Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng ( trong các văn bản tập đọc văn xuôi,...

Tài liệu Phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng ( trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách tiếng việt lớp 4,5 chương trình mới )

.PDF
155
2424
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** LƯU THỊ LAN PHÉP LIÊN KẾT NỐI VÀ PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG (TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC VĂN XUÔI, SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 CHƯƠNG TRÌNH MỚI) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** LƯU THỊ LAN PHÉP LIÊN KẾT NỐI VÀ PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG (TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC VĂN XUÔI, SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 CHƯƠNG TRÌNH MỚI) CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ THUẬN HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Ngữ liệu nghiên cứu 4 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6 Phương pháp nghiên cứu 5 7 Cấu trúc của luận văn 5 Chương 1 Cơ sở lí thuyết của đề tài 6 1.1 Về văn bản 6 1.2 Về liên kết 8 1.3 Phương tiện và phương thức liên kết 16 1.3.1 Khái niệm 16 1.3.2 Các phép liên kết trong tiếng Việt 17 Chương 2 Phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 25 2.1 Các phương tiện nối có mặt trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5 25 2.1.1 Các phương tiện nối có mặt trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 25 2.1.2 Các phương tiện nối có mặt trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 34 2.1.3 Đối chiếu các phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 40 2.2 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5 43 2.2.1 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 44 2.2.2 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 55 2.2.3 Đối chiếu giữa các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 63 2.3 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5 67 2.3.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 68 2.3.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 71 2.3.3 Nhận xét chung về khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 73 Chương 3 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 3.1 77 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5 77 3.1.1 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 77 3.1.2 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 96 3.1.3 Đối chiếu phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 3.2 110 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5 120 3.2.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 120 3.2.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 127 3.2.3 Nhận xét chung về khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 133 137 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về liên kết trong văn bản và giữa họ có những cách hiểu về liên kết không hoàn toàn giống nhau. Một cách khái quát nhất, đến nay cần phải nói đến hai quan niệm lớn về liên kết. Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn "các ngữ pháp văn bản" [4,119] và ngày càng đƣợc phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Quan niệm này coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Tiêu biểu cho quan niệm này là quan niệm của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trần Ngọc Thêm với cuốn "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" [37]. Quan niệm thứ hai thịnh hành vào những năm 70 của thế kỉ XX. Theo quan niệm này thì liên kết không thuộc cấu trúc mà thuộc về hệ thống ngôn ngữ, và đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện hình thức của hệ thống ngôn ngữ ở bậc từ vựng - ngữ nghĩa. Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò là yếu tố quyết định cái "là văn bản" của sản phẩm ngôn ngữ mà vai trò này thuộc về mạch lạc. Tiêu biểu cho quan niệm thứ hai này là hai nhà ngôn ngữ tên tuổi của Anh là M.A.K. Halliday và R. Hasan với cuốn "Liên kết tiếng Anh". Từ các quan điểm khác nhau đó mà có cách phân loại các phƣơng thức liên kết khác nhau. Chỗ hai quan niệm gặp nhau là một số phƣơng tiện liên kết cụ thể đƣợc xem xét. Việc khảo sát một số công trình nghiên cứu về liên kết văn bản tiếng Việt cho thấy rằng hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R. Hasan gần đây đƣợc Diệp Quang Ban khai thác trong công trình nghiên cứu "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" năm 1998 (in lần thứ ba năm 2005). Việc chọn hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R. Hasan làm đối tƣợng nghiên cứu không ngoài mục đích là để hiểu sâu sắc hơn một quan niệm liên kết mới đang đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới. 1 Hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R. Hasan gồm có: - Phép quy chiếu, - Phép thế và phép tỉnh lƣợc, - Phép nối, - Phép liên kết từ vựng (bao gồm 3 phép nhỏ là phép lặp từ ngữ, phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa và phép phối hợp từ ngữ). Luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng, ngoài lí do dung lƣợng hữu hạn của luận văn, còn có những lí do sau đây : - Tuy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng nhƣng cho đến thời điểm này, chƣa có một công trình nghiên cứu nào xem xét hai phép liên kết này trong các tác phẩm tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chƣơng trình mới. - Đây là hai phép liên kết đƣợc sử dụng với tần số cao trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 (chƣơng trình mới); đồng thời chúng là hai phép liên kết đƣợc học sinh tiểu học sử dụng nhiều nhất trong quá trình tạo lập văn bản. - Hai phép liên kết này đều có mặt trong cả "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của tiến sĩ Trần Ngọc Thêm lẫn trong hệ thống liên kết của Halliday và Hasan với cách nhìn có phần khác nhau. Điều này chứng tỏ chúng là những hiện tƣợng phổ biến. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1985 với sự ra đời cuốn "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của Trần Ngọc Thêm, vấn đề liên kết văn bản mới chính thức đƣợc đặt ra ở Việt Nam. Trần Ngọc Thêm đã nghiên cứu liên kết văn bản từ quan điểm liên kết thuộc hệ thống - cấu trúc của ngôn ngữ vì thế nên kết quả của công trình này thực sự là một tƣ liệu quan trọng để so sánh, đối chiếu với quan niệm liên kết mà 2 chúng tôi trình bày trong luận văn theo quan điểm liên kết phi cấu trúc tính của Halliday. Liên kết phi cấu trúc tính đƣợc giới thiệu trong "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" năm 1999 của tác giả Diệp Quang Ban [1]. Cuốn sách này là tài liệu có tính gợi mở ban đầu rất quan trọng và cần thiết đối với các đề tài thuộc loại này. Cũng cần nhắc rằng, dƣới sự hƣớng dẫn của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban, các học viên Phạm Thu Trang (2001), Dƣơng Thị Bích Hạnh (2003), Phan Thị Thu Hà (2004) đã thực hiện thành công các luận văn thạc sĩ thuộc lĩnh vực này. Các luận văn này đều đã đề cập tới phép liên kết nối hoặc phép liên kết từ vựng nhƣng trên một tƣ liệu khác. Đó là các văn bản trong các sách ngữ văn chƣơng trình Trung học cơ sở hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Xa hơn nữa, các tài liệu tham khảo đƣợc quan tâm là các tạp chí chuyên ngành có đề cập hai phép liên kết đƣợc chọn. Chúng tôi sử dụng các tài liệu trên đây làm cơ sở cho phần lí thuyết và trong quá trình thực hiện đề tài những tài liệu này còn là những gợi ý tốt cho hƣớng triển khai đề tài. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Việc tìm hiểu tất cả các phép liên kết trong hệ thống liên kết của Halliday và Hasan trong tiếng Việt nói chung, cũng nhƣ trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chƣơng trình mới nói riêng là một vấn đề lớn. Thời gian, khả năng, khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ không cho phép chúng tôi đi sâu nghiên cứu tất cả. Vì thế chúng tôi chỉ hạn chế đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này ở hai phép liên kết theo quan niệm mới của Halliday và Hasan, đó là phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng (trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chƣơng trình mới). Với đối tƣợng này, chúng tôi hi vọng sẽ có điều kiện xác định và phân loại một cách kĩ càng cách sử dụng các phƣơng tiện trong phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng. Và qua đó có thể 3 thấy đƣợc giá trị liên kết và đặc biệt khả năng tạo giá trị biểu đạt của các phƣơng tiện liên kết thuộc hai phép liên kết này. 4. Ngữ liệu nghiên cứu Nhƣ đã nói, nguồn ngữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích là các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chƣơng trình mới. Các nguồn ngữ liệu này đƣợc chọn với những lí do sau đây : - Sách Tiếng Việt 4 chƣơng trình mới là tài liệu mới đƣợc đƣa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học từ năm 2005 - 2006 và sách Tiếng Việt 5 chƣơng trình mới đã đƣợc tiếp tục triển khai giảng dạy ở bậc Tiểu học từ năm 2006 - 2007. Hai cuốn sách này đƣợc biên soạn theo quan điểm tích hợp, giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh và là hai nguồn ngữ liệu mới chƣa đƣợc tìm hiểu về phƣơng diện liên kết nói trên. - Về mặt thực tiễn, đề tài đƣợc chọn thích hợp với công tác của chúng tôi là giảng dạy hai phân môn Tiếng Việt và Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, việc tìm hiểu phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng (đặc biệt là việc tìm hiểu khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phƣơng tiện thuộc phép liên kết nối và liên kết từ vựng) trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 theo chƣơng trình mới là một việc làm hữu ích đối với giáo viên tiểu học. Hi vọng việc làm này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn, giúp ngƣời giáo viên tiểu học dạy tốt các văn bản tập đọc văn xuôi trong sách Tiếng Việt lớp 4, 5 và tạo điều kiện cho học sinh lớp 4, 5 tiếp nhận dễ dàng các văn bản đó. Quan trọng hơn là đề tài này sẽ giúp các giáo viên tiểu học biết vận dụng lí thuyết liên kết văn bản vào dạy liên kết câu cho học sinh tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để định hƣớng cho công việc nghiên cứu. 4 - Xác định các phƣơng tiện nối, phƣơng tiện liên kết từ vựng, các quan hệ ngữ nghĩa giữa các phƣơng tiện liên kết đó trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chƣơng trình mới. - Hệ thống hoá các phƣơng tiện liên kết đƣợc khảo sát và khai thác khả năng tạo giá trị biểu đạt của chúng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp chủ đạo dùng trong việc nghiên cứu đề tài này là phân tích nghĩa trong ngữ cảnh. Ngoài ra để có cơ sở làm việc, các phƣơng pháp, các thao tác nghiên cứu ngôn ngữ học sau đây cũng đƣợc sử dụng: a. Thao tác thống kê, phân loại Thống kê và phân loại các trƣờng hợp sử dụng những phƣơng tiện liên kết khác nhau, các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau thuộc phép liên kết nối và liên kết từ vựng trong các văn bản ở sách Tiếng Việt lớp 4, 5. b. Phương pháp đối chiếu so sánh Phƣơng pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn hai quan điểm lớn về liên kết cũng nhƣ đối chiếu cách hiểu của Trần Ngọc Thêm qua một số phƣơng thức liên kết với cách hiểu về phƣơng thức liên kết bằng phép nối và phép liên kết từ vựng của Halliday và Hasan. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài. Chƣơng 2: Phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5. Chƣơng 3: Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Về văn bản Trong suốt quá trình phát triển lịch sử của mình, từ lúc mới xuất hiện cho tới những năm gần đây, ngôn ngữ học có một đặc điểm nổi bật nhất là nó không bao giờ vƣợt ra khỏi giới hạn câu. Câu luôn luôn đƣợc coi là đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất đƣợc nghiên cứu của ngôn ngữ học. Với giới hạn là câu, các lí thuyết ngôn ngữ học ngày càng bộc lộ những hạn chế của mình trƣớc nhu cầu của lí luận và thực tiễn. Để khắc phục những hạn chế đó, ngôn ngữ học phải vƣợt qua giới hạn câu để đến với những đơn vị có quy mô mới và kích thƣớc lớn hơn. Kết quả là hình thành bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu gọi là ngôn ngữ học văn bản. Văn bản trở thành đối tƣợng nghiên cứu và đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ xác định. Sau đây là một số định nghĩa gần đây về văn bản (dẫn theo Diệp Quang Ban) [4, tr. 15] : 1. "Chúng ta sẽ gọi khách thể của xuyên ngôn ngữ học (translinguistique) là diễn ngôn (discours) - tƣơng tự với văn bản (texte) do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) nhƣ là một đoạn lời nói hữu tận, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (langue)" (Barthes, 1970) 2. "Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng. Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại nhƣ một mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không đƣợc xác định bằng kích cỡ của nó [...]. Một văn bản không phải là một 6 cái gì loại nhƣ một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại. Tốt hơn nên xem xét một văn bản nhƣ là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa" ( Halliday, 1976 - 1994) 3. "Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trƣng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều đƣợc thông báo [...]. Về phƣơng diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp" (L. M. Loseva, 1980) 4. "Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ và liên hệ ấy" (Trần Ngọc Thêm, 1985). 5. "Văn bản (1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài chủ đề v.v... của nó, hình thành nên một đơn vị, loại nhƣ một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng v.v... (2) Văn học; trƣớc hết đƣợc coi nhƣ một tài liệu viết, thƣờng đồng nghĩa với sách. (3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi đƣợc đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì đƣợc dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn đƣợc dùng bao gồm cả văn bản". (Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập 10, do R.E. Asher chủ biên). Định nghĩa (5) vừa có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết. Nó bao gồm đƣợc nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao gồm cả cách hiểu 7 văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn. Đây chính là tính bách khoa và tính hiện đại của định nghĩa này. Trong ba nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, nội dung đầu xem là định nghĩa về văn bản giản đơn và tiện dùng trong nhà trƣờng. Có thể hiểu văn bản nhƣ sau: "Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài ... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường..." (Phỏng theo định nghĩa trong Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1994, tập 10, R.E. Asher chủ biên). Định nghĩa trên có thể đƣợc làm rõ nhƣ sau: - Tên gọi văn bản ở đây bao gồm cả sản phẩm ngôn ngữ nói lẫn sản phẩm ngôn ngữ viết. Khi cần thiết có thể phân biệt giản đơn văn bản viết và văn bản nói. - Về mặt lƣợng, văn bản có độ dài bất kì, từ độ dài bằng một câu cho đến quyển sách dày hàng trăm trang. - Văn bản là một đơn vị gồm nhiều phƣơng diện nhƣ cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung, cấu trúc tin, đề tài - chủ đề và những phƣơng tiện văn hóa, xã hội ... khác nữa, do vậy văn bản đƣợc coi là một tổng thể hợp nhất. - Về phƣơng diện loại hình, văn bản có thể thuộc tất cả những loại hình cấu tạo khác nhau của lời nói đƣợc sử dụng trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói cũng nhƣ viết). 1.2 Về liên kết Ở Việt Nam cho đến nay có hai quan niệm tiêu biểu về liên kết. Xuất phát từ hai nền tảng tƣ tƣởng lí luận khác nhau, cách phân loại các phƣơng thức liên kết khác nhau, song chúng cũng gặp gỡ nhau tại những điểm nhất định. Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn "các ngữ pháp văn bản" coi liên kết văn bản thuộc về cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Theo quan niệm này, Trần Ngọc Thêm đã trình bày một cách có chọn lọc và sáng tạo một hệ thống 8 liên kết văn bản trên cơ sở một khái niệm hoàn chỉnh về liên kết trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985). Liên kết ở đây đƣợc khai thác cả ở mặt các phƣơng tiện hình thức lẫn mặt ý nghĩa và vì có tính đến mặt ý nghĩa nên liên kết đƣợc hiểu nhƣ là yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ có đƣợc cái phẩm chất "là một văn bản". Liên kết nội dung đƣợc hiểu là liên kết không hiển lộ cho nên nó phải đƣợc thể hiện bằng hệ thống các phƣơng thức hình thức. Và liên kết hình thức có nhiệm vụ chủ yếu là diễn đạt liên kết nội dung trong những trƣờng hợp cụ thể. Liên kết hình thức đƣợc hiểu là liên kết bằng các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ; nhƣng phải căn cứ vào mặt nghĩa của các yếu tố đƣợc liên kết với nhau. Liên kết nội dung đƣợc biểu hiện ở liên kết chủ đề và liên kết logic (trong liên kết chủ đề lại phân biệt liên kết duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề). Liên kết chủ đề làm nhiệm vụ tổ chức mạng lƣới chủ đề của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên chủ đề của văn bản. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một cách giản lƣợc nội dung của cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm [37] : 1) Liên kết hình thức Liên kết hình thức là "hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức" và những cái đƣợc liên kết với nhau trong văn bản là các câu (phát ngôn). Cách phân loại các phát ngôn trong văn bản có liên quan đến nhiệm vụ mô tả liên kết hình thức, vì vậy mà trở nên cần thiết. Phƣơng diện liên quan trực tiếp đến liên kết hình thức giữa các câu với câu là phƣơng diện nghĩa. Về phƣơng diện này, các câu đƣợc phân loại thành câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc. Câu tự nghĩa là câu hoàn chỉnh về nội dung và đầy đủ về cấu trúc câu, vì vậy nó mang tính độc lập lớn nhất: nó đứng một mình vẫn có thể hiểu đƣợc. Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. Câu hợp nghĩa không hoàn chỉnh về nội dung và tuy vẫn đủ về cấu trúc câu, vì vậy nó không mang tính độc lập về mặt nghĩa. 9 Ví dụ: Ngày hôm ấy nó đã tới trường. Hôm ấy là hôm nào ? nó là ai ? Ngữ trực thuộc không hoàn chỉnh về nội dung và không đầy đủ về cấu trúc, vì vậy nó không độc lập cả ở hai phƣơng diện nội dung và cấu trúc câu. Ví dụ: Huấn đi về trạm máy. Một mình, trong đêm. (Nguyễn Thị Ngọc Tú) Phƣơng thức liên kết là việc sử dụng các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các phƣơng thức này góp phần làm bộc lộ (chứ không quyết định) các kiểu câu đƣợc phân loại căn cứ vào tính hoàn chỉnh vừa nêu. Trần Ngọc Thêm (1985) đã chia các phƣơng thức thành ba nhóm lớn: - Các phƣơng thức liên kết chung, dùng chung đƣợc cho cả ba loại: câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc. - Các phƣơng thức liên kết hợp nghĩa, dùng cho loại câu hợp nghĩa và ngữ trực thuộc. - Các phƣơng thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng cho loại ngữ trực thuộc. Sau đây là bảng tóm lƣợc hệ thống phƣơng thức liên kết (ptlk) và tác dụng của từng nhóm trong hệ thống đó đối với ba loại phát ngôn kể trên : Bảng tổng hợp các phƣơng thức liên kết và khu vực sử dụng chúng Câu tự nghĩa Câu hợp nghĩa Ngữ trực thuộc và ptlk đƣợc sử dụng và ptlk đƣợc sử dụng và ptlk đƣợc sử dụng Lặp Lặp Lặp Đối Đối Đối Thế đồng nghĩa Thế đồng nghĩa Thế đồng nghĩa Liên tƣởng Liên tƣởng Liên tƣởng Tuyến tính Tuyến tính Tuyến tính Thế đại từ Thế đại từ Tỉnh lƣợc yếu Tỉnh lƣợc yếu Nối lỏng Nối lỏng 10 Tỉnh lƣợc mạnh Nối chặt Theo bảng trên, số lƣợng phƣơng thức liên kết tăng dần khi tính hoàn chỉnh về cấu trúc và nội dung của đơn vị liên kết giảm dần (ngữ trực thuộc là đơn vị có nhiều nhất các phƣơng thức liên kết trong khi nó là đơn vị có ít nhất tính hoàn chỉnh về nội dung và cấu trúc, hình thức so với hai kiểu câu còn lại). Theo cách phân loại của Trần Ngọc Thêm có 10 phép liên kết nhƣ ở trên và mỗi phép lại đƣợc phân thành những phép liên kết nhỏ khác nhau theo từng tiêu chí cụ thể [37]. Các phép này có tác dụng liên kết câu với câu. Trong hai câu liên kết với nhau có một câu làm chỗ dựa đƣợc gọi là câu chủ (chủ ngôn) và một câu nối kết với câu chủ đƣợc gọi là câu kết (kết ngôn). Nhƣ vậy liên kết hình thức có thể đƣợc hiểu là sự liên kết giữa câu với câu bằng các phƣơng tiện hình thức ngôn ngữ trên cơ sở nghĩa của các yếu tố đƣợc liên kết với nhau. Cái đƣợc gọi là liên kết hình thức thuần tuý khá hạn hẹp, chỉ diễn ra với phƣơng thức lặp ngữ âm và lặp cấu trúc cú pháp. Và trong tuyệt đại đa số trƣờng hợp có kèm mặt nghĩa. 2) Liên kết nội dung "Khái niệm "liên kết nội dung" rộng hơn khái niệm "liên kết ngữ nghĩa" (...) nó nhấn mạnh nhiều hơn đến những nhân tố ngoài ngôn ngữ" [33, tr. 21]. Liên kết nội dung chỉ đƣợc nhận ra trong mối quan hệ với liên kết hình thức: "liên kết nội dung đƣợc thể hiện bằng hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung" [33, tr. 20]. Và chừng nào còn coi liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau thì chừng ấy cái kết luận sau đây mới có khả năng đúng : "tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản" [33, tr. 19]. Cho nên nói đến liên kết hình thức không đƣợc quên nói đến liên kết nội dung, chừng nào chƣa bàn đến liên kết mạch lạc. Và liên kết nội dung sẽ giúp hiểu đƣợc một phần trong mạch lạc. 11 Liên kết nội dung sẽ đƣợc nhận biết rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó: liên kết chủ đề và liên kết logic. Liên kết chủ đề đƣợc hiểu nhƣ đề tài, vật, việc đƣợc nói đến và nhƣ vậy liên kết chủ đề là sợi dây kết nối hợp lí giữa những vật, việc đƣợc nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Liên kết chủ đề đƣợc thực hiện bằng hai cách : - Duy trì chủ đề là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau. Liên kết duy trì chủ đề đƣợc thực hiện bằng 5 phƣơng thức liên kết: Lặp từ vựng; thế đồng nghĩa; thế đại từ; tỉnh lƣợc yếu và tỉnh lƣợc mạnh. Với 5 phƣơng thức liên kết này, có thể tạo ra một chuỗi chủ đề đồng nhất, tức là duy trì đƣợc chủ đề qua một số chuỗi câu liên kết với nhau. - Triển khai chủ đề là cùng với một (hoặc vài) chủ đề đã cho, đƣa thêm vào một hoặc những chủ đề (vật, việc) khác nữa có liên quan với chủ đề ban đầu, theo tiêu chuẩn cần và đủ của logic để bảo đảm cho các câu chứa chúng liên kết với nhau. Các phƣơng thức liên kết để triển khai chủ đề gồm có: Phép liên tƣởng và phép đối (ít đƣợc dùng). Với hai phƣơng thức liên kết này có thể tạo ra chuỗi chủ đề khu biệt, tức là chuỗi của những chủ đề (đề tài) khác biệt nhau. Những chủ đề này đƣợc dùng phục vụ cho chủ đề chung của chuỗi câu đƣợc liên kết với nhau đó. Do sự tồn tại của chủ đề chung này mà các chủ đề cụ thể đƣợc triển khai thêm phải đƣợc lựa chọn kĩ theo cái thƣớc đo cần và đủ của logic. Liên kết logic là phần nêu đặc trƣng của vật, việc đƣợc nói đến. Có thể xem xét liên kết logic ở hai phạm vi rộng hẹp khác nhau : - Bên trong một câu, - Giữa câu với câu (hoặc rộng hơn nữa: giữa cụm câu này với cụm câu khác, giữa phần này của văn bản với phần kia của văn bản). Nhƣ vậy, có thể hiểu liên kết logic là sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc với đặc trƣng của chúng trong một câu và giữa đặc trƣng này với đặc trƣng kia 12 trong những câu liên kết với nhau. Các phƣơng thức liên kết đƣợc sử dụng ở đây là: phép tuyến tính, phép nối lỏng, phép nối chặt. Có thể hình dung liên kết nội dung các phƣơng thức liên kết đƣợc sử dụng trong hai bình diện của nó qua bảng sau : Bảng về liên kết nội dung và các phƣơng thức liên kết đƣợc sử dụng trong hai bình diện của nó Chú thích: Dấu (+) đọc là "có sử dụng" Dấu (-) đọc là " không sử dụng" Liên kết nội dung Phƣơng thức liên kết Liên kết chủ đề Duy trì Triển khai chủ đề chủ đề Liên kết logic Cấp độ từ Cấp độ câu Lặp từ vựng + - - - Thế đồng nghĩa + - - - Thế đại từ + - - - Tỉnh lƣợc yếu + - - - Tỉnh lƣợc mạnh + - - - Liên tƣởng - + - - Đối - + - - Tuyến tính - - + + Nối lỏng - - + + Nối chặt - - + + Tóm lại, liên kết trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của tác giả Trần Ngọc Thêm [37] đƣợc hiểu nhƣ là thành tố thuộc hệ thống - cấu trúc của ngôn ngữ. Đó là mạng lƣới các mối quan hệ, liên hệ giữa các câu trong văn bản về mặt nội dung (các ý diễn đạt trong câu) và mặt hình thức (các phƣơng tiện dùng để liên kết ý ấy lại với nhau). Đây là điểm quan trọng phân biệt một văn bản có tính liên kết với một tập hợp câu không quan hệ đứng gần nhau. Vì thế 13 tính chất liên kết là một thuộc tính quan trọng của văn bản: "Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản" [33, tr. 19]. Quan niệm thứ hai bắt đầu vào giữa những năm 70 và ngày càng trở nên phổ biến. Những ngƣời đề xƣớng quan niệm này là hai tác giả M.A.K. Halliday và R. Hasan. Trên cứ liệu tiếng Anh, hai tác giả đã xem xét nhiều khía cạnh có liên quan đến liên kết và tập trung trình bày trong cuốn Cohesion in English (Liên kết trong tiếng Anh, in lần đầu năm 1976 và tái bản lần thứ 13 vào năm 1994). Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt [1] đã sử dụng khái niệm liên kết phi cấu trúc tính nhằm phân biệt với liên kết hình thức và liên kết nội dung của tác giả Trần Ngọc Thêm vừa nói ở trên. Liên kết theo quan điểm này cũng lấy nghĩa làm cơ sở nhƣng chỉ đƣợc xem nhƣ là một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ và chỉ các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết. Những yếu tố ngôn ngữ này tập hợp lại thành những hệ thống con cho ngƣời dùng lựa chọn. Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò yếu tố quyết định cái "là văn bản" của sản phẩm ngôn ngữ. Nhiệm vụ đó thuộc về mạch lạc (Coherence) hay tính văn bản (Textuality), hay chất văn bản (Texture). Ở đây liên kết đƣợc xem là một loại quan hệ nghĩa (Semantic relation). Khi một yếu tố rõ nghĩa ở câu này có tác dụng giải thích nghĩa cho yếu tố chƣa rõ nghĩa tƣơng ứng với nó ở một câu khác, thì có hiện tƣợng liên kết. Ví dụ: Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - [43, tr. 2] Yếu tố Trần Đại Nghĩa là yếu tố rõ nghĩa, ông là yếu tố chƣa rõ nghĩa và đƣợc giải thích bằng yếu tố Trần Đại Nghĩa. Yếu tố rõ nghĩa đƣợc gọi là yếu tố "đƣợc tiền giả định" (presupposed); yếu tố chƣa rõ nghĩa đƣợc gọi là yếu tố "(chứa) tiền giả định" (presupposing). Hai yếu tố này giải thích cho nhau và qua đó thực hiện chức năng liên kết hai câu với nhau. Mỗi lần xuất hiện của một cặp 14 các yếu tố có quan hệ liên kết nhƣ vậy đƣợc gọi là một mối nối kết (Tie). Hai câu có thể chỉ có một mối liên kết (nhƣ ở ví dụ trên) nhƣng cũng có thể gồm nhiều hiện tƣợng liên kết hơn. Liên kết theo nghĩa mà chúng ta đang dùng ở đây cũng không phải là hiện tƣợng của cấu trúc. "Liên kết là một quan hệ nghĩa giữa một yếu tố trong văn bản và một vài yếu tố khác cần thiết (quan trọng) cho việc giải thích nó". [Halliday - Hasan - Cohesion in English - 1976, tr. 8]. Cái "yếu tố khác" ấy có thể tìm thấy trong hoặc ngoài văn bản. Nếu trong văn bản thì vị trí của nó cũng không bị ấn định bởi cấu trúc ngữ pháp mà bởi các yếu tố trong hệ thống từ vựng - ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Một cách khái quát về liên kết theo quan niệm này đƣợc hiểu nhƣ sau: "Ở đâu mà việc giải thuyết một yếu tố bất kì trong diễn ngôn đòi hỏi phải quy chiếu về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết" [4, tr. 66]. Nói gọn hơn, liên kết xuất hiện trong trƣờng hợp "MỘT YẾU TỐ ĐƢỢC GIẢI THUYẾT BẰNG CÁCH QUY CHIẾU VỀ MỘT YẾU TỐ KHÁC" [4, tr. 66]. Liên kết theo quan niệm này cũng đƣợc đặt trên cơ sở nghĩa. Đây là điểm gặp gỡ giữa hai cách hiểu về liên kết. Nhƣ vậy, vì xuất phát trong những thời kì khác nhau của ngôn ngữ học văn bản nên phần lí luận của hai quan niệm này rất xa nhau và do đó việc phân loại các phép liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau. Nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt cơ bản giữa hai quan niệm về liên kết này là ở quan niệm chiến lƣợc lấy làm xuất phát điểm. Sau đây là bảng đối chiếu giữa hai quan niệm : 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan