Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại h...

Tài liệu Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội

.PDF
184
384
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- BÙI THỊ ÁNH TUYẾT NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRẦ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- BÙI THỊ ÁNH TUYẾT NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý TRẦ HÀ NỘI - 2014 Luận văn “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở Hà Nội” đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở Hà Nội“ của tác giả là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khóa học 2012-2014, chuyên ngành khoa học Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả cam đoan đây là công trình của tác giả, được thực hiện nghiêm túc, hoàn toàn mới và không trùng lặp với các công trình nào đã công trình nào trước đó. Hà Nội, ngày 11/10/2014 Bùi Thị Ánh Tuyết LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở Hà Nội“ là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khóa học 2012-2014, chuyên ngành khoa học Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã được PGS.TS. Trần Thị Quý trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Quý cùng với sự định hướng chuyên môn, gợi mở hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn. Tác gia xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Quý và đội ngũ các nhà khoa học ngành Thông tin – Thư viện. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị cán bộ thông tin -thư viện công tác tại các cơ quan thông tin - thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả tiếp cận thực tế nghiên cứu của mình thông qua điều tra, thu thập tư liệu và trao đổi ý kiến để hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và thầy cô đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó còn là những bạn sinh viên, những người dùng tin của các cơ quan thông tin - thư viên trường đại học ở Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11/10/2014 Bùi Thị Ánh Tuyết Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................13 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................13 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................13 4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................14 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................14 5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................14 5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................15 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................15 6.1. Các phương pháp chung ............................................................................15 6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................15 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .....................................................17 7.1. Về mặt khoa học ........................................................................................17 7.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................17 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ...........................................................................18 9. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................18 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI ...............19 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................19 1.1.1. Khái niệm người dùng tin .......................................................................19 1.1.2. Khái niệm nhu cầu tin.............................................................................20 1.1.3. Khái niệm mức độ đáp ứng nhu cầu tin .................................................23 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tin ......................................................24 1.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội ....................................................................24 1.2.2. Ngành nghề đào tạo ................................................................................26 1.2.3. Độ tuổi ....................................................................................................26 1.2.4. Giới tính ..................................................................................................27 1.2.5. Tâm lý .....................................................................................................27 1 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết 1.2.6. Phương pháp giảng dạy ..........................................................................29 1.2.7. Vai trò của đoàn thanh niên và hội sinh viên .........................................30 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tin ......................30 1.3.1. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ............................30 1.3.2. Vốn tài liệu và sự hợp tác chia sẻ thông tin ...........................................31 1.3.3. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ........................33 1.3.4. Đội ngũ chuyên gia thông tin .................................................................33 1.3.5. Áp dụng chuẩn nghiệp vụ thông tin - thư viện .......................................35 1.3.6. Chính sách thông tin - thư viện ..............................................................36 1.3.7. Kinh phí đầu tư .......................................................................................38 1.3.8. Năng lực thông tin của người dùng tin ...................................................39 1.4. Đặc điểm thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội .......................................40 1.4.1. Môi trường kinh tế - xã hội ....................................................................40 1.4.2. Sơ lược sự ra đời và phát triển ...............................................................42 1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................43 1.4.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................45 1.4.5. Đặc điểm các nhóm người dùng tin........................................................47 1.4.6. Đặc điểm nguồn lực thông tin ................................................................51 1.5. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin và khả năng đáp ứng của các thƣ viện ở Hà Nội ...................................................................52 1.5.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện ............................................52 1.5.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường ..54 1.6. Tiểu kết chƣơng 1.........................................................................................55 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI ................................................................................................................57 2.1. Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội ... 57 2.1.1. Nhu cầu về nội dung tài liệu ...................................................................57 2.1.2. Nhu cầu về loại hình tài liệu ...................................................................60 2.1.3. Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu ..................................................................65 2.1.4. Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ thông tin ......................................68 2.1.5. Tập quán sử dụng, khai thác thông tin ...................................................74 2 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết 2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội. ....................................................................................81 2.2.1. Chính sách của các thư viện ...................................................................81 2.2.2. Vốn tài liệu và sự hợp tác chia sẻ thông tin của các thư viện ................83 2.2.3. Đội ngũ chuyên gia thông tin .................................................................90 2.2.4. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông .......................97 2.2.5. Áp dụng chuẩn nghiệp vụ thông tin - thư viện .....................................102 2.2.6. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ..........................106 2.2.7. Kinh phí đầu tư .....................................................................................111 2.3. Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội ..................................................114 2.3.1. Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin ................................................114 2.3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin ...............................................117 2.4. Nhận xét về nhu cầu tin của ngƣời dùng tin và khả năng đáp ứng của thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội .............................................................121 2.4.1. Những ưu điểm .....................................................................................121 2.4.2. Những hạn chế ......................................................................................122 2.4.3. Nguyên nhân .........................................................................................123 2.5. Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................125 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN NHU CẦU TIN CHO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI .............128 3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn lực thông tin......................................128 3.1.1. Xây dựng chính sách bổ sung tài liệu ...................................................128 3.1.2. Liên kết, hợp tác giữa các thư viện đại học ..........................................129 3.1.3. Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin .........................................132 3.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ...............134 3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ........................134 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ...........138 3.2.3. Tăng cường marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ........139 3.3. Giải pháp liên quan đến con ngƣời ..........................................................143 3.3.1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ .........................................................143 3.3.2. Chú trọng đào tạo người dùng tin .........................................................148 3 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết 3.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng kinh phí đầu tƣ, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin. ........................................................................151 3.4.1. Tăng cường kinh phí đầu tư .................................................................151 3.4.2. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị ............................................153 3.4.3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở .....................................................154 KẾT LUẬN ............................................................................................................156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................158 PHỤ LỤC 4 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt STT Từ gốc 1. BVHTT&DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 2. CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 3. CSDL Cơ sở dữ liệu 4. ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 5. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6. HVCH Học viên cao học 7. NCS Nghiên cứu sinh 8. SV Sinh viên 9. TT-TV Thông tin - Thư viện 2. Từ viết tắt tiếng Anh STT 1. Từ viết tắt AACR Từ gốc Quy tắc biên mục Anh - Mỹ Anglo-American Catologuing Rules 2. ISBD Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục International Standrad Bibliographic Description 3. MARC Khổ mẫu biên mục đọc máy Machine Readable Catloguing 4. OPAC Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến Online public access catalog 5 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục các bảng Bảng 1: Nội dung tài liệu người dùng tin quan tâm ..................................................57 Bảng 2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin.........................................61 Bảng 3: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin .......................................66 Bảng 4: Nhu cầu về sản phẩm thông tin - thư viện của người dùng tin....................69 Bảng 5: Nhu cầu về dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin .......................71 Bảng 6: Thời gian rỗi sử dụng các hoạt động của người dùng tin ............................75 Bảng 7: Thống kê tài liệu bổ sung của Trung tâm TTTV-ĐHQGHN ......................87 Bảng 8: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ ........................................94 Bảng 9: Khả năng sử dụng các phần mềm của cán bộ thư viện ...............................95 Bảng 10: Tình hình áp dụng chuẩn nghiệp vụ tại một số trường đại học ...............103 Bảng 11: Nhận xét của người dùng tin về chất lượng các loại sản phẩm và dịch vụ của thư viện .............................................................................................................108 Bảng 12: Tổng hợp kinh phí bổ sung từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2013 ............112 Bảng 13: Thống kê kinh phí bổ sung tài liệu ..........................................................113 6 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 1: Tỉ lệ người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội ...............47 Biểu đồ 2: Tỉ lệ độ tuổi các nhóm người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội ....................................................................................................................48 Biểu đồ 3: Tỉ lệ giới tính các nhóm người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội ....................................................................................................................49 Biểu đồ 4: Tỉ lệ trình độ học vấn các nhóm người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội .......................................................................................................50 Biểu đồ 5: Thời gian mỗi ngày người dùng tin sử dụng để đọc tài liệu ...................76 Biểu đồ 6: Nguồn khai thác thông tin của người dùng tin là cán bộ/giảng viên .......78 Biểu đồ 7: Nguồn khai thác thông tin của người dùng tin là người học ...................79 Biểu đồ 8: Nhận xét của người dùng tin về vốn tài liệu của thư viện .......................89 Biểu đồ 9: Độ tuổi của cán bộ tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội .................91 Biểu đồ 10: Ngành tốt nghiệp của đội ngũ cán bộ ....................................................92 Biểu đồ 11: Bậc cao nhất được đào tạo của cán bộ thư viện ....................................93 Biểu đồ 12: Nhận xét của người dùng tin về vốn tài liệu của thư viện ...................114 Biểu đồ 13: Mức độ cập nhật nội dung tài liệu của thư viện ..................................115 Biểu đồ 14: Mức độ phù hợp nội dung tài liệu với nhu cầu tin ..............................116 Biểu đồ 15: Nhu cầu muốn đào tạo của cán bộ .......................................................146 Biểu đồ 16: Nhu cầu học lớp tra tìm tài liệu của người dùng tin ............................149 7 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, giáo dục đại học gắn liền với với việc chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học. Đầu ra của hệ thống này là đội ngũ trí thức - nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội quốc gia. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang vận hành trong sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, với những bước nhảy vọt chưa từng có. Thế giới chuyển mình từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu người đọc, hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, gắn với nhu cầu thực tế xã hội là định hướng mà ngành giáo dục đã và đang hướng đến. Một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng giáo dục đại học chính là thư viện đại học. Và cụ thể hơn là khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện đại học. Viện trường Viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở phòng hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xẩy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ”. Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn, lâu dài đến sự phát trển của một đất nước. 8 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết Hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nắm bắt xu hội nhập, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, giáo dục đại học Việt Nam cũng đang chuyển mình thực hiện đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết Số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Bắt đầu từ năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra lộ trình đào tạo học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hay quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bản tựu chung lại thực chất của đổi mới giáo dục là “lấy người học làm trung tâm”. Đó là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu là hoạt động quan trọng trong hoạt động học. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt sự đổi mới này đòi hòi phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất, khả năng cung cấp nguồn học liệu, nhu cầu tin đáp ứng người dùng tin tại các cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhu cầu này đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục và kịp thời. Vì vậy, việc phát triển nhu cầu tin, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của thư viện các trường đại học nước ta hiện nay. Đặc biệt tại Hà Nội Thủ đô của đất nước, trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và giáo dục, nơi tập trung nhiều cơ quan của trung ương, các bộ ngành, các viện và trung tâm nghiên cứu….và trường đại học lớn có uy tín và thương hiệu của đất nước. Công tác phát triển nhu cầu tin, đáp ứng nhu cầu tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội trong 9 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết nhiều năm qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, với bối cảnh mới, xu thế mới, thì công tác này cần được tăng cường và chú trọng hơn nữa. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội để từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp góp phần tăng cường nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nhu cầu tin đã có nhiều công trình khoa học cũng như các bài báo, luận văn của các tác giả ở các cơ quan thông tin - thư viện từ trung ương tới địa phương, các cơ sở đào tạo ngành thông tin - thư viện…Các công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ, khía cạnh và phương pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. * Luận văn Đã có một số công trình nghiên cứu của các học viên tại các cơ sở đào tạo sau đại học. Có thể kể đến một số công trình như “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới” (2007) của tác giả Đào Thị Thanh Xuân; “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” (2007) của tác giả Phạm Thanh Huyền; “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin thư viện Học Viện Hành chính” (2011) của tác giả Vũ Thanh Thủy; “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm TT TL trường Đại học Hàng Hải” (2011) của tác giả Ngô Văn Anh; “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội” (2012) của tác giả Linh Thị Thắm; “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang” (2011) của tác giả Bùi Thị Thanh Diệu; “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại thư viện trường 10 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết đại học Phương Đông” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Chi; “Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng” (2013) của tác giả Trần Thị Tuệ… Các công trình kể trên đã nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin ở từng đơn vị cụ thể. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra nhưng giải pháp có tính thuyết phục nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin ở từng đơn vị. Hoặc như luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lý tại Bộ Nội và các cơ quan trực thuộc Bộ” (2011) của tác giả Nguyễn Bích Hạnh là công trình nghiên cứu nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý tại Bộ Nội Vụ và các cơ quan trực thuộc Bộ. Là công trình nghiên cứu tổng hợp nhiều cơ quan, hướng tới một nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, công trình đã chỉ ra được thực trạng nhu cầu tin, mức độ đáp ứng nhu cầu tin và đưa ra các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin của cán bộ quản lý có tính thuyết phục cao. Các công trình nghiên cứu ở từng đơn vị cụ thể, hay một nhóm các cơ quan trực thuộc Bộ là cơ sở cho tác giả hình dung, so sánh về các khía cạnh cần nghiên cứu trong luận văn. * Bài báo, bài trích tạp chí Liên quan hoạt động của thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập, đã có nhiều bài báo. Cụ thể như: “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập” của TS. Lê Văn Viết và ThS. Võ Thu Hương đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam số 2, năm 2007. Bài báo đề cập tới vai trò của thư viện đại học, qua đó nhìn nhận về thực tiễn thư viện đại học Việt Nam hiện nay, nêu ra những thách thức, và đưa ra những giải pháp cho thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Hay “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ” của ThS. Nguyễn Văn Hành đăng trong tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1 năm 2008. Bài báo đã nêu lên vai trò quan trọng của việc phát triển học liệu trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học như hiện nay. Cùng với đó là đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển nguồn học liệu đại học theo tín chỉ. 11 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết Có thể thấy, những bài viết nêu trên đã đưa ra những nhận định riêng của các tác giả về hoạt động của thư viện đại học trong xu thế hội nhập hiện nay. Vai trò của thư viện đại học được khẳng định hơn nữa. Các bài báo cũng chỉ ra nhiệm vụ tăng cường phát triển nguồn học liệu đáp ứng xu thế, đáp ứng nhu cầu người dùng tin là nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn hiện nay góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng. Bài “Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học” của tác giả Trần Trọng Bảy được tăng tài trên website: http://gralib.hcmuns.edu.vn/images/PDF/12-2000-4.pdf đã đưa ra những cách thức để phân nhóm người dùng tin, nghiên cứu nhu cầu thông tin, là tư liệu cho tác giả nghiên cứu trong đề tài của mình. Bài “Phát triển nhu cầu tin trong các thư viện công cộng” của PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 2 đã đưa ra một cách nhìn tổng quan về hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, cho thấy thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin theo các nhóm đối tượng, lý giải nguyên nhân của thực trạng và đưa ra những giải pháp kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện theo hướng phù hợp với nhu cầu, tâm lý, tập quán và sử dụng thông tin của người dùng tin. Bài báo đã đề cập vấn đề nhu cầu tin ở một hệ thống thư viện khác, nhưng là cơ sở quan trọng cho tác giả hình dung, so sánh giữa hệ thống thư viện công cộng và thư viện đại học ở Hà Nội về thực trạng nhu cầu tin, mức độ đáp ứng nhu cầu tin của các đơn vị, đó là cơ sở quan trọng để tác giả hoàn thiện luận văn của mình hơn. * Kỷ yếu Hội nghị, hội thảo Đã có nhiều đơn vị trong nước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi về các khía cạnh khác nhau của giáo dục đại học, của hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học. Có thể kể đến một số bài báo đăng trong một số kỷ yếu, hội thảo như: “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin - yếu tố quan trọng để các trung tâm thông tin - thư viện đại học Việt Nam phát triển bền vững”, của tác giả Trần Thị Quý, , Kỷ 12 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết yếu hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; “Chất lượng đào tạo theo tín chỉ - thời cơ và thách thức đối với các trung tâm thông tin - thư viện đại học” của tác giả Trần Thị Thanh Vân đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 33 năm đào tạo của ngành và 10 năm trở thành đơn vị độc lập của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn… Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan khác về vấn đề đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, vai trò của giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng và những nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hệ thống thư viện các trường đại học. Đây cũng thực sự là những tư liệu quý để tác giả nghiên cứu và triển khai công trình của mình. Tóm lại, phần lớn các đề tài, bài báo khoa học cũng như các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo được tác giả thu thập và liệt kê ở trên cho thấy: Việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin hầu hết dừng lại ở việc đi sâu vào một cơ quan, đơn vị cụ thể. Có thể là một thư viện đại học, thư viện của viện... hoặc là hệ thống thư viện công cộng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập tới đối tượng đang xem xét là thư viện các trường đại học ở Hà Nội. Vì vậy đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở Hà Nội” mà tác giả lựa chọn làm đề tài Luận văn của mình là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình nào đã công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, đánh giá nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện các trường đại học ở Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu tin của thư viện các trường đại học ở Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về nhu cầu tin của người dùng tin - Nghiên cứu đặc điểm, vai trò của thư viện các trường đại học đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học ở Hà Nội. 13 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội. - Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng của thư viện. - Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện các trường đại học ở Hà Nội. - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin 4. Giả thuyết nghiên cứu Các Trung tâm Thông tin - Thư viện các trường đại học đang ngày càng vắng bóng sinh viên, cán bộ đến sử dụng thông tin/tư liệu để nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Câu hỏi đặt ra là phải chăng công tác phục vụ người dùng tin chưa tốt, nhu cầu tin của họ chưa được đáp ứng, chưa được thỏa mãn và họ phải tìm tới địa điểm mới, phương thức khai thác mới tốt hơn? Như vậy, đa phần các cơ quan thông tin - thư viện các trường đại học tại Hà Nội chưa đáp ứng đủ nhu cầu tin của người dùng tin. Nguyên nhân từ đâu? Có thể từ công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin hay vì chưa đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Hà Nội... Nếu muốn vậy cần phải có công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, khắc phục hạn chế thì có thể khẳng định: thư viện các trường đại học ở Hà Nội có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Nhu cầu tin - Đặc điểm nhu cầu tin - Quy mô nhu cầu tin 14 Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết - Cấu trúc nhu cầu tin - Xu thế nhu cầu tin - Các điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin hiệu quả 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu đại diện 32 cơ quan thông tin - thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong thời gian hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp: 6.1. Các phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động giáo dục đại học, hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: + Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu; + Phương pháp nghiên cứu chọn mẫu đại diện + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phát phiếu điều tra đối với 02 đối tượng: cán bộ thư viện, cán bộ lãnh đạo và quản lý thư viện và người dùng tin; Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra tại 32 trung tâm thông tin - thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Căn cứ quá trình khảo sát theo nhóm đối tượng, tác giả thống kê lại kết quả khảo sát như sau: - Tổng số phiếu phát ra: 300 phiếu - Tổng số phiếu thu về: 279 phiếu (đạt tỉ lệ 93%) với 100 phiếu do cán bộ thư viện trả lời và 179 phiếu do người dùng tin trả lời. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan