Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phật giáo tây tạng – lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay...

Tài liệu Phật giáo tây tạng – lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay

.PDF
120
727
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------&&&---------- LÃ THỊ THANH THỦY PHẬT GIÁO TÂY TẠNG – LỊCH SỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------&&&---------- LÃ THỊ THANH THỦY PHẬT GIÁO TÂY TẠNG – LỊCH SỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hƣng Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ của Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Đỗ Quang Hưng - thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi tôi đang công tác, cùng nhiều đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Để có được thành quả này, tôi cũng xin dành tặng lời tri ân sâu sắc nhất tới những người thân yêu trong gia đình đã luôn khuyến khích và động viên tôi. Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và những độc giả quan tâm. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Lã Thị Thanh Thủy MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 16 1.1. Khu tự trị Tây Tạng 16 1.2. Phật giáo Tây Tạng 17 1.3. Đặc điểm của Phật giáo Tây Tạng 30 Tiểu kết 36 Chƣơng 2: NHÀ NƢỚC TRUNG QUỐC VỚI PHẬT GIÁO TÂY TẠNG TỪ NĂM 1949 ĐẾN NAY 2.1. Quan hệ giữa Nhà nước Trung Quốc với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1949 đến năm 1959 2.2. Quan hệ giữa Nhà nước Trung Quốc với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1959 đến năm 1982 2.3. Quan hệ giữa Nhà nước Trung Quốc với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1982 đến nay Tiểu kết 37 37 44 54 64 Chƣơng 3: PHẬT GIÁO TÂY TẠNG - VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Những ―sắc thái‖ của vấn đề Phật giáo Tây Tạng hiện nay với Trung Quốc 3.2. Giải quyết vấn đề Phật giáo Tây Tạng: một trong những điểm then chốt trong quan hệ nhà nước Trung Quốc 67 67 75 3.3. Bước đầu liên hệ với Việt Nam 81 Tiểu kết 88 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo Tây Tạng thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa. Theo tác giả Hoàng Tâm Xuyên thì Phật giáo Tây Tạng được liệt danh vào trong ―10 tôn giáo lớn trên thế giới‖ và nó trở thành văn hóa tộc người của người Tạng. Trong kiến trúc chùa tháp, cách bài trí tượng thờ, đồ thờ và phương thức sử dụng pháp khí, nhạc khí trong nghi lễ của Phật giáo Tây Tạng có nhiều điểm khác với Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam. Việc quản lý văn hóa Phật giáo Tây Tạng từ năm 1949 đến nay, Đảng và nhà nước Trung Quốc đã triển khai thực thi nhiều chính sách liên quan đến dân tộc, tôn giáo và nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ 1949 đến nay. Đồng thời, việc quản lý các vị Lạtma tham gia dịch vụ tôn giáo, cách thức người dân tổ chức lễ hội hay cách thức quản lý tài chính công (tiền bán vé vào chùa tham quan, tiền công đức) ở các di tích là những bài học kinh nghiệm mà nhà nước Việt Nam cũng cần tham khảo. Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, lễ hội ở khu tự trị Tây Tạng; cuộc sống của người dân ngày càng phồn vinh và người Tạng được hưởng nhiều chế độ ưu đãi riêng,... nhưng tình hình an ninh, chính trị bất ổn vẫn thường xuyên xảy ra ở khu tự trị dân tộc Tây Tạng, với nhiều cuộc bạo động, biểu tình của người dân địa phương đã xảy ra nhằm chống đối nhà nước, đòi ly khai Trung Hoa,…; tất cả đã nói lên những bất cập trong lĩnh vực quản lý dân tộc, tôn giáo của nhà nước Trung Quốc hiện nay. Mặt khác, trước thời kỳ hai nước Việt-Trung chưa thực hiện chính sách ―cải cách mở cửa‖ thì người Việt Nam ít có cơ hội biết đến văn hóa Phật giáo Tây Tạng và chỉ sau khi chính phủ hai nước Việt-Trung chính thức ký kết Hiệp định ―một hành lang hai đông tây‖ vào ngày 20 tháng 5 năm 2004 nhằm phát triển kinh tế, du lịch, thương mại, giao lưu văn hóa thông qua các cửa khẩu quốc tế ở phía đông (Móng Cái- Đông Hưng; Hữu Nghị- Tân Thanh) và phía tây (Lào Cai- Hà Khẩu) của hai nước thì người dân, nhà nghiên cứu, quý sư thầy,… mới có điều kiện đến Trung Quốc du lịch, trải nghiệm, khám phá tâm linh. Tuy nhiên, số lượng người trong diện may 2 mắn để đến Tây Tạng không có nhiều, bởi kinh phí đi lại rất tốn kém, sức khỏe không cho phép và đặc biệt thủ tục làm visa (vòng 2) tại Trung Quốc để được nhập cảnh vào Tây Tạng là vô cùng khó khăn và phức tạp; cả đối với người Trung Quốc chứ không chỉ quy định riêng với người nước ngoài. Bởi vậy, đa phần người Việt Nam biết đến văn hóa Phật giáo Tây Tạng chủ yếu là qua phim tài liệu dưới dạng ký sự hay các bài viết được dịch từ tiếng Anh, Trung sang tiếng Việt mang tính giới thiệu về vùng đất, con người, khí hậu, phong cảnh và kiến trúc chùa tháp,… đăng tải trên các trang mạng điện tử, facebook,… Hiện nay, ở Việt Nam chưa có luận văn nào nghiên cứu mang tính chuyên sâu và có hệ thống về Phật giáo Tây Tạng. Xuất phát từ nhu cầu công tác chuyên môn của tác giả tại cơ quan để phục vụ cho phần trưng bày văn hóa các dân tộc Đông Nam Á tại tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Năm 2006, chúng tôi đã hợp tác với Bảo tàng các dân tộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) triển khai nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về đồ vải của dân tộc Thái ở tiểu vùng sông Mê kông và cùng nhau thảo luận tiến hành nghiên cứu sưu tầm văn hóa các dân tộc tỉnh Vân Nam phục vụ cho trưng bày tại tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á. Qua một vài lần tới tham quan tại Bảo tàng bạn, tác giả đã có cơ hội tiếp cận nghiên cứu nhiều hiện vật liên quan đến Phật giáo Tây Tạng đang trưng bày và bảo quản tại kho của Bảo tàng các dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam và nảy sinh ý tưởng muốn viết luận văn về Phật giáo Tây Tạng thông qua các nguồn tư liệu thứ cấp đã được công bố bằng tiếng Việt, Trung, Anh và nguồn tư liệu gắn liền với hiện vật của hai Bảo tàng (Bảo tàng các dân tộc tỉnh Vân Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam). Hiện nay, nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý của nhà nước về văn hóa du lịch, tôn giáo, lịch sử, dân tộc học, Phật học.., nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính ứng dựng vào thực tiễn của công tác chuyên môn tại Bảo tàng và áp dụng vào việc quản lý văn hóa, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam. Bài học quản lý văn hóa, tôn giáo, dân tộc ở Tây Tạng trong thời gian qua của nhà nước Trung Quốc còn nhiều điều bất cập, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về căn nguyên của nó và rút ra những bài học kinh nghiệm để tránh 3 mắc phải sai lầm giống như ở Tây Tạng, từ đó đưa ra các quyết sách phù hợp với lòng dân, tiến tới hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Như vậy, nội dung nghiên cứu luận văn của chúng tôi không bị trùng lặp với các đề tài trước và nó lại vừa có giá trị thực tiễn để tác giả áp dụng vào công tác chuyên môn tại Bảo tàng lại vừa cung cấp thêm các nguồn tư liệu mới cho các cơ quan hoạch định chính sách dân tộc, văn hóa, tôn giáo ở Việt Nam tham khảo. Với lý do và ý nghĩa như đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài: "Phật giáo Tây Tạng - Lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay" cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp một cách có hệ thống những tư liệu liên quan đến quá trình Phật giáo Ấn Độ truyền vào Tây Tạng và sự tương thích của Phật giáo Ấn Độ với tín ngưỡng bản địa là Bôn giáo để tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng của Phật giáo Tây Tạng. - Tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Tây Tạng và chính sách quản lý tôn giáo của nhà nước Trung Hoa với khu tự trị dân tộc Tây Tạng từ năm 1949 đến nay. - Bước đầu nghiên cứu so sánh với một số ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội với văn hóa Phật giáo Tây Tạng và đưa ra một số khuyến nghị về bài học kinh nghiệm quản lý tôn giáo của nhà nước Trung Hoa để áp dụng vào trong công tác quản lý tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là "Phật giáo Tây Tạng - Lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay", bao gồm các vấn đề: quá trình Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Tây Tạng và sự tương thích với tín ngưỡng Bôn giáo để tạo thành nét riêng của Phật giáo Tây Tạng; chính sách tôn giáo của nhà nước Trung Hoa với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1949 đến nay và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với Phật giáo Tây Tạng. 4 - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các ngôi chùa Mật tông ở thành phố La-sa thuộc khu tự trị Tây Tạng và so sánh với một số ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: 4.1. Phương pháp tiếp cận về tôn giáo học: trong phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu nhân học tôn giáo theo góc độ văn hóa học. Vai trò của nhân học tôn giáo mà trước hết là vận dụng những kết quả nghiên cứu về tôn giáo học của các học giả phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam để làm luận cứ khoa học chứng minh cho luận điểm của mình đưa ra. 4.2. Phương pháp chuyên gia: ngoài tìm kiếm các nguồn tài liệu thứ cấp nêu trên, chúng tôi còn tiến hành phương pháp phỏng vấn các chuyên gia ở Việt Nam và Trung Quốc chuyên nghiên cứu hay dịch thuật về Phật giáo Tây Tạng trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, chúng tôi phỏng vấn Thượng tọa Thích Minh Hiền (chùa Hương), Thích Thanh Quyết (chùa Phúc Khánh), Thích Gia Quang (chùa Quán Sứ), Đại Đức Thích Minh Thanh (chùa Khúc Thủy), Thượng tọa Thích Đức Thiện (chùa Phật Tích),... đã đến Tây Tạng tham quan, tu tập; ông Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) nghiên cứu sinh tại Viện Dân tộc học trường Đại học Vân Nam, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để phỏng vấn, chia sẻ tư liệu, ảnh,... liên quan đến luận văn. Với các chuyên gia Trung Quốc, do có mối quan hệ Hợp tác từ trước giữa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với Bảo tàng các dân tộc tỉnh Vân Nam (năm 2006), chúng tôi sang thành phố Côn Minh triển khai dự án Hợp tác nghiên cứu trưng bày về đồ vải Thái ở tiểu vùng sông Mê Kông đã phỏng vấn Giáo sư Tạ Mộc Hoa (Giám đốc Bảo tàng) và tham quan, nghiên cứu hiện vật Phật giáo Tây Tạng tại Bảo tàng này. Tháng 12/2009, Bảo tàng Vân Nam cử 6 chuyên gia sang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tư vấn cho phần trưng bày văn hóa các dân tộc tỉnh Vân Nam tại tòa nhà trưng bày Bảo tàng Đông Nam Á, trong đoàn có Giáo sư Tùng Thanh Hoa là người Tạng ở thành phố La-sa chuyên nghiên cứu về Lịch sử Phật giáo Tây Tạng đã cung cấp cho 5 chúng tôi nhiều tư liệu quý báu liên quan đến chính sách của nhà nước Trung Quốc với Phật giáo Tây Tạng và xu hướng phát triển của Phật giáo Tây Tạng trong tương lai. Đầu năm 2012, chúng tôi đón tiếp Giáo sư Phạm Hùng Quý và Giáo sư Hoàng Khả Hưng (Học Viện Nghiên cứu Dân tộc tỉnh Quảng Tây - Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây); Giáo sư Hà Minh (Viện trưởng Viện Dân tộc học, Trường Đại học Vân Nam) đến tham quan trao đổi học thuật với cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Giáo sư Trịnh Hiểu Vân (Học viện Khoa học xã hội Vân Nam) tham gia Hội thảo quốc tế về ―Bảo tàng với di sản văn hóa lưu vực sông Mê Kông và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu‖ do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Huế, từ ngày 11-12/6/2012, chúng tôi đã đến phỏng vấn sâu các học giả nêu trên để lấy tư liệu và xin ý kiến đóng góp cho luận văn. 4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu và phân tích: sau khi có tư liệu, chúng tôi tiến hành tổng hợp nội dung, phân tích, so sánh, đối chiếu rồi tự rút ra kết luận và nhận xét. 4.4. Phương pháp điều tra điền dã: chủ yếu được triển khai nghiên cứu ở một số ngôi chùa ở Hà Nội để tìm hiểu về Phật giáo Mật tông ở Việt Nam trong mối quan hệ với Phật giáo Mật tông Tây Tạng. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, có một số bài tạp chí và sách viết về khu tự trị Tây Tạng nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng được công bố bằng tiếng Trung, Anh, Việt. Trong nhiều nguồn tài liệu dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, chúng tôi quan tâm đến một số công trình dịch thuật của các tác giả sau: Công trình dịch thuật của tác giả Nguyễn Duy Chiếm, nhan đề "Cách mạng văn hóa liệt truyện" (thực lục), gồm 3 tập [8]. Tập I của cuốn sách, ngoài giới thiệu khái quát bối cảnh Đảng cộng sản Trung Quốc đã giành chính quyền từ Quốc Dân Đảng và lập nên nhà nước Trung Hoa vào ngày 10 tháng 10 năm 1949; thực hiện chính sách cải cách ruộng đất; cuộc cách mạng "đại nhảy vọt" của Đảng Cộng sản và những câu truyện mâu thuẫn về nội bộ chính trị của Đảng và nhà nước Trung Quốc giữa phe 6 ôn hòa (cánh ―tả‖) là Lưu Thiết Kỳ và phe cấp tiến (cánh ―hữu‖) là chủ tịch Mao Trạch Đông. Tập II cuốn sách nói về câu truyện 10 năm thực hiện cuộc ―cách mạng văn hóa‖ (1966-1976) và những mâu thuẫn nội bộ trong Đảng Cộng sản; việc tranh chấp quyền lực chính trị giữa phe cánh ―tả‖ và phe cánh ―hữu‖ ngày càng diễn ra quyết liệt. Tập III cuốn sách chủ yếu đề cấp đến cuộc chiến tranh giữa Mao Trạch Đông với Đặng Tiểu Bình và ngẫm suy của tác giả sau kiếp nạn trên bàn cờ chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1980. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý cho chúng tôi tìm hiểu về bối cảnh thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và nhà nước Trung Quốc với người Tạng từ sau 1949 đến năm 1982. Công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Tây (Đặng Thúy Thúy dịch) với tiêu đề "Dân tộc và tôn giáo Trung Quốc"[24]. Tác giả công trình, ngoài xác định lại khái niệm "dân tộc-quốc gia", "đa nguyên nhất thể" của dân tộc Trung Hoa; bối cảnh văn hóa các dân tộc thiểu số; chế độ tự trị khu vực dân tộc của Trung Quốc; phương hướng bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số,… còn dành 4 trang (tr.133136) giới thiệu khái quát về Phật giáo Tây Tạng trong bối cảnh văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của người Trung Quốc. Về "Lịch sử Phật giáo Tây Tạng" của pháp sư Thánh Nghiêm, nội dung chủ yếu của cuốn sách đề cập đến các vấn đề về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Tây Tạng; những bước thăng trầm của Phật giáo Tây Tạng gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc; các đồ thờ, pháp khí, tu viện và mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo; giữa Phật giáo Tây Tạng với Phật giáo Mông Cổ trong những năm gần đây [17]. Nguồn tài liệu này rất hữu ích cho chúng tôi tham khảo. Cuốn ―Bách khoa thư về Mật tông Tây Tạng: 1000 vấn đề Mật tông Tây Tạng‖ của nhóm tác giả Vũ Thỏa - Nguyên Ninh. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính hỏi-đáp về các vấn đề liên quan đến Mật tông Tây Tạng, nó có giá trị tham khảo với chúng tôi khi tìm hiểu về các thuật ngữ và nội dung tư tưởng liên quan đến Phật giáo Tây Tạng [19]. 7 Công trình nghiên cứu ―Từ điển Phật học‖ của nhóm dịch giả Đạo Uyển giúp chúng tôi dùng tra cứu các thuật ngữ và ý nghĩa về tên gọi các giáo phái, tên các vị chức sắc tôn giáo, các vấn đề liên quan đến Phật giáo Tây Tạng [34]. Công trình nghiên cứu của pháp sư Thánh Nghiêm - Tịnh Hải ―Lịch sử Phật giáo thế giới‖, nội dung cuốn sách đề cập đến lịch sử phát triển của các tôn giáo trên thế giới; trong đó có Phật giáo Tây Tạng [18]. Liên quan đến nội dung, nhóm tác giả dành 4 chương (tr.270- 436) viết về Phật giáo Tây Tạng thời kỳ truyền bá trước; Phật giáo Tây Tạng thời kỳ truyền bá sau; Tông Khánh Ba và tư tưởng; văn vật của Phật giáo Tây Tạng và đặc sắc của Phật giáo Tây Tạng. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích cho luận văn. Tác giả Hoàng Tâm Xuyên với công trình ―10 tôn giáo lớn trên thế giới‖ (tr.214291) viết về Đạo Phật; trong đó có giới thiệu vài thông tin về Phật giáo Tây Tạng như một nét chấm phá riêng của ―bức tranh văn hóa‖ Phật giáo Tây Tạng trong khung cảnh văn hóa Phật giáo nói chung [43]. Cuốn sách mang tính cẩm nang về tôn giáo Trung Quốc của tác giả Lữ Vân "Tôn giáo ở Trung Quốc: 100 câu hỏi và trả lời", nội dung chủ yếu giải đáp các câu hỏi mang tính phổ thông cho những ai muốn tìm hiểu về tôn giáo Trung Quốc (Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo) và mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, nhà nước [37]. Tuy công trình này không mang tính học thuật cao nhưng lại mang đến cho người đọc cảm nhận được khái quát về các tôn giáo ở Trung Quốc qua các thời kỳ. Học giả C.Alexander Simkins và Annellen Simkins cho ra mắt tác phẩm "Ánh sáng mật tông - Con đường tâm linh Tây Tạng" [44], nội dung đề cập khái lược về Phật giáo Tây Tạng; Phật giáo Tây Tạng và nếp sống Phật giáo,... Đây là cuốn sách giới thiệu mang tính chuyên biệt về Phật giáo Mật tông Tây Tạng; trong đó có đề cập nhiều đến phương pháp tu Mật tông và những cảm nhận của người tu theo môn pháp này. Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu dân tộc và chính sách dân tộc của Trung Quốc, tác giả Hách Thời Viễn với công trình ―Dân tộc và vấn đề dân tộc ở Trung Quốc‖ được Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dịch để làm 8 tư liệu nghiên cứu nội bộ [35]. Nội dung chủ yếu bàn về lý luận và thực tiễn giải quyết các vấn đề về dân tộc của Đảng và nhà nước Trung Quốc. Đây là nguồn tài liệu quý để chúng tôi nghiên cứu tham khảo trong luận văn viết về mối quan hệ dân tộc Tạng với Đảng và nhà nước Trung Quốc từ năm 1950-1982. Năm 2004, tác giả Võ Kim Quyên (chủ biên) với công trình ―Tôn giáo và đời sống hiện đại‖ tập hợp các bài viết của các tác giả Trung Quốc dịch sang tiếng Việt [23]. Nội dung của cuốn sách, ngoài tổng quan về tôn giáo Trung Quốc (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo tin lành), còn đề cập đến chính sách tôn giáo và các hiện tượng của các tôn giáo hỗn tạp tại Trung Quốc. Cuốn sách này, tùy không đề cập riêng về Phật giáo Tây Tạng giống như một số các cuốn sách khác nhưng nó lại mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể về tôn giáo Trung Quốc và phương thức quản lý tôn giáo của nhà nước này. Công trình nghiên cứu của tập thể Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo ―Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam‖ [41]. Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên cứu về tôn giáo của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu tôn giáo và các bài viết của tác giả trong và ngoài nước đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo từ năm 1999 đến năm 2003. Nội dung cuốn sách có thể khái quát thành hai phần chính, đó là: Tôn giáo - Vấn đề lý luận và các tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả Đỗ Quang Hưng ―Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: lý luận và thực tiễn‖ [11], nội dung cuốn sách nêu rõ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về tôn giáo và vấn đề tôn giáo; con đường xây dựng và hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, cùng việc thực thi chính ấy trong đời sống các tôn giáo. Nội dung cuốn sách chia làm bốn phần: Bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ 20; Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bước đầu nhận thức tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn 1924-1945; Sự phát triển quan điểm và đường lối tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. 9 Năm 2007, tác giả Nguyễn Thanh Xuân cho ra mắt công trình nghiên cứu ―Một số tôn giáo ở Việt Nam‖ [42] nội dung tổng thuật một cách khái quát về nguồn gốc du nhập, triết lý, tư tưởng và thực hành của Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao đài ở Việt Nam; trong đó phần viết về Phật giáo, tác giả viết 99 trang (tr.11-109). Tuy chuyên đề này không đề cập đến Phật giáo Tây Tạng nhưng lại có giá trị tham khảo cho chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ và sự du nhập của nó vào Việt Nam để làm tư liệu tham khảo. Năm 2009, nhà xuất bản Tôn giáo cho ra mắt ấn phẩm ―Mật tông Tây Tạng Tôn giáo huyền bí trên thế giới‖ của tác giả Sangye Gyatso - Thiện Nhân, nội dung của cuốn sách nói về nguồn gốc của Mật tông Tây Tạng; những điều cần biết về Mật tông; nội dung chính của phương pháp tu Mật tông; các giáo phái chủ yếu của Mật tông Tây Tạng [45]. Đây là một cuốn sách đề cập đến nhiều phương diện của Phật giáo Mật tông Tây Tạng; trong đó có phần lịch sử và các giáo phái được chúng tôi quan tâm hơn cả. Năm 2010, nhà xuất bản Tôn giáo cho ra đời ấn phẩm ―Mật tông Phật giáo‖ của tác giả Nguyễn Tuệ Chân [3].Nội dung cuốn sách, ngoài giới thiệu sự hình thành và phát triển của Mật tông Ấn Độ; các giai đoạn phát triển của Mật tông, Mật chú trong Mật giáo Ấn Độ; sự quan hệ giữa Mật tông với Du già; hệ thống kinh sách, pháp khí (ý nghĩa của ―kim cương‖ trong Mật tông); các ngôi chùa Mật tông nổi tiếng; nguyên nhân sự biến mất của Mật tông ở Ấn Độ và sự truyền nhập Mật tông vào vùng Tây Tạng. Đây là cuốn sách quan trọng để chúng tôi tham khảo viết trong luận văn. Tác giả Nhiếp Chính Vương với ―Nghệ thuật Mật giáo là cách cửa dẫn tới giác ngộ‖ [39], nội dung đề cập truyền thừa dòng Drukpa, Đức Phật kim cương, nghệ thuật Mật giáo, giải thích cách bài trí và biểu tượng Man-da-la, Ngũ Trí Phật, pháp khí trong Phật giáo, nhạc khí nghi lễ,… Ngoài các nguồn tài liệu sách tiếng Việt nêu trên, chúng tôi còn sử dụng ―Tài liệu tham khảo đặc biệt‖ của hãng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ra hàng ngày có viết về: Nguy cơ xung đột tiểm ẩn ở Tây Tạng [29]; Bắc Kinh cuộc khủng khoảng ở Tây Tạng [30]; Trung Quốc cần thay đổi quan điểm về Tây Tạng [31]; Các nhóm lợi 10 ích cản trở sự hòa giải ở Tây Tạng [32] và nhiều bài viết liên quan đến tình hình an ninh, chính trị, quân sự ở Tây Tạng đăng ở tài liệu Tham khảo đặc biệt. Gần đây, một số các bài viết của các tác giả Trung Quốc đăng bằng tiếng Trung trên các tạp chí chuyên ngành ở trong nước, được dịch sang tiếng Việt in trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo [9], [13], [25] có nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc và tôn giáo Trung Quốc. Các nguồn tài liệu này, cũng được chúng tôi sử dụng trích dẫn trong luận văn. Nguồn tài liệu tiếng Trung: Theo quy định của Cục xuất bản Trung Quốc, từ năm 2000 trở lại đây, các tác giả có công trình xuất bản, đăng tạp chí nghiên cứu đều phải đăng tải tại: http://www.baidu.com; http://www.cnki.com.cn để mọi độc giả có thể tham khảo tài liệu. Trong các nguồn tài liệu tiếng Trung, chúng tôi quan tâm đến bài viết của tác giả Đỗ Vĩnh Bân ―Luận bàn con đường phát triển của Phật giáo Tây Tạng đương đại‖ [49], nội dung bàn về vấn đề nhận thức, hiện trạng và xu thế phát triển của Phật giáo Tây Tạng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tác giả còn phân tích về vai trò của Phật giáo Tây Tạng đối với ý nghĩa chiến lược quốc gia và khu tự trị dân tộc Tây Tạng trong bối cảnh tình hình hiện nay; dự đoán xu thế phát triển của Phật giáo Tây Tạng trong khu vực và đưa ra một số đề xuất với chính phủ Trung Quốc về đối sách chiến lược thích ứng với Phật giáo Tây Tạng hiện nay. Một công trình nghiên cứu dưới góc độ triết học Phật giáo của Giáo sư Kiều Căn Tỏa ―Luận bàn về đặc điểm chủ yếu và nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo Tây Tạng‖ với luận điểm, Phật giáo Tây Tạng là sự kết hợp và phát triển dựa trên nền tảng tư tưởng Phật giáo Bôn giáo nguyên thủy của dân tộc Tạng trộn lẫn với triết học Phật giáo Ấn Độ. Đồng thời, triết học Phật giáo Tây Tạng lấy phương thức lý luận hóa và hệ thống hóa đối với vũ trụ, nhân sinh, xã hội có tính nhận thức căn bản. Ngoài ra, phương pháp luận thế giới quan Phật giáo Tây Tạng là lấy hệ thống tổng hợp phương thức tư duy và lý luận thâm sâu của tư tưởng triết lý nhà Phật để tạo thành nền tảng cho hệ thống triết học Phật giáo Tây Tạng [62]. Tạp chí Khoa học xã hội Cam Túc, tác giả Đào Kha với bài viết ―Luận bàn ảnh hưởng của dân tộc Hán đối với Phật giáo Tây Tạng‖ [57], nội dung chủ yếu đề cập 11 đến các vấn đề ảnh hưởng của người Hán đối với Phật giáo Tây Tạng trên mọi phương diện; trong đó ảnh hưởng nổi bật là đời sống xã hội và tín ngưỡng tôn giáo. Bài viết cũng cho biết thêm về thời gian Phật giáo Ấn Độ truyền nhập vào Tây Tạng là thế kỷ V công nguyên, bằng hai hướng Đông và Tây Nam. Một công trình nghiên cứu về sự lan tỏa của Phật giáo Tây Tạng ở Đài Loan, tác giả Tố Nam Tài Nhượng trong ―Nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng ở Đài Loan‖ đã cho biết, Phật giáo Tây Tạng du nhập vào địa khu Đài Loan khoảng những năm 40 của thế kỷ 20 và mãi đến những năm 70 thì mọi hoạt động liên quan đến giáo hội và công tác nghiên cứu phật giáo Tây Tạng ở địa khu Đài Loan mới chính thức đi vào hoạt động [59]. Kể từ sau năm 1980 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo Tây Tạng ở Đài Loan đạt được rất nhiều thành quả về khoa học. Tiếp tục các chuỗi sự kiện liên quan đến quan hệ chính trị giữa nhà nước với lãnh đạo Lạt-ma trên các trang mạng của Trung Quốc (QQ, baidu.com, Newbaidu.com), nó không chỉ cho người đọc nhìn thấy các khu vực hành chính của người Tạng định cư trên cao nguyên và định cư ở nước ngoài mà còn phân tích, đánh giá cả về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh ở Tây Tạng trong những năm tới. Đặc biệt, nguồn tài liệu này cũng phân tích một số vấn đề nhược điểm của Phật giáo Tây Tạng trong bối cảnh tình hình chính trị do nhà nước Trung Hoa điều hành mà bộ máy chính quyền là người Hán lãnh đạo. Công trình nghiên cứu dành riêng cho phân tích khái niệm về Phật giáo Tây Tạng của tác giả Lưu Dũng [54], nội dung đưa ra một số các thuật ngữ tên gọi về Phật giáo Tây Tạng qua các thời kỳ và bối cảnh sử dụng các thuật ngữ này. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm riêng của mình về khái niệm ―Phật giáo Tây Tạng‖ là phải dựa trên sự cấu thành của lịch sử và đáp ứng được nhu cầu thực tại của người dân trên phương diện lý luận, thực tiễn tu tập; chế độ tổ chức và phương diện tôn giáo dân tục để lý giải một cách toàn diện của khái niệm nêu trên thì mới giảm thiểu được sự tranh luận học thuật không đáng có trong nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Một công trình tổng thuật nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trong 10 năm trở lại đây của tác giả Triệu Lợi Văn, nội dung chính của bài tổng thuật nghiên cứu nêu 12 ra những công trình nghiên cứu của các tác giả viết về những hiện tượng mới xuất hiện ở Phật giáo Ngũ Đài Sơn là một trong những tiêu điểm chú ý của các nhà học thuật thế giới [64]. Ngoài ra, bài viết cũng tổng thuật một số vấn đề liên quan đến nội dung về văn hóa Ngũ Đài Sơn, các giáo phái, các cao tăng, kiến trúc chùa tháp, nghệ thuật tạc tượng, đồ thờ và cách tiếp cận lý thuyết và lý luận đánh giá về giá trị văn hóa của Phật giáo Tây Tạng ở Ngũ Đài Sơn trong mười năm trở lại đây. Tháng 2 năm 2009, một cuộc Hội thảo quốc tế về chủ đề ―50 năm cải cách dân chủ Tây Tạng", tác giả Đạt Bảo Thứ Nhân với bài phát biểu ―Lý tính và tín ngưỡng thảo luận về sự biến đổi 50 năm tín ngưỡng Phật giáo người Tạng‖ [60] đưa ra quan điểm: người Tạng theo Phật giáo đã có hơn 1000 năm, trước khi thực hiện cuộc cải cách dân chủ và đề xuất đưa ―Hiến pháp vào trong quản lý chùa chiền‖; Nhà nước cần phải chỉ đạo về phương châm, hành động cụ thể để tránh những ảnh hưởng gây tác động xấu đến Phật giáo Tây Tạng, đến các hoạt động tôn giáo của các vị Lạt-ma và dân chúng. Một lĩnh vực nghiên cứu về ―Công năng xã hội Phật giáo Tây Tạng‖ của tác giả Quách Mẫn Lệ đã chỉ ra nguồn gốc Phật giáo Tây Tạng là từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng và nó dung hòa với Phật giáo bản địa là Bôn giáo. Do đặc thù hoàn cảnh tự nhiên ở vùng cao nguyên và bối cảnh văn hóa đã tạo nên hệ thống giá trị độc đáo trong việc kế tục truyền ngôi kế vị các vị Lạt-ma [58]. Tại học viện Triết học tôn giáo (Trường Đại học dân tộc Trung ương), nghiên cứu sinh Vương Á Hân với đề tài ―Nghiên cứu du lịch văn hóa Phật giáo Tây Tạng đương đại‖, nội dung đề cập đến định hướng khu tự trị Tây Tạng phát triển du lịch văn hóa Phật giáo và những thách thức đặt ra sau khi con đường sắt từ Thanh Hải lên Tây Tạng sẽ làm phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái nơi đây và an ninh chính trị sẽ không ổn định; với nguyên nhân chính là mức độ chênh lệch về giàu-nghèo giữa người Hán và người Tạng, ngày càng một gia tăng. Đồng thời, luận án cũng đưa ta những giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa Phật giáo Tây Tạng trong bối cảnh toàn cầu hóa [56]. 13 Nguồn tài liệu tiếng Anh: Có một số tài liệu bằng tiếng Anh viết về Tôn giáo Trung Quốc nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng. Trong các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, cuốn ―The Third Eye‖ (Tây Tạng huyền bí) của tác giả Lobsang Rampa, xuất bản năm 1956 dưới dạng tự truyện của một vị Lạt-ma người Tạng. Tác giả viết lại những trải nghiệm huyền bí ling thiêng của Phật giáo Tây Tạng mà bản thân ông đã tích lũy được trong suốt quảng đời tu tập theo phái Lạt-ma giáo [70]. Nguồn tài liệu này rất quý bởi do chính chủ thể văn hóa viết ra dưới dạng trải nghiệm nên có giá trị tham khảo rất tốt, hầu hết những người nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng đều không bỏ qua cuốn sách này. Về lĩnh vực nghiên cứu chính sách đối với tôn giáo của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả Kuznecov.Politikavot cho độc giả hiểu được bối cảnh những năm 1960-1970, tôn giáo Trung Quốc không được phép tồn tại bởi do cuộc "cách mạng văn hóa" đã biến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà Hiến pháp đã công nhận làm vật thí mạng cho nhiệm vụ tiêu diệt ―bốn lỗi thời‖và các phương châm của chính sách đối với tôn giáo cũng được đề ra với nhiều hình thức khác nhau [74]. Tác giả Pitman.B.Potter với bài viết ―Kiểm soát tín ngưỡng: điều tiết tôn giáo ở Trung Quốc‖ đã xem xét việc điều tiết tôn giáo ở Trung Quốc, trong bối cảnh kỳ vọng nhiều ở một sự thay đổi của nhà nước [76]. Chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi thực hiện cuộc "cách mạng văn hóa" đã nhận ra sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến lược, sau đó đưa ra một số quyết sách tạo điều kiện cho người dân được tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải chịu dưới sự quản lý và điều tiết đối với các hành vi tôn giáo của nhà nước. Ngoài ra, nội dung bài viết còn chỉ ra một số thách thức của việc kiểm soát tín ngưỡng và điều tiết tôn giáo của Trung Quốc dẫn đến nguy cơ chiến tranh tôn giáo có thể xảy ra ở một số vùng dân tộc thiểu số; trong đó có người Tạng theo Phật giáo và người Hồi, người Mông Cổ theo Hồi giáo. Công trình nghiên cứu chuyên biệt về người Tạng lưu vong ở nước ngoài của đức Đạt Lại Lạt Ma ―Freedom in Exile‖ (Tự do ở vùng lưu vong) đã cho người đọc thấy tính chính trị và sắc tộc trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng rất nổi trội [69]. 14 Với những công trình tổng thuật nghiên cứu nêu trên cho thấy chủ đề về Phật giáo Tây Tạng được rất nhiều các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên cả ba nguồn tư liệu tiếng Việt, Trung, Anh, nhưng do khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ chúng tôi không thể tổng thuật nghiên cứu được hết. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn được xem như một công trình chuyên khảo Đông phương học đầu tiên về Phật giáo Mật tông Tây Tạng ở Trung Quốc so sánh với một số ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội (Việt Nam). - Luận văn trực tiếp cung cấp một cách có hệ thống các tư liệu liên quan đến quá trình du nhập Phật giáo Ấn Độ vào Tây Tạng và sự tương thích của nó với tín ngưỡng Bôn giáo để tạo nên nét đặc trưng riêng của Phật giáo Mật tông Tây Tạng; tập quán của người Tạng với Phật giáo; chính sách của nhà nước Trung Hoa với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1949 đến nay; chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc người Tạng bạo động chống đối nhà nước, đòi ly khai Trung Hoa và những bài học kinh nghiệm về quản lý tôn giáo của nhà nước này đối với Việt Nam. - Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của luận văn còn là cơ sở khoa học cho việc bổ sung tư liệu hiện vật văn hóa của người Tạng hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà trước đây các đoàn nghiên cứu của Bảo tàng đi sưu tầm tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Tây Tạng Chƣơng 2: Nhà nước Trung Quốc với Phật giáo Tây Tạng từ năm 1949 đến nay Chƣơng 3: Phật giáo Tây Tạng - Vấn đề đặt ra hiện nay với Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm. 15 Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 1.1. Khu tự trị Tây Tạng Nước Thổ Phồn xưa và Khu tự trị dân tộc Tây Tạng ngày nay, trải qua nhiều tên gọi khác nhau: ―Ô Ti Tạng‖ (Wu sizang), ―Tây Phiên‖ (Xifan), ―Đường Cổ Đặc‖ (Tang gute), ―Đồ Bác Đặc‖(Tu baite),… với ý nghĩa là ―cõi Tây phương tịnh độ‖. Vị trí Khu tự trị Tây Tạng từ 260o50' đến 36o53' Vĩ bắc và từ 78o25' đến 99o06' Kinh đông, nằm ở giữa trên cao nguyên Thanh-Tạng, với độ cao trung bình là 4800 mét; trong đó có 11 ngọn núi có độ cao trên 8000 mét so với mặt nước biển. Toàn bộ Tây Tạng núi non trùng điệp, tuyết phủ quanh năm nên nó được mệnh danh là ―nóc nhà thế giới‖ hay ―vùng đất của tuyết‖ [92]. Phía Bắc Tây Tạng tiếp giáp với cao nguyên Pamia tỉnh Tân Cương và nối liền với dãy núi Côn Luân; phía Đông liền kề với tỉnh Thanh Hải và Tây An; phía Nam giáp với dãy núi Hymalaya, Ấn Độ, Xích Kim, Nepan; phía Tây giáp với Ca-sơ-mia, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan. Khu tự trị dân tộc Tây Tạng là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Từ năm 1912 đến năm 1950, khu vực Khu tự trị Tây Tạng do chính phủ Tây Tạng quản lý và đứng đầu là đức Đạt Lại Lạt Ma. Ngày nay, khu vực Tây Tạng được phân thuộc các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Năm 1950, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cho quân đội lên cắm chốt khu vực Chamdo của Tây Tạng. Dưới sức ép của quân đội Trung Quốc, năm 1951, đức Đạt Lại Lạt Ma đã ký một ―Hiệp ước 17 điểm‖ với chính quyền Trung ương Trung Quốc nhằm xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng thuộc về lãnh thổ Trung Hoa [107]. Mặc dù bản ―Hiệp ước 17 điểm‖ có ghi chép là đảm bảo duy trì một chính quyền tự trị tự do do đức Đạt Lại Lạt Ma đứng đầu lãnh đạo, nhưng đến năm 1955, một ―Ủy ban soạn thảo về khu tự trị Tây Tạng‖ được soạn ra để xúc tiến thành lập hệ thống song song về hành chính theo đường lối cộng sản Trung Quốc. Trước sức ép của quân đội, cảnh 16 sát, cuối năm 1959, đức Đạt Lại Lạt Ma phải từ bỏ ―Hiệp ước 17 điểm‖ và chạy sang Ấn Độ lưu trú. Năm 1965, khu tự trị các dân tộc Tây Tạng được thành lập và từ thời gian này trở đi, Tây Tạng trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Khu tự trị dân tộc Tây Tạng lấy thành phố La-sa làm trung tâm hoạt động tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị của người dân địa phương. Khu tự trị này, bao gồm nhiều hệ thống cấp ―châu tự trị‖ nhỏ. Do vị trí của Tây Tạng nằm giữa trung tâm Châu Á, nên nhà nước Trung Quốc coi Tây Tạng là vùng phên dậu bảo vệ biên cương phía Tây Nam và nó có vị trí cực kỳ quan trọng về mặt quân sự, quốc phòng, an ninh, chính trị của nhà nước và khu vực [18:265]. Diện tích tự nhiên của Tây Tạng là 120 vạn km2 [52:18]. Dân số là 3002166 người; trong đó dân tộc Tạng có 2716389 người, chiếm 90.48% dân số toàn khu; người Hán chiếm 8,17% và tỷ lệ còn lại là các dân tộc thiểu số khác [93]. Người Tạng thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, ngữ hệ HánTạng. Các nhà nghiên cứu dân tộc học Trung Quốc, phân chia người Tạng thành ba nhóm địa phương, gồm: nhóm Tạng Ba, Khang Ba và nhóm An Đa. Với nhóm Tạng Ba là nhóm người Tạng bản địa của nhà nước ―Thổ Phồn‖ xưa, họ là những người nông dân ở lưu vực sông Nhã Lỗ Tạng Bố và những người dân du mục ở phía Bắc; nhóm người Khang Ba địa bàn sinh sống chủ yếu là vùng núi Tây Khang và ở lưu vực sông Nhã Lỗ Tạng Bố; nhóm người An Đa cư trú chủ yếu ở các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên và Vân Nam [47:27]. Theo GS.TS Trịnh Hiểu Vân chia sẻ: Xét về mặt nhân chủng học, nhóm người An Đa có hình thể gần giống như người Mông Cổ, nên các nhà dân tộc học Trung Quốc còn xếp nhóm người này vào nhóm TạngMông1. Song, các nhóm địa phương nêu trên lại đồng nhất về chữ viết. Từ năm 1949 đến nay, mọi giao dịch trong quản lý hành chính nhà nước đều dùng tiếng Trung, tiếng Tạng chỉ dùng trong giao tiếp, giáo dục ở trường học và kinh sách nhà Phật. 1.2. Phật giáo Tây Tạng Vài nét về lịch sử Phật giáo và mối quan hệ với Phật giáo Tây Tạng 1 Phỏng vấn GS.TS. Trịnh Hiểu Vân (phòng nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Vân Nam, Trung Quốc), nhân tham dự Hội nghị quốc tế ―Bảo tàng với di sản văn hóa lưu vực sông Mê Kông và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu‖ do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Huế), ngày 11-12/6/2012. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan