Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng việt nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ xix đến năm ...

Tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng việt nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ xix đến năm 1945 (trên tư liệu vài tác phẩm đã công bố)

.PDF
167
2135
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------o0o------ NGUYỄN THỊ MAI PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN ------o0o------ NGUYỄN THỊ MAI PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 (TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi Hà Nội - 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................8 4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .............................................................................9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................10 5.1. Thủ pháp thống kê ............................................................................................10 5.2. Phương pháp miêu tả - phân tích .....................................................................10 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................10 6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết .................................................................................10 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................11 7. Bố cục của Luận văn ...........................................................................................11 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC NHẬN DIỆN NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG VIỆT NAM BỘ CUỐI THỂ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945 ......13 1.1. Bối cảnh lịch sử - ngôn ngữ của TVNB từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 ...14 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ................................................................................14 1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ .........................................................................................15 1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................17 1.2.1. Về tiếng Việt Nam Bộ .....................................................................................17 1.2.2. Khái niệm về từ thuần Việt ............................................................................21 1.2.3. Khái niệm về từ vay mượn .............................................................................23 1.3. Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................26 Chƣơng 2: BỨC TRANH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 ..............................................................................28 2.1. Nguồn tƣ liệu và cách thức xử lý tƣ liệu ........................................................28 2.1.1. Về nguồn tư liệu .............................................................................................28 1 2.1.1.1. Tác phẩm “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” của Trương Vĩnh Ký .....29 2.1.1.2. Tác phẩm “Truyện thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản ......29 2.1.1.3. Tác phẩm “Nghĩa hiệp kỳ duyên” của Nguyễn Chánh Sắt ..................30 2.1.1.4. Tác phẩm “Ai làm được” của Hồ Biểu Chánh.....................................30 2.1.2. Về cách thức xử lý tư liệu ..............................................................................30 2.2. Tổng quan về vấn đề xử lý tƣ liệu ...................................................................31 2.2.1. Nguyên tắc xử lý tư liệu .................................................................................31 2.2.2. Kết quả khảo sát từ vựng TVNB trong các tác phẩm ...................................32 2.3. Kết quả nhận diện nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB .................................35 2.3.1. Từ vựng TVNB trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi -Trương Vĩnh Ký....35 2.3.1.1. Về lớp từ thuần Việt ..............................................................................36 2.3.1.2. Về lớp từ vay mượn gốc Hán ................................................................38 2.3.1.3. Về lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu ...........................................................41 2.3.1.4. Các từ có nguồn gốc khác ....................................................................42 2.3.2. Từ vựng TVNB trong Thầy Lazaro Phiền - Nguyễn Trọng Quản ..............44 2.4.2.1. Lớp từ thuần Việt .................................................................................44 2.4.2.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán ....................................................................46 2.4.2.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu ...............................................................48 2.4.2.4. Nhận xét ................................................................................................49 2.3.3. Từ vựng TVNB trong Nghĩa hiệp kỳ duyên - Nguyễn Chánh Sắt ...............50 2.5.3.1. Lớp từ thuần Việt ..................................................................................50 2.5.3.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán ....................................................................52 2.5.3.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu ...............................................................56 2.4.3.4. Lớp từ gốc khác ....................................................................................57 2.4.3.5. Nhận xét ................................................................................................58 2.3.4. Từ vựng TVNB trong Ai làm được - Hồ Biểu Chánh ..................................58 2.4.4.1. Lớp từ thuần Việt ..................................................................................59 2.4.4.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán ....................................................................60 2.4.4.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu ...............................................................64 2 2.4.4.4. Lớp từ gốc khác ....................................................................................65 2.4.4.5. Nhận xét ................................................................................................66 2.4. Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................66 Chƣơng 3: NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC CÁC LỚP TỪ VỰNG TVNB TỪ CUỐI THỂ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 ..................68 3.1. Đặc điểm của lớp từ thuần Việt TVNB ..........................................................69 3.1.1. TVNB bảo lưu các từ Việt cổ .........................................................................69 3.1.2. TVNB bảo lưu hình thức ngữ âm cổ ............................................................70 3.1.3. Đặc điểm về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa .................................................71 3.1.4. Đặc điểm về bình diện ngữ pháp ...................................................................72 3.1.3. Đặc điểm về sự biến đổi nghĩa .......................................................................73 3.2. Đặc điểm của lớp từ vay mƣợn gốc Hán ........................................................75 3.2.1. Đặc điểm lớp từ Hán Việt cổ .........................................................................75 3.2.2. Đặc điểm của lớp từ Hán Việt .......................................................................76 3.2.2.1. Hình thức vay mượn của từ Hán Việt ...................................................77 3.2.2.2. Sự biến đổi nghĩa của từ Hán Việt ........................................................78 3.2.2.3. Đặc điểm về hình thái - cấu trúc của từ ...............................................80 3.2.2.5. Thành ngữ Hán Việt ..............................................................................82 3.2.3. Đặc điểm của lớp từ Hán Việt Việt hóa ........................................................83 3.2.4. Đặc điểm của lớp từ gốc Hán phương ngữ ..................................................84 3.3. Đặc điểm của lớp từ vay mƣợn gốc Ấn - Âu ..................................................85 3.3.1. Mượn nguyên dạng ........................................................................................85 3.3.2. Mượn theo hình thức phỏng âm hoặc phiên âm ..........................................86 3.4. Đặc điểm của những từ vựng TVNB có các nguồn gốc khác .......................87 3.5. Giá trị lịch sử của các yếu tố vay mƣợn .........................................................88 3.6. Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................96 3 LỜI CẢM ƠN Em vô cùng biết ơn GS. TS Trần Trí Dõi đã hết lòng động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN) - những người đã trang bị cho em kiến thức quan trọng trong suốt quá trình học tập tại Khoa. Cuối cùng, em xin cám ơn Công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ Truyền thông CTC và gia đình đã tạo mọi điều kiện về công việc và thời gian để em hoàn thành tốt Luận văn này. Chắc chắn rằng, Luận văn sẽ không khỏi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Mai 4 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. CHỮ VIẾT TẮT ĐNQATV ĐTĐTV HPN HV HVTĐ HVVH TĐTNNB TĐVBL TĐVP TSXH TVNB TVTVĐT TVTVMN VNTĐ VIẾT ĐẦY ĐỦ Đại Nam Quốc Âm tự vị Đại từ điển tiếng Việt gốc Hán phương ngữ Hán Việt Hán - Việt từ điển Hán Việt Việt hóa Từ điển từ ngữ Nam Bộ Từ điển Việt - Bồ - La Từ điển Việt - Pháp Tần số xuất hiện Tiếng Việt Nam Bộ Tự vị tiếng Việt Đàng Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam Việt Nam tự điển 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có tiếng Việt giàu và đẹp. Một trong những biểu hiện của sự giàu và đẹp đó là sự đa dạng của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển không ngừng của bức tranh toàn cảnh ngôn ngữ cả nước là tiếng Việt ở các vùng miền khác nhau. Chúng cung cấp tư liệu về tiếng Việt ở từng địa bàn cụ thể với những đặc trưng riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Một trong những tiếng địa phương có giá trị của tiếng Việt là tiếng Việt Nam Bộ - ngôn ngữ phong phú, năng động và rất trẻ. 1.2. Cho đến hiện nay, tiếng Việt Nam Bộ, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất đã có trên dưới vài thế kỷ. Các yếu tố hình thành văn hóa và tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố hình thành tập hợp cư dân nơi đây gồm: Người Nam Bộ bản ngữ, người Việt di dân từ khu vực miền Trung, người Chăm, người Khmer, người Hoa, Người Pháp… Vì thế, tiếng Việt Nam Bộ có những đặc trưng rất khác so với tiếng Việt ở hai miền Bắc và Trung Bộ. 1.3. Ở mỗi giai đoạn phát triển, tình trạng lịch sử - xã hội và sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ của cư dân Nam Bộ, mà giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 cũng nằm trong số đó. Khi chịu tác động từ các yếu tố lịch sử - xã hội hay địa lý, thì bộ phận từ vựng chịu ảnh hưởng nhiều nhất nhờ tính nhạy bén của nó. Bởi thế, để làm giàu vốn từ của mình, bên cạnh các yếu tố thuần Việt, từ vựng tiếng Việt Nam Bộ còn có khá nhiều các yếu tố vay mượn gốc Hán, gốc Ấn - Âu, Mã Lai, Khmer và một số ngôn ngữ khác, làm nên tính đặc thù. 1.4. Khi nhận xét về tầm quan trọng của giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, Lê Quang Thiêm đã viết: Đây là “khoảng thời gian không thực sự dài, chỉ gói gọn trong vòng gần một thế kỉ. Thế nhưng nó lại là giai đoạn bản lề, chuyển tiếp từ tiếng Việt trung đại qua cận đại và từ cận đại qua hiện đại. Đây là giai đoạn tuy ngắn mà xuyên qua hai thế kỉ, kết thúc thế kỉ XIX và gối lên nửa đầu quan trọng của thời kì chuyển đổi khốc liệt của dân tộc ta, đất nước ta nửa đầu thế kỉ XX” [39, tr.16]. Tiếng Việt Nam Bộ, với tư cách là một bộ phận của tiếng Việt đã đóng vai trò như một “nhân chứng” quan trọng trong sự “chuyển tiếp” ấy. Vì thế, khi nghiên 6 cứu về tiếng Việt Nam Bộ nói riêng và lịch sử tiếng Việt nói chung, chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn đầy biến động này. Đó chính là những lí do để chúng tôi chọn đề tài Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) cho Luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiếng Việt Nam Bộ (từ đây viết tắt là TVNB), như đã nêu ở trên, là một ngôn ngữ còn trẻ so với tiếng Việt trên các miền khác của đất nước. Do vậy, nghiên cứu nó ở một giai đoạn cụ thể “từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” là một địa hạt hứa hẹn nhiều điều thú vị, cần phải được tìm hiểu và khám phá. Đến nay, ở cả trong và ngoài nước cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tiếng Nam Bộ. Tình hình cụ thể như sau: Ở nước ngoài có một số tác giả nghiên cứu từ điển liên quan đến tiếng Việt hay nghiên cứu về ngữ âm, tự vị tiếng Việt Sài Gòn quý hiếm, có thể kể đến như: Alexandre De Rhodes (1651) - Từ điển Việt - Bồ - La; Jean-Louis Taberd (1838) Nam Việt Dương hiệp Tự vị; Jean Bonet (1899) - Từ điển Việt - Pháp; J.F.M. Génibrel (1898) - Đại Việt Quốc âm Hán tự Pháp thích tập thành; MM. Ravier et Dronet (1930) - Tự vị Phalangsa-Annam; L.C. Thompson (1965) - Âm hệ Sài Gòn, trong: A Vietnamese Grammar,.... Trong đó, theo một số tác giả, cuốn Nam Việt Dương hiệp Tự vị của Jean-Louis Taberd được đánh giá là một trong những quyển tự vị tiếng Việt xa xưa có liên quan tới tiếng Đàng Trong (chủ yếu là tiếng Nam Bộ). Còn ở Việt Nam, đề tài về TVNB cũng đã được khá nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Ngữ âm, lịch sử tiếng Việt, lịch sử từ vựng (nghiên cứu chung với lịch sử từ vựng tiếng Việt), từ vựng - ngữ nghĩa, giáo trình, tập bài giảng... của các tác giả như: Nguyễn Văn Ái (1987) - Sổ tay phương ngữ Nam Bộ; Cao Xuân Hạo (1988) - Hai vấn đề âm vị trong phương ngữ Nam Bộ; Hồ Lê (1992) - Phương ngữ Nam Bộ, trong Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ; Trần Thị Ngọc Lang (1995) - Phương ngữ Nam Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ; Huỳnh Công Tín (1999) - Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam); Đỗ Thị Bích Lài (2001) - Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945: 7 Những vấn đề từ vựng; Lê Quang Thiêm (2003) - Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858 - 1945; Hoàng Thị Châu (2004) - Tiếng Việt trên các miền đất nước; Đinh Văn Đức (2005) - Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỷ XX; Nguyễn Thiện Giáp (2006) - Lược sử Việt ngữ học - Tập 1; Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Thị Anh, Đỗ Bá Khang, Lê Trung Kiên (1994) - Sự phát triển từ vựng tiếng Việt từ Đại Nam quấc âm tự vị (1895) đến từ điển tiếng Việt; Trần Trí Dõi (2011) - Giáo trình lịch sử tiếng Việt; … Trong đó, điển hình hơn cả là cuốn Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858-1945 của Lê Quang Thiêm. Đây là một công trình nghiên cứu công phu và đầy đủ về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Để khảo sát từ vựng tiếng Việt ở giai đoạn này, tác giả đã thu thập dữ liệu dựa trên nguồn tư liệu vô cùng phong phú ở cả miền Nam và miền Bắc thuộc nhiều thể loại như báo, tạp chí, từ điển, các tác phẩm văn học, các văn bản nghị luận xã hội - chính trị... Từ đó, ông phân tích các đặc điểm của quá trình phát triển từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt thời kỳ 1858 - 1945. Nhìn chung, những nghiên cứu liên quan đến lịch sử tiếng Việt hay TVNB nêu trên đều ra đời những năm gần đây nhưng chủ yếu mang tính khái quát. Do vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc từ vựng TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 là một việc còn cần có thêm nhiều đóng góp hơn nữa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Như phần mở đầu đã xác định, đối tượng nghiên cứu của Luận văn là từ vựng TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong 1 số tác phẩm văn xuôi Nam Bộ của 1 số tác giả Nam Bộ tiêu biểu đã được công bố ở thời kỳ này. Để làm rõ hơn cho những gì đã nói, chúng tôi xin giải thích 1 vài ngữ đoạn liên quan đến việc xác định đối tượng và giới hạn khảo sát của Luận văn như sau: Thứ nhất, về thời gian kết thúc là năm 1945. Năm đánh dấu đất nước Việt Nam bước sang một trang sử mới với quyền làm chủ thực sự mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Thứ hai: Thời gian bắt đầu nghiên cứu của Luận văn“từ cuối thế kỉ XIX”. Chúng tôi chọn năm 1865 làm mốc để bắt đầu giai đoạn khảo sát. Vì đây chính là thời điểm mà chữ Quốc ngữ lần đầu tiên xuất hiện trên mặt báo - tờ Gia Định báo. Chúng tôi 8 làm như thế là vì nhờ có việc văn bản hóa mà các tư liệu mới được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Theo đó, những tư liệu khảo sát sẽ được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên theo trường hợp, nằm trong khoảng thời gian từ 1865 - 1945. Cụ thể là một số tác phẩm văn xuôi (truyện dài, tiểu thuyết, du ký) của một số tác giả Nam Bộ đã được xuất bản trong thời kỳ này, bao gồm: 1. Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) - Trƣơng Vĩnh Ký, bản in nhà hàng C.Guilland Et Martinon, Sài Gòn, 1881. 2. Truyện thầy Lararo Phiền (1887) - Nguyễn Trọng Quản, Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Cao Xuân Mỹ (sư tầm và tuyển chọn), Nxb Văn nghệ Tp. HCM, Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học Tp. HCM, 1998. 3. Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920) - Nguyễn Chánh Sắt, Nxb Văn nghệ Tp. HCM, 2002. 4. Ai làm được (1922) - Hồ Biểu Chánh, Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20, tập 1: Nguyễn Trọng Quản - Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu - Phú Đức - Nguyển Bửu Mọc - Việt Đông, Cao Xuân Mỹ sưu tầm, Nxb Văn nghệ Tp. HCM & Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1999. (Theo đó, để dễ hình dung, ở phần Nội dung, khi lấy ví dụ làm dẫn chứng, chúng tôi sẽ chú thích nguồn các tác phẩm lần lượt theo thứ tự trên. Ví dụ: [1, tr. 17], nghĩa là trích trong tác phẩm Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, trang 17). 4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Sau khi khảo sát từ vựng TVNB trong các tác phẩm, Luận văn sẽ nhận diện xem chúng thuộc lớp từ nào, từ thuần Việt hay từ ngoại lai (vay mượn), rồi miêu tả và phân tích đặc điểm, tính chất của chúng để có cái nhìn tổng thể và bước đầu nhận xét về vai trò của TVNB giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 trong tiến trình phát triển chung của lịch sử tiếng Việt tại 1 địa bàn cụ thể: tiếng Việt ở vùng phía Nam của tổ quốc. Có thể nói, việc tìm hiểu những ảnh hưởng của lịch sử lên tiếng Việt, xác định nguồn gốc các lớp từ của từ vựng TVNB giai đoạn nửa cuối thế ký XIX đến năm 1945 là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Nó giúp cho chúng ta tìm về cội nguồn của TVNB, hiểu thêm về sự phát triển của tiếng Việt giai đoạn nói trên ở vùng đất 9 này, cũng như sự đóng góp của nó vào việc làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu, Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau đây: 5.1. Thủ pháp thống kê Thao tác thống kê là thao tác đầu tiên giúp chúng tôi xác định được trực tiếp tổng số từ vựng TVNB xuất hiện trong các tác phẩm. Từ kết quả đó, chúng tôi mới nhận diện các nguồn gốc khác nhau của chúng. 5.2. Phương pháp miêu tả - phân tích Phương pháp này sẽ được dùng trong quá trình tìm hiểu vai trò của các từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 trong tiến trình phát triển chung của tiếng Việt. Để làm được như vậy, Luận văn sẽ tiếp cận vấn đề cả trên bình diện đồng đại và lịch đại, kết hợp sử dụng thủ pháp so sánh và một số các thủ pháp khác. Ở góc độ đồng đại, trên cơ sở thu thập tư liệu và đối chiếu với những từ điển cùng thời kỳ, chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá và rút ra những đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa của lớp từ vựng TVNB. Ở góc độ lịch đại, chúng tôi sẽ so sánh các từ vựng TVNB từ sau năm 1865 với các từ vựng TVNB ở giai đoạn trước nó, dựa vào từ Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre De Rhodes (1651). Việc làm này sẽ cho biết được thời điểm xuất hiện, mức độ sử dụng cũng như sự phát triển thêm (hoặc lu mờ) nghĩa của một số đơn vị từ vựng này. Theo chúng tôi, đây là những thủ pháp thực sự cần thiết giúp cho Luận văn có cơ sở khoa học để đưa ra những nhận xét chính xác nhất khi tìm hiểu và phân tích nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết - Với nguồn tư liệu thu thập được; Luận văn hy vọng làm rõ và hệ thống hoá sự đa dạng về nguồn gốc và vốn từ vựng TVNB giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, hướng tới khái quát về đặc điểm và vai trò của nó ở giai đoạn này trong lịch sử tiếng Việt. 10 - Đặc biệt, khi thực hiện tốt đề tài, Luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm những nhân tố tác động đến sự biến đổi của tiếng Việt ở giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Làm được điều đó nghĩa là chúng tôi đã góp một phần nhỏ vào việc giúp cho các công trình nghiên cứu sau này có thêm cở sở nhìn nhận toàn diện hơn về bức tranh từ vựng TVNB trong bức tranh từ vựng tiếng Việt toàn dân. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Tìm hiểu nguồn gốc từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tình hình lịch sử, văn hóa, chính trị, đời sống… một thời oanh liệt, vàng son của dân tộc. Nó giúp chúng ta hiểu và thêm trân trọng cái hay, cái đẹp và sự sáng tạo trong đời sống lao động sản xuất, trong đấu tranh, lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của người dân Nam Bộ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Sự yêu mến và tự hào ấy sẽ tạo động lực cho việc gìn giữ, bảo lưu những giá trị truyền thống quý báu của đất nước trên con đường giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Kết quả khảo sát của Luận văn cũng cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc giảng dạy, học tập và mở rộng nghiên cứu về các lĩnh vực từ vựng hay TVNB của các sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học, ngành Văn hóa, Lịch sử, Dân tộc học, Hán - Nôm hay những sinh viên các chuyên ngành khác quan tâm đến lịch sử tiếng Việt. Nó cũng đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn những từ ngữ cổ đến nay đã bị lu mờ về nghĩa hoặc không còn sử dụng nữa. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Phụ lục; Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản trong việc nhận diện nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945. Ở chương này, Luận văn sẽ nêu những kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến các yếu tố xã hội như lịch sử, địa lý, văn hóa… cũng như quá trình hình thành tiếng Việt có tác động đến việc hình thành TVNB. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ giới hạn một số khái niệm liên qua đến việc khảo sát nguồn gốc từ vựng TVNB giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945. Chương 2: Đó là chương thể hiện bức tranh từ vựng tiếng Việt Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX năm 1945 (trên một số tư liệu đã công bố). Về thực chất, đây là tình hình 11 khảo sát tư liệu phục vụ cho Luận văn. Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày việc lựa chọn tư liệu và kết quả nhận diện bức tranh từ vựng trong tư liệu khảo sát. Chương 3: Nhận xét bước đầu về đặc điểm của các lớp từ vựng tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Để thực hiện nhiệm vụ, trong chương viết, chúng tôi sẽ miêu tả và phân tích đặc điểm của lớp từ thuần Việt cũng như lớp từ vay mượn của TVNB ở giai đoạn này. Qua đó, bước đầu nhận xét về vai trò và sự đóng góp của chúng trong lịch sử phát triển của tiếng Việt. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC NHẬN DIỆN NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG VIỆT NAM BỘ CUỐI THỂ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945 Khi nghiên cứu lịch sử của một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ cụ thể nào đó, ta thường phải định vị chúng thuộc vào một họ ngôn ngữ nhất định và trong một vùng địa lí xác định. Điều này có nghĩa, khi tìm hiểu lịch sử phát triển của một ngôn ngữ (thời gian) thì phải xem xét nó trong bối cảnh địa lí - lịch sử ở một vùng dân cư cụ thể (không gian). Đây là một cách tiếp cận mang tính đại cương mà trong nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ đã được F. Sausure nêu ra khi bàn về Nguyên nhân của tính đa dạng địa lí: “Nếu ta tưởng rằng chỉ có không gian tạo nên thì ta mắc lừa một ảo giác. Nếu bị bỏ mặc một mình nó, không gian không thể có tác dụng gì đối với ngôn ngữ hết”. “Người ta quên nhân tố thời gian, vì nó không cụ thể bằng nhân tố không gian”. Và do đó “Tính đa dạng địa lí phải được phiên dịch ra thành tính đa dạng trong thời gian” [60, tr. 372-373]. Có nghĩa là, trong lịch sử của một ngôn ngữ cụ thể, không gian - nơi ngôn ngữ tồn tại có tác động đến quá trình hình thành và phát triển của nó. Điều này cũng đã được Hoàng Thị Châu nhắc tới trong nghiên cứu phương ngữ: “Nếu như các phương ngữ là biểu hiện trong không gian của lịch sử tiếng Việt đã diễn ra trong thời gian, thì các phương ngữ, thổ ngữ cũng đồng thời là sự biểu hiện của quá trình phát triển lịch sử dân tộc theo thời gian đã ảnh xạ lên bề mặt của đất nước” [8, tr. 220]. Từ những ý trên, chúng tôi suy ra, việc phân tích nguồn gốc từ vựng TVNB từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chính là việc tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt ở 1 địa bàn cụ thể - tiếng Việt ở vùng phía Nam của tổ quốc trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Vì thế, để nhận diện đầy đủ đặc điểm của từ vựng TVNB trong thời kỳ quan trọng này, ngoài việc phải giới hạn một số khái niệm liên quan, không thể không đề cập đến các yếu tố góp phần hình thành nên TVNB. 13 1.1. Bối cảnh lịch sử - ngôn ngữ của TVNB từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Năm 1858, tiếng súng xâm lược Pháp bắn vào Đà Nẵng và sau hiệp định Patonot (1884), thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta khiến tiếng Việt bước vào một bối cảnh xã hội ngôn ngữ mới. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp làm xã hội Việt Nam bị đảo lộn, rối ren. Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp được dấy lên khắp nơi. Trước sức mạnh xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã từng bước nhượng các tỉnh thuộc vùng đất Nam Bộ cho chúng. Bên cạnh các hoạt động quân sự và ngoại giao để đàn áp phong trào vũ trang chống Pháp, tháng 06/1867, chính quyền thực dân Nam Kỳ đã ráo riết xúc tiến các hoạt động xây dựng bộ máy hành chính, đào tạo đội ngũ cán bộ, kiện toàn hệ thống tư pháp, ổn định trật tự xã hội để tạo cơ sở cho việc bóc lột thuộc địa về lâu dài. Tháng 04/1865, tờ Gia Định Báo viết bằng chữ Quốc ngữ Latinh ra số đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử tiếng Việt. Mười năm sau, ngày 21/01/1875, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập ngân hàng Đông Dương và giao độc quyền phát hành giấy bạc cho ngân hàng này. Theo thời gian, cùng với việc thực dân từng bước hoàn thiện bộ máy cai trị thống nhất ở toàn Đông Dương, đồng bạc Đông Dương cũng xóa nhòa nhiều ranh giới kinh tế - xã hội ở ba nước Đông Dương trước đó. Chính vì vậy, vùng đất được cai trị theo quy chế thuộc địa - Nam Kỳ mà Sài Gòn là trung tâm cũng trở thành một điểm tiếp nhận đông đảo di dân từ Trung Bắc cũng như các quốc gia lân cận tới cư trú làm ăn. Tầng lớp tư sản mại bản trong dòng di dân người Hoa từ Trung Quốc đổ qua đã thực sự trở thành đối thủ kinh tế đáng gờm đối với cả giới tư sản người Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo. Từ 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế Pháp. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Nam Kỳ nói riêng vì bị phụ thuộc nặng nề vào Pháp nên càng chịu hậu quả nặng nề hơn. Đầu tư của Pháp giảm, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp gắt gao hơn, làm thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Chính lúc này, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (03/02/930) đã tổ chức được những cuộc đấu tranh lên đến cao trào mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sự kiện quan trong này đã giúp tiếng Việt “trở thành ngôn ngữ chính 14 thức của quốc gia, được sử dụng trong mọi hoạt động của xã hội”, mà chữ Quốc ngữ trở thành văn tự chính thức của Nhà nước. Như vậy, TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 nằm trong bối cảnh chung của lịch sử tiếng Việt - bối cảnh xã hội thực dân phong kiến. Tính thực dân làm cho vùng đất này tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây hiện đại mà chủ thể là nền văn hóa Pháp. Tính phong kiến cho phép cộng đồng lưu giữ những gì gọi là “truyền thống” để tạo ra đặc trưng xã hội và ngôn ngữ của vùng đất Nam Bộ. Chính điều này khiến cho TVNB ngày nay có những đặc trưng về ngữ âm và từ vựng rất khác biệt với tiếng Việt ở miền Bắc và miền Trung. 1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ Nếu trước đây, trong thời kỳ Bắc thuộc, sau đó là thời kỳ phong kiến tự chủ, chỉ có tiếng Hán, chữ Hán thì đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 lại có thêm chữ Pháp và tiếng Pháp chèn ép chữ Nôm, tiếng Việt. Điều này khiến cho tiếng Việt rơi vào cảnh huống khó khăn với 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp) và 04 văn tự cùng tồn tại (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp). Trong giai đoạn nắm quyền ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đặc biệt quan tâm đến việc truyền bá văn hóa Pháp và hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều biện pháp, vừa khích lệ, vừa cưỡng chế, dần dần chữ Quốc ngữ chứ không phải chữ Pháp đã lấn át chữ Hán và chữ Nôm, thực hiện vai trò lịch sử của mình, thúc đẩy Việt Nam hội nhập với văn hóa phương Tây. Đây cũng là một thực tế khách quan làm nên sự thay đổi và phát triển TVNB ở giai đoạn này. Tình hình cụ thể như sau: Văn học Nam Kỳ thời kì này có lực lượng sáng tác và công chúng chủ yếu chưa phải là tầng lớp thị dân tư sản như sau Chiến tranh thế giới Thứ nhất mà vẫn là tầng lớp thị dân phong kiến. Bởi vì, sau khi hình thành trên bản đồ văn hóa Việt Nam, vùng đất này đã mau chóng có một nền kinh tế hàng hóa tiền tư bản với một đội ngũ thị dân phong kiến định hình từ cuối thế kỉ XVIII, trong đó không ít người là các nhà Nho. Về cơ bản trong giai đoạn 1862-1889, Văn học Nam kỳ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp văn học viết truyền thống. Ngoài một số ít trí thức tân học như Trƣơng Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Nguyễn Trọng 15 Quản (1865-1911)…, lực lượng sáng tác mà cũng là bộ phận công chúng chủ yếu của văn học Nam Kỳ vẫn là những người từng được giáo dục hay chịu ảnh hưởng của nền Hán học truyền thống. Không ai khác, chính tầng lớp trí thức tân học còn gần gũi với nền cổ học truyền thống này đã từng bước chiếm lĩnh vũ đài văn hóa. Do đó, trên văn đàn Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX, thi pháp văn học Hán Nôm với hệ thống các nguyên lý thẩm mĩ, thủ pháp sáng tạo truyền thống vẫn đóng vai trò chủ thể. Các nhà Nho yêu nước đã hết lòng bảo vệ văn hóa truyền thống, giúp văn học Hán Nôm, mà chủ yếu là bộ phận chữ Nôm được duy trì và phát triển trong một hình thức mới. Điều này đã tạo ra một dòng chảy riêng biệt bao gồm cả hoạt động sáng tác, dịch thuật và lý luận trong văn học viết bằng chữ Quốc ngữ Latinh ở Nam Bộ đương thời. Như vậy, rõ ràng dòng văn học Quốc ngữ Latinh phục vụ ý đồ của thực dân ngay từ những ngày đầu hình thành đã chịu sự chế định nhiều mặt của văn hóa và văn chương truyền thống, tình hình này sẽ góp phần quy định một số đặc điểm của nó trong giai đoạn sau [24]. Trên phương diện chữ viết, sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ Latinh đã đưa tới cho văn học tiếng Việt ở Nam Kỳ một phương diện mới. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật như máy in, báo chí ra đời khiến chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để từng bước tiến lên chiếm địa vị chủ đạo trên văn đàn Việt Nam cuối thế kỉ XIX ở Nam Kỳ. Chính vì vậy, mặc dù từ 1865, chính quyền thuộc địa đã có tờ Gia Định báo phát không cho các làng xã, thời kỳ manh nha của văn học Nam Kỳ vẫn kéo dài gần 20 năm. Năm 1879, Thống đốc Dupre quy định dùng chữ Quốc ngữ Latinh làm chữ viết chính thức ở Nam Kỳ thuộc địa. Từ 1895-1896, Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, một công trình Quốc ngữ quan trọng đầu tiên do một thường dân người Việt biên soạn phát hành liên tiếp hai năm 1895 và 1896 tại Sài Gòn. Điều này đánh dấu việc tiếng Việt được dùng rộng rãi trong nhà trường, đưa chữ Quốc ngữ Latinh tiến thêm một bước trên con đường chuẩn hóa, văn học Nam Kỳ mới bắt đầu cuộc đời hoàn chỉnh thực sự của nó. Cho nên, dù đã có những Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) - Trƣơng Vĩnh Ký, Kiếp phong trần (1882) - Trƣơng Vĩnh Ký; Truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) - Nguyễn Trọng Quản); Chuyện giải buồn (1880, 1885) - Huỳnh Tịnh Của, Chuyện đời xưa (1866) - Huỳnh Tịnh Của; cả nhiều tác phẩm dịch thuật, tùy bút trên Gia Định báo, Thông thoại khoá trình 16 (1888-1889)... do Trƣơng Vĩnh Ký làm chủ bút thì vẫn có thể coi năm 1897 là thời điểm đánh dấu một chặng đường phát triển mới, toàn diện và hiện đại hơn của văn học Nam Kỳ. Có thể nói, sự xuất hiện các ấn phẩm theo công nghệ in hiện đại của phương Tây đương thời mà nổi bật là báo chí đã phá tung những giới hạn của hệ thống giao tiếp xã hội truyền thống. Không gian xã hội của con người Nam Kỳ được tái cấu trúc lại trên cơ sở thiết chế và quan hệ thông tin mới. Ví dụ, tin tức quốc nội quốc ngoại có thể đưa tới tận làng xã trong vài ngày. Chữ Quốc ngữ Latinh được coi là chữ viết chính thức từ 1878 cũng dẫn tới những thay đổi cơ bản trong các hoạt động khoa học, giáo dục và thông tin. Ngoài việc tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức, thiết chế và quan hệ mới của hệ thống giao tiếp xã hội, máy in và báo còn dẫn tới sự manh nha tầng lớp nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp của xã hội hiện đại…đầu thế kỉ sau. Do đó, trong bối cảnh xã hội cụ thể ở địa phương từ 1897 trở đi, văn học Nam Kỳ cũng thể hiện phương thức sản xuất tinh thần mới đã định hình trong giai đoạn 1862-1896 trên ba phương diện: Sự thay đổi về lực lượng hoạt động, phương tiện hoạt động và phương thức phát triển văn chương. Ngày 16/05/1906 có Nghị định thiết lập ở mỗi xứ Đông Dương một Hội đồng giáo dục bản xứ. Hệ thống trường Pháp - Việt bắt đầu được xây dựng ở các tỉnh và được kiện toàn ở Nam Bộ. Ở giai đoạn đầu thế kỷ XIX này, hoạt động báo chí phát triển mạnh mẽ với các tờ Gia Định báo, Nông cổ mín đàm, Đăng cổ tùng báo, Phụ nữ tân văn... Ngôn ngữ báo chí tiến dần sang thể loại dịch thuật rồi ngôn ngữ văn học, bức tranh của tiếng Việt về mặt phong cách bước đầu trở nên đa dạng hơn, vốn từ của tiếng Việt từng bước được bổ sung phong phú hơn. Đây chính là nguồn dữ liệu quý giá để người nghiên cứu có điều kiện khảo sát về nguồn gốc và vốn từ tiếng Việt đã phản chiếu những đặc điểm văn hóa - lịch sử - xã hội của vùng đất mới trong một giai đoạn lịch sử xác định. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Về tiếng Việt Nam Bộ Như chúng ta đã biết, tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía Đông của nhánh Môn Khmer, họ Nam Á. Nó có lịch sử phát triển lâu dài mà theo cách xác định phục 17 nguyên tiền ngôn ngữ của Trần Trí Dõi thì khoảng trên 20 thế kỉ. Theo đó, nếu chúng tôi chiếu giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 vào trong tiến trình phát triển lịch sử tiếng Việt theo cách phân định 06 thời kỳ của Trần Trí Dõi [15, tr. 206-207] thì nó thuộc giai đoạn tiếng Việt hiện đại (Việt moderne), với thời gian tương đối khoảng từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Như vậy, để phân tích được nguồn gốc từ vựng TVNB ở giai đoạn này, ngoài việc phải nắm bắt những đặc điểm về bối cảnh lịch sử và các yếu tố phát triển nội tại của nó thì cũng phải xét đến sự đa dạng về nguồn gốc. Điều này bắt nguồn từ các yếu tố “địa lí” trong quá trình hình thành tiếng nói của vùng đất Nam Bộ. Vùng Nam Kỳ lục tỉnh theo “An Nam Đại quốc hoạ đồ” của Jean Louis Taberd năm 1838 (Nguồn Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: http://dofabrvt.gov.vn) Theo phân cấp hành chính, vùng Nam Kỳ Lục tỉnh khi xưa gồm có 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày nay, nó gồm có 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam với 3 khu vực: Đông Nam Bộ, Sài Gòn (Tp. HCM) và Tây Nam Bộ. Căn cứ vào lịch sử phát triển của dân tộc Việt thì TVNB, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất được hình thành trong thời kỳ dân tộc Việt phát triển về phía Nam của đất nước [29]. Nếu kể từ năm 1695 là năm Chúa Nguyễn lập Phiên Trấn dinh thì TVNB cũng hình thành, phát triển trên dưới vài thế kỉ. Các yếu tố hình thành TVNB cũng là những yếu tố hình thành tập hợp cư dân ở nơi đây bao gồm: di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng (Quảng Bình - 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan