Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt huyện đan phượng , thành p...

Tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt huyện đan phượng , thành phố hà nội

.PDF
98
597
50

Mô tả:

viÖn hµn l©m khoa häc x· héi viÖt nam häc viÖn khoa häc x· héi trÇn thÞ h-¬ng qu¶n lý ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp ë c¸c tr-êng trung häc phæ th«ng huyÖn ®an ph-îng, hµ néi Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý gi¸o dôc M· sè: 60.14.01.14 luËn v¨n th¹c sÜ qu¶n lý gi¸o dôc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Thanh Tïng Hµ Néi, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................... 10 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông ....................................................................................... 10 1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông ........................ 11 1.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông .......................................................................................................................... 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông… ..................................................................... 20 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 25 2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội. ............. 25 2.2. Thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội ............................................................................... 29 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội .......................................... 35 Chương 3: MỘT SÓ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 53 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................. 53 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội ........................................................ 54 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 66 3.4. Khảo nghiệm tỉnh cần thiết, khả thi của các biện pháp...................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 75 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Cán bộ quản lý ĐTB Điểm trung bình QLGD Quản lý giáo dục THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng.2.1: Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.2: Trình độ của đội ngũ giáo viên các trường THPT Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.3. Số lượng Đảng viên của các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.4: Số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp,cao đẳng và đại học của các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.5: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Bảng 2.6: Mức độ thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.7: Mức độ nhận thức nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.9. Hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội Bảng 2.10: Nhận thức về quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nộị Bảng 2.11: Thực trạng lập kể hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.12: Mức độ thực hiện chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.13. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội Bảng 2.14: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp Bảng 2.15: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động g ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 2.16: Đánh giá chung về các nội dung quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Bảng 2.17: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Bảng 3.1: Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu giáo dục là hướng đến sự phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Bên cạnh giáo dục văn hóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.Đây là sự nối tiếp hoạt động văn hóa bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung sinh hoạt phong phú nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm, ý thức độc lập tự chủ, sự sẻ chia, tinh thần đoàn kết cũng như các giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng- Đây là lứa tuổi mà các em chưa có sự hoàn thiện về nhân cách đòi hỏi mỗi bậc phụ huynh, các nhà giáo dục cần định hướng nhằm tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở các em, hình thành kỹ năng sống cho các học sinh.Bên cạnh đó, nghị quyết IV của BCHTW Đảng CSVN khóa VII chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đào tạo con người tự chủ, năng động sáng tạo”; Chiến lược Giáo dục và Đào tạo năm 2001 – 2010 cũng chỉ rõ: “Mục tiêu và nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ, cung cấp kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh; Giúp học sinh tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới; Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống”. 1 Quá trình giáo dục hướng đến con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hóa trong các Nghị quyết và chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động ngoài giờ lên lớp . Hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh là sự nối tiếp hoạt động văn hóa bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn là một hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Nhu cầu giao lưu, nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi và hoạt động xã hội của học sinh THPT rất lớn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường và ngoài trường tạo môi trường cho học sinh được hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Hiện nay hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là hình thành nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Đối với học sinh phổ thông hoạt động ngoài giờ lên lớp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đó là một chương trình có mục tiêu, có nội dung góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH. Huyện Đan Phượng là một huyện nằm ở phía Tây Hà Nội , trên địa bàn huyện hiện nay có ba trường THPT – Trường THPT Hồng Thái, Trường THPT Đan Phượng và Trường THPT Tân Lập .Trong những năm qua các trường THPT trong huyện đã có những thay đổi về phương pháp quản lý, đổi mới hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Tuy nhiên đứng trước sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh .... 2 Do vậy cần phải nâng cao chất lượng của hoạt động ngoài giờ lên lớp hơn nữa nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Do vậy tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện Đan Phượng , Thành phố Hà Nội 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Từ những năm 1990 trở về trước, hoạt động ngoài giờ lên lớp được coi là hoạt động ngoại khóa, được triển khai thực hiện tùy theo đặc điểm và điều kiện của từng trường, từng địa phương, vì vậy hiệu quả hoạt động còn thấp. Từ năm 1990 đến năm 1995 với những yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được định hướng rõ nét hơn. Từ sau năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch và giáo dục trong nhà trường phổ thông, có vị trí quan trọng như một môn học. Vì vậy, những nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ yếu nhằm vào việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa học từng cấp học. Bên cạnh các nghiên cứu trên có một số nghiên cứu tập trung vào hướng nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông. Nhiều giáo trình, tài liệu được viết cho các hệ đào tạo sư phạm với các trình độ đại học, cao đẳng, tiểu học,… Trong bộ sách dùng cho giáo viên “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” từ lớp 6 đến lớp 9 do tác giả Hà Nhật Thăng (chủ biên) cùng với các cộng sự của mình đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc THCS. Đây là bộ sách cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm lớp và sinh viên CĐSP để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình [26], [27], [28], [29]. Tác giả Nguyễn Dục Quang và Ngô Quang Quế đã biên soạn cuốn “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” được dùng làm giáo trình chính thức trong chương trình đào tạo giáo viên THCS [20]. 3 Tác giả Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang còn biên soạn “Tài liệu tập huấn bổ sung và cập nhật kiến thức cho giảng viên CĐSP ngành giáo dục công dân”. Trong tài liệu này, vấn đề những yêu cầu đối với sinh viên CĐSP trong việc rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đề cập tới. Đó là nêu lên những yêu cầu về nhận thức mà sinh viên cần nắm vững, hệ thống kỹ năng mà sinh viên cần rèn luyện. Tuy nhiên làm thế nào để rèn luyện hệ thống kỹ năng đó thì tài liệu lại không đề cập tới [30]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng tổ chức cho sinh viên sư phạm đã tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau, có tính ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, việc nghiên cứu về các nội dung liên quan đến nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được nhiều NCS lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án TS và một số học viên cao học lựa chọn hướng nghiên cứu này thực hiện luận văn thạc sĩ. Luận án tiến sĩ của các tác giả như: Lê Trung Trấn, Phạm Hoàng Gia, Phạm Lăng, Nguyễn Lê Đắc, Nguyễn Thị Thành, Huỳnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Việt Hà, Trần Anh Dũng, Nguyễn Bá Tước….Như vậy, có thể nhận thấy, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, rèn luyện kỹ năng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT Đan Phượng,Thành phố Hà Nội. Do vậy, đây chính là một khoảng còn bỏ trống, chưa đề cập tới trong các nghiên cứu mà đề tài cần phải tập trung giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chức nhằm nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn phạm vi nghiên cứu Để tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Trong đó bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động này ở trường THPT; khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực trạng, khảo sát quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội. - Giới hạn về khách thể khảo sát - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cộng tác viên thanh tra, giáo viên các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận của quản lý giáo dục cụ thể như sau: Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội của Hiệu trưởng và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với vấn đề quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài luận văn tiếp cận theo nguyên tắc hoạt động. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, trong luận văn này, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội của Hiệu trưởng được xem như là tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong cùng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều, có yếu tố tác động ít. Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong hoàn cảnh cụ thể là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội của Hiệu trưởng được xét trong mối quan hệ về nhiều mặt. Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội của Hiệu trưởng cần nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình quản lý và quá trình dạy học tại trường. Từ đó thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lý hoạt động ngoài giờ 6 lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội tại thời điểm hiện tại, quá khứ và dự báo phát triển trong tương lai. 5.2.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Là một phương pháp cơ bản của đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài và liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó giải quyết nhiệm vụ thực tiễn của đề tài. Gồm các phương pháp: Phân tích tổng hợp, khái quát hóa hệ thống hóa các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan. - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT như điều lệ Trường học, Chỉ thị năm học; Các văn bản của Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài lên lớp ở trường THPT. - Nghiên cứu Giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT. 5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng các mẫu điều tra để thu nhập các thông tin về thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng,Thành phố Hà Nội. - Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT Đan Phượng,Thành phố Hà Nội và việc quản lý thực hành tổ chức, điều khiển các hoạt động đó của học sinh. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập được những nguyện vọng, những ý kiến đánh giá vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội trong quá trình đào tạo với yêu cầu thực tế . 7 - Phương pháp khảo nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội theo đề xuất nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ quản lý thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, chỉ đạo công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp của cá nhân tại đơn vị… 5.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ: Xử lý số liệu, lập bàng biểu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá số liệu … 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã phân tích hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội (khái niệm, nội dung quản lý) cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố đến quản lý hoạt động này và quan điểm về việc đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này. Kết quả nghiên cứu lý luận của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Qua việc đánh giá thực trạng, luận văn đã đánh giá những ưu điểm và những hạn chế của hoạt động quản lý này và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã nêu ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Trong đó luận văn phân tích khá chi tiết mục đích, ý nghĩa, nội dung, tổ chức thực 8 hiện; điều kiện thực hiện biện pháp. Các biện pháp này cũng được luận văn tìm hiểu mối liên hệ giữa các biện pháp, khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy và học tập tại trường. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. 9 Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông 1.1.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là 2 bộ phận của hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) hướng đến sự phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Chức năng trội của dạy học là trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển trí tuệ cho người học. Còn chức năng trội của hoạt động giáo dục chính là giáo dục cho học sinh ý thức về hệ thống những chuẩn mực xã hội, hình thái độ, niềm tin vào những chuẩn mực đó, rèn luyện những hành vi, kỹ năng, thói quen hành động theo chuẩn mực mà xã hội đề ra. Hoạt động giáo dục trong phạm vi đề tài nghiên cứu thuộc nghĩa hẹp, mục đích của hoạt động giáo dục là hướng vào sự phát triển những phẩm chất nhân cách và kỹ năng hoạt động cho học sinh. 1.1.2. Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là những hoạt động được nhà trường tổ chức nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Các hoạt động này được thực hiện ngoài các giờ học chính khóa trên lớp, do nhà trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tổ chức, có sự phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội và gia đình, xã hội cùng tham gia. - Theo tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa – nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, … để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [15]. - Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh quan niệm: “Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn ở trên lớp, diễn 10 ra trong hay ngoài nhà trường, được tổ chức nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra, là sự nối tiếp hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động ở học sinh [18, tr 12]”. Như vậy có thể hiểu: Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông. 1.2.1. Học sinh các trường học phổ thông 1.2.1.1. Khái niệm trường trung học phổ thông Trường THPT là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc THCS của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Như vậy, nhiệm vụ thứ nhất của trường trung học đã xác định: trường Trung học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác; trong đó các hoạt động giáo dục khác được tổ chức chủ yếu dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp. 1.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn trường trung học phổ thông. Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường rung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo . Tại Điều 2 và Điều 3 đã khẳng định: *Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. * Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ 11 trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. 2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. 7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục. 9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhiệm vụ thứ nhất của trường trung học đã xác định: trường Trung học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác; trong đó các hoạt động giáo dục khác được tổ chức chủ yếu dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp. 1.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông 1.3.1. Quản lý 1.3.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Ngay từ thuở bình minh của xã hội loài người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải lao động chung, kết hợp thành tập thể; điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, tức là phải có quản lý. Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con 12 người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [12 tr 33]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [2. tr. 176]. Từ những khái niệm trên cho ta thấy, tuy về mặt cấu trúc khái niệm có khác nhau, song đều thể hiện những điều chung đó là: + Có chủ thể quản lý: “Ai quản lý” đó là tác nhân tạo các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức. + Có chủ thể bị quản lý: “Quản lý ai”, “Quản lý cái gì” (hay còn gọi là đối tượng quản lý, khách thể quản lý). + Có mục tiêu quản lý: Quản lý nhằm đạt được những kết quả gì? Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thôn tin của chủ thể đến khách thể của nó. Bản chất của quản lý là những tác động có phương hướng, có mục đích rõ ràng của chủ thể quản lý, là khoa học và nghệ thuật. Là khoa học vì quản lý đòi hỏi sử dụng các tri thức khoa học, là nghệ thuật vì nó đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt và sáng tạo, … 1.3.1.2. Chức năng của quản lý Các chức năng của quản lý được coi là những hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của người quản lý. Gồm có 4 chức năng cơ bản đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra. a) Chức năng lập kế hoạch Đây là chức năng hoạch định là chức năng quan trọng nhất của quá trình quản lý. Gồm 4 chức năng cơ bản đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra. 13 Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thông tin, hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thống. b) Chức năng tổ chức Chức năng tổ chức được tiến hành nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức là sự hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận tổ chức. Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản lý có thể phối hợp, điều hành tốt các nguồn lực, tạo sự vận hành đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, tạo ra sức mạnh hợp đồng để phát triển tổ chức và đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung chủ yếu của chức năng tổ chức gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận của tổ chức: Quản lý nhận sự (bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, phân công, phân nhiệm, đề bạt, sa thải ..., tổ chức các hoạt động). c) Chức năng chỉ đạo Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu của bộ máy tổ chức đã được hình thành, nhân sự được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo (Nhà quản lý) dẫn dắt và điều khiển. Đó là quá trình tập hợp và liên kết các thành viên trong tổ chức, giám sát các hoạt động của các thành viên, các bộ phận trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng không chồng chéo, xử lý những hành vi vi phạm, động viên, khuyến khích người lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. d) Chức năng kiểm tra, đánh giá Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu của bộ máy tổ chức đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo (Nhà quản lý) dẫn dắt và điều khiển. Đó là quá trình tập hợp và liên kết các thành viên trong tổ chức, giám sát các hoạt động của các thành viên, các bộ phận trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng không chồng chéo, xử lý những hành vi vi phạm, động viên, khuyến khích người lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan