Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp

.PDF
85
1267
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THỊ THU HOÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THỊ THU HOÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 07033029 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thị Huệ Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng Hà Nội – 2011 Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ......................................................................................... 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:.................................................................................. 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 8 5. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................................ 8 Chƣơng 1: BỐI CẢNH XUẤT HIỆN HIỆN TƢỢNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN ....................................................................................................... 9 1.1. Về mặt kinh tế và hợp tác lao động.......................................................................... 9 1.1.1. Kinh tế .................................................................................................................... 9 1.1.1.1. Về phía Việt Nam ................................................................................................. 9 1.1.1.2. Về phía Đài Loan ............................................................................................... 11 1.1.2. Hợp tác lao động................................................................................................... 12 1.2. Về mặt pháp luật .................................................................................................... 13 1.2.1. Về phía Việt Nam .................................................................................................. 13 1.2.2. Về phía Đài Loan .................................................................................................. 15 1.3. Về mặt xã hội .......................................................................................................... 16 1.3.1. Về phía Việt Nam .................................................................................................. 16 1.3.2.Về phía Đài Loan ................................................................................................... 20 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN .......... 24 2.1. Số lƣợng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay................. 25 2.2. Những con đƣờng kết hôn giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan và chất lƣợng của các cuộc hôn nhân dƣới mỗi hình thức ......................................................................... 28 2.2.1. Hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tìm hiểu .............................................................. 28 2.2.2. Hôn nhân qua các trung tâm môi giới kết hôn ..................................................... 30 2.3. Đặc điểm cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan .................................................... 38 2.3.1. Độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam ............... 38 2.3.2. Độ tuổi, trình độ học vấn của chú rể Đài Loan .................................................... 41 2.3.3. Chênh lệch độ tuổi, trình độ học vấn của cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan.. 42 Phạm Thị Thu Hoài 1 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp 2.4. Hệ quả của vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan .................................... 44 2.4.1. Về phía Đài Loan .................................................................................................. 44 2.4.2. Về phía Việt Nam .................................................................................................. 46 Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH, PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC HÔN NHÂN GIỮA NỮ VIỆT NAM VÀ NAM ĐÀI LOAN ............ 50 3.1. Về mặt kinh tế, xã hội ............................................................................................. 50 3.1.1. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người phụ nữ ................................. 50 3.1.2. Hỗ trợ kịp thời cho trẻ em lai Đài Loan ................................................................ 53 3.2. Về mặt pháp luật .................................................................................................... 53 3.2.1. Đẩy mạnh điều tra nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài ........................................................................................................... 53 3.2..2. Kiên quyết đấu tranh chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ và môi giới hôn nhân bất hợp pháp......................................................................................................................... 59 3.3. Những ý kiến riêng của bản thân tác giả......................................................... ........ 59 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 76 Phạm Thị Thu Hoài 2 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Cùng với việc mở rộng các mối quan hệ này, sự trao đổi, giao lưu, qua lại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, quan hệ hôn nhân giữa người dân Việt Nam với các nước khác, trong đó có Đài Loan cũng vì thế mà được tăng lên. Xu hướng chủ yếu trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài là các cô gái Việt Nam kết hôn với nam giới mang quốc tịch các quốc gia khác, và trong luận văn này là vấn đề kết hôn của các cô gái Việt Nam với nam giới Đài Loan. Trên thực tế, đây là một xu thế tất yếu của thời đại, điều “bất bình thường” chính là ở chỗ rất nhiều các cặp vợ chồng Việt – Đài này đi đến kết hôn không phải dựa trên những quy luật hôn nhân thông thường – dựa trên cơ sở tình yêu và khoảng thời gian tìm hiểu cần thiết. Và những hệ lụy mà những cuộc hôn nhân kiểu này mang lại cũng không phải là nhỏ. Tại sao mảnh đất Đài Loan lại có sức hấp dẫn với các cô gái Việt Nam như vậy? Liệu những cuộc hôn nhân của các cô gái Việt Nam và những chàng trai Đài Loan có mang lại hạnh phúc thực sự cho những người trong cuộc? Đó chính là lý do đầu tiên thu hút sự tò mò và quan tâm của tôi đối với một đề tài mang tính chất xã hội này. Các cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện cách đây hơn chục năm, nhưng cho đến nay vẫn là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của báo giới. Bên cạnh những cuộc kết hôn của nữ giới Việt Nam với nam giới Hàn Quốc, vấn đề kết hôn của các cô gái Việt Nam với nam giới Đài Loan đã được phản ánh rất nhiều trên các trang báo, và đa phần đều là những cuộc hôn nhân bất hạnh. Vậy thực chất của các cuộc hôn nhân này ra sao? Những gì được phản ánh Phạm Thị Thu Hoài 3 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp qua báo chí có hoàn toàn là sự thật? Đó cũng là một vấn đề cần được sự quan tâm và lý giải đầy đủ. Trong quá khứ, người dân Việt Nam vẫn còn ít nhiều những dị ứng về tình trạng hôn nhân dị tộc, dị chủng. Không ít sự khó chịu, chê bai, thậm chí cả sự khinh bỉ khi những cô gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc, dù đó là một nước châu Á, châu Âu hay Mỹ. Có thời những phụ nữ này được gọi là “me Tây”, “me Mỹ”… Phần lớn những phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã rời bỏ Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên trong xã hội mở cửa như ngày nay, cách nhìn của người dân về những cuộc hôn nhân với người nước ngoài ngày càng thông thoáng, cởi mở hơn, đồng thời cũng có cái nhìn đồng cảm, bênh vực đối với những người phụ nữ này. Vì vậy, khi mà hình ảnh của những cô gái này bị xâm phạm, bị bôi nhọ thì nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia, của dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề của cá nhân nữa. Từ sau khi trào lưu phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan diễn ra rầm rộ, đã có không ít thông tin về việc tuyển các cô dâu thông qua các “chợ vợ” cho người nước ngoài xem mặt, hay việc các cô dâu bị xâm phạm tình dục, bị giết hại, bị bán vào các nhà chứa, bị chồng hành hạ, đánh đập… Chắc chắn trong chúng ta ai đã từng biết qua các thông tin này đều không thể làm ngơ. Và đó cũng là một trong những lý do thôi thúc tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng của những cuộc hôn nhân Việt – Đài này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là vấn đề đã diễn ra sôi nổi cách đây hàng chục năm, tuy nhiên những công trình nghiên cứu hệ thống về nó lại chưa nhiều, đa phần chỉ dừng lại ở những bài báo, tạp chí chỉ phản ánh được một phần thực trạng của vấn đề. Đáng chú ý nhất là năm 2004 Sở Khoa học - công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đề tài Nghiên cứu hôn nhân giữa người Việt Nam với Phạm Thị Thu Hoài 4 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp người Đài Loan - Thực trạng, xu hướng và giải pháp, do GS. Phan An (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ) làm chủ nhiệm. Theo các tài liệu của ông, hiện nay tại Đài Loan đã có khoảng 90 ngàn cô dâu Việt - chiếm 70% cô dâu nước ngoài tại đây, trung bình cứ 80 gia đình Đài Loan thì có 1 cô dâu Việt [36, tr. 5]. Số cô dâu Việt Nam phần lớn đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp, trình độ học vấn không cao và 53,8% kết hôn với người Đài Loan thông qua hoạt động môi giới [26, tr. 8]. Đa phần trong số họ đều quyết định lấy chồng Đài Loan vì mục đích kinh tế, mong muốn được “đổi đời”, trong khi bản thân lại thiếu những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc lấy chồng nước ngoài. Và khi sang đến Đài Loan, những cô dâu này đã gặp phải muôn vàn khó khăn từ những rào cản ngôn ngữ bất đồng, định kiến xã hội đến vấn đề nhập quốc tịch, vấn đề hôn nhân không hạnh phúc, nạn nhân của nạn bạo hành và nô lệ tình dục. Từ đó nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên. Công trình nghiên cứu của GS. Phan An cùng đội ngũ nghiên cứu của ông là một công trình nghiên cứu công phu, được tiến hành dựa trên cơ sở khảo sát thực tế. Công trình này đã đưa ra được một cách toàn diện từ nguyên nhân, thực trạng cho đến những giải pháp khắc phục hiện trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Tuy nhiên cách nhìn của ông về vấn đề này nghiêng hẳn về tính chất tiêu cực cũng như đa phần đều “đổ lỗi” cho các cô gái, trong khi trách nhiệm của Nhà nước cũng có một phần không nhỏ. Bên cạnh đó những hệ quả để lại cũng chỉ tập trung ở những mặt trái mà không có những giá trị tích cực. Bản tham luận của thạc sĩ xã hội học Trần Hồng Vân Vấn đề kết hôn của nữ Việt Nam với nam Đài Loan: Thực trạng – Hệ quả - Giải pháp tại hội thảo quốc tế Việt Nam học (14 đến 17/07/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh) đã được nhiều người quan tâm khi vấn đề này đang trở thành một hiện tượng Phạm Thị Thu Hoài 5 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp xã hội nóng bỏng. Bà đã giải thích nguyên nhân làm cho số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Đài gia tăng một cách nhanh chóng là do chính sách phát triển và mức đô thị hoá cao của Đài Loan đã khiến số thanh niên nông thôn trở thành những người có thu nhập thấp về kinh tế. Mặt khác, ở Đài Loan, tỉ lệ phụ nữ có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên nhiều hơn nam giới. Do ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống, con gái Đài Loan thường muốn chồng mình phải có trình độ học vấn cao hơn hoặc ít nhất bằng mình. Ngược lại, con trai Đài Loan cũng không muốn mình kém cỏi hơn vợ. Từ đặc điểm này đã tạo “lực đẩy” nam Đài Loan lấy vợ nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, một bộ phận phụ nữ, nhất là ở nông thôn, đa số tuổi còn trẻ, chưa có việc làm ổn định, lại có kỳ vọng vào những cuộc hôn nhân với người nước ngoài vì mục đích kinh tế… Một yếu tố khác không thể bỏ qua là tâm lý hướng về nguồn cội của những phụ nữ Việt gốc Hoa (phụ nữ dân tộc Hoa lấy chồng Đài Loan chiếm trên 40% tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan [22, tr. 3]). Đó là những “lực hút” người phụ nữ Việt Nam tìm chồng Đài Loan. Hiện tượng này đã dẫn đến một loạt những hệ quả cho xã hội. Đầu tiên phải kể đến là hệ quả đối với quá trình di cư quốc tế và di chuyển lao động. Tiếp đó là hệ quả đối với việc ổn định và phát triển đời sống kinh tế văn hóa - xã hội của các cặp vợ chồng Việt - Đài và hệ quả xã hội xét trên quan điểm giới và sự phát triển. Bản tham luận này đã khai thác vấn đề ở một góc độ khác hơn, đặc biệt ở phần hệ quả đã khai thác vấn đề ở tầm cao hơn đó chính là đặt nó trong quan điểm về giới và vấn đề lao động. Báo cáo tham luận của thạc sĩ Trịnh Thị Bích (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh) ngày 6/06/2003 nêu rõ: năm 2000 có 32.000 cô dâu Việt Nam, chiếm tỉ lệ 46,3% cô dâu nước ngoài ở Đài Loan, 85% cô dâu Việt Nam lấy chồng qua “cò” [34, tr. 8]. Phạm Thị Thu Hoài 6 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp Bên cạnh đó là một loạt những bài báo nhận định về tình hình này: Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 24/07/2003 trong bài Ai bảo vệ những phụ nữ lấy chồng nước ngoài đã trích dẫn những số liệu đáng chú ý, như số liệu nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cần Thơ về vấn đề phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Đài Loan. Nguyên nhân đều bắt nguồn từ kinh tế: 78,94% do gia đình gặp khó khăn, 66,5% do thất nghiệp, 62,56% do cần tiền để giải quyết khó khăn trước mắt, 60,56% do trình độ hạn chế, thiếu hiểu biết và đáng lưu ý là có 47,1% do tâm lý thích lấy chồng ngoại [39, tr. 9]. Còn những bài báo phản ánh tình trạng của các cô dâu Việt Nam nơi đất khách quê người có số lượng tương đối lớn: Thực trạng lấy chồng Đài Loan ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trên Báo Phụ nữ ngày 25/09/2002, Chồng gần không lấy, lấy chồng xa… trên báo Tuổi trẻ ngày 19/11/2003, Đài Loan: 90% cô dâu Việt chưa được nhập quốc tịch trên báo Tiền phong ngày 25/05/2005, Một cô dâu Việt Nam ở Đài Loan bị ngược đãi 6 năm liền trên báo Tiền phong ngày 29/09/2006, “Bến trong, bến đục” ở Đài Loan trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 14/11/2006… Có một số bài báo đã nêu ra một vài giải pháp nhằm giải quyết thực trạng này, như bài của tác giả Diễm Chi đăng trên báo Phụ nữ chủ nhật số 36, ngày 22/09/2002 đã nêu vấn đề thành lập các trung tâm tư vấn - hỗ trợ kết hôn và “hy vọng sự ra đời của một trung tâm như vậy sẽ giải quyết được những chuyện tiêu cực trong kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài nói chung, giữa người Việt Nam và người Đài Loan nói riêng” [10, tr. 7]. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Đi sâu vào từng vấn đề là bối cảnh diễn ra hiện tượng trên, thực trạng của các cuộc hôn nhân này và giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập của nó. Phạm Thị Thu Hoài 7 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp Phạm vi nghiên cứu là phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay, tuy nhiên tập trung nhiều vào giai đoạn 1995 đến 2004 vì đây là những thời kỳ cao điểm của hiện tượng này. Sau đó hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan vẫn còn tiếp diễn nhưng có giảm do việc các cơ quan chức năng thắt chặt kiểm tra, quản lý, đồng thời nhận thức của các cô gái Việt Nam tại các vùng này về vấn đề lấy chồng nước ngoài cũng có sự thay đổi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích có đi kèm mô tả. 5. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Bối cảnh xuất hiện hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Chương 2: Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Chương 3: Chính sách, phương hướng giải quyết và các khuyến nghị đối với các cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan. Phạm Thị Thu Hoài 8 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp Chƣơng 1 BỐI CẢNH XUẤT HIỆN HIỆN TƢỢNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có được một diện mạo mới hoàn toàn khác biệt. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam lại không ngừng bắt nhịp vào bước phát triển chung của toàn thế giới, tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Nhưng bên cạnh những bước phát triển đó, đời sống xã hội của người dân cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây sự chú ý của dư luận, đồng thời cũng là những vấn đề cần có sự quan tâm, nghiên cứu thấu đáo để tìm ra những giải pháp kịp thời giải quyết. Một trong số đó chính là hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng Đài Loan nói riêng với vô vàn những bất cập. Những cuộc hôn nhân này hình thành trong bối cảnh như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với các cuộc hôn nhân thông thường mà lại thu hút được rất nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận. Ở luận văn này, bối cảnh xuất hiện hiện tượng sẽ được đi vào tìm hiểu trên các phương diện. 1.1. Về mặt kinh tế và hợp tác lao động 1.1.1 Kinh tế 1.1.1.1. Về phía Việt Nam Sau khi các thị trường chính của Việt Nam tại Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp, Việt Nam rơi vào tình trạng mất đi nguồn hỗ trợ về kinh tế. Thêm vào đó một loạt các dự án đầu tư cũng bị hủy bỏ và những nguồn tài trợ không hoàn lại từ khối các nước thuộc phe Liên Xô cũng kết thúc. Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài việc phải tiến hành những cải cách cơ cấu nền kinh tế, từ đó chuyển dần từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế định Phạm Thị Thu Hoài 9 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp hướng thị trường. Ưu tiên trước tiên là việc tăng cường ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài ban hành vào năm 1987 và không ngừng được sửa đổi, bổ sung với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 trong giai đoạn này đã không ngừng phát huy vai trò của nó. Pháp luật đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi tại Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nội dung quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư nước ngoài tại địa bàn… đưa hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” đã có tác động lan tỏa khắp trong cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dòng vốn nước ngoài không ngừng đổ vào Việt Nam cũng đồng thời với việc mối quan hệ của Việt Nam với nước ngoài không ngừng được mở rộng, trong đó có Đài Loan. Những năm đầu thập kỷ 90, những lợi ích kinh tế của Việt Nam và Đài Loan có nhiều điểm tương đồng khá lớn. Dường như Đài Loan có thể cung Phạm Thị Thu Hoài 10 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp cấp cho Việt Nam tất cả những gì mà Việt Nam đang cần ở một đối tác đầu tư nước ngoài: vốn đầu tư, các ngành sản xuất sử dụng nhiều nhân lực, kỹ năng quản lý ở trình độ khá và việc thiết lập được các mối liên hệ với thị trường nước ngoài. Được khuyến khích bởi các chính sách của giới cầm quyền Đài Loan, một số lượng lớn các công ty Đài Loan đã bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam không ngừng đa dạng hóa các quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ, Đài Loan vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng. Thương mại hai chiều liên tục tăng dần trong những năm qua. Năm 1991, thương mại song phương đạt khoảng 232 triệu USD, chiếm khoảng 5,25% tổng thương mại của Việt Nam. Số liệu tương ứng của năm 2006 là 5,7 tỷ USD và 6,73%, trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam [56]. Đài Loan là khu vực đầu tư lớn thứ ba vào Việt Nam. Theo số liệu chính thức của Việt Nam, đến cuối năm 2007, Đài Loan đã đầu tư khoảng 10,5 tỷ USD, chiếm khoảng 12,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam [56], phần lớn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất như xây dựng, sản xuất thiết bị điện tử và dệt may. Mối quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam không ngừng phát triển cũng tạo điều kiện cho sự giao lưu, qua lại giữa hai bên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những cuộc hôn nhân với người nước ngoài, trong đó có Đài Loan phát triển. 1.1.1.2. Về phía Đài Loan Về phía Đài Loan, lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại và đầu tư ở Trung Quốc đại lục và nguy cơ về một “nền kinh tế bong bóng”, chính quyền Đài Loan đã buộc phải có sự thay đổi về chính sách. Chính quyền của ông Lý Đăng Huy đã đưa ra “Phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Đông Nam Á” năm 1994, thường được biết đến như là chính sách “hướng Nam”. Các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam Phạm Thị Thu Hoài 11 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp cũng là một trong những “điểm ngắm” của Đài Loan *. Trong con mắt của các quan chức chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam là một thị trường rất gần gũi với họ, nhiều cảng biển, chỉ mất hơn 3 giờ bay và ngày càng hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như giày dép và dệt may đã không còn duy trì được các điều kiện thuận lợi tại Đài Loan, trong khi các ngành này nhận được sự khuyến khích lớn tại một số nước ASEAN. Chính sách này đã khuyến khích được hàng ngàn công ty Đài Loan vào đầu tư và làm ăn tại các nước ASEAN, làm cho thương mại hai chiều tăng nhanh. Các hãng Đài Loan sớm đặt chân tại Việt Nam gồm Công ty Tam Dương, tập đoàn Đài Vọng, công ty cable và điện lực Đại Dương, tập đoàn Pou Chen, tập đoàn pin công nghiệp Kung Long… “Lực lượng lao động chi phí thấp, chất lượng và cần cù là những nhân tố đầu tiên hấp dẫn các công ty Đài Loan tới thị trường này”, Trần Phương Mỹ, phát ngôn viên của tập đoàn sản xuất gia dày lớn nhất thế giới đã nhận xét như vậy. Việc Đài Loan tăng cường đầu tư vào Việt Nam không chỉ làm thắt chặt thêm mối quan hệ kinh tế giữa hai bên mà thêm vào đó còn làm tăng cường mối quan hệ tình cảm. Sự hiểu biết giữa nhân dân hai bên chính là một trong những yếu tố làm gia tăng số lượng các cuộc hôn nhân giữa Việt Nam và Đài Loan. 1.1.2. Hợp tác lao động Đài Loan là một địa điểm quan trọng cho lao động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong công nghiệp nặng và ngư nghiệp. Ngày 6/05/1999, hai văn phòng kinh tế – văn hoá Hà Nội và Đài Bắc đã ký kết hiệp định về việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan. Quy mô xuất khẩu lao động ngày một tăng nhanh: tính từ năm 1999 đến năm 2005 đã có 167.800 người Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, đưa Việt Nam trở * Xem th êm ph ụ l ục t ran g 80. Phạm Thị Thu Hoài 12 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp thành một trong những quốc gia có số lượng lao động lớn tại Đài Loan. Nếu như năm 1999, lao động Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ 0,04% thị phần lao động ở Đài Loan thì năm 2000 là 2,37%, năm 2001 là 4,24%, năm 2002 là 9,7% và năm 2003 là 19,2%. Chiếm hàng đầu trong các ngành mà người lao động sang làm việc tại Đài Loan là thương mại và dịch vụ với 122.273 người, chiếm 72,86%, trong đó phụ nữ chiếm tới 60% trong tổng số lao động ở Đài Loan trong lĩnh vực này [11, tr. 61]. Ngoài ra, từ khi Hội đồng lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam năm 1999, giúp việc người Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn của phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan. Cuối năm 2008, tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam gần như bế tắc do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhưng sau những khó khăn đó, “bức tranh” xuất khẩu lao động đang sang dần trở lại. 8 tháng đầu năm 2009, cả nước đã đưa gần 46.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thị trường tiếp nhận lao động nhiều nhất vẫn là Đài Loan với 13.202 người [55]. Chính điều này cũng là một trong những lý do làm gia tăng số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Đài khi những cô gái Việt Nam sang Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động kết hôn cùng những chàng trai bản xứ. Con số này tuy không nhiều nhưng cũng là một hình thức tiến tới hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan. Về mặt pháp luật 1.2.1. Về phía Việt Nam Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Việt Nam còn nhiều sơ hở. Bên cạnh những cuộc hôn nhân thật sự xuất phát từ tình yêu lại có nhiều người lợi dụng cái mác “hôn nhân” vì những mục tiêu trục lợi khác. Quy định đối với những cuộc hôn nhân mang yếu tố nước ngoài còn tương đối lỏng lẻo. Ngày 10 tháng 7 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Phạm Thị Thu Hoài 13 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Sau khi triển khai thực hiện Nghị định, việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã có nhiều biến chuyển tích cực so với trước đây, phù hợp với bối cảnh mở rộng quan hệ giữa nước ta và nước ngoài. Tuy nhiên việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt với người Đài Loan, đã được tiến hành một cách vội vã, không đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc phụ nữ Việt Nam vượt biên trái phép sang chung sống như vợ chồng với công dân nước lánh giềng mà không đăng ký kết hôn. Đặc biệt từ khi Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực thì kết hôn với người nước ngoài còn hình thành dưới hình thức khác thông qua thủ tục ghi chú kết hôn (không đăng ký kết hôn tại Việt Nam mà thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, rồi đem giấy chứng nhận kết hôn đến Sở tư pháp thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch). Thủ tục này rất đơn giản và thực hiện nhanh chóng. Theo bà Lê Thị Hoàng Thanh (Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp), những điểm bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam còn bao gồm cả việc không cấm kết hôn khi tuổi tác quá chênh lệch, chưa có quy định về xác lập thông tin tình hình sinh sống của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài. Ví dụ như chưa có quy định bảo hộ cho phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn sang định cư tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc nên khi họ bị bạo hành hay gặp hoàn cảnh khó khăn, việc giúp đỡ cũng có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn quy định về việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án về việc ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Bộ Phạm Thị Thu Hoài 14 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp luật Dân sự Việt Nam còn khó khăn trong áp dụng. Hệ thống pháp luật còn thiếu những thỏa thuận hợp tác, hiệp định tương trợ tư pháp với các nước để tạo cơ chế hữu hiệu cho việc bảo hộ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và sinh sống tại nước ngoài. Việc ký kết này sẽ giải quyết những vấn đề xung đột pháp luật và bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân sinh sống ở nước khác. Tuy nhiên, những vấn đề này được thực hiện tại nước ta còn chậm. Hiện vẫn chưa có văn bản hợp nhất cấp Nhà nước để có giải pháp chung giải quyết những vấn đề xung đột pháp luật nên đã nảy sinh tình trạng lách luật trong đăng ký kết hôn, quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài chưa được bảo hộ đúng mức. 1.2.2. Về phía Đài Loan Đài Loan có Ủy ban đại lục và Bộ nội vụ đảm nhận nhiệm vụ quản lý các cô gái đến từ Đại lục, trong khi đó lại thiếu sự quản chế đối với các công ty môi giới hôn nhân cho các cô gái đến từ các quốc gia Đông Nam Á. Những cô dâu Việt Nam khi đến Đài Loan chỉ cần liên tục cư trú hợp pháp tại Đài Loan 5 năm kèm theo các giấy tờ được xác nhận tại phòng văn hoá kinh tế Đài Bắc tại nước sở tại và xác nhận lại của Bộ ngoại giao thì có thể bắt đầu xin phép nhập quốc tịch Đài Loan. Nhưng đối với các cô dâu Đại lục thì vấn đề lại không đơn giản như vậy. Do trong những năm gần đây, sự gia tăng số lượng kết hôn giữa những cư dân Đại lục và người Đài Loan đã tạo nên một làn sóng di cư ồ ạt và gây nên nhiều vấn đề xã hội (việc làm, phúc lợi xã hội…). Điều này đã khiến giới lãnh đạo Đài Loan lo ngại, chính vì vậy họ đã đặt ra nhiều chính sách nhằm hạn chế số lượng người Đại lục đến Đài Loan. Ngày 2/03/2004, Chính phủ Đảng dân tiến công bố những quy định về việc định cư, cư trú lâu dài của các công dân Đại lục lập gia đình tại Đài Loan. Những công dân ngoại quốc chỉ cần khoảng thời gian khoảng 4 năm để có được các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư tại Đài Loan, nhưng những Phạm Thị Thu Hoài 15 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp công dân Đại lục phải chờ đợi trong khoảng thời gian là 11 năm. Như vậy, họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm và hưởng các đảm bảo xã hội cần thiết. Họ phải chờ đợi một thời gian dài để có được quyền bảo hộ lao động, nhưng sau đó họ lại bị khấu trừ 18% thuế thu nhập trong số lương hàng tháng của mình [47]. Chính quyền còn ban hành những quy định tương đối nghiêm ngặt khiến các đơn vị kinh doanh khi nhận những người lao động đến từ Đại lục sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp trong việc làm thủ tục. Do vậy, những đơn vị này rất e ngại khi tuyển dụng những người lao động này. Chính những khó khăn rất lớn từ phía chính quyền Đài Loan đã gây nên nhiều áp lực, phiền phức trong cuộc sống gia đình có người hôn phối là người Đại lục. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ hôn nhân giữa hai bờ đang dần có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tiêu chuẩn chấp nhận hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Đài Loan dễ dàng, thông thoáng hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Các cơ quan đảm nhiệm việc làm thủ tục kết hôn của Đài Loan không đòi hỏi người hôn phối nước ngoài phải đạt được một trình độ nhất định về ngôn ngữ, văn hóa bản địa, thời gian tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn cũng tương đối chóng vánh. Chính đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hôn nhân giữa người Đài Loan và người nước ngoài có nhiều thuận lợi về vấn đề thủ tục và đàn ông Đài Loan tìm đến những phụ nữ nước ngoài để xây dựng cuộc sống gia đình. Về mặt xã hội 1.3.1. Về phía Việt Nam Phần lớn các cô gái lấy chồng Đài Loan sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là địa bàn có tỷ lệ nghèo đói khá cao, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc cơ giới hóa, hiện đại hóa, nguồn lao động dư thừa ở nông thôn Phạm Thị Thu Hoài 16 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp đang tăng lên đáng kể, làm cho khu vực này có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Bối cảnh này dẫn đến xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình. Đồng thời với hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị là sự dịch chuyển quan hệ xã hội mang tính đặc thù. Đó là xu hướng kết hôn với người nước ngoài, nổi bật là việc phụ nữ đi làm dâu Đài Loan. Việc kết hôn với người Đài Loan và người có quốc tịch khác là một trong những biện pháp nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư. Ở những vùng này, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. GDP/người của vùng (2007) xấp xỉ 9,47 triệu đồng [49], thấp hơn mức trung bình của vùng trọng điểm phía Nam. Với người dân làm nông nghiệp thì mức này còn thấp hơn nữa. Thu nhập của một hộ nông dân trung bình là 2,6 triệu một năm, thấp hơn ngưỡng nghèo. Những vùng có nhiều cô gái đi lấy chồng Đài Loan như Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng hầu hết là những vùng thuần nông chuyên canh lúa, nhưng diện tích đất trồng lúa của các gia đình này rất ít không đủ để canh tác. Ngoài vốn thu nhập ít ỏi này ra họ phải tìm đủ mọi cách để trang trải cho cuộc sống. Nhiều gia đình cho con em ra thành phố, thị xã để làm thuê như bán cà phê, bán xổ số, đánh giầy… Những gia đình các cô gái này không chỉ khó khăn mà còn đông anh chị em. Theo kết quả điều tra trong cuốn Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan của Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới thì gia đình có 3 con chiếm 12,8%, có 4 con chiếm 20,7%, có 5 con chiếm 22,7% và những gia đình có trên 5 con chiếm 35% [4, tr. 41]. Do đó, họ coi hôn nhân như là một cứu cánh nhằm đổi đời, thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. “Đi lao động Đài Loan thì phải tốn tiền môi giới, mà hợp đồng lao động lại có hạn, chỉ phù hợp với những phụ nữ đã có gia đình. Nếu các cô lấy chồng, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô ở lại Đài Loan làm việc tới già. Thu nhập của các cô là niềm Phạm Thị Thu Hoài 17 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp mong đợi của cả gia đình ở quê nhà. Đó là những cuộc hôn nhân “2 trong 1”, vừa có chồng, vừa có việc làm. Số tiền các cô vay mượn bỏ ra mua chồng, sang đến Đài Loan, đi làm vài tháng là dư trả” [32, tr. 2]. Nhiều cô gái trẻ vẫn nghĩ rằng cuộc sống ở Đài Loan là thiên đường, “đến nơi chỉ để kiếm tiền gửi về giúp cha mẹ thôi” [26, tr. 8]. Vì vậy, hôn nhân với người nước ngoài lại trở thành một “cứu cánh” giúp họ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ta có thể lấy một ví dụ điển hình như tỉnh Tây Ninh, tính từ năm 1995 đến 2004, toàn tỉnh Tây Ninh đã có 10.100 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, trong đó lấy chồng Đài Loan chiếm hơn 80% [46]. Ban đầu tình trạng này chỉ diễn ra ở các thị trấn, sau đã lan ra các xã vùng sâu của tỉnh Tây Ninh như Long Giang, Long Phước, huyện Bến Cầu… Tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu năm 2004 có tới 200 phụ nữ lấy chồng Đài Loan. “Cơn sốt” lấy chồng Đài Loan ở Tây Ninh thực tế thường tập trung ở những địa bàn mà một bộ phận người dân chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói, lam lũ, gia đình đông con… Những gia đình có con cái kết hôn với người Đài Loan đa phần là những người có trình độ học vấn thấp, không có trình độ chuyên môn, chủ yếu làm nghề nông, thiếu đất, phải đi làm thuê. Một số gia đình làm dịch vụ, buôn bán nhỏ nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Vì thu nhập thấp, hoặc gia đình gặp sự cố nào đó nên lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà họ kỳ vọng vào việc lấy chồng Đài Loan của con gái để hy vọng có thể thay đổi được tình hình. Họ chỉ suy nghĩ nông cạn rằng gia đình họ sẽ được đổi đời bằng cách cho con lấy chồng ngoại. Những trường hợp này, cô gái tự nguyện “hy sinh” vì gia đình. Tuy nhiên, có trường hợp cha mẹ thúc ép con cái lấy chồng ngoại để có cuộc sống giàu sang hơn. Có trường hợp những cô gái này đua đòi theo bạn bè, hoặc thiếu hiểu biết nghe lời xúi giục của bọn cò mồi… Cùng với sự nghèo đói về vật chất là sự nghèo nàn và thiếu thốn trong đời sống tinh thần, những thông tin đại chúng về những diễn biến hàng ngày. Phạm Thị Thu Hoài 18 Cao học 2007 - 2010, Châu Á học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan