Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ an ninh, chính trị nhật – trung từ sau chiến tranh lạnh thực trạng, vấn ...

Tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị nhật – trung từ sau chiến tranh lạnh thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển

.PDF
92
478
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- TRẦN HOÀNG LONG QUAN HỆ AN NINH, CHÍNH TRỊ NHẬT – TRUNG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 603150 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh Hà nội tháng 9 -2010 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ 3 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: QUAN HỆ AN NINH, CHÍNH TRỊ NHẬT - TRUNG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH .................................................................. 10 1.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh ........................................................... 10 1.2. Giai đoạn tăng cường mối quan hệ Nhật- Trung ................................... 12 1.3. Giai đoạn “ lạnh giá ” trong quan hệ Nhật - Trung................................ 21 1.4. Giai đoạn “tan băng” trong quan hệ Nhật- Trung .................................. 23 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 32 CHƢƠNG 2: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ AN NINH CHÍNH TRỊ NHẬT - TRUNG ....................................................................... 33 2.1. Vấn đề an ninh ....................................................................................... 33 2. 2. Cạnh tranh vị thế chính trị..................................................................... 39 2.3. Tranh chấp chủ quyền biển và hải đảo................................................... 41 2.3.1.Tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư)...................................... 41 2.3.2. Tranh cãi phân chia đường giới tuyến ở khu vực biển Hoa Đông .. 49 2.3.3. Tranh cãi vấn đề đảo Okinotori....................................................... 50 2.4. Vấn đề Đài Loan .................................................................................... 55 2.5. Vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên ................................................... 59 2.6. Những vấn đề lịch sử ............................................................................. 59 2.7. Cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế ................................................................ 64 2.7.1.Phản ứng của Nhật Bản trước FTA giữa Trung Quốc và ASEAN .. 65 2.7.2. Chiến lược FTA của Nhật Bản........................................................ 67 1 2.7.2.1. Thay đổi chiến lược thông thương ........................................... 67 2.7.2.2. Hướng tới một FTA "Đại Châu Á" .......................................... 67 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 70 CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ NHẬT TRUNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM ...................................... 72 3.1. Xu hướng tiến triển trong quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung thời gian tới ................................................................................................... 72 3.2. Một số hàm ý cho Việt Nam .................................................................. 77 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 80 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81 Tµi liÖu tham kh¶o................................................................................ 84 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFTA AFTA ASEAN – China Hiệp định tự do thương Free Trade Agreement mại ASEAN – Trung Quốc ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Pacific Diễn đàn hợp tác kinh tế Economic Cooperation Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực Đông Nam Á ASEAN The Association of Hiệp hội các nước Southeast Asean Nations Đông Nam Á Asian – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu APEC ASEM Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHDCND CLCS DPJ Commission on the Limits Ủy ban Ranh giới Thềm of the Continental Shelf lục địa Liên Hiệp Quốc Democratic Party of Japan Đảng Dân chủ Nhật Bản Tuyên bố về ứng xử DOC của các bên ở Biển Đông EEZ Exclusive economic zone Vùng đặc quyền kinh tế EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 3 JACEP Japan – ASEAN Hiệp định đối tác kinh tế Comprehensive Economic toàn diện Nhật Bản – ASEAN Partnership LDP Liberal Democratic Pary Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản ODA Offical Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance TBCN Xã hội Tư bản Chủ nghĩa Capitalist society UNCLOS United Nations Convention Công ước Liên Hiệp on the Law of the Sea Quốc về Luật biển USD US Dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn đối với khu vực, tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia liên quan, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Á cùng với Trung Quốc và Nhật Bản. Thực tế, lịch sử phát triển của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai quốc gia này, và hiện nay, Trung Quốc, Nhật Bản đều là những đối tác hàng đầu của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam càng chịu ảnh hưởng trong sự tương quan mối quan hệ Nhật - Trung. Cặp quan hệ này luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định “nóng - lạnh bất thường”. Phân tích cặp quan hệ này, từ đó có những đánh giá, để tìm ra những hàm ý đóng góp cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó tôi quyết định chọn đề tài: Quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ sau Chiến tranh Lạnh: thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển làm luận văn Thạc sỹ cho chuyên ngành Châu Á học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quan hệ Nhật – Trung nói chung, quan hệ an ninh, chính trị giữa hai quốc gia này nói riêng không phải là chủ đề mới, nhưng đây là vấn đề lớn, phức tạp và hết sức quan trọng nên đã được không ít công trình, bài viết ở cả trong nước và ngoài nước đề cập. Ở trong nước, về chủ đề trên, đáng chú ý, có công trình: Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II tới nay, tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản KHXH năm 2004. Công trình này tập 5 trung phân tích tương đối toàn diện mối quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị từ năm 1945- 2002 (quá trình đàm phán, tiến trình bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung và quan hệ kinh tế giữa hai nước từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1972 đến cuối những năm 1990). Phần quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung, chủ yếu đề cập trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay phân tích còn sơ lược. Ngoài ra, còn có công trình: Quan hệ Trung – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, do PGS. TS Vũ Văn Hà chủ biên, Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 2007. Đây là công trình phân tích trong quan hệ song phương và đa phương giữa ba thực thể Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản. Ở đây, quan hệ chính trị Nhật – Trung được đề cập trong tương quan phân tích với các cặp quan hệ khác. Phần quan hệ chính trị tuy đã được đề cập nhưng chủ yếu tập trung về khía cạnh an ninh. Ở nước ngoài, có thể kể đến công trình của Kazuko Mori: Quan hệ Nhật – Trung từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II tới nay, được Nhà xuất bản Iwanami công bố năm 2006. Đây là tác phẩm chủ yếu đề cập tới bối cảnh và nhu cầu bình thường hóa quan hệ hai nước và quan hệ an ninh, chính trị trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, vượt qua hiểu nhầm của quá khứ, hướng tới tương lai, của Okaabe, do Nhà xuất bản Iwanami công bố năm 2006. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung vào phân tích quan hệ an ninh, chính trị giữa hai quốc gia và đánh giá tác động của nó tới chính trị Nhật Bản. Tóm lại, tuy đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung, song về cơ bản các công trình này vẫn tập trung vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh; chưa tập trung phân tích sâu giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh. Do đó, nhiệm vụ của Luận văn này là tập trung nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ 6 sau Chiến tranh Lạnh tới nay, đặc biệt khác với các công trình nghiên cứu khác, Luận văn đi sâu vào phân tích những thách thức gây trở ngại và dẫn đến những căng thẳng liên quan tới an ninh, chính trị trong cặp quan hệ này, qua đó rút ra những hàm ý cho Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng vào trong đường lối đối ngoại. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có những mục đích nghiên cứu chủ yếu sau: Trên cơ sở phân tích mối quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay, đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam có thể ứng xử tốt hơn trong quan hệ với hai nước lớn ở khu vực này, nhằm tạo lập và duy trì được mối quan hệ láng giềng thân thiện, tạo môi trường đối ngoại thuận lợi phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi tìm hiểu và phân tích mối quan hệ an ninh, chính trị của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, phân tích thực trạng và vấn đề, xu hướng tiến triển của mối quan hệ này. Tìm ra những cơ hội cho Việt Nam có thể tận dụng trong tương tác của mối quan hệ này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay chủ yếu trong các lĩnh vực an ninh và chính trị. Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, phân tích sự tác động qua lại giữa các mặt trong quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu phân tích những vấn đề gây trở ngại cho mối quan hệ này và triển vọng của nó, và những cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quan hệ an ninh, chính trị giữa hai quốc gia bị chi phối bởi yếu tố lịch sử và kinh tế, nên phương pháp nghiên cứu lịch sử và kinh tế là những phương pháp chủ yếu sẽ được sử dụng. Ngoài ra, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để đánh giá xem bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến mối quan hệ chính trị và an ninh này như thế nào. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Làm rõ thực trạng và đặc trưng của mối quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay. - Phân tích những thách thức, vấn đề gây trở ngại trong quan hệ Nhật – Trung. - Đánh giá những xu hướng vận động và triển vọng trong mối quan hệ này và từ đó đưa ra những kiến nghị cho Việt Nam có thể tham khảo trong chính sách đối ngoại. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Bảng các chữ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 Chương nội dung: - Chƣơng 1: Quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay - Chƣơng 2: Những thách thức trong quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung 8 - Chƣơng 3: Xu hƣớng tiến triển trong quan hệ Nhật – Trung và một số hàm ý cho Việt Nam 9 CHƢƠNG 1 QUAN HỆ AN NINH, CHÍNH TRỊ NHẬT - TRUNG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu tăng cƣờng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, tình hình quốc tế đã có những biến động lớn, tác động đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã đặt dấu chấm hết cho 40 năm băng giá của cuộc Chiến tranh Lạnh trong quan hệ Đông Tây do Mỹ và Liên Xô đứng đầu, rồi tiếp đến là sự tan rã của Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo ra một diện mạo mới cho quan hệ quốc tế. Sự chuyển dịch của thế giới đa cực mang tính chất cạnh tranh và hợp tác đã tạo ra một môi trường quốc tế mới ẩn chứa nhiều cơ hội và không ít thách thức. Trước tình thế như vậy, các quốc gia có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự đều tìm cách vươn lên nhằm trở thành một cực hoặc tạo thành thế giới đa cực, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong số quốc gia đó. Vào thời điểm đó, Trung Quốc ngoài vai trò là một cường quốc đông dân nhất thế giới và là một trong 5 ủy viên thường trực của HĐBA Liên Hiệp Quốc ra thì vẫn còn thua kém xa Mỹ về mọi phương diện. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu trên, một mặt, Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách cải cách, mở cửa hơn nữa nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và quốc phòng. Mặt khác, thay đổi chính sách đối ngoại như bình thường hóa quan hệ với các nước, bao gồm cả những nước trước đây được xem như là kẻ thù và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. 10 Sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 6-1989), Trung Quốc hầu như bị rơi vào tình trạng bị cô lập bởi chính sách bao vây kinh tế và ngưng trao đổi nhân sự cấp cao do Mỹ phát động. Do vậy, có thể nói rằng, vào thời điểm đó, một trong những đòi hỏi cấp bách đối với ban lãnh đạo Trung Quốc là phải phá vỡ tình trạng cô lập này, bởi vì, nếu như tình trạng cô lập kéo dài, nhất là bị phong tỏa về kinh tế, sẽ dẫn tới chính sách hiện đại hóa kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc bị thất bại, mà điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu xây dựng trật tự quốc tế mới, trong đó Trung Quốc sẽ là một trung tâm do Đặng Tiểu Bình đề xướng và theo đuổi sẽ thất bại. Tuy nhiên, để phá vỡ được sự cô lập này, Trung Quốc thấy rằng, không thể yêu cầu một cách trực tiếp đối với Mỹ và các nước phương Tây, nên Trung Quốc đã coi Nhật Bản là đối tượng thích hợp nhất đóng vai trò đầu mối để khai thông quan hệ chính trị của Trung Quốc với thế giới còn lại và là nguồn tiếp tục cung cấp vốn và khoa học công nghệ hiện đại cho mình. Do đó, Trung Quốc ngoài việc yêu cầu Nhật Bản góp phần làm giảm sự căng thẳng của các nước phương Tây đối với sự kiện Thiên An Môn ra, còn yêu cầu Nhật Bản mời đại diện cấp cao của Trung Quốc sang thăm và tiếp tục viện trợ kinh tế [4, tr.129]. Còn đối với Nhật Bản, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với những thành công lớn trong phát triển kinh tế, Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới khẳng định là một siêu cường kinh tế, đứng thứ hai sau Mỹ. Nhật Bản mong muốn tiến tới chính sách đối ngoại chủ động hơn, tương xứng với tiềm lực kinh tế tài chính hùng mạnh của mình. Nhật Bản tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc; tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp khu vực; cắt giảm vũ khí chiến lược và chống khủng bố; phối hợp quốc tế nhằm giúp các quốc gia giải quyết các vấn đề lương thực, năng lượng, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực. Chẳng hạn, tháng 1-1991, khi Mỹ tấn công Irắc, dù Nhật Bản không trực tiếp tham chiến nhưng đã đóng 11 góp nhiều chi phí, và đến tháng 4 năm sau đó, Nhật Bản đã cử đội phá mìn đến vùng Vịnh, hoặc Nhật Bản đã tích cực đóng góp vai trò giải quyết vấn đề Cămpuchia; đặc biệt tháng 6-1992, chính phủ Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho phép đưa quân đội ra nước ngoài tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Đối với những hành động này của Nhật Bản, phía Trung Quốc không có sự phản đối chính thức nào mà chỉ tuyên bố, đây là vấn đề tế nhị hoặc cần phải xử lí một cách thận trọng. Qua phản ứng của Trung Quốc, người ta có thể hiểu rằng, Trung Quốc đã có vẻ bắt đầu chấp nhận ý muốn của Nhật Bản tham gia vào các vấn đề chính trị thế giới, chỉ cần Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự, tức là chỉ dừng lại ở cường quốc chính trị [4, tr.129]. Hơn nữa, sự lên giá của đồng Yên vào đầu những năm 1990 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, buộc các xí nghiệp Nhật Bản phải di chuyển việc sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cũng là một lí do quan trọng khiến Nhật Bản cần cải thiện và tăng cường quan hệ với Trung Quốc. 1.2. Giai đoạn tăng cƣờng mối quan hệ Nhật- Trung Với tư cách là một đồng minh chiến lược của Mỹ, Nhật Bản phải tuân thủ các cam kết trừng phạt Trung Quốc của Mỹ và phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn, nhưng Tôkyô trên thực tế chỉ áp dụng một cách chọn lọc các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc sao cho ít gây tổn hại nhất cho mối quan hệ tay đôi của Nhật Bản với Trung Quốc và đồng thời cũng không gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ các đồng minh của mình. Tuy Tôkyô tuyên bố ủng hộ các cam kết trừng phạt, tuyên bố tạm ngưng những khoản viện trợ đã cam kết và ngừng việc trao đổi nhân sự cấp cao đối với Trung Quốc. Nhưng trong thực tế, Nhật Bản đã không hoàn toàn tuân theo các trừng phạt trong vấn đề mậu dịch hoặc đầu tư với Trung Quốc. Có chăng chỉ là một vài hành động lấy lệ, như rút một số chuyên gia, các nhà đầu tư về nước. Tuy nhiên, chỉ sau đó 12 một thời gian ngắn, với tư cách cá nhân, họ đã quay trở lại vị trí cũ của họ ở Trung Quốc [2, tr.128]. Với quan điểm sự ổn định của Trung Quốc là có lợi cho hòa bình và phát triển khu vực, nhất là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Chẳng hạn, tháng 9 -1989, có nghĩa là chỉ 3 tháng sau sự kiện Thiên An Môn, chủ tịch Liên minh nghị sĩ Nhật - Trung đã sang thăm Trung Quốc và tiến hành hội đàm với Đặng Tiểu Bình, và ngay trong tháng 11 -1989, đoàn đại biểu Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản đã sang thăm Trung Quốc. Thực ra, đến cuối năm 1989, ngay cả Mỹ cũng có sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Tháng 11-1989, cựu Tổng thống Mỹ Nixon đã sang thăm Trung Quốc. Tháng 12 cùng năm, cử đặc phái viên của tổng thống tới Trung Quốc để thỏa thuận cải thiện quan hệ và tuyên bố nối lại các khoản vay vốn của Ngân hàng xuất nhập khẩu. Tiếp đó, trước khi Hội nghị cấp cao G7 tổ chức ở Huston, phía Mỹ đã quyết định kéo dài chế độ tối huệ quốc cho Trung Quốc. Trước sự thay đổi chính sách của Mỹ như vậy, Nhật Bản càng có động cơ để tăng cường cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 9-1990, cựu Thủ tướng Noburo Takeshita đã sang thăm Trung Quốc. Tiếp theo, tháng 11-1990, Nhật Bản xóa bỏ một phần lệnh ngưng viện trợ đối với khoản vay đợt III và bước sang năm 1991, quan hệ hai nước đã khôi phục hoàn toàn sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Nakayama vào tháng 4-1991. Chuyến thăm vào tháng 8-1991 của Thủ tướng Nhật Bản Kaifu mang ý nghĩa quan trọng. Đây là chuyến thăm của một vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của nhóm G7 tới thăm Bắc Kinh kể từ khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Tháng 4-1992, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã sang thăm chính thức Nhật Bản và mời Nhật Hoàng sang thăm Trung Quốc vào tháng 10 năm đó nhân dịp kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường 13 hóa quan hệ ngoại giao. Việc Nhật Hoàng sang thăm Trung Quốc là vấn đề không đơn giản bởi có liên quan đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II trước đây (cho dù Nhật Hoàng hiện nay không có trách nhiệm gì) và sự phản đối mạnh của rất nhiều đảng phái, các tổ chức cực hữu ở khắp nước Nhật. Nhưng do phía Trung Quốc ra sức yêu cầu mạnh, nên tháng 10/1992, Nhật Hoàng đã sang thăm Trung Quốc. Tại buổi chiêu đãi, Nhật Hoàng đã phát biểu: “đất nước chúng tôi đã có một thời kỳ mang lại sự bất hạnh và đau khổ cho nhân dân Trung Quốc, tôi rất lấy làm tiếc về giai đoạn đó,... nhân dân nước tôi đã thức tỉnh sâu sắc rằng, không thể lặp lại một lần nữa cuộc chiến tranh như thế, và quyết tâm đi theo con đường của một quốc gia hòa bình” [4, tr.134]. Có thể khẳng định, đây là chuyến thăm mang tính lịch sử đối với quan hệ Nhật Trung từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, bởi đây là lần đầu tiên Nhật Hoàng sang thăm một nước không thuộc chế độ quân chủ và cho dù theo quy định của hiến pháp, Nhật Hoàng không phải là đại diện cho nước Nhật đã công khai thừa nhận cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, là một thành công lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc [4, tr.134]. Không chỉ dừng lại ở đó, tháng 4-1993, Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa đã sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm 3 ngày này, ngoài việc hai nước kí kết Hiệp định bảo vệ môi trường, thì điểm đáng chú ý là, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Bằng, Thủ tướng Hosokawa đã tuyên bố một cách thẳng thắn rằng, cuộc chiến tranh với các nước Châu Á, mà trước hết là cuộc chiến tranh Nhật - Trung trước đây là cuộc chiến tranh xâm lược và đưa ra lời xin lỗi. Hơn nữa, ông Hosokawa còn bày tỏ quan điểm của Nhật Bản về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc “Vấn đề quyền con người có tính chất tương đối và không cần áp dụng tiêu chuẩn đơn lẻ về vấn đề nhân quyền từ một nước này sang nước khác” [4, tr. 223]. Hành động này được người ta cho là có tính “xoa dịu” các nhà lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc. Tuy không nhận được 14 sự hài lòng từ phía Mỹ, nhưng ở khía cạnh khác cho thấy rõ là Nhật Bản đang cố gắng tạo dựng lý thuyết về các giá trị Châu Á cho riêng mình [4, tr.224]. Phía Trung Quốc cũng cho thấy ý định tăng cường quan hệ với Nhật Bản và tháng 2-1994, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã sang thăm Nhật Bản 10 ngày. Có lẽ đây là chuyến thăm kéo dài hiếm thấy của một nguyên thủ quốc gia lớn như Trung Quốc đối với một nước lân cận và trong chuyến thăm này, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đi thăm nhiều địa phương, gặp gỡ giới chủ kinh tế chủ chốt ở Nhật Bản, kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế hơn nữa với Trung Quốc. Trong lúc quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp thì tháng 5-1994, Bộ trưởng Tư pháp Nagano của nội các Hata đã “dội một gáo nước lạnh” bằng tuyên bố vụ thảm sát Nam Kinh là do Trung Quốc tạo dựng, Trung Quốc đã phản ứng hết sức quyết liệt với tuyên bố trên. Tiếp đến, khi Ban tổ chức Thế vận hội Châu Á lần thứ 12 gửi giấy mời Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy dự buổi lễ khai mạc tại Hiroshima vào tháng 9 năm 1994. Trung Quốc coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc của Nhật Bản. Trung Quốc gây sức ép buộc Nhật Bản phải hủy bỏ lời mời đó. Đáp lại, Nhật Bản không muốn quan hệ Nhật - Trung có thể bị tổn hại nhưng cũng thể hiện lập trường cứng rắn của mình với Trung Quốc bằng việc mời phó Viện Trưởng viện Hành chính (tương đương chức phó Tổng thống) Đài Loan sang tham dự buổi khai mạc, nên quan hệ Nhật - Trung đã rơi vào tình trạng “lạnh nhạt” [2, tr.229]. Tháng 5-1995, Thủ tướng Nhật Bản Murayama đã sang thăm Trung Quốc, trong những cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Bằng và Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Murayama đã yêu cầu Trung Quốc ngưng thử các vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, ngày 15-5, tức là chỉ ít ngày sau chuyến thăm của Thủ tướng Murayama, Trung Quốc đã tiến hành nổ thực nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Đây quả là cú sốc đối với Nhật Bản nên phía Nhật đã quyết 15 định cắt giảm kim ngạch viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Song vào thời điểm này, Trung Quốc vẫn đang cố thực hiện chính sách hiện đại hóa quân đội và tăng cường các hoạt động quân sự nhằm giải quyết vấn đề Đài Loan và lấn chiếm các hòn đảo đang thuộc quyền kiểm soát của các quốc gia khác mà Trung Quốc cũng tuyên bố là của họ, cũng như thách thức nước Mỹ, nên tháng 8 năm đó, Trung Quốc lại tiếp tục thử hạt nhân. Phản ứng của Nhật Bản lúc này mạnh hơn, Quốc hội Nhật Bản thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc và cuối tháng 8-1995, trước yêu cầu của các đảng phái và các nghị sĩ, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố ngưng phần lớn khoản viện trợ không hoàn lại đối với Trung Quốc trong năm tài chính 1996, trừ khoản tiền 500 triệu Yên cung cấp Vắcxin phòng bại liệt, nhưng đối với khoản viện trợ có hoàn lại thì ngoại trưởng Nhật Bản Uno tuyên bố vẫn tiếp tục cho vay. Điều này cho thấy sự nhượng bộ của Nhật Bản đối với Trung Quốc hoặc theo như cách giải thích của Chánh văn phòng nội các Nhật Bản là “Vì mối quan hệ hữu nghị Nhật - Trung và hòa bình ở Châu Á” [15, tr.228]. Mặc dù, Nhật Bản chỉ tuyên bố ngưng khoản viện trợ không hoàn lại song phản ứng của Trung Quốc lại phản ứng hết sức gay gắt. Tháng 9-1995, Thủ tướng Lý Bằng đã nói với chủ tịch Liên đoàn kinh tế Nhật Bản đang ở thăm Trung Quốc rằng “những thiệt hại do cuộc chiến tranh xâm lược trước đây của Nhật Bản gây ra cho nhân dân Trung Quốc là vô cùng lớn nếu so với khoản tiền mà Nhật Bản cho Trung Quốc vay”. Còn Chủ tịch Giang Trạch Dân tại cuộc gặp cấp cao Nhật - Trung được tổ chức ở New York thì nói, “khi hai nước Trung - Nhật bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Trung Quốc có thái độ hết sức khoan dung trong vấn đề bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản”. Có thể nói, điểm mới trong việc dùng lá bài bồi thường chiến tranh là Trung Quốc muốn gây áp lực đối với Nhật Bản, do đó, nếu những lần trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ nói bóng gió, thì lần này họ đã thẳng thừng dùng từ “cuộc chiến 16 tranh xâm lược” khi nói về những hành động của quân đội Nhật ở Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Bước sang năm 1996, quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng do hoạt động quân sự của Trung Quốc, tình hình Eo biển Đài Loan và quan hệ Nhật - Mỹ, quan hệ Mỹ - Trung, vấn đề lãnh thổ, chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Hahsimoto, vấn đề vũ khí hóa học của quân đội Nhật để lại ở Trung Quốc,... song vấn đề nổi cộm nhất vẫn là “Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ”. Vậy tại sao Mỹ và Nhật Bản phải kí lại Hiệp ước an ninh? Như trình bày ở trên, sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là lực lượng hải quân và đẩy mạnh hoạt động quân sự trên vùng biển Đông và Nam Trung Hoa, tiến hành diễn tập quân sự quy mô lớn ở Eo biển Đài Loan đến mức Mỹ phải cử hai chiếc tàu của hạm đội 7 tới thì Trung Quốc mới chịu dừng lại. Vì vậy, cho tới thời điểm đó, dù Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại coi trọng Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản đã xuất hiện không ít những ý kiến đòi thực hiện chính sách độc lập hơn với Mỹ. Còn đối với Mỹ cho dù vai trò là pháo đài chống cộng ở Châu Á của Nhật Bản đã hết, cũng như việc Mỹ thay đổi chính sách đối với Trung Quốc từ thực hiện chính sách bao vây sang chính sách lôi kéo Trung Quốc tham dự chẳng hạn như: làm sao để Trung Quốc kí các Hiệp ước quốc tế, tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), tham gia vào Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),v.v.. để trói buộc hoặc thậm chí còn coi Trung Quốc là một lá bài để kiềm chế sự trỗi dậy của Nhật Bản đi chăng nữa thì, trước ý đồ và ảnh hưởng của Trung Quốc có thể đem lại cho khu vực, nhất là khu vực Đông Á, đã buộc Mỹ phải thay đổi chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Do đó, tháng 4-1996. Tổng thống Mỹ B.Clinton đã sang thăm Nhật Bản và kí kết “Tuyên bố chung bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ hướng tới thế kỷ XXI” và thường được gọi dưới cái tên “Định nghĩa lại an ninh Nhật – Mỹ”. Nội dung 17 của Hiệp ước mới này được giải thích như sau: Điểm then chốt của hợp tác an ninh Nhật - Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là hai nước sẽ xử trí như thế nào khi nước Nhật bị tấn công, còn đối với Hiệp ước mới thì điểm then chốt là trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, hai nước sẽ tiến hành hợp tác như thế nào trong trường hợp quân Mỹ xuất phát từ các căn cứ quân sự trên đất Nhật khi xảy ra xung đột ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy sự hợp tác an ninh Nhật-Mỹ đã có sự thay đổi căn bản là từ chỗ đối phó với cuộc tấn công vào Nhật Bản và cũng có nghĩa là, “Hiệp ước An ninh Nhật- Mỹ” đã chuyển từ hợp tác phòng thủ sang hợp tác tiến công. Trong Bản tuyên bố chung hai bên đề cập đến nhiều vấn đề về hợp tác quân sự, nhưng đáng chú ý nhất là điều 3 của bản tuyên bố. Điều 3 này quy định sự hợp tác giữa hai nước khi xảy ra những tình huống ở khu vực xung quanh Nhật Bản, mà có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh của Nhật Bản. Đây chính là điểm làm cho Trung Quốc không yên tâm và coi đó như là một chính sách bao vây, thù địch đối với Trung Quốc. Do đó, ngay ngày hôm sau, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ” là thủ tục phòng vệ của hai nước nên không được vượt quá giới hạn của hai nước, nếu vượt qua sẽ làm tăng thêm yếu tố phức tạp của khu vực. Nếu Nhật Bản tăng cường quân đội và mở rộng phạm vi phòng vệ sẽ gây ra sự quan tâm và cảnh giác của các nước Châu Á, hy vọng chính phủ Nhật Bản có thái độ thận trọng trong vấn đề này” [59, tr.483]. Sau đó, phía Trung Quốc còn nhiều lần yêu cầu Nhật Bản và cả Mỹ giải thích rõ “phạm vi xung quanh Nhật Bản” được nêu trong Hiệp ước và mặc dù phía Nhật Bản khẳng định “phạm vi nêu trong Hiệp ước mới không gồm eo biển Đài Loan”, nhưng phía Trung Quốc vẫn tỏ ra không hài lòng đối với giải thích này của Nhật Bản. Có thể nói rằng, năm 1996 là một trong những năm quan hệ Nhật-Trung ở trong tình trạng tồi tệ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại 18 giao, ngoài nguyên nhân do Trung Quốc liên tiếp tiến hành thử hạt nhân nên Nhật Bản cắt viện trợ không hoàn lại và vấn đề “định nghĩa lại Hiệp ước An ninh Nhật – Mỹ” ra, còn có nguyên nhân do Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto viếng đền thờ Yasukuni, đặc biệt là việc tranh chấp lãnh thổ xoay quanh đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) vào tháng 7-1996, khi một số đoàn thể chính trị Nhật Bản tiến hành xây dựng đèn biển trên đảo. Khi xảy ra sự việc, phía Trung Quốc cho tàu đến thăm dò khai thác, thậm chí còn đưa cả người đến quần đảo trên. Tuy nhiên, cả hai bên đều không muốn gây ra tình hình căng thẳng quá mức, nên sau đó lãnh đạo hai nước đã thống nhất quan điểm là nhường lại cho các thế hệ sau giải quyết. Nhưng các thế hệ sau của hai nước sẽ giải quyết như thế nào cũng không phải là điều đơn giản một khi Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, quân sự có khả năng chi phối áp đảo ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ở thế kỷ XXI, trong khi họ vẫn ôm ấp tham vọng thu hồi Đài Loan và các hòn đảo đang tranh chấp với các quốc gia khác mà cho đến nay họ vẫn nhận là của Trung Quốc. Tháng 2-1997, tại cuộc họp Á- Âu tổ chức tại Singapo, Ngoại trưởng hai nước Nhật - Trung đã tiến hành hội đàm và phía Nhật Bản đã thông báo cho phía Trung Quốc việc chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy công tác chuẩn bị nối lại viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Tháng 3-1997, Ngoại trưởng Ikeda trong chuyến thăm Trung Quốc đã thông báo việc Nhật Bản chính thức nối lại khoản viện trợ không hoàn lại. Tháng 9-1997, Thủ tướng Hasimoto thăm Trung Quốc và đưa ra sáng kiến “Hợp tác môi trường Nhật- Trung hướng tới thế kỷ XXI”. Nhưng có thể nói rằng, từ năm 1998, quan hệ giữa hai nước thực sự phát triển, ngoài các cuộc gặp cấp cao tại các Hội nghị và Diễn đàn quốc tế, giữa hai nước đã diễn ra hàng loạt các cuộc viếng thăm cấp cao như tháng 2-1998, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Trì Hạo Điền tới Tôkyô, tháng 4-1998, Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm Nhật Bản, tháng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan