Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã lưu sơn, huyện đô lương, tỉnh ng...

Tài liệu Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã lưu sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

.PDF
135
557
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ PHÙNG VĂN NAM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHÙNG VĂN NAM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60900101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ CTXH với đề tài nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trịnh Văn Tùng và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không có sự sao chép nguyên văn từ bất cứ luận văn hay đề tài nghiên cứu nào khác. Luận văn cũng đã được sửa chữa theo góp ý của Hội đồng bảo vệ ngày 29 tháng 12 năm 2014. Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Phùng Văn Nam Chủ tịch Hội đồng Giáo viên hƣớng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa PGS.TS Trịnh Văn Tùng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn “Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ to lớn cả về chuyên môn lẫn tinh thần của các thầy cô giáo khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là PGS. TS Trịnh Văn Tùng; sự giúp đỡ tạo điều kiện của UBND, Hội Người cao tuổi, Trạm y tế xã, các thầy thuốc Đông y, các y bác sỹ đã nghỉ hưu và người cao tuổi trên địa bàn xã; sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ gia đình, bạn bè. Qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi về mặt chuyên môn và thời gian để hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ UBND, Hội Người cao tuổi, Trạm y tế xã; các thầy thuốc Đông y, cán bộ y bác sỹ đã nghỉ hưu và người cao tuổi xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều nhưng do thời gian và năng lực có phần hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của Quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Phùng Văn Nam MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 7 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 13 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 13 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 14 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 14 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 14 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI CAO TUỔI ................................................... 17 1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................... 17 1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .......................................................... 21 1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ............................................................................... 28 1.4. Đặc điểm của xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ............................. 33 Tiểu kết chương 1: .................................................................................................... 36 CHƢƠNG 2: DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN ............................................................. 37 2.1. Tình hình người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ........ 37 1 2.1.1. Về cơ cấu xã hội của người cao tuổi ............................................................... 37 2.1.2. Về đời sống của người cao tuổi....................................................................... 40 2.2. Đánh giá thực trạng dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ................................................................................................ 44 2.2.1. Hoạt động y tế dự phòng ................................................................................. 44 2.2.2. Hoạt động khám chữa bệnh bằng Tây y, phục hồi chức năng ........................ 50 2.2.3. Hoạt động khám chữa bệnh bằng Đông y ....................................................... 57 2.2.4. Hoạt động cung ứng thuốc chữa bệnh............................................................. 60 Tiểu kết chương 2: .................................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN .................................................................................... 64 3.1. Các nguồn lực phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An................................................................................ 64 3.1.1. Về chính sách chăm sóc sức khỏe ................................................................... 64 3.1.2. Về nhân lực y tế .............................................................................................. 65 3.1.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ................................................................ 68 3.1.4. Về nguyên dược liệu ....................................................................................... 69 3.1.5. Về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe ...................................................... 70 3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các giải pháp phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ........... 71 3.2.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp khuyến khích các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ......................... 71 3.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ y tế hiện đang công tác ............................... 74 3.2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp tăng cường kết hợp Đông Tây y trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ........................................ 81 2 3.2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ............................................................................................................ 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89 KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................................... 93 PHỤ LỤC:................................................................................................................ 95 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CSXH : Chính sách xã hội CTXH : Công tác xã hội LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội PVS : Phỏng vấn sâu UBND : Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các hình: Trang Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow………………………………………. 22 Hình 1.2. Các hệ thống có ảnh hưởng đến dịch vụ y tế của người cao tuổi.. 27 Danh mục các bảng: Bảng 0.1: Cơ cấu mẫu điều tra bằng bảng hỏi………………………….. 15 Bảng 2.1: Số liệu người cao tuổi từ năm 2011 – 2013……………………. 37 Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính người cao tuổi………………………………… 38 Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi người cao tuổi………………………………….. 39 Bảng 2.4: Nguồn thu nhập của người cao tuổi……………………………. 41 Bảng 2.5: Đánh giá cuộc sống của người cao tuổi so với trước đây……… 43 Bảng 2.6: Nhà ở của người cao tuổi………………………………………. 44 Bảng 2.7: Kết quả khám chữa bệnh bằng Tây y cho người cao tuổi……… 50 Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế Tây y của người cao tuổi…… 51 Bảng 2.9: So sánh đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế Tây y theo thẻ BHYT của người cao tuổi…………………………………………………. 54 Bảng 2.10: Kết quả khám chữa bệnh bằng Đông y…………………........... 58 Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế Đông y của người cao tuổi…. 59 Bảng 3.1: Ý kiến của người cao tuổi về trình độ đội ngũ cán bộ y tế bổ sung………………………………………………………………………… 75 Danh mục các biểu đồ: Biều đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cao tuổi…………………............ 40 Biều đồ 2.2: Thu nhập của người cao tuổi………………………………… 41 Biều đồ 2.3: Đánh giá mức sống hiện nay của người cao tuổi……………. 42 Biều đồ 3.1: Mức độ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi…………………………………………………… 5 71 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như nhiều nước trên thế giới, già hóa dân số ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng nhanh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 9% dân số. Tuy nhiên, đến năm 2010, con số này đã tăng lên 9,4% (tăng 0,4% so với năm 2009). Năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Trong tương lai, tốc độ già hóa tăng sẽ không phải 0,4% như năm 2010 mà sẽ là 0,5% đến 0,6% [8, tr.258]. Già hóa dân số được xem là thành tựu lớn của sự phát triển về y học nhưng cũng đang đặt ra những khó khăn, thách thức đối với kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống ASXH nói riêng. Trong khi Việt Nam đã được xếp vào hàng các nước có thu nhập trung bình thấp thì một số lượng lớn người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, hàng ngày đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những thách thức do già hóa dân số có thể kể đến như: người trong độ tuổi lao động phải làm việc nhiều giờ hơn, đóng nhiều thuế hơn cho quỹ phúc lợi xã hội và ASXH; trong khi, người cao tuổi không có thu nhập tối thiểu để đảm bảo cuộc sống, không được chăm sóc y tế một cách cơ bản… Trong số các đối tượng xã hội, người cao tuổi là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt, bởi đây là thế hệ cha ông đi trước đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo tổ quốc, để lại nhiều tài sản quý báu cho thế hệ con cháu sau này. Đồng thời, sự quan tâm đặc biệt đến người cao tuổi thể hiện truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “kính già, trọng lão” tốt đẹp của dân tộc ta. Trên cơ sở đó, quan tâm đến người cao tuổi sẽ trở thành mô hình ứng xử của thế hệ sau đối với thế hệ trước, tiếp tục di dưỡng và phát triển hệ giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đã có nhiều chế độ, chính sách dành cho người cao tuổi, đặc biệt các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ y tế ngày càng được quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo ASXH cho người cao tuổi. 6 Kết hợp các chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cũng đã phát huy tối đa các nguồn lực để duy trì và phát triển dịch vụ y tế cho đối tượng này. Những hành động xã hội của địa phương đã góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ y tế cho người cao tuổi vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế do cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn thiếu thốn; đội ngũ y bác sỹ còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng… Vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã được đáp ứng tối đa hay chưa? trong quá trình thực hiện dịch vụ y tế cho người cao tuổi, chính quyền và người dân địa phương đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì? đâu là những yếu tố cần cải thiện để phát triển dịch vụ y tế phù hợp người cao tuổi… đây là những câu hỏi lớn đòi hỏi cần phải giải đáp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ y tế cho ngƣời cao tuổi ở xã Lƣu Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An”, nhằm góp ý kiến nhỏ để phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ở địa phương Lưu Sơn nói riêng và cả nước nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài Nghiên cứu liên quan đến dịch vụ y tế cho người cao tuổi trên thế giới là một chủ đề được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm và nghiên cứu khá sớm, cụ thể: Nghiên cứu “Thực trạng và thách thức của y tế, phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Nhật Bản” của tác giả Yutaka Kajiwara cho thấy rằng: Nhật Bản đang phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức với vấn đề già hóa dân số hiện nay; trong nghiên cứu tác giải đã sơ lược về các chế độ chăm sóc y tế của Nhà nước đối với người cao tuổi, trong đó trên 75 tuổi tự chi trả 10% tổng chi phí khám chữa bệnh, từ 70 đến 74 tuổi tự chi trả 20% tổng chi phí khám chữa bệnh. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đưa ra những cải tổ chức năng y tế và chăm sóc (hình tượng trong tương lai) 7 đó là: phân bổ lại vai trò của các loại bệnh phòng, các bệnh viện sao cho phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân; thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở chăm sóc y tế với nhau, giữa các cơ sở y tế với các cơ sở chăm sóc sức khỏe; thông qua đó có thể gây dựng được một hệ thống dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và năng suất [23]. Soonman Kwon trong nghiên cứu “Già hóa và chính sách y tế ở Hàn Quốc” của đã đưa ra những thách thức đối với vấn đề già hóa dân số ở Hàn Quốc như: gia tăng nhu cầu về chăm sóc y tế và chăm sóc dài ha ̣n , tài chính eo hẹp của người cao tuổi. Nghiên cứu cũng nêu ra một số vấn đề liên quan đến hệ thống y tế của Hàn Quốc trong việc chăm sóc y tế cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, trong đó tài chính dành cho chăm sóc y tế dựa trên BHYT xã hội toàn dân được thực hiện từ năm 1989; việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chủ yếu dựa vào tư nhân, với con số bệnh viện tư nhân chiếm hơn 90% [17]. Với nghiên cứu “Tuổ i già hóa năng động và mạnh khỏe ở Đài Loan : Phương pháp tiếp cận theo hướng toàn diện và hệ thống”, Shu-Ti Chiou đã nêu ra những khó khăn mà Đài Loan đang phải đối mặt do già hóa dân số một cách nhanh chóng ; để đối phó với tình trạng già hóa dân số , hệ thống y tế Đài Loan đã thực hiện chính sách bao phủ thanh toán toàn diện thông qua BHYT ; thực hiện các chương trình thúc đẩy sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi với các chủ đề ưu tiên như: hoạt động thể chất, phòng chống ngã, dinh dưỡng, sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sức khỏe tâm thần, sự tham gia xã hội…; nâng cao chất lượng chăm sóc chữa bệnh mãn tính; thực hiện tổ chức cải cách việc thực thi [16]. Còn trong báo cáo của nghiên cứu “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức”, với sự tham gia của hơn 20 cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực già hóa dân số đã đưa ra những quan điểm liên quan đến chăm sóc y tế cho người cao tuổi trong đó có việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng của người cao tuổi. Quan điểm này nhấn mạnh: nhằm giúp người cao tuổi nhận thức quyền được hưởng đời sống thể chất và tinh thần có chất lượng cao, người cao tuổi phải được tiếp cận đến thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế, có 8 khả năng chi trả và thân thiện đáp ứng nhu cầu của họ. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ chăm sóc, phòng ngừa, điều trị và lâu dài. Định hướng chăm sóc cuộc sống toàn diện phải bao gồm các hoạt động cải thiện sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh, tập trung vào việc duy trì khả năng độc lập, phòng ngừa, trì hoãn bệnh tật và khuyết tật, cung cấp dịch vụ điều trị. Cần có các chính sách nhằm tăng cường lối sống khỏe mạnh với sự hỗ trợ của công nghệ, các nghiên cứu y học và chăm sóc phục hồi chức năng. Cần phải đào tạo cho những người chăm sóc và cán bộ chuyên môn y tế nhằm đảm bảo những cán bộ làm việc với người cao tuổi được tiếp cận thông tin và đào tạo cơ bản trong công tác chăm sóc người cao tuổi [5]. Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau như: y khoa, ASXH… và được tập trung vào hệ thống y tế, các chính sách ASXH, chăm sóc y tế của các nước đối với người cao tuổi cùng một số các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu ở cấp độ vĩ mô chứ chưa có nghiên cứu ở cấp độ vi mô và dưới góc độ CTXH liên quan đến dịch vụ y tế cho người cao tuổi. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam, nghiên cứu về dịch vụ y tế cho người cao tuổi là một lĩnh vực được các nhà khoa học trong nước hết sức quan tâm và thực hiện từ rất sớm. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi xin được đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như sau: Trong chương trình nghiên cứu y học người cao tuổi do Phạm Khuê chỉ đạo đã thực hiện cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe người cao tuổi trên một mẫu gồm 13.399 người từ 60 tuổi trở lên ở phía Bắc vào năm 1977. Cuộc khảo sát tập trung cung cấp một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi ở miền Bắc. Nghiên cứu “Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người cao tuổi ở một vùng nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Thị Mai Oanh được thực hiện với phương pháp điều tra cắt ngang phỏng vấn hộ gia đình được tiến hành ở 9 một huyện vùng nông thôn nhằm thu thập thông tin về ốm cấp tính và mạn tính cũng như hành vi tìm kiếm sức khoẻ của 670 người cao tuổi đã cho thấy rằng: cụ bà mắc các bệnh cấp tính nhiều hơn cụ ông; khi bị các bệnh cấp tính, cả cụ ông và cụ bà thường hay đến các cơ sở y tế tư nhân, tiếp theo là Trạm y tế xã và bệnh viện; cụ bà ít sử dụng dịch vụ bệnh viện hơn cụ ông đối với cả bệnh cấp tính và mạn tính, mặc dù khi được hỏi về mong muốn, cụ bà cũng như cụ ông đều mong muốn được khám chữa bệnh ở cơ sở bệnh viện; lý do thường gặp khiến cả cụ ông và cụ bà lựa chọn cơ sở y tế đó là lý do gần nhà; cụ bà phụ thuộc vào con cái nhiều hơn cụ ông. Vào các năm 1993 và 1994, AAR tiến hành hai cuộc điều tra định lượng ở Hà Nội nhằm tìm hiểu các vấn đề giúp đỡ gia đình người cao tuổi như: mạng lưới thân thuộc, được lắng nghe, giúp đỡ tài chính, khi đau ốm… Có thể thấy, vấn đề trợ giúp người cao tuổi đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ mới ở cấp độ gia đình mà thôi. Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em triển khai từ năm 2005 - 2006 đã cho ra một số kết quả như sau: (1) người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn có sức khoẻ tốt hơn, điều này cho thấy môi trường sống ở khu vực đô thị ồn ào, náo nhiệt, ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người cao tuổi; (2) sức khoẻ người cao tuổi tuy đã được nâng cao dần song tình trạng các cụ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm vẫn còn khá phổ biến; (3) chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là một việc làm cần thiết và thường xuyên, đây là nhóm đối tượng có nhu cầu khám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chính sách riêng dành cho nhóm đối tượng này; hiện nay, vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng các cụ phải tự bỏ tiền để được khám chữa bệnh là phổ biến; chế độ khám chữa bệnh theo BHYT và thẻ khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế; hiện vẫn còn nhiều nhóm đối tượng người cao tuổi chưa tiếp cận đến được với thẻ BHYT; đồng thời chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ BHYT chưa đảm bảo chất lượng. 10 Nghiên cứu “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở Việt Nam” do Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự thực hiện từ năm 2005 - 2006 tại 7 tỉnh trong cả nước với sự hỗ trợ về mặt tài chính của tổ chức SIDA - Thụy Điển, bao gồm: Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long đã đưa ra một số kết quả như sau: tỷ lệ ốm đau của nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác; trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi, tinh thần thoải mái, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe người cao tuổi ở vùng nông thôn; người cao tuổi tại các tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức về phòng chống một số bệnh thường gặp; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay của ngành y tế mang tính thụ động; hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi gần như chưa được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch dựa trên mô hình bệnh tật cụ thể ở địa phương. Đề tài “Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập” do Đàm Hữu Đắc (2009) làm chủ nhiệm đã mô tả thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi. Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu ra những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi, trong đó có dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Nghiên cứu “Già hóa dân số - Những thách thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” của tác giả Phạm Thắng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã nêu lên thực trạng và nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số; những thách thức của già hóa dân số đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đặc biệt nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như: tăng cường sức khỏe và phòng bệnh cho người cao tuổi, tăng cường năng lực quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đào tạo thầy 11 thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa, đảm bảo ASXH cho người cao tuổi; xây dựng một xã hội hài hòa cho mọi lứa tuổi. Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ y tế cho người cao tuổi, chủ yếu nhằm thu thập dữ liệu, đánh giá về tình hình sức khỏe, y tế, bệnh tật, ASXH, phúc lợi xã hội và các dịch vụ xã hội dành cho cho người cao tuổi; từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại có liên quan nêu trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ y học, xã hội học, ASXH, những đề tài nghiên cứu dịch vụ y tế cho người cao tuổi dưới góc độ CTXH, đặc biệt nghiên cứu dịch vụ y tế trên địa bàn xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thì chưa có. Với nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm văn liệu cho nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ngày càng phong phú và đa dạng hơn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu vận dụng những lý thuyết, quan điểm trong lĩnh vực CTXH và ASXH nhằm tìm hiểu thực trạng dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Thông qua đó, củng cố, phát triển và vận dụng có hiệu quả các quan điểm, lý thuyết vào việc phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Nghiên cứu góp một tiếng nói nhỏ vào hệ thống quan điểm, lý luận về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong xu hướng già hóa dân số hiện nay, bổ sung vào văn liệu khoa học về lĩnh vực này vốn đang còn thiếu và yếu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nghiên cứu này nhằm đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ y tế phù hợp với nhóm đối tượng xã hội này. Từ kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa ra được những chính sách, dịch vụ dịch vụ y tế phù hợp và hiệu quả với người cao tuổi; góp phần vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. 12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Đồng thời, mô tả, đánh giá các nguồn lực hiện có tại địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi để phát triển dịch vụ này phù hợp với người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, góp phần chăm sóc tốt hơn về sức khỏe cho người cao tuổi. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi. Mô tả, đánh giá thực trạng thực hiện dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Làm rõ vai trò của nhân viên CTXH trong các giải pháp để phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 5.2. Khách thể nghiên cứu Người cao tuổi Lãnh đạo UBND xã Cán bộ Hội Người cao tuổi Cán bộ Trạm y tế xã Bác sỹ tăng cường về địa phương Thầy thuốc Đông y Bác sỹ nghỉ hưu 5.3. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu về dịch vụ y tế cho người cao tuổi từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014. 13 Không gian nghiên cứu: Xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Dịch vụ y tế cho người cao tuổi trong nghiên cứu này bao gồm các hoạt động: y tế dự phòng; khám chữa bệnh bằng Tây y, phục hồi chức năng; khám chữa bệnh bằng Đông y và cung ứng thuốc chữa bệnh. 6. Câu hỏi nghiên cứu Dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hiện nay được thực hiện như thế nào? Cần phát huy những vai trò gì của nhân viên CTXH trong các giải pháp phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An? 7. Giả thuyết nghiên cứu Số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế cho người cao tuổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với nhu cầu hiện nay của người cao tuổi thì dịch vụ y tế tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ. Trong các giải pháp phát triển dịch vụ y tế phù hợp người cao tuổi, nhân viên CTXH đóng vai trò là người tuyên truyền, giáo dục; huy động, kết nối các nguồn lực; tư vấn hướng dẫn. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong phương pháp này, chúng tôi tìm hiểu và phân tích các tài liệu thứ cấp liên quan bao gồm: các nghiên cứu trước đó về chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc y tế cho người cao tuổi nói riêng; các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, thống kê của Nhà nước, các cơ quan ban ngành, đoàn thể ở trung ương cũng như địa phương về người cao tuổi và dịch vụ y tế cho người cao tuổi; các bài giảng, giáo trình về CTXH . Dựa trên những tài liệu nêu trên, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ y tế cho người cao tuổi; kinh nghiệm và cách thức triển khai dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở phạm vi cấp xã/phường. 8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 16 người, bao gồm: 10 người cao tuổi, 01 lãnh đạo UBND xã, 01 cán bộ Hội Người cao tuổi, 01 cán bộ Trạm y tế, 01 bác sỹ 14 được tăng cường về địa phương, 01 thầy thuốc Đông y và 01 bác sỹ nghỉ hưu trên địa bàn xã. Thông qua phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thông tin về đời sống hiện nay của người cao tuổi, đánh giá về dịch vụ y tế cho người cao tuổi đang được triển khai tại địa phương, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi, quan điểm về các tiêu chí cấp thẻ BHYT miễn phí cho người cao tuổi, đánh giá về các nguồn lực để phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi, các giải pháp và vai trò của nhân viên CTXH trong các giải pháp phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi. 8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với người cao tuổi trên địa bàn xã. Dung lượng mẫu điều tra: 200 mẫu Cách thức lựa chọn mẫu: Dựa trên danh sách tổng số người cao tuổi hiện có, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên nhưng đảm bảo theo tỷ lệ giữa nam và nữ, được hưởng và không được hưởng chế độ BHYT của người cao tuổi, với cơ cấu mẫu điều tra như sau: Bảng 0.1: Cơ cấu mẫu điều tra bằng bảng hỏi Đƣợc hƣởng BHYT Tiêu chí Giới tính Số người Tỷ lệ (%) Có 106 53,0 Không 94 47,0 200 100 Tổng Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%) Nam 88 44,0 Nữ 112 56,0 200 100 Tổng Nội dung thông tin cần thu thập thông qua điều tra bao gồm: cuộc sống hiện nay của người cao tuổi, đánh giá về dịch vụ y tế đang triển khai thực hiện, quan điểm về tiêu chí cấp thẻ BHYT miễn phí, giải pháp phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi 15 9. Cấu trúc của luận văn Nghiên cứu “Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” của chúng tôi gồm 3 phần cơ bản: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận, trong đó phần nội dung chính gồm có 3 chương, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ y tế phù hợp với ngƣời cao tuổi Chƣơng 2: Dịch vụ y tế cho ngƣời cao tuổi ở xã Lƣu Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An Chƣơng 3: Công tác xã hội với việc phát triển dịch vụ y tế phù hợp với ngƣời cao tuổi ở xã Lƣu Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan