Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong trào nữ quyền tại ấn độ sau 1947...

Tài liệu Phong trào nữ quyền tại ấn độ sau 1947

.PDF
130
772
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN LÊ THY THƢƠNG PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TẠI ẤN ĐỘ SAU 1947 Chuyên ngành : Châu Á học Mã số : 60 31 06 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thu Hà Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN LÊ THY THƢƠNG PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TẠI ẤN ĐỘ SAU 1947 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Châu Á học Mã số : 60 31 06 01 Hà Nội - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức khoa học hữu ích cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin cảm ơn các thầy cô thuộc bộ phận đào tạo sau đại học chuyên ngành Châu Á học đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn “Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947”. Xin gửi tới Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập tài liệu nghiên cứu và hỗ trợ về chuyên môn để hoàn thành đề tài này. Công trình này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Đỗ Thu Hà. Là một trong những chuyên gia về Ấn Độ học hàng đầu tại Việt Nam, PGS.TS Đỗ Thu Hà đã gợi mở cho em những hướng nghiên cứu quan trọng và tận tình chỉ bảo, nâng đỡ, cung cấp cho em những tài liệu có giá trị để hoàn thành luận văn. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích em hoàn thành công trình này. Xin chân thành cảm ơn! 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thu Hà. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Lê Thy Thương 4 CÁC THUẬT NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Giới: Là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ (trẻ em trai – trẻ em gái)1. Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ ( trẻ em trai – trẻ em gái)2. Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau của sự phát triển đó3. Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới như sau: “ bình đẳng giới là bình đẳng về luật pháp, về cơ hội – bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù lao công việc và trong tiếng nói”. Bất bình đẳng giới: Dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới trên, bất bình đẳng giới có thể hiểu là sự bất bình đẳng trong so sánh tương quan về vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới. Giá trị gắn cho vai trò của giới nam hoặc giới nữ được xã hội thừa nhận chính là cơ sở quyết định khả năng tiếp cận tài sản và nguồn lực của gia đình và xã hội, cũng như tiếng nói khác nhau của nam và nữ. Nữ quyền và Nhà hoạt động nữ quyền: Thuật ngữ "nữ quyền" (feminism) hay "nhà hoạt động nữ quyền" (feminist) xuất hiện lần đầu tại Pháp và Hà Lan vào năm 1872 (les féministes), tại Anh quốc vào thập niên 1890, và ở Mỹ vào năm 1910. Từ điển Oxford English Dictionary đưa từ "feminist"lần đầu vào năm 1894 và "feminism" vào năm 1985. Tờ Daily News của Anh giới thiệu từ "feminist" bằng tiếng Anh trong một bài báo từ tiếng Pháp. Trước đó, thuật ngữ này thường được sử dụng là Quyền của Phụ Nữ (Woman's Rights) Có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến về thuật ngữ “Nữ Quyền”. Ở đây đề tài sử dụng thuật ngữ Nữ quyền theo định nghĩa của nhà hoạt động nữ quyền Kamla 1 Theo Luật Bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 2 Theo Luật Bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 3 Theo Luật Bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 i Bhasin, 2003: Nữ Quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó. Không giống như các lý thuyết khác, nền tảng khái niệm lý thuyết của thuyết nữ quyền không bắt nguồn từ công thức lý thuyết đơn lẻ nào. Do vậy không có định nghĩa lý thuyết cụ thể nào của thuyết nữ quyền phù hợp cho mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Phong trào nữ quyền: Từ sự phân tích về thuật ngữ nữ quyền ở trên, có thể hiểu phong trào nữ quyền là phong trào đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ và đem đến cho phụ nữ những quyền bình đẳng so với nam giới. ii QUY ƢỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT AIWC: Hiệp hội Phụ nữ toàn Ấn Độ BFA: Diễn đàn hành động Bắc Kinh COVA: Liên minh các tổ chức tình nguyện CSWI: Ủy ban về Vị trí của Phụ nữ Ấn Độ CEDAW: Hiệp định Quốc tế về Xóa bỏ Phân biệt đối xử với Phụ nữ GP: Gram Panchayat IWID: Ủy ban sang kiến vì sự phát triển của phụ nữ NIAS: Học viện Quốc gia Nghiên cứu các vấn đề về giới NAWO NAWO: Tổ chức Liên minh của Phụ nữ toàn Ấn Độ NGOs: Các tổ chức phi chính phủ OBC: Đẳng cấp thấp nhất SCs: Các đẳng cấp thấp STs: Các bộ lạc TP: Taluk Panchayat WIA: Hiệp hội Phụ nữ Ấn Độ ZP: Zilla Panchayat iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Số trang Bảng 1. Ấn Độ xếp thứ tư trong danh sách các quốc gia trên thế giới 13 nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Nguồn: Tập đoàn truyền thông đa quốc gia Thomson Reuters Bảng 2. Khoảng cách giữa số phần trăm tham gia bỏ phiếu giữa nam 21 và nữ tại Ấn Độ trong 5 kỳ bầu cử Quốc hội từ 1996 đến 2009. Nguồn: Ủy ban bầu cử Quốc gia Ấn Độ. Bảng 3. Sô phụ nữ tử vong liên quan đến của hồi môn tại các bang 30 của Ấn Độ trong năm 2012. Nguổn: Văn phòng Điều tra Tội ác Quốc gia Ấn Độ. Bảng 4. Bảng thống kê những vụ hiếp dâm tại thủ đô New Delhi, Ấn 31 Độ trong hai năm 2001-2006. Nguồn: Sở cảnh sát New Delhi, 3/2007. Bảng 5. Biểu đồ về những vụ hiếp dâm được báo cáo tại Ấn Độ trong 32 giai đoạn từ 2001-2012. Thông tin dựa trên National Crime Records Bureau. Source: Wikimedia Commons. Bảng 6. Thống kê về những vụ hiếp dâm tại Ấn Độ từ 2001- 2012 với 32 tổng số và tỷ lệ tính trên 100.000 người. Nguồn: Chính phủ Ấn Độ, 2013. Bảng 7. Sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc bầu cử quốc gia. Nguồn: 43 PIB, Government of India, 1998. Bảng 8. Bảng thống kê con số phụ nữ tử vong do vấn đề của hồi môn 53 tại Ấn Độ trong giai đoạn 2005-2010 tại một số bang. Nguồn: Hạ viện Ấn Độ. Bảng 9. Thống kê con số phụ nữ tử vong liên quan đến vấn đề của hồi iv 53 môn tại Ấn Độ từ năm 2009 đến 2013. Nguồn: Bộ Nội vụ Ấn Độ. Bảng 10. Thống kê các vụ việc liên quan đến vấn đề của hồi môn tại 54 Ấn Độ từ năm 2006 đến 2011. Nguồn: Bộ Nội vụ Ấn Độ Bảng 11. Thống kê so sánh tỷ lệ số trẻ em gái/ 1.000 trẻ em trai tại một số bang 73 Ấn Độ năm 2001 và 2011. Nguồn: Ủy ban Thống kê Quốc gia Ấn Độ. Bảng 12: Lượng cử tri nam và nữ đi bỏ phiếu trong các năm từ 1952- 81 1993 (%), Nguồn: Issues, Towards Beijing, New Delhi: Coordination Unit, 1995. Bảng 13: Sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc bầu cử quốc gia. 81 Nguồn: PIB, Government of India, 1998. Bảng 14: Thống kê sự tham gia lãnh đạo của phụ nữ trong chính phủ 83 trên thế giới năm 2010, trong đó phụ nữ Ấn Độ chiếm khoảng từ 1019%. Nguồn: Lockwood, Bert B. (ed.), Women's Rights: A "Human Rights Quarterly" Reader (Johns Hopkins University Press, 2006), ISBN 978-0-8018-8374-3. Bảng 15: Thống kê sự thay đổi trong đóng góp thu nhập trong gia 84 đình của phụ nữ Ấn Độ trong giai đoạn từ 1970- 2011. Nguồn: The Hamilton Project. Bảng 16: Thống kê phần đóng góp của phụ nữ Ấn Độ vào thu nhập 85 của hộ gia đình nhờ trình độ học vấn, lứa tuổi 30-44, giai đoạn 19202007. Nguồn: The Hamilton Project. Bảng 17: Tỷ lệ phụ nữ Ấn Độ tham gia quản lý trong lĩnh vực kinh 86 doanh trong giai đoạn 2004-2013. Nguồn: Grant Thornton International’s business report 2013 - Women in business – Bảng 18: Thống kê số lượng cử tri đi bỏ phiếu và sự tự quyết trong vấn đề bỏ phiếu giữa hai giới tại Ấn Độ năm 1998. Nguồn: Ủy ban Bầu cử v 90 Quốc gia Ấn Độ. Bảng 19: Thống kê tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trên 91 toàn thế giới trong giai đoạn 2009- 2013. Nguồn: Ngân hàng thế giới. Bảng 20: Thống kê tỷ lệ nữ lao động/ 100 nam trong lực lượng lao 92 động của một số bang tại Ấn Độ trong năm 2011. Nguồn: Ủy ban Thống kê Quốc gia Ấn Độ năm 2011. Bảng 21: Thống kê dự đoán về sự gia tăng trong đóng góp của phụ nữ 93 tại một số nước vào tổng thu nhập quốc dân một số nước trên thế giới tính đến năm 2020. Nguồn: Booz and Company. Bảng 22: Thống kê về tỷ lệ thất nghiệp qua trình độ học vấn và lao 94 động chính/ phụ. Dữ liệu đề cập theo lứa tuổi lao động trong dân số (15 tới 64 tuổi). Nguồn: NSSO, Điều tra về việc làm và nạn thất nghiệp, phần số. 55, 61, 66 và 68. Bảng 23. Tỉ lệ phần trăm nam và nữ tới trường trong năm học 2005- 95 2006 tại Ấn Độ. Nguồn: Thống kê Quốc gia của Ấn Độ về sức khỏe gia đình (NFHS) Bảng 24: Thống kê năm 2010 về quan điểm của dân chúng về cơ hội 97 học vấn bình đẳng giữa nam và nữ ở bậc đại học tại một số nước trong đó Ấn Độ bộc lộ sự bất bình đẳng giới rõ nhất. Nguồn: PEW Research Center, India. Bảng 25. Tỉ lệ giới tính – số lượng nữ trên 1000 nam- trong trẻ em từ 97 0-6 tuổi ở Ấn Độ. Nguồn: Thống kê Quốc gia của Ấn Độ về sức khỏe gia đình (NFHS) Bảng 26: Thống kê về thái độ phân biệt đối xử của nam giới đối với phụ nữ trên thế giới năm 2012. Nguồn: UNICEF. vi 99 HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình ảnh Số trang Hình ảnh 1: Cuộc biểu tình do Gang Gulabi tổ chức – Nguồn: 61 The Time of India Hình ảnh 2. Bà Madhumaya. Nguồn: BBC 63 Hình ảnh 3: Cuộc biểu tình do AIDWA tổ chức để phản đối vấn 69 nạn hiếp dâm ở Ấn Độ ngày 27/10/2013 – Nguồn: The Time of India Hình ảnh 4: Lễ ra mắt Báo cáo về tình trạng bình đẳng của phụ nữ tại Ấn Độ năm 2012 của Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ toàn Ấn Độ. Nguồn: Website của tổ chức. vii 94 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TẠI ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1947 ĐẾN NAY .............................................................................................................................................10 1.1Sơ lƣợc lịch sử phát triển của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ ............................ 11 1.2Các yếu tố tác động đến sự phát triển của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ từ năm 1947 ............................................................................................................................... 19 1.2.1. Sự ra đời của nền chính trị dân chủ ................................................................... 19 1.1.2 Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự ....................................................... 24 1.2.3 Tác động hai chiều của làn sóng toàn cầu hóa .................................................. 26 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TẠI ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1947 ĐẾN NAY .................................................................................................................................36 2.1 Cơ cấu tổ chức và hệ tƣ tƣởng của phong trào .................................................. 37 2.2 Các lĩnh vực đấu tranh chủ yếu của phong trào................................................. 42 2.2.1 Lĩnh vực chính trị ...........................................................................................................................42 2.2.2 Lĩnh vực kinh tế ................................................................................................ 49 2.2.3 Lĩnh vực hôn nhân – gia đình ........................................................................... 53 2.2.4 Lĩnh vực đẳng cấp xã hội ................................................................................. 62 2.2.5 Lĩnh vực tôn giáo .................................................................................................. 64 2.2.6 Các lĩnh vực khác ............................................................................................. 69 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TẠI ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1947 ĐẾN NAY ...........................................................................................................79 3.1. Thành tựu của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 ................................. 79 3.2. Hạn chế của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 ..................................... 92 3.4. Một số giải pháp .................................................................................................... 105 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................113 PHỤ LỤC........................................................................................................................................................ ..........................................................................................................................................................................118 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất bình đẳng về giới tính là một vấn nạn tồn tại dai dẳng trong xã hội Ấn Độ từ xưa cho đến nay làm cho vai trò và địa vị của nữ giới ở quốc gia này luôn luôn bị xem nhẹ. Nếu như văn hóa Ấn Độ đề cao và tôn thờ tính nữ thiêng liêng thì trong hệ tư tưởng, các thiết chế xã hội và cấu trúc gia đình, giá trị và quyền lợi của người phụ nữ lại bị phủ nhận gần như tuyệt đối. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người phụ nữ: của hồi môn, cưỡng bức, bạo lực gia đình, phá thai chọn lọc diễn ra khá thường xuyên tại Ấn Độ hiện nay…. phản ánh sự tồn tại dai dẳng của của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ngự trị trong xã hội Ấn Độ từ thời cổ đại. Do sự cản trở nữ giới phát huy cao nhất khả năng, trình độ của mình, bất bình đẳng giới đã làm chậm một bước trình độ phát triển của Ấn Độ trên nhiều phương diện, trong đó có cả phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa, văn minh đồng thời khiến cho hình ảnh đất nước Ấn Độ thân thiện, khoan hòa, nhân ái ít nhiều bị méo mó trong mắt người nước ngoài. Tất nhiên, cùng với nhận thức ngày càng cao của nhiều tầng lớp trong xã hội Ấn Độ về quyền con người, làn sóng đấu tranh giành nữ quyền ở Ấn Độ đã dấy lên ở nhiều nơi và đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng dường như đó mới chỉ là điểm xuất phát cho một chặng đường dài phải đi, bởi đến tận ngày nay, nhắc đến Ấn Độ người ta vẫn nhắc đến nhiều hơn những tệ nạn liên quan đến việc đối xử bất bình đẳng với phụ nữ hơn là những hành động đấu tranh để bảo vệ họ. Câu hỏi đặt ra là: phong trào đấu tranh giành nữ quyền ở Ấn Độ đã diễn ra như thế nào, đạt được thành tựu gì và tại sao nó chưa đạt được thành công như mong đợi? Nói cách khác, tìm hiểu về Phong trào nữ quyền ở Ấn Độ chính là một phần của việc tìm hiểu thực trạng bức tranh bất bình đẳng giới ở Ấn Độ hiện nay để tìm ra những biện pháp thỏa đáng nhằm đấu tranh chống lại tình trạng đó. 2 Nhìn rộng ra, Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ. Từ phương Tây đến phương Đông, chưa một quốc gia nào khẳng định có sự bình đẳng tuyệt đối giữa nam giới và nữ giới, đồng nghĩa với việc phong trào nữ quyền vẫn chưa bao giờ dừng lại ở bất kỳ một nơi nào đó. Khác với những cuộc đấu tranh khác trong lịch sử nhân loại, có lẽ do những đặc điểm giới tính quy định, phong trào nữ quyền là những cuộc đấu tranh ít bạo lực và thương vong nhưng không vì thế mà kém phần quyết liệt. Cuộc đấu tranh đó đang trở nên mạnh mẽ hơn khi những tiếng kêu cứu vọng tới từ Ấn Độ bởi những nạn nhân gần đây của các vụ cưỡng bức và bạo lực tập thể diễn ra liên tiếp trong năm 2013. Điều đó cũng có nghĩa là phong trào nữ quyền ở Ấn Độ đã và sẽ gắn bó mật thiết với phong trào đấu tranh giành nữ quyền trên thế giới, mỗi một bước phát triển của nó sẽ có sức ảnh hưởng không nhỏ đến những phong trào, tổ chức ra đời vì phụ nữ, nhất là các tổ chức phi chính phủ. Đánh giá những thành công và thất bại của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ sẽ cho thấy được những thuận lợi và khó khăn mà phong trào nữ quyền trên thế giới sẽ gặp phải trong thời gian tới. Cuối cùng, là một quốc gia phương Đông còn mang nặng tính truyền thống với chế độ phụ quyền còn bám rễ sâu sắc vào tư tưởng nhận thức đại bộ phận dân cư, Việt Nam có những đặc điểm về bất bình đẳng giới tương đồng với Ấn Độ. Và giống như Ấn Độ, phong trào nữ quyền ở Việt Nam tuy có những thành công bước đầu song vẫn chưa thể hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ căn bản trong việc giải phóng phụ nữ. Tìm hiểu về phong trào nữ quyền ở Ấn Độ, đánh giá những bài học kinh nghiệm của phong trào này không chỉ giúp hiểu rõ về một khía cạnh của bức tranh đời sống xã hội ở Ấn Độ mà còn có thể đúc kết những bài học thực tiễn cho những phong trào vì sự tiến bộ phụ nữ ở Việt Nam. 3 Từ những lý do trên có thể thấy nghiên cứu về phong trào nữ quyền ở Ấn Độ là công việc cần thiết và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, khó có thể phân tích một cách đầy đủ toàn vẹn phong trào nữ quyền Ấn Độ từ lúc mới hình thành, diễn biến và thành quả cũng như những ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của nó. Trên cơ sở chia phong trào nữ quyền ở Ấn Độ thành ba giai đoạn4, tác giả đề tài chỉ xin được tìm hiểu về phong trào này ở giai đoạn hiện đại nhất – giai đoạn từ sau khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947 cho đến nay. Đây là giai đoạn khi các tổ chức giành cho phụ nữ đã được thành lập và có một chỗ đứng nhất định trên diễn đàn chính trị lúc bấy giờ. Ngoài những lý do ở trên, việc tìm hiểu về phong trào nữ quyền ở Ấn Độ trong giai đoạn này còn giúp làm rõ những ảnh hưởng của nó đến tình hình chính trị ở Ấn Độ hiện nay, cũng như giúp trả lời câu hỏi sự tiến bộ trong nhận thức về vai trò, quyền lợi của người phụ nữ đã góp phần tạo nên những thay đổi gì trong xã hội Ấn Độ hiện đại. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu về phong trào nữ quyền ở Ấn Độ. Thông tin về một số phong trào đòi nữ quyền ở Ấn Độ chủ yếu là thông tin báo chí. Các nghiên cứu về địa vị xã hội của người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ cũng chủ yếu tập trung vào nhận định về họ trong hệ thống kinh sách Hindu giáo, không có những nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế. Tuy nhiên nó cũng cung cấp cho chúng tôi một số kiến thức mang tính lý luận về vấn đề này. 4 Lịch sử của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ có thể được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên, bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX, bắt đầu khi thực dân châu Âu ở Ấn Độ lên tiếng chống lại các tệ nạn xã hội liên quan tới việc phân biệt đối xử với phụ nữ ở Ấn Độ ; giai đoạn hai, từ năm 1915 đển năm 1947, khi Gandhi đưa phong trào phụ nữ trở thành một bộ phận của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ và các tổ chức của phụ nữ bắt đầu xuất hiện; và cuối cùng, giai đoạn thứ ba, sau độc lập năm 1947 tập trung vào đòi sự công bằng cho phụ nữ trong chính trị và các hoạt động kinh tế. 4 Có hai bài viết chính liên quan đến đề tài của chúng tôi đều là bài của Đỗ Thu Hà, một nhà nghiên cứu về Ấn Độ học. Bài thứ nhất là về Vai trò của phụ nữ trong các phong trào chính trị Ấn Độ sau 1947 đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 6 (19) từ trang 94-115. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích vai trò chính trị của phụ nữ Ấn Độ sau năm 1947, trong đó cố gắng lí giải nguyên nhân vì sao có một khoảng cách lớn giữa quyền chính trị phụ nữ trong luật pháp so với thực tế. Các phần chính của bài viết bao gồm: 1. Các nhân tố thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ Ấn Độ từ sau năm 1947 (các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nữ quyền, các đảng phái chính trị và các phương tiện truyền thông); 2. Vai trò chính trị của phụ nữ Ấn Độ trong Luật pháp từ sau năm 1947 (Quyền bỏ phiếu, quyền tham gia ứng cử và hạn ngạch duy trì cho phụ nữ); 3. Vai trò chính trị của phụ nữ Ấn Độ trong thực tế từ sau năm 1947 (vai trò cử tri.vai trò ứng cử viên); 4. Một số nguyên nhân ngăn cản vai trò chính trị của phụ nữ Ấn Độ từ sau năm 1947 (Trình độ giáo dục và sự tiếp cận thông tin, vấn đề kinh tế, tôn giáo và phong tục xã hội, những lỗ hổng luật pháp) và một số giải pháp. Bài thứ hai có nội dung về Phụ nữ và các phong trào chính trị ở Ấn Độ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 1, 8/2012, từ trang 29-41. Tác giả đã đề cập đến tình trạng phong trào phụ nữ Ấn Độ bị chia thành các tổ chức liên kết rất lỏng lẻo, một số tổ chức kết giao với các đảng phái chính trị, số còn lại là các tổ chức “tự trị” từ chối các liên kết chính trị. Bài viết miêu tả kết cấu tổng thể của phong trào phụ nữ Ấn Độ, phân tích khởi nguồn hệ tư tưởng thiết kế nên kết cấu này và tập trung sự chú ý vào mối quan hệ giữa phong trào này với các phong trào đương thời không liên kết và các đảng chính trị khác ở Ấn Độ. Bài viết cũng chỉ ra một số sức mạnh tiềm năng của kết cấu phức tạp này nhưng ta cần lưu ý rằng các phong trào chính trị có thể mang các mục đích khác biệt so với hệ thống chính trị bầu cử và đảng phái, 5 đặc biệt là việc thành lập các kênh chính trị xã hội mới và việc tiến hành trao quyền hợp pháp cho các cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Các hoạt động này về lâu dài có thể tác động đến các chính sách và cách thức hoạt động của chính phủ. Để đạt được các mục tiêu này, phong trào phụ nữ đã trở thành một phần không thể thiếu của khối các phong trào phi đảng phái nổi lên ở Ấn Độ đầu những năm 1970 và nở rộ khi Indira Gandhi tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp vào năm 1975. Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy cách các phong trào phụ nữ này sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, việc gây sức ép với các đảng phái và Quốc hội; sử dụng nguồn trợ giúp từ các học giả, viện nghiên cứu cũng như nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế để đạt được những thành công đáng nể. Hai bài viết trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều khi triển khai các luận điểm của mình. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến phong trào nữ quyền tại Ấn Độ mà tác giả được biết đến như: Geetanjali Gangoli, Phong trào nữ quyền ở Ấn Độ: hệ thống pháp lý và chủ nghĩa nữ quyền5 (2007). Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề sau: đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của những cải cách pháp luật dành riêng cho phụ nữ, đánh giá của tác giả về giá trị của các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi pháp lý và các chiến dịch nữ phản đối bạo lực đối với phụ nữ từ thập niên 70. Các chiến dịch khác nhau, từ chống bạo lực gia đình, chống nạn hiếp dâm, phá thai chọn lọc được đề cập và đặt trong một hệ phân tích rộng hơn về vị trí của phụ nữ trong xã hội Ấn Độ nói chung. Tác giả cũng đặt câu hỏi liệu các chiến dịch đấu tranh pháp lý có thể dẫn đến những thay đổi tích cực trong cuộc sống của phụ nữ hay không và đưa ra dự đoán của mình. Maitrayee Chaudhuri, Những vấn đề của chủ nghĩa nữ quyền đương 5 Indian Feminisms: Law Patriarchies and Feminism in India", 6 đại Ấn Độ6 (2005) : Công trình này cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử đan xen đầy phức tạp của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ. Nó tập hợp các nghiên cứu của nhiều học giả Ấn Độ nổi tiếng và các nhà hoạt động nữ quyền về nền tảng lý thuyết, bối cảnh văn hóa xã hội của phong trào này. Tác phẩm đã phân tích chi tiết về Sự kết hợp không thể tránh khỏi của phong trào nữ quyền Ấn Độ với chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, tình trạng của phụ nữ nhà nước Ấn Độ từ thời kỳ thuộc địa đến thời kỳ độc lập, và các thách thức đối với phong trào nữ quyền Ấn Độ gây ra bởi toàn cầu hoá và Hindu giáo. A Kunjakkan, Chủ nghĩa nữ quyền và thực tế ở Ấn Độ7 (2002): Công trình nghiên cứu này có nhiều bình luận, phân tích khoa học, biện chứng và thấu đáo về những đặc điểm của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ và tác động của nó đến đời sống của phụ nữ Ấn Độ trong thế kỷ XX Raka Ray, Những phong trào của phụ nữ ở Ấn Độ8 (2000): thống kê các phong trào của phụ nữ Ấn Độ từ thế kỷ XIX và đánh giá những tác động của các phong trào này đến vị thế của người phụ nữ Ấn Độ. Từ tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đề tài, cho thấy đề tài Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ từ năm 1947 đến nay là đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên là những nguồn tư liệu quan trọng cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu những đặc điểm, các lĩnh vực hoạt động chính của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ từ sau độc lập năm 1947, phân tích những thành công và hạn chế của phong trào này, phân tích những ảnh hưởng của phong trào đến địa vị xã hội của phụ nữ Ấn Độ và tình hình chính trị, xã hội của quốc gia này. 6 Feminism in India (Issues in Contemporary Indian Feminism) “Feminism and Indian Realities” 8 “Fields of Protest: Women's Movements in India” 7 7 4. Câu hỏi nghiên cứu - Phong trào nữ quyền ở Ấn Độ sau 1947 hình thành và phát triển trong bối cảnh nào? Bối cảnh đó tác động như thế nào đến sự phát triển của phong trào? - Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 có cơ cấu tổ chức như thế nào? Các lĩnh vực mà phong trào hướng tới? - Phong trào có những thành tựu và hạn chế gì? Phong trào có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa xã hội ở Ấn Độ? 5. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phong trào đấu tranh giành nữ quyền ở Ấn Độ từ khi nước này giành được độc lập năm 1947 đến nay như một tập hợp các phong trào chính trị xã hội có tổ chức diễn ra trên toàn thể đất nước Ấn Độ và có kết nối với các tổ chức chính trị xã hội quốc tế. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bối cảnh, diễn biến và kết quả của phong trào đấu tranh giành nữ quyền ở Ấn Độ trong thời gian từ năm 1947 đến nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. Đây là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận. Việc phân tích tổng hợp này được thực hiện dựa trên tập hợp các nghiên cứu trên thế giới. Phương pháp tổng hợp và phân tích được áp dụng phổ biến trong các nội dung của đề tài, trong đó rõ nét nhất ở nội dung chương 2 và chương 3. Việc tổng hợp, phân tích này được thực hiện dựa trên tập hợp các nghiên cứu, các thống kê số liệu về thực trạng đời sống của phụ nữ Ấn Độ và các phong trào phụ nữ. Các kết quả nghiên cứu này sẽ được tổng hợp lại một cách có hệ thống, và được kết hợp so sánh với các kết quả nghiên cứu của các học giả khác. 8 Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích so sánh. Cùng với các phương pháp khác, phương pháp này được sử dụng nổi bật ở chương 2 và 3. Một mục tiêu quan trọng của đề tài này là rút ra điểm tương đồng và khác biệt của phong trào phụ nữ ở Ấn Độ với phong trào phụ nữ ở phương Tây. Phân tích so sánh cũng được sử dụng khi so sánh chất lượng sống của phụ nữ Ấn Độ với phụ nữ một số nước khác. Phương pháp phân tích trường hợp (case studies) sẽ được sử dụng để phân tích một số cuộc đấu tranh điển hình trong phong trào nữ quyền ở Ấn Độ. Từ những phân tích trường hợp này, đề tài sẽ khái quát cho cả phong trào và sẽ giúp đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác hơn. 8. Bố cục của luận văn Luận văn được chia thành ba chương: Chương I: Bối cảnh lịch sử của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ từ năm 1947 đến nay Chương II: Những nội dung chính của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ từ năm 1947 đến nay Chương III: Đánh giá thành tựu, hạn chế của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ từ năm 1947 đến nay 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan