Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích diễn ngôn “ thông cáo báo chí tiếng việt” trên tư liệu báo thanh niên,...

Tài liệu Phân tích diễn ngôn “ thông cáo báo chí tiếng việt” trên tư liệu báo thanh niên, tuổi trẻ, nhân dân, người lao động năm 2013

.PDF
95
2299
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TRẦN THANH TÙNG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN “THÔNG CÁO BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT” TRÊN TƢ LIỆU BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ, NHÂN DÂN, NGƢỜI LAO ĐỘNG NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TRẦN THANH TÙNG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN “THÔNG CÁO BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT” TRÊN TƢ LIỆU BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ, NHÂN DÂN, NGƢỜI LAO ĐỘNG NĂM 2013 Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐINH VĂN ĐỨC Hà Nội – 2014 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1, Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2, Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 2 3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 4 , Tƣ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 2 5 , Bố cục luận văn ............................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 1. Truyền thông và đặc điểm của truyền thông ............................................. 4 1.1. Khái niệm truyền thông ........................................................................ :4 1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông ...................................... 4 1.3. Các phƣơng tiện truyền thông phổ biến: ............................................... 5 1.4. Chức năng của truyền thông.................................................................. 6 2. Thông cáo báo chí ......................................................................................... 7 2.1. Thuật ngữ thông cáo báo chí ................................................................ 7 2.2. Đặc điểm thông cáo báo chí ................................................................. 8 2.2.1.Tính thời sự ...................................................................................... 9 2.2.2. Tính nhất quán và chính thống. ...................................................... 9 2.2.3. Tính chính xác cao........................................................................ 10 2.2.4. Tính quan trọng và hấp dẫn: ........................................................ 10 2.3. Kết cấu của văn bản thông cáo báo chí .............................................. 10 2.3.1. Phần mở đầu: ............................................................................... 10 2.3.2. Phần nội dung.............................................................................. :10 2.4. Mối quan hệ giữa thông cáo báo chí – PR ( Quan hệ công chúng) ... 12 2.4.1. Khái niệm PR: ............................................................................. 12 2.4.2. Bản chất của PR: ......................................................................... 12 2.4.3. Đối tƣợng của PR (quan hệ công chúng) .................................... 13 3 2.4.4. Mục đích của PR ( Quan hệ công chúng) .................................... 14 2.4.5. Mối quan hệ TCBC với Báo chí ................................................... 15 2.5. Mối quan hệ TCBC với tin tức ................................................................... 15 3. Phân tích diễn ngôn .................................................................................... 16 3.1, Khái niện diễn ngôn ................................................................................... 16 3.2. Phân loại diễn ngôn .................................................................................. 18 3.2.1.Về mặt chức năng: ........................................................................ 17 3.2.2.Về mặt cấu trúc: ............................................................................ 21 3.3 Các bình diện của diễn ngôn: ..................................................................... 25 3.3.1.Mạch lạc: ...................................................................................... 23 3.3.2. Liên kết: ....................................................................................... 27 3.3.3. Ngữ cảnh: .................................................................................... 29 3.3.4. Lập luận ........................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: THÔNG CÁO BÁO CHÍ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA HỌC 2.1. Cƣơng vị của sự tình trong diễn ngôn ............................................ 31 2.2. Các loại sự tình [+/ - Động] thƣờng gặp trong Tiếng Việt. .......... 34 2.2.1. Khái niệm: .................................................................................... 34 2.2.2. Tiêu chí phân biệt [+/ - Động] trong sự tình ............................... 35 2.3. Phân loại sự tình của S. Dik và M.A.K. Halliday (1985) và Cao Xuân Hạo .......................................................................................................... 38 2.3.1. S. Dik ( 1978) ............................................................................... 38 2.3.2. M.A.K. Halliday(1985) ................................................................ 39 2.3.3 . Cao Xuân Hạo ............................................................................. 42 2.4. Mối quan hệ sự tình và bối cảnh giao tiếp thể hiện trong thông cáo báo chí ............................................................................................................... 41 4 2.4.1. Mô hình cấu trúc “ hình tháp thƣờng”............................................ 42 2.4.2. Mô hình cấu trúc theo dạng “hình tháp ngƣợc”.......................... 45 2.4.3 . Mô hình cấu trúc theo dạng “ hình chữ nhật” ............................ 48 2.5 . Hành động ngôn từ thể hiện trong văn bản thông cáo báo chí ......... 50 2.5.1 Hành động ngôn từ ....................................................................... 50 2.5.2 .Đặc điểm ngôn từ thể hiện trên các thông cáo báo chí tiếng Việt ............................................................................................. 51 2.5.2.1 Hành động tuyên bố ................................................................ 51 2.5.2.2. Hành động cầu khiến ............................................................. 54 2.5.2.3. Hành động biểu cảm .............................................................. 56 2.5.2.4 Hành động ƣớc kết ................................................................. 57 2.6. Tiểu kết : ............................................................................................. 58 CHƢƠNG 3: THÔNG CÁO BÁO CHÍ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CHỨC NĂNG 3.1. Chức năng liên nhân ........................................................................... 60 3.2 . Chức năng tác động: .......................................................................... 62 3.3. Chiến lƣợc giao tiếp lịch sự thể hiện trong thông cáo báo chí .......... 66 3.4. Cƣơng vị phát ngôn của ngƣời nói thể hiện qua diễn ngôn phê phán .........74 3.5. Tiểu kết ................................................................................................ 79 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 82 5 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Ngôn Ngữ Học – trƣờng Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQGHN, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên trong học tập và nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhất. Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của GS.TS. Đinh Văn Đức, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo sau đại học của Khoa, Phòng tƣ liệu Khoa Ngôn ngữ học – trƣờng Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các nội dung học tập và quá trình hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ hết sức tận tình của gia đình về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Học viên cao học TRẦN THANH TÙNG 6 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT PR : Quan hệ công chúng TCBC : Thông cáo báo chí UBND : Uỷ ban nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc TAND : Toà án nhân dân VD : Ví dụ DT : Diễn tố CT : Chủ thể V: Vị từ VTHĐ : Vị từ hành động 7 DANH MỤC HÌNH STT 1.2 Tên hình Trang Mô hình truyền thông của Claude Shannơn và Harold Laswell 4 2.4.4 Sơ đồ minh họa quá trình PR 2.4.1 Mô hình cấu trúc “ hình tháp thường” 2.4.2 Mô hình cấu trúc theo dạng “hình tháp ngược” 46 2.4.3 Mô hình cấu trúc theo dạng “ hình chữ nhật” 49 12 8 42 PHẦN MỞ ĐẦU 1, Lí do chọn đề tài Thông cáo báo chí ( TCBC) là một trong những công cụ thiết yếu để thu hút báo chí, truyền thông đưa tin cho bạn đến với công chúng. Để thông báo thông tin về một tổ chức, sản phẩm hay sự kiện … không có cách nào hiệu quả rõ ràng bằng thông cáo báo chí. Thông cáo báo chí (TCBC) là một văn bản thông tin chính thức của một tổ chức, hiệp hội, cơ quan hoặc doanh nghiệp… gửi đến các nhà báo hay cơ quan thông tấn báo chí tại một buổi họp báo, một sự kiện, hoạt động do tổ chức/cơ quan/doanh nghiệp tổ chức nhằm thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động, sự kiện, chính sách, sáng kiến hay sản phẩm của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đó. Thông cáo báo chí ( TCBC) là một thể loại của phong cách báo chí, xét quan hệ giữa người phát và người nhận của quá trình phát hành thông cáo báo chí thì tổ chức truyền thông điệp và các cơ quan báo chí nằm trong mối quan hệ truyền tin và tác động. Tính thời sự, tính chính xác, tính nhất quán và chính thống, tính quan trọng và hấp dẫn đã mang đầy đủ những đặc trưng cho thể loại văn bản này. Hiện nay, tài liệu về thông cáo báo chí ( TCBC) còn ít, chưa đa dạng trong phạm vi nghiên cứu. Chính vì thế, đề tài “ phân tích diễn ngôn thông cáo báo chí tiếng Việt” qua tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 sẽ đi sâu về những đặc điểm của các mẫu thông cáo báo chí, qua đó sẽ đi sâu vào các chiến lược giao tiếp được sử dụng qua những mẫu thông cáo báo chí thông qua cách dùng từ trong một văn bản thông cáo báo chí ngày nay. 9 2, Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu a, Mục đích Mục đích của đề tài nghiên cứu là phân tích diễn ngôn trên những mẫu tư liệu có trong thông cáo báo chí năm 2013. Từ đó xác lập được những cấu trúc và những chiến lược giao tiếp trong cách thể hiện một thông cáo báo chí. b, Phƣơng pháp Luận văn này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn , phương pháp so sánh: Chúng tôi thu thập tư liệu những mẫu thông cáo báo chí tiếng Việt trên một số các tờ báo(báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013) 3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a, Đối tƣợng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những đặc điểm về diễn ngôn được thể hiện trong thông cáo báo chí tiếng Việt qua tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 b, Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn chỉ nghiên cứu các diễn ngôn “Thông cáo báo chí tiếng Việt” trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 4 , Tƣ liệu nghiên cứu Về phần tư liệu nghiên cứu, đề tài sử dụng nguồn tư liệu từ báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 để phân tích . 5 , Bố cục luận văn 10 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc gồm ba chương : Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Trong chương 1, chúng tôi sẽ tìm hiểu các cơ sở lí luận cơ bản về khái niệm về truyền thông và những đặc điểm của chúng, tiếp đó tìm hiểu về đặc điểm thông cáo báo chí và trên cơ sở lí luận đó làm tiền để phân tích các chương tiếp theo. Đó là việc xác định khái niệm diễn ngôn và các phương diện của diễn ngôn. Chƣơng 2 : Thông cáo báo chí nhìn tƣ̀ phƣơng diê ̣n Ngữ nghĩa học Trong chương 2, chúng tôi sẽ đi phân tích và phân loại các sự tình thể hiện trong thông cáo báo chí. Từ đó tìm ra các cấu trúc và các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nên một thông cáo báo chí. Chƣơng 3: Thông cáo báo chí nhìn từ phƣơng diê ̣n Chƣ́c năng Trong chương 3, chúng tôi sẽ phân tích thông cáo báo chí về hai chức năng: Liên nhân và tác động. Từ đó tìm ra những nghệ thuật sử dụng từ ngữ thông qua những yếu tố lịch sự trong chiến lược giao tiếp. Sau cùng là Tài liệu tham khảo. 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 1. Truyền thông và đặc điểm của truyền thông 1.1. Khái niệm truyền thông: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội. 1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, bao gồm 6 yếu tố tham dự chính: N S C M R E F Mô hình truyền thông của Claude Shannơn và Harold Laswell * Nguồn ( sender – S) : là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. 12 * Thông điệp ( massage – M) : là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. * Kênh truyền thông ( channel – C) : là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. * Người nhận ( receiver – R): là các cá nhận hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. * Phản hồi / Hiệu quả ( Feedback / Effect): là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát. * Nhiễu ( noise – N) : là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông ( tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch. 1.3. Các phương tiện truyền thông phổ biến: Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông để những người làm công tác marketing tiếp cận với khách hàng: phương tiện điện tử( truyền hình và radio), báo chí, thư chào hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng cá nhân và trang wed. Thậm chí quan hệ công chúng ( PR) cũng là một phương tiện giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như : Báo in, phát thanh, truyền hình, internet …. Đó là các bộ phận, các kênh thông tin cơ bản nhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận động của thông tin đại chúng. Trong thực tế, mỗi loại hình báo chí có những thế mạnh và những hạn chế riêng, chẳng hạn như: Báo in có khả năng lưu trữ lâu, đồng thời đi sâu phân tích chi tiết các sự kiện hiện tượng, công chúng của loại hình báo chí này có thể tiếp nhận thông tin ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm khác nhau. Hạn chế cơ bản của loại báo chí này là khó có khả năng phát hành rộng rãi tới công chúng ở vùng sâu, vùng xa… 13 Phát thanh ,Truyền hình có thế mạnh là nhanh, đồng thời, rộng khắp, hàng triệu công chúng có thể tiếp nhận thông tin đồng thời với thời điểm diễn ra sự kiện. Nhưng hạn chế của nó là tính thoảng qua, khả năng lưu trữ kém…đòi hỏi công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình báo chí này phải hết sứ tập trung, quá trình thông tin bị phụ thuộc vào làn sóng, thời tiết… Báo chí qua mạng Internet là một loại hình báo chí mới ra đời so với báo chí truyền thống nhưng được sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã khẳng định được vai trò cũng như sức mạnh vượt trội của mình. Ngoài ra còn nhiều phương tiện truyền thông phổ biến khác( sách, điện ảnh, quảng cáo, băng đĩa hình và âm thanh…). 1.4. Chức năng của truyền thông Thông tin truyền thông là loại thông tin có nét đặc thù, xuất hiện muộn hơn khi con người biết sử dụng thông tin như một công cụ tương tác xã hội. Thông tin này có chức năng tác động, cung cấp tri thức, nâng cao hiểu biết nhằm mục đích giáo dục, can thiệp nhằm thay đổi nhận thức hành vi của đối tượng đích và duy trì nó một cách bền vững. Thông tin truyền thông có phạm vi hoạt động rộng lớn trong xã hội với sự tham gia sâu rộng của phương tiện ngôn ngữ. Sự thống nhất giữa ngôn ngữ và truyền thông là cả hai sinh ra do nhu cầu xã hội đồng thời được phát triển, hoàn thiện trong mô hình xã hội. Truyền thông là một hoạt động giao tiếp cộng đồng. Thông tin trong thông điệp truyền thông cần phải được mã hóa và có khả năng giải mã. Chỉ ngôn ngữ mới là phương tiện, chất liệu quan trọng nhất, linh hoạt nhất đảm bảo cho đặc tính này của thông tin. Về mặt lý thuyết, mọi chức năng của báo chí, truyền thông đại chúng đều được thực hiện thông qua thông tin. Nếu không có thông tin, báo chí không thể thực hiện được chức năng giáo dục, vai trò giám sát, quản lý xã 14 hội cũng như các chức năng văn hóa, giải trí … Từ “nhiệm vụ tự nhiên” đó, truyền thông đã góp phần quan trọng đáp ứng quyền được thông tin của công chúng. Thông qua các kênh thông tin này, các giá trị xã hội, các quy tắc, luật lệ thành văn cũng như bất thành văn của xã hội được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết, thuyết phục mọi người cùng đồng tình và vận động mọi người cùng nhau tuân thủ. Thông tin trong truyền thông phổ biến những tin tức, thông tin đến các cá nhân, nhóm, tổchức. Phương tiện phổ biến có thể là sách báo, loa, radio, TV… Trong thông tin người ta ít hoặc không quan tâm đến mức độ tiếp thu và phản ứng của người nhận. 2. Thông cáo báo chí 2.1. Thuật ngữ thông cáo báo chí Thông cáo báo chí ( thuật ngữ tiếng Anh là News Release/ Media Release/ Pres Release/ Press Statement) chính là sản phẩm của truyền thông được hình thành ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Do sự mới mẻ của nó, “thông cáo báo chí” chưa có tên trong các cuốn sách tiếng Việt nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành báo chí, truyền thông. Thông cáo báo chí là dạng văn bản của một tổ chức được gửi đến đại diện của các cơ quan truyền thông đại chúng ( báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình) với mục đích công bố một sự kiện nào đó có giá trị thông tin. Với cách định nghĩa này, tính thời sự, tính nhất quán và chính thống, tính chính xác cao, tính quan trọng và hấp dẫn cho là các đặc điểm cốt lõi nhất của thể loại văn bản này. Thông cáo báo chí là công cụ tối quan trọng được các chuyên viên PR sử dụng để truyền tải thông tin tới công chúng với sự tham gia của bên thứ 15 ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể hiểu thông cáo báo chí là sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa PR và các phương tiện truyền thông. Các chuyên viên PR cần các phương tiện truyền thông như là kênh giao tiếp với công chúng mục tiêu, và họ phát đi thông cáo báo chí với tư cách là tài liệu đề nghị được công bố bởi báo giới. Còn các phương tiện truyền thông lại cần các thông cáo báo chí để có thông tin viết bài, lúc này thông cáo báo chí có tư cách là nguồn tin. Thông cáo báo chí nói chung (News Release) là một phần của bộ tài liệu truyền thông (Media Kit) của các chuyên viên PR, đây là dạng tài liệu “không có bản quyền”. Bởi nó được báo giới coi là nguồn tin chứ không phải một bài viết để được đăng tải nguyên bản. Giới truyền thông sử dụng những thông tin của một hoặc tổng hợp từ nhiều thông cáo báo chí đến từ nhiều nơi khác nhau làm dữ liệu cơ sở cho các bài viết tin tức hoặc các bài viết thể hiện cái nhìn chuyên sâu của mình. Chính bởi tính chất “không bản quyền” này mà thông cáo báo chí được coi là một công cụ tiếp cận giới truyền thông không có kiểm soát của các chuyên viên PR. Thông cáo báo chí gồm 3 loại chủ yếu: * Thông cáo báo chí về các sự kiện hay vấn đề nhân sự sắp diễn ra: tuyển dụng, thăng chức, về hƣu… * Thông cáo báo chí nhằm quảng bá mục đích * Thông cáo báo chí nhằm xây dựng hình ảnh trƣớc công chúng. 2.2. Đặc điểm thông cáo báo chí Ngoài ra một thông cáo báo chí phải mang tính thời sự, tính nhất quán và chính thống, tính chính xác cao, tính quan trọng và hấp dẫn 16 2.2.1.Tính thời sự Cũng như tin tức, TCBC cần nhanh chóng và kịp thời. Ngày phát hành trên TCBC phải là ngày sớm hơn hoặc đồng thời với thời điểm xảy ra sự kiện. Ngoài ra, để đảm bảo tính thời sự của TCBC ngày nay các hãng tin đã áp dụng các công nghệ như đồng bộ hóa (synchronization) để chuyển phát thông tin đồng thời tới nhiều đối tượng tiếp nhận; RSS (really simple syndication) để cung cấp dịch vụ đặt thông tin dài hạn một cách đơn giản, tự động và nhiều khi là miễn phí cũng như nhiều công nghệ tích hợp, truyền thông khác. TCBC phát hành đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả, tránh các biến cố, khủng hoảng do việc thông tin chậm trễ gây nên. Chính vì đặc trưng này, yếu tố thời gian trong một văn bản TCBC, đặc biệt là dạng TCBC công bố sự kiện, đều đóng vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định việc thông tin trên TCBC có được sử dụng hay không. Nếu các thông tin đó đã lỗi thời, tòa soạn sẽ không sử dụng hay đăng bài trên báo chí. Chính vì lí do này, hiện nay báo viết tiếp tục chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các hình thức báo khác như báo mạng, báo nghe, báo hình, là các phương tiện thông tin có để cung cấp thông tin cùng với thời gian thực (real time). 2.2.2. Tính nhất quán và chính thống. TCBC được phát hành nhằm đảm bảo tính nhất quán và chính thống của thông tin. Tính nhất quán và chính thống của thông tin là yếu tố rất quan trọng, phản ánh quan điểm “trước sau như một” của tổ chức trước một vấn đề, sự kiện. Đối với các tổ chức chính phủ, việc phát hành thông cáo báo chí là một hình thức của công tác vận động và tuyên truyền, đảm bảo tính nhất quán của thông tin từ các cơ quan chính phủ đến người dân. Đối với các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động này sẽ giúp truyền thông một cách hiệu quả về hoạt động của tổ chức, công bố các kết quả nghiên cứu cũng như 17 các thông tin về tổ chức đến một số đối tượng TCBC được chịu trách nhiệm bởi người/nhóm người có tiếng nói đại diện cho quan điểm của tổ chức đó. Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, TCBC thường được soạn thảo và phê duyệt bởi các đơn vị có tên gọi khác nhau như Vụ Báo chí, phòng Thông tin, phòng Tuyên truyền, phòng Truyền thông, phòng Quan hệ công chúng. Ở Bộ Ngoại giao Việt Nam và một số bộ khác, trách nhiệm xét duyệt TCBC thuộc về Người phát ngôn hoặc các lãnh đạo có chức vụ cao hơn. 2.2.3. Tính chính xác cao Một thông cáo báo chí hiệu quả trước hết là thông cáo báo chí cung cấp những thông tin xác thực cho báo chí. Xét cho cùng giá trị của thông tin nằm ở tính chính xác và trung thực của nó. Toà soạn báo sẽ không sử dụng những thông tin sai sự thật vì điều đó sẽ gây ra những hệ luỵ về mặt pháp lý cũng như đạo đức nghề nghiệp. Đối với những thông tin thiếu chính xác, tổ chức phát hành thông cáo báo chí cần có hành động đính chính ngay để tránh sự hiểu lầm của báo chí và dư luận. 2.2.4. Tính quan trọng và hấp dẫn: Tính quan trọng và hấp dẫn ở một văn bản thông cáo báo chí được quyết định bởi chính bản thân của sự kiện. Các cơ quan truyền thông chỉ sử dụng những thông tin quan trọng và hấp dẫn 2.3. Kết cấu của văn bản thông cáo báo chí 2.3.1. Phần mở đầu: Phần mở đầu gồm có tên tổ chức và tiêu đề là các thành tố không thể thiếu đối với bất kì một văn bản thông cáo báo chí nào. Những nội dung này được xác lập cơ sở của nguồn tin và tóm tắt thông tin để các biên tập viên có thể nhận biết ngay tầm quan trọng của nó. Đối với các thông cáo báo chí có 18 nhiều cơ quan, tổ chức cũng đứng ra phát hành thì ở phần mở đầu cần có sự xuất hiện của các cơ quan tổ chức này. Phần mở đầu của thông cáo báo chí cần ngắn gọn và nêu bật sự kiện quan trọng nhất mà nó hướng đến. 2.3.2. Phần nội dung: Gồm các yếu tố sau: Với mỗi thông cáo báo chí, thời gian phát hành cũng là yêu tố không thể thiếu trong mỗi văn bản thông cáo báo chí. Đoạn dẫn: là đoạn văn đầu tiên của thông cáo báo chí và thường xuất hiện trong các thông cáo báo chí có cấu trúc hình tháp ngược và là cấu trúc phổ biến nhất trong cách viết một thông cáo báo chí. Về nội dung, đoạn dẫn cần nêu bật những thông tin cốt lõi của thông cáo báo chí và có chủ đề liên quan trực tiếp nhất đến tiêu đề và nó phải được trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?. Về hình thức, đoạn dẫn thường có độ dài trung bình khoảng 2 đến 3 câu. Thông tin hỗ trợ: là thông tin giúp người đọc thông cáo có thể tìm hiểu về chính sách, sự kiện mà thông cáo đưa ra. Thông tin mở rông: đây là những thông tin có thể bổ sung them cho những thông tin chính được đưa ra trong đoạn dẫn. Thông tin mở rộng cũng là những thông tin khá quan trọng có thể là những thông tin về các cá nhân có tham gia chương trình, sự kiện hay cũng có thể là những lời trích dẫn. Thông tin nền: thường được giới thiệu về tổ chức phát hành thông cáo báo chí và các đơn vị liên quan. Thông tin liên hệ: chính là yêu tố quan trọng nhất trong văn bản thông cáo báo chí. Bởi khi làm rõ hoặc xác minh các thông tin trong thông cáo báo chí sau khi chúng được phát hành. 19 2.4. Mối quan hệ giữa thông cáo báo chí – PR ( Quan hệ công chúng) 2.4.1. Khái niệm PR: Thuật ngữ PR là chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Public Relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác. Đi cùng với thuật ngữ PR là hoạt động PR nhằm: - Tiếp xúc (Họp báo, hội nghị khách hàng) - Lắng nghe (khách hàng nói về sản phẩm) - Trao đổi, truyền đạt (về ảnh hưởng của sản phẩm đối với người tiêu dùng,...) - Tạo lập hình ảnh và ấn tượng (tài trợ học bổng cho sinh viên, tổ chức cuộc thi cúp truyền hình,...) - Các hoạt động hướng về công chúng được doanh nghiệp qui họach theo từng thời điểm: có thể rộng hay hẹp với các đối tượng. Như vậy, hoạt động PR là một hoạt động trung gian nhằm xây dựng một hình ảnh, một quan điểm, một ấn tượng lâu dài của một nhóm đối tượng( sản phẩm, thương hiệu, …) đến công chúng và một nhóm đối tượng được quan tâm. 2.4.2. Bản chất của PR: - Bản chất của PR là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể và công chúng nhằm tác động tới nhận thức của công chúng để đạt được mục đích của chủ thể. - Sơ đồ minh họa quá trình PR như sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan