Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã đông sơn, huyện...

Tài liệu Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã đông sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

.PDF
123
740
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LƢƠNG THỊ THANH HÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÖ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LƢƠNG THỊ THANH HÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN - HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÖ THỌ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ KIM DUNG HÀ NỘI - 2014 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn ............................................................................................................................ 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 8 PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 9 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 12 3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 29 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 29 5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu.................................................................................. 30 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 30 7. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 31 8. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………………………31 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………….………….32 9.1. Phương pháp luận chung ............................................................................................ 32 9.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................. 32 9.2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu .............................................................................. 32 9.2.2. Phƣơng pháp quan sát ............................................................................................. 33 9.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................................... 34 9.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu................................................................................... 35 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 36 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ........................ 36 1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................................ 36 1.1.1. Khái niệm “Nhu cầu” ............................................................................................... 36 1.1.2. Khái niệm “Sức khỏe” .............................................................................................. 37 1.1.3. Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” . .......................................................................... .38 1.1.4. Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” ............................................................... 39 1.1.5. Khái niệm “Nghèo”, “Phụ nữ nghèo”..................................................................... 40 1.2. Lý thuyết vận dụng ..................................................................................................... 41 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ................................................................ 41 1.2.2. Lý thuyết vai trò ........................................................................................................ 43 1.2.3. Lý thuyết hệ thống .................................................................................................... 44 3 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................................... 46 1.3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội ......................... 46 1.3.2. Đặc điểm hoàn cảnh, điều kiện sống của phụ nữ ở địa phương ............................ 49 CHƢƠNG 2: NHU CẦU CẦN ĐƢỢC HỖ TRỢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN HIỆN NAY ....................... 53 2.1. Khái quát chung tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo ở nƣớc ta hiện nay........................................................................................................................... 53 2.1.1. Giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của phụ nữ nghèo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ........................................................................................................................ 55 2.1.2. Vấn đề về thực phẩm và dinh dưỡng ....................................................................... 56 2.1.3. Vấn đề sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh và môi trường sống xung quanh để phòng ngừa bệnh tật ........................................................................................................... 58 2.1.4. Chăm sóc sức khỏe khi mang thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình ................... 59 2.1.5. Vấn đề phòng chống một số bệnh dịch và bệnh xã hội nguy hiểm ........................ 62 2.1.6. Vấn đề sử dụng thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh của phụ nữ nghèo…….. 63 2.2. Thực trạng việc hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn hiện nay ................................................................................................... 64 2.2.1. Khái quát tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo ở xã Đồng Sơn hiện nay và công tác hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng ...................................... 64 2.2.1.1. Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế ................................................................ 65 2.2.1.2. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ............................ 66 2.2.1.3. Nước sạch và vệ sinh môi trường để phòng ngừa bệnh tật ................................. 68 2.2.1.4. Công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai, thực hiện KHHGĐ ........... 71 2.2.1.5. Công tác phòng chống bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm và các bệnh xã hội nguy hiểm phụ nữ nghèo có nguy cơ mắc phải .......................................................................... 71 2.2.1.6. Phòng chống các tai nạn thương tích và cung cấp thuốc.................................... 72 2.2.2. Đánh giá các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn ............................................................................................................................. 73 2.3. Nhu cầu đƣợc hỗ trợ của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu ...................................................................................................................... 76 2.3.1. Nhu cầu được tư vấn, giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................. 77 2.3.2. Nhu cầu được hỗ trợ để kết nối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ....... 85 4 CHƢƠNG 3: VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN HIỆN NAY ................................................................................................................ 89 3.1. Những vai trò nhân viên công tác xã hội thực hiện trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn........................................................... 89 3.1.1. Vai trò người tư vấn, giáo dục.................................................................................. 91 3.1.2. Vai trò người tư vấn, tham vấn tâm lý ..................................................................... 94 3.1.3. Vai trò người kết nối dịch vụ .................................................................................... 95 3.1.4. Vai trò người lập kế hoạch ....................................................................................... 96 3.1.5. Vai trò người lượng giá ............................................................................................ 98 3.2. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu................................................................................................................ 99 3.2.1. Tập huấn về công tác xã hội cho những người phụ trách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu ................................................................................................................ 99 3.2.2. Phát triển vai trò của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.................................. 101 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 103 1. Kết luận ........................................................................................................................ 103 2. Khuyến nghị................................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 113 5 Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài: “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ”, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Thị Kim Dung, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những phụ nữ nghèo, tới cộng đồng người dân, các cán bộ y tế và chính quyền địa phương xã Đồng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu địa bàn để hoàn thành luận văn này. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là do yêu cầu cao về sự kết hợp, vận dụng giữa lý thuyết và thực hành của một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công tác xã hội nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Học viên Lƣơng Thị Thanh Hà 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt STT Nghĩa 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu 3 CTXH Công tác xã hội 4 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 5 PVS Phỏng vấn sâu 6 TW Trung ương 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc 9 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng 1. Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát bằng bảng hỏi phân theo các khu 2. Bảng 2: Bảng phân bố hộ nghèo theo các khu 3. Bảng 3: Số nhân khẩu trong các hộ nghèo năm 2013 4. Bảng 4: Tỷ lệ tự đánh giá tình trạng sức khỏe của phụ nữ nghèo Danh mục các biểu đồ 1. Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị kinh tế toàn xã theo từng ngành trong năm 2013 2. Biểu đồ 1.2: Tình trạng nhà ở của các hộ gia đình năm 2013 3. Biểu đồ 1.3: Tình trạng nhà ở của các hộ nghèo năm 2013 4. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn nước phụ nữ nghèo sử dụng trong sinh hoạt 5. Biểu đồ 2.2: Mức độ mong muốn được hỗ trợ CSSKBĐ của phụ nữ nghèo 6. Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ khó khăn của phụ nữ nghèo trong CSSKBĐ 7. Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các nhu cầu cần được tư vấn về các kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nghèo 8. Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai được phụ nữ nghèo sử dụng 9. Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tự đánh giá về nguồn nước phụ nữ nghèo sử dụng trong sinh hoạt 10. Biểu đồ 2.7: Tâm lý phụ nữ nghèo khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế 11. Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đánh giá nhu cầu hỗ trợ kết nối với các dịch vụ CSSKBĐ của phụ nữ nghèo 12. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đánh giá các nhu cầu hỗ trợ tâm lý của phụ nữ nghèo 13. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đánh giá nhu cầu tham gia nhóm của phụ nữ nghèo 8 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sức khỏe luôn được coi là vốn quý nhất của con người, là nền tảng của sự phát triển xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì sức khỏe không chỉ được hiểu hạn hẹp là tình trạng không có bệnh hay thương tật; mà sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được quan tâm, chú trọng phát triển. Điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội hiện nay có nhiều biến đổi làm gia tăng thêm nhiều loại bệnh tật mới rất phức tạp. Trong khi hệ thống y tế phân phối không đồng đều giữa các quốc gia và các vùng miền, việc điều trị bệnh tốn kém với những kỹ thuật chuyên môn cao, một bộ phận lớn người dân chưa được chăm sóc tốt về sức khỏe. Theo thống kê của WHO năm 1978 thì có tới 80% dân chúng không được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức khỏe nói chung là không thể chấp nhận được ở một số vùng miền [3]. Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới, là một chiến lược quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp và đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trong hơn ba mươi năm qua, các hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu đã luôn nhấn mạnh, xem xét và điều chỉnh những nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Phúc trình của WHO năm 2008 vẫn khẳng định phương châm “Primary Health Care - Now more than ever” (“Chăm sóc sức khỏe ban đầu - Bây giờ hơn bao giờ hết”) [3]. Ở Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng đã được Nhà nước và Bộ Y tế quan tâm phát triển, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công bằng xã hội thông qua việc giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe, giúp nâng cao sức khỏe toàn dân, giảm tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, tình hình kinh tế nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn nên chưa có đủ điều kiện phát triển một cách toàn diện, cần phải chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên ở các vùng miền nghèo [53]. Tại Đại hội Đảng lần IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VII, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: 9 “Trong xã hội ta mọi người đều phải được khám chữa bệnh và chăm sóc chu đáo dù không có tiền”. Người nghèo sống ở các vùng nông thôn, hẻo lánh, vùng sâu vùng xa; là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, địa hình không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, mạng lưới y tế kém phát triển nên ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe [23]. Bên cạnh đó, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo cũng như tình trạng bất bình đẳng giới dẫn đến những bất bình đẳng về sức khỏe. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2013, tình trạng sức khỏe dân cư giữa các vùng miền ở nước ta hiện có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt là đối với sức khỏe phụ nữ. Tỷ suất tử vong bà mẹ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên năm 2009 cao gấp 3 lần so với các tỉnh đồng bằng. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hiện đang còn nhiều bất cập cần khắc phục [53]. Vì vậy, Bộ Y tế cũng như các cấp chính quyền phải đặc biệt quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho những đối tượng này. Một điều đáng lưu ý hiện nay là một bộ phận lớn người dân hay chính cán bộ địa phương cũng chưa thực sự hiểu rõ về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tầm quan trọng chiến lược của nó. Họ thường lầm tưởng thuật ngữ “chăm sóc sức khỏe ban đầu” như là việc chăm sóc ở mức độ mới và sơ bộ; là công việc của ngành y. Thực tế ở Việt Nam, nhất là ở cấp địa phương, chăm sóc sức khỏe ban đầu vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và họ chỉ thực hiện theo những chương trình từ trên xuống mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi để phát triển một cách bền vững. Bởi vậy, việc hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo ở các vùng miền khó khăn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây cũng là một lĩnh vực cần được ngành CTXH can thiệp, trợ giúp. Tại nhiều quốc gia phát triển, hầu hết các dịch vụ xã hội trong đó có y tế đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo chuyên sâu [47]. CTXH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta mới chỉ có một số bệnh viện lớn 10 có nhân viên CTXH như: bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ở cả ba cấp độ hoạt động của ngành Y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự tham gia của nhân viên CTXH [4]. Ở tuyến xã, chăm sóc sức khỏe ban đầu chỉ do nhân viên y tế, điều dưỡng và các cán bộ đoàn thể đảm nhiệm mà chưa có sự tham gia của CTXH. Vì thế, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các vùng miền nghèo còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhất là với các đối tượng là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu được hỗ trợ của họ để có biện pháp khắc phục là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm đưa đến cho phụ nữ nghèo những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn và hiệu quả hơn. Đồng Sơn là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ với khoảng 60% hộ nghèo. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhiều hạn chế, y tế kém phát triển đã khiến phần lớn người dân không được quan tâm chăm sóc về sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ nghèo [33]. Thực tế cho thấy phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực. Phụ nữ nghèo thường bị hạn chế trong việc tiếp cận với các nguồn lực và các dịch vụ xã hội. Họ không được đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và không có đủ điều kiện để chăm lo cho sức khỏe của bản thân. Khi bệnh nhẹ, hầu hết người nghèo nói chung cũng như phụ nữ nghèo nói riêng thường để tự hết hoặc chỉ đi khám chữa bệnh khi thật cấp bách. Còn khi mắc các bệnh nặng thì họ không có đủ điều kiện để chữa trị và thường chấp nhận sống cùng với căn bệnh. Bên cạnh đó, phụ nữ thường lại là người chăm lo con cái và sinh hoạt trong gia đình. Vấn đề sức khỏe và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của chính gia đình họ, đặc biệt là với trẻ em. Vì thế, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhóm phụ nữ nghèo càng trở nên quan trọng. Trong thực tế, các chương trình CSSKBĐ được thực hiện theo thói quen từ trên xuống, người nghèo hay phụ nữ nghèo vẫn được xem là thụ động hưởng lợi hơn là chủ động trong việc tự giải quyết nên không đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cần phải được tiếp cận theo hướng 11 đặt con người làm trung tâm, dựa trên niềm tin rằng cho dù họ nghèo và gặp rất nhiều bất lợi thì vẫn có khả năng làm chủ thể để tự chăm sóc bản thân, góp phần vào sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. Từ những lý do trên, tác giả đã quyết định thực hiện luận văn với đề tài “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ”. Luận văn nhằm tìm hiểu nhu cầu cần được hỗ trợ của phụ nữ nghèo tại xã trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, dựa trên việc xem xét những nhu cầu này từ góc nhìn của chính những phụ nữ nghèo. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của nhân viên CTXH trong lĩnh vực này và đề xuất một số biện pháp để hỗ trợ, tăng cường năng lực cho họ. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe ban đầu từ lâu đã trở thành chiến lược phát triển quan trọng trên toàn thế giới, là nền tảng triết lý và chính sách y tế của Tổ chức Y tế thế giới WHO nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, dân số học và kinh tế - xã hội. Hội nghị quốc tế về CSSKBĐ được tổ chức năm 1978 tại Alma-Ata, Kazakhtan do WHO và UNICEF bảo trợ, với 134 nước, trong đó có Việt Nam và 67 tổ chức quốc tế tham dự đã đưa ra bản tuyên ngôn nổi tiếng về CSSKBĐ là “Tuyên ngôn Alma-Ata” (The Alma Ata Declaration). Tại hội nghị này, WHO cũng đã đưa ra những nhận định chung về tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe trên thế giới để thấy được tầm quan trọng chiến lược của CSSKBĐ [29]. Tuyên ngôn Alma-Ata bao gồm những khái niệm cơ bản, các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các nguyên tắc tiếp cận, chiến lược, các biện pháp và những khuyến cáo trong CSSKBĐ. Đây được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Từ Hội nghị Alma-Ata 1978 đến nay, đã có 4 hội nghị quốc tế khác xem xét lại toàn bộ chiến lược CSSKBĐ để điều chỉnh cho phù hợp. Hội nghị tại Madrid năm 2003 đã đưa ra những định hướng chiến lược cho CSSKBĐ nhằm đạt “Mục tiêu sức khỏe cho mọi người” (Health for All) ở thế kỷ XXI và “Mục đích Phát triển Thiên niên kỷ” (Millennium Development Goals) do Liên Hợp Quốc đề ra. Tại 12 Argentina, tháng 8/2007, Hội nghị quốc tế về Sức khỏe cho Phát triển của WHO khẳng định lại: CSSKBĐ vẫn là chìa khóa để đạt mục đích Phát triển thiên niên kỷ với nhiều cơ hội và thách thức mới [3]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu đặc biệt của nhóm khó khăn và nhóm có nguy cơ cao, đó là những người ít có khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các lý do về vị trí địa lý, chính trị, xã hội và tài chính như: phụ nữ, trẻ em, người nghèo, những người làm việc ở những nơi có nguy cơ cao và bộ phận dân bị thiệt thòi trong xã hội,... Cần thiết phải cung cấp các chăm sóc liên tục cho họ và loại trừ các yếu tố có hại cho sức khỏe. Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, từ lâu CTXH đã có mặt và hỗ trợ đắc lực cho ngành Y tế. Có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa công tác xã hội với chăm sóc sức khỏe nói chung và CSSKBĐ nói riêng. Một số nghiên cứu nổi bật cho thấy vai trò gắn kết chặt chẽ giữa CTXH với CSSKBĐ, xem xét vai trò của nhân viên CTXH và một số cách thức tiếp cận. Tháng 9/1998, Hội đồng Giáo dục sức khoẻ Scotland (HEBS) ủy thác cho Trung tâm Y tế và Nghiên cứu Xã hội thực hiện dự án nghiên cứu xác định phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng trong CSSKBĐ nói chung và xem xét việc sử dụng phương pháp này trong việc quản lý bệnh béo phì (Community development approaches in primary health care: options for the management of obesity) [50]. Mục đích của phương pháp phát triển cộng đồng là khuyến khích và trao quyền cho người dân, thúc đẩy họ tự thay đổi nhận thức và hành vi trong việc chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu cũng thực hiện thí điểm phương pháp này để quản lý bệnh béo phì trong CSSKBĐ. Một đánh giá nhu cầu đào tạo ban đầu đã được thực hiện (tháng 11/1997 - tháng 3/1998) để xem xét việc đào tạo về bệnh béo phì trong đội ngũ CSSKBĐ. Trên cơ sở đó đề xuất một cách tiếp cận mới trong quản lý béo phì, trong đó kết hợp thay đổi lối sống và hỗ trợ bệnh nhân. Nghiên cứu này đại diện cho giai đoạn đầu của dự án nhằm phát triển và thử nghiệm phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng để quản lý bệnh béo phì, cho thấy tính khả thi, chuyển nhượng, hữu ích và bền vững trong CSSKBĐ. Trong giai đoạn thứ hai, dự án phát triển mô hình quản lý bệnh béo phì trong đó kết hợp các nguyên tắc quan trọng của phát triển 13 cộng đồng được xác định trong giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn thứ ba là thí điểm và đánh giá mô hình với một số dịch vụ chăm sóc y tế địa phương [50]. Vai trò của nhân viên CTXH cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Greene GJ. và Kulper T. (Trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ, năm 1990): “Autonomy and Professional Activities of Social Workers in Hospital and Primary Heath Care Settings” (Quyền tự chủ và hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện và cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu) [42]. Hai nhà nghiên cứu cho rằng: nhân viên CTXH ở bệnh viện thường gặp thất vọng khi làm việc trong hệ thống bệnh viện, họ bị coi như là những người hỗ trợ và vai trò trợ giúp có thể bị áp đặt bởi các nhân viên y tế. Vì thế, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân viên CTXH được tự chủ hơn trong công việc và cơ hội để cung cấp các dịch vụ lâm sàng trực tiếp hơn và tránh sự áp đặt. Trong bài viết này, các tác giả cũng báo cáo một nghiên cứu so sánh quyền tự chủ và các hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên CTXH ở bệnh viện và CSSKBĐ. Kết quả cho thấy rằng các nhân viên xã hội trong hai thiết lập không khác nhau về mức độ tự chủ. Rõ ràng, cho dù làm việc ở bệnh viện hay các cơ sở y tế tư nhân và CSSKBĐ, nhân viên CTXH đều có thể hoạt động một cách tự chủ và chuyên nghiệp. Bài viết “Community Care in Practice: Social Work in Primary Heath Care” (Chăm sóc cộng đồng trong thực tế: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ban đầu) của Lymbery M. & Millward A. (Đại học Nottingham, Anh, 2001) cũng xem xét việc thành lập đội ngũ CTXH trong các thiết lập CSSKBĐ tại Vương quốc Anh, sau khi thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia và Đạo luật Chăm sóc Cộng đồng vào năm 1990 [43]. Việc cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên CTXH và đội ngũ y tế CSSKBĐ trong nhiều năm đã được đẩy mạnh, sự ra đời của những chính sách chính thức, cụ thể cho việc chăm sóc cộng đồng đã có những ưu tiên cho cả hai dịch vụ xã hội và y tế. Bài viết này trình bày các kết quả tạm thời từ việc đánh giá ba dự án thí điểm ở Nottinghamshire, Anh. Những phát hiện này được phân tích từ ba quan điểm liên kết. Đầu tiên là mức độ mà cơ cấu và tổ chức đã làm việc hiệu quả với nhau để thúc đẩy vị trí của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe. Thứ hai là tác động của các yếu tố chuyên nghiệp và văn hóa công việc của các nhân viên CTXH trong 14 các hệ thống. Thứ ba là ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các cá nhân trên sự thành công của dự án. Nghiên cứu cũng kết luận rằng còn rất nhiều lĩnh vực có thể được áp dụng cho các vị trí tương lai của nhân viên xã hội trong lĩnh vực CSSKBĐ. Tháng 11/2003, một số nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Công tác xã hội Canada đã đưa ra tài liệu quan trọng: “Preparing for Change: Social Work in Primary Heath Care” (Chuẩn bị cho sự thay đổi: Công tác xã hội trong Chăm sóc sức khỏe ban đầu) [40]. Tài liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quan các bằng chứng hiện có về vai trò của thực hành CTXH trong môi trường CSSKBĐ, và thảo luận về những tác động tiềm năng chuyên môn nghề nghiệp. CTXH có truyền thống phát triển lâu dài trong việc can thiệp với từng cá nhân, gia đình, nhóm và cả cộng đồng. Dù với cách tiếp cận nào thì nó cũng liên quan trực tiếp đến sức khỏe về thể chất và tinh thần. Nhân viên xã hội trong CSSKBĐ cần phải có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ đòi hỏi phải có một nền tảng vững chắc trong một vai trò chung. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng: gia tăng quyền tự chủ nhưng cần phải có sự quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng làm việc đơn lẻ, cô lập và có thể mất dần bản sắc của ngành CTXH. Vì vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ, đồng thuận giữa các tổ chức xã hội, giữa ngành Y tế với hệ thống CTXH. Bên cạnh các nghiên cứu về vai trò của nhân viên CTXH trong CSSKBĐ, trong luận văn này tác giả cũng xin đề cập đến một vài nghiên cứu trên thế giới về CSSKBĐ cho nhóm phụ nữ có thu nhập thấp. Nghiên cứu “Low-Income Women’s Priorities for Primary Care” (Những ưu tiên cho phụ nữ có thu nhập thấp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu) của nhóm tác giả Ann S. O’Malley, Christopher B. Forrest và Patrick G. O’Malley (Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, 1999) đã chỉ ra rằng đối với phụ nữ có thu nhập thấp thì CSSKBĐ là đặc biệt quan trọng. Đây là một nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu những ưu tiên cho phụ nữ có thu nhập thấp trong CSSKBĐ, nghiên cứu trên 4 nhóm phụ nữ (tuổi từ 40 - 65) từ 4 trung tâm y tế cộng đồng tại Washington DC bằng các phương pháp phỏng vấn sâu (với những câu hỏi mở) và thảo luận nhóm. Các nhóm chủ yếu thảo luận về những kinh nghiệm của họ với việc chăm sóc ngoại trú và những thuộc tính của CSSKBĐ mà họ cho là quan trọng [38]. 15 Năm 2004, Ann S. O’Malley cùng hai tác giả Ruth E. Zambranab và Vanessa B. Shepparda cũng đã tiến hành một nghiên cứu về: “Providing Health Care to Low-Income Women - A Matter of Trust” (Cung cấp chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thu nhập thấp - Một vấn đề của niềm tin). Mục đích là nhằm khám phá kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến niềm tin của các bệnh nhân là phụ nữ có thu nhập thấp ở Hoa Kỳ đối với các chuyên gia và nhân viên y tế. Nghiên cứu tập trung tiến hành trên 33 phụ nữ có thu nhập thấp trước và sau khi sinh (tuổi từ 1845), hầu hết trong số họ là những phụ nữ da màu và đã hoàn thành bậc trung học. Mẫu nghiên cứu được tuyển chọn từ các phòng khám y tế công cộng cung cấp các chương trình chăm sóc trước khi sinh dựa vào cộng đồng ở ba địa phương, gồm hai vùng đô thị và một vùng nông thôn, đây là những khu vực có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao. Nghiên cứu nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bệnh nhân với những người cung cấp dịch vụ (bác sỹ, y tá, nhân viên điều dưỡng), cho thấy sự hài lòng và niềm tin của họ với những người cung cấp dịch vụ sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả chăm sóc. Kết quả cho thấy niềm tin có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe. Hầu hết phụ nữ có mối quan hệ tin tưởng hơn với nhân viên điều dưỡng và y tá hơn là với các bác sĩ, điều này có thể là do mối quan hệ tốt khi tiếp xúc. Việc cải thiện liên tục với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế công cộng trước khi sinh và xây dựng các mối quan hệ thân thiết với nhân viên y tế có thể nâng cao niềm tin của các bệnh nhân và nâng cao chất lượng chăm sóc. Các nhà nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu với những ý tưởng định hướng, câu hỏi nghiên cứu cụ thể, cỡ mẫu đáng tin cậy và được tuyển chọn dựa trên sự quan tâm, tự nguyện hợp tác nên thông tin thu được rất phong phú và có chiều sâu. Những phát hiện từ nghiên cứu này đã mang lại nhiều ý nghĩa trong việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo và phụ nữ da màu trong quá trình mang thai [48]. Tháng 11/2012, Bộ Y tế Indonesia đã đưa ra chương trình y tế mới để cải thiện chất lượng CSSKBĐ cho khoảng ba triệu phụ nữ và trẻ em nghèo. Thực tế phụ nữ và trẻ em nghèo có tỷ lệ mắc các bệnh nặng và tử vong cao hơn so với các nhóm khác. Chương trình này với sự tài trợ của Australia với mục tiêu nâng cao chất 16 lượng của các trung tâm y tế CSSKBĐ tại năm tỉnh của Indonesia bằng các biện pháp: đào tạo bài bản 3500 y tá và nữ hộ sinh tại các địa phương, tăng cường giáo dục sức khỏe cho người nghèo,… [46] Việt Nam là một trong những nước đầu tiên cam kết thực hiện “Mục đích Phát triển Thiên niên kỷ” của Liên Hiệp Quốc. Với quan điểm xuyên suốt “phòng bệnh là chính, điều trị là quan trọng”, ngành Y tế cũng như các ban ngành liên quan luôn nỗ lực nghiên cứu xây dựng chương trình CSSKBĐ một cách toàn diện và hiệu quả [3]. Tài liệu của Bộ Y tế “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình hình mới” (NXB Y học, 2006) đã đưa ra những nội dung cơ bản của tuyên ngôn AlmaAta về CSSKBĐ. Ngoài 8 yếu tố chính của CSSKBĐ, Việt Nam còn đưa thêm 2 yếu tố khác là “Quản lý sức khỏe toàn dân” và “Củng cố mạng lưới y tế cơ sở”. Trong tài liệu này, các tác giả nêu lên những chiến lược quan trọng phù hợp với tình hình mới của Việt Nam, bao gồm các vấn đề về sức khỏe (các loại bệnh dịch mới, bệnh cũ tái phát, các yếu tố nguy cơ, lối sống, chế độ dinh dưỡng, chất lượng y tế,…) và các nhân tố kinh tế - văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến CSSKBĐ (môi trường ô nhiễm, đô thị hóa, di dân, chênh lệch giàu nghèo, mất cân bằng giới tính, văn hóa gia đình và cộng đồng,…). Tài liệu cũng đưa ra mô hình CSSKBĐ trong tình hình mới và đặt trọng tâm vào các nội dung quan trọng [3]. Một học liệu đáng lưu ý là “Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu” (Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế) của trường Cao đẳng y tế Hà Đông, chỉnh sửa và biên soạn năm 2011 [29]. Giáo trình được Bộ Y tế phê duyệt và trở thành học liệu quan trọng cho việc giảng dạy y tế cộng đồng, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về CSSKBĐ. Nội dung của giáo trình bao gồm sáu bài, đề cập chủ yếu đến các vấn đề chính: các chiến lược và các yếu tố ảnh hưởng đến CSSKBĐ; các biện pháp và chính sách thực hiện CSSKBĐ tại Việt Nam; quy trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; thực hành và quản lý sức khỏe tại trạm y tế. Bên cạnh tài liệu này là giáo trình thực tập về “Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng tại cộng đồng”. Giáo trình này cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hành tại cộng đồng trong lĩnh vực vệ sinh phòng bệnh và vấn đề dinh dưỡng: kỹ 17 năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp để lập kế hoạch cho cá nhân, nhóm, cộng đồng [30]. CSSKBĐ là một nhu cầu thiết yếu đối với tất cả mọi người, đặc biệt ở những vùng khó khăn như nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu về vấn đề CSSKBĐ cho các đối tượng yếu thế ở những vùng miền khó khăn. Tác giả Đoàn Kim Thắng trong bài viết “Những vấn đề xã hội của mô hình nhà y tế thôn bản trong chăm sóc sức khỏe ban đầu” (Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 5, 2003) đã nêu rõ: thực trạng chăm sóc sức khỏe tại một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn lạc hậu theo tập tục, người dân không có điều kiện tiếp cận với y tế, điều kiện địa lý khó khăn, ngân sách hạn chế làm cho trạm y tế không được trang bị đầy đủ trang thiết bị, trình độ của các y bác sĩ còn hạn chế. Tác giả cũng nêu lên sự cần thiết của mô hình y tế thôn bản, đây là mạng lưới công tác viên hữu hiệu có thể giúp cho cơ sở y tế triển khai các chương trình tới gần hơn với người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng được [24]. Bài viết “Ứng xử của gia đình nông thôn trong phòng và chữa bệnh qua các khảo sát Xã hội học gần đây” (trong cuốn “Những nghiên cứu chọn lọc về Xã hội học nông thôn” (2004), tác giả Trịnh Hòa Bình đã nêu khá rõ về tình hình chăm sóc sức khỏe của các gia đình nông thôn hiện nay: Cách xử lý và lựa chọn loại hình dịch vụ y tế của gia đình nông thôn trong những lúc ốm đau không chỉ phản ánh khả năng thực tế của gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn thể hiện trình độ văn hóa y tế. Trong điều kiện văn hóa y tế thấp thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình cũng thấp và cách ứng xử của họ cũng rất đơn giản. Ngược lại, nếu văn hóa y tế cao thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của họ cũng sẽ cao và cách thức lựa chọn hình thứ y tế của họ cũng sẽ hợp lý và hiệu quả hơn [8]. Một số khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học về vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu như: khóa luận “Vai trò của hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng nhân dân huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, khóa luận “Ảnh hưởng của hoạt động y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng nông thôn trong những năm gần đây” của tác giả Bùi 18 Thị Hồng Thùy... Chủ yếu hai khóa luận này tập trung về vấn đề y tế cơ sở, tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động của tuyến y tế này, các trang thiết bị và chất lượng đội ngũ y tế có đảm bảo hay không. Các đánh giá đều cho thấy thấy mức độ quan trọng của tuyến y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhìn chung, các tuyến y tế cơ sở đã được đầu tư nhưng chưa thực sự hiệu quả, bởi các trang thiết bị chưa thực sự hiện đại, trình độ của đội ngũ y bác sỹ còn hạn chế, chưa làm cho người dân tin tưởng. Bởi thế, sự kết nối giữa hệ thống y tế cơ sở và người dân vẫn còn nhiều bất cập. Tác giả Nguyễn Văn Sỹ, trong khóa luận tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Y học gia đình với đề tài “Thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe hộ gia đình tại tỉnh Yên Bái” (2009) nhấn mạnh đến vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu theo mô hình y tế hộ gia đình. Khóa luận kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin nhằm mô tả thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe hộ gia đình tại hai huyện Văn Chấn và Trấn Yên của tỉnh Yên Bái. Từ đó, tác giả đề xuất phát triển mô hình mạng lưới y học gia đình, một hình thức chăm sóc sức khỏe cơ bản được cho là thiết yếu, liên tục, toàn diện và đảm bảo chất lượng [23]. Bác sỹ Bùi Thị Thúy Hải và TS. Bùi Thị Hà (Bộ Y tế, Viện Y học Biển Việt Nam) cũng đã tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ của xã Lập Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho ngư dân đánh bắt xa bờ, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động này [13]. Nghiên cứu của nhóm tác giả trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh “Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân phường Hòa Bình thành phố Biên Hòa năm 2006” đã đưa ra những số liệu cụ thể về thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân [14]. Khảo sát tiến hành dựa trên phương pháp phỏng vấn sâu trực tiếp 384 hộ theo tiêu chuẩn chọn mẫu có chủ đích. Kết quả cho thấy người dân phường Hòa Bình có nhu cầu lớn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Khi có bệnh, người dân có xu hướng tìm đến bác sỹ tư và lương y nhiều nhất. 19 Khi bệnh nhẹ họ tự mua thuốc còn khi bệnh nặng họ tìm đến các trung tâm y tế và bệnh viện lớn. Điều đáng lưu ý là trạm y tế hoạt động chưa hiệu quả nên chỉ phục vụ được một phần nhỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Nguyên nhân là do nguồn nhân lực ít ỏi, lại chưa được đào tạo chuyên khoa đầy đủ, thuốc men và cơ sở vật chất thiếu thốn. Bên cạnh đó, thời gian phục vụ không hợp lý, cán bộ trạm không tạo được sự tin tưởng của người dân. Nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề về sức khỏe, bệnh tật có liên quan đến giới, nhóm tuổi, học vấn và nghề nghiệp. Kết quả của nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra biện pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân địa phương. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Y tế công cộng của tác giả Trần Đăng Khoa: “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011” cũng chỉ ra rằng nhóm người nghèo và cận nghèo gặp những vấn đề khó khăn trong chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh [16]. Ngoài ra, những chi phí cho khám chữa bệnh của người có thu nhập thấp trong tổng chi của gia đình là cao hơn hẳn với những gia đình có kinh tế khá. Đây là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đánh giá can thiệp trước sau nhưng không có nhóm đối chứng, các phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu là từ phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Luận án mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân - Thanh Hoá trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2011, từ đó xác định một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân (như tình trạng kinh tế; trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế; BHYT). Giai đoạn 2 của nghiên cứu là thực hiện can thiệp và giai đoạn cuối cùng là đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân - Thanh Hóa. Nội dung can thiệp ở đây bao gồm cung cấp dịch vụ y tế, sử dụng dịch vụ y tế và công tác truyền thông. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những tiến bộ rõ rệt trong việc sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Đặc biệt, việc truyền thông nhằm cung cấp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan