Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ chính trị trung - nhật trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế...

Tài liệu Quan hệ chính trị trung - nhật trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

.PDF
114
799
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------***---------- TRẦN THUỲ DƯƠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội – 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT.........................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 8 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................8 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn ......................................................... 9 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT.......................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 11 1.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biế............................................................... n 11 1.1.2. Chủ nghĩa thể chế ........................................................................................12 1.1.3. Chủ nghĩa khu vực mới ...............................................................................14 1.1.4. Quan niệm về an ninh..................................................................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 16 1.2.1. Những vấn đề lịch sử ...................................................................................16 1.2.2. Toàn cầu hoá kinh tế và nhu cầu phát triển hai bên ..................................17 1.2.3. Thực tiễn cải cách ở Trung Quốc và điều chỉnh chí nh sách ở Nhật Bản .23 Tiểu kế t chƣơng 1 ................................................................................................ 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT .......... 30 2.1. Vài nét về quan hệ chính trị Trung - Nhật thời kỳ chiến tranh lạnh (trƣớc nhƣ̃ng năm 1990) .................................................................................. 30 1 2.2. Quan hệ chí nh trị Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh qua một số vấn đề cụ thể ................................................................................................................ 33 2.2.1. Quan hệ chính trị qua nhận thức các vấn đề lịch sử ..................................35 2.2.2. Quan hệ chính trị qua vấn đề chủ quyền , lãnh thổ ....................................40 2.2.3 Quan hệ chính trị qua vấn đề Đài Loan.......................................................45 2.2.4. Quan hệ chí nh trị Trung– Nhật dưới tác động của nhân tố My ............... ̃ 47 2.2.5. Quan hệ chí nh trị Trung– Nhật qua việc xử lý quan hệ với các tổ chức khu vực...................................................................................................................51 2.2.6. Quan hệ ngoại giao- chính trị Trung– Nhật qua các chuyến thăm la nh ̃ đạo cấp cao.............................................................................................................55 2.3. Đánh giá chung về quan hệ chính trị Trung - Nhật ................................ 62 2.3.1. Lạnh về chính trị, nóng về kinh tế ...............................................................62 2.3.2. Sự đan xen quan hệ đối tác– đối thủ chiến lược........................................67 2.3.3. Tính dễ tổn thương trong quan hệ chính trị Trung - Nhật ........................71 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 74 Chƣơng 3. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ TRUNG - NHẬT VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM ......................................................................................................... 75 3.1. Triển vọng quan hệ chính trị Trung - Nhật ............................................. 75 3.1.1. Sự gia tăng xu hướng hòa bì nh , hợp tác, cùng phát triển trong khu vực ..75 3.1.2. Các kịch bản trong quan hệ Trung– Nhật .................................................77 3.2. Nhìn nhận các tác động đến Việt Nam ..................................................... 81 3.2.1. Vài nét quan hệ Việt Nam với Trung Quốc- Nhật Bản gần đây..............81 3.2.2. Đánh giá tác động ........................................................................................85 3.3. Đị nh hƣớ ng chính sách của Việt Nam tận dụng sƣ̣ cải thiện trong quan hệ chính trị Trung - Nhật ................................................................................ 91 3.3.1 Quan điểm chỉ đạo ........................................................................................91 3.3.2. Các đị nh hướng trong chí nh sách của Việt Nam .......................................94 Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................................99 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 103 PHỤ LỤC........................................................................................................... 108 2 DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT ACFTA ASEAN - China Free Trade Agreement Hiệp đị nh tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc APEC ASEAN Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN The Association of Southeast Asean Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM The Asean – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CLCS Commission on the Limits of the Continental Shelf Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc EU European Union Liên minh Châu Âu EEZ Luật đặc quyền kinh tế biển của Nhật Bản DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DJP Đảng Dân chủ Nhật Bản FDI Vốn đầu tư không hoàn lại FTA Free Trade Agreement Hiệp đị nh thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JACEP Japan – ASEAN Economic Cooperation Program 3 Hiệp đị nh liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản - ASEAN NAFTA North American Free Trade Agreement Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ LDP Đảng tự do dân chủ Nhật Bản ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chí nh thức SNG Chuyển từ tiếng Nga sang tiếng La Tinh là Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv Tiếng Anh : Commonwealth of Independent states (CIS) Cộng đồng các quốc gia độc lập TBCN Tư bản Chủ nghĩ a UNCLOS Công ước Liên hợp quốc về Luật biển USD US Dollar Tiền Mỹ VJEPA Viet Nam – Japan Economic Program Agreement Hiệp đị nh đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội Chủ nghĩa 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự tan rã chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu làm cho cuộc đối đầu Đông - Tây gay gắt và quyết liệt cùng với cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên đi vào hồi kết. Sự kiện này cũng dẫn đến sự tan rã của trật tự thế giới hai cực được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và mở ra cho thế giới bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hoá. Nếu như trong chiến tranh lạnh là sự tranh đua về ý thức hệ chí nh trị và quân sự ở đó một đất nước được khẳng đị nh vị trí bằng tiềm lực về quân sự đứ ng đầu là Mỹ và Liên Xô thì ngày nay ngoài quân sự thì sức mạnh về kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu để những nước lớn khẳng đị nh vị trí siêu cường của mì nh . Toàn cầu hoá là quá trình xâm nhập lẫn nhau của các xã hội trên thế giới, đó là các hoạt động cũng như quá trình gây ra những hiện tượng xuyên quốc gia cũng như gia tăng sự tuỳ thuộc vào nhau ở mức độ toàn cầu. Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng Khoa học công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá kinh tế, mỗi quốc gia lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển không thể tồn tại biệt lập mà cần có những chính sách hợp tác, liên kết để phát triển. Điều này đã dẫn đến khác biệt giữa hai hệ thống chiến tranh lạnh và toàn cầu hoá ở chỗ: nếu như chiến tranh lạnh là một cục diện đông cứng thì toàn cầu hoá là một quá trình phát triển năng động có tính liên kết. Trong bối cảnh toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải mở cửa, hội nhập. Và trong xu thế này các quốc gia có điều kiện cải thiện, giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương hay đa phương. Nhật Bản và Trung Quốc là hai cường quốc có mối quan hệ thăng trầm từ lâu đời trên nhiều mặt trong lị ch sử . Mặt khác Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia lớn mạnh về mặt k inh tế không chỉ trên thế giới mà đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất 5 quan trọng tới môi trường phát triển chung của khu vực . Sự phát triển của mỗi nước cùng sự thay đổi quan hệ giữa họ có tác động rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, an ninh...trong đó đặc biệt là liên quan đến điều chỉ nh chí nh sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực trong khu vực Đông Á . Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Á cùng với Trung Quốc và Nhật Bản. Thực tế lịch sử phát triển của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn và hiện đây là hai bạn hàng hàng đầu của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam và các nước trong khu vực cùng với Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ít nhiều cũng bị tác động từ mối quan hệ của hai nước này. Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Trung Quốc, Nhật Bản đã có những cải cách, điều chỉnh trong chiến lược, chính sách phát triển tạo cơ sở cho mỗi nước, đồng thời tạo điều kiện cho khu vực có một môi trường hòa bình để phát triển. Tuy nhiên quan hệ hai quốc gia, nhất là về mặt chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn những vấn đề đã nêu, tôi chọn đề tài: Quan hệ chính trị Trung - Nhật trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế làm luận văn Thạc sỹ cho chuyên ngành Chính trị học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Quan hệ Trung - Nhật nói chung, quan hệ chính trị giữa hai quốc gia nói riêng không phải là chủ đề mới. Do đây là vấn đề lớn cả về nội dung và tầm quan trọng nên đã có không ít các bài viết, các công trình đề cập đến cả ở nước ngoài và trong nước. Ở nước ngoài có thể kể công trình của Triệu Toàn Thắng: Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc và chính trị Nhật Bản, xuất bản năm 1999. Ở đây tác giả đã phân tích quan hệ hai bên và đánh giá tác động của nó đến chính trị Nhật Bản. Hoặc công trình của Trương Hương Sơn: Quan điểm và đánh giá về quan hệ Trung - Nhật, 6 chặng đường 30 năm bình thường quan hệ ngoại giao, xuất bản năm 2002. Đây là tài liệu khá toàn diện, đề cập đến nhiều khía cạnh trong quan hệ song phương. Tuy nhiên trong công trình này quan hệ hai quốc gia trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21 – giai đoạn mà hai quốc gia có những sự cải thiện quan hệ song phương lại chưa được xem xét… Ở trong nước, về chủ đề trên có những công trình: Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, của tác giả Nguyễn Thanh Bình, xuất bản năm 2004. Công trình này tập trung phân tích làm rõ quan hệ kinh tế, chính trị Nhật Bản - Trung Quốc, song chủ yếu tập trung thời kỳ chiến tranh lạnh. Tình hình n hững năm 1990 đến nay đề cập còn sơ lược. Công trình: Quan hệ Trung - Nhật đầu thế kỷ XIX dưới tác động của nhân tố quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, tháng 2/2002. Trong bài viết này tác giả nêu ra triển vọng quan hệ song phương trong bối cảnh mới, song lại chưa có điều kiện phân tích sâu về quan hệ chính trị… Đáng chú ý công trình: Quan hệ Trung – Asean- Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, PGS.TS Vũ Văn Hà chủ biên, xuất bản năm 2007. Đây là công trình khá toàn diện, xem xét quan hệ song phương và đa phương giữa ba thực thể Trung Quốc – Asean - Nhật Bản. Ở đây quan hệ chính trị Nhật – Trung đã được đề cập trong tương quan phân tích với các cặp quan hệ khác. Phần quan hệ chính trị tuy đã được đề cập nhưng chủ yếu tập trung về khía cạnh an ninh. Tóm lại, tuy đã có các công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ chính trị Trung - Nhật, song về cơ bản vẫn tập trung vào thời kỳ chiến tranh lạnh; hoặc có đề cập đến giai đoạn sau này nhưng chưa có tính hệ thống chuyên sâu. Như vậy, tập trung nghiên cứu quan hệ chính trị Trung - Nhật trong bối cảnh toàn cầu hoá nhằm hướng tới làm rõ tác động toàn cầu hoá kinh tế tới mối quan hệ chính trị nói chung, cũng như làm rõ quan hệ chính trị Trung Quốc - Nhật Bản thời 7 kỳ sau chiến tranh lạnh nói riêng. Và qua đó đánh giá tác động đến Việt Nam là rất có ý nghĩa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng mối quan hệ chính trị Trung - Nhật và dự báo những triển vọng của mối quan hệ này. Đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Phân tích để làm rõ những nhân tố quy định và tác động đến quan hệ chính trị Trung - Nhật. - Phân tích những đặc trưng của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật của giai đoạn sau chiến tranh lạnh. - Phân tích và dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ Trung – Nhật, để từ đó rút ra được đâu là xu hướng phát triển chủ đạo của mối quan hệ này trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế . - Phân tích những tác động của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật tới Việt Nam và đánh giá được những cơ hội và thách thức cho Việt Nam dưới ảnh hưởng của mối quan hệ này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi vào tìm hiểu và phân tích mối quan hệ chính trị của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc. Nghiên cứu những tác động của mối quan hệ này tới Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ chính trị Trung Nhật trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Xem xét mối quan hệ này từ năm 1990 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, phân tích sự tác động qua lại giữa các mặt (kinh tế, văn hoá, chính trị…) trong quan hệ hai nước. 8 Đồng thời luận văn cũng xem xét, so sánh sự tiến triển quan hệ chính trị Trung - Nhật với các mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia này với các đối tác khác để làm rõ đặc trưng quan hệ chính trị Trung - Nhật. Luận v ăn đánh giá tác động của mối quan hệ đó đưa ra được những đị nh hướng chí nh sách cho Trung – Nhật tới Việt Nam từ Việt Nam trong ảnh hưởng của mối quan hệ này . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng ngh iên cứu của luận văn là vấn đề về chí nh trị bị tri phối bởi yếu tố lị ch sử và kinh tế , nên nghiên cứu lị ch sử và kinh tế là những phương pháp quan trọng. Ngoài ra , dùng phương pháp đánh giá và so sánh để xem xé t xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế và khu vực tác động đến mối quan hệ chí nh trị và sự thay đổi của nó cũng được tác giả sử dụng để nghiên cứu vấn đề này . Ngoài các phương pháp lịch sử và so sá nh là chủ yếu t hì luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như : - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp biện chứng duy vật 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá ngắn gọn các cơ sở lý thuyết, thực tiễn thúc đẩy quan hệ. - Làm rõ thực trạng và đặc trưng của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật sau chiến tranh lạnh. - Làm rõ tác động của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật tới Việt Nam. - Góp phần dự báo và đánh giá xu hưóng vận động của mối quan hệ này từ đó đưa ra một số đị nh hướng chính sách đối ngoại cho Việt Nam. 9 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn, bao gồm ba chương và các tiết như sau: Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN Về cơ sở lý luận ở chương này trì nh bày những quan niệm và khái niệm về “Chủ nghĩa thể chế” về “Mối quan hệ phổ biến”, “Chủ nghĩ a khu vực mới”, “An ninh khu vực” đặt các nước trong những xuhướng đó phải quan hệ với nhau . Ngoài trình bày cơ sở lý luận thì chương một cũng đivào nghiên cứu những cơ sở thực tiễnđể đánh giá được bản chất và xu hướng biến đổi của mối quan hệ này . Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG MỐI QUA N HỆ CHÍ NH TRỊ TRUNG- NHẬT Ở chương này trình bày một vài nét về mối quan hệ chính trị Trung– Nhật thời kỳ trước và sau chiến tranh lạnh, từ đó đánh giá quan hệ Trung– Nhật qua một số vấn đề nổi bật, đây là những yếu tố chí nh chi phối mối quan hệ này như: qua nhận thức các vấn đề về lị ch sử, các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ , qua vấn đề Đài Loan, quan hệ chí nh trị Trung – Nhật dưới tác động của nhân tố My , ̃ qua việc xử lý mối quanhệ với các tổ chức khu vực, qua các chuyến thăm của lãnh đạo câṕ cao hai nước. Từ đó có những đánh giá chung về đặc trưngquan hệ chí nh trị Trung– Nhật. Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ TRUNG - NHẬT VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM Trong chương 3, trình bày triển vọng cho quan hệ chính trị Trung– Nhật trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay. Từ đó đánh giá xu hướng phát triển của mối quan hệ này thông qua đưa ra một số kị ch bản trong quan hệ chí nh trị Tr ung – Nhật, để tìm ra đâu là xu hướng phát triểnchính và xu hướng này đưa đến triển vọng như thế nào trong hợp tác trong khu vực. Ngoài những đánh giá triển vọng và dự báo xu hướng phát triển của mối quan hệ chính trị Trung – Nhật nói riêng và của khu vực nói chung thì trong chương 3 cũng đưa ra một số nhì n nhận tác động của mối quan hệ này tớViê i ̣ t Nam với những cơ hội và thách thức để đưa ra một số đị nh hướng cũng như điều chỉ nh về ch ính sách đối ngoại củaViệt Nam để tận dụng đượcsự cải thiện trongquan hệ chính trị củahai quốc gia này. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Xuất phát từ quan niệm về phép biện chứng duy vật của chủ nghĩ a Mác – Lênin cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ , tương tác, chuyển hóa và vận độ ng, phát triển theo quy luật các mối liên h ệ đó luôn mang tí nh khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú . Tính khách quan của mối liên hệ không phụ thuộc vào ý chí của bản thân con người mà nó tồn tại độc lập và mang tí nh khách quan mà theo đó sự quy đị nh lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau là cái vốn có của nó . Trong sự tương quan về mối quan hệ giữa các thực thể trong cùng khu vực và trên thế giới dù có khác nhau về mặt địa lý hay có chung một nét tương đồng về lị ch sử hay cùng khu vực thì cũng phải nằm chung trong sự vận động của thế giới nói chung và mối quan hệ tương tác lẫn nhau với các thực thể khác nói riêng là không thể tránh khỏi . Không có mối liên hệ nào lại có thể tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ . Từ tí nh khách quan của mối liên hệ thì nó có một tí nh chất nữa mang tí nh phổ biến vì bất cứ một sự vật , hiện tượng hay quá trì nh nào cũng không thể tồn tại tuyệt đối biệt lập với cá c sự vật, hiện tượng hay quá trì nh khác và không có một sự vật hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống gồm nhiều yếu tố tạo thành với mối liên hệ bên trong của nó và nó tồn tại với dạng một hệ thống mở với mối liên hệ bên ngoài với các hệ thống khác tương tác và làm biến đổi lẫn nhau . Mối liên hệ rất đa dạng và phong phú , ngoài mang tính khách quan và phổ biến như mối liên hệ bên trong , bên ngoài, mối liên hệ bản chất v à hiện tượng , mối quan hệ chủ yếu và thứ yếu , mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp… thì các sự vật và 11 hiện tượng, quá trình khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau , giữ vai trò và vị trí khác nhau đối với sự t ồn tại và phát triển của nó . Mặt khác cùng một mối liên hệ nhưng trong nhưng điều kiện , hoàn cảnh , không gian và thời gian cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động và phát triển thì các tính chất, vai trò của mối quan hệ của các sự vâ,̣ thiện tượng, quá trình sẽ không giống nhau. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến yêu cầu xem xét sự vật , hiện tượng , hay quá trình phát triển phải xem xét toàn diện và có quan điểm lị ch sử cụ thể . Đánh giá về quan hệ chí nh trị Trung – Nhật phải gắn với bối cảnh lị ch sử cụ thể với sự giằng buộc và tác động của nhiều yếu tố , cả yếu tố lịch sử và đương đại , cả yếu tố kinh tế lẫn chí nh t rị, cả yếu tố bên trong mỗi quốc gia cũng như môi trường khu vực . Và chỉ có như vậy mới lý giải được sự thăng trầm của mối quan hệ này . 1.1.2. Chủ nghĩa thể chế Với sự kết thúc củ a chiến tranh lạnh , thế giới từ hai cực đố i đầu là Liên Xô và Mỹ với đặc trưng là mâu thuẫn về ý thức hệ tư tưởng luôn ở trong trạng thái đối kháng gay gắt , không khoan nhượng giữa hai cực chí nh trị đối lập đã trở thành thế giới của nhất siêu đa cường và sự tươ ng quan lực lượng giữa các nước lớn có nhiều thay đổi đã làm cho các quốc gia nhận thấy cần thiết phải thể chế hóa các quan hệ quốc tế tro ng khu vực và trên thế giới . Từ những năm 90 trở đi đã mở ra một thời kỳ hòa dịu, đối thoại và hợp tác trên quy mô toàn cầu . Trong xu thế vận vận động chung của toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá nổi lên xu hướng hợp tác và liên kết khu vực trên toàn thế giới . Đây không chỉ là kết quả của quá trình to àn cầu hóa mà còn là ý thức liên kết khu vực . Đặc điểm chí nh trị nổi bật nhất là cùng tồn tại , cùng vận hành , cùng cải cách , cùng sửa đổi và cùng phát triển giữa các thể chế chí nh trị – xã hội, cho dù đó là Tư b ản chủ nghĩa hay Xã hội Chủ nghĩa vẫn cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế , giữ gì n hòa bình, không lấy hệ tư tưởng để quy chiếu và cản trở như trước . Chính những cơ 12 sở thực tiễn ở trên đã cho ra đời cá c trường phá i lý thuyết mới trong quan hệ quốc tế mà nổi bật là trường phái Chủ nghĩa thể chế. Theo quan điểm của những người theo chủ nghĩ a thể chế thì các nước , các quốc gia khác nhau tuy có tồn tại xung đột về mặt lợi í ch nhưn g vẫn có thể hợp tác với nhau , nhằm mục đí ch đạt đ ược lợi ích tối đa có thể . Để đạt được mục tiêu này các nước cần tạo dựng và tìm kiếm cho mình các cơ chế hợp tác đa phương trong đó có quy định về các quy chế, nguyên tắc và lộ trì nh thực hiện các chí nh sách hợp tac.́ Cơ chế hợp tác đa phương phải tạo ra được sự linh hoạt và phát huy hết sức mạnh kết nối giữa các thể chế và giải quyết các vấn đề trên tinh thần hợp tác , hòa bình và cùng có lợi giữa các quốc gia trên thế giới và trong cùng khu vực . Nó nổi bật là sự liên kết các khu vực ở chỗ không chỉ giới hạn trong phạm vi đị a lý lãnh thổ mà nó bao gồm các thực thể đị a lý – kinh tế – chính t rị – xã hội… mà nó cho phép các chủ thể cùng tham gia tương tác trong khu vực có thể mở rộng và hợp tác trên những vấn đề có cùng lợi í ch và các vấn đề cùng quan tâm ví dụ như : Các thành viên trong hiệp hộ i các nước Đô ng Nam Á hiện nay không chỉ có 10 nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn mở rộng các mô hình hợp tác như ASEAN +3 (Bao gồ m 3 nước ở Đông Bắc Á : Trung Quốc , Nhật Bản , Hàn Quốc ) và thậm chí còn có cả các nước EU như Diễn đàn h ợp tác Á – Âu gọi tắt là ASEM… Đó thực chất là những ví dụ điển hình cho mở rộng các quan hệ đa quốc gia không có giới hạn về các yếu tố đị a lý trong khu vực mà còn mở rộng theo đa khu vực. Đây chí nh là các mô hì nh li ên kết đa quốc gia trong cùng một khu vực diễn ra ở các cấp độ khác nhau nhằm một mục tiêu chung là hướng tới thiết lập các quan hệ hợp tác toàn diện, tăng cường đối thoại , hiểu biết và hợp tác cùng có lợi dựa trên các quy chế , những nguyên tắc và lộ trì nh thực hiện các chí nh sách hợp tác cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội giữa các châu lục để duy trì một thế giới hòa bì nh và ổn đị nh cùng nhau phá t triển. 13 1.1.3. Chủ nghĩa khu vực mới Trong bài viết Logic cho nền hoà bình: ASEAN và khu vực hoà bình tại Đông Nam Á, TS. Muhadi Sugiono đã đặt vấn đề liên minh giữa quốc gia như sau: “trong một thế giới được đặc trưng bởi yếu tố vô chính phủ, hợp tác không phải là bước đi đầu tiên nhằm hướng tới liên minh thân cận. Không cần thiết phải có liên minh hay kẻ thù vĩnh viễn vì đồng minh hôm nay có thể là kẻ thù ngày mai”. Cách nhìn nhận của vị tiến sỹ này có lẽ đi ngược với những lời nói hoa mỹ mà các nhà ngoại giao vẫn thường dùng nhưng nó mang đầy tính lý luận rất logic một cách trực diện. Trong xu thế của một thế giới đầy biến động, đầy cạnh tranh, dẫu biết rằng sự cạnh tranh là tiền đề cho sự phát triển nhưng đôi lúc chỉ là “ngu ngốc” và có thể hủy hoại sự phát triển nhân loại bằng các cuộc chiến tranh, nhưng tính tự tôn dân tộc luôn thúc đẩy cá nhân ở mỗi quốc gia, các nhà cầm quyền dẫu có phải gạt bỏ một phần tính nhân văn để đem về lợi ích cho tổ quốc mình. Liên minh quốc gia đang trở thành một xu thế tất yếu, bởi thông qua khối liên minh đó, thông qua các hiệp định, hiệp thương sẽ đem lại lợi ích kinh tế qua xuất khẩu hàng hoá cũng như sự “đảm bảo” về an ninh quốc gia thông qua tiếng nói cộng quốc. Cùng với sự hình thành của Chủ nghĩa thể chế , vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 cũng nổi lên trường phái Chủ nghĩa khu vực mới trong quan hệ quốc tế. Đó là sự tổng hợp và bổ xung dựa trên cơ sở lý luận về tự do hóa thương mại và hội nhập khu vực được hình thà nh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai . Khác với khu vực bi ệt lập thì Chủ nghĩa khu vực mới không bị giới hạn bởi những rào cản tự nhiên mà nó là quần thể khu vực mang tí nh tổng hợp với các mối quan hệ xuyên biên giới, lãnh thổ , văn hóa hay dân tộc , xã hội… là xã hội có tính mở , tự do và dân chủ, có tổ chức hay cơ chế điều hành chung, có khả năng đưa ra quyết sách…đây là cơ sở lý thuyết bổsung cho việc nhì n nhận, đánh giá về tiến trình hợp tác và liên khu vực. Chủ nghĩa thể chế nhìn nhận ở góc độ nào đó nó nằm trong lòng chủ nghĩa khu vực , hợp tác khu vực không chỉ là hợp tác song phương mà còn là sự hợp tác 14 đa phương của các thể chế chí nh trị , và quan hệ giữa các thể chế hay giữa thể chế nào đó với một hay nhiều quốc gia trong khu vực hoặc ngoài khu vực nó sẽ chi phối quan hệ trong một khu vực mới . Khu vực không tồn tại tách biệt giữa các chủ thể mà là quần thể của các mối quan hệ trên các phương diện xuyên biên giới quốc gia – cơ sở cho thúc đẩy quan hệ. 1.1.4. Quan niệm về an ninh Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế với sự phát triển như vũ bão của các nền kinh tế trên thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như cuộc xung đột về các nguồn tài nguyên quý hiếm khi các quốc gia cạnh tranh nhau để tìm kiếm các nguyên liệu thô. Các tổ chức quốc tế bị khủng hoảng do các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gây nên , khủng bố vẫn là một sự đe dọa với tất cả các nước trên thế giới và mối lo ngại về cuộc xung đột hạt nhân trong những thập kỷ tới , việc sử dụng vũ khí hạt nhân ngày càng có nguy cơ xảy ra trong tương lai, do sự phổ biến công nghệ hạt nhân…đòi hỏi các nước cùng nhau hợp tác để giải quyết hơn là đối kháng, cạnh tranh nhau về quyền lực chính trị bởi muốn phát triển thì cần có một môi trường ổn đị nh , do đó thuật ngữ An ninh Chung ra đời . Việc thực hiện dựa trên sự cân bằng về lực lượ ng dựa trên sức mạnh liên minh quân sự hay tôn sùng , ủng hộ một trung tâm quyền lực nào đó sẽ không mang lại một nền an ninh chung . Theo đó các nước trước hết phải tôn trọng chủ quyền , cùng nhau tìm cơ chế hợp tác , tăng điểm đồng thuận , thu nhỏ những bất đồng , xung đột để đồng thuận cùng phát triển . Muốn vậy ngoài việc các nước phải hài hòa được yếu tố an ninh bên trong lẫn bên ngoài , cần phải có sự tương tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cho dù các nước có chế độ chí nh trị , trình độ phát triển khác nhau, ở các khu vực địa lý khác nhau vẫn có thể hợp tác an ninh với nhau trong đó cần phải c hú ý tới những nước láng g iềng xung quanh , có sự gần gũi nhau về mặt đị a lý sẽ là mối quan hệ quan tâm hàng đầu để 15 có sức mạnh hạn chế hay chống lại sự can thiệp hay sức ép từ bên ngoài đảm bảo có một môi trường ổn đị nh phát triển cho khu vực và trên thế giới . 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những vấn đề lịch sử Chiến tranh vừa kìm hãm , vừa thúc đẩy quan hệ hai bên, không thể giải quyết các vấn đề bằng chiến tranh trong bối cảnh hiện nay, mà phải qua hợp tác đàm phán. Tuy nhiên những vẫn đề trong lị ch sử đã để lại những mố i nghi kỵ dân tộc sinh ra từ những cuộc chiến tranh giữa các nước với nhau trước đây . Đặc biệt là trong quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đề lị ch sử đã í t nhiều tạo ra tâm lý e nga,̣ i đề phòng lẫn nhau, hạn chế sự cởi mở và có nhiều hạn chế trong hợp tác lẫn nhau . Hiện nay vấn đề nhận thức lị ch sử được coi là cơ sở cho sự phát triển của quan hệ Trung – Nhật đã gây nên tranh cãi giữa hai nước từ nhiều năm nay . Người dân Trung Quốc không bao giờ quên những tôi ác mà người Nhật đã gây ra trong quá khứ, còn Nhật Bản không những không thừa nhận về những hành vi tội ác của họ cho người dân Trung Quốc mà thậm chí các thế lực cực hữu của Nhật còn phủ nhận, bóp méo sự thật về những hành vi sai trái của họ . Mối quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản luôn rơi vào trạng thái căng thẳng tron g vấn đề lị ch sử để lại như việc Nhật Bản phát hành sách giáo khoa lịch sử họ đã sửa từ “xâm lượ c” thành “tiến vào Trung Quốc ” và Nhật giải thí c h rằng để chống lại phương Tây họ không thể không tiến hành ch iến tranh “giải phóng Châu Á ”. Hay việc vào ngày 15 tháng 8 hàng năm, không í t những quan chức của Nhật thuộc phe c ánh hữu đến viếng đền Yasukuni nơi thờ khoảng 2,5 triệu người chết trận trong đó có 14 tội phạm trong chiến tranh thế giới lần thứ hai . Đặc biệt là trong số các Thủ tướng của Nhật có Thủ tướng Koizumi từ khi lên nhận chức đã có 5 lần đến viếng đền thờ Yasukumi hàng năm và mặc dù làn sóng phản đố i của Trung Quốc và một số nước ở Châu Á rất mạnh mẽ về những hành động này nhưng ông Koizumi vẫn tuyên bố vẫn sẽ đến 16 viếng tại đền thờ mặc dù ông nói những chuyến đến thăm không nhằm mục đích ca ngợi chiến tranh trong quá khứ và bác bỏ mọi sự chỉ trí ch từ phí a Trung Quốc . Những vấn đề trong lị ch sử ảnh hưởng rất lớn trong quan hệ chí nh trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản . Có những lúc quan hệ tưởng trừng như làm đóng băng tình cảm giữa hai nước và nó gây nên hệ quả về mặt lâu dài trong quan hệ ha i nước thậm chí một số nhà phân tí ch cho rằng vấn đề đền Yasukumi đang diễn biến t heo chiều hướng lòng tự tôn dân tộc , đã kí ch động đến tì nh cảm theo Chủ nghĩa Dân tộc và làm cho vấn đề khó giải quyết . Như vậy, vấn đề nhận thức trong lị ch sử đã và đang là trở ngại trong quan hệ chính trị , ngoại giao giữa Trung Quốc – Nhật Bản . Trước xu hướng toàn cầu hóa kinh tế mặc dù trong quan hệ chí nh trị hai nước lúc “Nóng” lúc “Lạnh” thì xu hướng hợp tác vẫn là tất yếu , năm 1978 hai nước đã ký Hiệp ước Hòa bình hữu nghị Trung – Nhật, năm 1972 và 1998 là Tuyên bố chung . Giữa hai nước đã nêu nên việc hai nước xây dựng hòa bì nh hữu nghị , bình thường hóa quan hệ ngoại giao, phát triển quan hệ láng riềng hữu nghị phù hợp với lợi ích của nhân dân ha nước. Đồng thời cũng đóng góp cho sự hòa hoãn cục diện căng thẳng i ở Châu Á và bảo vệ hòa bình thế giới , thúc đẩy phát triển trong thế kỷ XXI . 1.2.2. Toàn cầu hoá kinh tế và nhu cầu phát triển hai bên Chiến tranh lạnh kết thúc , thế giới hai cực bị phá vỡ , toàn cầu hóa đã làm cho trật tự thế giới theo hướng đa cực . Khi chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan vỡ , thì Mỹ lại có ưu thế vượt trội và có tham vọng làm bá chủ thế giới , các nước đang phát triển cố gắng vươn lên để có cơ hội cất cánh . Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu của lịch sử , nó gây tác động tới mọi mặt của thế giới . Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; từ sự mở rộng các tôn giáo ra ngoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, sự trao đổi công nghệ, 17 sự phát triển gắn với hiện đại hoá… Toàn cầu hoá kinh tế là kết quả của sự quốc tế hoá sản xuất cao độ và phân công quốc tế, nó xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển thấp, giao thông kém phát triển, quy mô sản xuất và trao đổi nhỏ bé, thị trường khép kín, không có thị trường mang ý nghĩa hiện đại. Khi nền sản xuất tư bản phát triển, thị trường thế giới mở rộng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc” 1. Luận điểm này của C.Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, sự quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã được bắt đầu từ khi Chủ nghĩa tư bản mở rộng thị trường thế giới, khi phát hiện ra châu Mỹ cách đây hơn 500 năm. Sự phát triển của quốc tế hoá đời sống kinh tế lúc đầu còn theo ngành dọc, theo hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc thực dân, trên cơ sở sự phân công quốc tế và xuất khẩu tư bản xuất phát từ các chính quốc đến các nước thuộc địa, thông qua bạo lực và bóc lột kinh tế. Khi Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các thế lực đế quốc trong phân chia thuộc địa và thị trường thế giới, sự quốc tế hoá đời sống kinh tế đã mở rộng cả theo chiều ngang. Rồi các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai nổ ra, quan hệ chính trị và kinh tế thế giới đảo lộn, khủng hoảng và biến động, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế bị đẩy lùi. Sự xuất hiện nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917 và hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai tạo nên một kiểu quan hệ mới giữa các quốc gia dân tộc. Kiểu quan hệ mới này 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 601, 602 18 bước đầu mở ra kiểu quốc tế hoá đời sống kinh tế mới, dựa trên tính ưu việt của hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa, nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế của Chủ nghĩa tư bản, đặt nền móng cho sự quốc tế hoá chân chính. Song, do những thăng trầm của lịch sử, trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô sụp đổ, hệ thống Xã hội chủ nghĩa tan rã, kiểu quan hệ kinh tế quốc tế này đã kết thúc. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất vẫn ngày càng phát triển. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức hình thành, đời sống kinh tế quốc tế hoá, toàn cầu hoá; các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển và trở thành lực lượng chi phối thế giới. Có thể nói, từ sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá kinh tế dường như chủ yếu gắn liền với Chủ nghĩa tư bản. Mặc dù vậy, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số nước Xã hội chủ nghĩa và những nước này đang phát triển. Do vậy, nghiên cứu toàn cầu hoá kinh tế không thể bác bỏ một thực tiễn lịch sử là toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh hình thành cục diện kinh tế đa cực, hình thành một trật tự kinh tế, chính trị quốc tế mới, trong đó có hình thức phát triển, hợp tác, cạnh tranh và cùng nhau phồn vinh của các quốc gia dân tộc , và toàn cầu hoá là xu thế khách quan đang diễn ra trong thời đại hiện nay. Lịch sử của quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế rất lâu dài, và phải thấy rằng, cơ cấu của toàn cầu hoá bắt đầu từ sự hình thành nhà nước, quốc gia dân tộc và tư nhân hoá - những cỗ xe đi đến hiện đại. Kết quả tất yếu là sự mở rộng thị trường thế giới. Mở rộng thị trường thế giới gắn với việc phát triển lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất của Chủ nghĩa tư bản. Sự hiện đại hoá lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Chủ nghĩa tư bản dẫn tới toàn cầu hoá. Nó đi trước và quyết định quá trình toàn cầu hoá. Song, cho đến nay, toàn cầu hoá lại là một trong những điều kiện để hiện đại hoá thế giới, bất chấp ý muốn của ai. Sự phát triển của phương Tây thúc đẩy hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Bởi vậy, việc hiện đại hoá của thế giới, trong đó có các nước đang phát triển ở phương Đông không thể bỏ qua một 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan