùng ngập mặn ven biển trên địa bàn huyện
Tân Thành. Ngoài ra, tác giả còn đƣợc nghiên cứu các tài liệu có liên quan và đã