Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ việt nam - nhật bản sau chiến tranh lạnh từ góc nhìn địa chính trị...

Tài liệu Quan hệ việt nam - nhật bản sau chiến tranh lạnh từ góc nhìn địa chính trị

.PDF
88
1038
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------***------------ NGUYỄN THỊ HỒNG MINH QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH TỪ GÓC NHÌN ĐỊA CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Hà nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------***------------ NGUYỄN THỊ HỒNG MINH QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH TỪ GÓC NHÌN ĐỊA CHÍNH TRỊ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 603120 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Hà Hà nội - 2010 MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN ....................................................................................................... 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về địa chính trị ..................................................... 11 1.1.1. Lịch sử tư tưởng về chính trị và các phượng diện tiếp cận chủ yếu ........ 11 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của địa chính trị - (địa chính trị quốc gia)........ 19 1.1.3. Vai trò của tài nguyên địa chính trị ......................................................... 23 1.2. Những nhân tố địa chính trị tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ..................................................................................................................... 25 1.2.1. Tầm quan trọng của khu vực biển Đông Việt Nam ................................. 25 1.2.2. Từ quan hệ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng và Hoa Kỳ ............ 27 1.2.3. Nhân tố Trung Quốc................................................................................. 30 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN HẬU CHIẾN TRANH LẠNH TỪ GÓC NHÌN ĐỊA CHÍNH TRỊ..................................................................................... 36 2.1. Thực trạng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hậu chiến tranh Lạnh từ góc nhìn địa chính trị ....................................................................................... 36 2.1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ chiến tranh Lạnh ........................ 36 2.1.2. Những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh .......................................................................................................... 40 2.1.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản .............................................................................. 45 2.1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam và vị trí của Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ............................................................................. 51 2.2. Xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ góc nhìn địa chính trị ....................................................................................................... 58 2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động tới quan hệ hai nước từ góc nhìn địa chính trị......................................................................................................... 58 2.2.2. Triển vọng phát triển quan hệ giữa hai quốc gia ..................................... 68 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 85 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AMF Qũy tiền tệ châu Á APEC Hiệp hội các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương WTO Tổ chức thương mại thế giới PAP Đảng nhân dân hành động Singapo NGO Tổ chức phi chính phủ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Địa chính trị là tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Cứ nhìn vào bản đồ của một nước là biết được chính sách đối ngoại của nước đó (Napôlêông). Địa chính trị trở thành nhân tố tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chính sách của mỗi nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, những giá trị của nguồn tài nguyên này không mang tính nhất thành bất biến, mà còn phụ thuộc vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào, ứng với bối cảnh nào. Nói đến địa chính trị là nói đến mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố địa lý và chính trị. Khái niệm này có ý nghĩa luận giải các mối quan hệ quốc tế, và chính sách phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự phân bổ quyền lực trên cơ sở địa lý trong những thời điểm lịch sử cụ thể. Do đó, khi nói đến lợi thế của mỗi quốc gia về nguồn tài nguyên này là nói đến sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó vừa có cái thế về mặt địa lý - tự nhiên, lại vừa phải kết hợp với một bối cảnh chính trị kinh tế quốc tế và khu vực thuận lợi. Trong đó, cục diện kinh tế - chính trị xung quanh được xem là nhân tố quyết định. Căn cứ vào những tiêu chí trên, hiện Việt Nam đang được xem là quốc gia có nhiều lợi thế về địa chính trị. Về địa lý - tự nhiên, bản đồ Việt Nam kéo dài từ Bắc xuống Nam, với hơn 3000 km đường bờ biển, Việt Nam lại nằm ở vị trí tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, do đó, lợi thế địa chính trị của Việt Nam có thể được phát huy theo hai hướng: Một là làm “cửa ngõ’ ra biển của nội địa châu Á; Hai là làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương trên biển và trên không đi qua biển Đông, thông ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cơ sở quan trọng để phát huy những yếu tố đó lại phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh chính trị - kinh tế xung quanh. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi trật tự thế giới phân ra làm hai cực (Xô - Mỹ) với những cuộc đối đầu quyết liệt về chính trị và tư tưởng, thì vai trò của địa chính trị đã được “nhắc đến” và góp phần viết nên một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam với học thuyết Domino của Hoa Kỳ. 1 Học thuyết đã ám ảnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam, và Việt Nam được coi là cái nút thắt quan trọng. Điều này khiến cho Hoa Kỳ ngày càng dính líu và cuối cùng can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới bước sang một trạng thái phát triển mới với những xu thế mới. Nổi bật là xu thế toàn cầu hóa khiến cho tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng; Đó là xu thế toàn thế giới đang ngày càng bị chi phối và phụ thuộc hơn vào các cường quốc. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bởi vậy, nếu các quốc gia không có sự nhạy bén trong quan sát để có chính sách đối ngoại linh hoạt và đúng đắn sẽ nhanh chóng bị mất phương hướng trong bàn cờ của những nước lớn và sớm trở thành một bộ phận trong tương lai của người khác. Một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các chính sách đối ngoại phù hợp là dựa vào tài nguyên điạ chính trị. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay (nhìn từ góc độ địa chính trị), xét về tham vọng và tầm với của các nước lớn thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn cường quốc: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Trong đó, Nhật Bản là cường quốc đề cao tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao với Việt Nam hơn cả. Lý giải điều này cho thấy: Đối với Trung Quốc, Việt Nam vốn là cửa ngõ thông xuống phía Nam, nhưng ngày nay vai trò đó đang ngày càng giảm dần khi Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với Myanmar để mượn đường thông ra Ấn Độ Dương, đồng thời thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Indonexia - là quốc gia có vùng biển nối liền từ Ấn Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, nếu không có Việt nam thì Trung Quốc vẫn bảo đảm lưu thông tới Ấn Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á. Đối với Mỹ, với tham vọng “lãnh đạo thế giới” nên trước sự trỗi dậy của Trung Quốc buộc Mỹ phải để mắt đến biển Đông và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đầu năm 2009, BMI (Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế) đưa ra dự báo: quan hệ Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được cải thiện với việc “Mỹ coi Việt Nam như một đồng minh địa chính trị ở Đông Nam Á”. Tuy nhiên, tham vọng của Mỹ không chỉ ở khu vực 2 biển Đông hay Đông Nam Á, bởi vậy, tầm quan trọng của mối quan hệ Việt - Mỹ đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ cũng chỉ được đặt ở mức độ nhất định. Đối với Ấn Độ, có quan điểm cho rằng: “Nếu có Việt Nam là đồng minh khu vực và đối tác an ninh thân cận, giống như quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan, thì Ấn Độ có thể “ăn miếng trả miếng” với Trung Quốc” Bharat Karnad - Chuyên gia về An ninh quốc gia thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ. Như vậy, đối với Ấn Độ mục đích chủ yếu là muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc. Với mục đích này thì chính sách đối ngoại giữa hai nước cũng ở mức độ biểu hiện nhất định. Còn riêng đối với Nhật Bản, Việt Nam đóng một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này. Cũng như Ấn Độ, Nhật Bản luôn nuôi tham vọng làm cường quốc châu Á, nên trước hết Nhật Bản cần có Việt Nam như một đồng minh địa chính trị chiến lược nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hơn thế, biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật, 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, thì coi như Nhật nằm trong tay Trung Quốc. Do đó, xét về chính trị, quân sự hay kinh tế thì vai trò đồng minh với Việt Nam trở nên đặc biệt quan trọng đối với những chiến lược phát triển cũng như tham vọng của Nhật Bản. Đối với Việt Nam, là một đất nước đang phát triển, Việt Nam rất cần những điều kiện nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, trong khi Nhật Bản đang là cường quốc về tài chính, về khoa học công nghệ,...Tất cả những điều mà Việt Nam đang cần cho sự phát triển kinh tế của mình. Hơn thế, sự cạnh tranh về quyền lực giữa các nước lớn đòi hỏi Việt Nam cần nhanh nhạy trong việc tìm cho mình một đồng minh chiến lược để có thế thành công trong “vùng nước xoáy”. Những điều này cho thấy về phía Việt Nam cũng rất cần coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản. Xem xét quan điểm của Nhật Bản đối với Việt Nam, cùng những lợi ích mà Việt Nam có thể có trong quan hệ với Nhật Bản nhằm đạt những mục tiêu phát 3 triển kinh tế, cho thấy quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản cần phải được nghiên cứu đúng với tính cấp thiết của nó. Một trong những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu mối quan hệ này là nhân tố địa chính trị. Việc tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên cơ sở địa chính trị sẽ cho ta thấy được tầm quan trọng trong quan hệ này đối với mỗi quốc gia, đồng thời là cơ sở để mỗi nước ứng xử với các nước xung quanh. 2. Tình hình nghiên cứu Thực tiễn quan hệ Việt - Nhật từ sau chiến tranh Lạnh với những bước phát triển vượt bậc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu biểu trong số đó là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả: GS. Kimura Hiroshi, GS. Furuta Motoo và TS. Nguyễn Duy Dũng, có tên: Những bài học về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Công trình tập trung nghiên cứu chủ yếu về vai trò và tác động của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời phân tích những nhận thức của Nhật Bản đối với Việt Nam và Việt Nam đối với Nhật Bản, từ đó xác định vị trí của mỗi quốc gia trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Theo GS. Furuta: Giai đoạn này là "thời đại mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản". PGS. TS Vũ Văn Hà là một trong những người nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Trong công trình nghiên cứu: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển vọng, ông đã đề cập đến sự bùng nổ quan hệ kinh tế giữa hai nước trong những năm 1990 (sau chiến tranh Lạnh), cùng những biến đổi trong chính sách đối ngoại của hai quốc gia, đồng thời phân tích những nguyên nhân đã thúc đẩy mối quan hệ đó. Cũng nghiên cứu về quan hệ Việt - Nhật trên lĩnh vực kinh tế, hai tác giả Vũ Văn Hà và Dương Phú Hiệp đã đưa ra công trình nghiên cứu về: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới những năm gần đây và triển vọng. Đặc biệt, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thúc 4 đẩy mối quan hệ hai nước, các tác giả đã đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của mối quan hệ này. Công trình 25 năm mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với sự đồng chủ biên của Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Trần Anh Phương (1973 - 1998) đã khái lược được lịch sử mối quan hệ Việt - Nhật, nhất là giai đoạn 1973 đến Nay. Đặc biệt, công trình đã phân tích được những tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị - an ninh, đồng thời phản ánh nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi nước, dựa trên cơ sở chính là vị trí địa lý và vai trò của biển Đông. Gần đây, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện đề tài: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về lịch sử quan hệ Việt - Nhật với những đánh giá sâu sắc về hiện trạng cũng như xu hướng phát triển trên hầu hết các lĩnh lực: kinh tế; chính trị - ngoại giao và văn hoá. PGS. TS Ngô Xuân Bình với công trình: Nhận diện quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cho rằng: Có ba cơ sở để tạo lập và thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là: Địa - kinh tế, Địa - chính trị và Địa - văn hoá. Và dựa trên ba cơ sở đó để phân tích quan hệ Việt - Nhật trên ba lĩnh vực tương ứng. Nhìn chung, các công trình nói trên đã phân tích một cách sâu sắc về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh đến Nay, trên hầu hết các lĩnh vực, đồng thời đặt mối quan hệ đó trong cục diện chung của thế giới, mà đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những công trình trên chưa tập trung lý giải một cách một cách đầy đủ về căn nguyên làm hình thành và duy trì mối quan hệ đó từ góc nhìn địa - chính trị. Đây được coi là một trong những căn nguyên quan trọng nhất chi phối và quy định đến mối quan hệ Việt - Nhật. 5 Khái niệm “địa chính trị” từ lâu đã được các học giả sử dụng để nghiên cứu như một nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa các quốc gia trên phạm vi khu vực và toàn thế giới. Là một chuyên ngành của khoa học chính trị, “Địa chính trị” trên thế giới vốn được chú ý nghiên cứu từ khá lâu (từ cuối thế kỷ XIX). Những tác phẩm từng có ảnh hưởng sâu rộng và mang ý nghĩa như một sự khai mở ban đầu cho chuyên ngành này, gồm: Tác phẩm “Influence of Sea Power upon History” (Ảnh hưởng của quyền lực biển đối với lịch sử) của Mahan, xuất bản năm 1890. Đây được coi là là “luận thuyết sấm sét” ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định quân sự của Oasinhton sau này với sự khẳng định của Mahan về vị trí địa lý như là yếu tố quan trọng hàng đầu và sức mạnh thực sự thuộc về những quốc gia biển chứ không phải các các quốc gia lục địa. Tác phẩm “Democratic ideals and reality” - (Lý tưởng dân chủ và thực tế), xuất bản năm 1904 và “The geographical pivot of history” (Cơ sở địa lý của lịch sử) xuất bản năm 1914 của Mackinder. Đây là hai tác phẩm nổi tiếng về địa chính trị làm nền tảng cho sự ra đời của một môn khoa học mới là địa lý - chính trị. Các tác phẩm tập trung vào việc phân tích mối tương quan giữa địa lý và chính trị. Ngoài ra các tác phẩm như: “The state as a Form of Life” (Nhà nước như là một hình thái của sự sống) xuất bản năm 1916; và “Foundations for a System of Politics” (Những cơ sở của hệ thống chính trị), xuất bản năm 1920 của Rudolf Kjellen , hay “L Espace Vital” của Ratzel, tạm dịch là “Không gian sinh tồn”. Mặc dù những luận thuyết này ra đời nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị của phát xit Đức, song về mặt khoa học nó cũng đóng góp những nội dung tư tưởng quan trọng trong việc khẳng định mối quan hệ của giữa địa lý và chính trị cũng như những tác động tất yếu giữa hai yếu tố này trong tiến trình đi đến các mục tiêu và tham vọng quốc gia. 6 Từ thập kỷ 80, đặc biệt là thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, sau một thời gian ít được nghiên cứu thuật ngữ địa chính trị trở lại với nhiều nội hàm mới. Tư tưởng địa chính trị thời kỳ này nổi bật với học thuyết "chủ nghĩa Đại Dương mới” của Huntington trong tác phẩm “Sự va chạm giữa các nền văn minh”, nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa lục địa và đại dương, giữa phương Tây và phương Đông. Thông qua việc nghiên cứu đối sánh giữa các nền văn minh lớn trên thế giới S.Huntington xác định các trung tâm quyền lực trên thế giới, đồng thời định hình các cực của những xung đột quốc tế trong tương lai, mà theo ông một bên là Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo còn bên kia là phương Tây. Bên cạnh đó khoa học địa chính trị còn ghi tên Francis Fukuyama với thuyết “toàn cầu mới” trong tác phẩm “Sự cáo chung của lịch sử?”. Theo lý thuyết này, tất cả các bộ phận trên hành tinh được cơ cấu giống như các electron trong nguyên tử, và quỹ đạo của nó sẽ chuyển động hướng tâm, với hạt nhân là các trung tâm quyền lực kinh tế. Ngoài ra, tác giả Zbigniew Brzenski – nhà chiến lược chính trị, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trong cuốn “Bàn cờ lớn” cũng bàn về sự dịch chuyển địa chính trị trên quy mô toàn cầu từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc và Mỹ sẽ là bộ đôi làm thay đổi thế giới. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về chuyên ngành địa chính trị đến nay vẫn còn rất khiêm tốn. Thấp thoáng một vài bài viết có tính chất tổng kết lại những quan điểm đã có trong lịch sử nghiên cứu địa chính trị thế giới, như: Công trình “Khái quát lịch sử phát triển tư tưởng địa chính trị thế giới” (1999) của tác giả Nguyễn Thế Lực (Viện Quan hệ quốc tế - Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Báo cáo chuyên đề hội thảo khoa học: “Một số vấn đề địa lý chính trị và địa chính trị hiện nay” (2008) của tác giả Châu Ngọc Thái (Khoa Địa lý Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh); và những nghiên cứu của tác giả Lương Văn Kế được tập hợp trong tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế - phần địa chính trị của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà 7 Nội. Nổi bật gần đây là công trình nghiên cứu khá công phu của tác giả Vũ Hồng Lâm (nghiên cứu sinh tại đại học Havar): “Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam” (2005). Công trình đã đưa ra những quan điểm của tác giả về địa chính trị và nhìn nhận nó như một tài nguyên của quốc gia, từ đó có những đánh giá về vai trò, vị thế của Việt Nam trên cơ sở của nguồn tài nguyên này. Gần đây nhất là công trình “Sự biến động địa chính trị Đông Á hai thập niên đầu thế kỷ XXI - Những vấn đề đặt ra và đối sách của Việt Nam” của tác giả Trần Khánh (chủ biên) - Viện nghiên cứu Đông Á. Công trình đã có sự tiếp cận hệ thống từ lịch sử tư tưởng địa chính trị, cũng như khu trú được phạm vi tiếp cận đối với khái niệm này, qua đó xem địa chính trị như là cơ sở cho những kiến giải về quan hệ quyền lực ở khu vực Đông Á. Nhìn chung, những nghiên cứu về địa chính trị ở Việt Nam còn khá hạn chế, và các công trình lấy địa chính trị làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ quốc tế lại càng hiếm hoi và hầu như chưa có công trình nghiên cứu mối quan hệ Việt - Nhật từ góc nhìn này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách lý giải khác nhau: từ khía cạnh tương trợ về lợi ích kinh tế, sự tương hỗ trong các mục tiêu chính trị hay sự tương đồng văn hoá, song có lẽ cần có sự thừa nhận sâu hơn và để toàn diện hơn từ căn nguyên địa chính trị khi xem xét quan hệ Việt - Nhật. Với tất cả những lý do trên đây, tôi chọn chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sau chiến tranh Lạnh từ góc nhìn địa chính trị” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn: Từ góc nhìn địa chính trị góp phần làm rõ hơn căn nguyên thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời dự báo triển vọng và xu hướng phát triển của quan hệ hai nước. Nhiệm vụ của luận văn: - Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lý thuyết địa - chính trị 8 - Xuất phát từ thực trạng quan hệ Việt - Nhật, làm rõ những ảnh hưởng của nhân tố địa chính trị tới chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia. - Đánh giá và phân tích được xu hướng phát triển của quan hệ hai nước trên cơ sở địa chính trị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên cơ sở địa chính trị. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ giữa hai nước dưới góc nhìn địa chính trị giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh đến Nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa MácLenin. - Sử dụng một số phương pháp chuyên ngành và liên ngành như: so sánh, lôgic - lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống… 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn về tài nguyên địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. - Bước đầu có những phân tích về quan hệ giữa hai nước nhìn từ căn nguyên địa chính trị trong giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh đến Nay. - Đóng góp một số ý kiến trong việc xác lập cơ sở và dự báo xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN 1.1 Một số vấn đề lý luận về địa chính trị 1.1.1 Lịch sử tư tưởng địa chính trị và các phương diện tiếp cận chủ yếu a. Lịch sử tư tưởng địa chính trị Trong tác phẩm “Geography” - một tác phẩm cổ xưa về chính trị, nhà địa lý học người Hy Lạp Strabo đã nhận xét: “Sứ mệnh chủ yếu của địa lý học là phục vụ cho nhu cầu của nhà nước”[25, tr.798]. Sau này, Napoleong cũng nhận định: Biết được vị trí của một quốc gia sẽ biết được chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Như vậy, việc vận dụng những yếu tố địa lý vào các hoạt động ch ính trị vốn được nhận thức từ rất sớm, tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hoạt động nhận thức này mới thực sự phát triển để hình thành nên ngành khoa học về địa chính trị với hệ thống các quan điểm, các trường phái nghiên cứu khác nhau. Alfred Thayer Mahan 1 được coi là cha đẻ của địa chính trị học. Tư tưởng nổi bật của Mahan về địa chính trị là: Ông đề cao vai trò của biển đối với sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, và cho rằng những quốc gia có lối vào biển thì dễ trở thành cường quốc hơn là các quốc gia nằm hoàn toàn trong lục địa. Với việc đề cao vai trò của biển, tư tưởng địa chính trị của Mahan nhấn mạnh đến yếu tố vị trí lãnh thổ sẽ quy định sức mạnh và quyền lực của một quốc gia. Tác giả thứ hai là Sir Halford Mackinder với học thuyết “vùng đất trung tâm”2. Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mackinder và Mahan là cả hai ông 1 Alfred Thayer Mahan (1840 – 1914), là một lý thuyết gia người Mỹ. Những tư tưởng tiêu biểu của ông về địa chính trị được tập trung trong tác phẩm vốn được coi là kinh điển của địa chính trị học là: “Sự ảnh hưởng của quyền lực hàng hải đối với lich sử”, viết năm 1890. 2 Mackinder (1861 – 1947) với học thuyết “vùng đất trung tâm” đã đưa ra một công thức nổi tiếng: Ai chiếm được Đông Âu thì sẽ chiếm được vùng đất trung tâm (ý nói đến nước Nga) – Ai chiếm được vùng đất trung tâm sẽ chiếm được hòn đảo của thế giới (ý nói lục địa Á – Âu) – Ai chiếm được hòn đảo thế giới sẽ kiểm soát được cả thế giới. 10 đều nhìn thấy mối quan hệ gần gũi giữa yếu tố địa lý với yếu tố chính trị của mỗi một quốc gia. Song, nếu Mahan tuyệt đối quyền lực biển thì lập luận căn bản của Mackinder lại ở chỗ: Chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ XX đã đem lại quyền lực cho đất. Đó là sự phát triển của các đường xe lửa, hệ thống đường cao tốc… sẽ đem lại việc kiểm soát giao thông trên bộ nhiều hơn. Mackinder đã đưa ra thuật ngữ “vùng đất trung tâm” với lập luận: Các trung tâm quyền lực chính trị thì luôn có xu hướng mở rộng về mặt lãnh thổ địa lý. Như vậy, trong tư tưởng của Mackinder về địa chính trị, ông hướng tới vai trò của phạm vi lãnh thổ đối với quyền lực của quốc gia. Về mối quan hệ giữa các quốc gia, Mackinder cho rằng: Thế giới này là một hệ thống khép kín, nên một sự thay đổi nhỏ nào thuộc hệ thống cũng sẽ làm thay đổi sự cân bằng các mối quan hệ trên những phần còn lại. Thứ ba là nhóm các nhà tư tưởng địa chính trị Đức, với ba đại diện: Fridrich Ratzel, Rudolf Kjellen và Karl Haushofer. Ratzel 1 Ông cho rằng: Địa chính trị là căn cứ nhằm xác định sức mạnh của một quốc gia nhờ hình dáng địa lý, đường biên giới trên đất liền và đại dương của mình, đồng thời nhờ đó mà tiến hành kiểm soát các hoạt động thực tế của các quốc gia ở ngoài lãnh thổ của mình thông qua các căn cứ hải quân và các thuộc địa mà quốc gia này có được. 1 Fridrich Ratzel (1846 - 1911), là một học giả người Đức. Tác phẩm nổi tiếng của Ratzel là “L Espace Vital”, tạm dich là “Không gian sinh tồn”. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của ông xuất bản năm 1902, đề cập đến 7 định luật bành trướng của một quốc gia, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố lãnh thổ là mục tiêu chính cho các cuộc mở rộng không gian sinh tồn - tức là các cuộc bành trướng xâm chiếm lãnh thổ; Gồm: 1. Không gian của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó, nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hoá nền văn minh kém tiến bộ hơn. 2. Lãnh thổ quốc gia sẽ phát triển theo tỷ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của quốc gia. 3. Việc bành trướng của một đế quốc được thực hiện qua cách “hấp thụ và tiêu hoá”các nước nhỏ. 4. Đường biên quốc gia không xác định mà chỉ là tạm thời để đánh dấu giữa hai giai đoạn của quá trình bành trướng. 5. Quá trình bành trướng đất (lãnh thổ) là mục tiêu chính. 6. Mục tiêu bành trướng là các quốc gia yếu – kém kề cận, và sẽ không thể đạt mục tiêu bành trướng nếu láng giềng là cường quốc. 7. Hiện tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng. 11 Kjellen 1 Là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "địa chính trị" để nói về vị trí của một quốc gia với tư cách là một thực thể sống trong không gian, ông định nghĩa: Địa chính trị là khoa học coi quốc gia là một tổ chức về mặt địa lý hay một hiện tượng trong không gian. Và giữa các "tổ chức" (quốc gia) đó luôn luôn có sự đấu tranh với nhau nhằm giành các lợi ích, nguồn lực cần thiết cho sự sống, trong đó lãnh thổ là cái quan trọng nhất. Haushofer2 Kế thừa ý tưởng về khái niệm “không gian sinh tồn” của Ratzel, Haushofer đưa ra học thuyết về “khoảng không để sống”, “khoảng không để tồn tại” và cho rằng: Lịch sử đang diễn ra là lịch sử của các “khoảng không tồn tại” của mỗi quốc gia, chính vì thế mỗi nhà nước, mỗi quốc gia có quyền mở rộng “khoảng không sống” - tức, đi xâm lược nước khác. Về địa chính trị học, ông cho rằng: Địa chính trị là một ngành khoa học mà mục đích của nó là nghiên cứu địa lý làm sao để phục vụ cho việc bành trướng của nước Đức quốc xã. Với ông, khái niệm quyền lực chính trị và quyền lực địa chính trị là một. Các quan điểm về địa chính trị của các tác giả thuộc trường phái địa chính trị Đức tuy khác nhau song về cơ bản có những điểm chung như sau: 1. Coi các nhà nước là thực thể chính trị cơ bản; 2. Mọi hoạt động của nhà nước phụ thuộc rất lớn vào yếu tố lãnh thổ; 3. Tương tác giữa các nhà nước luôn mang tính cạnh tranh nên chiến tranh là chuyện thường tình; 4. Trong thời đại công nghiệp, diện tích tối ưu của các nhà nước có xu hướng mở rộng. 1 Rudolf Kjellen (1846 - 1922), là một học giả người Thuỵ Điển và là người chịu ảnh hưởng rất sâu sắc những tư tưởng địa chính trị của Fridrich Ratzel. Những tác phẩm chủ yếu của ông có đóng góp cho sự phát triển lý thuyết địa chính trị là: “The state as a Form of Life” (Nhà nước như là một hình thái của sự sống), 1916; và “Foundations for a System of Politics” (Những cơ sở của hệ thống chính trị), 1920. 2 Karl Haushofer (1869 – 1946), một học giả người Đức, là người có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến Hitle. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (từ năm 1924), Haushofer đã lập ra Viện Địa chính trị và tiến hành xuất bản Tạp chí về địa chính trị với tên gọi “Zeitschirift Fiir Geopolitik”. 12 Với những quan điểm này, khoa học địa chính trị ở Đức đã trở nên phản động khi quá nhấn mạnh đến tính đấu tranh sinh tồn trong quan hệ giữa các nhà nước và tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố lãnh thổ. Sau thế chiến hai và đặc biệt là sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, thuật ngữ “địa chính trị” sau một thời gian bị lãng quên đã trở lại và dần phát triển. Song lúc này, những nghiên cứu về địa chính trị không còn hướng vào việc nghiên cứu sức mạnh của những quốc gia riêng rẽ xoay quanh quyền lực biển hay quyền lực đất, mà khái niệm này đã có sự nhận thức mới. Tiêu biểu là tác giả Saul Cohen với tư tưởng về sự phân chia các khu vực địa chính trị trên thế giới, hình thành cấu trúc quyền lực trong các mối quan hệ không gian, trong đó Mỹ là siêu cường. Gatdi đưa ra các định chuẩn địa chính trị của mỗi quốc gia bao gồm: lợi ích quốc gia, những nguy cơ bên ngoài đe doạ lợi ích đó và phương án chống nguy cơ. Ngoài ra, các tác giả như: Joseph S.Nye với tác phẩm “Nghịch lý sức mạnh Mỹ”; Maridon Juareno với tác phẩm “Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI”; Zbigniew Brzezinski với tác phẩm “Bàn cờ lớn”; Samuel Hungtington với tác phẩm “Sự va chạm giữa các nền văn minh”; Thomas L.Friedman với hai tác phẩm “Thế giới phẳng” và “Chiếc Lexus và cây ôliu”… Tất cả những tác giả này tuy tư tưởng khác nhau, song cùng bàn về địa chính trị với ý nghĩa là cấu trúc quyền lực chính trị của thế giới, nhằm tìm kiếm lời giải cho một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh. Gần đây, một số quan điểm về địa chính trị đã được đưa ra: TS. Vũ Hồng Lâm1: “Tài nguyên địa chính trị của một nước là sự kết hợp của địa thế, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của nước đó với những vận hội mà cục diện chính trị và kinh tế quốc tế mở ra cho nước đó” [22]. GS. Brow và GS. Elidabet: “Địa chính trị là ngành học mà mục đích của nó nhằm giải thích các quan hệ quốc tế dựa một cách căn bản vào việc nghiên cứu các 1 Vũ Hông Lâm hiện là nghiên cứu sinh tại đại học Havard, với chuyên ngành sâu là An ninh châu Á 13 yếu tố địa lý, tức là dựa trên các yếu tố địa lý để đưa ra các học thuyết giải thích các quan hệ quốc tế”[4, tr.11] Nguyễn Trần Bạt: “Địa chính trị là khoa học nghiên cứu các yếu tố địa lý chi phối xu thế và thái độ chính trị của quốc gia hoặc khu vực”[1]. Tóm lại, nhìn vào lịch sử tư tưởng địa chính trị cho thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau, tiếp cận từ những góc độ và cấp độ khác nhau, song giữa những sự khác nhau đó vẫn xuất hiện 2 phương diện tiếp cận chủ đạo. - Phương diện thứ nhất bàn về địa chính trị với tư cách là tài nguyên của mỗi quốc gia. (Địa chính trị quốc gia). - Phương diện thứ hai bàn về địa chính trị với tư cách là cục diện cấu trúc của trật tự thế giới hay bản đồ quyền lực thế giới. (Địa chính trị thế giới). Vậy, với hai phương diện tiếp cận này có thể dùng chung 1 định nghĩa về địa chính trị được không? Câu trả lời là không, do nội hàm của nó hoàn toàn khác nhau. b. Các phương diện tiếp cận chủ yếu  Phương diện tiếp cận thứ nhất: Địa chính trị với tư cách là tài nguyên của một quốc gia - Địa chính trị quốc gia Chủ thể của địa chính trị quốc gia là một quốc gia - dân tộc xác định. Địa chính trị quốc gia không phải là sự kết hợp giữa yếu tố địa lý với yếu tố chính trị một cách chung chung mà nó được cụ thể bằng sự kết hợp giữa các yếu tố bất biến và khả biến. Yếu tố bất biến là những quy định sẵn có về cấu trúc, hình dáng, vị trí lãnh thổ và biên giới quốc gia và những tiềm năng tự nhiên của quốc gia (tài nguyên thiên nhiên). Yếu tố khả biến là tài nguyên nhân văn bao gồm chế độ chính trị, vai trò, năng lực của chủ thể cầm quyền và bối cảnh quốc tế - khu vực xung quanh. Ở đây đặt ra hai câu hỏi: Thứ nhất, sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố bất biến và khả biến đó tạo ra cái gì? Thứ hai, sự kết hợp đó diễn ra như thế nào và đâu là yếu tố quyết định? 14 Với câu hỏi thứ nhất, sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố đó góp phần tạo ra sức mạnh quốc gia, quyền lực quốc gia khi đặt trong mối tương quan với sức mạnh và quyền lực của các quốc gia khác. Đó là quyền lực được hình thành và xác định trên cơ sở quyền sở hữu và sử dụng các quyền lực biển, quyền lực đất, quyền lực trên không, quyền lực dầu mỏ… Với câu hỏi thứ hai, sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố đó diễn ra như thế nào? Có thể nói, khái niệm trọng tâm khi nghiên cứu địa chính trị là khái niệm “Nhà nước - dân tộc” (Nation - State). Nó vừa là đối tượng hướng tới vừa là chủ thể chủ yếu và trực tiếp tham gia. Khái niệm “nhà nước - dân tộc” vốn trụ vững trên những giá trị nền tảng là: Lãnh thổ, xã hội công dân, tổ chức chính quyền, chủ quyền1 [42, tr.177-178]. Từ khái niệm “Nhà nước - dân tộc” mới xuất hiện một loạt khái niệm liên quan: biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, vị trí và quy mô lãnh thổ, tiềm năng thiên nhiên, chế độ chính trị, chủ thể cầm quyền… Địa chính trị quốc gia phải là sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố đó diễn ra như sau: Nhà nước - dân tộc vừa là chủ thể sở hữu các yếu tố mang tính địa lý vừa là chủ thể sử dụng nó; Còn yếu tố địa lý là cơ sở để nhà nước hoạch định chính sách và chiến lược của mình. Vậy, yếu tố nào là yếu tố quyết định? Với tư cách là một tài nguyên nên sự giàu mạnh của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào địa chính trị của quốc gia đó. Như đã phân tích ở trên, địa chính trị là tài nguyên tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong đó không có yếu tố nào là yếu tố quyết định. Thông thường, đất nước nào dồi đào về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản thì trở thành những quốc gia giàu có, nhưng trong nhiều trường hợp địa thế - vị trí địa 1 Bốn yếu tố đó cụ thể là: 1. Lãnh thổ là ranh giới tuyệt đối để phân biệt môi trường trật tự bên trong với môi trường vô chính phủ bên ngoài. Nhờ có dấu hiệu này mà mỗi nhà nước dân tộc đều tự khép mình như một đơn tử. 2.Trong khuôn khổ lãnh thổ ấy, ý niệm về xã hội công dân và ý niệm về công bằng mới được xác định. 3. Người ta cũng chỉ có thể đề cập đến một chính quyền trung ương khuôn khổ của không gian được định hình bởi biên giới quốc gia. 4. Dĩ nhiên quyền lực của chính quyền trung ương chỉ được quan niệm là tối cao - với tư cách là chủ quyền trong không gian ấy mà thôi. 15 lý lại là yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh của một quốc gia. Hai ví dụ tiêu biểu là HongKong và Singapo và một phản ví dụ là Congo. Tuy nhiên, cũng không phải đất nước nào có vị trí lãnh thổ nằm trên các đường trung chuyển quan trọng của khu vực hay thế giới cũng đều là những nước có tài nguyên địa chính trị lớn. Điều này còn phải phụ thuộc vào bản thân quốc gia đó xử lý lợi thế này như thế nào và các quốc gia láng giềng phát triển ra sao. Chẳng hạn, Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy thuộc Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Hay như, Việt Nam hiện đang là láng giềng của Trung Quốc, và đang được rất nhiều cường quốc tranh thủ là đồng minh địa chính trị, nhưng nếu đặt lại câu hỏi Trung Quốc không mạnh như bây giờ mà vẫn phát triển trì trệ như những thập niên 60 thì liệu Việt Nam có được coi là nước có tài nguyên địa chính trị lớn hay không. Từ những phân tích trên có thể đưa ra một cách hiểu về địa chính trị quốc gia như sau: Địa chính trị của một quốc gia là sự kết hợp giữa các yếu tố mang tính địa lý và các yếu tố mang tính nhân văn trong một bối cảnh lịch sử xác định, qua đó góp phần định hình được sức mạnh, quyền lực của quốc gia đó trong mối tương quan với sức mạnh và quyền lực của quốc gia khác.  Phương diện tiếp cận thứ hai: Địa chính trị với tư cách là cục diện hay cấu trúc của trật tự thế giới - Địa chính trị thế giới “Địa”: với nghĩa là cục diện, cấu trúc; “Chính trị”: với ý nghĩa là quyền lực chính trị. Địa chính trị thế giới là cấu trúc quyền lực giữa các chủ thể chính trị trên thế giới. Chủ thể bao gồm: Các quốc gia - dân tộc là đơn vị cơ bản. Bên cạnh các quốc gia - dân tộc còn có các đơn vị khác như: các tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia; các giáo phái, các tôn giáo… 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan