Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị...

Tài liệu Quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị

.PDF
96
656
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA XÃ HỘI NAM HỌC HỌC VIỆN KHOA HỌCVIỆT XÃ HỘI ---------------- HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ YẾN BÙI LÊ ANH QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ NGÔI NHÀ VIỆT TRƯNG BÀYngành: Ở Chuyên Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn hóa học LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 31 70 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám đốc, Khoa Tâm lý - Học viện khoa học xã hội, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em tham gia học tập tại Học viện. Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các phòng, ban, khoa thuộc Trường học viện khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình làm khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và những người thân trong gia đình. Em sẽ luôn ghi nhớ với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn về những tình cảm và sự giúp đỡ tốt đẹp đó. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em thực hiện đề tài này. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu nhưng khóa luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 07 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thị Yến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Yến DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCH Ban chấp hành 2 CNH- HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3 CTSV Công tác sinh viên 4 CBQL Cán bộ quản lý 5 CĐ Cao đẳng 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 ĐH Đại học 8 ĐRL Điểm rèn luyện 9 ĐT Đào tạo 10 GV Giảng viên 11 SV Sinh viên 12 KTX Ký túc xá 13 KT-XH Kinh tế - Xã hội 14 QLGD Quản lý giáo dục 15 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 16 QLSV Quản lý sinh viên 17 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 18 THPT Trung học phổ thông 19 TNCS Thanh niên cộng sản 20 TNSCHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊNError! Bookmark not defined. Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ...............Error! Bookmark not defined. 1.1. Các khái niệm công cụ ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Nội dung quản lý công tác sinh viên trong trường cao đẳng ............................ 12 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên ...................................... 14 1.4. Đặc điểm của sinh viên ..................................................................................... 17 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 19 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ........................ 20 2.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị ................................ 20 2.2. Vài nét về khách thể khảo sát ............................................................................ 24 2.3. Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị. ........................................................................................................................ 25 2.4. Đánh giá chung ................................................................................................. 51 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ........................................... 55 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị .............................................................................. 55 3.2. Một số biện pháp quản lý công tác sinh viên ở Trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị ................................................................................................................ 56 3.3. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp qua ý kiến chuyên gia ........................... 70 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 74 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị ............................................................... 25 Bảng 2.2. Thực trạng công tác tổ chức hành chính......................................... 29 Bảng 2.3.Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên .................................................................................................................. 37 Bảng 2.4 - Thực trạng tổ chức công tác y tế, thể thao, chế độ chính sách cho sinh viên .......................................................................................................... 42 Bảng 2.5. Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong sinh viên ................................................................ 45 Bảng 2.6. Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú................ 50 Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ............... 71 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. So sánh mức độ khả thi và cần thiết cao nhất của các biện pháp ... 72 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phối hợp giữa các phòng ban............................................... 62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề cấp bách. Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định những quan điểm và phương hướng cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện " chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", thực hiện công bằng trong giáo dục. Hội nghị lần thứ Sáu BCH Trung ương Khoá IX năm 2002 có những kết luận quan trọng về giáo dục, trong đó xác định một số nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tập trung thực hiện. Đảng đã chỉ đạo thực hiện việc sửa đổi và bổ sung Luật giáo dục 2005 để xác định rõ hơn hành lang pháp lý cho sự phối hợp đồng bộ trong QLGD, giữa các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2010. Thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ giáo dục & Đào tạo, các cơ sở giáo dục đã quan tâm tới công tác SV. Nhiều qui định mới về công tác SV đã ra đời, cụ thể là quy chế 25 ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐBGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, quy chế đánh giá kết quả rèn luyện, quy chế nội trú và ngoại trú...và các công văn về tăng cường phòng chống ma tuý, bảo đảm an ninh trường học … tất cả những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra ở trên đều có mục đích chung là nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục SV đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. 1 Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị là một trong số những ngôi trường được thành lập từ rất lâu với hơn 50 năm phát triển để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực xây dựng công trình phục vụ cho đất nước. Trước nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị đã ý thức được sâu sắc vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực vừa đủ “Đức” lại vừa đủ “Tài” phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cùng với đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống của SV được nhà Trường quan tâm. Từ thực tiễn công tác giáo dục quản lý SV trong thời gian qua, tôi nhận thấy công tác này của nhà trường đã đạt được những thảnh quả nhất định. Tuy nhiên công tác quản lý SV của nhà trường vẫn còn những bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo toàn diện cho sinh viên của nhà trường. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài : “ Quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị” để làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác quản lý SV; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho sinh viên của của nhà trường trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài này, có một số công trình, đề tài nghiên cứu lớn trong nước đề cập đến vấn đề quản lý, giáo dục thanh thiếu niên nói chung và quản lý SV trong các cơ sở giáo dục đại học nói riêng như đề tài: Ý thức pháp luật và GDPL ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Lộc (1977); Về tâm lý xã hội đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật của người chưa thành niên và việc tổ chức phòng ngừa các tội phạm đó… của tác giả Đào Trí Úc(1989); Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã, thanh thiếu niên ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Cao Thị Hà (2003. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến những khía cạch lý luận và thực tiễn của vấn đề GDPL nói chung và GDPL trong nhà trường nói riêng; trong đó các tác giả đề cập đến công tác quản lý học 2 sinh, sinh viên ở các nhà trường, sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong việc giáo dục, định hướng cho thanh thiếu niên xây dựng lối sống với bản sắc dân tộc Việt Nam ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông hay trường chuyên nghiệp, đại học. Về những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác quản lý SV trong các cơ sở giáo dục đại học có: Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hữu Thanh là: Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang. Trong nghiên cứu này tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý SV ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang để từ đó nêu lên một số biện pháp quản lý sinh viên thông qua tổ chức kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tác giả Trần Văn Thu và Bùi Thị Hòe trong công trình (2013)“Giáo dục văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc cho sinh viên và học sinh, chuyên nghiệp”, đã lý giải vì sao phải giáo dục văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc cho sinh viên - học sinh truyên nghiệp, nội dung giáo dục và giáo dục nền văn hóa truyền thống cho học sinh-sinh viên như thế nào. Các tác giả cũng đã nêu lên những các giải pháp định hướng trong công tác quản lý học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Luận văn thạc sĩ: “Thực trạng và một số biện pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Cao đẳng Y Thái Nguyên” của tác giả Lê Minh Hoàng đã trình bày thực trạng công tác quản lý sinh viên của nhà trường trong bối cảnh hiện nay; những bất cập trong công tác quản lý sinh viên. Tác giả cũng nêu lên một số biện pháp giáo dục đạo đức truyền thông cho sinh viên Trường Cao đẳng Y Thái Nguyên nhằm góp phần đào tạo sinh viên trường Y giỏi nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp cao. Tác giả Nguyễn Khắc Bình trong Báo cáo khoa học tại Hội nghị toàn quốc về thực hiện Đề án 32 của Chính phủ Phát triển nghề Công tác xã hội (2015) đã nêu lên trong công tác quản lý sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay chỉ chú ý đến việc sinh viên phải thực hiện các quy định của nhà 3 trường, pháp luật mà chưa chú ý đến các hoạt động trợ giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tác giả cũng kiến nghị trong công tác quản lý sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng cần phải thành lập trung tâm công tác xã hội để trợ giúp sinh viên trong học tập, trong sinh hoạt; góp phần giáo dục toàn diện sinh viên trong các nhà trường. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về quản lý sinh viên ở Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị. Do vậy, tác giả hy vọng nghiên cứu đề tài này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng quản lý sinh viên của nhà trường trong những năm tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý sinh viên ở trường cao đẳng. - Đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên ở Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị. - Đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên tại Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị và khảo nghiệm tính hiệu lực, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Biện pháp quản lý công tác sinh viên ở Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị. 4.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn về quản lý công tác sinh viên tại Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị trong thời gian 5 năm trở lại đây. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hóa; nghiên cứu các văn bản pháp quy, các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất, từ đó khẳng định sự cần thiết của vấn đề mà Luận văn nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp này là khảo sát thực trạng quản lý công tác sinh viên theo từng nội dung nhất định. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị nhằm thu thập các thong tin có lien quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khan hay các nghuyên nhân của thực trạng quản lý công tác sinh viên,, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý. - Phương pháp quan sát 5.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu Sử dụng để tính tần suất (%), điểm trung bình và xếp thứ bậc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tà 5 Đề tài bổ sung và làm phong phú them hệ thống lý luận về quản lý, quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng. Đề tài góp phần làm rõ vai trog của quản lý công tác sinhv iên tại các trường cao đẳng. Đồng thời phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng dưới góc độ lý luận. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài thực hiện thành công sẽ giúp cho Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị có những biện pháp quản lý công tác SV; góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng ở nhà trường; phát triển nhà trường trong những năm tới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận văn có 3 chương như sau: Chương 1. Lý luận về quản lý công tác sinh viên ở Trường Cao đẳng. Chương 2. Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị. Chương 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác sinh viên ở Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị. 6 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Quản lý Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [20, tr.25]. Theo Trần Kiểm: “ Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc phát huy, kết hợp, sử dụng điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [12, tr.127]. Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đề ra Khái niệm quản lý khác nhau song đều thể hiện những điều chung đó là: + Có chủ thể quản lý: “Ai quản lý” đó là tác nhân tạo các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức. + Có chủ thể bị quản lý: “Quản lý ai”, “Quản lý cái gì” (hay còn gọi là đối tượng quản lý, khách thể quản lý). + Có mục tiêu quản lý: quản lý nhằm đạt được những kết quả gì? Bản chất của quản lý là sự tác động có phương hướng, có mục đích rõ 7 ràng của chủ thể quản lý, là khoa học và nghệ thuật. Là khoa học vì quản lý đòi hỏi sử dụng các tri thức khoa học, là nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt và sáng tạo... * Chức năng của quản lý Các chức năng của quản lý được coi là những hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của người quản lý. Gồm có 4 chức năng cơ bản đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra. 1) Chức năng lập kế hoạch Đây là chức năng hoạch định là chức năng quan trọng nhất của quá trình quản lý. Lập kế hoạch tức là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt được tới mục tiêu. Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thông tin, làm tốt công tác dự báo cùng với sự tham gia dân chủ của các thành viên, bởi họ là những người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thống. b) Chức năng tổ chức Chức năng tổ chức được tiến hành nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức là sự hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận tổ chức. Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản lý có thể phối hợp, điều hành tốt các nguồn lực, tạo ra sự vận hành đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, tạo ra sức mạnh hợp đồng để phát triển tổ chức và đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung chủ yếu của chức năng tổ chức gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận của tổ chức: Quản lý nhân sự (bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, phân công, phân nhiệm, đề bạt, sa thải...., tổ chức các hoạt động). c) Chức năng chỉ đạo Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu của bộ máy tổ chức đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo 8 (Nhà quản lý) dẫn dắt và điều khiển. Đó là quá trình tập hợp và liên kết các thành viên trong tổ chức, giám sát các hoạt động của các thành viên, các bộ phân trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng không chồng chéo, xử lý những hành vi vi phạm, động viên khuyến khích người lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. d) Chức năng kiểm tra, đánh giá Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý. Có thể chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý nhằm đánh giá phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ thống quản lý vận hành tối ưu, đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đánh giá kết quả vận hành của tổ chức. Thông qua kiểm tra người quản lý nắm được những vấn đề tồn tại, hạn chế, những thiếu sót, khuyết điểm, những trì trệ để có những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn, khắc phục, đồng thời nắm được những ưu điểm để phát huy động viên, khuyến khích, hoàn thiện kế hoạch tổ chức và chỉ đạo. Theo Trần Kiểm: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kết hoạch, có ý thức và định hướng cụ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [12, tr.25]. 1.1.2. Quản lý nhà trường Nhà trường trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục khác, cũng 9 như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. Quản lý nhà trường là tập hợp những tác độngt ối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và những cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.” Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao cho hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách người học được hình thành trong quá trình học tập, tư dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận. Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. Quản lý nhà trường là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể nhằm đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. 10 1.1.3. Công tác sinh viên Công tác học sinh, sinh viên là những công việc có liên quan đến người học nhằm giúp người học học tập tốt, rèn luyện tốt, hình thành phẩm chất và năng lực công dân. Công tác học sinh, sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh, sinh viên theo đúng chương trình, kế hoạch đã hoạch định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành, tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, tổ chức quản lý đời sống vật chất và tinh thần của học sinh, sinh viên. 1.1.4. Quản lý công tác sinh viên - Khái niệm sinh viên Theo Từ điển tiếng việt: "Sinh viên là người đang học ở bậc đại học". Luật giáo dục 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) cũng định nghĩa: "Sinh viên là người đang học tại các Trường cao đẳng, Trường đại học". - Quản lý sinh viên: Quản lý sinh viên (QLSV) là quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm đảm bảo thực hiên mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. QLSV là việc tổ chức, điều hành, phối hợp các lực lượng trong nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dục, quản lý, trợ giúp SV góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và yêu cầu phát triển của xã hội trong mỗi nhà trường Hiệu quả của QLSV được đo bằng kết quả thực hiện các mục tiêu giáo dục đã được quy định trong Luật giáo dục 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009). - Quản lý công tác sinh viên Quản lý công tác sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng 11 các quy chế, quy định hiện hành; tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên. Công tác QLSV là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường. Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện theo đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT và nội quy, quy chế của nhà trường. 1.2. Nội dung quản lý công tác sinh viên trong trường cao đẳng 1.2.1 Công tác tổ chức hành chính 1. Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp SV; chỉ định Ban cán sự lớp SV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho SV. 2. Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV. 3. Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho SV. 4. Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho SV. 1.2.2. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV 1. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy. 2. Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - SV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học. 3. Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác. 4. Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với SV. 12 5. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV có môi trường rèn luyện, phấn đấu. 6. Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho SV. 1.2.3. Công tác thể thao, phục vụ đời sống cho sinh viên 1. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho SV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. 2. Tổ chức nhà ăn tập thể cho SV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.2.4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV 1. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có 13 vấn đề liên quan đến SV. 2. Tạo điều kiện giúp đỡ SV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính sách, SV có hoàn cảnh khó 13ien. 1.2.5. Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội 1. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có SV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho SV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV. 2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có 13ien quan đến SV; hướng dẫn SV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế. 3. Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho SV. 1.2.6. Thực hiện chế độ quản lý SV nội trú, ngoại trú Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan